Tải bản đầy đủ (.pptx) (80 trang)

bg dvtm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.91 KB, 80 trang )

SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN
MỀM

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH
ĐVTM


I. Ý NGHĨA CỦA ĐVTM TRONG ĐỜI SỐNG

-

ĐVTM (Mollusca) có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, đứng hàng thứ
2 sau cá (FAO, 2004).

-

Dùng làm thực phẩm: thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao: bào ngư, sò, hầu,
vẹm,…

-

Dùng trong y học: dùng làm thuốc chữa bệnh: vỏ ốc bươu trị bệnh đau dạ dày,
ngọc trai chữa bệnh sốt, lectin chiết suất từ đvtm ứng dụng rộng rãi trong y học

-

Dùng trong mỹ nghệ, trang sức
Dùng trong công nghiệp: vôi, thức ăn gsgc


I. Ý NGHĨA CỦA ĐVTM TRONG ĐỜI SỐNG


Một số loài gây bất lợi:

-

Phá hoại mùa màng: ăn chồi non thực vật: ốc bươu vàng
Phá hoại công trình: đục khoét: hàu
Là ký chủ trung gian truyền bệnh: giun sán


II. ĐẶC ĐIỂM cHUNG

-

Có tính thích ứng rất cao: đa dạng về môi trường sống, phân bố ở hầu hết các môi
trường: vùng triều, trên cạn và vực sâu.

-

Ngành ĐVTM được chia thành 8 lớp: Monoplacophora,Polyplacophora, Gastropoda,
Bivalvia, Caudofeveata, Solengastres, Scaphopoda, Cephalopoda. Trong đó quan
trọng nhất là Gastropoda.

-

ĐVTM (trừ Gastropoda) cơ thể có đối xứng 2 bên, không phân đốt và thường có đầu
phát triển. Mặt lưng của cơ thể có cơ chân chủ yếu dùng để điều khiển chân khi di
chuyển.

-


Các cơ quan cảm giác gồm: xúc giác, khứu giác, vị giác, thăng bằng và thị giác.
Cephalopoda có mắt phát triển


II. ĐẶC ĐIỂM cHUNG

-

mặt bụng của cơ thể có màng áo khép kín tạo thành xoang màng áo, biến đổi thành
mang hoặc phổi và tiết ra vỏ.

-

Bề mặt của biểu mô có tiêm mao, tuyến tiết chất nhày và cơ quan cảm giác.

-

Hệ thống tuần hoàn hở: tim, mạch máu và xoang máu.

Xoang cơ thể thường rất nhỏ và bao quanh tim.
Hệ thống tiêu hóa phức tạp, thường có cơ quan nghiền thức ăn là lưỡi sừng (trừ
Bivalvia).
Trao đổi khí diễn ra ở mang, phổi, màng áo hoặc bề mặt cơ thể


III. Hình thái bên ngoài

1.
-.
-.


Đầu:
Nhóm có đầu phát triển gồm: lớp song kinh (Amphineura), chân bụng
(Gastropoda), chân đầu (Cephalopoda). Phần đầu bao gồm mắt, xúc tu, miệng và
cơ quan cảm giác. Lớp chân đầu có nhiều xúc tay dùng để vận động và bắt mồi.
Nhóm đầu không phát triển gồm 2 lớp: hai mảnh vỏ (Bivalvia) và quật túc
(Scaphopoda), lớp 2 mảnh vỏ phần đầu tiêu giảm hoàn toàn nên còn gọi là không
đầu (Acephala).


III. Hình thái bên ngoài
2. Chân:
Tùy theo tập tính sống của từng loài mà chân có hình dạng khác nhau:

-

Chân dạng diện rộng: thích nghi lối sống bò lê, thường gặp ở các loài thuộc lớp
chân bụng và song kinh.

-

Chân dạng xúc tay: thích nghi lối sống vận động mạnh và chủ động bắt mồi,
thường gặp ở lớp chân đầu

-

Chân có dạng hình lưỡi rìu: thích nghi lối sống chui rúc trong bùn, gặp ở lớp 2
mảnh vỏ.

