VẬT LÍ:
TIẾT 10: ÔN TẬP
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC ÔN TẬP
Bài tập tình huống: Hãy tổng hợp kiến thức
đã học cần ghi nhớ theo bản đồ tư duy.
II. VẬN DỤNG
1. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu 1 ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển
động so với vật này, nhưng lại đứng yên so với vật
khác.
Hành khách ngồi trên ôtô đang chạy thì hành
khách chuyển động đối với cây bên đường, nhưng
lại đứng yên so với ôtô.
Câu2. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất
nào của
chuyển động.Nói vận tốc của ô tô là
36km/h có nghĩa gì?
Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính nhanh hay chậm
của chuyển động.
Vận tốc ô tô 36km/h có nghĩa trong 1 h ô tô đi được
quãng đường là 36km
Câu 3. Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác
dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi:
a) Vật đang đứng yên?
b) Vật đang chuyển động?
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có
cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường
thẳng, chiều ngược nhau.
Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
a) Đứng yên khi vật đang đứng yên.
b) Chuyển động thẳng đều khi vật đang chuyển động.
Câu4. Nêu thí dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại.
Cách làm tăng lực ma sát có lợi; giảm lực ma sát có hại
Lực ma sát có lợi: LMS giữa dép và sàn nhà giúp ta
đi lại không bị trượt ngã; LMS giữa ốc và vít giúp
chúng gắn chặt vào nhau.
Lực ma sát có hại: LMS giữa xích và líp xe đạp làm
ta đạp xe nặng.
Cách tăng ma sát có lợi: Làm bề mặt tiếp xúc xù xì,
khía rãnh sâu( lốp xe…), làm rãnh ren(Ốc vít…).
Cách giảm ma sát có hại: Làm bề mặt tiếp xúc
nhẵn, bôi dầu mỡ(Xích; ổ bi…), thay LMS trượt bằng
LMS lăn .
Câu 5. Nêu nguyên tắc tăng ,giảm áp suất lấy
ví dụ minh họa
Từ Công thức tính áp suất: p = F/S
*Tăng áp suất: Tăng áp lực; giảm diện tích
bề mặt bị ép.VD:…
* Giảm áp suất: Giảm áp lực ; tăng diện
tích bề mặt bị ép.VD:…
Câu 6: Tại sao móng nhà to hơn thân
tường?
Móng to để tăng diện tích bị ép=> giảm áp
suất=> tránh bị sụt lún nhà.
Câu 7. Tại sao người ta thường giũ mạnh
quần áo giặt xong trước khi phơi lên sào?
Giải: Người ta thường giũ mạnh quần áo
giặt xong trước khi phơi lên sào vì theo
quán tính khi ta dừng tay lại đột ngột thì
nước trong quần áo vẫn tiếp tục chuyển
động văng ra ngoài. Nước trong quần áo
bớt đi thì đồ phơi mau khô hơn.
Câu 8. Ngồi trong xe ôtô đang chạy, ta thấy hai
hàng cây bên đường chuyển động theo chiều
ngược lại. Giải thích hiện tượng này.
Vì khi chọn ôtô làm mốc thì cây sẽ chuyển động
tương đối so với ôtô và người trên xe.
Câu 9. Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta
phải lót tay bằng vải hay cao su.
Làm như vậy để tăng lực ma sát lên nắp chai.
Lực ma sát này giúp ta vặn nắp chai dễ dàng hơn.
Câu 10. Các hành khách đang ngồi trên xe ôtô
bổng thấy mình bị nghiêng người sang phía trái.
Hỏi lúc đó xe đang được lái sang phía nào?
Lúc đó xe đang được lái sang phía phải.
Câu11.
Tại sao càng lặn sâu xuống nước ta càng thấy tức
ngực.
Càng lặn sâu ,áp suất chất lỏng tác dụng lên
ngực ta càng lớn.
2. Bài tập
Bài1. Hãy biểu diễn các lực tác dụng
vào quả bóng đang nằm yên trên sàn
nhà. Biết quả bóng nặng 1,5kg.
• TL: m = 1,5kg => P = 1,5.10 = 15N
ur
F
ur
P
A
Bài 2. Một người đi xe đạp
xuống một cái dốc dài 100m
hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn
tiếp 50m trong 20s rồi mới
dừng hẳn. Tính vận tốc trung
bình của người đi xe trên mỗi
đoạn đường và trên cả đoạn
đường.
Tóm tắt
AB = s1 = 100 (m)
tAB = t1 = 25 (s)
BC = s2 = 50 (m)
tBC = t2 = 20 (s)
vAB = vtb1 ? (m/s) ;
vBC= vtb2?(m/s)
Giải
Ta có: vtb =
s
t
B
Vận tốc trung bình trên quãng đường AB
vtb1 =
s1
t1 = 4 (m/s)
Vận tốc trung bình trên quãng đường BC
vtb2 =
s2
t2 = 2,5 (m/s)
Vận tốc trung bình trên quãng đường AC
s1 + s2
vtb =
t1 + t2 = 3,33 (m/s)
C
Bài 3. So s¸nh ¸p suÊt t¹i c¸c ®iÓm trong
h×nh vÏ sau:
A
B
C
Giải: Ta có độ cao cột chất lỏng tại A;B;C là:
ha= hb>hc;
Áp suất tại các điểm A; B; C là: pa= d.ha;
pb=d.hb; pc=d.hc (với d là trọng lượng riêng của
chất lỏng).
=> pa= pb> pc
Bài 4. Một người có khối lượng
45kg. Diện tích tiếp xúc với
mặt đất của mỗi bàn chân là
150cm2. Tính áp suất người đó
tác dụng lên mặt đất khi:
a) Đứng cả hai chân.
b) Co một chân.
Tóm tắt
m = 45 (kg)
S1= 150(cm2) = 0,015(m2)
S2= 300(cm2) = 0,03 (m2)
a) p2 = ? (Pa)
b) p1 = ? (Pa)
Giải
Ta có: P = 10.m =10.45 = 450 (N)
Mà p =
P
S
a) Áp suất khi đứng cả hai chân
P
450
p2 =
=
= 150 000 (Pa)
S2
0,030
b) Áp suất khi đứng một chân
P
450
p1 = S = 0,015 = 300 000 (Pa)
1
@ Học bài, trả lời lại các câu hỏi
và bài tập đã ôn.
@ Chuẩn bị tiết
sau kiểm tra 1 tiết