Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
------------

ĐẶNG VĂN LUẬN

TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI ĐẾN GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
---------ĐẶNG VĂN LUẬN

TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI ĐẾN GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số

: 62.22.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn. Các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất
kỳ công trình khoa học nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận án

Đặng Văn Luận


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU:.................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu lý luận về tiến bộ khoa học và công nghệ hiện
đại, về gia đình.................................................................................................... 6
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và
công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam......................................................... 13
1.3. Những nghiên cứu về giải pháp nhằm phát huy những tác động
tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công
nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam.............................................................. 20
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án................ 26
Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI ĐẾN GIA

ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Lý luận về “tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại”, về “gia
đình”...................................................................................................... .... 28
2.2. Tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình
Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận cơ bản.............................................

49

Tiểu kết chương 2......................................................................................

65

Chƣơng 3: TÁC ĐỘNG CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ HIỆN ĐẠI ĐẾN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC
TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại
đến gia đình Việt Nam hiện nay.........................................................................

67

3.2. Một số vấn đề đặt ra từ tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ
hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay...........................................................

102

Tiểu kết chương 3......................................................................................

119



1

Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY
NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC CỦA TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
ĐẾN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế
những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến cấu
trúc gia đình Việt Nam hiện nay......................................................................... 121
4.2. Giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế
những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến chức
năng của gia đình Việt Nam hiện nay................................................................

128

4.3. Giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế
những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến lối
sống gia đình Việt Nam hiện nay.......................................................................

137

Tiểu kết chương 4......................................................................................

146

KẾT LUẬN..............................................................................................

148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 153
PHỤ LỤC.................................................................................................. 167


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, loài người đã và đang chứng kiến sự ra đời và phát
triển vượt bậc của những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại. Đến lượt mình,
những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại không những làm thay đổi phương
thức sản xuất, tạo ra bước tiến lớn của nhân loại mà còn để lại những dấu ấn rất đậm
nét trong đời sống gia đình với tư cách là một thiết chế, một tổ chức cơ sở và một
đơn vị văn hoá của xã hội. Tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại như những “đợt
sóng” ào ạt dội vào gia đình, phá vỡ cấu trúc cũ, trật tự cũ, tạo ra phong cách gia
đình mới. Những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thông đã làm cho khái niệm không gian và thời gian dường như
thay đổi, không gian như hẹp hơn, thời gian như ngắn lại. Điều đó, cũng có nghĩa là
các thành viên trong gia đình có thể thường xuyên gặp nhau hơn, gần nhau hơn
bằng kỹ thuật - công nghệ hiện đại.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản khẳng định, lấy sự “phát triển mạnh khoa học,
công nghệ làm động lực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước” [38, tr.218].
Thực tế cũng chứng minh những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại không chỉ
có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn có tác động nhất định đến
tiến bộ xã hội, đặc biệt là đến gia đình Việt Nam hiện nay.
Vậy, tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đang tác động đến gia đình Việt
Nam như thế nào và trên những phương diện nào? Đó là những tác động tích cực
hay tiêu cực? Tác động nào là tích cực, tác động nào là tiêu cực? v.v.. Những câu
hỏi này đã từng được đặt ra và thảo luận trong xã hội của chúng ta từ mấy thập kỷ

gần đây, nhất là từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ Đổi mới, nhưng cho đến nay vẫn
chưa thật sự có được câu trả lời thuyết phục.
Đứng trước những vấn đề trên, nếu chúng ta không quan tâm nghiên cứu tác
động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình thì sẽ thiếu đi một cơ

1


sở khoa học để “xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là
tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống
và hình thành nhân cách” [38, tr.77]. Do đó, việc nhận diện những biểu hiện và xem
xét cơ chế tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt
Nam hiện nay là cần thiết và cấp thiết. Để từ đó, đề xuất một số giải pháp hữu hiệu
nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ tiến
bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay. Bởi, thực tiễn
cho thấy “sức mạnh trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn
tại và phát triển của gia đình” [146, tr.7] và “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt” [104, tr.523]. Với
lý do đó, tác giả chọn vấn đề: “Tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện
đại đến gia đình Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ
hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay cùng những vấn đề đặt ra, luận án đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những
tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam
hiện nay cũng như trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Trình bày và làm sáng tỏ thêm các khái niệm “khoa học”, “công nghệ”, “tiến

bộ khoa học và công nghệ hiện đại”, “gia đình”; phân tích một số vấn đề lý luận cơ
bản về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt
Nam;
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ
hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay cùng những vấn đề đặt ra;

2


- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực
và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại
đến gia đình Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt
Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại rất rộng. Tuy nhiên,
trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ khái quát một số tiến bộ khoa học và công
nghệ hiện đại có tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện

nay, như công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ sinh học; công nghệ vật
liệu tiên tiến; công nghệ năng lượng mới.
Sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt
Nam hiện nay rất dữ dội, phức tạp, đa diện và đa chiều. Vì vậy, luận án chỉ tập trung
phân tích, làm rõ thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại
đến gia đình Việt Nam (gia đình người dân tộc Kinh) hiện nay, dưới ba khía
cạnh: cấu trúc, chức năng và lối sống.
Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ thời kỳ Đổi mới (từ năm
1986 đến nay).

4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về khoa học và
công nghệ, về gia đình để phân tích sự biến đổi của gia đình Việt Nam dưới tác
động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại. Đồng thời, luận án kế thừa có
chọn lọc kết quả của một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đã được công bố.

