Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trâu, bò chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.17 KB, 68 trang )



1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra tình hình cơ bản ở địa phương
1.1.1. Điều tra tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh
Lạng Sơn, có diện tích tự nhiên khoảng 70.310 ha. Huyện có toạ độ địa lý
nằm trong khoảng từ 21
0
34’ - 21
0
48’ độ vĩ bắc và trong khoảng từ 106
0
25’ -
106
0
50’ độ kinh đông.
- Phía Đông giáp huyện Lộc Bình.
- Phía Nam giáp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp huyện Hữu Lũng.
- Phía Bắc giáp huyện Văn Quan.
1.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Nhiệt độ trung bình từ 15
0
C - 25
0
C.
Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 từ 35


0
C - 38
0
C.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 01 từ 6
0
C - 12
0
C.
Biên độ dao động nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất từ
15
0
C - 20
0
C.
Độ ẩm phân bổ không đều, lượng mưa trung bình hàng năm là
1.300mm; Lượng mưa trung bình thấp nhất là 1.000mm.
Tần xuất gió cao trên địa bàn huyện là 34 m/s, tần xuất gió thấp là 2m/s.
Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng
năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông khô hanh gió lạnh, mùa hè thì nóng và ẩm.
1.1.1.3. Địa hình đất đai
Là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn địa hình Chi Lăng bị chia cắt bởi
nhiều đồi núi, hang động khe suối. Phía Tây Bắc là vùng núi đá vôi thuộc


2
vòng cung Bắc Sơn có nhiều sườn núi dốc đứng với độ cao trên 40 m, giữa
các núi đá là các cánh đồng tương đối bằng phẳng xen kẽ. Địa hình thấp dần
từ Đông Bắc đến Đông Nam có các cánh đồng, lân, lũng nằm xen kẽ với núi
đá và núi đất tương đối rộng và bằng phẳng, đây là diện tích canh tác nông

nghiệp chủ yếu của huyện, gồm nhiều đồi núi thấp, độ cao từ 200 – 350m (so với
mặt nước biển).
Đất đai Chi Lăng có nguồn gốc phát sinh trên các nền đá mẹ khác nhau
nên phân bố phức tạp và có tầng dầy thay đổi. Các loại đá chủ yếu bao gồm:
Đá sa thạch, đá vôi, đá phiến sét, cuội kết, dăm kết có hàm lượng Kali thấp.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Chi Lăng là 70.310ha, chiếm 8,46%
tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu là đất feralít có nguồn gốc đá mẹ
là trầm tích, sa thạch xen lẫn, và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối với tổng
diện tích 55.948ha chia làm 4 nhóm chính: Đất feralít màu vàng nhạt trên núi
410ha, đất ferelít vàng núi cao có 30.166ha, đất feralít điển hình nhiệt đới (25-
300m) có 21.725ha, chiếm 38,81% đất lúa nước vùng đồi núi phân bổ chủ yếu
ven sông Thương và xen kẽ giữa các đồi núi có 3.683ha.
1.1.1.4. Giao thông vận tải
Huyện Chi Lăng hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã, huyện lỵ Chi
Lăng được đặt tại thị trấn Đồng Mỏ cách thành phố Lạng Sơn 36 km về phía
Tây Nam theo Quốc lộ 1A.
Huyện Chi Lăng có vị trí địa lý lợi thế hơn hẳn so với các huyện khác
trong tỉnh, nằm trong khoảng giữa thành phố Lạng Sơn với tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh và Hà Nội, vừa có quốc lộ 1A; đường sắt liên vận quốc tế đi qua
tạo điều kiện cho huyện có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển sản xuất hàng
hoá mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ khoa học công nghệ với
các tỉnh lân cận Hà nội, các tỉnh khác trong cả nước và với Trung quốc. Có
thể nói đây cũng là một thế mạnh của huyện, tạo cho sự phát triển các ngành
kinh tế khác và là điều kiện tốt để phát triển ngành chăn nuôi của địa phương.


3
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình dân cư, dân trí
- Huyện Chi Lăng gồm 21 xã, thị trấn với tổng số 74.052 người

Nông thôn: 62.299 người
Thị trấn: 11.753 người
- Tổng GDP của huyện: 1.131.587 triệu đồng/74.052 người.
Bình quân GDP đầu người: 15.308.770,0 đồng.
Tổng sản lượng quy ra thóc: 33.833,1 tấn.
Bình quân lương thực đầu người: 0,42 tấn/1người/1năm.
Có nhiều dân tộc cùng sinh sống nhưng trong đó chủ yếu là dân tộc
Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Mường trên địa bàn 19 xã và 2 thị trấn.
1.1.2.2. Văn hoá thông tin thể thao
Hiện nay trình độ dân trí của người dân càng ngày càng tăng nhờ có hệ
thống thông tin liên lạc: huyện có 2 tổng đài STAREX-ID và STARE-SRX
với trên 1.000 máy điện thoại; 21/21 xã, thị trấn có điện thoại, 8/21 xã, thị
trấn có bưu điện văn hoá xã; 21/21 xã có báo đọc hàng ngày .
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi và rộng khắp với nhiều
hình thức và nội dung phong phú từ huyện tới cơ sở, tập trung vào tuyên
truyền mừng Đảng, mừng Xuân, các ngày lễ lớn của đất nước. Phong trào xây
dựng đời sống văn hóa được triển khai sâu, rộng, từng bước nâng cao chất
lượng hoạt động. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì thường
xuyên, thể thao thành tích cao ngày càng được quan tâm phát triển.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình phát triển về trồng trọt
Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng và là nguồn thu chủ yếu của
nhân dân. Do vậy sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm và
phát triển. Cây nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng mũi nhọn trên địa bàn của


4
huyện là cây lúa với diện tích khá lớn. Ngoài ra còn có những loại cây trồng
khác như: Thuốc lá, đỗ tương, đỗ lạc …và các loại cây rau màu.
Với diện tích đất chủ yếu là đất núi đá và đất đồi nên diện tích cây ăn

quả của huyện khá lớn chủ yếu là: Na, vải, hồng, nhãn, ….
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Chi Lăng về diện tích năng suất của các loại cây trồng năm 2010 như sau:
Bảng 1.1: Số lượng - Diện tích các loại cây trồng ở Chi Lăng
STT
Loại cây trồng
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
1
Cây nông nghiệp
- Cây lúa
- Cây ngô
- Sắn
- Rau, đậu

4.859,25
2.753,03
657,39
1.212,02

18.991,63
3.755,29
6.667,24
13.127,62
2
Cây công nghiệp hàng năm
- Thuốc lá
- Cây lạc

- Cây đậu tương

1.030,7
374,84
118,8

2.036
599,2
166,32
3
Cây công nghiệp lâu năm
- Hoa hồi
- Trẩu
- Cây ăn quả: + Na
+ Vải

1718,4
24,59
1.168
794,6

1.130
35,3
7.668
992,3
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
a. Công tác chăn nuôi
Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng
phát triển không ngừng. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng
trọt, đồng thời cung cấp thực phẩm và nguồn thu nhập kinh tế không nhỏ cho

các hộ nông dân.


