Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI UBND HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 86 trang )

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TẠI UBND HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Khóa luận tốt nghiệp ngành
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Khóa
Lớp

: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
: TS. BÙI THỊ NGỌC HIỀN
: HÀ VĂN QUẢNG
: 1305QLNA055
: 2013-2017
: ĐH QLNN 13A

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả phân tích trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Hà Nội ngày 24 tháng 4 năm 2017


Sinh viên
Hà Văn Quảng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Bùi Thị
Ngọc Hiền, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Hành chính học, Trường Đại
Học Nội vụ Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá
trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Tôi chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo UBND huyện đã cho phép và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi thực tập tại UBND.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong cơ quan luôn dồi dào
sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


UBND, HĐND: Uỷ Ban Nhân Dân, Hội đồng nhân dân




XHCN: Xã hội chủ nghĩa



TU: Than Uyên



CT, PCT: Chủ Tịch, Phó chủ tịch



CVP, PCVP: Chánh Văn Phòng, Phó Chánh Văn Phòng



TT HĐND, TT UBND: Thường trực HĐND, Thường trực UBND



VP: Văn phòng



HCH : Hành chính học



CTVP: Công tác văn phòng




CTHC: Công tác hành chính



VTLT: Công tác văn thư- lưu trữ



TTHC : Thủ tục hành chính



HĐHHC : Hiện đại hóa hành chính



CBCC : Cán bộ công chức



TCHH : Thể chế hành chính



BMHC : Bộ máy hành chính




CNTT: Công nghệ thông tin



CSVC-KT : Cơ sở vật chất kĩ thuật



HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ trương cải cách và hiện đại hoá nền hành chính nhà nước ở Việt Nam
được bắt đầu cuối những năm 80 của thế kỷ XX, gắn liền với thời điểm bắt đầu
công cuộc đổi mới đất nước theo đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra
những đòi hỏi khách quan đối với Việt Nam phải tiến hành công cuộc cải cách và
hiện đại hoá nền hành chính nhà nước nhằm tạo lập một nền hành chính mới, hiện
đại, phù hợp.
Thực hiện công cuộc đổi mới, Chính phủ đã đầu tư để rà soát lại toàn bộ các
hệ thống thể chế nhằm đáp ứng yêu cầu tạo ra môi trường thông thoáng cho người
dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cũng như đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều quyết định quan trọng trong chỉ đạo của
Chính phủ đã được đưa vào cuộc sống và có tác động tích cực, tạo thuận lợi cho
các cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện. Trên lĩnh vực quản lý kinh tế, Chính phủ
đã quyết định bỏ nhiều hạn ngạch, trao cho các bộ, ngành làm chủ đầu tư để giải
quyết nhiệm vụ của mình. Những chỉ đạo về tăng cường kỷ luật, kỷ cương xã hội
trong việc chấp hành các quyết định hành chính, về công khai hóa, minh bạch hóa

các quy định hành chính, ngày càng được tổ chức thực hiện nghiêm túc và quyết
liệt. Đó là bước chuyển quan trọng trong mối quan hệ Nhà nước với đời sống xã
hội dân sự, đòi hỏi các cơ quan có quan hệ nhà nước với dân và doanh nghiệp phải
tiến hành công khai hóa, tạo lập các đường dây nóng. Nhờ đó, hiệu quả quản lý
hành chính nhà nước được nâng lên một bước rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là
một công việc không đơn giản, vì bản thân hệ thống thể chế vẫn còn thiếu đồng bộ
và thiếu nhất quán, thí dụ: để tạo ra “một cái van” an toàn cho quá trình quản lý,
bộ, ngành vẫn giữ những quy định tạo thuận lợi cho việc quản lý của mình, chứ
chưa thật sự chuyển mạnh sang tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các
nhà đầu tư; trong giải quyết các công việc nội bộ, của dân và doanh nghiệp, công
chức không giải quyết đúng theo quy trình, trình tự thủ tục pháp luật... Những cải

5


cách mới chỉ là bước đầu, nền hành chính nhà nước vẫn còn mang nặng dấu ấn của
cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp trước đây, trở thành lực cản, kìm hãm
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện mới. Công cuộc cải cách
và hiện đại hóa nền hành chính là lâu dài, phức tạp, khó khăn. Chính vì vậy hiện
đại hóa hành chính nhà nước là công cuộc bức thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh
tế đất nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Báo cáo này nhằm nghiên cứu thực trạng hiện đại hóa hành chính nhà nước
nói chung và tại UBND huyện Than Uyên nói riêng, nghiên cứu những mặt hạn
chế, khuyết điểm và những mặt đã làm được, chỉ rõ nguyên nhân những mặt còn
hạn chế. Từ đó, nhằm đề xuất giải pháp khắc phục những yếu kém của hiện đại
hóa hành chính nhà nước. Đưa nền hành chính công vụ trờ thành cầu nối giữa
người dân và nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất, phù hợp với hội nhập kinh tế
quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ chung: Thu thập các thông tin về hiện đại hóa hành chính, nghiên
cứu cơ sở lý luận của hiện đại hóa hành chính, chỉ ra thực trạng hiện đại hóa,
những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân. Từ đó đưa ra một số giải pháp,
kiến nghị góp phát huy nhưng mặt tích cực,khắc phục những hạn chế để có một
nền hành chính hiện đại. thông thoáng.
Nhiệm vụ cụ thể:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến hiện đại hóa hành chính và
chỉ ra thực trạng nền hành chính nhà nước Việt Nam hiện tại.
+ Nghiên cứu tổng quan về UBND huyện Than Uyên: sự hình thành, chức
năng và nhiện vụ, cơ cấu tổ chức.
+ Nghiên cứu thực trạng hiện đại hóa hành chính tại UBND huyện Than
Uyên, kết quả đạt được,hạn chế, nguyên nhân
+ Đưa ra giải pháp, kiến nghị đối với hiện đại hóa hành chính tại UBND
huyện Than Uyên.

