Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Cơ sở thực tiễn vai trò của mô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.34 KB, 7 trang )

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1Những tích cực
2.1.1
Mô hình gia đình truyền thống đa chức năng
Gia đình truyền thống Việt Nam cũng có nhiều yếu tố tích cực, được lưu
truyền đến tận ngày nay. Đó là tình cảm yêu thương gắn bó lẫn nhau giữa các
thành viên, đạo vợ - chồng phải thương yêu nhau, đạo làm con phải hiếu thảo với
cha mẹ; rồi tình cảm yêu quê hương, đất nước, dân tộc, tinh thần đoàn kết, đùm
bọc, giúp đỡ nhau. Những nét đẹp truyền thống này được gìn giữ và kế tục, góp
phần tạo nên bản sắc văn hoá đậm đà của dân tộc.
Gia đình có ba chức năng chính:
a/ Chức năng sinh học (chức năng duy trì nòi giống):
Đây là chức năng đặc thù của gia đình mà không một cộng đồng nào trong
xã hội thay thế được. Gia đình có chức năng tái sản xuất con người. Nó không chỉ
đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn cung cấp lực
lượng lao động mới cho xã hội. Nó đảm bảo cho sự duy trì nòi giống và sự trường
tồn của xã hội.
Việc thực hiện chức năng sinh đẻ diễn ra trong từng gia đình nhưng lại là
vấn đề được xã hội quan tâm bởi nó quyết định đến mật độ dân số quốc gia và
quốc tế. Nó có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của mọi mặt đời sống xã hội.
Ví dụ như dân số tăng nhanh sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả là thiếu lương thực,
thiếu đất ở, thất nghiệp tăng, môi trường ô nhiễm, an ninh - chính trị không ổn
đinh,…
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số tăng nhanh trong
điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước ta còn thấp. Chính vì vậy, Đảng
và Nhà nước ta cần phải thực hiện chương trình dân số nhằm hướng dẫn tuyên
truyền, vận động về quyền sinh sản, thực hiện kế hoạch hoá gia đình… Mục đích
của việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm sức ép của dân số đối với xã
hội và nâng cao chất lượng con người. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình là trách
nhiệm của toàn dân đối với xã hội.



b/ Chức năng kinh tế:
Theo quan điểm duy vật biện chứng thì nhân tố quyết định trong lịch sử là
sản xuất. Bản thân sản xuất lại có hai loại: sản xuất ra con người và sản xuất ra tư
liệu sinh hoạt. Bên cạnh việc sản xuất ra con người (chức năng duy trì nòi giống)
gia đình còn tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Đây chính là
chức năng kinh tế của gia đình.
Với chức năng này, gia đình huy động mọi tiềm năng về sức lao động, vốn,
tay nghề của nguồn lao động mà gia đình cung cấp cho xã hội. Mọi thành viên
trong gia đình đều có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với từng lứa
tuổi, giới tính, trình độ…
Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng kinh tế của gia đình cũng phát
triển khá đa dạng, phong phú. Nó thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau như sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ… trên mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu
cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, đồng thời đóng góp to
lớn đối với sự phát triển của xã hội.
c/ Chức năng văn hóa:
Gia đình có vai trò giữ gìn, lưu truyền, phát triển văn hóa dân tộc. Đảng ta
nhấn mạnh gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc.
Thông qua các câu chuyện cổ tích, qua các câu ca dao, tục ngữ, cha mẹ,
ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư
duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người.
Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã
truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền
thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, tính cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự
cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần
cù trong lao động sản xuất…



