Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.29 KB, 21 trang )

1. Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 PHÂN BIỆT ĐƯỢC CÁC
KIỂU CÂU AI LÀ GÌ?, AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO? TRONG PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ & CÂU
2. Lý do chọn đề tài:
Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn học giữ một vai trò vô cùng quan trọng.
Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn: Tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu
….. mỗi phân môn đều có mục đích và phương pháp giảng dạy riêng. Đặc biệt
phân môn luyện từ và câu là rất quan trọng, không thể thiếu được vì nó là công cụ
để học sinh khám phá thế giới xung quanh. Nó cung cấp cho học sinh vốn hiểu
biết, vốn từ, câu phục vụ quá trình giao tiếp; giúp học sinh cảm thụ cái hay, cái
đẹp trong ngôn ngữ; khơi dậy và phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo, tính hiếu
động tò mò, thích khám phá của học sinh. Từ đó giúp các em hình thành thói quen
dùng lời hay, ý đẹp, tế nhị trong giao tiếp, giúp học sinh hiểu biết về cách dùng
từ, đặt câu để viết câu văn hay, học tốt các môn học khác. Tuy nhiên, ở lớp 2, học
sinh bước đầu được tiếp cận với phân môn Luyện từ và câu nên việc tiếp thu kiến
thức, học tập phân môn Luyện từ và câu của các em còn rất hạn chế. Qua thực tế
giảng dạy lớp 2 nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy học sinh lớp 2 chưa biết cách
sử dụng từ ngữ để đặt câu cho phù hợp và đặc biệt là khó phân biệt được các kiểu
câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Vì các em mới được làm quen với câu và từ,
việc nói và viết thành câu theo mẫu và xác định câu theo mẫu câu nào quả là một
việc khó đối với các em. Vì vậy, muốn giáo viên dạy tốt, học sinh lớp 2 nắm vững
và phân biệt được các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?; tôi đã suy nghĩ,
tìm tòi và đưa ra đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được
các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câu.”
3. Cơ sở lý luận:
Đối với học sinh lớp 2, việc nắm vững và phân biệt được các kiểu câu Ai là
gì? Ai làm gì? Ai thế nào? không phải là vấn đề dễ dàng. Do nhận thức của các em
thường là nhận thức trực quan và quan trọng hơn là khả năng phân tích cấu tạo câu
và đặt câu hỏi tìm các bộ phận chính của câu còn rất hạn chế. Do đó, giáo viên là
người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh giúp các em phát triển


năng lực cá nhân, vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để chiếm lĩnh tri thức
rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành; tạo cho các em thói quen tự giác, chủ
động không rập khuôn, máy móc. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui
trong học tập đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở trường của
mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống xã hội.
4. Cơ sớ thực tiễn:
a. Giáo viên:
- GV được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, đồ
dùng dạy học,...
- Giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi và đặc biệt được giảng dạy lớp 2 nhiều
năm nên đã đúc kết được một số kinh nghiệm về dạy học giúp học sinh phân biệt
được các kiểu câu.
1


b. Học sinh:
Đa số học sinh say mê môn học, tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo và
phát huy được tính tích cực học tâp; nắm được kiến thức và biết vận dụng vào bài
luyện tập thực hành
2. Khó khăn
a. Giáo viên:
- Một số giáo viên chưa linh hoạt khi giảng bài, còn áp đặt, gò bó học sinh và
chưa rút ra được kinh nghiệm giúp các em nhận diện và phân biệt các kiểu câu
b. Học sinh:
- Trình độ học sinh không đồng đều.
- Học sinh lớp 2 các em mới tiếp cận với phân môn Luyện từ và câu nên việc
tiếp thu kiến thức, học tập phân môn Luyện từ và câu của các em còn rất hạn chế. Một bộ phận HS chưa nắm vững về từ loại: từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, từ chỉ
đặc điểm, tính chất, thường lẫn lộn giữa các kiểu câu trong việc nhận dạng kiểu
câu, chưa xác định được từ chính trong một cụm từ (cụm từ chỉ hoạt đông, tính
chất, đặc điểm, ….). Từ đó các em xác định không chính xác kiểu câu.

