Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnh sơn la và đề xuất giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 186 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LƯƠNG ĐỨC TOÀN

NGHIÊN CỨU YẾU TỐ HẠN CHẾ
TRONG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC ĐẤT

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LƯƠNG ĐỨC TOÀN

NGHIÊN CỨU YẾU TỐ HẠN CHẾ
TRONG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC ĐẤT
MÃ SỐ : 62620103

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC ĐẤT

Người hướng dẫn Khoa học
1. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải
2. PGS.TS. Hồ Quang Đức



HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ bất cứ học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án

Lương Đức Toàn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của tập thể, cá nhân, người thân trong gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo Phòng
KH&HTQT và toàn thể cán bộ Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tạo điều kiện cho tôi
tham gia thực hiện trực tiếp và sử dụng một số số liệu của đề tài Độc lập cấp Nhà
nước “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp vùng miền
núi Tây Bắc Việt Nam”. Tôi xin chân thành cám ơn TS. Trần Minh Tiến, chủ nhiệm
đề tài đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi
xin chân thành cám ơn Lãnh đạo và cán bộ Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất,
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; các đơn vị, ban, ngành trong tỉnh Sơn La, Phòng Sau
đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã cùng cộng tác, hỗ trợ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt công việc của mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TSKH. Nguyễn Xuân

Hải và PGS. TS. Hồ Quang Đức là những người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Thổ
nhưỡng & Môi trường đất, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
tại trường.
Trân trọng cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã luôn sát cánh
bên tôi, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận án này!

NCS Lương Đức Toàn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ 7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 8
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................... 10
3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 10
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................... 11
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu............................................................. 11
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................................. 11
5. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 11
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................12
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SƠN
LA ..................................................................................................................................... 12

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 12
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 17
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 18
1.2.1. Yếu tố hạn chế (YTHC) và nguyên nhân........................................................ 18
1.2.2. Xác định các yếu tố hạn chế của đất đối với cây trồng .................................. 21
1.2.3. Nghiên cứu giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế của đất ......................... 25
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .. 30
1.3.1. Nguyên nhân xuất hiện các yếu tố hạn chế trong đất Việt Nam.................... 30
1.3.2. Nghiên cứu các giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế trong đất trồng ........ 34
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HẠN CHẾ TRONG ĐẤT DỐC TẠI VÙNG TÂY
BẮC VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC .................................................................. 39
1.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC ................................................................................................................ 45

1


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊNCỨU ..............................................................................................47
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 47
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 47
2.2.1. Nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La ............................. 47
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng chất lượng đất đai và các yếu tố hạn chế trong đất sản
xuất nông nghiệp ......................................................................................................... 47
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các yếu tố hạn chế, sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho một số cây trồng
chính tỉnh Sơn La (ngô, mía, cà phê chè) .................................................................. 48
2.3. CÁCH TIẾP CẬN .................................................................................................... 49
2.3.1. Tiếp cận kế thừa ................................................................................................ 49
2.3.2. Tiếp cận hệ thống .............................................................................................. 49

2.3.3. Tiếp cận sinh thái .............................................................................................. 49
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 50
2.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu........................................................... 50
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích đất ..................................................... 50
2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất .................................................. 53
2.4.4. Phương pháp đánh giá thực trạng chất lượng đất ........................................... 54
2.4.5. Xác định các yếu tố hạn chế của đất đối với cây trồng .................................. 55
2.4.6. Phương pháp xây dựng các loại bản đồ........................................................... 56
2.4.7. Phương pháp xây dựng mô hình thực nghiệm ................................................ 57
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................61
3.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA ........................ 61
3.1.1. Thực trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp ................................................. 61
3.1.2. Đánh giá biến động các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp .................... 62
3.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ......................................................................... 66
3.2. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH SƠN LA ........................................ 78
3.2.1. Phân loại và xây dựng bản đồ đất nông nghiệp tỉnh Sơn La.......................... 78
3.2.2. Một số tính chất của đất nông nghiệp tỉnh Sơn La ......................................... 81
3.3. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ CHÍNH TRONG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH SƠN LA................................................................................................................. 84

2


3.3.1. Chất lượng đất đai và yếu tố hạn chế chính .................................................... 84
3.3.2. Những yếu tố hạn chế khác. ............................................................................. 99
3.3.3. Kết luận về yếu tố hạn chế chính của đất nông nghiệp tỉnh Sơn La............ 100
3.4. ĐÁNH GIÁ HẠN CHẾ CỦA ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG
CHÍNH ........................................................................................................................... 102
3.4.1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất đai .............................................................. 103
3.4.2. Căn cứ khoa học xác định hạn chế của đất đai đối với cây trồng ................ 105

3.4.3. Xác định các yếu tố hạn chế của đất đai đối với cây trồng chính ................ 105
3.5. XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI SƠN LA ................................................................................... 115
3.5.1. Mô hình thực nghiệm cho cây ngô ................................................................ 115
3.5.2. Mô hình thực nghiệm cho cây mía ................................................................ 119
3.5.3. Mô hình thực nghiệm cho cây cà phê chè ..................................................... 123
3.6. ĐỀ XUẤT MỘT SÔ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CHO TỈNH SƠN LA ................................................ 128
3.6.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật...................................................................... 128
3.6.2. Một số giải pháp khác..................................................................................... 136
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................138
1. KẾT LUẬN................................................................................................................ 138
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................142
PHỤ LỤC ...............................................................................................................151