Đảng ta chỉ rõ: Trong giai đoạn hiện nay để “xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội,
mà xét đến cùng, đó là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể.
2.1.2
Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu
Việc điều chỉnh hạ thấp tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân
đã dẫn tới số lượng gia đình nông dân làm ruộng, sống ở nông thôn giảm mạnh.
Mô hình gia đình truyền thống này đã được thay thế bằng gia đình hiện đại đa
khuôn mẫu: gia đình nông dân - công nhân, gia đình viên chức, gia đình doanh
nhân, v.v... Ngay trong bộ phận nông dân còn lại, do chính sách “Tam nông” tích
cực của Nhà nước, do giao lưu kinh tế - văn hoá rộng rãi, văn hoá gia đình họ
cũng đã mang màu sắc khác. Họ đã trở thành người nông dân - trí thức biết làm
chủ công nghệ sinh học hiện đại. Họ có thể là chủ các trang trại, đồng thời là các
doanh nhân lớn nhỏ đang cung cấp hàng hoá đi mọi miền đất nước, thậm chí khắp
năm châu.
Nho giáo ở Việt Nam không theo khuynh hướng "bình thiên hạ", mà mỗi
nhà Nho đều theo ý thức về con đường của mình là học hành, thi cử, đỗ đạt, làm
quan, giúp dân, giúp nước và cải tạo xã hội. Người Việt khi tiếp nhận Nho giáo đã
tâm đắc chữ Nhân hơn cả. Trong gia đình, nếu Nho giáo đề cao chế độ phụ quyền
khinh miệt phụ nữ, thì đối với người Việt, hình ảnh người mẹ, người vợ luôn có
chỗ đứng trong suy nghĩ và đời sống tình cảm.
Tiếp thu, kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống:
Đối với quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ
là một giá trị cần thiết và quan trọng; trên nguyên tắc tình cảm, giảm bớt sự lễ
nghi đôi khi thái quá, cực đoan của gia đình truyền thống; ngược lại, cha mẹ cũng
luôn cần phải thương yêu, chăm sóc con cái như các cụ thường nói "cha từ tử
hiếu"
Về quan hệ vợ chồng là sự hoà thuận và tình nghĩa thuỷ chung của vợ

chồng. Trong các mối quan hệ khác của gia đình như giữa anh chị em trong gia
đình, giữa ông bà, cô dì chú bác và các cháu là tính tôn ti, trật tự, sự tôn trọng lẫn


nhau theo phép tắc có trên, có dưới; là tình cảm yêu thương, đùm bọc chia sẻ,
giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn.
Về quan hệ giữa gia đình với dòng họ, làng xóm, quê hương đất nước, là sự
gắn kết của gia đình với làng xóm, quê hương đất nước, và vai trò của yếu tố
dòng họ; góp phần hình thành nên sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam và
gia đình Việt Nam truyền thống là một trong những nơi bảo lưu tốt nhất những
giá trị văn hoá của cộng đồng và dân tộc.
Gia đình nhiều thế hệ có đặc điểm là tính cộng đồng trong gia đình rất cao,
đây là đặc điểm của văn hóa Việt Nam - văn hóa cộng đồng. Cấu trúc gia đình
nhiều thế hệ có ưu điểm rất lớn là khả năng gìn giữ văn hóa truyền thống rất tốt.
Tri thức, kinh nghiệm ứng xử của ông bà, cha mẹ được truyền lại trực tiếp cho
cháu con giúp cho sự bảo tồn văn hóa được liên tục.
2.1.3
Sự biến đổi năng động
a/ Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình
Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng
vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Trước hết, gia đình hạt nhân tồn tại như một
đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến
đổi xã hội. Sự thu hẹp quy mô gia đình tạo điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng giới,
giảm bớt những mâu thuẫn và xung đột phát sinh từ việc chung sống trong gia
đình nhiều thế hệ. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình
khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Ở đó, cá nhân
tính được đề cao.
b/ Biến đổi về chức năng
Trước thời kỳ đổi mới, mức sinh ở nước ta thường rất cao, nhất là ở các
vùng nông thôn. Nhưng, hiện nay, với quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp

sang công nghiệp, chức năng tái sản xuất ra con người đã có những biến đổi khác
trước. Nếu trước đây việc sinh đẻ tùy theo tâm lý, ý muốn riêng của gia đình,
dòng họ..., thì ngày nay việc sinh đẻ của mỗi gia đình còn phụ thuộc vào ý thức
xã hội, vào chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình
của đất nước. Nếu trước đây, tâm lý thích đông con, sinh con trai để nối dõi tông


