Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ ôn luyện VL 12-DĐ và SĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.45 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
ĐỀ ÔN LUYỆN - DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ tên:..........................................................................Lớp……
Câu 1: Mạch dao động điện từ điều hoà LC gồm tụ điện C = 30nF và cuộn cảm L =25mH. Nạp điện cho tụ
điện đến hiệu điện thế 4,8V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
A. I = 4,28mA. B. I = 6,34mA.C. I = 3,72mA.D. I = 5,20mA.
Câu 2: Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 2pF, (lấy π
2
=
10). Tần số dao động của mạch là
A. f = 2,5MHz. B. f = 1MHz. C. f = 2,5Hz. D. f = 1Hz.
Câu 3: Người ta dùng cách nào sau đây để duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số riêng của nó?
A. Đặt vào mạch một hiệu điện thế xoay chiều.
B. Dùng máy phát dao động điện từ điều hoà.
C. Đặt vào mạch một hiệu điện thế một chiều không đổi.
D. Tăng thêm điện trở của mạch dao động.
Câu 4: Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li?
A. Sóng ngắn. B. Sóng dài. C. Sóng cực ngắn. D. Sóng trung.
Câu 5: Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện 8 (pF) và một cuộn cảm 0,2 (mH). Bỏ qua điện trở
thuần của mạch. Năng lượng dao động của mạch là 0,25 (µJ). Viết biểu thức dòng trong mạch, biết tại thời
điểm ban đầu dòng có giá trị cực đại.
A.
( )
( )
Ati
6
10.25sin05,0
=
B.


( )
( )
Ati 2/10.25sin15,0
6
π
+=
C.
( )
( )
Ati 2/10.5sin05,0
6
π
+=
D.
( )
( )
Ati 2/10.25sin05,0
6
π
+=
Câu 6: Trong mạch dao động LC, dòng điện dịch trong tụ điện và dòng điện trong cuộn cảm có những điểm
giống nhau là:
A. Đều do các êlectron tự do tạo thành. B. Xuất hiện trong điện trường xoáy.
C. Xuất hiện trong điện trường tĩnh. D. Đều do các điện tích tạo thành.
Câu 7: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2
lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. tăng 4 lần.
Câu 8: Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được xác định
bởi biểu thức
A. ω = 2π/

LC
B. ω = 1/π
LC
C. ω = 1
LC
D. ω = 1/
LC
π
2
Câu 9: Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây có độ tự cảm 2,5/π (µH) và một có điện dung thay đổi từ 10/π
(pF) đến 160/π (pF). Mạch trên có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng nào?
A. 3 m ≤ λ ≤ 15 m B. 3 m ≤ λ ≤ 12 m C. 2 m ≤ λ ≤ 15 m D. 2 m ≤ λ ≤ 12 m
Câu 10: Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động LC lí tưởng là i = 0,08sin2000t (A). Cuộn dây
có độ tự cảm là 50 (mH). Xác định hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tại thời điểm cường độ dòng điện tức thời
bằng giá trị hiệu dụng.
A. 4
3
(V) B. 4 (V) C. 4
5
(V) D. 4
2
(V)
Câu 11: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ
B
và vectơ
E
luôn luôn:
A. Dao động ngược pha.
B. Biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.
C. Trùng phương và vuông góc với phương truyền sóng.

D. Dao động cùng pha.
Câu 12: Một mạch dao động gồm tụ điện C = 0,5μF và cuộn dây L = 5mH, điện trở thuần của cuộn dây là R =
0,1Ω. Để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ là 5V ta phải cung cấp cho mạch một
công suất là bao nhiêu?
A. P = 0,125μW. B. P = 0,125mW. C. P = 0,125W. D. P = 125W.
Câu 13: Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kỳ
A. không phụ thuộc vào L và C. B. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.
GV Trịnh Ngọc Long – DĐ 0974292909 Trang 1/4 – DĐ&SĐT 1

C. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L. D. phụ thuộc vào cả L và C.
Câu 14: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t(A). Tụ điện trong
mạch có điện dung 5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là
A. L = 50mH. B. L = 50H. C. L = 5.10
-8
H. D. L = 5.10
-6
H.
Câu 15: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 880pF và cuộn cảm L = 20μH. Bước
sóng điện từ mà mạch thu được là
A. λ = 100m. B. λ = 150m. C. λ = 250m. D. λ = 500m.
Câu 16: Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 4 (µF). Biết tần số dao động 2653 Hz.
Xác định độ tự cảm.
A. 1 mH B. 0,09 H C. 0,9 H D. 0,9 mH
Câu 17: Mạch dao động lý tưởng gồm tụ điện có điện dung và cuộn dây có độ tự cảm L. Dùng nguồn điện một
chiều có suất điện động 6 (V) cung cấp cho mạch một năng lượng 5 (µJ) thì cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất
1 (µs) dòng điện tức thời trong mạch triệt tiêu. Xác định L.
A. 3/π
2
(µH) B. 2,6/π
2