3


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là các phương pháp lịch sử - logic; phân tích - tổng
hợp; quy nạp - diễn dịch; đối chứng và so sánh; phương pháp phân tích tài liệu có
sẵn; đồng thời có sử dụng phương pháp liên ngành khoa học xã hội để làm rõ nội
dung nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần sáng tỏ thêm các khái niệm “khoa học”, “công nghệ”,
“tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại”, “gia đình”, lý luận về sự tác động của
tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay;
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ
hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay cùng những vấn đề đặt ra (dưới khía cạnh

cấu trúc, chức năng và lối sống);
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích
cực và hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại
đến gia đình Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết sẽ góp phần làm sáng tỏ lý luận
về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam
hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích đối với
cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, về gia đình trong việc hoạch
định chính sách, tìm kiếm các giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và
hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia
đình Việt Nam.

4


- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy môn Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Xã hội học gia đình, Gia đình học, v.v..
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên
quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4
chương, 11 tiết.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu lý luận về tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại,
về gia đình

1.1.1. Những nghiên cứu lý luận về tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại
Năm 1988, Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết “Cách mạng khoa học - kỹ
thuật và sự tác động của nó đến các nước đang phát triển” đã cho rằng, sự phát triển
của cách mạng khoa học - kỹ thuật “về thực chất là một hiện tượng lịch sử - xã hội
phức tạp” [15, tr.5]. Tác giả cũng đưa ra lý luận về cách mạng khoa học - kỹ thuật.
Đây thực sự là những gợi ý quan trọng giúp cho tác giả luận án trong việc phân tích
lý luận về mối quan hệ giữa tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại với đời sống xã
hội trong đó có gia đình.
Đặng Hữu, trong cuốn Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội
(1989) cho rằng: “Công nghệ là một tập hợp những hiểu biết hướng vào cải tạo tự
nhiên, phục vụ nhu cầu của con người” [66, tr.7]. Khi nói về công nghệ, cần xem xét
ở cả hai khía cạnh là phần cứng và phần mềm. Công nghệ không thể phát triển từ
kinh nghiệm thực tế mà phải từ kết quả nghiên cứu khoa học, ngược lại các nghiên
cứu khoa học cũng phụ thuộc vào công nghệ. Công trình là tài liệu giúp tác giả của
luận án hiểu rõ hơn lý luận về mối quan hệ giữa tiến bộ khoa học với công nghệ
hiện đại.
Bài viết “Khoa học và công nghệ - chìa khóa phát triển kinh tế và những vấn
đề của xã hội hiện đại” của Đặng Ngọc Dinh trong cuốn Trao đổi ý kiến những vấn
đề lý luận của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1990), đã khái lược những thành tựu
công nghệ mới vào những năm 80 của thế kỷ XX, đồng thời khẳng định vai trò của
nó như là “chìa khóa” cho sự thay đổi xã hội, kinh tế, chính trị, nghệ thuật và nhân
cách. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý cần “phải sử dụng công nghệ một cách thông
minh và thận trọng” [26, tr.11]. Mặc dù với dung lượng không dài, nhưng công trình

6


nghiên cứu giúp tác giả luận án có cái nhìn về lịch sử phát triển của công nghệ trong
những năm 80 của thế kỷ XX.
Trong cuốn Khoa học công nghệ với nhận thức và biến đổi thế giới và con

người - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn (2003), trên cơ sở phân tích và khái quát
các quan niệm về khoa học công nghệ phổ biến hiện nay, Phạm Thị Ngọc Trầm cho
rằng, “ngày nay, khi nói đến công nghệ, người ta hiểu ngay trong nó có khoa học.
Trong công nghệ, trí tuệ, tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”
[157, tr.70]. Công trình này là tài liệu hữu ích giúp tác giả luận án đưa ra và làm rõ
hơn lý luận về tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.
Năm 2004, trong cuốn Kinh tế tri thức - Thời cơ và thách thức đối với sự phát
triển của Việt Nam, Đặng Hữu đã dành 57 trang viết về cách mạng khoa học và
công nghệ, đồng thời chỉ ra những công nghệ tiên tiến đã làm thay đổi xã hội loài
người, như công nghệ sinh học giúp “con người có thể kiểm soát được quá trình
sinh trưởng của mình chống lại các bệnh tật, phát triển thể lực và trí lực, có sự sống
tốt đẹp” [67, tr.32]. Công trình nghiên cứu được chuẩn bị công phu, có giá trị lý
luận giúp tác giả luận án hiểu biết hơn về công nghệ tiên tiến và tác động của nó
đến chức năng gia đình Việt Nam hiện nay.
Đặng Mộng Lân, trong công trình “Góp ý về việc sử dụng các khái niệm
“Khoa học và công nghệ” và “Khoa học công nghệ”” (2006) đã đi từ khái niệm
“khoa học” đến khái niệm “công nghệ”, từ khái niệm “khoa học kỹ thuật” đến khái
niệm “khoa học công nghệ”, và từ khái niệm “khoa học và kỹ thuật - công nghệ”,
rồi bàn đến khái niệm “khoa học và công nghệ” đang được sử dụng hiện nay. Tác
giả cũng đặt câu hỏi nên “dùng thế nào cho chính xác” [86, tr.31]. Công trình giúp
cho tác giả luận án có thêm cơ sở trong việc lựa chọn dùng thuật ngữ tiến bộ khoa
học và công nghệ hiện đại.
Năm 2008, trong cuốn Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học, Thomas Kuhn
đã đưa ra cái nhìn mới về lịch sử của sự phát triển, sự tiến hoá của khoa học. Theo
Thomas Kuhn, khoa học không phát triển theo đường thẳng mà thông qua tích luỹ
đều đặn các tri thức mới, trải qua các cuộc cách mạng luôn diễn ra, tức là trải qua các