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations-Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

BS


Base Saturation - Độ no bazơ

CEC

Cation Exchange Capacity – Khả năng trao đổi cation

CLĐ

Công lao động

CT

Công thức

CN

Công nghiệp

DTTN

Diện tích tự nhiên

DMC

Direct seeding Mulch-based Cropping-System - Gieo hạt cây trồng
trực tiếp qua tàn dư thực vật

ĐGĐĐ


Đánh giá đất đai

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

FAO

Food and Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương Thế giới

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

Geographic Information System - Hệ thống Thông tin Địa lý

LU

Land Unit- Đơn vị đất đai

LMU

Land Mapping Unit - Đơn vị bản đồ đất đai

LUT

Land Use Type - Loại sử dụng đất


NN

Nông nghiệp

OC

Organic Carbon - Cacbon hữu cơ

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

SBC

Sum of basic cations- Tổng cation kiềm trao đổi

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

WHO


World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

WRB

World Reference Base for Soil Resources - Tham chiếu Tài nguyên
đất Thế giới

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích đất bị thoái hóa trên thế giới .....................................................19
Bảng 2.2. Nguyên nhân chính gây thoái hóa đất trên thế giới ..................................20
Bảng 2.3. Phân cấp mức độ hạn chế trong đất đối với cây trồng..............................56
Bảng 3.1. Cơ cấu 3 loại đất chính .............................................................................61
Bảng 3.2. Cơ cấu các loại sử dụng đất nông nghiệp .................................................62
Bảng 3.3. Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chính (ha) ....................64
Bảng 3.4. Khó khăn của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại Sơn La. ..............66
Bảng 3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất nông nghiệp chính tỉnh
Sơn La .......................................................................................................................68
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp tỉnh Sơn La. ....................................................................................................70
Bảng 3.7. Mức độ đầu tư phân bón của một số loại cây trồng chính............................76
Bảng 3.8. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất ......................76
Bảng 3.9. Tổng hợp đánh giá khả năng sử dụng bền vững của các LSD .....................77
Bảng 3.10. Kết quả phân loại đất tỉnh Sơn La .............................................................79
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu vật lý đất...........................................................................81
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu hóa học đất .......................................................................82

Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng đất .................................................................83
Bảng 3.14. Đánh giá độ chua của đất nông nghiệp tỉnh Sơn La...................................84
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá dung tích trao đổi cation trong đất .................................86
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất ...................................88
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá hàm lượng đạm tổng số .................................................90
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá hàm lượng lân tổng số ...................................................90
Bảng 3.19. Kết quả đánh giá hàm lượng kali tổng số ..................................................90
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu ....................................................92
Bảng 3.21. Kết quả đánh giá hàm lượng kali dễ tiêu ...................................................92

5


Bảng 3.22. Kết quả đánh giá độ phì nhiêu của đất.......................................................94
Bảng 3.23. Kết quả đánh giá độ dày tầng đất của các loại đất .....................................94
Bảng 3.24. Kết quả đánh giá mức độ đá lẫn ................................................................95
Bảng 3.25. Kết quả đánh giá thành phần cơ giới của đất .............................................97
Bảng 3.26. Kết quả đánh giá, phân cấp độ dốc............................................................98
Bảng 3.27. Đánh giá khả năng cung cấp nước tưới .....................................................99
Bảng 3.28. Thống kê các đơn vị đất đai theo loại đất ................................................103
Bảng 3.29. Một số yêu cầu về đất đai của cây ngô ..................................................106
Bảng 3.30. Thống kê các mức độ hạn chế của đất đai đối với cây ngô ....................107
Bảng 3.31. Một số yêu cầu về đất và khí hậu của cây mía .......................................109
Bảng 3.32. Thống kê các mức độ hạn chế của đất đai đối với cây mía ....................110
Bảng 3.33. Một số yêu cầu về đất đai của cây cà phê chè ........................................112
Bảng 3.34. Thống kê các mức độ hạn chế của đất đai đối với cây cà phê chè .........113
Bảng 3.35. Tính chất đất trước thí nghiệm cho cây ngô .........................................115
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của các phương thức canh tác đến năng suất ngô..............116
Bảng 3.37. Hiệu quả kinh tế mô hình ngô ..............................................................116
Bảng 3.38. Một số tính chất đất sau thí nghiệm ngô ...............................................117

Bảng 3.39. Tính chất đất trước thí nghiệm cho cây mía .........................................119
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của các phương thức canh tác đến năng suất mía..............120
Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh mía .............................................120
Bảng 3.42. Một số tính chất đất sau thí nghiệm mía ...............................................121
Bảng 3.43. Tính chất đất trước thí nghiệm cho cây cà phê chè ..............................123
Bảng 3.44. Ảnh hưởng của các phương thức canh tác đến năng suất cà phê chè...124
Bảng 3.45. Hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh cà phê chè bền vững ......................124
Bảng 3.46. Một số tính chất sau thí nghiệm cà phê ................................................125
Bảng 3.47. Đề xuất hướng sử dụng phân bón phù hợp cho 1 số cây trồng chính. .............134