-


Chân hình phiến: thích nghi lối sống trôi nổi trong nước (bộ Pteropoda –
Gastropoda)

-

Các loài sống cố định chân thoái hóa (Ostreacea)
Các loài sống ký sinh chân phát triển thành giác bám (Thyca, Odostomia)


III. Hình thái bên ngoài
3. Màng áo:
Là lớp da bao bọc cơ thể bên trong và có khả năng sinh ra vỏ để bảo vệ cơ thể. Giữa
nội tạng và màng áo có 1 xoang trống có chưa mang gọi là xoang mang hay
xoang màng áo, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn cũng đổ ra xoang màng áo.
4. Vỏ:
Được màng áo tiết ra, tùy theo loài mà vỏ có thể là 1 mảnh (Gastropoda), 2 mảnh
(Bivalvia) hay nhiều mảnh (Amphineura). Vỏ được cấu tạo gồm 3 lớp: tầng sừng
(pereiostracum), tầng đá vôi (ostracum) và tầng xà cừ (hypostracum).


III. Hình thái bên ngoài

-

Tầng sừng: do các tế bào mép màng áo (tế bào ở nếp sinh vỏ) sinh ra, tầng này
chỉ tăng diện tích rất ít tăng độ dày. Thành phần chủ yếu là chất sừng.

-


Tầng đá vôi: do các tế bào biểu bì mặt ngoài, phần tiếp theo của mép màng áo
sinh ra, tầng này tăng diện tích và ít tăng độ dày. Thành phần chính là CaCO3.

-

Tầng xà cừ: do phần trên cùng của tế bào biểu bì mặt ngoài tiết ra, tầng này cấu
tạo gồm CaCO3, các muối kim loại, protein và polysaccarid. Tầng này tăng cả diện
tích và độ dày theo thời gian.

Một số loài thuộc lớp Bivalvia có vỏ phụ: có 2 dạng là vỏ phụ độc lập (khép mở không
theo vỏ chính) và vỏ phụ không độc lập (khép mở theo vỏ chính).


IV. CẤU TẠO BÊN TRONG

1.

Hệ thần kinh:

Bao gồm vòng thần kinh hầu (nữa trên là cung não, nữa dưới là cung miệng), hạch
chân, hạch bên và hạch tạng. Số lượng hạch thần kinh khác nhau tùy theo loài:
Gastropoda có 4 đôi, Bivalvia và Cephalopoda có 3 đôi, các loài sống cố định chỉ có 2
đôi (hầu).

-.
-.
-.
-.

Hạch não: điều khiển hoạt động của mắt, xúc tu, đầu, các cơ quan cảm giác.

Hạch chân: điều khiển hoạt động của chân.
Hạch bên: điều khiển hoạt động của màng áo.
Hạch tạng: điều khiển hoạt động của cơ quan nội tạng và hệ tuần hoàn.


IV. CẤU TẠO BÊN TRONG
2. Các cơ quan cảm giác:

-

Xúc giác: toàn bộ bề mặt cơ thể đều có chức năng xúc giác, đặc biệt là phần đầu,
xung quanh chân, mép màng áo, xúc tu rất nhạy cảm với môi trường xung quanh.

-

Vị giác: các loài bắt mồi chủ động (chân đầu, chân bụng, sonh kinh) có khả năng
chọn lọc thức ăn nhờ có tế bào vị giác nằm ở mặt bụng và 2 bên thành ống tiêu
hóa, các loài ăn lọc như 2 mảnh vỏ không có tế bào vị giác.

-

Thính giác (cơ quan giữ thăng bằng): do các tế bào biểu bì hình thành, có thể có
nhiều màng nhỉ thạch và xung quanh có các tế bào tuyến tiết dịch thể làm cho
hạt nhỉ thạch ở trạng thái lơ lửng.


IV. CẤU TẠO BÊN TRONG

-


Thị giác: tùy theo mức độ tiến hóa của loài mà mắt có cấu tạo đơn giản hay hoàn
chỉnh, 2 mảnh vỏ không có mắt nhưng màng áo có tb cảm giác có khả năng cảm
quang nên còn được gọi là mắt màng áo, chân đầu mắt cấu tạo hoàn chỉnh bao
gồm giác mạc ngoài, giác mạc trong và thủy tinh thể.

-

Cơ quan kiểm tra chất nước (osphradium): là cơ quan cảm giác nằm trong xoang
màng áo. Những loài sống trên cạn không có cơ quan này.


IV. CẤU TẠO BÊN TRONG
3. Hệ tiêu hóa:
Miệng là phần đầu của ống tiêu hóa, tùy theo loài mà miệng có cấu tạo đơn giản hay
phức tạp:

-

Loài ăn lọc: miệng đơn giản không có xoang miệng, răng và tuyến nước bọt.
Loài bắt mồi chủ động: phần đầu ống tiêu hóa phình to hình thành xoang miệng,
bên trong có chứa phiến hàm, lưỡi sừng, răng sừng và tuyến nước bọt. Hình dạng
và số lượng răng sừng là căn cứ để phân loại.