7



“mẫu hình”, “mẫu hình mới phải hứa hẹn duy trì một phần tương đối lớn khả năng
giải quyết vấn đề khoa học đã tích tụ được nhờ vào mẫu hình cũ” [81, tr.328]. Trong
“mẫu hình” có sự thay đổi đột ngột về chất của công việc tìm tòi và phát triển của các
cuộc cách mạng khoa học. Công trình nghiên cứu giúp tác giả luận án hiểu sâu hơn
về cấu trúc cuộc cách mạng khoa học.
Trong cuốn Nhận thức về thời đại ngày nay (2010), khi bàn đến nội dung và
đặc điểm của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, Vũ Văn Hiền cho rằng,
“cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, bản thân nó là lực lượng sản xuất mới
hiện đại, đồng thời là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhảy vọt, làm
cho tính chất và trình độ lực lượng sản xuất ở thế kỷ XXI thay đổi căn bản” [49,
tr.148]. Công trình giúp tác giả luận án hiểu sâu thêm về đặc điểm của cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại.
Vũ Cao Đàm, trong bài “Khoa học hay tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp”
(2011), đã trình bày khái lược quan điểm của nhiều tác giả khác nhau về luận điểm
“khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Sở dĩ có cuộc tranh luận trên là
do “luận điểm của C.Mác đã bị giải thích không chính xác” [32, tr.27], họ đã đồng
nhất “khoa học” với “tri thức”. Đúng là “khoa học” được định nghĩa là “hệ thống tri
thức”, nhưng ngược lại, không thể hiểu “tri thức” chỉ là “tri thức khoa học”. Mặc dù
dung lượng bài báo không lớn, nhưng đã cung cấp những cơ sở lý luận quan trọng
về “tri thức khoa học trở lực lượng sản xuất trực tiếp”, giúp cho tác giả luận án lựa
chọn cách dùng khái niệm phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ
hiện nay.
Năm 2012, trong cuốn Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Phan Xuân Dũng (Chủ biên) cho rằng,
“đặc điểm cơ bản nhất của công nghệ cao là dựa trên kiến thức khoa học hiện đại,
những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức và hàm lượng khoa học,
sáng tạo nhất” [29, tr.17]. Công trình đã giúp tác giả luận án có thêm cơ sở hiểu biết
về công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Việt Nam cùng sự tác động của nó đến gia đình.


8


Trong cuốn Khoa học thách thức của thế kỷ 21 (2013), Claude Allegre đã
phân tích về sự phát triển của khoa học, trong đó tác giả đặt ra nhiều câu hỏi về tính
hai mặt của khoa học và công nghệ, như “nếu người ta đưa ra bằng chứng rằng, điện
thoại di động nguy hại cho não của bạn, liệu bạn có bỏ nó không?” [1, tr.8]. Các câu
hỏi sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa trong tương lai, trong một thế giới mà với sự giúp
đỡ của thông tin toàn cầu hoá, mọi người đều liên quan và được tham vấn dễ dàng.
Đây là công trình nghiên cứu được chuẩn bị công phu, có giá trị lý luận giúp tác giả
luận án có cái nhìn mới về sức lôi cuốn của tiến bộ khoa học và công nghệ, để từ đó
tìm ra giải pháp khắc phục mặt trái của việc sử dụng những thành tựu khoa học và
công nghệ hơn là phê phán nó.
Như vậy, trên cơ sở tổng quan một số công trình khoa học nghiên cứu lý luận
về tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại cho thấy, kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với tác giả trong quá trình
triển khai thực hiện luận án. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu lý luận về tiến
bộ khoa học và công nghệ hiện đại (đặc biệt dưới góc độ triết học) vẫn còn là một
vấn đề mới mẻ.
1.1.2. Những nghiên cứu lý luận về gia đình
Năm 1996, trong bài “Tam giác gia đình”, Hồ Ngọc Đại cho rằng, gia đình
được hình thành từ ba thành phần là “Bố (A), Mẹ (B) và con cái (C). Tôi gọi là tam
giác gia đình” [31, tr.34]. Không chỉ dừng lại ở khái niệm tam giác gia đình, tác giả
còn gắn nó với tam giác đời sống xã hội mà “ba đỉnh là Cá nhân - Gia đình - Xã
hội” [31, tr.39]. Công trình gợi mở cho tác giả luận án nghiên cứu lý luận về khái
niệm gia đình.
Lê Thi, trong Vai trò của gia đình trong xây dựng nhân cách trong con người
Việt Nam (1997), đã phân tích vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nhân cách
con người Việt Nam trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ đạt được
những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Tác giả cho rằng, “sự phát triển của gia

đình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, có tính quyết định của sự biến đổi môi trường bao
quanh, tự nhiên và xã hội, đồng thời gia đình có quy luật vận động độc lập tương