6


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ số độ cao (DEM) tỉnh Sơn La .......................................................13
Hình 1.2. Phân bố và áp dụng kỹ thuật DMC-System (triệu ha) ..............................29
Hình 3.1. Bản đồ đất tỉnh Sơn La..............................................................................80
Hình 3.2. Giá trị pHKCl của các loại đất trong vùng điều tra ..................................85
Hình 3.3. Tổng cation kiềm trao đổi và CEC trong các loại đất ...............................87
Hình 3.4. Hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong các loại đất ...................................89
Hình 3.5. Hàm lượng dinh dưỡng tổng số trong các loại đất ....................................91
Hình 3.6. Hàm lượng lân, kali dễ tiêu trong các loại đất ..........................................93
Hình 3.7. Thành phần cấp hạt của các loại đất nông nghiệp tỉnh Sơn La .......................97
Hình 3.8. Bản đồ chất lượng đất đai tỉnh Sơn La....................................................104
Hình 3.9. Bản đồ mức độ hạn chế của đất đối với cây ngô ....................................107
Hình 3.10. Bản đồ mức độ hạn chế của đất đối với cây mía ..................................110
Hình 3.11. Bản đồ mức độ hạn chế của đất đối với cây cà phê chè........................113
Hình 3.12. Một số hình ảnh về mô hình ngô...........................................................118
Hình 3.13. Một số hình ảnh về mô hình mía...........................................................122
Hình 3.14. Một số hình ảnh về mô hình cà phê ......................................................127


7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu, không thể thay thế được đối với tất cả
các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Nghiên cứu cải tiến, phát triển các hoạt
động sản xuất nông, lâm nghiệp đều phải bắt đầu từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân
loại, đánh giá tài nguyên đất. Từ đó xác định được những ưu thế, tiềm năng cũng
như những hạn chế của các hoạt động canh tác hiện tại sẽ tạo cơ sở đề xuất những
giải pháp khoa học và xây dựng kế hoạch sử dụng đất hợp lý, giúp xây dựng mô
hình canh tác phù hợp nhằm khai thác sử dụng đất tốt hơn và đảm bảo môi trường
sinh thái bền vững.
Nhiều kết quả điều tra, nghiên cứu gần đây cho thấy việc khai thác, sử dụng đất
nông nghiệp ở nước ta còn chưa hợp lý và hiệu quả. Sử dụng và khai thác đất nông
nghiệp vẫn chủ yếu lợi dụng tiềm năng của đất, xem nhẹ việc duy trì, cải tạo và phục
hồi nguồn tài nguyên đất; một số nơi sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá
nhiều… dẫn đến tình trạng đất thoái hóa, ô nhiễm, giảm khả năng sản xuất của đất…do
vậy hiệu quả sử dụng đất ngày càng giảm sút. Hầu hết các khuyến cáo để nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp đều cho rằng cần có một giải pháp tổng thể về đất - phân
bón - cây trồng gắn với định hướng phát triển sản xuất hợp lý theo từng vùng, địa
phương cụ thể.
Sơn La là tỉnh vùng cao, địa hình hiểm trở, nằm sâu trong nội địa, cách xa các
trung tâm lớn; hệ thống giao thông vận tải chưa phát triển toàn diện, đi lại giao lưu
trao đổi hàng hoá gặp nhiều khó khăn, đây là yếu tố hạn chế cơ bản trong việc thu hút
đầu tư, thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự nhiên là 1.412.349 ha, đứng thứ 3 trên tổng số 63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước (sau Nghệ An và Gia Lai), bằng
4,28% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc và bằng 37,88% tổng diện tích vùng Tây bắc.

Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (11 huyện và 01 thành phố). Dân số toàn tỉnh là
1.192.100 người (năm 2015) với 12 dân tộc (Cục Thống kê tỉnh Sơn La, 2016).

8


Hiện nay, kinh tế Sơn La phát triển chủ yếu dựa vào ngành Nông Lâm
nghiệp với 30,42 % trong tổng sản phẩm trên địa bàn và với giá trị 28.716,29 tỷ
đồng (2015) (Cục Thống kê tỉnh Sơn La, 2016). Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông
nghiệp hạn chế, hiện đang sử dụng bình quân đầu người 0,2 ha, trong đó cho sản
xuất lương thực là 0,16 ha, riêng ruộng nước bình quân chỉ có 0,017 ha.
Sơn La có diện tích đất sản xuất nông nghiệp không nhiều, đồng thời do địa
hình bị chia cắt mạnh, đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau, đất sản xuất
phân tán, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài, tần suất xuất hiện
sương muối thất thường, hệ thống thủy lợi được đầu tư nhưng chưa đảm bảo đủ
lượng nước tưới là những yếu tố hạn chế cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tập
quán sản xuất của người dân còn lạc hậu, gây khó khăn trong việc tiếp cận các biện
pháp, các mô hình sản xuất tiên tiến. Trình độ thâm canh chưa cao, sản xuất hàng
hóa phát triển chậm, các sản phẩm nông lâm nghiệp còn đơn điệu, chủ yếu nguyên
liệu thô. Tình trạng thoái hóa, xói mòn đất sản xuất nông nghiệp diễn ra mạnh. Để
nền nông nghiệp tỉnh Sơn La phát triển theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh còn nhiều câu hỏi đặt ra cần được nghiên cứu: (i) Thực trạng canh tác đất nông
nghiệp hiện tại đã phù hợp với điều kiện đất đai của tỉnh chưa? (ii) những khó khăn
nào, hạn chế gì của đất đai đã tác động đến quá trình sản xuất? (iii) những tiến bộ
khoa học kỹ thuật nào phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững và bảo
vệ môi trường cho tỉnh Sơn La?.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc
chống xói mòn đất, phục hồi sức sản xuất của đất trên địa bàn tỉnh Sơn La của nhiều
tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu sâu chỉ dừng lại ở
quy mô hẹp, thiếu các nghiên định hướng, hệ thống, xuyên ngành, tin cậy về các

hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp trên quy mô rộng và đưa ra các giải pháp
nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng đất phục vụ chiến lược phát triển
nông nghiệp nói chung và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai nói riêng cho
tỉnh Sơn La.

9


Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông
nghiệp tỉnh Sơn La và đề xuất giải pháp khắc phục” được đặt ra là rất cấp thiết và
cần được tiến hành.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được yếu tố hạn chế (YTHC) trong đất sản xuất nông nghiệp đối với
một số cây trồng chính và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất cho tỉnh Sơn La
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng chất lượng đất sản xuất nông nghiệp và các yếu tố
hạn chế (YTHC) trong đất sản xuất nông nghiệp đối với một số cây trồng chính tỉnh
Sơn La.
- Xây dựng được 03 mô hình thực nghiệm áp dụng tiến bộ kỹ thuất cho việc
khắc phục yếu tố hạn chế và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho một số cây trồng
chính ngô, mía, cà phê tại tỉnh Sơn La
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm khắc phục các yếu tố hạn chế, sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho một số cây
trồng chính tỉnh Sơn La.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi đất sản xuất
nông nghiệp và vùng đất có khả năng khai thác vào mục đích nông nghiệp tỉnh Sơn
La.

3.2. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ năm 2012 đến
2015.
3.3. Phạm vi nghiên cứu các yếu tố hạn chế trong đất: Đề tài tập trung phân tích
một số yếu tố hạn chế chính về tính chất vật lý, hóa học của đất tác động đến năng

10


suất cây trồng; một số yếu tố hạn chế về địa hình (độ dốc), tưới tiêu, yếu tố khí hậu
tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học tin cậy để đề xuất các giải pháp khai thác
và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai của địa phương. Chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Đề xuất được các giải pháp sử dụng đất hiệu quả trên cơ sở thực trạng
nguồn tài nguyên đất đai của địa phương.
- Xây dựng mô hình thực nghiệm đạt hiệu quả KT-XH cao, cải thiện chất
lượng đất đai.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá được một cách hệ thống, xuyên ngành mối quan hệ giữa thực trạng
sử dụng đất, chất lượng đất và xác định được các yếu tố hạn chế chính trong đất sản
xuất nông nghiệp đối với việc phát triển các cây trồng chính (ngô, mía, cà phê) trên
địa bàn tỉnh Sơn La.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm khắc phục các yếu tố hạn chế trong đất
đối với một số cây trồng chính (ngô, mía, cà phê) thông qua kết quả nghiên cứu lý
thuyết và mô hình thực nghiệm ngoài đồng ruộng.

11



Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
SƠN LA
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Sơn La là tỉnh miền núi thuộc vùng cao phía Tây Bắc Việt Nam, nằm ở khu
vực trung tâm của vùng, có tọa độ địa lý từ 20o39’đến 22o02’ vĩ độ Bắc và từ
103o11’đến 105o02’ kinh độ Đông, có giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và Yên Bái.
- Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào.
- Phía Đông giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
- Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên.
Tỉnh Sơn La nằm sâu trong lục địa, cách thủ đô Hà Nội 320 km theo Quốc lộ
6. Tỉnh có đường biên giới hữu nghị đặc biệt Việt - Lào dài 250 km với cửa khẩu
quốc gia Pa Háng, cửa khẩu Chiềng Khương. Trong địa bàn tỉnh có các tuyến Quốc
lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 32b, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279, Quốc lộ 4G, …
1.1.1.2. Địa hình
Địa hình của tỉnh bị chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng
chảo và các cao nguyên, có độ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt nước biển, có 3
hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Hệ thống núi phía tả ngạn sông Đà, là ranh giới giữa Sơn La và Yên Bái, bắt
nguồn từ đỉnh Nậm Khan (Quỳnh Nhai) có độ cao 1.130 m, chạy qua Mường La,
Bắc Yên đến Phù Yên với các đỉnh cao 1.000 - 2.500 m hình thành lưu vực tả ngạn
sông Đà.