(µH) C. 1,6/π
2
(µH) D. 3,6/π
2
(µH)
Câu 18: Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 4 (µH) và tụ điện có điện dung 2000 (pF).
Điện tích cực đại trên tụ là 5 (µC). Nếu mạch có điện trở thuần 0,1 (Ω), để duy trì dao động trong mạch thì
phải cung cấp cho mạch một công suất bằng bao nhiêu?
A. 36 (mW) B. 15,625 (W) C. 36 (µW) D. 156,25 (W)
Câu 19: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4
lần thì chu kỳ dao động của mạch
A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 4 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 2 lần.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện dịch là do điện trường biến thiên sinh ra.
B. Dòng điện dẫn là dòng chuyển độngcó hướng của các điện tích.
C. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dịch.
D. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dẫn.
Câu 21: Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện
biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f.
B. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f .
C. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại.
D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại.
Câu 22: Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động LC lí tưởng là i = 0,08sin2000t (A). Cuộn dây
có độ tự cảm là 50 (mH). Xác định năng lượng điện trường tại thời điểm t = π/12000 (s).
A. 120 µJ B. 40 µJ C. 93,75 µJ D. 36,5 µJ
Câu 23: Mạch dao động LC có điện tích trong mạch biến thiên điều hoà theo phương trình
q = 4cos(2π.10
4
t)μC. Tần số dao động của mạch là

A. f = 10(Hz). B. f = 2π(Hz). C. f = 10(kHz). D. f = 2π(kHz).
Câu 24: Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 4 (µF) và một cuộn dây có độ tự cảm
( )
mHL 9,0
=
. Xác định tần số dao động.
A. 2656 Hz B. 2654 Hz C. 2653 Hz D. 2655 Hz
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?
A. Điện trường xoáy là điện trường mà các đường sức là những đường cong có điểm đầu và điểm cuối.
B. Khi điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường .
C. Khi từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
D. Từ trường có các đường sức từ bao quanh các đường sức của điện trường biến thiên
Câu 26: Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5µF, cường độ tức thời của dòng điện là
i = 0,05sin2000t(A). Độ tự cảm của cuộn cảm là:
A. 0,05H. B. 0,2H. C. 0,15H. D. 0,25H.
Câu 27: Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì sinh ra
A. Một dòng điện B. một từ trường thế C. điện trường xoáy D. từ trường xoáy
GV Trịnh Ngọc Long – DĐ 0974292909 Trang 2/4 – DĐ&SĐT 1

Câu 28: Sóng điện từ nào sau đây được dùng trong việc truyền thông tin trong nước?
A. Sóng ngắn. B. Sóng dài. C. Sóng cực ngắn. D. Sóng trung.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
C. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến
thiên
D. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín
.
Câu 30: Tần số dao động của mạch LC tăng gấp đôi khi:
A. Điện dung tụ tăng gấp đôi B. Điên dung giảm còn 1 nửa

C. Độ tự cảm của cuộn dây tăng gấp đôi D. chu kì giảm một nửa
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về điện từ trường?
A. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là những đường cong.
C. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường.
D. Từ trường xoáy có các đường sức từ bao quanh các đường sức điện.
Câu 32: Một mạch dao động điện từ LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L.
Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Gọi Q
0
, U
0
lần lượt là
điện tích cực đại và hiệu điện thế cực đại của tụ điện, Io là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Biểu thức
nào sau đây không phải là biểu thức tính năng lượng điện từ trong mạch?
A.
2
0
2
CU
W
=
B.
2
0
2
Q
W
L
=
C.

2
0
2
LI
W
=
D.
2
0
2
Q
W
C
=
Câu 33: Một ăngten rađa phát ra những sóng điện từ đến một máy bay đang bay về phía rađa. Thời gian từ lúc
ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 120 (µs). Hãy tính khoảng cách từ máy bay đến ăngten
rađa ở thời điểm sóng điện từ phản xạ từ máy bay. Biết vận tốc của sóng điện từ trong không khí 3.10
8
(m/s).
A. 36 km B. 40 km C. 18 km D. 34 km
Câu 34: Khi mắc tụ điện có điện dung C
1
với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f
1
= 6kHz; khi mắc
tụ điện có điện dung C
2
với cuộn L thì tần số dao động của mạch là f
2
= 8kHz. Khi mắc nối tiếp C