Tiếp sau miệng là thực quản: đối với loài bắt mồi chủ động thực quản dài và phình to
(túi cord), đối với loài ăn lọc thực quản ngắn bên trong, thành có nhiều tiêm mao vận
chuyển và lọc thức ăn.


IV. CẤU TẠO BÊN TRONG


-

Dạ dày: hình túi, có vách nhăn. Cấu tạo dạ dày khác nhau tùy theo tập tính và
loại thức ăn của loài, những loài ăn lọc có vách mỏng và ngược lại. Mặt trong dạ
dày có các phiến chitin hay đá vôi giúp cho quá trình nghiền nát thức ăn.

-

Gan tụy: có màu nâu đen nằm bao quanh dạ dày, tiết ra men để tiêu hóa thức
ăn.

-

Ruột: thường chạy ngang qua xoang bao tim, tận cùng của ruột là hậu môn đổ
ra xoang màng áo.


V. HỆ TUẦN HOÀN
Gồm có mao mạch, tim, huyết quản và xoang máu, tim nằm ở mặt lưng được bao bọc
bởi xoang bao tim trong đó có chứa dịch thể. Tim gồm có 1 tâm thất và số lượng
tâm nhỉ tùy thuộc vào số lượng mang.


VI. HỆ BÀI TIẾT
Trung khu hệ thống bài tiết là thận, xoang bao tim. Thận nằm ở mặt bụng của xoang
bao tim, có ống thông với xoang bao tim và xoang màng áo. Trong xoang bao tim có
nhiều tế bào bài tiết có nhiệm vụ hấp thu các chất cặn bã chuyển sang thận, sau
quá trình lọc chất cặn bã được thải ra ngoài xoang màng áo. Các chất này sẽ theo
dòng nước trong quá trình hô hấp đi ra môi trường bên ngoài.



VII. SINH SẢN

1.

Giới tính

Đa số ĐVTM đều đơn tính (đực, cái riêng biệt), tuy nhiên có một số loài lưỡng tính như
lớp phụ mang sau, lớp phụ ốc phổi của lớp chân bụng. Một số loài thuộc lớp 2 mảnh vỏ
có hiện tượng chuyển đổi giới tính, sự biến tính được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình
sống của sinh vật. Sự biến đổi giới tính có liên quan đến các yếu tố môi trường, điều
kiện dinh dưỡng, bệnh tật và di truyền (trong đk môi trường thuận lợi thì trong quần thể
có nhiều con cái và ngược lại).


VII. SINH SẢN
2. Sinh sản và phương thức phát triển: 3 hình thức

-

Phát sinh trong nước: đa số các loài thuộc lớp 2 mảnh vỏ đẻ trứng và tinh trùng
vào trong mt nước, trứng và tinh trùng thụ tinh, phát triển trong nước đến giai
đoạn ấu trùng bánh xe (trochophore) mới nở.

-

Phát sinh trong túi trứng: thường gặp ở các loài thuộc lớp chân bụng, khi trứng đi
qua ống dẫn trứng được bao bọc bởi 1 lớp vỏ hình thành túi trứng (khác nhau
theo loài). Túi trứng có thể trôi nổi hay bám vào giá thể, cũng có loài khi trứng
phát triển đến giai đoạn ấu trùng điện bàn mới ra khỏi cơ thể mẹ.



VII. SINH SẢN

-

Phát triển trong xoang màng áo: trứng đẻ ra được giữ trong xoang màng áo đến
giai đoạn ấu trùng điện bàn (veliger) mới ra khỏi xoang màng áo (thường gặp ở
một số loài 2 mảnh vỏ biển và hầu hết 2 mảnh vỏ nước ngọt).

2. Phát triển phôi:
Trứng sau khi thụ tinh được phân cắt theo 2 hình thức: phân cắt không hoàn toàn, đều
và phân cắt hoàn toàn, không đều.
Phôi nang của ĐVTM phát triển theo 2 hình thức: phôi nang xoang và phôi nang đặc,
khi phát triển ở một vị trí nhất định sẽ hình thành tiêm mao và phôi có thể cử động
được trong túi phôi.