12



- Hệ thống núi phía hữu ngạn sông Mã, là ranh giới giữa Sơn La và Lào, bắt
nguồn từ đỉnh Phù Dinh đến đỉnh PuTenLuông có đỉnh cao đến 2.000 m, hình thành
nên vùng giữa hữu ngạn sông Mã.
- Hệ thống núi xen giữa lưu vực sông Đà và sông Mã, bắt nguồn từ đỉnh Tà
Con (Thuận Châu) có độ cao 1.717 m qua Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu gồm các
đỉnh núi cao 1.000 - 1.500 m.

Thu từ tỷ lệ 1 : 25.000

Nguồn: Xây dựng từ dữ liệu bản đồ địa hình tỉnh Sơn La, tỷ lệ 1 : 50.000
Hình 1.1. Bản đồ số độ cao (DEM) tỉnh Sơn La

13


1.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô,
mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu Sơn La được chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ,
thu, đông. Sơn La nóng ẩm vào mùa xuân, nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân
và mùa hạ, se lạnh vào mùa thu, lạnh buốt vào mùa đông. Trong những năm gần đây
nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng hơn so với 20 năm trước đây
0,50C - 0,60C (thành phố Sơn La từ 20,90C lên 21,10C, Yên Châu từ 22,60C lên 230C),
lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố từ 1.445 mm xuống 1.402
mm, Mộc Châu từ 1.730 mm xuống 1.563 mm), độ ẩm không khí trung bình năm cũng
giảm. Cụ thể các yếu tố cơ bản về khí hậu Sơn La như sau:
- Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng Mười đến tháng Ba năm sau. Mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều, bắt đầu từ tháng Tư đến tháng Chín.
- Nhiệt độ trung bình trong năm 21,50C, nhiệt độ cao nhất là 370C, nhiệt độ

thấp nhất là 20C. Tổng tích ôn bình quân một năm là 7.5500C.
- Lượng mưa trung bình/năm là 1.400 mm. Số ngày mưa trung bình trong một
năm là 118 ngày. Lượng mưa phân bố không đều ở các tháng, trung bình là 120
mm/tháng. Mùa mưa kéo dài 6 - 7 tháng với lượng mưa chiếm 84 - 92% tổng lượng
mưa cả năm, là thời kỳ độ ẩm được cải thiện, thuận lợi cho sinh trưởng của nhiều
loại cây trồng. Tuy nhiên trong thời kỳ này do lượng mưa lớn, tập trung (lượng mưa
ngày cực đại lên tới 146 mm) dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất, lũ
ống, lũ quét... làm hư hỏng các công trình giao thông, thuỷ lợi, gây thiệt hại cho sản
xuất, tài sản và đời sống nhân dân, làm giảm chất lượng nông sản sau thu hoạch
(đặc biệt với ngô, cà phê...). Ngược lại, mùa khô kéo dài, lượng mưa nhỏ thường
gây khô hạn, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là các bản vùng cao, ảnh
hưởng đến khả năng sinh trưởng các loại cây trồng.
- Độ ẩm trung bình/năm 80-82%, cao nhất trung bình 86 - 87% (tháng 6, 7, 8),
tối thấp tuyệt đối 6 - 10% (tháng 1, 2, 3). Lượng bốc hơi trung bình năm là 800
mm/năm. Lượng bốc hơi quan hệ với lượng mưa phân bố không đều tạo nên một

14


thời kỳ khô hạn gay gắt (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau). Đây là thời
kỳ lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa nhiều lần, khiến độ ẩm ở tầng đất mặt luôn
dưới mức độ ẩm cây héo rất nhiều nên thời kỳ này không thể canh tác cây ngắn
ngày nếu không có tưới.
- Sương muối: Vào tháng Mười Hai đến tháng Một năm sau, một số khu vực
trong tỉnh bị ảnh hưởng của vài đợt sương muối. Trong những năm gần đây tần suất
xuất hiện sương muối trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm (Nguyễn Hồng Sơn và
cs., 2011).
1.1.1.4. Thủy văn, sông ngòi
Sơn La có mạng lưới sông, suối khá dày, mật độ 1,2 - 1,8 km/km2 nhưng
phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao,

chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa
khô khá lớn. Mùa lũ thường diễn ra từ tháng Sáu đến tháng Mười trong năm nhưng
diễn ra sớm hơn ở các nhánh thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu. Có đến 65 - 80%
tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ này. Trên địa bàn tỉnh có 2
con sông lớn chảy qua: sông Đà và sông Mã cùng 35 con suối lớn, hàng trăm con
suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước. Sông Đà, đoạn chảy vào địa
phận tỉnh Sơn La dài khoảng 250 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 9.844 km2.
Sông Mã (đoạn chảy trên địa phận tỉnh Sơn La) dài 93 km, tổng diện tích lưu vực
khoảng 3.978 km2. Hiện tại, Sơn La có gần 20.000 ha mặt nước (hồ chứa của thủy
điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La), trong đó có gần 16.000 ha có khả năng khai
thác, nuôi trồng thủy sản (UBND tỉnh Sơn La, 2012).
1.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Là một tỉnh với diện tích đất đồi núi chiếm trên 80% DTTN, vùng giữa sông Đà
và sông Mã hình thành 2 cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu với diện tích khoảng
2 vạn ha, chạy dọc theo 2 bên đường Quốc lộ 6 thuộc 2 huyện của tỉnh là Vân Hồ
(huyện mới thành lập) và Mộc Châu và cao nguyên Sơn La - Nà Sản với diện tích