5
Tuy nhiên ngành chăn nuôi ở huyện chủ yếu theo lối tự cung tự cấp,
sản phẩm đưa ra thị trường còn ít. Trong những năm gần đây khoa học kỹ
thuật phát triển cùng với sự quan tâm của nhà nước các hộ gia đình đã mạnh
dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới có năng suất cao, trang thiết bị hiện
đại vào chăn nuôi nên sản phẩm của ngành chăn nuôi từng bước được nâng
cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Ngoài việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm huyện Chi Lăng còn phát
triển các ngành nghề khác như: Nuôi ong lấy mật, thả cá, chăn nuôi một số động
vật quí hiếm như nhím, lợn rừng, phát triển đàn gia cầm với số lượng nhiều.
Bảng 1.2: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Chi Lăng
2008 - 2011
Năm
Vật nuôi
2008
2009
2010
2011
Đàn trâu (con)
16.671
17.452
17.626
15.676
Đàn bò (con)
9.125
9.474
9.627

8.874
Đàn lợn (con)
38.881
43.858
39.359
34.198
Gia cầm (con)
298.222
295.020
342.008
322.901
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện)
b. Tình hình chăn nuôi trâu bò
Với tổng đàn khá lớn nhưng chủ yếu các hộ chăn nuôi để lấy sức kéo,
đa phần các hộ nuôi trâu nhiều. Hình thức chăn nuôi trâu bò là tận dụng các
bãi thả tự nhiên và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, nên thức ăn cung cấp
cho đàn trâu bò chưa được đầy đủ về cả số lượng và chất lượng. Việc dự trữ
các loại thức ăn cho trâu bò vào mùa đông chưa được quan tâm đầy đủ, vì vậy
về mùa đông trâu bò thường có sức khỏe kém nên hay mắc bệnh. Chuồng trại
và công tác thú y chưa được chú trọng nhiều. Công tác tiêm phòng chưa triệt
để, từ đó trâu bò thường xuyên bị mắc các bệnh kí sinh trùng, các bệnh khác.


6
c. Tình hình chăn nuôi lợn
Đa phần các hộ đều chăn nuôi nhưng số lượng còn ít, thức ăn sử dụng
chủ yếu là tận dụng các phụ phẩm trồng trọt như: Lúa, ngô, khoai, sắn…vì
vậy năng suất chăn nuôi lợn chưa cao. Hiện nay cũng đã có những hộ dám
mạnh dạn đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn và sử dụng các loại thức ăn hỗn
hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian chăn nuôi, tăng năng suất đem lại

hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
d. Tình hình chăn nuôi gia cầm
Hiện nay công tác chăn nuôi gia cầm phát triển khá rộng rãi. Mặc dù
quy mô sản xuất còn nhỏ xong mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho
người dân. Tuy nhiên, người dân vẫn chăn nuôi theo hình thức tận dụng, sử
dụng con giống địa phương nên năng suất vẫn còn thấp. Bên cạnh đó công tác
tiêm phòng của các hộ chăn nuôi gia cầm còn kém, chưa áp dụng các biện
pháp kỹ thuật và chăn nuôi nên hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm
không cao.
1.1.4. Công tác thú y
Công tác thú y đóng vai trò quan trọng then chốt trong chăn nuôi, nó
quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều
kiện chăn nuôi quảng canh. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng
đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân. Vì vậy công tác thú y
luôn được các cấp, ngành, địa phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm,
chú trọng như:
+ Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi.
+ Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.
+ Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở.
+ Theo dõi tình hình, diễn biến của dịch bệnh để kịp thời có hướng
chỉ đạo.


7
1.1.5. Đánh giá chung
Qua điều tra thực tế ở cơ sở chúng tôi rút ra một số thuận lợi và khó
khăn như sau:
1.1.5.1. Thuận lợi
Huyện Chi Lăng là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh. Địa bàn này
có đường quốc lộ 1A đi qua nên thuận lợi cho việc đi lại giao lưu buôn bán

hàng hoá giữa các vùng miền, các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đây là
tiền đề, là thế mạnh tạo đà cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Điều đó rất thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đưa chăn nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa.
Hiện nay được sự quan tâm của Nhà nước chăn nuôi của huyện ngày
càng phát triển. Trung tâm khuyến nông tỉnh và Phòng NN&PTNT đã mở các
lớp tập huấn chăn nuôi cho người dân.
1.1.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, địa bàn huyện Chi Lăng còn gặp
không ít khó khăn: Chi Lăng Là đầu mối giao thông, hàng ngày có một lượng
lớn động vật và sản phẩm động vật được đưa từ các tỉnh miền xuôi lên. Đó là
điều kiện bất lợi cho chăn nuôi nó dễ bị lây lan nguồn dịch bệnh. Thêm vào đó
trình độ người dân ở những xã xa trung tâm còn nhiều hạn chế, tập quán chăn
nuôi còn lạc hậu, chưa chú ý tới việc xây dựng chuồng trại nên gia súc còn
chăn thả tự do. Do đó vấn đề quản lý nguồn dịch bệnh rất khó khăn.
1.2. Nội dung và biện pháp thực hiện
1.2.1. Nội dung thực tập
Từ những thuận lợi và khó khăn ở nơi tôi thực tập, được sự phân công và
sự giúp đỡ của nhà trường, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn với các cán bộ
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm thú y huyện Chi Lăng và các
cán bộ thú y tại cơ sở tôi tiến hành thực hiện của mình với nội dung thực tập tốt
nghiệp trong 6 tháng như sau:


8
1.2.1.1. Công tác phục vụ sản xuất
- Công tác chăn nuôi: Cùng các cán bộ ở Trạm thú y vận động bà con
hướng dẫn nông dân địa phương ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất như: Xây dựng chuồng trại đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, công tác
vệ sinh phòng bệnh, sử dụng thức ăn chăn nuôi.