5. Nội dnng nghiên cứu:
5. 1. Dạy HS nắm chắc phần từ loại: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ
chỉ đặc điểm.
* Giai đoạn này GV cần tập trung rèn kĩ năng tìm từ cho HS
- Việc HS nắm chắc ngay từ đầu về các từ loại: từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động
từ chỉ đặc điểm, tính chất,…thuộc các chủ điểm trong chương trình sẽ giúp các em
dễ nhận ra cấu tạo mỗi bộ phận câu.
- Khi dạy học phần từ chỉ sự vật, GV cần giúp HS nhận diện và phân biệt các
đối tượng được gọi chung là sự vật. Muốn vậy, trong quá trình dạy học, GV phải
giúp HS thực hành tốt các dạng bài tập xác định từ. Nhưng để thực hiện được điều
đó GV không thể làm được một cách hiệu quả trong dạy học ở tiết học buổi một,
mà phần lớn GV phải biết tận dụng trong các tiết ôn luyện của buổi học thứ hai…,
bằng hệ thống bài tập thực hành có sự sắp xếp, phân hoá đối tượng phù hợp nhưng
vẫn đảm bảo việc rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì? bài 1: Tìm từ chỉ sự vật
(người, đồ vật, con vật, cây cối) được vẽ trong tranh. Sau khi HS đã tìm và điền
đúng từ vào tranh, GV cần giúp HS nắm được các từ chỉ người: bộ đội, công nhân;
từ chỉ đồ vật: ô tô, máy bay; từ chỉ con vật: voi, trâu; từ chỉ cây cối: dừa, mía được
gọi chung là từ chi sự vật. Ngoài ra, GV còn cho HS nêu thêm ví dụ về từ chỉ sự
vật.
Hoặc trong tiết luyện đọc, viết ở buổi học thứ hai, tôi ra dạng bài tập sau:
Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ sự vật: chạy, múa, Lan, quạt trần, đỏ, tím,
đồng hồ, học sinh, ngoan, công an, cây xoài, mèo, thỏ, ăn, viết bài
2


- Với dạng bài tập này, GV cần yêu cầu HS:
+ Xác định được từ chỉ sự vật
+ Yêu cầu HS phân loại được các nhóm từ và điền vào bảng:
Từ chỉ người

…………………
…………………
…………………
…………………

Từ chỉ đồ vật
………………….
…………………
…………………
………………….

Từ chỉ loài vật
…………………..
…………………
…………………..
………………….

Từ chỉ cây cối
…………………
…………………
…………………
………………….

Trên cơ sở cung cấp các từ loại thông qua các chủ điểm cơ bản theo hình thức
trên, HS sẽ dần hình thành thói quen, hiểu, vận dụng vào thực hành và trở thành kĩ
năng để học các kiểu câu sau này.
- Khi học đến phần từ chỉ hoạt động, GV cần giúp HS nhận diện các từ chỉ
hoạt động của người, loài vật… bằng cách thực hành các bài tập trong các tiết học
chính
hoặc trong các tiết ôn luyện …

- VD: Khi dạy bài “ Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy(tuần 8)
Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động của loài vật, sự vật trong các câu sau:
a) Lan viết bài.
b) Con trâu ăn cỏ.
c) Đàn bò uống nước dưới sông.
Sau khi HS đã tìm đúng các từ chỉ hoạt động trong từng câu, GV cần giúp
HS nắm được các từ viết, ăn, uống là từ chỉ hoạt động của người, loài vật…Ngoài
ra, GV còn cho HS nêu thêm ví dụ về từ chỉ hoạt động.
Hoặc trong tiết luyện đọc, viết ở buổi học thứ hai, GV ra dạng bài tập sau:
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng
Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động?
A. học sinh, bộ đội, múa
B. công nhân, bác sĩ, giáo viên
C. chạy, nhảy, múa, quét nhà
- Khi dạy học đến phần từ chỉ đặc điểm, GV cũng tiến hành tương tự như
trên và cần chỉ rõ: Từ chỉ đặc điểm gồm: chỉ đặc điểm về hình dạng(cao, thấp,
vuông, tròn…; chỉ đặc điểm về màu sắc( xanh, đỏ, tím, …); chỉ đặc điểm về tính
nết(hiên dữ, ngoan, cần cù,…)
5. 2 . Dạy khái niệm câu:
GV phải giúp HS nắm được “khái niệm câu.”Câu là do nhiều từ ngữ tạo
thànhdiễn đạt một ý trọn vẹn hoặc để trình bày một sự việc. Khi viết câu phải chú ý
viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu ghi dấu chấm.
3


Ví dụ: Khi dạy bài “ Từ và câu”(tuần 1), gv hướng dẫn HS phân tích câu mẫu:
Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Câu này gồm có mấy từ? trình bày sự việc gì?
chữ cái đầu câu viết thế nào, cuối câu có dấu gì?....
Mục đích của việc dạy khái niệm câu là sử dụng chúng một cách có ý thức
trong hình thức nói và viết. Vì vậy, thực hành câu nhất thiết phải được dạy một

