Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

bài tập lớn: PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN chủ đề XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.89 KB, 32 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ
****
MÔN HỌC: PHÂN TÍCH VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
LỚP: CA 1,2 THỨ 3
GIẢNG VIÊN: TRẦN THỊ THU HƯƠNG

1.
2.
3.
4.
5.
6.

NHÓM 06
THÀNH VIÊN:
Lê Thị Huyền (NT) – 17A4010121
Công Ngọc Linh – 17A4010162
Nguyễn Thị Thanh Lịch – 17A4010159
Đậu Thị Trinh – 17A4010303
Trần Minh Trang – 17A4050226
Lường Thị Hương -

HÀ NỘI, NĂM 2017
I.

1



II.

2


III. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Giới thiệu quỹ đầu tư: Viet Investment ( VI ) là quỹ đầu tư với sứ mệnh đem lại lợi ích
và mức sinh lời hợp lý cho các cổ đông và các khách hàng. Chúng tôi áp dụng nguyên tắc
đầu tư theo định hướng giá trị trong dài hạn đối với các danh mục đầu tư cho các nhà đầu
tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức trong nước, thay vì đi theo đuổi chính sách tăng trưởng
nhanh trong ngắn hạn. Đối tượng của quỹ chủ yếu là các công ty có hệ số P/E ở mức
trung bình, có tiềm năng tạo ra mức sinh lời tốt trong dài hạn. Chúng tôi luôn đảm bảo
danh mục đầu tư được đa dạng hóa, chú trọng vào việc nhận diện và kiểm soát rủi ro.
1. Mục tiêu đầu tư

- Giả thiết: nhóm khách hàng cốt lõi mà Quỹ hướng tới là đối tượng các nhà đầu tư độ
tuổi từ 30 – 45 với thu nhập khá. Đối tượng khách hàng này là những người có nhu cầu
đầu tư lớn, đã có khả năng chi tiêu thường xuyên, vì vậy nên rất phù hợp với định hướng
đầu tư dài hạn của quỹ. Nhóm nhà đầu tư này có thể sẽ không chịu ảnh hưởng của những
biến động thất thường trong ngắn hạn, và chấp nhận khoản đầu tư được ủy thác cho quỹ
trong dài hạn cho đến khi các khoản đầu tư của chúng tôi bắt đầu tạo ra mức sinh lời.
- Thời gian đầu tư: từ 3 – 5 năm.
Hàng năm, chúng tôi tiến hành xem xét lại danh mục đầu tư 2 lần vào cuối 6 tháng đầu
năm và vào cuối năm. Việc xem xét lại danh mục này nhằm mục đích để quỹ cập nhật
tình hình đầu tư của mình, mức sinh lời hiện tại, xem xét lại các giả định điều kiện nền
kinh tế thay đổi có thể ảnh hưởng tới mức định giá của các công ty cũng như giá của các
cổ phiếu trên thị trường.
- Mục tiêu đầu tư: tỉ suất sinh lời nằm trong khoảng 15% – 25% (0.00041 – 0.00070).