- Công tác thú y: Vận động bà con vệ sinh tiêm phòng dịch bệnh cho
đàn trâu bò, kết hợp với cán bộ thú y vùng tham gia tiêm phòng và tìm hiểu
nguyên nhân gây bệnh trên trâu bò tại huyện Chi Lăng.
1.2.1.2. Công tác nghiên cứu khoa học
Thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải
pháp khắc phục tình trạng trâu, bò chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại
huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn”
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Đề thực hiện tốt nội dung thực tập nêu ở trên tôi đã đề ra các biện pháp
thực tập sau:
- Xây dựng đề cương chi tiết, thực hiện theo hướng dẫn của thầy giáo
hướng dẫn, các cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm thú
y huyện và các cán bộ thú y vùng.
- Tham khảo tài liệu chuyên ngành, tài liệu về kết quả chăn nuôi - thú y,
cộng tác trồng trọt và các tài liệu khác có liên quan nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn và nắm bắt được thực trạng chăn nuôi của các hộ gia đình.
- Tìm hiểu diễn biến tình trạng dịch bệnh trên đàn trâu bò trong huyện,
để từ đó hướng dẫn cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, tuyên truyền
cho họ về thành tựu khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi.
- Nhiệt tình với công việc, khiêm tốn học hỏi trau dồi kiến thức, đồng
thời vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào công tác chăn nuôi và
phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc.


9
- Nắm vững chủ trương, kế hoạch, lịch tiêm phòng hàng năm của vùng
và kết hợp với UBND huyện cùng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Trạm thú y cơ sở để tham gia kế hoạch tiêm phòng.
- Lắng nghe và tham khảo những ý kiến đóng góp của cán bộ thú y lâu
năm. Điều tra theo dõi các chỉ tiêu nằm trong nội dung đề tài nghiên cứu.

1.3. Kết quả đạt được trong công tác phục vụ sản xuất
Được sự giúp đỡ của thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y, đặc biệt là
thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hưng Quang và các cán bộ Phòng NN &
PTNT, Trạm thú y huyện Chi Lăng, các cán bộ thú y cơ sở với sự nỗ lực của
bản thân, trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp vừa qua tôi đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ đề ra. Sau đây tôi xin trình bày những kết quả đạt được trong công
tác phục vụ sản xuất:
1.3.1. Kết quả điều tra dịch bệnh
Trong những năm gần đây mặc dù huyện Chi Lăng không có vụ dịch lớn
nào xảy ra, nhưng vẫn thường xuyên xảy ra lẻ tẻ ở đàn gia súc, gia cầm với các
bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng.
Các bệnh ký sinh trùng: giun đũa lợn, giun đũa bê nghé, sán lá gan, sán
lá ruột lợn, bệnh lợn gạo
Bệnh truyền nhiễm như: tụ huyết trùng trâu bò; tụ huyết trùng lợn; bệnh
lở mồm long móng trâu, bò, lợn; dịch tả ở lợn.
1.3.2. Tham gia công tác phòng bệnh
- Phòng bệnh: Tuyên truyền bà con làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại
và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm với những bệnh thường xuyên xảy ra.
- Để hạn chế mầm bệnh từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể, xử lý
phân và các chất thải chăn nuôi.
- Chuồng trại xây dựng hợp lý, đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng
mát về mùa hè.


10
- Vận động bà con tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đúng lịch quy
định nhằm tạo cho đàn vật nuôi có sức đề kháng cao để chống lại một số bệnh
nguy hiểm như:
+ Bệnh tụ huyết trùng, tiên mao trùng, long móng lở mồm ở trâu bò.
+ Tụ huyết trùng, dịch tả, long móng lở mồm ở lợn.

+ Newcastl, gumboro, chủng đậu ở gà.
1.3.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Ngoài công tác tiêm phòng để tăng sức đề kháng cho vật nuôi và công
tác chăn nuôi tốt đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật thì trong chăn nuôi thú y
việc phát hiện và điều trị những gia súc, gia cầm ốm kịp thời có ý nghĩa rất
quan trọng vì nó làm giảm thiệt hại do bệnh tật gây ra.
Bằng những kiến thức đã học trong trường và những kinh nghiệm học
hỏi trong thực tế tôi đã quan sát khám và điều trị được một số trường hợp gia
súc gia cầm bị bệnh.
Trong quá trình thực tập tôi đã thu được một số kết quả nhất định trong
công tác chẩn đoán và điều trị như sau:
* Bệnh ghẻ chó
Triệu chứng
- Trên mặt da có những đám mụn đỏ, sau mọng nước, rồi vỡ loét da,
đóng vảy nâu rồi lại lan ra đám da khác. Đám da ghẻ thường thấy ở khắp nơi
trên mặt da: quanh mắt, tai, mõm, lông, đùi
- Mụn nước ăn sâu vào lớp bao lông, gây nhiễm trùng có mủ, ấn tay vào
dịch mủ chảy ra.
- Nơi da ghẻ lông chó bị rụng trụi từng đám, lở loét đỏ, rỉ nước vàng,
làm cho chó ngứa ngáy và gãi liên tục.
Điều trị
Thuốc điều trị ghẻ: dùng 1 trong 2 hoá dược sau


11
- Taktic (Amitaz) bôi vào đám da ghẻ, trước khi bôi cần tắm cho chó để
khô nước, có rọ mõm chó khi bôi thuốc. Mỗi lần bôi không quá 1/3 mặt da
của chó để tránh ngộ độc, dùng thuốc liên tục 6-7 ngày.
- Hammectin: (Ivermectin, Ivomec) dùng liều 0,2 mg/kg thể trọng, tiêm
cho chó 5 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 ngày.

Phòng bệnh
- Phát hiện sớm chó bị ghẻ, cách ly và điều trị kịp thời.
- Thường xuyên tắm chải cho chó.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường nuôi chó, định kỳ phun
thuốc sát trùng (Han Iodin 5 phần nghìn, dung dịch xút 3% để diệt mầm bệnh).
*Bệnh viêm phổi chó
Triệu chứng:
- Vật bị ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc dầu ho khan sau trở
thành ướt và kéo dài.
- Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, nước mũi liên tục. Có thể
kèm theo sốt: 39,5 - 40,5ºC, mệt mỏi, bỏ ăn.
- Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc
ho ra đờm nhầy.
Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh
- Nơi ở của chó phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm
phải đảm bảo ấm mùa đông thoáng mùa hè.
- Tiêm vacxin sau: dại, care, viêm gan truyền nhiễm, ho của chó để
không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó chó có khả năng đề
kháng bệnh về hô hấp.