cách có định hướng, có kế hoạch thông qua hệ thống bài tập câu.
5.3 . Dạy câu phải giúp HS nắm chắc đặc điểm cấu tạo mỗi bộ phận câu,
sau mỗi kiểu câu phải có sự so sánh điểm giống và khác nhau giữa các kiểu
câu đã học và kiểu câu mới được cung cấp
*Giai đoạn này GV cần tập trung rèn kĩ năng đặt câu, phân tích cấu tạo câu,
xác định các bộ phận câu và xác định mẫu câu.
- Việc hướng dẫn HS nắm được các bộ phận câu là đặc biệt quan trọng. Vì
trên cơ sở đó HS sẽ viết được các mẫu câu khác nhau. Muốn vậy, ngay từ mẫu câu
đầu tiên mà HS được làm quen: Ai là gì? GV cần cung cấp cho HS những kiến
thức cơ bản, cần thiết để các em xác định bộ phận câu.
VD: Khi dạy bài “ Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?, bài 3: Đặt câu theo mẫu
Ai là gì? Mẫu: Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A, GV cần hướng dẫn HS nhận ra
bộ phận câu thứ nhất thuộc bộ phận nào? (bộ phận Ai) Vậy bộ phận ai của câu
này là từ ngữ nào?,(Bạn Vân Anh), bộ phận Bạn Vân Anh là từ ngữ chỉ gì? (chỉ
người) bộ phận câu thứ nhất trả lời cho câu hỏi nào?
* GV thực hiện tương tự khi giúp HS xác định bộ phận thứ hai của câu.
Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích câu mẫu, tôi cho học sinh hoạt động cá
nhân làm bài vào vở. Khi học sinh làm bài, tôi quan sát, theo dõi, nhắc nhở các em
hoàn thành bài tập vì đây là mẫu câu đầu tiên cá em được học nên đa số học sinh
còn lúng túng khi đặt câu. Đặc biệt đối với những em tiếp thu chậm, tôi luôn theo
sát, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để giúp các em biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?
Ví dụ: Bộ phận câu thứ nhất là từ ngữ chỉ gì? Bộ phận câu thứ hai thường bắt
đầu bằng chữ gì? …
Tôi còn hướng dẫn học sinh phân tích thêm: Ngoài đại diện từ chỉ sự vật trả lời
cho câu hỏi Ai, còn có những từ chỉ sự vật trả lời cho câu hỏi nào? (cái gì?, con
gì?, cây gì?). Nhờ đó, HS sẽ dễ dàng nhận ra: bộ phận câu thứ nhất và bộ phận thứ
hai của câu sẽ là những từ thuộc từ loại nào.
- Ngoài ra, GV còn giúp HS biết mẫu câu trên là kiểu câu dùng để giới thiệu.
*Khi dạy kiểu câu Ai làm gì? GV cần hướng dẫn HS phân tích cấu tạo câu,
xác định các bộ phận câu và xác định mẫu câu.

Chẳng hạn khi dạy bài “ Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?
(tuần 13) Bài tập 2: Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì? GV
hướng dẫn HS phân tích cấu tạo câu, đặt câu hỏi để tim các bộ phận câu
Ai
làm gì?
M: Chi
đến tìm bông cúc màu xanh.
4


Đặt câu hỏi để tìm bộ phận Chi: Ai đến tìm bông cúc màu xanh?(Chi). Vậy bộ
phận Chi trả lời cho câu hỏi nào?(câu hỏi Ai), bộ phận Chi là từ chỉ gì? (chỉ
người) bộ phận câu thứ nhất trả lời cho câu hỏi nào?(câu hỏi Ai); đặt câu hỏi để tìm
bộ phận đến tìm bông cúc màu xanh: Chi làm gì?( đến tìm bông cúc màu xanh).
Vậy bộ phận đến tìm bông cúc màu xanh trả lời cho câu hỏi nào?( làm gì?). Sau
khi học sinh đã xác định được các bộ phận câu, GV nhấn mạnh: Câu này thuộc câu
kiểu Ai làm gì? Vậy bộ phận chính thứ hai trong câu kiểu Ai làm gì? là những từ
ngữ chỉ gì?( chỉ hoạt động). Qua việc phân tích cấu tạo câu như trên sẽ giúp học
sinh dễ dàng nhận diện đúng mẫu câu Ai làm gì?
Khi hướng dẫn học sinh phân tích câu mẫu xong, tôi cho học sinh làm bài
vào vở theo mấu. Khi học sinh làm bài, tôi quan sát, theo dõi, nhắc nhở các em
hoàn thành bài tập. Đặc biệt đối với những em tiếp thu chậm, tôi luôn theo sát, gợi
ý bằng hệ thống câu hỏi để giúp các em biết đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Ví dụ: Bộ phận câu thứ nhất là từ ngữ chỉ gì? Bộ phận câu thứ hai thường là
những từ ngữ chỉ gì?
- Trên cơ sở HS đã được cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết từ giai đoạn
học về từ loại, học về các mẫu câu chính. Đến giai đoạn này, GV cần giúp HS so
sánh các kiểu câu qua các bước:
+ Bước 1: Nhận diện mẫu câu theo mức độ nhận thức của mỗi HS (HS tự
nhận diện, GV không hướng dẫn)

+ Bước 2: Kiểm tra mẫu câu sau khi HS tự nhận diện
+ Bước 3: So sánh
Ví dụ:
a) Thu là học sinh.
b) Hà học bài.
Với 2 câu trên, GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:
+ Câu a, câu b thuộc mẫu câu nào?
+ Dựa vào đâu em xác định câu a thuộc mẫu câu Ai là gì?
+ Dựa vào đâu em xác định câu b thuộc mẫu câu Ai làm gì?
+ So sánh bộ phận thứ nhất của câu trong các câu a, b
+ So sánh bộ phận thứ hai của câu trong các câu a, b (về từ loại)
Sau khi HS thực hiện được các yêu cầu trên, GV giúp HS nhận ra điểm giống
và khác nhau giữa 2 kiểu câu:
* Giống nhau: Bộ phận thứ nhất của 2 kiểu câu đều là các từ ngữ chỉ sự vật
(người, đồ vật, con vật, cây cối…)
* GV lưu ý HS điểm khác nhau chính là ở bộ phận thứ hai của câu, dựa vào từ
loại được sử dụng trong bộ phận thứ hai của câu để xác định mẫu câu một cách
nhanh nhất.
5


* Với câu kiểu Ai thế nào? GV giúp HS phân tích cấu tạo câu, xác định các bộ
phận câu và xác định mẫu câu.
V Khi dạy bài: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?(tuần 15), GV hướng dẫn
HS phân tích câu sau:
Ai
M: Em bé

thế nào?
dễ thương.