2. Phân tích nền kinh tế :

a. Phân tích tình hình kinh tế thế giới
* Thuận lợi


- Ngân hàng Thế giới (WB) vừa giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở
mức 2,7% trong năm 2017, dựa trên khả năng hoạt động giao thương tăng tốc và
những diễn biến tích cực trên thị trường năng lượng trong thời gian gần đây, bất
chấp các chính sách "hạn chế thương mại" của Mỹ.
- Trong thời gian vừa qua, các chỉ số kinh tế tại tất cả các khu vực trên thế giới,
đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, đều có sự khởi sắc. Nhờ vào các biện pháp
kích thích trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã
ổn định trở lại. Trong khi đó, tín hiệu tích cực đã được ghi nhận tại các nền kinh tế
mới nổi như Ấn Độ hay những nước châu Á khác, thậm chí là cả Nga và Brazil,
những nước đã trải qua suy thoái trong giai đoạn 2014-2016.
- Theo dự báo mới nhất của WB, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm
nay, và dự kiến đạt con số 2,9% vào năm 2018. Theo WB, kinh tế Mỹ sẽ đạt nhịp
độ tăng trưởng 2,1% trong năm nay và 2,2% trong năm tới, song còn xa so với
mức cam kết tăng 3% trong trung hạn của Tổng thống Donald Trump.
- Trong khi đó, WB cũng nâng mức dự báo tăng trưởng đối với Khu vực sử dụng
đồng tiền chung châu Âu (Euro) so với hồi tháng Một, với GDP dự kiến sẽ tăng
1,7% trong năm nay (tăng 0,2 điểm %). Ngược lại, định chế tài chính toàn cầu này
giảm nhẹ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 6,5% trong năm nay và
Ấn Độ xuống 7,2%.
* Khó khăn
- Nếu ông Trump thực hiện những gì đã hứa khi tranh cử (trong đó có việc hạn
chế thương mại toàn cầu và tập trung vào nền kinh tế nội địa) sẽ ảnh hưởng tiêu
cực tới những quốc gia xuất khẩu và nhận đầu tư như Việt Nam khi Mỹ chiếm tới
1/5 lượng xuất khẩu từ Việt Nam. Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chính

sách thương mại nghiêng về bảo hộ của Mỹ từ đó dẫn tới cầu về hàng hóa nhập
khẩu từ Việt Nam giảm xuống, gây ảnh hưởng gián tiếp tiêu cực tới Việt Nam.


- Trung Quốc suy giảm mạnh hơn dự kiến, tình hình chính trị bất định và viễn
cảnh thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Tình hình thị
trường tài chính chưa khởi sắc và dễ gặp phải những biến động bất ngờ.
- Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên đã leo thang hơn khi tổng thống Donald
Trump hứa rằng sẽ có “biển lửa, cuồng nộ và sức mạnh mà thế giới này chưa bao
giờ được thấy”. Triều Tiên đã đáp họ sẽ xem xét một vụ tấn công bằng tên lửa vào
hòn đảo Guam trên Thái Bình Dương, nơi căn cứ quân sự của Mỹ.
- Nhu cầu mua tài sản trú ẩn đã tăng vọt sau các thông tin trên. Yên Nhật có lúc
lên 110,37 đồng một USD. Giá vàng hiện giao dịch quanh 1,264 USD một ounce,
tăng khoảng 4 USD so với đầu phiên.
- Số liệu lạm phát Trung Quốc tháng 7 vừa được công bố, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) của nền kinh tế lớn nhì thế giới chỉ tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái,
không đạt kỳ vọng của giới phân tích. Chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 5,5%.
- Giá dầu sau tin tức xuất khẩu của các nước OPEC tiếp tục tăng do sản lượng tại
Nigeria và Libya lên cao. Giá dầu thô Brent hiện còn 51,93 USD một thùng. Trong
khi đó, dầu WTI hiện có giá 49 USD một thùng.
* Lãi suất
- Fed tăng lãi suất cơ bản đồng thời gợi mở khả năng sẽ có 3 đợt tăng lãi suất trong
năm 2017. Động thái này không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh
hưởng tới kinh tế toàn cầu. Một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá của
đồng USD. Trong khi đó, đồng Việt Nam hiện vẫn đang được neo giữ với USD sẽ
có xu hướng tăng giá thực so với các đồng tiền còn lại. Điều này có thể gây ra
những tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu và làm trầm trọng hơn tình trạng
thâm hụt cán cân thương mại trong năm tới.
* Lạm phát
- Việc các nước xuất khẩu dầu đạt được đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng

khai thác kể từ tháng 1/2017 có thể đẩy giá dầu tăng trở lại. Mặc dù điều này là có
lợi cho cán cân ngân sách, những việc giá dầu thô và các mặt hàng năng lượng