đường là tiêu chuẩn đầu tiên của chức năng sinh sản, thì hiện nay, những quan
niệm đó không còn được ưu tiên bằng việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
Trong xã hội công nghiệp, chức năng sản xuất của gia đình thu hẹp dần và
chức năng tiêu dùng lại có xu hướng tăng lên. Ở Việt Nam hiện nay, chức năng
kinh tế của gia đình cũng không nằm ngoài xu hướng biến đổi này. Bước sang
thời kỳ đổi mới, việc coi kinh tế “hộ gia đình” là một thành phần quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, làm cho kinh tế gia đình được cải thiện. Kinh tế phát triển
nhanh, thu nhập của gia đình tăng lên, nên nhu cầu tiêu dùng của gia đình đã có
những biến đổi khá rõ nét. Trong xã hội, đã có sự chuyển giao một phần việc đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình cho các dịch vụ xã hội.
2.1.4
Những giá trị nhân văn mới
Chế độ hôn nhân ở nước ta là chế độ hôn nhân một vợ một chồng thật sự
trọn vẹn và được pháp luật ghi nhận. Vợ và chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang
nhau về mọi mặt trong đời sống xã hội. Vợ và chồng được tự do lựa chọn những
vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu
cầu khác… Khác hẳn với xã hội cũ, gia đình một vợ - một chồng chỉ là hình thức,
chỉ là một chồng đối với phụ nữ, còn đối với đàn ông là chế độ đa thê, người vợ
không có tiếng nói trong gia đình. Vì vậy, thực hiện chế độ một vợ - một chồng là
thực hiện giải phóng phụ nữ.
Tình cảm sâu sắc trong gia đình nhỏ tất yếu dẫn tới những tình cảm đối với
gia đình lớn, với bà con trong thân tộc, với dòng họ, với láng giềng xóm phố, với
địa phương mình ở và thiêng liêng hơn nữa là tình cảm sâu sắc đối với tổ quốc

của mình. Những tình cảm ấy là cơ sở vững chắc của mọi quan hệ đạo đức giữa
người với người, cần được không ngừng củng cố và nâng cao ở mọi thành viên từ
nhỏ đến lớn.
Hiện nay, các gia đình vẫn phát huy được truyền thống yêu nước. Họ coi
bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng. Họ đã động viên con em mình thực hiện
tốt nghĩa vụ quân sự. Còn trong lao động các gia đình hăng say lao động, sản
xuất, kinh doanh đúng pháp luật. Thực hiện đầy đủ bổn phận và trách nhiệm với


Nhà nước … Nhìn chung các gia đình luôn luôn có ý thức bảo vệ tài sản Nhà
nước, tuân thủ pháp luật.
2.1.5
Những thành tựu
Nước ta đang ở chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta đã từng bước thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện về kinh tế, chính
trị, xã hội…. mà trọng tâm là chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh
tế nhiều thành phần. Trong đó kinh tế gia đình có vị trí rất quan trọng và được
Đảng và Nhà nước khuyến khích giúp đỡ. Theo Nghị quyết của Đảng: “Phát triển
kinh tế tư nhân là chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế cách mạng chủ nghĩa”.
Gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ, không còn tình trạng thụ động, trông
chờ, ỷ lại vào Nhà nước như thời kinh tế bao cấp.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội
nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều
kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh
của các nước
Đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế,
xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi gia đình. Kinh
tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng
tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới ở

cơ sở phát triển, ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, khu phố văn hoá, làng văn
hoá, cụm dân cư văn hoá, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng triệu gia đình
thoát nghèo và nâng cao mức sống. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ
trợ cho các gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, gia đình
ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần
xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Những giá
trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của người


phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Quyền trẻ em đã được
pháp luật thừa nhận, được xã hội và gia đình thực hiện và phát huy. Luật Hôn
nhân và Gia đình sửa đổi năm 2000 đã tạo điều kiện để thực hiện hôn nhân bình
đẳng và tiến bộ. Những năm gần đây, việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về
gia đình và việc lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam đã khẳng định
vai trò của gia đình đối với xã hội và xã hội đối với gia đình trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.



×