H/dẫn HS đặt câu hỏi để tìm bộ phận Em bé: Hỏi: Ai dễ thương?(Em bé ).
Vậy bộ phận Em bé trả lời cho câu hỏi nào?(câu hỏi Ai), bộ phận Em bé là từ ngữ
chỉ gì? (chỉ người) bộ phận câu thứ nhất trả lời cho câu hỏi nào? câu hỏi Ai; đặt
câu hỏi để tìm bộ phận dễ thương: Hỏi: Em bé thế nào? Vậy bộ phận dễ thương trả
lời cho câu hỏi nào?( thế nào?) bộ phận dễ thương là từ chỉ gì?(chỉ đặc điểm, tính
chất). Sau khi học sinh đã xác định được các bộ phận câu, GV nhấn mạnh: Câu này
thuộc câu kiểu Ai thế nào? Vậy bộ phận chính thứ hai trong câu kiểu Ai thế nào ?
là những từ ngữ chỉ gì?(từ chỉ đặc điểm, tính chât). GV hướng dẫn HS so sánh kiểu
câu Ai thế nào? với kiểu câu Ai làm gì? để thấy điểm giống và khác nhau giữa hai
kiểu câu
Ví dụ:

a) Bạn Lan quét nhà.
b) Bạn Mai rất thông minh.

Với 2 câu trên, GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:
+ Câu a, câu b thuộc mẫu câu nào?
+ Dựa vào đâu em xác định câu a thuộc mẫu câu Ai làm gì?
+ Dựa vào đâu em xác định câu b thuộc mẫu câu Ai thế nào?
+ So sánh bộ phận thứ nhất của câu trong các câu a, b
+ So sánh bộ phận thứ hai của câu trong các câu a, b (về từ loại)
Sau khi HS thực hiện được các yêu cầu trên, GV giúp HS nhận ra điểm giống
và khác nhau giữa 2 kiểu câu.
* GV lưu ý HS điểm khác nhau chính là ở bộ phận thứ hai của câu, dựa vào từ
loại được sử dụng trong bộ phận thứ hai của câu để xác định mẫu câu một cách
nhanh nhất.
Đa số HS thường nhầm lẫn kiểu câu Ai làm gì? với kiểu câu Ai thế nào? hoặc
kiểu câu Ai là gì? với kiểu câu Ai thế nào? khi nhận diện kiểu câu. Vì một số câu
các em thấy có từ chỉ đặc điểm, tính chất trạng thái ở phần không phải là bộ phận

trả lời câu hỏi Ai nhưng câu đó lại là câu kiểu Ai làm gì? Hoặc có những câu có từ
chỉ hoạt động nhưng không có từ chỉ đặc điểm, tính chất,…mà lại là câu kiểu Ai
thế nào? Vì vậy tôi thường hướng dẫn HS phân tích kĩ bằng cách giúp HS đặt câu
hỏi để tìm các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì?, thế nào?
Ví dụ: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.
6


Trong câu trên, các em sẽ thấy từ thung thăng có tác dụng gợi tả cao nên dễ
nhầm lẫn cho rằng đó là kiểu câu Ai thế nào?
Tôi đã hướng dẫn HS đặt các câu hỏi để nhận diện kiểu câu như sau:
+ Đàn bò làm gì? (Đàn bò thung thăng gặm cỏ.)
+ Đàn bò thế nào?

Câu trả lời hợp lí

Không có câu trả lời hợp lí

Kết luận: Câu: “ Đàn bò thung thăng gặm cỏ.” thuộc câu kiểu Ai làm gì?
Hoặc ví dụ: Quả khế này ăn rất chua.
Với câu này, HS nhận thấy từ “ ăn” là từ chỉ hoạt động nên dễ nhầm lẫn cho
rằng đó là kiểu câu Ai làm gì?
Tôi đã hướng dẫn HS phân tích: Câu này có từ chỉ hoạt động “ ăn” đưng
trước từ chỉ đặc điểm, tính chất rất chua nhưng “ ăn” không phải là hoạt động của
quả khế. Vì thế, tôi hướng dẫn HS đặt các câu hỏi đặt các câu hỏi để khẳng định
+ Quả khế này làm gì?

Không có câu trả lời hợp lí

+ Quả khế này thế nào? (Quả khế này ăn rất chua.)