6


4. phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hiện đại hóa hành chính nhà nước tại UBND huyện Than
Uyên – Tỉnh Lai Châu.
- Về thời Gian: từ năm 2011 cho đến nay. Tại vì UBND huyện Than Uyên
tiến hành cải cách mạnh mẽ về hành chính bắt đầu từ năm 2011 và mốc đó đã đánh
dấu ấn chuyển biến mạnh về hiện đại hóa hành chính ở huyện, áp dụng rộng rãi
khoa học kỹ thuật và công nghệ vào trong giải quyết các công việc hành chính nội
bộ của cơ quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài báo cáo tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu
sâu hơn về đề tài mình chọn như các tài liệu sau: Quản trị hành chính văn

phòng,Sách Thủ tục hành chính v.v... Nghiên cứu các lý luận đề làm sáng tỏ hơn về
hiện đại hóa hành chính.
- Phương pháp phân tích: Tôi sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ các
khái niệm có liên quan đến báo cáo như khái niệm hiện đại hóa.
- Phương pháp quan sát: Trong thời gian nghiên cứu tại cơ quan tôi chủ động
quan sát vấn đề liên quan đến hoạt động giải quyết công việc hành chính hằng
ngày,rồi đưa ra nhìn nhận một cách khách quan hơn về hiện đại hóa.
- Phương pháp bảng hỏi: Tôi đã phát ra 100 phiếu bảng hỏi để hỏi trực tiếp
công dân trong quá trình thực tập và thu về 100 phiếu đảm bảo tính hợp lệ. Tôi sử
dụng phương pháp này để tìm hiểu rõ hơn về chất lượng hiện đại hóa nền hành
chính hiện tại. Ý kiến công dân về chất lượng giải quyết các công việc hành chính.
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Hiện đại hóa hành chính nhà nước là một đề tài khá mới mẻ và được rất
nhiều người quan tâm. Do đó,trong thời gian qua đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề hiện đại hóa hành chính. Tiêu biểu có các công
trình nghiên cứu sau đây:
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Ứng dụng tư duy logic trong hoạt động quản lý hành
chinh – Học viện Hành chính Quốc gia năm 2003. Bài nghiên cứu đưa ra những tư

7


duy logic và vai trò của nó trong quản lý hành chính nhà nước, những lỗi logic có
thể xảy ra trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Từ đó đưa ra một số định
hướng ứng dụng tư duy logic trong quản lý hành chính nhà nước.
Trần Thị Bích Ngọc - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành
chính nhà nước. Đề tài chỉ ra vai trò, mối quan hệ của công nghệ thông tin đối với
quản lý hành chính nhà nước. Những thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý hành chính. Sau đó đề xuất, kiến nghị những biện
pháp nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính.

Đỗ Đức Cường – Nghiên cứu nâng cao hiệu quả mạng LAN của Bộ Nội vụ
đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính nhà nước – 2004. Vai trò của mạng
thông tin (mạng LAN) đối với yêu cầu hiện đại hóa, những thách thức gặp phải
trong quá trình ứng dụng mạng vào công việc hành chính. Từ đó đưa ra các giải
pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng hiệu quả việc ứng dụng mạng LAN vào
công cuộc hiện đại hóa hành chính nhà nước.
Ths. Bùi Văn Minh. Chuyên viên Vụ tổ chức biên chế - Nghiên cứu các giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Bài
nghiên cứu, nghiên cứu thực trạng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của cơ quan
hành chính. Sau đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước.
TS. Văn Tất Thu – Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà
nước đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện
đại – 2008. Nghiên cứu chỉ rõ thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm đổi mới hoạt
động và tổ chức của bộ máy hành chính đáp ứng được yêu cầu xây dựng hệ thống
hành pháp thống nhất, hiện đại.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Chính phủ điện tử trong điều kiện đẩy mạnh
CCHC ở Việt Nam hiện nay – 2014. Bài nghiên cứu chỉ ra vai trò của Chính phủ
điện tử trong việc CCHC ở Việt Nam. Thực trạng quá trình hiện đại hóa của Chính
phủ điện tử trong điều kiện đẩy mạnh CCHC ở nước ta. Rồi đưa ra những kiến

8


nghị để xây dựng Chính phủ điện tử trong điểu kiện cải cách hiện nay được tốt
hơn.
7. Kết cấu của đề tài
Bài báo cáo gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về Hiện đại hóa hành chính nhà nước.
Chương 2: Thực trạng Hiện đại hóa hành chính nhà nước tại UBND huyện
Than Uyên – tỉnh Lai Châu.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị về hiện đại hóa hành chính nhà nước tại
UBND huyện Than Uyên.