9


đối của nó” [138, tr.23]. Công trình gợi mở cho tác giả luận án nghiên cứu lý luận
về khái niệm gia đình và lý luận về sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ
hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay.
Với bài viết “Chức năng của gia đình” (2002), in trong cuốn Gia đình Việt
Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Lê
Ngọc Văn cho rằng, “chức năng gia đình chỉ phương thức biểu hiện hoạt động sống
của gia đình gắn liền với những nhu cầu của xã hội đối với gia đình (với tư cách là
thiết chế xã hội) và nhu cầu cá nhân đối với gia đình (với tư cách là một nhóm tâm
lý xã hội)” [163, tr.114]. Công trình rất có giá trị đối với tác giả luận án khi phân tích
lý luận về chức năng của gia đình trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ
hiện đại.
Năm 2002, Lê Thi trong cuốn Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi
mới cho rằng, gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển chính vì nó có sứ mệnh
đảm đương những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, không một
thiết chế xã hội nào khác có thể thay thế được. Các chức năng đó tồn tại trong mối
liên hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên con người và xã hội hoá con
người. Trước hết là chức năng “tái sản xuất ra con người, ra các thế hệ tương lai,
một mặt để đáp ứng yêu cầu của xã hội, mặt khác đáp ứng yêu cầu của chính các
thành viên gia đình; chức năng kinh tế, lao động sản xuất, đảm bảo nguồn sinh sống
cho các thành viên trong gia đình; chức năng nuôi dạy, giáo dục con cái là một chức
năng hết sức quan trọng; chức năng đảm bảo sự cân bằng tâm lý thỏa mãn các nhu
cầu tình cảm của các thành viên; chức năng bảo vệ chăm sóc sức khỏe, người ốm;
người già, trẻ em trong gia đình” [140, tr.45-46]. Công trình là nguồn tư liệu tham
khảo quý giá cho tác giả luận án khi phân tích lý luận về chức năng gia đình trước tác

động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.
Gia đình học (2009) của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý là một công trình
khoa học công phu và có hệ thống, được biên soạn dưới hình thức một giáo trình.
Từ quan niệm gia đình học với tính cách là một khoa học, các tác giả đã phân tích
khái niệm gia đình. Theo các tác giả “gia đình là tế bào của xã hội, là thiết chế xã

10


hội trong cơ cấu của xã hội. Sự ổn định và phát triển của gia đình có vị trí, vai trò
hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển xã hội” [72, tr.11]. Ngoài ra,
công trình còn phân tích, làm rõ những đặc trưng của quá trình hình thành và phát
triển của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Đây là gợi ý quan trọng
đối với tác giả luận án khi phân tích lý luận về gia đình trước tác động của tiến bộ
khoa học và công nghệ hiện đại.
Trong cuốn Xã hội học gia đình (2011), khi phân tích về định nghĩa gia đình,
Mai Huy Bích cho rằng, “có rất nhiều định nghĩa về gia đình (của các nhà luật học, kinh
tế hay xã hội học, của Tổng cục Thống kê khi điều tra dân số, của nước này so với một
nước khác...), và định nghĩa đó rất khác nhau” [9, tr.13], do đó không có định nghĩa phổ
biến về gia đình, bởi gia đình hết sức đa dạng theo thời gian và không gian. Đây là công
trình rất có giá trị đối với tác giả luận án khi định nghĩa về gia đình.
Năm 2012, trong cuốn Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Lê Ngọc
Văn đề cập đến những vấn đề lý luận về gia đình và biến đổi gia đình, như khái
niệm gia đình, cấu trúc gia đình, chức năng gia đình, thiết chế gia đình, văn hóa gia
đình và biến đổi gia đình. Theo tác giả, với tư cách là tế bào, thiết chế cơ bản của xã
hội, gia đình đảm nhận những chức năng xã hội đặc thù; chức năng tái sản xuất ra
con người - duy trì nòi giống, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội; chức năng giáo
dục; chức năng kinh tế - đảm bảo nhu cầu sống cho các thành viên trong gia đình,
v.v.. “Chính vì thế, sự tồn tại và biến đổi của gia đình không chỉ liên quan đến cuộc
sống của từng cá nhân mà có liên quan đến sự tồn tại và biến đổi của xã hội” [165,

tr.13]. Những quan điểm lý thuyết cơ bản dùng để nghiên cứu gia đình cũng được
giới thiệu và phân tích như quan điểm tiếp cận xung đột, quan điểm tiếp cận nữ
quyền, quan điểm tiếp cận cấu trúc chức năng coi gia đình là một thành phần trong
cấu trúc của xã hội, thực hiện những chức năng cơ bản của xã hội, đáp ứng nhu cầu
của các thành viên gia đình và góp phần ổn định xã hội. Cuốn sách là tài liệu tham
khảo quan trọng cho tác giả luận án khi phân tích lý luận về gia đình trước tác động
của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

11


Năm 2012, trong công trình “Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam:
Một số vấn đề cần quan tâm”, Nguyễn Hữu Minh cho rằng, “gia đình có vai trò
cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của cá nhân, trong việc thực hiện các chức
năng xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này
sang thế hệ khác” [108, tr.91]. Cũng bởi vậy tác giả khẳng định, “đầu tư cho gia
đình là đầu tư cho sự phát triển bền vững” [108, tr.91]. Công trình giúp cho tác
giả luận án hiểu rõ hơn lý luận về vai trò của gia đình đối với quá trình hình thành
và phát triển lối sống mỗi cá nhân trong quan hệ gia đình.
Trong luận án tiến sĩ triết học Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam
hiện nay (2015), Hà Thị Bắc trên cơ sở khái niệm về gia đình đã đề cập đến các
đặc điểm chung của gia đình như: “Thứ nhất, gia đình là một thiết chế xã hội
được hình thành trước hết trên cơ sở quan hệ hôn nhân; Thứ hai, gia đình nổi bật
ở mối quan hệ đặc trưng có tính chất là quan hệ huyết thống; Thứ ba, trong gia
đình còn có quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục,...” [8, tr.39]. Tác giả cũng cho rằng,
mặc dù không có một định nghĩa duy nhất, bất biến về gia đình cho mọi thời đại
lịch sử, song những đặc trưng cơ bản của gia đình được định hình trong đời sống
xã hội sẽ là cơ sở để nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình Việt Nam hiện
nay.
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận về gia đình cho thấy, các tác giả