Câu trả lời hợp lí

Kết luận: Câu: “ Quả khế này ăn rất chua.” thuộc câu kiểu Ai thế nào?
Hoặc ví dụ: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.
Với câu này, HS dễ nhầm lẫn đây là câu kiểu ai thế nào?
Tôi đã hướng dẫn HS xác định các bộ phận câu: Bạn Thanh Hoa là bộ phận
trả lời câu hỏi Ai? Phần còn lại: “là người rất chăm chỉ.” Có từ là đứng đầu của
bộ phận chính thứ hai và câu này dùng để giới thiệu về bạn Thanh Hoa, từ chỉ đặc
điểm, tính chất “rất chăm chỉ.” chỉ là thành phần phụ nói rõ bạn Thanh Hoa là
người như thế nào? nên ta đặt câu hỏi: Bạn Thanh Hoa là người như thế nào?(Bạn
Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.)
Kết luận: Câu: “ Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.” thuộc câu kiểu Ai là
gì?
Sau khi học sinh đã được học hết 3 kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì? Ai thế nào?
Tôi cho HS làm bài khảo sát ở tuần 15 về phân biệt các kiểu câu trên để năm bắt
chất lượng học tập của các em. Kết quả như sau:
TSHS được
khảo sát
27

Số HS phân biệt được 3 Số HS chưa phân biệt được 3
kiểu câu
kiểu câu
15

12

Qua khảo sát, tôi thấy chất lượng của các em chưa cao nên tôi tiếp tục ôn
tập, củng cố về các kiểu câu bằng cách ra các dạng bài tập nhận diện, phân biệt các

kiểu câu để các em nắm vững hơn.
6. Kết quả nghiên cứu:
Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên đến nay, tôi nhận thấy rằng đa số
7


học sinh nắm vững về từ loại: từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm, tính
chất; nhận diện và phân biệt được các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Các bài tập “ về nhận diện các kiểu câu’’ các em làm khá tốt và tôi đã tổ chức
khảo sát lại vào tuần 22, tôi thấy chất lượng học tập của học sinh có chuyển biến.
Cụ thể như sau :
Tuần

TSHS được
khảo sát

Số HS phân biệt được 3 Số HS chưa phân biệt được
kiểu câu
3 kiểu câu

15

27

15 (

12

22


27

20

7

Với kết quả đạt được như vậy song vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất
định, một vài em khả năng tiếp thu bài còn chậm nên việc lĩnh hội kiến thức còn
hạn chế.
7. Kết luận:
Để giúp học sinh lớp 2 nắm vững và phận biệt tốt các kiểu câu Ai là gì? Ai
làm gì? Ai thế nào?, tôi nghĩ trong giảng dạy, người giáo viên cần lưu ý một số
điều sau:
+ Giúp học sinh nắm vững phần từ loại: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ
đặc điểm, tính chất,…
+ Giúp HS nắm chắc đặc điểm cấu tạo mỗi bộ phận câu.
+ Giúp HS biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa các kiểu câu đã học và
kiểu câu mới được cung cấp để phân biệt các kiểu câu
+ Thường xuyên kiểm tra kiến thức của các em vào 15 phút đầu giờ, vào buổi
học thứ 2 trong ngày đều đặn, động viên kịp thời những học sinh còn hạn chế
kiến thức.
8. Đề nghị:
Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân trong việc dạy học sinh
phận biệt tốt các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? trong phân môn Luyện
từ và câu mà tôi thực hiện ở lớp mình đang phụ trách và đã đạt kết quả khá tốt. Đề
nghị các đồng chí dạy lớp 2 nên áp dụng các biện pháp này vào trong giảng dạy để
nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
không tránh khỏi sai sót. Kính mong các đồng chí trong hội đồng chấm SKKN góp
ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Đại Lãnh, ngày 16/ 02/2017
NGƯỜI THỰC HIỆN

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Tác giả: Lê Phương Nga –

Nguyễn Trí
- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu hoc chu kì III của nhà xuất bản
giáo dục.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 2 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.

9


MỤC LỤC
Phần
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

Tên tiêu đề
Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Phiếu đánh giá xếp loại.

Trang
1
1
1
1, 2
2, 3, 4, 5, 6, 7
7, 8
8
8
9
10
11,12

10



Mẫu 4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
(Ban hành theo QĐ số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)
Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu
câu trong phân môn Luyện từ & câu
Tác giả sáng kiến: Lê Thị Thanh Tâm
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : ...............................................................
Họp vào ngày: ........................................................................................................
Họ và tên chuyên gia nhận xét: ..............................................................................
Học vị: .................... Chuyên ngành: ......................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................
Số điện thoại cơ quan: ............................................................................................
Di động: ..................................................................................................................
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: .............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Đánh giá của
STT
Tiêu chuẩn
Điểm tối đa thành viên tổ
thẩm định
Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01
1
(một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng)
Không trùng về nội dung, giải pháp thực
1.1

hiện sáng kiến đã được công nhận trước
30
đây, hoàn toàn mới;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với
1.2
20
trước đây với mức độ khá;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với
1.3
10
trước đây với mức độ trung bình;
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
1.4
0
giải pháp đã có trước đây.
Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..
2
Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
11


Thực hiện được và phù hợp với chức năng,
10
nhiệm vụ của tác giả sáng kiến;
Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ
2.2

chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung
bên dưới)
a)
Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh
20
Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành,
b)
lĩnh vực công tác và triển khai nhiều địa
15
phương, đơn vị trong tỉnh.
Có khả năng áp dụng trong một số ngành
c)
10
có cùng điều kiện.
Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh
d)
5
vực công tác.
Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....
2.1

3

Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)

Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực
3.1
cho cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi
10
chưa phát minh sáng kiến;
Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp
3.2
dụng (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn)
nội dung bên dưới)
a)
Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
30
Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành,
b)
20
nhiều địa phương, đơn vị
Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành
c)
15
có cùng điều kiện
Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực
d)
10
công tác.
Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
......