15


khoảng 1,5 vạn héc ta từ Yên Châu đến đèo Pha Đin (Thuận Châu). Nằm xen kẽ giữa
các cao nguyên là vùng lòng chảo, thung lũng được bồi đắp bởi phù sa các con sông
suối tạo thành các cánh đồng có thể canh tác lúa (UBND tỉnh Sơn La, 2011).
Tài nguyên đất đồi núi của tỉnh Sơn La là một lợi thế trong phát triển các cây
công nghiệp dài ngày và phát triển các cây trồng cạn ngắn ngày khác. Tuy nhiên,
đây cũng là một thách thức lớn trong bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai này; nhiều
vùng đất dốc độc canh cây trồng như ngô, lúa nương đã được khai thác nhiều năm
mà không có biện pháp bảo vệ và cải tạo đất nào được áp dụng đã làm cho đất đai bị
hoang hóa dẫn đến diện tích chưa sử dụng còn nhiều, hiện tại, toàn tỉnh còn khoảng

380.000 ha đất đồi núi chưa sử dụng khai thác, chiếm khoảng 26% quỹ đất.
b) Tài nguyên nước nước mặt
Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3 chủ
yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là: Sông Đà bắt nguồn
từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc có lưu vực ở tỉnh Sơn La là 9.844 km2, đoạn chảy qua
Sơn La dài 250 km, tổng lượng nước đến công trình thủy điện Sơn La là 47,6.109
m3. Sông Mã bắt nguồn từ huyện Điện Biên và Tuần Giáo - Điện Biên, đoạn chảy
qua Sơn La dài 93 km, có diện tích lưu vực 3.978 km2. Bên cạnh 2 hệ thống sông
chính, tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa
hình dốc (UBND tỉnh Sơn La, 2011).
c) Tài nguyên rừng
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển
lâm nghiệp khá lớn (chiếm khoảng 44,7% DTTN). Độ che phủ của rừng đạt khoảng
45%, còn thấp so với yêu cầu - nhất là đối với một tỉnh có độ dốc lớn, mưa tập trung
theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc bộ, điều chỉnh nguồn
nước cho thuỷ điện Hoà Bình.
Toàn tỉnh hiện có 662.955 ha đất có rừng, gồm: rừng phòng hộ 386.219 ha, có
vai trò quan trọng trong việc phòng chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và
có vai trò phòng hộ đầu nguồn sông Đà, điều hoà mực nước các hồ thuỷ điện Sơn

16


La, Hoà Bình, bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ; rừng đặc dụng với 55.275 ha,
trong đó có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000
ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc
Yên) 16.000 ha; rừng sản xuất 221.461 ha. Trrữ lượng rừng hiện có là 16,5 triệu m3
gỗ và 202,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng có trữ lượng gỗ
154 ngàn m3 và 220 ngàn cây tre nứa; toàn tỉnh có khoảng 325.000 ha đất chưa sử
dụng có khả năng phát triển nông, lâm nghiệp (UBND tỉnh Sơn La, 2011, 2012).

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số, lao động
Năm 2015 dân số toàn tỉnh có 1.192.100 người, gồm 12 dân tộc, trong đó đông
nhất là dân tộc Thái chiếm 55%, dân tộc Kinh chiếm 18%, dân tộc Mông chiếm 12%,
dân tộc Mường chiếm 8,4%, dân tộc Khơ Mú chiếm 1,89%, dân tộc Dao chiếm
1,82%,... Số dân khu vực nông thôn 1.029.400 người, chiếm 86,35%, dân số thành thị
162.700 người, chiếm 13,65%. Mật độ dân số trung bình 84 người/km2, mật độ dân số
cao nhất ở thành phố Sơn La 317 người/km2, thấp nhất ở huyện Sốp Cộp 31 người/km2
(Cục Thống kê tỉnh Sơn La, 2016). Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí
thấp, sống phân tán rải rác, còn du canh du cư và có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao.
Lao động trong độ tuổi năm 2015 có khoảng 753.130 người (Cục Thống kê
tỉnh Sơn La, 2016), chiếm khoảng 63% dân số toàn tỉnh, trong đó khu vực thành thị
chiếm khoảng 13%, khu vực nông thôn chiếm khoảng 87% số lao động trong độ
tuổi. Chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn rất thấp, số lao động đã qua đào
tạo hiện nay mới chiếm 12% tổng số lao động, 88% số lao động chưa qua đào tạo.
Về cơ cấu, lao động nông - lâm nghiệp chiếm chủ yếu 85%, lao động thuộc khu vực
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp.
1.1.2.2. Kết cấu hạ tầng
a) Giao thông
Sơn La là một tỉnh miền núi vùng cao, địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống
sông, suối, thêm vào đó là chất lượng đường giao thông còn thấp nên công tác vận

