Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PP Nghiên cứu Khoa học KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.67 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

---------------------------

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hà Nội, tháng 10 năm 2011


ĐỀ TÀI: KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI được thế giới xem là "Thế kỷ của đại dương". Các quốc gia có biển
đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng Chiến lược biển. Khu vực biển
Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí kinh tế và địa chính trị rất quan trọng.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rõ vị trí, vai trò đó. Với
nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối
với sự nghiệp phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải
pháp cụ thể nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của biển phục vụ cho phát triển KTXH.
Nằm ở trong vùng Biển Đông - khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là đất nước
giáp biển từ Bắc vào Nam với bờ biển dài hơn 3.200 km với 3.000 đảo lớn, nhỏ và 100
cảng biển, bến, 48 vũng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển, có thể kể đến
các cảng trọng điểm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng, Quy Nhơn,
Sài Gòn.... Nhìn dưới góc độ chiến lược kinh tế biển thì tiềm năng của chúng ta thật sự
to lớn. Từ diện tích mặt nước, tài nguyên dưới biển, ngoài hải đảo và ở bờ biển đều có
thể cho phép xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế biển với nhiều ngành nghề
quan trọng khác nhau. Biển và vùng bờ biển thực sự là tiềm năng và vị thế của Việt


Nam với vị trí thuận lợi trong giao lưu và hợp tác trong nước và quốc tế, là trung tâm
kinh tế với các ngành công nghiệp cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế biến, công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng và vận tải biển, du lịch
biển có ý nghĩa vùng, là bàn đạp quan trọng để vươn ra biển, cung cấp dịch vụ cho khai
thác biển quốc tế, có vị trí đặc biệt về quốc phòng và an ninh.
Để khai thác tối đa tiềm năng kinh tế biển cho phát triển đất nước trong thời kỳ
mới, tại Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư BCHTW
khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã khẳng định và chỉ rõ chủ
trương của Đảng và Nhà nước là đưa kinh tế biển trở thành những ngành kinh tế mũi
nhọn, đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu
từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp
phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho
đất nước giàu mạnh.
Xuất phát từ yêu cầu trên, với việc vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn công tác
quản lý, phát triển kinh tế biển tại Việt Nam, Nhóm 10 lựa chọn Đề tài “Kinh tế biển
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển trong những năm tới” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết là đánh giá đúng hiện trạng phát triển kinh tế
biển của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, chỉ rõ các mặt mạnh, yếu của kinh tế biển.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đưa ra định hướng phát triển cho từng ngành, từng lĩnh


vực; cũng như đề xuất các giải pháp đồng bộ thực hiện định hướng phát triển nhằm
khai thác tối đa lợi thế của Việt Nam, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển nhanh, mạnh và
bền vững, xứng đáng là động lực thúc đẩy phát triển KTXH thành phố.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam và phương hướng, giải pháp đến năm 2015
và các năm tiếp theo trong mối liên hệ vùng, miền, cả nước và quốc tế.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận hệ thống, sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu chung, xuyên suốt trong quá trình
xem xét vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, vận dụng các lý luận liên
quan kết hợp với tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu, luận chứng các điểm mạnh,
điểm yếu, thời cơ, thách thức để xây dựng hệ thống quan điểm, phương hướng, giải
pháp phát triển.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các chữ viết tắt, phần mở đầu, phần kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển ở Việt
Nam
Chương II: Thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Chương III: Phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế biển Việt Nam trong
giai đoạn 2011-2015 và các năm tiếp theo.



×