12


Tổng cộng
THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Họ, tên và chữ ký)

13


4. Sau mỗi kiểu câu phải có sự so sánh điểm giống và khác nhau giữa các kiểu
câu đã học và kiểu câu mới được cung cấp
- Trên cơ sở HS đã được cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết từ g/đoạn
học về từ loại, học về các mẫu câu chính. Đến giai đoạn này, GV cần giúp HS so
sánh các kiểu câu qua các bước:
+ Bước 1: Nhận diện mẫu câu theo mức độ nhận thức của mỗi HS (HS tự
nhận diện, GV không hướng dẫn)
+ Bước 2: Kiểm tra mẫu câu sau khi HS tự nhận diện
+ Bước 3: So sánh
VD: a. Thu là học sinh.
b. Hà học bài.
c. Lan rất chăm chỉ, ngoan ngoãn.
Với 3 câu trên, GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:
+ Câu a, câu b, câu c thuộc mẫu câu nào?

+ Dựa vào đâu em xác định câu a thuộc mẫu câu Ai là gì?
+ Dựa vào đâu em xác định câu b thuộc mẫu câu Ai làm gì?
+ Dựa vào đâu em xác định câu c thuộc mẫu câu Ai thế nào?
+ So sánh bộ phận thứ nhất của câu trong các câu a, b, c
+ So sánh bộ phận thứ hai của câu trong các câu a, b, c (về từ loại)
Sau khi HS thực hiện được các yêu cầu trên, GV giúp HS nhận ra điểm giống
và khác nhau giữa 3 kiểu câu.
* GV lưu ý HS điểm khác nhau chính là ở bộ phận thứ hai của câu, dựa vào từ
loại được sử dụng trong bộ phận thứ hai của câu để xác định mẫu câu một cách
nhanh nhất.
V. KẾT LUẬN:
Qua thời gian áp dụng chuyên đề “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2
học tốt phân môn Luyện từ và câu” vào các tiết giảng dạy tại trường(đến thời điểm
này), bản thân tôi nhận thấy các em nắm chắc được các từ loại(từ chỉ sự vật, từ chỉ
hoạt động); biết dùng từ để đặt câu; nhận diện được mẫu câu(Ai là gì?);…. Ngoài
ra, khi áp dụng các biện pháp này vào bài dạy còn tạo hứng thú học tập, tạo niềm
vui, lòng say mê học tập cho học sinh, thu hút được sự chú ý của học sinh vào bài
học, học sinh không còn thấy lúng túng khi xác định mẫu câu.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn trong quá trình dạy
học của bản thân trong những năm qua. Tuy vậy không tránh khỏi những thiếu sót,
14


tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để chuyên đề
được hoàn hảo hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đại Lãnh, ngày 10/10/2015
Người thực hiện
Lê Thị Thanh Tâm


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
HIỆU TRƯỞNG

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
HIỆU TRƯỞNG

15


c. Lan rt chm ch, ngoan ngoón.
Quá trình hình thành khái niệm câu có thể chỉ ra theo các
bớc sau:
Đa ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ
những dấu hiệu bản chất của khái niệm.
Khái quát hoá dấu hiệu thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu
của khái niệm đa thuật ngữ (học sinh nắm thao tác so sánh và
tổng hợp)
Để chuẩn bị dạy khái niệm câu giáo viên cần đặt trong hệ
thống chơng trình để thấy rõ vị trí của nó đồng thời phải
nắm chắc nội dung khái niệm. Đây chính là nội dung mà giáo

viên cần đa đến cho học sinh.
Do tính chất thực hành cũng nh để phù hợp với đối tợng học
sinh nhỏ tuổi theo mỗi giáo viên khi dạy cần tự lập một bảng ghi
rõ thứ tự các khái niệm câu đợc dạy để thấy đợc cái nhìn tổng
quát và chính xác.
Nh vậy, để thực hiện giảng dạy phần khái niệm câu trong
một bài, giáo viên cần linh hoạt sử dụng kết hợp các phơng pháp
16