12
Điều trị
- Nguyên tắc chung
+ Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh.
+ Thuốc chữa triệu chứng.
+ Thuốc bổ trợ.
- Dùng một trong các loại kháng sinh sau đây:
+ Penicilin: tiêm bắp liều 300-500.000UI/ngày, chia 2-3 lần trong ngày.

+ Gentamycin: Tiêm bắp liều 8-10 mg/kg thể trọng, chia 2lần trong ngày.
+ Stretomycin: Tiêm bắp liều 20-25mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày.
Hiện nay trên thị trường thuốc thú y có một số biệt dược sử dụng điều trị
viêm phế quản ở chó, mèo:
+ Cefa.Doc: Thành phần gồm: Cefalexine, Liodocaine HCl và dung
môi. Tiêm bắp liều 1ml/5kg thể trọng.
+ Cefadox.T: Thành phần gồm cefalextine, Doxycylin, Sulfadiazine,
Trimethoprime và B. Complex. Thuốc bột hoà nước cho uống, liều 1g/5kg
thể trọng.
+ Kanacolin: Thành phần gồm Kanamycin sulfate và Ampiciline
sodium. Tiêm bắp liều 1mg/5kg thể trọng.
Thuốc chữa triệu chứng:
+ Ephedrin: Thuốc giảm ho, chống khó thở. Tiêm bắp 1-2 ống
X1mg/ngày.
+ Dimedron: Giảm ho, an thần. Tiêm bắp 1-2 ống X1ml/ngày.
Thuốc trợ sức:
+ Cafein 5%: tiêm bắp 3-6ml/con
+ Vitamin B1 25%, tiêm bắp 3-5ml/con.
+ Vitamin C 5% tiêm bắp 3-5ml/con
+ Glucoza 30% tiêm bắp 5ml/con


13
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
STT
Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả
Tỷ lệ

(%)
1
Tiêm phòng vắcxin
- Tụ huyết trùng trâu bò
- Tụ huyết trùng lợn
- Lở mồm long móng trâu bò
- Dịch tả lợn

223
151
125
161
An toàn
213
151
123
153

95,51
100
98,4
95
2
Điều trị bệnh
- - Bệnh ghẻ chó
- - Bệnh viêm phổi chó

20
10
Khỏi

15
8

75
80
Qua bảng trên cho thấy quá trình điều trị bệnh cho gia súc, tuy đã đạt
được những kết quả tốt xong hiệu quả điều trị vẫn chưa cao do những nguyên
nhân sau:
- Tay nghề còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong điều trị bệnh cho
vật nuôi.
- Một số con mắc bệnh quá cấp tính làm cho hiệu quả điều trị chưa cao.
1.4. Tồn tại và đề nghị
1.4.1. Tồn tại
Qua khảo sát thực tế tại cơ sở, tôi nhận thấy do trình độ dân trí thấp đã
gây khó khăn cho việc phổ biến tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Người dân chưa phát huy hết nội lực của địa phương để phát triển kinh tế xã
hội, đặc biệt là thế mạnh của ngành chăn nuôi.
Mặt khác thiếu cán bộ kỹ thuật lành nghề để khuyến cáo và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi cho nhân dân, làm cho kinh tế địa phương
chậm phát triển, thu nhập chủ yếu dựa vào cây lương thực và ngành trồng trọt
là chính. Tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chưa có sự đầu tư thích đáng cho
ngành chăn nuôi nên dẫn đến hiệu quả kinh tế thu được từ ngành này còn
thấp. Một số loại dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho các hộ


14
chăn nuôi. Công tác tiêm phòng và phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm đạt
chưa cao do đó khi phát hiện đã gây ra thiệt hại lớn, làm cho người chăn nuôi
thất thu. Công tác con giống của địa phương chưa được chú ý, khâu quản lý
con giống không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, làm cho vật nuôi xảy ra hiện

tượng đồng huyết nhiều, vật nuôi kém phẩm chất, tăng trọng chậm, người
nuôi phải nuôi lâu dài, gây thiệt hại và thua lỗ về kinh tế hộ gia đình. Sự quan
tâm lãnh đạo chỉ đạo của chính quyền địa phương chưa được thường xuyên và
đồng bộ.
1.4.2. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tôi nhận thấy còn một số tồn tại cần được khắc
phục để nâng cao công tác quản lý và năng suất lao động của các hộ gia đình.
Vì vậy tôi có một số đề nghị sau:
Với các hộ chăn nuôi cần có hệ thống xây dựng thống nhất và phải
có một thiết kế sao cho khoa học, nên đầu tư đầy đủ trang thiết bị để phục
vụ sản xuất, cần chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng các công trình vệ
sinh trong chăn nuôi.
Hình thức chăn nuôi còn theo hướng cá biệt và thủ công, theo hướng
tận dụng những thức ăn có sẵn nên chất lượng thịt cũng như sản phẩm trong
chăn nuôi còn thấp
Sửa chữa và cải tạo hệ thống xử lý phân và nước thải, đảm bảo vệ sinh
môi trường.
Công tác vệ sinh, tiêm phòng cho đàn gia súc chưa được triệt để vì vậy
dịch bệnh vẫn xảy ra gây thiệt hại về kinh tế. Trong thời gian tới cần tuân thủ
quy trình tiêm phòng mà Phòng Nông NN & PTNT, Trạm thú y huyện đề ra.
Đối với địa phương huyện: Địa bàn huyện rộng lớn dân cư phân bố
không đồng đều do đó cần nâng cao và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ tại
cơ sở. Các cán bộ huyện nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật
trồng trọt và chăn nuôi cho bà con nông dân.