9


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
1.1. Lý luận về Hiện đại hóa hành chính nhà nước.
1.1.1. Khái niệm
Để hiểu sâu về khái niệm hiện đại hóa và hiện đại hóa hành chính, chúng ta
có thể vận dụng khái niệm trong “Tiến hóa luận” của Chales Darwin: “... Hiện đại
hóa có nghĩa là tái cấu trúc chính mình thành một hệ thống khác, để những tệ lậu
của chính mình không còn đất dung thân và các giá trị văn hóa hiện đại có thể nảy
nở, sinh tồn và vận hành”[13]. Từ đó có thể thấy hiện đại hóa, nhìn từ góc độ cấu
trúc quốc gia – nền hành chính nhà nước, là quá trình chuyển biến từ cấu trúc hiện
tại sang cấu trúc hiện đại hơn, để khiến nó thay đổi cách thức vận hành và sự ứng
xử với xã hội theo chiều hướng tốt hơn.
Hiện đại hóa nền hành chính là việc thay đổi trạng thái, cấu trúc, nội dung
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, làm cho nó có sự biến đổi phù
hợp với yêu cầu khách quan của quá trình phát triển.
1.1.2. Ý nghĩa
Hiện đại hóa hành chính là một nhu cầu tất yếu khách quan. Trước hết,Công
nghệ thông tin (CNTT) ra đời đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người.
Trong hiện đại hóa hành chính (HĐHHC), CNTT góp phần tự động hóa, đơn giản
hóa các quy trình, thủ tục hành chính, tạo ra phong cách lãnh đạo, phong cách làm
việc mới, cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công theo hướng trực tuyến.
Nói đến việc xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT), chúng ta không thể không
nhắc đến vai trò của CNTT. Việc tin học hóa hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước (HCNN) vừa là phương tiện, vừa là áp lực đối với việc cải cách
nền hành chính quốc gia.
Thông qua hoạt động ứng dụng CNTT, bộ máy HCNN dễ dàng liên kết với

10


nhau hơn trong thực hiện nhiệm vụ, Chính phủ cũng thông qua đó để điều hành bộ
máy nhà nước một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác; kiểm soát tốt hơn
mọi hoạt động của cơ quan công quyền trước những biến động phức tạp của thực
tiễn nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Hiện đại hóa hành chính là khâu đột phá trong tiến trình phát triển kinh tế xã
hội, khi nền hành chính được hiện đại, thông suốt, sẽ là nền tảng cho sự phát triển
của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao được tầm ảnh
hưởng cũng như sức cạnh tranh với các nước trong và khu vực.
1.2. Nội dung Hiện đại hóa hành chính nhà nước
Hiện đại hóa hành chính trong điều kiện hiện nay được Chính phủ ta xác định
cụ thể với các nội dung sau:
1.2.1. Hiện đại hóa về tư duy hành chính
Để có nền hành chính quốc gia hiện đại, hiệu quả, làm nền tảng cho một xã
hội dân chủ và tiến bộ, thì chúng ta cần phải hành động đúng quy luật - Hãy bắt đầu
từ đổi mới tư duy. Bất kỳ quá trình hiện đại hóa nào cũng cần được dẫn dắt bằng
một luận thuyết phát triển phù hợp. Nhưng đi đúng hướng vẫn là chưa đủ, hiện đại
hóa cần được tăng tốc bằng các động lực. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với một

nền hành chính đang phát triển như Việt Nam. Thực tế, “cỗ xe” hành chính Việt
Nam hiện nay dường như vừa thiếu một “vệ tinh dẫn đường” - một luận thuyết hợp
lý, vừa thiếu những “động cơ” - động lực để có thể tiến nhanh đến đích.
Trở về vấn đề hiện đại hóa nền hành chính ở Việt Nam. Chúng ta đã bắt đầu
thực hiện công cuộc cải cách hành chính từ những năm 90 của thế kỷ XX nhằm
hướng tới việc thay đổi trạng thái của cơ chế hành chính hiện hành, làm cho nó thay
đổi phù hợp với yêu cầu phát triển mới của đất nước. Tại Hội nghị giao ban Ngành
Nội vụ năm 2012 diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn
nhìn nhận: “Công cuộc cải cách hành chính đã có nhiều thành tựu, nhưng so với yêu
cầu của xã hội và khả năng của hệ thống thì còn nhiều hạn chế. Tổ chức bộ máy
hành chính ở Trung ương và địa phương vẫn còn nhiều chức năng, nhiệm vụ trùng
dẫm, dẫn đến trong khi có nhiều vấn đề chưa rõ trách nhiệm giữa các bộ, thì lại có
những lĩnh vực còn bỏ trống chưa ai chịu trách nhiệm;… vẫn còn nhiều vấn đề mà

11


dân và doanh nghiệp kêu, và họ kêu đúng;… những cải cách trong vấn đề này còn
quá chậm”. Tất cả những hạn chế đó, không gì khác là biểu hiện sinh động của một
nền hành chính truyền thống, quan liêu, bao cấp, chậm chạp, thiếu sức sống để có
thể kiến tạo sự phát triển cho xã hội. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới việc thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư, tổ chức quốc tế đã đưa ra điều kiện tối thiểu cho việc
họ sẽ đầu tư vào Việt Nam khi mà nước ta phải tiến hành cải cách hành chính hiệu
quả trước tình trạng tham nhũng, phiền hà, chậm chạp của nền hành chính đang
diễn ra ở diện rộng. Vậy tại sao quá trình hiện đại hóa nền hành chính lại chậm chạp
và kém hiệu quả? Phải chăng chúng ta vẫn đang tiến hành hiện đại hóa nền hành
chính trong khi thiếu vắng sự nhận thức sâu sắc về một kim chỉ nam, một bản lề,
một minh triết cho quá trình ấy? Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần quy chuẩn lại,
nhận thức lại vai trò, giá trị của một định hướng cho một quá trình hiện đại hóa?

Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng nhanh, mạnh và sâu
sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt các quốc gia trước thách thức phân
định ranh giới quản lý sao cho vừa hiệu quả, hòa nhịp được với đời sống chung của
thế giới, trong khi vẫn giữ được chủ quyền của mình. Thực tiễn đó cũng đặt ra đòi
hỏi tất yếu khách quan của việc điều chỉnh chức năng của Nhà nước sao cho phù
hợp với thời cuộc. Nhà nước muốn tồn tại, phải trở thành một chủ thể kiến tạo cho
sự phát triển, chứ không đơn thuần chỉ là công cụ của giai cấp thống trị xã hội như
trong lý luận ban đầu về Nhà nước nữa. Nhà nước và nền hành chính nhà nước, bản
thân nó là phức hợp của những thể chế, nên nó cũng cần được nhìn nhận và điều
chỉnh các chức năng của mình sao cho phù hợp
định xu thế của thời đại. Điều đó có nghĩa, cải cách hành chính, hiện đại hóa
nền hành chính hiện nay không gì khác ngoài việc nhìn nhận lại vai trò của Nhà
nước trong mối quan hệ với xã hội và công dân, để từ đó tạo lập cách ứng xử với xã
hội (mảng còn lại, không bao gồm Nhà nước). Đó phải là sự chuyển biến của tư duy
và nhận thức về vai trò của Nhà nước từ “quản lý”, “cai trị” sang “quản trị”, “phục
vụ”. Sự nhìn nhận lại vai trò của Nhà nước như thế cũng hoàn toàn tương đồng với
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Chính phủ phải là đầy tớ của nhân

12


dân...”.
Mặc dù thời gian vừa qua, một số văn kiện, văn bản về cải cách hành chính
của Việt Nam cũng đã gợi mở về sự nhận thức lại vai trò của Nhà nước, nhưng thực
sự cho đến bây giờ, quan điểm này vẫn chưa là một dòng chủ lưu. Phải chăng, một
lần nữa, sự chuyển biến của tư duy và nhận thức về cải cách vẫn bị chậm? Và đó có
phải là do sức ì quá lớn của một nền văn hóa tiểu nông thiếu tính pháp quyền? Tư
duy mà chúng tôi muốn đề cập ở đây, hiểu một cách đơn giản, đó là cách nhìn nhận,
suy nghĩ, phân tích và triển khai trên thực tiễn những giải pháp khi vấn đề xuất hiện.
Tư duy cần phải đạt đến giá trị phản biện để tìm ra chân lý của nhận thức, giúp “soi

rọi” hoạt động thực tiễn. Nói tới vai trò của việc thay đổi tư duy, có lẽ thật thiếu sót
nếu chúng ta không nhớ tới luận thuyết “Thoát á Luận” nổi tiếng của Fukuzawa
Yukichi (1835 - 1901). Bài báo cổ vũ phong trào Minh Trị Duy Tân và chủ trương
cải cách văn hóa Nhật Bản để phát triển kịp các nước phương Tây. Nội dung chính
của bài luận nổi tiếng này, cũng là chủ trương của Fukuzawa Yukichi, được tóm gọn
trong hai chữ “Thoát á”. Nghĩa là thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nền văn hóa tiểu
nông, cổ hủ lạc hậu, nặng về hình thức giả tạo bên ngoài của các nước châu á mà
Trung Quốc là điển hình, để học theo nền văn minh phương Tây và hội nhập vào thế
giới bên ngoài. Mục đích của chủ trương “Thoát á” là giữ độc lập cho nước Nhật và
giúp nước này phát triển theo kịp các nước phương Tây đương thời. Chính nhờ chủ
trương này, cộng với sự triển khai thành công của phong trào Duy Tân, nước Nhật
đã hình thành được một hệ thống các thang giá trị mới và hội nhập được với bên
ngoài, giúp cho nước Nhật không chỉ giữ được độc lập, mà còn trở thành một cường
quốc về kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật sau này[13].
Trở về với việc hiện đại hoá nền hành chính của Việt Nam. Các chính trị gia,
các nhà quản lý và giới trí thức đều thống nhất rằng, cần phải hiện đại hóa nền hành
chính nhà nước theo hướng phục vụ. Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu và then chốt ở đây
là phải tạo dựng được một tư duy mới để thay đổi cung cách ứng xử của những chủ
thể trong nền hành chính, giữa nền hành chính với phần còn lại của xã hội trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và toàn cầu hóa. Chủ thể của sự “tạo
dựng” trên đây không chỉ là Nhà nước, mà còn là các chủ thể khác trong xã hội có

13


mối quan hệ với Nhà nước. Chúng ta cần sự biến chuyển của tư duy và nhận thức
về vai trò của Nhà nước từ “quản lý”, “cai trị” sang “quản trị”, “phục vụ” thì khi đó,
chắc chắn hiện đại hóa nền hành chính sẽ có nền tảng bền vững và định hướng rõ
ràng. Cũng cần thống nhất rằng, sự nhìn nhận lại vai trò của Nhà nước chắc chắn
phải diễn ra đồng thời với sự nhìn nhận lại vai trò của các chủ thể quyền lực khác

trong xã hội và phải tiến hành đồng thời với cải cách kinh tế, cải cách chính trị để
thành công của chúng làm tiền đề cho nhau và sự tiến bộ của mỗi cuộc cải cách sẽ
không gặp phải những giới hạn có thể[8,13].
Công cuộc cải cách và đổi mới nền hành chính nhà nước trong giai đoạn trước
mắt đang đứng trước những thách thức của sự chuyển đổi về chất sang nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, sự vận hành nền kinh tế theo các quy luật của thị
trường đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ vai trò, chức năng của Nhà nước nói chung và
của nền hành chính nhà nước nói riêng, đòi hỏi phải chuyển mạnh sang nền hành
chính “phục vụ". Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa là thời cơ, thuận lợi, vừa
đặt ra thách thức mới đối với nền hành chính nhà nước; quá trình đẩy mạnh dân chủ
hóa đời sống xã hội, các yêu cầu về phát huy dân chủ cơ sở, đã thu hút mạnh mẽ sự
tham gia của người dân vào quản lý nhà nước.
Bởi vậy, vấn đề cấp bách trước mắt hiện nay ở Việt Nam là cần xây dựng
một luận thuyết về hiện đại hóa nền hành chính quốc gia.
Trong bối cảnh của một thế giới đang biến chuyển đến kỷ nguyên của kinh tế
tri thức và xã hội tri thức, ngoài các quan hệ kinh tế, các quan hệ văn hoá - xã hội
sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong một xã hội hiện đại. Tất cả những vấn đề
đó trong mọi tình huống đều đòi hỏi những giải pháp, những quyết định tương
ứng. Ðổi mới tư duy để có một cách nhìn, một cách hiểu, một cách suy nghĩ và từ
đó có những quyết thích hợp là yêu cầu không riêng của một cá nhân, tổ chức nào,
mà trở thành yêu cầu chung của xã hội. Mỗi chúng ta đều cần phải cùng đổi mới tư
duy, để đất nước, thành phố của chúng ta phát triển bền vững.