tăng trở lại có thể tạo ra sức ép lên lạm phát trong nước, vốn đã bị đẩy lên trong
thời gian gần đây do việc điều chỉnh giá các nhóm dịch vụ công.
- Hơn nữa, ảnh hưởng của việc Donald Trump phản đối ký kết TPP, có thể khiến
làn sóng FDI vào Việt Nam suy giảm. Điều này có thể gây ra một số hệ lụy nhất
định, đòi hỏi sự cải cách tốt hơn điều kiện kinh doanh và năng lực sản xuất trong
nước, nâng cao sức cạnh tranh, nhằm duy trì động lực tăng trưởng cho Việt Nam.
* Tỷ giá hối đoái
- Đồng euro lội ngược dòng tăng lên mức 1,1905 USD vào cuối phiên 31/8 tại
New York. Đồng euro tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm do nền kinh châu Âu tăng
trưởng bất ngờ, rủi ro chính trị lắng xuống và các đồng tiền khác yếu đi. Tăng
trưởng kinh tế Mỹ chậm chạp và áp lực địa chính trị khiến đồng USD kém hấp dẫn
hơn.
Trong khi đó, đồng bảng Anh lại chịu áp lực do Anh quyết định rời khỏi EU. Giá
đồng tiền này giảm 18% so với đồng euro tính từ đợt trưng cầu dân ý hồi tháng
6/2016 do những bất ổn về mối quan hệ ngoại giao giữa Anh và EU trong tương
lai.

Biểu đồ: Finviz
- Tính từ đầu năm 2017, đồng euro tăng giá 13% so với đồng USD. Tính trong
tháng 8, đồng tiền chung chỉ tăng giá 0,5% so với đồng USD.


Trong khi đó, đồng bảng Anh tiếp tục tăng giá lên mức 1,2929 USD so với đồng
bạc xanh. Tính cả tháng, đồng bảng giảm giá 2% so với đồng USD.

Biểu đồ: Finviz

- So với đồng yên Nhật, đồng USD giảm giá về 109,96 yên, so với 110,24 yên
cuối phiên hôm trước. Đồng USD giảm giá 0,3% so với đồng yên trong tháng 8.

Biểu đồ: Finviz
b. Phân tích tình hình kinh tế trong nước
* Thuận lợi
- Kể từ giữa quý II/2017, tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến theo hướng
tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, sản xuất trong nước dần phục hồi,
lạm phát được kiểm soát, mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định; môi trường đầu tư, kinh
doanh được cải thiện; xuất khẩu tăng cao, thu hút khách quốc tế và đầu tư nước
ngoài đạt khá. Sự hồi phục nhẹ của ngành khai khoáng và sự ổn định đà tăng của
ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đã giúp khu vực công nghiệp tăng trưởng


mạnh. Bên cạnh đó, đà phục hồi của khu vực nông, lâm thủy sản và đặc biệt là sự
tăng trưởng bứt phá của khu vực dịch vụ cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn
nền kinh tế trong 7 tháng đầu năm.
- Nền tảng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được hỗ trợ bởi các yếu tố như
triển vọng khả quan của kinh tế thế giới, cũng như tín hiệu tích cực từ các nền
kinh tế chủ chốt sẽ tác động tích cực tới triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm
2017. Sự tăng giá của một số đồng tiền và triển vọng phục hồi kinh tế, có thể giúp
Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn qua đó thể phục
hồi được tốc độ tăng trưởng thương mại. Cùng với đó là sự cải thiện của cả 3 động
lực tăng trưởng là khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ .
* Khó khăn
- Mặc dù kinh tế Việt Nam đã chuyển biến tích cực, nhưng trong bối cảnh kinh tế
quốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Những
thách thức từ bên ngoài do bất ổn địa chính trị thế giới, xu hướng gia tăng bảo hộ
mậu dịch, việc Mỹ rút ra khỏi TPP và vấn đề chính trị hóa vốn đầu tư của Mỹ có
thể tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Việt Nam.
- Cùng với đó, chính sách bảo hộ thương mại và thuế biên giới mà Mỹ đề xuất sẽ
khiến cho xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ gặp nhiều khó khăn, trong khi Mỹ là
thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
- Chưa hết, giá dầu đổi chiều đi xuống dưới 50 USD/thùng, cho thấy sự khó đoán
định của thị trường này. Nếu giá dầu tiếp tục đi xuống sâu thêm nữa Việt Nam cần
cân nhắc thêm việc tăng sản lượng khai thác dầu cho mục tiêu tăng trưởng. Giá
các mặt hàng nông sản tiếp tục giảm sâu có thể sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu nông
sản của Việt Nam.
* Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Sáu tháng đầu năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng 5,73% so với cùng kỳ
năm trước. Với kết quả này, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt
6,7% thì những tháng cuối năm sắp tới phải tăng 7,4%.