VII. SINH SẢN
Phôi vị: phát triển theo 3 hình thức phát triển bề mặt, phát triển lõm vào trong và
phát triển tổng hợp (lúc đầu phát triển bề mặt sau đó phát triển lõm vào trong).
Trừ lớp chân đầu, hầu hết ĐVTM đều trãi qua 2 giai đoạn ấu trùng: ấu trùng bánh xe
và ấu trùng điện bàn, ở giai đoạn ấu trùng điện bàn vòng tiêm mao biến đổi
thành điện bàn và là cơ quan vận động của ấu trùng.


CHƯƠNG 2
KỸ THUẬT NUÔI HÀU (HẦU)



1. Phương pháp thu hàu giống
Trong nước có nhiều loài được xem là đối thủ cạnh tranh giá thể của hàu, do đó cần
biết mùa vụ sinh sản của hàu để thả giá thể, thu được nhiều giống. Nếu thả quá
sớm thì ấu trùng các loài sinh vật khác sẽ bám vào, hàu sẽ không còn nơi bám
nữa. Ngược lại, nếu thả giá thể muộn thì ấu trùng hàu phải tìm các loại giá thể
khác trong môi trường tự nhiên để bám và chúng ta sẽ không thu được hàu
giống. 
Mùa giống chính là từ tháng 2 đến tháng 5 (tháng Chạp - tháng 3 âm lịch).
Giá thể là vật liệu có sẵn như vỏ hàu, ngói, đá, lốp xe cũ, tôn Fibrôcement.…có bề
mặt nhám và vững chắc


2. Nuôi hàu thương phẩm:
Nuôi cọc: Cọc là cây rừng ngập mặn, tre hoặc cọc cement; cắm riêng rẽ với khoảng cách
0,5 mét ở những nơi có giống tự nhiên và tiếp tục nuôi lớn ở đây . Nền đáy cứng để cọc
có thể đứng vững. Nếu hàu bám nhiều thì cần san thưa nhằm đảm bảo tốc độ tăng
trưởng của hàu.
Nuôi đáy: Các tảng đá được xếp thành từng cụm với lối đi ở giữa để thu hàu giống. Nên
chọn nền đáy cứng để giá thể không bị lún. Phương pháp này đầu tư thấp, năng suất
thấp, dễ bị địch hại tấn công hoặc bị vùi lấp và khó thu hoạch.
Nuôi giàn: Giống nuôi bè nhưng khung được làm bằng các loại cây rừng ngập mặn, đóng cố
định xuống nền đáy. Giá thể có hàu giống bám được treo vào khung và nuôi cho đến khi
thu hoạch.


2. Nuôi hàu thương phẩm:
Nuôi khay: Ưu điểm là tạo được hàu có hình dáng đẹp bán cho các nhà hàng để ăn sống. Hàu
giống được tách ra khỏi giá thể và nuôi trong khay ở dạng rời từng con một ( hàu đơn). Khay
được đóng bằng gỗ, đáy lót lưới hoặc làm sàn bằng tre, gỗ. Có thể dùng loại rổ nhựa thưa lỗ,
trên phủ bằng lớp lưới để làm khay. Các khay nuôi có thể được bố trí theo dạng 1 hoặc nhiều

tầng.
Nuôi dây: Ưu điểm là nuôi được ở nơi có sóng gió lớn nhằm tận dụng mặt nước và ít bị địch hại tấn
công. Các dây nylon với giá thể có hàu bám được treo vào dây nylon lớn gắn với các phao nổi. 2
đầu của sợi dây nylon lớn này được cố định bằng neo hoặc cột vào các cột cố định.
Nuôi bè: Giống cách nuôi dây, chi phí cao nhưng năng suất rất cao. Các dây nylon có hàu giống
được treo vào bè. Bè được làm bằng gỗ, có phao nổi xung quanh và cũng được cố định bằng
neo. Bè có thể được kéo đi nơi khác trong trường hợp khu vực nuôi bị bão hoặc môi trường
không còn phù hợp.


3. Chăm sóc quản lý:
Chủ yếu là làm vệ sinh định kỳ (khoảng 10 ngày/ lần), sửa chữa thiết bị nuôi, san
thưa, diệt địch hại như cua, sao biển, ốc… và theo dõi các yếu tố môi trường,
thời tiết và bảo vệ.

Những nơi có nguồn nước sạch, độ mặn 15 - 30‰, độ trong < 60 cm, pH 7,5
- 8,5 rất phù hợp nuôi hàu thương phẩm.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×