17


chuyển hành khách và hàng hoá, đi lại gặp nhiều khó khăn. Giao lưu kinh tế với bên
ngoài chủ yếu bằng một số tuyến đường quốc lộ như: quốc lộ 6, quốc lộ 37...các
tuyến đường ngang đi một số huyện chỉ thông suốt về mùa khô. Theo Thống kê của
Sở Giao thong vận tải tỉnh Sơn La, hệ thống GTVT đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn
La (tính đến 30/4/2017) có tổng chiều dài mạng: 9.588 km, mật độ đường ô tô đạt

0,68 km/km2.
Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2 hệ thống sông chính chảy qua là sông Đà (dài
378 km, gồm lòng hồ sông Đà trên đập thuỷ điện Hoà Bình dài 203 km và lòng hồ
sông Đà trên đập thuỷ điện Sơn La dài 175 km) và sông Mã (dài 93 km) đã tạo ra
nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ven sông nói
riêng và toàn tỉnh Sơn La nói chung.
b) Thuỷ lợi
Hiện nay, tỉnh Sơn La đã xây dựng được trên 2.660 công trình, trong đó có 33 hồ
chứa có dung tích trên 50 nghìn m3 và 72 hồ chứa có dung tích nhỏ hơn 50 nghìn m3,
814 đập xây bê tông, 206 phai rọ thép; đã kiên cố được trên 1.215 km kênh mương, đạt
41% số kênh mương cần kiên cố (UBND tỉnh Sơn La, 2012).
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN
1.2.1. Yếu tố hạn chế (YTHC) và nguyên nhân
Nhiều tác giả cho rằng YTHC xuất hiện khi đất bị thoái hóa có ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sản lượng nông nghiệp. Trên phạm vi toàn cầu, thoái hóa đất đã làm
giảm trên 5% sản lượng nông nghiệp hàng năm (Crosson, P.R., 1995). Có rất nhiều
nguyên nhân gây suy thoái đất, như: xói mòn đất do nước, gió, suy thoái hóa học đất,
suy thoái vật lý và sinh học đất. Xói mòn đất do nước chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố như: kết cấu, độ dốc, lượng mưa, cường độ mưa, tốc độ chảy tràn…, và đây là một
trong những nguyên nhân chính gây suy thoái đất ở vùng đồi núi. Suy thoái hóa học
đất được chia ra các loại như: mất dinh dưỡng hay vật liệu hữu cơ do thâm canh, tăng
vụ làm cho đất mất dinh dưỡng nếu không đầu tư phân bón cân đối và hợp lý, mặn

18


hóa do môi trường đất bị nhiễm mặn, phèn hóa do môi trường đất bị nhiễm phèn,
chua hóa do xói mòn, rửa trôi, do các cation kiềm, kiềm thổ bị cây trồng lấy đi
(Nguyễn Văn Bộ, 1999).

Trong những năm qua, tài nguyên đất của thế giới có xu hướng ngày càng
suy thoái nghiêm trọng do xói mòn rửa trôi, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ô nhiễm và
biến đổi khí hậu (khô hạn, hoang mạc hóa và sa mạc hóa). Theo thống kê, hiện nay
trên toàn thế giới có khoảng 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hóa; trong
50 năm qua có khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp đã bị suy thoái do xói mòn rửa
trôi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái
đất; khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa
mạc hóa do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Chỉ tính
riêng sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng
cỏ. Thoái hóa môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực
thế giới trong 25 năm tới (Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, 2012).
Bảng 2.1. Diện tích đất bị thoái hóa trên thế giới
Đơn vị tính: Triệu ha
Diện tích phân theo lãnh thổ
Loại hình thoái
hóa
Diện
hóa

tích

thoái

Thế
giới

Đông Tây Châu Nam Trung Bắc
Nam Á Á
Phi Mỹ
Mỹ Mỹ


Châu
Âu

Châu
Đại
Dương

1.965

445

303

495

243

63

96

218

102

1.094

322


118

227

123

46

60

114

83

548

88

134

187

42

5

35

42


16

135

10

4

45

68

4

-

3

1

Mặn hóa

76

17

36

15


2

2

-

4

0

Ô nhiễm

22

1

1

1

-

0

-

19

-


Hóa chua

6

4

0

2

-

-

0

-

-

84

3

10

18

8


6

1

36

2

Xói mòn do nước
Xói mòn do gió
Suy
giảm
dưỡng

dinh

Những loại khác

Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Đất đai, 2012

19


Theo mức độ thoái hóa, châu Á chiếm tỷ lệ 30 - 40% tổng diện tích thoái hóa
ở tất cả các mức, trong đó đặc biệt lưu ý là ở vùng Đông Nam Á diện tích đất bị
thoái hóa mạnh chiếm hơn 2/3 so với toàn châu Á và chiếm 23% tổng diện tích bị
thoái hóa mạnh của toàn thế giới. Quá trình thoái hóa đất trên thế giới xảy ra do
nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng không giống nhau ở các châu lục, trong đó:
do mất rừng chiếm 30%, do khai thác rừng quá mức chiếm 7%, do chăn thả gia súc
quá mức chiếm 35%, do canh tác nông nghiệp không hợp lý chiếm 28%, do công

nghiệp hóa gây ô nhiễm chiếm 1% (Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, 2012).