- Đặc biệt, trong giai đoạn tới ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
cũng có nhiều cơ hội để phát triển từ nay đến cuối năm, một số dự án thép lớn sẽ
đi vào hoạt động tương lai sắp tới. Một số ngành như dược phẩm, sản xuất vẫn còn
dư địa trong những tháng cuối năm. Ngành xây dựng dự kiến tăng trưởng trên
10% cũng sẽ có đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của thị trường.
* Lãi suất
- Theo các chuyên gia kinh tế, mục tiêu từ nay đến cuối năm giảm lãi suất thêm
0,5% là có khả thi. Những yếu tố hỗ trợ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Cụ thể,
áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn do chỉ số Bloomberg Dollar Index đã giảm khá
mạnh so với đầu năm (giảm 9,3%). Bên cạnh đó, lạm phát nhiều khả năng trong
tầm kiểm soát (dưới 4%) trong khi áp lực từ phía phát hành trái phiếu Chính phủ
cũng không còn nhiều (vì 8 tháng đầu năm đã hoàn thành 78,5% kế hoạch năm
2017). Ngoài ra, nỗ lực từ phía nhà điều hành về xử lý nợ xấu sẽ đóng góp tích cực
hơn trong việc giảm lãi suất.
- Bên cạnh đó, lãi suất điều hành đã giảm 0,25%, giúp các ngân hàng giảm chi phí

vốn. Đặc biệt, lãi suất huy động của 4 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam (chiếm thị
phần trên 50% về huy động tiền gửi tại Việt Nam, gồm Vietcombank, Vietinbank,
BIDV, Agribank) luôn duy trì ở mức thấp so với các ngân hàng thương mại giúp
cho lãi suất huy động trên thị trường ổn định và định hướng cho mặt bằng lãi suất
trên thị trường.
- Cuối tháng 8, Ngân hàng Nhà nước cho biết, mặt bằng lãi suất huy động VND
phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,46,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12
tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.
- Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 66,5%/năm đối với ngắn hạn, ở mức 9-10%/năm ddooid với trung và dài hạn. Lãi
suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm


đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đặc biệt, đối với nhóm
khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn
hạn từ 4-5%/năm.
* Nguồn vốn FDI
- Nửa cuối năm 2017, vốn FDI được dự báo sẽ đạt nhiều kết quả tích cực nhờ
hưởng lợi từ nhiều yếu tố thuận lợi của nền kinh tế như môi trường kinh doanh
ngày càng được cải thiện, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều
hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu
lực, sự đánh giá tích cực của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng
đầu tư tại Việt Nam.
- Đồng thời, tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại, thực hiện các giải pháp tăng
cường thu hút FDI và triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi cũng như nâng cao
năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh, vốn FDI thực hiện năm
2017 duy trì mức tăng trưởng khá so với năm 2016. Tổng vốn FDI đăng ký cấp
mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần trong 8 tháng năm 2017 ước đạt 23,36 tỷ
USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam
tăng mạnh.

- Dòng vốn FDI tăng được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng giúp hồi phục tăng
trưởng xuất khẩu của cả năm 2017.
* Lạm phát
- Lạm phát so với cùng kỳ sau 6 tháng liên tục giảm đã có dấu hiệu tăng trở lại
trong tháng 8 (lạm phát cơ bản tháng 8 vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp, chỉ tăng
1,31% so với cùng kỳ) khi CPI tháng 8 đã tăng 0,92% so với tháng trước và tăng
3,35% so với cùng kỳ năm 2016.
- Cơ quan này phân tích, nguyên nhân tăng chủ yếu do điều chỉnh giá dịch vụ công
(y tế, giáo dục) bởi nếu không tính tăng giá dịch vụ công, lạm phát tháng 8 chỉ
tăng 0,52% so với cùng kỳ và không tăng so với đầu năm.