14


1.2.2. Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử
hành chính của Chính phủ trên Internet.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính

thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện
tử. Cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc;
bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết
các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường
điện tử mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu
hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành
chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân
và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau[11].
Công nghệ thông tin và truyền thông đóng vai trò ngày càng quan trọng trong
cuộc sống hàng ngày của con người, làm cho thói quen làm việc, giải trí hay ngay
cả các hình thức kinh doanh cũng thay đổi theo. Do Đó, ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước (CQNN), hướng tới phát triển
chính phủ điện tử (CPĐT) là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia.
Chính phủ trong thời đại hiện nay cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của công
nghệ thông tin và truyền thông, các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
hứa hẹn việc trao đổi thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước cũng như
cung cấp các dịch vụ và dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp sẽ trở nên tốt
hơn, hiệu quả hơn, từng bước nâng cao tính minh bạch và bình đẳng. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông gắn với hiện đại hóa hành chính trong các cơ
quan nhà nước đã nhận được sự quan tâm đặt biệt của các cấp chính quyền, sự đồng
thuận của doanh nghiệp và nhân dân.
Chính phủ điện tử cho phép tăng cường sự tham gia của công dân với chính
phủ. Thông qua hệ thống mạng, bằng cách kết nối những người sống ở vùng sâu,
vùng xa của đất nước để họ có thể gửi và nhận thông tin dễ dàng hơn tới và từ
Chính phủ. Thêm vào đó, có thể gia tăng những người trẻ tuổi tham gia đóng góp ý

15


kiến đối với Chính phủ bởi thế hệ công dân ngày nay hiểu biết về chính trị, xã hội

đã lớn lên với Internet và các công nghệ truyền thông kỹ thuật số trong cuộc sống
hàng ngày, tương tự như những công dân, người mà họ được sử dụng cho các hoạt
động chuyên nghiệp trong công việc và các hoạt động cá nhân khác. Thêm vào đó,
qua sự mở rộng khả năng tương tác và chia sẻ thông tin, chính phủ điện tử cũng có
thể tăng cường tương tác “công dân với công dân” (C2C) bằng cách cung cấp cơ
hội cho những người có cùng quan điểm và mối quan tâm nhưng bị ngăn cách bởi
các điều kiện về địa lý.
Cán bộ, công chức tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc.
Dùng hòm thư để trao đổi trực tiếp vấn đề công việc, thắc mắc và giải đáp. Các giao
dịch, giải quyết hồ sơ giữa công dân, tổ chức với cơ quan nhà nước phải được thực
hiện thông qua mạng điện tử. Không tốn quá nhiều thời gian cũng như công sức bỏ
ra của công dân và tổ chức. Tạo một môi trường hành chính hiện đại, nhanh gọn.
1.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý
công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước
Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ
chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công
của đơn vị sự nghiệp công.
Xây dựng những chính sách, chương trình hành động trên hướng tới mục tiêu
hoàn thiện hành lang pháp lý thuộc lĩnh vực CNTT; xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ
tầng CNTT hiện đại, đồng bộ, các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, an
ninh thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao phục vụ người dân và
doanh nghiệp...; Đẩy mạnh ứng dụng, sử dụng CNTT trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước, từng bước xây dựng chính quyền điện tử đảm bảo nâng cao năng
suất lao động, giảm chi phí hoạt động; giảm thời gian, số lần người dân, doanh
nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính; nâng
cao chỉ số năng lực cạnh tranh của huyện; bảo đảm tăng cường tính công khai, minh
bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước của huyện.
1.2.4. Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông
tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet


16


Cơ quan chủ quản có trách nhiệm đăng tải toàn bộ thông tin về dịch vụ công
trực tuyến trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Thông tin về dịch vụ
công trực tuyến phải được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời ngay sau khi có sự
thay đổi. Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có mục “Dịch vụ công
trực tuyến” thông báo danh mục các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ công
trực tuyến đang thực hiện và nêu rõ mức độ của dịch vụ. Các dịch vụ được tổ chức,
phân loại theo ngành, lĩnh vực để thuận tiện cho việc khai thác sử dụng. Xây dựng
và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính
nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành
chính. Hoàn thiện hệ thống các biểu mẫu, giấy tờ chung một cách thống nhất, tránh
sự trùng lặp, chồng chéo, hủy bỏ các khâu, các giấy tờ không cần thiết, để có một
khung biểu mẫu điện tử chung trong các giao dịch giữa các cơ quan hành chính với
tổ chức, cá nhân.
1.2.5. Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ
quan hành chính nhà nước
Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) trong hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước theo tiêu chuẩn ISO là mô hình về phương pháp quản lý, là
công cụ hỗ trợ để các cơ quan kiểm soát và đạt hiệu quả cao trong hoạt động của
mình; tạo dựng một phương pháp làm việc khoa học: xác định rõ việc (làm gì); rõ
người (ai làm), và rõ cách làm (theo trình tự nào, theo quy trình nào, theo biểu mẫu
nào...); rõ thời gian thực hiện từng công đoạn (bao nhiêu ngày làm việc) nhằm
khắc phục nhược điểm phổ biến lâu nay của quản lý hành chính là làm theo thói
quen, kinh nghiệm, tuỳ tiện… Hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng cần tiếp tục
thực hiện và ngày càng hoàn thiện hơn việc xây dựng, áp dụng, duy trì và công bố
hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng giúp các cơ quan chuẩn hóa các
quy trình xử lý công việc một cách khoa học, phân công trách nhiệm rõ ràng, giảm

thiểu sai sót trong việc giải quyết công việc; hồ sơ tài liệu được sắp xếp ngăn nắp
và có hệ thống theo từng lĩnh vực công việc, góp phần tích cực vào việc thực hiện
cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại mỗi cơ quan, nâng cao sự hài lòng cho