15
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: "Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp

khắc phục tình trạng trâu, bò chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện
Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn"
2.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp từ lâu đời. Trong đó ngành chăn
nuôi chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là ngành chăn nuôi trâu bò đóng
một vị trí quan trọng. Trâu bò cung cấp thực phẩm có giá trị cao đối với con
người là thịt và sữa. Ngoài ra còn có vai trò to lớn trong trồng trọt đó là cung
cấp sức kéo, phân bón. Ngoài ra nó còn giải quyết chất đốt cho người dân, cung
cấp một số nguyên liệu cho ngành công nghệ chế biến và thủ công mỹ nghệ.
Đối với nông thôn và miền núi trâu bò còn được coi như một tài sản cố
định, là phương tiện tích lũy tài chính hay một ngân hàng sống để đảm bảo an
ninh kinh tế cho hộ gia đình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, một trong những hạn chế lớn nhất cản trở phát
triển chăn nuôi trâu bò ở miền núi đó là tập quán và phương thức chăn nuôi.
Người dân ở đây chủ yếu chăn thả tự do đàn gia súc của mình. Đặc biệt là tại
các xã, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, chỉ có một số ít hộ dân ở các nơi
thấp, ven đường giao thông nuôi nhốt trâu bò tại chuồng.
Với đặc điểm khí hậu thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, ở miền núi
Bắc bộ, vào mùa đông, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, trời lạnh giá, thức ăn
khan hiếm đã làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trâu bò, làm cho trâu bò ở các
tỉnh miền núi bị chết rét khá nhiều, gây tổn thất rất lớn cho người nông dân,
đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc nghèo sống ở vùng cao, cuộc sống chủ
yếu phụ thuộc vào kết quả chăn nuôi. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân chủ yếu làm giảm số lượng và chất lượng đàn trâu bò của vùng qua các
đợt rét vừa qua.


16
Một thực tế cũng phải thừa nhận là yếu tố về điều kiện sinh thái khí hậu
khắc nghiệt của từng vùng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trâu bò

chết rét. Trong năm 2008 - 2011 là những năm có nhiều trâu bò chết rét tại
các tỉnh miền núi phía Bắc thì tại các vùng này luôn trong tình trạng rét đậm
rét hại kéo dài, kèm theo đó là mưa phùn, sương mù, sương muối và gió Đông
Bắc thổi mạnh. Đây là nhân tố bất khả kháng, tuy nhiên bằng các biện pháp
can thiệp nếu kịp thời và được chuẩn bị tốt như đảm bảo nguồn thức ăn, quản
lý, chuồng trại, dịch bệnh tốt…sẽ tích cực giảm thiểu thiệt hại do nhân tố này
gây ra.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên, nhằm hạn chế đến mức tối
đa tình trạng trâu bò chết rét trong vụ đông tại khu vực miền núi phía Bắc,
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hưng Quang em tiến hành nghiên cứu đề
tài:"Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng
trâu, bò chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn”
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm:
- Đánh giá, tìm hiểu làm rõ nguyên nhân trâu bò chết rét tại huyện Chi
Lăng - Lạng Sơn.
- Đưa ra được các giải pháp kỹ thuật và quản lý trâu bò trong vụ đông
xuân tại huyện Chi Lăng - Lạng Sơn.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm chung của trâu bò
Chăn nuôi trâu bò phát triển ở tất cả các khu vực và ở hầu khắp các
nước trên thế giới, chúng dễ thích nghi với môi trường sống, chịu đựng kham
khổ tốt, có khả năng tự kiếm ăn cao, ít bệnh tật nên dễ nuôi và ít rủi ro. Tuy
nhiên, do tầm vóc, khối lượng lớn nên trâu bò đòi hỏi lượng thức ăn lớn. Mỗi
ngày, một con trâu bò có thể sử dụng tới 30 - 50 kg thức ăn (Orskov, 1994)


17
[30]. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi trâu bò cần có diện tích bãi chăn thả và
trồng cây thức ăn cho chúng. Khác với những loài vật ăn thịt và động vật ăn

tạp, dạ dày trâu bò có 4 túi (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự
tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật. Tiêu hóa ở dạ
cỏ chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở trâu bò vì hầu như
thành phần chủ yếu của thức ăn trâu bò (rơm, cỏ) được tiêu hóa ở đây. Dạ cỏ
vừa có dung tích lớn nhất (200 - 250 lít) lại có hệ thống vi sinh vật cộng sinh
rất phát triển, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn
(Bacteria), nấm (Philips, 2001). Protozoa có số lượng khoảng 1 triệu con/1g
thức ăn dạ cỏ, có khả năng sinh sản rất nhanh (4 - 5 thế hệ/ngày), chúng có
khả năng công phá vỡ màng xenlulo (màng xơ khó tiêu hóa nhất của tế bào
thực vật). Từ đó, giải phóng ra các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh
bột, đường, các protit… Chúng sử dụng một phần cho sự phát triển bản thân
chúng, mặt khác giúp vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tiếp tục phân giải xenlulo,
hemixenlulo thành các sản phẩm đường mạch ngắn như disaccarit,
polysaccarit và sau đó tiếp tục biến thành các axít béo bay hơi, axít lactic.
Nhóm vi khuẩn lactic, streptococcus cũng góp phần chuyển hóa chất bột
đường. Quá trình phân giải chất xơ của dạ cỏ sẽ tạo thành sản phẩm là các
axít béo bay hơi (Axít acetic/60 - 70%, Axít propionic/15 - 20%, axít butyric
/10 - 15 %), các thể khí như CO
2
, CH
4
, H
2
, O
2
, NH
3
…Các axít béo bay hơi
chính là nguồn cung năng lượng cho các hoạt động của cơ thể trâu bò và là
chất béo của sữa bò.

Nhờ sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được
nguồn Nitơ phi protein như carbamid, muối amon tạo thành protid của chính
bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là nguồn cung chất đạm cho trâu bò ở
phần sau đường tiêu hóa. Các hoạt động trên chỉ có thể diễn ra thuận lợi khi
dạ cỏ: Có độ pH thích hợp: từ 6,4 - 7. Nếu pH giảm (do thiếu lượng