đã nghiên cứu về gia đình dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng thực sự là sự
hiểu biết của chúng ta về gia đình quả thật vẫn còn rất mỏng so với vai trò của
nó. Tuy nhiên, những công trình trên đã cung cấp tài liệu và gợi mở cho tác giả
luận án nhiều suy nghĩ khác nhau về gia đình trước xu hướng vận động, phát triển
phức tạp của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại. Mặc dù vậy, chưa có công
trình nào nghiên cứu trực tiếp lý luận về gia đình Việt Nam trước sự tác động của
tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Đây là vấn đề ít được quan tâm nghiên cứu, vì
vậy tác giả luận án thấy cần thiết phải được nghiên cứu, làm rõ.

12


1.2. Những nghiên cứu về thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và
công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam
Năm 1992, trong cuốn Công nghệ năm 2000 đưa con người về đâu, Đặng
Ngọc Dinh đã đi sâu phân tích tác động của công nghệ hiện đại đến đời sống vật
chất và tinh thần của xã hội nói chung và gia đình nói riêng. Theo tác giả, các công
nghệ hiện đại, như “công nghệ vi điện tử - tin học - viễn thông - rôbốt; vật liệu mới
thuỷ tinh - tia laser; sinh học di truyền, đang là chìa khoá để thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, tạo bộ mặt hoàn toàn mới, một xã hội phát triển nhanh dựa trên nền tảng
công nghệ vi mô nhưng hùng hậu, ở đó con người hướng tới một cuộc sống giàu
sang và đạo đức” [27, tr.4]. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích giúp tác giả luận án
phân tích tác động tích cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình
Việt Nam hiện nay.
Lê Thi, trong bài viết “Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực
trong sự đổi mới của đất nước” (1995), cho rằng “hiện nay người ta đang nói đến
nền văn minh hậu công nghiệp hay văn minh tin học với sự phát triển cao của trí tuệ,
lao động trí óc thay thế lao động chân tay đem lại năng suất cao, v.v.. Điều này làm
giảm nhẹ gánh nặng công việc cho các gia đình, giải phóng con người, khiến họ có
nhiều thời gian nhàn rỗi để giải trí, học tập, vui chơi với gia đình” [137, tr.59-60].

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, trẻ
em, người lớn tiếp thu được nhiều kiến thức đa dạng, cùng với quy luật ngày càng
xã hội hoá đi đôi với cá thể hoá các thành viên gia đình. Công trình đã gợi mở cho
tác giả luận án khi phân tích, đánh giá tác động tích cực của tiến bộ khoa học và
công nghệ hiện đại đến chức năng giáo dục gia đình Việt Nam hiện nay.
Năm 1998, công trình Khoa học và công nghệ với các giá trị văn hoá do
Hoàng Đình Phu (Chủ biên), đã phân tích những tác động của khoa học và công
nghệ đến các giá trị văn hoá, trong đó có lối sống gia đình. Tác giả cho rằng,
“ngày nay các dụng cụ gia đình được cơ khí hoá và điện tử hoá: tủ lạnh, lò nướng
vi ba, máy giặt, các thức ăn chuẩn bị sẵn, sự bùng nổ các hệ thống đa dịch vụ cung
cấp đến tận nhà những nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt gia đình” [120, tr.147].

13


Công trình giúp cho tác giả luận án có cái nhìn khách quan khi phân tích thực
trạng lối sống gia đình trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.
Trong cuốn Hiện đại hoá xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2001),
Lương Việt Hải đã khái quát những đặc điểm của cách mạng khoa học kỹ thuật và
phân tích những tác động của nó đến quá trình hiện đại hoá đời sống tinh thần. Từ
đó, tác giả khẳng định tác động của “cách mạng công nghiệp cùng với tiến bộ khoa
học, kỹ thuật trong quá trình biến đổi xã hội rất cách mạng của mình đã đập vỡ nát
mô hình gia đình cũ và cải biến nó cho thích ứng với đời sống kinh tế công nghiệp
dựa trên nền tảng khoa học - kỹ thuật mới” [47, tr.83]. Đây là công trình nghiên cứu
công phu và hiếm hoi có bàn đến tác động của khoa học và công nghệ đến gia đình
dưới góc độ triết học.
Luận án tiến sĩ triết học Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ ở nước
ta hiện nay (2001) của Nghiêm Sĩ Liêm đã bàn đến tác động mạnh mẽ của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ đến nội dung và phương thức giáo dục gia đình
Việt Nam. Tác giả khẳng định, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ, “các thành viên gia đình đang dần tham gia hoạt động sản xuất chủ yếu bên
ngoài khuôn khổ gia đình, sự “bất cập” về trình độ, năng lực của bộ phận cha mẹ,
uy tín của cha mẹ, gia đình đã và đang làm giảm đi phần nào vai trò của giáo dục
gia đình đối với con trẻ” [87, tr.63].
Trong cuốn Làn sóng thứ ba (2002), Alvin Toffler cho rằng, dưới tác động của
cách mạng công nghiệp làm thay đổi dữ dội từ “gia đình hạt nhân bị phá vỡ” dẫn
đến “những giá trị về gia đình bị đảo lộn” [148, tr.8]. Đồng thời, “làn sóng thứ ba
mang theo một kiểu sống mới dựa trên những nguồn năng lượng tái sinh đa dạng,
trên những phương thức sản xuất sẽ làm cho những dây truyền sản xuất trở nên lỗi
thời, trên những gia đình mới không có hạt nhân, trên những thể chế mới có thể gọi
là “nhà tranh điện tử” [148, tr.17]. Công trình là tài liệu tham khảo quan trọng cho
tác giả luận án khi phân tích thực trạng về cấu trúc, chức năng và lối sống gia đình
trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.