17


người dân trong giải quyết TTHC. Một số các cơ quan đã kết hợp giữa việc áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng với ứng dụng công nghệ thông tin nên việc cập
nhật thông tin nhanh, theo dõi được quá trình giải quyết công việc nội bộ, kiểm
soát được hệ thống tài liệu, văn bản tại cơ quan ngày càng tốt hơn.
1.2.6. Thực hiện kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường hiện đại, tập
trung và bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính
Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo
đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy
nhà nước[15]. Cần chỉ đạo, chủ động triển khai và giám sát thực hiện đầu tư trụ sở
xã, phường, thị trấn theo đúng mục tiêu đề ra; các dự án được triển khai xây dựng
đúng đối tượng thuộc quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
Hiện nay, nhiều trụ sở xã trong quy hoạch được xây dựng từ lâu nên đã
xuống cấp và không đáp ứng điều kiện an toàn cho người sử dụng và diện tích làm
việc không còn phù hợp với định mức mới. Các trụ sở xã mới tách hầu hết chưa
xây dựng kịp, nhiều xã phải làm việc trong trụ sở tạm, ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác và khó khăn cho người dân khi đến liên hệ giải quyết công việc. Do
nguồn ngân sách còn hạn hẹp nên các địa phương phải tự cân đối, lồng ghép từ các
nguồn vốn hợp pháp trên địa bàn, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn, hạn chế
dàn trải, trùng lắp. Đối với các công trình chuyển tiếp, tập trung hoàn thành dứt
điểm đưa vào sử dụng; tăng nguồn vốn hỗ trợ các xã mới chia tách hàng năm để
bảo đảm các xã này sớm có trụ sở làm việc; đồng thời xây dựng kế hoạch lồng
ghép đầu tư các dự án mới. Cần tăng cường hơn nữa tính tự chủ trong việc giải

quyết ngân sách địa phương, đầu tư một cách có trọng điểm.
Các trụ sở dù có diện tích bao nhiêu, khang trang hay còn gặp nhiều khó khăn
thì cũng phải đảm bảo rằng cán cán bộ, công chức có đủ điều kiện tối đa thoải mãi
trong giải quyết công việc của công dân.
Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập
trung ở những nơi có điều kiện. Tập trung các cơ quan trực thuộc sẽ tăng sự thuận
lợi và hiệu quả trong công tác điều hành chỉ đạo, phát huy tối đa tính liên thông,

18


khả năng phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, tạo
điều kiện cho công dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng và nhanh hơn
với các bộ phận xử lý hồ sơ. Hơn nữa, việc quy hoạch và đầu tư xây dựng mới theo
mô hình tập trung hiện đại, được đặt đúng vị trí quy hoạch là hạt nhân địa lý tỉnh
lỵ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội, tạo sự thông thoáng chung cho các thủ tục
hành chính công. Xây dựng tập trung các cơ quan hành chính, ở những nơi có điều
kiện kinh tế tốt nhất, phù hợp nhất và tạo tiện lợi cho công dân trong việc giải
quyết nhu cầu của mình.
1.3. Khái quát về hiện đại hóa hành chính nhà nước tại Việt nam
Một trong những chương trình trọng điểm của Việt Nam hiện nay được dư
luận trong nước và quốc tế quan tâm là việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại và cải
cách toàn diện nền hành chính quốc gia hướng tới mục tiêu: Xây dựng một nền
hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân
dân ngày một tốt hơn. Có thể nói, hiện đại hóa nền hành chính đã và đang là một
“hạng mục” lớn trong tổng thể “công trình” cải cách nền hành chính. Hiện đại hóa
nền hành chính có tác động tích cực trong cải cách thủ tục hành chính[14].
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt nhằm thúc
đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, hoàn thiện và đẩy

mạnh hoạt động của mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên internet.
Một số địa phương đã triển khai xây dựng chính quyền điện tử. Các bộ, ngành và
địa phương tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 9001:2000 và từng bước chuyển đổi sang hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả, tính công khai, minh bạch trong thực thi công vụ của cán bộ, công
chức trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ
trương ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ,
xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân,
nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.