18
Bicarbonate natri trong nước bọt, do khẩu phần có nhiều thức ăn tinh hệ
thống vi khuẩn lên men axít lactic hoạt động mạnh làm pH dạ cỏ chuyển sang
axít) sẽ ức chế sự phân giải chất xơ, giảm khả năng tiêu hóa. Chính vì vậy
trong nuôi dưỡng, thức ăn của trâu bò cần có độ ẩm cao 70 - 80% và phải cho
uống đầy đủ nước sạch, có nhiệt độ từ 38 - 41
0
C. Chính vì vậy trong điều kiện
rét lạnh không cung cấp đủ nước và nhiệt độ nước quá lạnh cũng như cung
cấp quá nhiều tinh bột và thiếu thức ăn thô xanh trong khẩu phần thì trâu bò
cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển.
Trâu bò có ngưỡng chịu đựng tương đối cao đối với biến động của
nhiệt độ môi trường trong trường hợp đáp ứng tốt các nhu cầu khác của chúng
(Preston, 1995) [28]. Đối với trâu bò trưởng thành, các nghiên cứu trước đây
đều chỉ ra rằng: ngưỡng chịu đựng với nhiệt độ là từ 5 - 35
0
C; bê nghé là từ
10 - 38
0
C. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với trâu bò cho quá trình trao đổi chất
là từ 18 - 22
0
C. Nghiên cứu trên bò sữa của Christopherson và cs chỉ ra rằng

giới hạn nhiệt độ tối ưu từ -5°C đến 21
0
C. Tuy nhiên nó cũng có thể tồn tại
trong điều kiện - 37
0
C một thời gian ngắn. Khi nhiệt độ môi trường xuống -
18°C thì trâu bò sẽ bị stress nặng ngay cả trong điều kiện đầy đủ thức ăn,
không dịch bệnh. Nếu nhiệt độ -12°C sẽ ảnh hưởng đến sản lượng sữa. Khi
nhiệt độ môi trường xuống thấp, trâu bò sẽ tăng cường trao đổi chất để duy trì
nhiệt độ cơ thể. Khi đó khả năng tiêu thụ thức ăn của trâu bò sẽ tăng lên, nhu
động dạ cỏ tăng dẫn đến thức ăn bị chuyển nhanh khỏi dạ cỏ và các chất chứa
trong dạ cỏ bị mất nước nhanh chóng. Để duy trì thân nhiệt, trâu bò phải huy
động nguồn năng lượng từ các nguồn trong cơ thể, bắt đầu từ các nguồn
gluxit, nếu thiếu sẽ phải lấy từ các nguồn lipid rồi đến protein để sản sinh
năng lượng. Khi đó các cơ quan tổ chức sẽ bị tổn thương, hệ thống men
trao đổi chất bị rối loạn, trâu bò có biểu hiện: niêm mạc nhợt nhạt, run rẩy,
phù thũng, gầy yếu và chết. Lúc này các loại thức ăn cung cấp năng lượng


19
hết sức quan trọng đối với trâu bò để chúng duy trì quá trình trao đổi chất.
Các loại thức ăn cần được chế biến để nâng cao giá trị dinh dưỡng và tính
ngon miệng, làm tăng khả năng thu nhận đồng thời giúp chúng chống chịu với
thời tiết khắc nghiệt.
2.2.1.2.Một số nguyên nhân làm cho trâu bò chết rét
* Do trời quá rét, nhiệt độ xuống thấp:
Nguyên nhân chính làm cho trâu bò chết nhiều là do thời tiết hiện nay
ngày càng thất thường, giá rét, sương muối, mưa phùn kéo dài… không còn
theo quy luật, khó lường trước (Chu Thị Thơm và cs, 2006 [12]).
Khi nhiệt độ xuống thấp (dưới khu nhiệt điều hoà nhiệt độ giới hạn, tốc

độ chuyển động và độ ẩm cao). Gia súc nhốt thưa, lông thưa, lớp mỡ dưới da mỏng.
Sự điều tiết của cơ thể đối với lạnh: Gặp lạnh cơ thể gia súc sẽ giảm toả
nhiệt, mạch máu của da co hẹp, nhiệt độ ngoài da giảm thấp (khi nhiệt độ
không khí xuống dưới 3
o
C thì lông của động vật không đủ để chống rét)
Nếu lạnh dần dần, mạch máu lại căng ra, thể nhiệt của động vật trở lại
bình thường. Tác dụng trao đổi vật chất, sự trao đổi khí và nhiệt năng, nhu
cầu về oxy tăng, tác dụng oxy hoá tăng cường, độ tăng của bắp thịt cũng tăng.
Đồng thời gia súc muốn ăn và sức tiêu hoá cũng tăng làm tăng cường sức đề
kháng và sức sinh trưởng của cơ thể. Vì thế nhiệt độ không khí giảm vừa phải
thích hợp với nhu cầu về sinh lý của động vật.
Nếu nhiệt độ tiếp tục xuống thấp nữa thì động vật sẽ bị lạnh quá, cơ thể
không duy trì được thể nhiệt bình thường, da bị thiếu máu, nhiệt độ xuống
thấp và tổng diện tích của da co hẹp, bị tê cóng, huyết áp tăng, mạch chậm,
thở nhẹ, sự tuần hoàn mất bình thường, đi đái nhiều lần, mao quản của phổi
xuất huyết, sự bảo hộ của thượng bì phổi bị phá vỡ làm cho vi trùng xâm
nhập, albumin và chất béo trong các khí quản biến chất sự sản sinh kháng thể
và tác dụng thực bào của bạch huyết cầu giảm nhiều. Trước khi toàn thân gia


20
súc bị lạnh, tất cả các cơ năng sinh lý đều giảm yếu, trao đổi chất giảm, sản ra
ít nhiệt, con vật mệt mỏi, huyết áp thấp, chủ yếu nhất là trung khu thần kinh bị
tê liệt. Những bệnh hay phát sinh trong mùa đông như viêm phổi, viêm phế
quản và phổi, đều do tác dụng của lạnh đột ngột.
Khi bị lạnh cục bộ, lúc đầu máu của gia súc sẽ co hẹp. Nếu gia súc bị
lạnh lâu, sự chi phối thần kinh của mao quản mất bình thường, trước hết ở bộ
phận cảm thụ mạch và ít sức chịu đựng nhất như đầu vú, âm hộ, vách ruột,…
Sau đó một số vùng trên cơ thể bị tê liệt và đau buốt, bắp thịt bị viêm tê cóng