14


Tiếp cận dưới góc độ triết học, Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết “Các giá
trị truyền thống trước sự thẩm định và thách thức của thời đại trong bối cảnh toàn
cầu hoá” in trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu
hoá (2002) cho rằng, “các công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, do cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại mang lại, đã đưa nhân loại đến những thành
công ngày càng to lớn, đôi khi khó ngờ, trong lĩnh vực truyền thông và giao thông
vận chuyển. Các kỹ thuật này có khả năng giúp chuyển tải nhanh chóng và bí mật
đến mức không thể kiểm soát nổi, các sản phẩm văn hoá cực kỳ đa dạng và cả các
sản phẩm phản văn hoá đến mọi ngõ ngách của hành tinh. Khả năng này tạo cơ hội
đổ bộ ào ạt văn hoá phương Tây vào các nước phương Đông, do vậy thật sự đe dọa
và thách thức ghê gớm đối với các giá trị văn hoá truyền thống phương Đông” [17,
tr.13]. Những đóng góp của công trình rất có giá trị đối với tác giả luận án trong phân
tích, đánh giá thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến lối

sống gia đình Việt Nam hiện nay.
Năm 2002, Đỗ Huy trong bài “Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức
của toàn cầu hoá” cho rằng, trong công nghệ thông tin mỗi dân tộc đều chỉ là một
cái làng của hành tinh. Vì vậy, nền văn hoá Việt Nam được mở rộng và giao lưu
rộng rãi với rất nhiều nền văn hoá trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với các thành tựu
đó, văn hoá truyền thống Việt Nam nói chung, văn hoá gia đình Việt Nam nói riêng
đang đứng trước rất nhiều thử thách, “một bộ phận lớp trẻ ưa chuộng phong cách
phương Tây, thích hát những bài hát nhịp mạnh và ưa mặc áo Pun, quần Jean,
không thích nghe, thích hát, thích xem các bản nhạc, các vở kịch truyền thống.
Hàng ngày, trên môi trường văn hoá, các mạng thông tin toàn cầu liên tục truyền
các hình ảnh, tin tức, ấn phẩm không phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Lối
sống bạo lực, thực dụng, sự tiêu xài trác táng, sự hưởng thụ tình dục theo kiểu
phương Tây tạo ra nhiều phản văn hoá trên hệ thống giá trị” [55, tr.107-108].
Nguyễn Đình Hoà, trong bài “Khoa học, công nghệ và đạo đức trong điều kiện
kinh tế thị trường” (2003), cho rằng khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin, bên cạnh những mặt tích cực, thì cũng đang gây nên những ảnh hưởng

15


tiêu cực đối với đạo đức, trong đó có lối sống gia đình. Chính “sự ra đời của các
phương tiện thông tin đại chúng, nhất là văn minh màn hình đang làm cho thế giới
nội tâm của con người trở nên nghèo nàn, sự giao cảm giữa mỗi cá nhân với thế giới
bên ngoài trở nên hời hợt, những khoảng trống, sự thiếu hụt trong cấu trúc nhân
cách như mối đồng cảm, sự quan tâm đến người khác, xuất hiện ngày càng nhiều,
v.v.. Sự thâm nhập và tiếp cận văn hoá không lành mạnh thông qua mạng internet
đã gây ra những vấn đề bức xúc về mặt đạo đức, như chủ nghĩa thực dụng, tâm lý
hưởng thụ, sống gấp, chạy theo đồng tiền,... của một bộ phận dân cư, đặc biệt là
trong tầng lớp thanh thiếu niên” [51, tr.95-96]. Đây là những gợi ý có giá trị đối với
tác giả luận án trong phân tích thực trạng lối sống gia đình Việt Nam trước tác động

của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.
Năm 2003, trong bài “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu
hoá hiện nay”, Nguyễn Văn Huyên cho rằng, “khi chúng ta hoà mạng internet, quá
trình đa dạng hoá, đa phương hoá liên kết và hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho
các giá trị và các lối sống của nhiều dân tộc khắp hành tinh tác động tới lối sống
từng cá nhân, gia đình và xã hội, người Việt Nam được hướng theo lối sống công
nghiệp, hình thành phong cách quan hệ có tính sòng phẳng, thiết thực, thậm chí có
khi đề cao tính thực dụng” [57, tr.30]. Những gợi mở của công trình đã giúp tác giả
luận án trong quá trình phân tích thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công
nghệ hiện đại đến lối sống gia đình Việt Nam hiện nay.
Trong công trình “Một số vấn đề đạo đức nảy sinh do việc ứng dụng các thành
tựu của y sinh học và công nghệ sinh học” (2004), Trần Đức Long cho rằng, sự tiến
bộ khoa học - công nghệ ở thời đại hiện nay đang đặt ra cho loài người rất nhiều
vấn đề nan giải, mang tính toàn cầu, đòi hỏi các nhà triết học phải đưa ra các giải
pháp thực sự nhân văn cho chúng. Một trong số đó là công nghệ sinh đẻ nhân tạo
cũng đang “tạo ra những vấn đề phức tạp trong việc xác định quan hệ họ hàng: đứa
trẻ có thể có nhiều người làm cha mẹ, còn người mang thai có thể là bà của nó,
trong khi trứng là của con gái bà ta” [92, tr.54]. Công trình rất có ích cho tác giả của