1
và C
2
với
cuộn L thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu?
A. f = 7kHz. B. f = 4,8kHz. C. f = 10kHz. D. f = 14kHz.
Câu 35: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L =1mH và một tụ điện có điện dung
C = 0,1μF.. Mạch thu được sóng điện từ có tần số nào sau đây?
A. 15923,57Hz. B. 31830,9Hz. C. 15,9155Hz. D. 503,292Hz.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?
A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.
B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.
D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số điện tích dao động.
Câu 37: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một bộ tụ điện gồm
tụ điện cố định C
0
mắc song song với một tụ xoay C. Tụ xoay có điện dung thay đổi từ 10 (pF) đến 250 (pF).
Nhờ vậy mạch thu có thể thu được các sóng có bước sóng từ 10 (m) đến 30 (m). Xác định độ tự cảm L.
A. 0,84 (µH) B. 0,93 (µH) C. 0,74 (µH) D. 0,94 (µH)
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của mạch dao động điện từ LC có điện trở thuần
không đáng kể?
A. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung.
B. Năng lượng điện từ của mạch dao động biến đổi tuần hoàn theo thời gian.
C. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện.
D. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng từ trường cực đại ở cuộn cảm.
Câu 39: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 2,5 (µH) và một tụ xoay.
Điện trở thuần của mạch là 1,3 (mΩ). Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 21,5 (m) thì xoay nhanh tụ
GV Trịnh Ngọc Long – DĐ 0974292909 Trang 3/4 – DĐ&SĐT 1


để suất điện động không đổi nhưng cường độ hiệu dụng dòng điện thì giảm xuống 1000 (lần). Hỏi điện dung tụ
thay đổi bao nhiêu?
A. 0,33 (pF) B. 0,32 (pF) C. 0,31 (pF) D. 0,3 (pF)
Câu 40: Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào
A. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường.
B. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở.
C. hiện tượng giao thoa sóng điện từ.
D. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.
Câu 41: Với mạch dao động hở thì ở vùng không gian
A. quanh dây dẫn chỉ có từ trường biến thiên.
B. quanh dây dẫn chỉ có điện trường biến thiên.
C. Bên trong tụ điện không có từ trường biến thiên.
D. quanh dây dẫn có cả từ trường biến thiên và điện trường biến thiên.
Câu 42: Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16nF và cuộn cảm L = 25mH. Tần số góc dao động của mạch

A. ω = 5.10
-5
Hz. B. ω = 200rad/s. C. ω = 5.10
4
rad/s. D. ω = 200Hz.
Câu 43: Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 20 (mH) và tụ có điện dung 3
(µF). Tính năng lượng dao động của mạch biết giá trị hiệu điện thế hai bản tụ là 4√2 (V) khi cường cường độ
dòng là 0,04
A. A. 36 µJ B. 39 µJ C. 40 µJ D. 64 µJ
Câu 44: Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm:
A. nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.
B. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.
C. nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.
D. nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.
Câu 45: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm 2,5 (µH) và một tụ xoay.

Sau khi bắt được sóng điện từ có bước sóng 21,5 (m) thì tần số góc và điện dung tụ bằng bao nhiêu?
A. 2.10
7
(rad/s); 4,2 (pF) B. 4.10
7
(rad/s); 42 (pF)
C. 10
7
(rad/s); 5,2 (pF) D. 8,8.10
7
(rad/s); 52 (pF)
Câu 46: Sóng điện từ trong chân không có tần số f = 150kHz, bước sóng của sóng điện từ đó là
A. λ =1000m. B. λ =2000km. C. λ =2000m. D. λ =1000km.
Câu 47: Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 50 (mH) và tụ có điện dung 5
(µF). Hiệu điện thế cực đại trên tụ 12 (V). Tính năng lượng từ trường tại thời điểm hiệu điện thế hai bản tụ là 8
(V).
A. 0,2 mJ B. 0,36 mJ C. 0,35 mJ D. 0,35 mJ
Câu 48: Khi mắc tụ điện có điện dung C
1
với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ
1
= 60m; khi
mắc tụ điện có điện dung C
2
với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ
2
= 80m. Khi mắc nối tiếp C
1
và C
2

với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là:
A. λ = 48m. B. λ = 70m. C. λ = 100m. D. λ = 140m.
Câu 49: Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 50 (mH) và tụ có điện dung 5
(µF). Hiệu điện thế cực đại trên tụ 12 (V). Tính giá trị hiệu điện thế hai bản tụ khi độ lớn cường cường độ dòng
là 0,04√5 (A).
A. 4 (V) B. 8 (V) C. 4√3 (V) D. 4√2 (V)
Câu 50: Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 4 (µF). Biết tần số góc 100 (rad/s).
Xác định độ tự cảm.
A. 25 H B. 1 mH C. 0,9 H D. 0,09 H
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
GV Trịnh Ngọc Long – DĐ 0974292909 Trang 4/4 – DĐ&SĐT 1

×