đuôi, tai và đoạn dưới của chân dễ bị nhất. Bệnh cước chân của trâu bò ở
miền núi hoặc ở những miền trâu phải cày bừa ruộng bùn nước giá buốt, là
do bị lạnh cục bộ kéo dài. Bệnh thấp khớp của trâu bò cũng do tác dụng kéo
dài của lạnh
* Do thiếu thức ăn
Theo Nguyễn Quang Tính (2004) [13] thì sức đề kháng của cơ thể phụ
thuộc trước hết vào chế độ dinh dưỡng. Ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng
đến sức đề kháng của gia súc và của người được kiểm tra và xác minh bằng
thực nghiệm.
Số gia súc chết rét đều tập trung ở các huyện vùng cao. Có một thói
quen của người dân chưa thể từ bỏ, đó là để trâu bò "đi chơi" tự do ngoài
rừng, tự kiếm cỏ mà ăn. Khi mùa rét về, hết cỏ lẫn lá cây nhưng người dân
vẫn không bổ sung thêm thức ăn tinh cho trâu bò dẫn đến tình trạng trâu bò
gầy yếu, thiếu dinh dưỡng không đủ sức đề kháng chống chọi với thời tiết nên
bị chết hàng loạt.
Theo Nguyễn Văn Quang và cs, 2010 [11]; Nguyễn Hưng Quang, Thào
Mí Chá (2010) [10], trong thực tế sản xuất, không phải tất cả các nông hộ đều
giải quyết tốt việc cung cấp thức ăn cho đàn gia súc của mình. Kết quả điều
tra tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy có tới gần 70% số hộ thiếu thức ăn


21
cung cấp cho trâu bò trong cả 12 tháng, trong đó đặc biệt là những tháng mùa
khô mức độ thiếu hụt nguồn thức ăn lên đến 60 - 80%; còn trong mùa mưa
mức độ thiếu hụt chỉ khoảng 20 - 40%. Đáng chú ý là 100% số hộ chăn nuôi
được điều tra cho thấy trâu bò thiếu thức ăn ít nhất 6 tháng/năm đặc biệt vào
mùa khô lạnh. Chính vì lý do này mà tình trạng trâu bò chết rét càng diễn ra
nghiêm trọng trong những năm có mùa đông lạnh giá.
Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Quang và cs, (2010) [11] thì lượng thức
xanh được các hộ bổ sung vào khẩu phần ăn cho gia súc nhai lại đạt mức thấp,

trung bình từ 4,3 - 4,6 kg/con/ngày. Việc thiếu thức ăn này là do điều kiện
nguồn cung cấp thức ăn dự trữ không có nên nó ảnh hưởng rất lớn tới tình
trạng quản lý trâu bò trong vụ đông.
*Do chủ quan và lạc hậu của người dân
Trải qua mùa đông nhiều mùa đông ấm áp không có trâu bò chết rét
nên người dân còn chủ quan trong việc tránh rét. Những năm gần đây thời tiết
thay đổi bất thường nên khó lường trước, năm 2008 đợt rét kéo dài 38 ngày đã
làm 210.000 gia súc chết rét. Nhưng năm 2009, 2010 thời tiết lại ấm áp nên
số trâu, bò chết rét giảm nên tâm lý chủ quan của người dân đã xuất hiện.
Nhiều hộ không dự trữ thức ăn cho trâu, bò, chính quyền cơ sở nhiều địa
phương chỉ quan tâm đến dịch bệnh, lơ là việc chống rét cho gia súc (Hồ
Quang Phương, 2011 [9]).
* Do giống trâu bò không phù hợp:
Theo tác giả Hồ Quang Phương, (2011) [9] ta nên chọn giống gia súc
có thể chịu giá rét vì ở miền núi thời tiết thường lạnh buốt, vì thế, chăn nuôi
gia súc cũng phải chọn được giống phù hợp, thích nghi tốt với thời tiết. Trâu,
bò miền xuôi nếu được đưa lên miền ngược gặp trời lạnh sẽ bị chết. Các loài
trâu rừng ở vùng cao tỉnh Hà Giang, tỉnh Lào Cai to khỏe, sức chống chịu rất
tốt nên được nhân giống rộng.


22
2.2.1.3. Một số bệnh trâu bò thường gặp trong mùa đông
* Bệnh Cước chân ở trâu bò
Về mùa đông, trâu bò ở các huyện miền núi thường thiếu thức ăn trâu
bò; nhiệt độ môi trường xuống thấp, sức đề kháng của trâu bò bị giảm. Đây là
nguyên nhân chính gây ra bệnh cước chân ở trâu bò, làm thiệt hại không nhỏ
về kinh tế và sức kéo trong vụ đông xuân. Đặc biệt nguy hiểm khi bệnh kết
hợp với bệnh lở mồm long móng. Để bảo vệ cho đàn gia súc, ngoài các biện
pháp phòng chống đói rét, bà con cần quan tâm phòng trị bệnh cước chân cho

trâu bò (Đỗ Văn Chung, 2011 [3]).
Triệu chứng:
Bốn chân của trâu bò sưng to, căng lên, ngoài da đỏ, sau thâm lại, ấn
ngón tay vào có vết lõm và chúng có phản ứng đau co chân lên. Bệnh kéo dài
từ 6-12 ngày. Nếu không điều trị kịp thời chỗ chân bị sưng nứt ra, chảy dịch
màu vàng, lộ ra một lớp tổ chức màu đỏ thẫm. Tập khuẩn có thể xâm nhập
vào gây viêm khớp móng, biến chứng nặng là móng chân bị viêm loét, chân
bị liệt. Nếu phát hiện chăm sóc, điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi.
Bệnh cước chân ở trâu, bò xảy ra trên 3 cấp độ:
Cấp 1: Da dày cộm, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, nứt nẻ.
Cấp 2: Lớp biểu bì bị bong ra, chảy dịch màu vàng, lộ ra một lớp tổ
chức dưới da màu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm cho trâu, bò bị què phải
nằm tại chỗ.
Cấp 3: Da và tổ chức dưới da bị hoại tử. Nếu nặng, các tổ chức hoại tử
ăn sâu xuống thành hoại thư, làm lộ cả cơ và xương.
Bệnh cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể làm tắc mạch máu
gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.
Phòng bệnh
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như chuồng trại luôn khô ráo,
sạch sẽ. Về mùa đông, nên dùng chất độn chuồng, không để chuồng ẩm ướt,
nhất là những ngày thời tiết quá lạnh.


23
- Những ngày thời tiết giá lạnh (dưới 15ºC) cần cho trâu bò nghỉ cày
kéo, cho ăn rơm, cỏ dự trữ, bổ sung thêm thức ăn tinh, với khoảng 2 - 3 kg
thức ăn tinh - cám gạo, ngô, thóc/ngày. Thực hiện chế độ chăn thả và làm việc
hợp lý (những ngày quá lạnh, không chăn thả trâu bò ngoài bãi mà nên cắt cỏ
cho ăn tại chuồng, đốt lửa cho trâu bò sưởi, thực hiện chế độ đi muộn về sớm,
mặc áo cho trâu bò, sẽ hạn chế bệnh cước chân ở trâu bò).