16


luận án nghiên cứu thực trạng tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại
đến chức năng sinh sản của gia đình Việt Nam hiện nay.
Trong cuốn Cuộc sống và biến động của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay
(2006), dưới góc độ triết học Lê Thi đã phân tích về cuộc sống hôn nhân và gia đình
Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng, tác động của những tiến bộ về khoa học, kỹ
thuật và công nghệ đã dẫn đến những biến động quan trọng làm “quy mô gia đình
có xu hướng ngày càng giảm đi và số con ổn định” [142, tr.270]. Công trình đã gợi
mở cho tác giả luận án phân tích, lý giải về sự biến đổi cấu trúc gia đình Việt Nam

trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại.
Năm 2006, “Đạo đức trong gia đình” in trong cuốn Đạo đức xã hội ở nước ta
hiện nay: Vấn đề và giải pháp, Lê Quý Đức và Trần Thị Thanh Thanh cho rằng: “sự
bùng nổ của khoa học, công nghệ thực tế đã tác động đáng kể đến cơ cấu, nền tảng
của các mối liên hệ truyền thống vốn có của gia đình: Phương thức lao động sản
xuất; cách thức tiêu dùng, hưởng thụ về vật chất và văn hoá, phương tiện đi lại, nhà
ở; thông tin liên lạc, v.v..” [40, tr.201]. Tất cả những thay đổi đó là điều hoàn toàn
khách quan, dù muốn hay không nó cũng sẽ tác động trực tiếp và đưa đến những
mặt tích cực trong nhận thức, trong hành vi và trong quan hệ gia đình.
Thomas L.Friedman trong Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế kỷ XXI
(2007), đã truyền tải một thông điệp quan trọng - công nghệ thông tin [thành tựu
quan trọng của công nghệ hiện đại] được xem là nhân tố cơ bản nhất làm “phẳng thế
giới”, làm thay đổi cách thức con người ta lao động, tìm kiếm thông tin, nghỉ ngơi,
thư giãn và các sinh hoạt văn hoá tinh thần khác. Đây là cách tiếp cận mới của tác
giả, làm thay đổi cách mà con người ta nhìn nhận thế giới từ trước tới nay. Thành
tựu khoa học và công nghệ hiện đại - Công nghệ thông tin nhân tố mang tính đột
phá góp phần làm “thế giới đang trở nên phẳng” [41, tr.814]. Công trình là tài liệu
tham khảo hữu ích cho tác giả của luận án khi luận giải vấn đề tác động của khoa
học và công nghệ hiện đại đến gia đình ở Việt Nam, nhằm hạn chế sự tác động tiêu
cực và phát huy tác động tích cực.

17


Trong công trình Văn hoá gia đình Việt Nam (2008), Vũ Ngọc Khánh cho
rằng, tình hình giáo dục gia đình xuống cấp hoặc sự lệch lạc đây đó của cha mẹ, con
cái, anh em,... cần được thông tin liên tục để nhắc nhở mọi người không thể thờ ơ
với những thực tế đáng buồn hoặc đáng trách. Tuy nhiên, gia đình và xã hội phải
dốc nhiều sức lực may mới ngăn chặn nổi, “những phim ảnh lạc hậu nhưng rất giật
gân, những sách báo khiêu dâm truỵ lạc ồ ạt ở ngoài vào, những đồ chơi trẻ em rất

bóng bẩy hấp dẫn mà phản giáo dục, v.v.. Tất cả tưởng như chỉ là căn bệnh xã hội,
mà thực ra lại là những lực lượng công phá gia đình vô cùng nguy hiểm” [73,
tr.267]. Công trình rất có giá trị cho tác giả luận án khi tìm kiếm nguyên nhân dẫn
đến những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống
gia đình Việt Nam hiện nay.
Lê Thị Quý với bài viết “Những đặc trưng cơ bản của quản lý gia đình trong
quản lý phát triển xã hội” in trong cuốn Quản lý Nhà nước về gia đình: Lý luận và
thực tiễn (2010) cho rằng, sự quá độ trong những bước chuyển từ xã hội nông
nghiệp sang xã hội công nghiệp, “đã khiến cho nhiều chuẩn mực gia đình trở nên
xáo trộn. Các chuẩn mực gia đình cũ phải đối diện phũ phàng với những biến đổi
mạnh mẽ của môi trường xã hội và nhiều điểm không còn phù hợp với xã hội mới,
những chuẩn mực mới chưa có đủ sự vững vàng và sâu sắc từ thời gian và thực tiễn
để có thể tồn tại. Tất cả tạo nên những dấu hiệu ban đầu của một sự khủng hoảng về
gia đình ở nơi này nơi khác” [129, tr.62]. Đây thực sự là những đánh giá quan trọng.
Trong bài viết “Lựa chọn giới tính thai nhi ở Việt Nam: Một số vấn đề thực
tiễn cần quan tâm hiện nay” (2012), Vũ Thị Cúc đã tổng quan về một số kết quả
nghiên cứu về vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi ở Việt Nam trên một số khía cạnh.
Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh, “sự phát triển của công nghệ y học hiện đại là
[một trong] những yếu tố góp phần làm gia tăng hiện tượng lựa chọn giới tính khi
sinh hiện nay” [23, tr.29]. Từ sự phân tích những kết quả nghiên cứu đã có về vấn
đề lựa chọn giới tính thai nhi, tác giả cảnh báo: “Những nguy cơ tiềm tàng mà Việt
Nam phải đón nhận trong tương lai do hậu quả của hành vi lựa chọn giới tính là rất
lớn” [23, tr.37]. Công trình là tài liệu tham khảo hữu ích giúp tác giả của luận án khi