nh: trực quan, hỏi đáp, để phân tích, so sánh và giảng giải để
rút ra kiến thức của bài học.
Mục đích cuối cùng của việc dạy khái niệm câu trong nhà trờng là sử dụng chúng một cách có ý thức để thực hiện chính xác
t tởng, tình cảm trong hình thức nói và viết. Vì vậy, thực hành
câu nhất thiết phải đợc dạy một cách có định hớng, có kế hoạch
thông qua hệ thống bài tập câu.
Các bài tập nhận diện, phân tích trong quá trình hớng dẫn
học sinh làm bài tập giáo viên cần đặt ra những câu hỏi thích
hợp đối với mỗi thành phần học sinh nhận diện ra chúng. Những
bài tập xây dựng tổng hợp chủ yếu nằm ở cấp độ câu, nó đợc
xây dựng thành nhóm:
Nhóm các bài tập theo mẫu gồm:
- Bài tập viết theo mẫu làm rõ ý nghĩa của câu
- Trả lời câu theo mẫu có sẵn.
Nhóm các bài tập này, giáo viên đa ra các ví dụ và làm mẫu.
ở đây ví dụ phải là mẫu đích thực và câu hỏi cần dần dần
tăng độ khó.
Ví dụ: Khi dạy câu kiểu : Ai / là gì ? Trớc khi vào bài dạy giáo
viên cần phân tích mẫu, cho học sinh lấy ví dụ theo câu kiểu Ai
/ là gì ? Sau đó mới đi vào thực hành nói và viết theo câu kiểu

Ai / là gì ?
Câu kiểu Ai / là gì ? tức là giới thiệu về ngời, vật nào đó.
Ví dụ:

- Lan / là học sinh lớp 2A (Ai / là gì ?)
Ai

là gì

- Điện thoại / là phơng tiện thông tin nhanh nhất (Cái
gì / là gì ?)
Cái gì

là gì

- Cò và Vạc / là đôi bạn thân (con gì / là gì?)
Con gì

là gì
17


2. Dạy câu phải giúp HS nắm chắc đặc điểm cấu tạo mỗi bộ phận câu
* Giai đoạn này GV cần tập trung rèn kĩ năng đặt câu, phân tích cấu tạo câu,
xác định các bộ phận câu và xác định mẫu câu.
- Việc hướng dẫn HS nắm được các bộ phận câu là đặc biệt quan trọng. Vì trên cơ
sở đó HS sẽ viết được các mẫu câu khác nhau. Muốn vậy, ngay từ mẫu câu đầu
tiên mà HS được làm quen: Ai là gì? GV cần cung cấp cho HS những kiến thức cơ
bản, cần thiết để các em xác định bộ phận câu.
VD: Khi dạy bài “ Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?(tiết dạy minh họa), bài 3:

Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Mẫu: Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A, GV cần hướng
dẫn HS nhận ra bộ phận câu thứ nhất thuộc bộ phận nào? (bộ phận Ai) Vậy bộ
phận ai của câu này là từ ngữ nào?,(Bạn Vân Anh), bộ phận Bạn Vân Anh là từ
ngữ chỉ gì?(chỉ người) bộ phận câu thứ nhất trả lời cho câu hỏi nào?
GV lưu ý HS: khi đặt câu chúng ta phải chú ý điều gì?( Viết hoa chữ cái đầu câu,
cuối câu ghi dấu chấm
* GV thực hiện tương tự khi giúp HS xác định bộ phận thứ hai của câu.
Ngoài đại diện từ chỉ sự vật trả lời cho câu hỏi Ai, còn có những từ chỉ sự vật trả
lời cho câu hỏi nào? (cái gì?, con gì?, cây gì?). Nhờ đó, HS sẽ dễ dàng nhận ra: bộ
phận câu thứ nhất và bộ phận thứ hai của câu sẽ là những từ thuộc từ loại nào.
- Ngoài ra, GV còn giúp HS biết mẫu câu trên là kiểu câu dùng để giới thiệu.
* Với kiểu câu Ai làm gì? GV cũng hướng dẫn HS thực hiện các bước tương tự
Để học sinh nắm vững mẫu câu Ai thế nào ? người giáo viên cần lựa chọn
phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và nhấn mạnh, khắc sâu những kiến
thức cơ bản hay đưa ra những căn cứ, lưu ý cụ thể dễ nhớ cho học sinh. Vì vậy tôi
đã nghiên cứu, đưa ra cách khắc phục, để học sinh nắm được kiến thức, làm bài
tập về kiểu câu Ai thế nào? một cách dễ dàng hơn. Đó là:
3. Sau mỗi kiểu câu phải có sự so sánh điểm giống và khác nhau giữa các kiểu
câu đã học và kiểu câu mới được cung cấp
* Giai đoạn này GV cần tập trung rèn kĩ năng đặt câu, nhận diện, phân biệt
kiểu câu
- Trên cơ sở HS đã được cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết từ giai đoạn học
về từ loại, học về các mẫu câu chính. Đến giai đoạn này, GV cần giúp HS so sánh
các kiểu câu qua các bước:
+ Bước 1: Nhận diện mẫu câu theo mức độ nhận thức của mỗi HS (HS tự
nhận diện, GV không hướng dẫn)
18


+ Bc 2: Kim tra mu cõu sau khi HS t nhn din

+ Bc 3: So sỏnh
VD:
a. Thu l hc sinh.
b. H hc bi.
c. Lan rt chm ch, ngoan ngoón.
Vi 3 cõu trờn, GV yờu cu HS thc hin cỏc yờu cu sau:
+ Cõu a, cõu b, cõu c thuc mu cõu no?
+ Da vo õu em xỏc nh cõu a thuc mu cõu Ai l gỡ?
+ Da vo õu em xỏc nh cõu b thuc mu cõu Ai lm gỡ?
+ Da vo õu em xỏc nh cõu c thuc mu cõu Ai th no?
+ So sỏnh b phn th nht ca cõu trong cỏc cõu a, b, c
+ So sỏnh b phn th hai ca cõu trong cỏc cõu a, b, c (v t loi)
Sau khi HS thc hin c cỏc yờu cu trờn, GV giỳp HS nhn ra im ging
v khỏc nhau gia 3 kiu cõu.
* GV lu ý HS im khỏc nhau chớnh l b phn th hai ca cõu, da vo t loi
c s dng trong b phn th hai ca cõu xỏc nh mu cõu mt cỏch nhanh
nht.
V. KT LUN:

Qua thi gian ỏp dng chuyờn Mt s gii phỏp giỳp hc sinh lp 2 hc
tt phõn mụn Luyn t v cõu vo cỏc tit ging dy ti trng(n thi im
ny), bn thõn tụi nhn thy cỏc em nm chc c cỏc t loi(t ch s vt, t ch
hot ng); bit dựng t t cõu; nhn din c mu cõu(Ai l gỡ?);. Ngoi
ra, khi ỏp dng cỏc bin phỏp ny vo bi dy cũn to hng thỳ hc tp, to nim
vui, lũng say mờ hc tp cho hc sinh, thu hỳt c s chỳ ý ca hc sinh vo bi
hc, hc sinh khụng cũn thy lỳng tỳng khi xỏc nh mu cõu.
Thực tế cho thấy trong phân môn luyện từ và câu thì
kỹ năng dùng từ để đặt câu là rất cơ bản và trọng tâm của
môn Tiếng Việt. Muốn làm bài tập luyện từ và câu đúng và
không sai yêu cầu học sinh phải nắm chắc lý thuyết và các quy

tắc, định nghĩa, kỹ năng làm bài tập.
Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy phân môn
luyện từ và câu ở lớp 2, tôi thấy để tiết dạy có kết quả tốt cần
thực hiện tốt các giải pháp:
1. Soạn bài các tiết luyện từ và câu thật cẩn thận và có chất
lợng.
2. Thờng xuyên đọc các tài liệu, trao đổi kinh nghiệm giảng
dạy, trau dồi kiến thức phân môn luyện từ và câu với các đồng
nghiệp.
19


3.Tổ chức học tập bằng nhiều hình thức: học cá nhân, học
nhóm, hái hoa dân chủ đổi mới phơng pháp dạy học, phát huy
tính chủ động sáng tạo của học sinh.
4. Sử dụng đồ dùng trực quan, làm tranh minh hoạ để tạo
hứng thú học tập cho học sinh và nhớ nhanh nội dung bài học.
5. Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm đợc
những từ có nghĩa để đặt câu.
6. Cần quán triệt phơng pháp lấy học sinh làm trung tâm, coi
học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức, biến các em
thành ngời chủ động trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức.
Các em phải hoàn toàn tự mình tham gia mọi hoạt động nhận
thức và giao tiếp.
Sau khi thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy học sinh không
những học tốt phân môn luyện từ và câu mà còn học tốt cả
những phân môn khác trong môn Tiếng Việt.

bi dy to hng thỳ hc tp, to nim vui, lũng say mờ hc tp cho hc sinh, thu
hỳt c s chỳ ý ca hc sinh vo bi hc, hc sinh khụng cũn thy lỳng tỳng

xỏc nh mu cõu. T ú hc sinh cú th vn dng nhng kin thc ó hc cú
th vit c on vn, bi vn hay cú s dng nhng mu cõu ó hc hoc vn
dng vo giao tip vi mi ngi xung quanh.
Mt s gii phỏp giỳp hc sinh lp 2 hc tt phõn mụn Luyn t v cõu vo cỏc
tit ging dy ti trng, bn thõn tụi nhn thy vic a cỏc bin phỏp phõn bit
kiu cõu Ai lm gỡ- Ai th no cho hc sinh lp 2 l rt cn thit. Bi vỡ trong cỏc
tit dy cú liờn quan n 2 kiu cõu Ai lm gỡ Ai th no núi riờng v cỏc kiu cõu
theo cu to núi chung, thỡ cỏc bin phỏp tụi a ra khụng ch giỳp hc sinh nm
chc kin thc v cu to cõu( mu cõu) m cũn hiu v t loi ( t ch hot ng
hay t ch c im, tớnh cht) v cng c c dung kin thc v cõu, t mt cỏch
nh nhng, t nhiờn m cũn giỳp hc sinh phỏt trin nng lc t duy, phỏt trin trớ
tng tng, kh nng din t mch lc, rừ rng. Ngoi ra, khi ỏp dng cỏc bin
phỏp ny vo bi dy cũn to hng thỳ hc tp, to nim vui, lũng say mờ hc tp
cho hc sinh, thu hỳt c s chỳ ý ca hc sinh vo bi hc, hc sinh khụng cũn
20


thấy lúng túng để xác định mẫu câu. Từ đó học sinh có thể vận dụng những kiến
thức đã học để có thể viết được đoạn văn, bài văn hay có sử dụng những mẫu câu
đã học hoặc vận dụng vào giao tiếp với mọi người xung quanh.

21



×