19


Điều này được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chương
trình về cải cách hành chính của đất nước.
Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển ứng dụng CNTT,
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật, kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT trong các CQNN hết sức cụ thể,
thiết thực, như: Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN; Nghị
định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định vể việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin
điện tử của CQNN; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt dộng
của CQNN giai đoạn 2011-2015, Luật An toàn thông tin và Nghị quyết số 36a/NQCP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về CPĐT[2].
Bộ Thông tin và Truyền thông với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về
CNTT, bên cạnh việc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc
xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về ứng dụng CNTT, đã ban hành nhiều

văn bản hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các cơ quan nhà nước trong tổ chức triển khai
thực hiện ứng dụng CNTT.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, triển khai các chương trình, kế
hoạch của quốc gia về ứng dụng CNTT, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ
lực triển khai CPĐT và đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể: về cơ sở hạ tầng
thông tin
Thời gian qua, hạ tầng kỹ thuật CNTT ngày càng được hoàn thiện, tạo điều
kiện thuận lợi triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN. Số lượng cán
bộ, công chức được trang bị máy tính phục vụ công việc ngày càng tăng, góp phần
tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp, tăng năng suất, hiệu quả công việc.
Khoảng 90% cán bộ, công chức trong CQNN được trang bị máy tính phục vụ công
việc. Hệ thống mạng nội bộ được triển khai tại tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã được
triển khai xây dựng, kết nối đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện. Theo thống kê, có

20


84% các sở, ban. ngành, quận, huyện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
được kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà
nước. Công tác bảo đảm an toàn an ninh thông tin được các bộ, ngành, địa phương
quan tâm đầu tư hơn. Các bộ, ngành, địa phương đã từng bước trang bị thiết bị,
phần mềm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, an ninh thông tin như
trang bị phần mềm diệt vi rút cho máy tính, các thiết bị tường lửa (Firewall), hệ
thống lưu trữ dữ liệu, thiết bị bảo mật và chặn lọc thư rác chuyên dụng.
Các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia làm nền tảng cho phát triển CPĐT đã được
xác định trong Quyết định số 1605/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, 02
dự án đã hoàn thành xây dựng CSDL (CSDL quốc gia về thủ tục hành chính trên
Internet, CSDL quốc gia kinh tế công nghiệp và thương mại); 01 dự án đang thực
hiện đầu tư (CSDL quốc gia vể tài nguyên và môi trường).

Về ứng dụng CNTT trong nội bộ của CQNN:
Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống thư điện tử chính
thức (tên miền.gov.vn) để trao đổi thông tin, tài liệu qua mạng và hệ thống quản lý
văn bản và điều hành phục vụ công việc. Việc triển khai các hệ thống này đã phát
huy hiệu quả rõ rệt, tiết kiệm thời gian, chi phí. Ví dụ, nhờ việc sử dụng hệ thống
thư điện tử và hệ thống chuyển, nhận văn bản điện tử, thành phố Hà Nội trung bình
mỗi ngày tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng; tỉnh Bắc Giang tiết kiệm được hơn
14 tỷ đồng trong năm 2014.
Hình thức họp trực tuyến đã được triển khai phổ biến tại các CQNN, bao gồm
các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương;
cuộc họp giữa các cơ quan thuộc các bộ, ngành, địa phương... đã giúp tiết kiệm chi
phí, thời gian tổ chức họp. Với những cuộc họp quy mô quốc gia thực hiện theo
hình thức qua mạng tiết kiệm vài tỷ đồng. Ngoài ra, với hình thức này, số lượng và
thành phần dự họp có thể tăng lên đáng kể, góp phần phổ biến, triển khai công việc
đến các cấp được hiệu quả, nhanh chóng.
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
Đến nay, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có trang/cổng thông tin điện tử đáp ứng

21


nhu cầu tuyên truyền, quản lý, điểu hành của cơ quan nhà nước; nhu cầu tìm hiểu,
tra cứu, khai thác thông tin của người dân và doanh nghiệp. Trên trang/cổng thông
tin điện tử của cơ quan nhà nước, các dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp đầy
đủ ở mức độ 1, mức độ 2; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đang được các cơ
quan đầu tư và đưa vào sử dụng với số lượng ngày càng tăng. Các cơ quan tiêu biểu
có số lượng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến lớn là: Bộ Tài
chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà
Nẵng, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa.

Tại bộ phận một cửa của các bộ, ngành, địa phương, việc ứng dụng CNTT đã
và đang được triển khai ngày càng sâu rộng. Hầu hết các phần mềm và hệ thống
triển khai tại bộ phận một cửa đều có khả năng kết nối liên thông theo chiều dọc và
theo chiều ngang, cho phép tra cứu thông tin và trạng thái giải quyết hồ sơ qua hệ
thống màn hình cảm ứng tại trụ sở CQNN, qua internet, thư điện tử... Điều này làm
tăng tính minh bạch trong hoạt động của các CQNN, tạo sự thuận tiện cho người
dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với CQNN.
Một số ứng dụng chuyên ngành phát huy được hiệu quả rõ rệt, phục vụ tốt cho
người dân và doanh nghiệp, đó là: ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế (số
lượng người kê khai nộp thuế qua mạng là hơn 485.000 và gần 20 triệu hồ sơ thuế
điện tử đã nhận vào hệ thống quản lý thuế; ứng dụng CNTT trong công tác hải quan
(Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS trên phạm vi toàn quốc được triển
khai tại 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố với 100% Chi cục; thời gian đăng ký tờ
khai hải quan chỉ còn 3 giây, giải phóng hàng đối với hàng nhập khẩu đã giảm 7,6
giờ (18%); thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai đến khi quyết
định thông quan đối với hàng xuất khẩu giảm 9,6 giờ (58%).
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng ứng dụng CNTT trong
hoạt động của CQNN vẫn còn những hạn chế. Cụ thể như các ứng dụng CNTT
trong CQNN chủ yếu ở quy mô nhỏ, chưa kết nối, chia sẻ thông tin nên diện rộng;
việc điều hành, xử lý công việc qua mạng còn ít; các dịch vụ công trực tuyến mức
độ cao cung cấp cho người dân và doanh nghiệp còn chưa nhiều; các hệ thống thông
tin chuyên ngành quy mô quốc gia, tạo nền tảng phát triển CPĐT chậm được triển