- Cho trâu bò ăn đủ khẩu phần đảm bảo các chất dinh dưỡng và cho
chúng uống nước ấm pha thêm muối.
- Chuồng nuôi trâu bò phải che kín, ấm áp vào mùa đông. Hàng này dọn
phân sạch sẽ, giữ nền chuồng khô ráo, tránh để trâu bò nằm trên phân ẩm ướt.
- Tiêm phòng các loại vắc xin cho trâu bò, đặc biệt vắc xin lở mồm
long móng.
Điều trị:
* Khi bệnh mới xuất hiện: Có thể dùng gừng giã nhỏ hoà với rượu xoa
bóp hằng ngày.
* Nếu chỗ cước bị nhiễm trùng:
- Rửa chỗ chân bị sưng thũng, viêm chảy dịch bằng nước muối ấm thật
kỹ, làm bong những vết bẩn bám vào chân trâu bò, cắt những vẩy da bong
tróc Pha nước muối 50 g/lít nước sạch rồi đun nóng lên khoảng 40ºC hoặc
rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím.
- Sau khi rửa xong, lau khô chân trâu bò bằng giẻ khô và sạch (hoặc
bằng giấy vệ sinh). Chườm nóng chỗ chân đau (đổ nước khoảng 40 - 50ºC
vào trong chai), chườm đi chườm lại cho máu lưu thông đều để làm giảm dần
chỗ sưng đau và lau khô. Mỗi ngày chườm 1 - 2 lần vào buổi sáng và chiều.
- Sau khi chườm xong bôi dầu nóng vào chỗ chân sưng đau, (nếu chân
chưa bị nứt, chảy dịch).


24
- Nếu vết đau đã viêm loét, dùng 20 viên Sulfamezarin 0,5g tán nhỏ,
trộn với 2g Streptomycin (2 lọ) và 1/2 chén than xoan, trộn đều và rắc vào chỗ
chân đau bị viêm chảy dịch. Mỗi ngày rắc 1 - 2 lần, mỗi lần trước khi bôi
thuốc lại rửa lau khô chân cho trâu bò.
- Nếu chân móng bị viêm loét nặng chảy dịch do nhiễm khuẩn phải
tiêm kháng sinh Penicillin 30.000 đơn vị/kg thể trọng, phối hợp với
Stretomycin liều 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp cho trâu bò, tiêm liên tục trong

4 - 5 ngày. Dùng thuốc trợ sức như vitamin B1, C, long não nước tiêm phối
hợp. Nếu được điều trị kịp thời đúng quy trình, trâu bò sẽ khỏi sau 5 - 7 ngày.
* Bệnh Lở mồm long móng
Nguyên nhân
Bệnh do siêu vi trùng gây ra, lây lan mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa
trâu bò, dê bệnh với trâu bò, dê mạnh. Cũng có thể lây gián tiếp cho người,
súc vật, hoặc thịt thú bệnh được mang từ vùng này sang vùng khác .
Triệu chứng
Trâu, bò, dê bệnh sốt cao 40 - 42
o
C kéo dài trong 2 - 3 ngày, ăn ít, nặng
nề khi nằm xuống đứng lên, sau 3 - 4 ngày những mụn nước bắt đầu mọc ở
niêm mạc miệng, chân và chỗ da mỏng, gia súc cái thường bị mọc mụn ở núm
vú, đầu vú.
Mụn nước bằng hạt đậu xanh, hạt bắp có khi lớn bằng đầu ngón tay.
Mụn nước trong vàng, dần dần bị vẩn đục, sau vài ngày thì vỡ ra làm
cho niêm mạc bong ra từng mảng thượng bì để lộ những vết loét đỏ. Nếu
không bị nhiễm tạp khuẩn những vết loét này trong 2 - 3 ngày sẽ hồi phục và
thành sẹo. Dịch từ các mụn loét hòa với nước dãi chảy liên tục ra hai bên mép
trắng như bọt xà phòng, đôi khi có dính những tia máu. Những vết loét này
thành sẹo và hồi phục rất nhanh. Nếu điều kiện vệ sinh và chăm sóc kém,
những mụn loét ở quanh móng chân có thể bị nhiễm trùng sinh mủ tạo thành


25
những ổ loét sâu trong móng chân và làm sút móng. Bê nghé thể hiện viêm
ruột cấp tính: ỉa chảy nặng, xuất huyết đường tiêu hoá, hoặc viêm phế quản và
viêm phổi cấp làm cho bê nghé chết sau 2 - 3 ngày.
Phòng bệnh
- Tiêm vắcxin phòng bệnh lở mồm long móng đúng theo type gây bệnh

(qua điều tra dịch tể và xét nghiệm mẫu bệnh phẩm) tại điạ phương cho trâu
bò lúc 4 tháng tuổi. Ở vùng có dịch bệnh xảy ra có thể tiêm sớm hơn lúc trâu
bò được 2 tháng tuổi. Tiêm lập lại 6 tháng một lần.
- Khi phát hiện gia súc bệnh, báo ngay cơ quan thú y địa phương để
được hướng dẫn xử lý.
Điều trị
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và
phòng nhiễm trùng kế phát.
- Dùng Vimekon 1/200 rửa sạch chỗ loét hàng ngày.
- Kết hợp dùng một trong các loại thuốc sau để trị các triệu chứng viêm
loét và phòng các bệnh thứ phát.
+ Vime Blue dùng xịt nơi vết thương bị lở loét giúp mau lành da non.
+ Penicilline 4M: 1lọ dùng cho 500 - 1000 kg thể trọng.
+ Ampi 1g: 1lọ dùng cho 100kg thể trọng.
+ Penstrep 1ml/20 kg thể trọng.
Súc vật bệnh mệt nhọc cần tiêm các loại thuốc trợ sức như: Vimekat,
Na-Campho, B.Complex ADE, Vitamin C
* Bệnh Tụ huyết trùng
Nguyên nhân
Bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn có sức đề
kháng mạnh, tồn tại rất lâu trong chuồng trại và đất ẩm thiếu ánh sáng. Bệnh
xảy ra quanh năm và thường tập trung vào mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và

×