Tải bản đầy đủ (.ppt) (88 trang)

XÂY DỰNG BG CN7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.7 KB, 88 trang )


BỆNH Ở CÂY CÔNG
NGHIỆP

BỆNH Ở CÂY ĐẬU TƯƠNG

Thường xuất hiện một số bệnh hại phổ
biến là gỉ sắt, sương mai, đốm lá vi khuẩn,
bệnh héo rũ, phấn trắng và khảm lá virus.

Bệnh gỉ sắt: Phakopsora sojae
Rất phổ biến và gây hại lớn nhất
trên đậu tương.
a. Triệu chứng: bệnh xuất hiện
ở bề mặt của những gốc lá, sau đó lan
nhanh lên các lá phía trên và gây hại
cho các bộ phận khác của cây. Biểu
hiện là những đốm hay chấm nhỏ màu
vàng nhạt sau đó chuyển dần sang màu
nâu và đỏ da cam.

Lá đậu tương bị bệnh

b. Nguyên nhân:

Do nấm gỉ sắt Phakopsora pachyzhizi gây
nên, hình thành những ổ bào tử hạ trên bộ
phận gây hại. Bào tử hạ phát tán nhờ gió,
mưa và lây truyền cho các bộ phận khác
của cây hoặc cây khác. Bào tử hạ hình
tròn không nhẵn, có gai màu nâu vàng.



c. Biện pháp phòng trừ:

Dùng giống kháng bệnh (DT-2000) trồng
trong vụ đông xuân.

Luân canh với lúa nước bố trí thời vụ thích
hợp.

Xử lí giống bằng thuốc hoá học:
Bayphidan hoặc Roval.

Có thể phun Bayleton 50WP, Baycor trên
đồng ruộng.

BỆNH SƯƠNG MAI Ở ĐẬU
TƯƠNG
(Peronospora mansushrica Syd)

a. Triệu chứng:

Ở lá xuất hiện chấm nhỏ màu xanh-vàng
nhạt, xám dần và cuối cùng chuyển sang
màu nâu, lá úa vàng, khô và rụng sớm. Vết
bệnh thường ở dọc gân lá và có hình dạng
không cố định. Bệnh phát triển mạnh trong
vụ xuân và gđ ra hoa kết quả.

Sinh bào tử và phát tán bào tử


b. Nguyên nhân:
Do 1 loại nấm bệnh có khả năng sinh
sản bằng 2 hình thức:

Sinh sản vô tính: tạo ra các cành bào tử.
Bào tử phân sinh có hình trứng, đơn bào,
không màu.

Sinh sản hữu tính: tạo ra bào tử trứng ở
trong quả, ở mô lá bị bệnh trên mặt đất,
bảo tồn lâu dài. Hạt giống và tàn dư lá
bệnh là nguồn bệnh lưu truyền cho vụ sau

c. Biện pháp phòng trừ:

Vệ sinh tàn dư sau thu hoạch.

Luân canh với lúa và các cây rau màu
khác.

Xử lí giống bằng thuốc trừ nấm hoặc phun
thuốc vào giai đoạn cây 4-5 lá kép và
chớm ra hoa.

BỆNH THỐI ĐỎ RUỘT MÍA
* Tác hại của bệnh: làm thối và chết mầm,
hom trồng bị bệnh sẽ đẻ ít nhánh, mầm
mía mọc yếu ớt. Nếu gây hại vào thời kì
cây đã lớn làm cây dễ gãy, chóng lên
men, giảm hàm lượng đường, giảm sản

lượng.

a. Triệu chứng:

Vết bệnh ở thân: Ban đầu chỉ là những
điểm nhỏ màu hồng nhạt trong ruột mía,
sau đó phát triển ra và lan rộng, kéo dài
trong lóng làm thành những mảng lớn màu
đỏ huyết. Về sau vết bệnh lên men và rửa
ra, ruột mía có chỗ hơi rỗng, mùi rượu vị
chua, nhạt. Lúc này lớp vỏ bên ngoài mới
biểu hiện rõ: mất sắc bóng, tóp nhỏ có vết
hằn màu đỏ tía, có nhiều chấm đen nhỏ là
các ổ đĩa bào tử của nấm.

Mía bị bệnh thối đỏ ruột


Vết bệnh ở lá: cũng tương tự như ở thân,
ban đầu là những điểm nhỏ màu hồng, sau
lan dọc theo gân chính và chuyển dần sang
đỏ huyết với hình bầu dục, có hạt đen nhỏ,
phiến lá rách và dễ bị gãy.

Lá mía bị bệnh

b. Nguyên nhân:

Do nấm Colletotrichum falcatum kí sinh và
gây bệnh. Các bào tử phân sinh và lan

truyền qua côn trùng, gió, mưa và nẩy
mầm mạnh khi gặp nước, tiếp đó nước
tiếp xúc với cây và gây bệnh. Bệnh phát
triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, mưa
nhiều, nhất là vào mùa hè, đất trũng, đất
quá ẩm, quá chua.

c. Biện pháp phòng trừ:

Chọn giống tốt, kháng sâu bệnh.

Làm tốt vệ sinh đồng ruộng.

Loại bỏ các hom giống bị bệnh trước khi trồng
hoặc xử lí bằng cách sát trùng đầu cắt của hom
trong nước vôi 1% hoặc dd boocđô, CuSO4 1%
trong 2 gờ.

Trồng mía trên đất thoát nước, trồng đúng thời
vụ, thu hoạch sớm và khi thu hoạch lưu ý không
để chất chống đọng nước.

Khi phát hiện bệnh phải bóc bỏ lá bị bệnh, đem
đốt và trừ sâu đục thân.

BỆNH THỐI ĐEN RUỘT MÍA
Cũng tương tự như bênh thối đỏ chỉ
khác ở chỗ đốm bệnh ban đầu có màu
hồng nhạt xuất hiện ở hom giống sau đó
chuyển sang màu đen. Cơ chế gây bệnh

cũng tương tự như bệnh thối đỏ. Nhưng ở
thân, bệnh xâm nhập vào ruột mía có màu
đen, mùi dưa thối, lâu ngày ruột mía chỉ
còn trơ lại vỏ đen.

BỆNH GỈ SẮT CÀ PHÊ
(Bệnh nấm vàng da hay
Hemileia vastatrix)

Nấm bệnh trên lá cà phê

a. Tác hại:
Làm rụng lá khô quả và giảm tỉ lệ ra
hoa, đậu quả của cà phê, làm giảm
năng suất, sản lượng quả, hạt.

b. Triệu chứng:
- Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở các lá
bánh tẻ và lá già, vết bệnh ban đầu chỉ là
các đốm nhỏ nâu màu vàng. Các đốm này
lớn dần thành các đốm hình tròn màu xanh
vàng ở mặt trên của lá và màu vàng tươi ở
mặt dưới của lá. Trên vết bệnh ở mặt dưới
của lá dần dần xuất hiện các bột màu vàng
da cam (bào tử hạ của nấm).

- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn suy thoái
các bào tử nấm được phát tán toàn bộ, vết
bệnh có màu nâu, khô, có viền vàng xung
quanh.

-
Trên vết bệnh cũ nấm có thể phát triển trở
lại khi gặp đk thuận lợi.
-
Có khi trên khối bào tử nấm gỉ sắt màu
vàng còn thấy vòng nấm trắng bao quanh.
Đó là 1 trong 2 loại nấm kí sinh diệt bào tử
nấm gỉ sắt, có tên là Cladosporium
hemileiae và Veticillium hemileia.

Nấm bệnh trên lá cà phê

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×