Bảng 2.2. Nguyên nhân chính gây thoái hóa đất trên thế giới
Nguyên nhân gây
thoái hóa

Thế
giới

Phá rừng
Chăn thả gia súc
Quản lý kém trong
các hoạt động NN
Các hoạt động CN
Các hoạt động khác

579
678
552

Đông
Nam Á
219
67
157

133
25

1


Diệu tích phân theo lãnh thổ (triệu ha)
Tây Châu Nam Trung Bắc Mỹ Châu Châu Đại
Á
Phi
Mỹ
Mỳ
Âu
Dương
79
67
100
14
4
84
12
131 243
68
9
29
48
83
47
121
64
28
63
64
8


46
0

63
12
11
1
1
1
0
21
1
Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Đất đai, 2012

Canh tác không hợp lý là nguyên nhân gây ra hiện tượng đất bị chai cứng, dẫn
đến thoái hóa đất. Ở Ohio (Mỹ) do canh tác không hợp lý liên tục trong 7 năm liền đã
làm cho đất bị chai cứng, dẫn tới sản lượng ngô bị giảm 25%, đậu tương giảm 20%
và yến mạch giảm 30%. Xói mòn đất là nguyên nhân chính làm cho đất bị thoái hóa
nhanh chóng (Lal et al., 1996). Sản lượng lương thực của Châu Phi bị mất do xói
mòn dao động 2 - 40%, trung bình toàn châu lục khoảng 8% (Lal and R., 1995). Ở
khu vực Nam Á sản lượng lương thực bị mất vì xói mòn do nước khoảng 36 triệu
tấn/năm (UNEP, 1994).
Phân bón cũng là một trong những nguyên nhân gây ra suy thoái đất nếu chúng
ta sử dụng nó không hợp lý, quá thừa, thiếu, không cân đối. Hiện nay, sử dụng phân
bón trên thế giới rất biến động, có nơi chỉ bón 10-15 kg (N + P2O5 + K2O)/ha như ở
châu Phi song lại cũng có nơi bón tới 200 kg (N + P2O5 + K2O)/ha như ở các nước
Tây Âu và một số nước châu Á. Một số nước sử dụng lượng phân bón khá lớn so với

20



bình quân của thế giới, như Hàn Quốc bón 466 kg, Trung Quốc bón 303 kg, Malaixia
bón 198 kg (N + P2O5 + K2O)/ha (Nguyễn Văn Bộ, 1999).
Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn chủ yếu tiến hành canh tác có tưới. Theo
thống kê, khoảng 15% đất canh tác nông nghiệp trên thế giới phải tưới và diện tích
này lại sản xuất ra khoảng 40% lượng lương thực của thế giới. Nhưng mặt trái của
vấn đề là do kỹ thuật tưới tiêu không hợp lý, do nguồn nước và khả năng bốc hơi
mạnh ở vùng khô hạn. Do đó, mặn hoá tác động tới cả đất và nước. Ước tính, có
khoảng 45 triệu trong số 230 triệu ha đất canh tác có tưới bị mặn hoá và có khoảng
10 triệu ha bị thoái hoá do úng nước. Hiện nay, hàng năm mất khoảng 1,5 - 2 triệu ha
do mặn hoá và úng nước, các cây trồng nông nghiệp rất nhạy cảm với độ mặn, đặc
biệt là ở giai đoạn cây non. Nếu Na+ chứa trong nước tưới thay thế Ca2+ và Mg2+ trên
keo đất thì dẫn tới thoái hoá cấu trúc đất, giảm tốc độ thấm lọc và độ thoáng khí của
đất. Đồng thời, các sông, hồ và thuỷ vực cũng có thể bị nhiễm mặn do nước tiêu từ
khu vực có tưới xuống (Brian J. Wienhold, 1999). Theo Schecter (1988) diện tích đất
bị nhiễm mặn chiếm hơn 50% đất canh tác ở Iran, 25-50% ở Xiri, 30% ở Iraq, 20% ở
Trung Quốc và 15% ở Ấn Độ (dẫn theo Nguyễn Xuân Hải, 2016).
Tất cả các quá trình trên đều làm mất tính năng sản xuất của đất, suy thoái tài
nguyên đất và hậu quả là nhiều vùng đất rộng lớn trở nên khô cằn - hoang mạc hoá.
1.2.2. Xác định các yếu tố hạn chế của đất đối với cây trồng
Có nhiều phương pháp để xác định được các YTHC của đất, tuy nhiên đánh giá
đất đai là một phương pháp tổng hợp nhất và có thể áp dụng ở tất cả các quy mô khác
nhau. Thuật ngữ “Đánh giá đất đai” bắt đầu được sử dụng từ năm 1950 tại Hội nghị
Khoa học Đất Thế giới tại Hà Lan và được hiểu là quá trình đoán định tiềm năng của
đất cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất đai được lựa chọn (trích theo FAO,
1976). Có thể hiểu một cách rõ ràng hơn như sau: Trong mỗi loại đất đều tồn tại độ
phì nhiêu tự nhiên và được thể hiện thông qua các số liệu phân tích các tính chất lý,
hóa và sinh học đất. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất, năng suất cây trồng lại không chỉ
phụ thuộc vào độ phì nhiêu tự nhiên của đất mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố


21


×