22


khai. Ví dụ, hiện nay CSDL quốc gia về dân cư vẫn chưa được xây dựng, đây là
CSDL phổ biến nhất, lưu trữ dữ liệu căn bản về người dân, tác động trực tiếp vào
mọi mặt của công tác quản lý công dân Việt Nam, gồm công tác quản lý hộ tịch, căn
cước, cư trú, lao động, bảo hiểm, y tế, giáo dục. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là

cơ sở để triển khai Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch vừa được ban hanh, cũng
là điều kiện tiên quyết để triển khai thành công Đề án tổng thể đơn giản thủ tục
hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai
đoạn 2013-2020.
Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: một số lãnh đạo các
cấp chưa thực sự quyết tâm, chỉ đạo sâu sát, ưu tiên ứng dụng CNTT nhằm nâng
cao năng suất, hiệu quả hoạt động; vốn triển khai cho ứng dụng CNTT còn rất thấp
so với nhu cầu thực tế, đặc biệt là vốn cho triển khai các dự án quy mô quốc gia;
nhiều cán bộ, công chức chưa có thói quan, kỹ năng ứng dụng CNTT, chưa hình
thành văn hóa chia sẻ thông tin.
Theo Chỉ số phát triển CPĐT của Liên hợp quốc năm 2014, Việt Nam xếp
hạng thứ 99 trên thế giới (giảm 10 bậc so với năm 2012) và đứng thứ 5 trong khối
ASEAN sau Singapore, Malaysia, Brunei và Philippines. Chỉ số về cung cấp dịch
vụ công trực tuyến của Việt Nam được đánh giá thấp, chỉ đạt 0,41 cliểm thang điểm
1), trong khi đó của Singapore là 0,992 điểm và Malaysia là 0,677 điểm; chỉ số về
hạ tầng viễn thông của Việt Nam đạt 0,38 điểm, của Singapore là 0,879 điểm và
Malaysia là 0,446 điểm[2].
Để đẩy mạnh phát triển CPĐT trong thời gian tới, ngày 14/10/2015, Chính phủ
đã ban hành Nghị quyet số 36a/NQ-CP về CPĐT. Nghị quyết này đã thể hiện quyết
tâm chinh trị rất lớn của Chính phủ trong việc nâng vị trí của Việt Nam về CPĐT
theo xếp hạng của Liên hợp quốc, công khai, minh bạch hoạt động của các CQNN
trên môi trường mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Các
nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu được nêu trong Nghị quyết số 36a/NQ-CP bao gồm:
Một là, xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản
điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Hai là, thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên

23



mạng điện tử (Một cửa điện tử quốc gia).
Ba là, phấn đấu đến hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các
dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, một số dịch vụ công phổ biến,
liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 4.
Để đạt được các mục tiêu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gắn trách nhiệm người đứng đầu
CQNN các cấp trong công tác triển khai ứng dụng CNTT tại cơ quan mình. Xây
dựng CPĐT là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự quyết liệt của các
CQNN từ trung ương tới địa phương và sự chung tay, chung sức của toàn xã hội
trong triển khai thực hiện.
Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước được quan tâm đầu tư xây dựng khang
trang, hiện đại. Một số địa phương đã xây dựng được Trung tâm hành chính tập
trung của tỉnh, thành phố, quận, huyện, như: Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Quảng Ninh... tạo điều kiện cho việc đổi mới công tác quản lý, tạo thuận lợi
cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng trang thiết bị hiện đại trong hoạt
động của cơ quan hành chính.

24


Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI UBND
HUYỆN THAN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU
2.1. Khái quát về sự hình thành và điều kiện phát triển của huyện Than
Uyên – Tỉnh Lai Châu
2.1.1. Điều kiện về lịch sử - văn hóa
- Về lịch sử: Than Uyên là vùng đất phát triển lâu dài. Sang thời Lý, Than
Uyên thuộc mường Tiến Châu Đăng; đời hậu Lê thuộc châu Chiêu Tấn, phủ An
Tây trong thừa tuyên Hưng Hoá; đời Tự Đức triều Nguyễn, Than Uyên là lỵ sở
châu Chiêu Tấn.

Ngày 28/6/1909 thực dân Pháp đặt ra châu Than Uyên thuộc tỉnh Lai
Châu. Ngày 20/2/1920 châu Than Uyên lại sát nhập tỉnh Yên Bái.
Sau hoà bình lập lại năm 1955, huyện Than Uyên thuộc khu tự trị Thái-Mèo.
Cuối năm 1962 thành lập tỉnh Nghĩa Lộ, Than Uyên là huyện thuộc tỉnh Nghĩa Lộ,
gồm thị trấn nông trường Tân Uyên và 16 xã: Hố Mít, Hua Nà, Khoen On, Mường
Cang, Mường Khoa, Mường Kim, Mường Mít, Mường Than, Nậm Cần, Nậm Sỏ,
Pắc Ta, Pha Mu, Ta Gia, Tà Hừa, Tà Mít, Thân Thuộc.
Ngày 3/1/1976 Than Uyên là một huyện của tỉnh Hoàng Liên Sơn (sau khi sát
nhập 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Nghĩa Lộ thành Hoàng Liên Sơn). Từ tháng
10/1991 huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
Ngày 25 tháng 2 năm 1978, hợp nhất 2 xã Hua Nà và Mường Cang thành xã
Nà Cang.
Ngày 15 tháng 11 năm 1991, thành lập thị trấn Than Uyên - thị trấn huyện lị
huyện Than Uyên - gồm phần đất của các xã Nà Cang và Mường Than.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh Lai
Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên đồng thời chuyển huyện Than
Uyên của tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu mới.
Ngày 27 tháng 12 năm 2006, thành lập các xã Tà Mung, Phúc Than, Phúc
Khoa thuộc huyện Than Uyên. Huyện Than Uyên thời điểm này có 169.550 ha diện
tích tự nhiên và 87.249 người.

25


×