18


phân tích tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ đến chức năng sinh sản của
gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2012, trong bài viết “Về tác động có tính hai mặt của tiến bộ khoa học công nghệ đối với đạo đức”, Nguyễn Văn Phúc đã phân tích thực trạng tác động của

khoa học - công nghệ đến đạo đức theo cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực. Theo tác
giả, “do có ưu thế vượt trội trong việc cung cấp thông tin, truyền thông đại chúng
thường bị lạm dụng trong việc đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người với ngoại
giới. Thay vì tham gia trực tiếp vào các hoạt động hay các quan hệ giao tiếp của
cuộc sống sinh động, con người ngồi lì hàng giờ trước màn hình tivi hoặc vi tính,
giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua một thế giới ảo” [122, tr.34]. Công trình
đã có những gợi ý cho tác giả luận án phân tích, đánh giá về tác động có tính hai
mặt của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống gia đình Việt Nam
hiện nay.
Trong cuốn Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc (2013), Nguyễn
Thị Phương Châm đã phân tích sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện
đại, trong đó nổi bật là internet. Tác giả cho rằng, internet đưa con người đến gần
nhau hơn và bình đẳng hơn về mặt tiếp cận thông tin, nhưng mặt khác, cũng khiến
con người choáng ngợp với những tiện dụng cùng những lợi ích mà nó đem lại và
dần lệ thuộc vào nó rất nhiều. Vì thế, ngày nay, internet đã trở thành một thứ “có
quyền lực to lớn trong rất nhiều mặt của đời sống xã hội” [12, tr.296]. Công trình là
tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả của luận án khi luận giải vấn đề “sức mạnh”
của internet đối với lối sống gia đình Việt Nam.
Năm 2013 trong bài “Quan điểm Mác-xít về mối quan hệ giữa khoa học công nghệ và đạo đức”, Nguyễn Ngọc Khá cho rằng, “giữa khoa học - công
nghệ và đạo đức có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, những
thành tựu của khoa học - công nghệ đóng vai trò là cơ sở của các nấc thang giá
trị đạo đức; ngược lại, những quan niệm đạo đức có vai trò định hướng cho sự
phát triển của khoa học - công nghệ” [69, tr.31]. Công trình là tài liệu giúp cho tác

19


giả luận án hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tiến bộ khoa học và công nghệ hiện
đại với đạo đức gia đình.
Tạ Vũ - Hồ Tịnh Vĩ - Trương Xuân Lê trong công trình “Điều tra gia

đình Trung Quốc: Lý thuyết và thực tiễn” (2014) cho rằng, “trước những
năm 1980 các cặp sống thử trước hôn nhân là ít hơn 2,0%, năm 1980 tăng lên 5,0%,
năm 1990 tăng lên 12,1%, năm 2000 tăng lên 32,6%” [178, tr.27]. Đây là tài liệu
giúp tác giả luận án có thêm cơ sở để so sánh với hiện tượng sống thử trước hôn
nhân ở Việt Nam hiện nay trước tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện
đại.
Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các tác giả đi trước đã
nghiên cứu về sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới tác động của tiến bộ khoa học và
công nghệ hiện đại, khá phong phú và đa diện. Tuy nhiên, dường như vẫn thiếu một
sự nghiên cứu mang tính hệ thống về tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ
hiện đại đến gia đình tương xứng với những đòi hỏi của thực tiễn xã hội Việt Nam
hiện nay. Do vậy, nghiên cứu của tác giả luận án sẽ góp phần làm rõ hơn thực trạng
tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam hiện nay.
1.3. Những nghiên cứu về giải pháp nhằm phát huy những tác động
tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của tiến bộ khoa học và công
nghệ hiện đại đến gia đình Việt Nam
Năm 1994, Lê Thi trong bài viết “Gia đình Việt Nam và vấn đề giáo dục
gia đình trong sự chuyển đổi của đất nước hiện nay”, cho rằng cần “tăng cường
chương trình thông tin tuyên truyền và giáo dục các kiến thức về gia đình. Các
cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình thường xuyên có chuyên mục
bàn về gia đình - vai trò chức năng của nó trong xã hội Việt Nam hiện nay,
hướng dẫn giúp đỡ các cặp vợ chồng xây dựng gia đình hoà thuận hạnh phúc,
cung cấp các kiến thức cần thiết cho cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Xây
dựng những cuốn phim, những vở kịch hay có tác dụng giáo dục gia đình” [136,
tr.257]. Công trình là tài liệu tham khảo, giúp tác giả luận án tìm kiếm giải pháp

20



×