- Phân rã các thành phần của lạm phát cho thấy, thành phần lạm phát do yếu tố
mùa vụ đóng góp 0 điểm %, trong khi thành phần chu kì (lạm phát do yếu tố giá)
đóng góp 0,1 điểm % vào lạm phát tổng thể của tháng 8 (tháng 6 và 7 thành phần
chu kì đóng góp lần lượt -0,6 và -0,7 điểm % vào lạm phát tổng thể).
- Đây có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy một chu kì tăng giá mới có thể bắt đầu
trong những tháng tiếp theo, cần được theo dõi để kiểm soát chặt chẽ giá dịch vụ
công trong những tháng tới nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
c. Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ
- NHNN xem xét tiếp tục các giải pháp để hạ lãi suất. Báo cáo tình hình kinh tế
tháng 7/2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định, đang có các yếu
tố hỗ trợ từ phía trong nước và quốc tế cho việc giảm lãi suất những tháng cuối
năm như áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn (đồng USD đã giảm hơn 7% so với
đầu năm và khả năng Fed tăng lãi suất trong năm nay hiện xuống dưới 50%); Lạm
phát nhiều khả năng đạt dưới mục tiêu Quốc hội đề ra (4%); Việc phát hành trái
phiếu Chính phủ 5 tháng còn lại của năm 2017 chỉ còn khoảng 25% kế hoạch
trong khi lợi suất các kỳ hạn đã giảm 0,2-0,3 điểm % so với thời điểm cuối tháng 6
và thấp hơn khoảng 1% so với cùng kỳ 2016 giúp giảm bớt áp lực với lãi suất.
- Chính phủ đã đưa ra một lộ trình thoái vốn rõ ràng đối với những tập đoàn,

doanh nghiệp Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã công bố lộ trình thoái vốn từ giờ
cho đến năm 2020 của phần lớn những tập đoàn Chính phủ đang nắm vốn. Bên
cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra biện pháp trừng phạt mang tính chất răn đe mạnh
mẽ. Đối với những doanh nghiệp đại chúng, Chính phủ yêu cầu phải niêm yết trên
sàn chứng khoán UPCoM. Chính phủ còn nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng
khiến các ngân hàng có xu hướng giữ lại nguồn để cho vay thay vì đầu tư vào Trái
phiếu Chính phủ.
- Sự quyết tâm mạnh mẽ và hành động rõ ràng, cụ thể của Chính phủ là động lực
để khiến những doanh nghiệp tư nhân, những doanh nghiệp Nhà nước vượt qua
những trở ngại về sự bất ổn để lên sàn.
* Nguồn vốn FDI


- Vốn FDI thực hiện năm 2017 cũng duy trì ở mức tăng trưởng khá so với năm
2016, đạt khoảng 15,3 tỷ USD và được dự báo trong những tháng còn lại cuối năm
sẽ đạt kết quả tốt nhờ các yếu tố thuận lợi từ nền kinh tế như: môi tường kinh
doanh cải thiện, kinh tế hội nhập sâu, nhiều hiệp định thương mại quan trọng được
ký kết.
d. Chu kỳ kinh doanh
- Thị trường chứng khoán Việt Nam có tiềm năng để phát triển nhờ sự tăng trưởng
kinh tế ổn định trong thời gian dài, và nguồn cung cho thị trường chứng khoán còn
khá dồi dào. Thời gian qua, chính sách gắn cổ phần hóa với niêm yết đã giúp cho
quy mô thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng. Từ 2014 đến nay, quy
mô vốn lớn thị trường đã tăng gấp đôi, đạt 86,5 tỷ USD vào ngày 29/8/2017, và có
thể sẽ tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.
-Tuần quan, chỉ số chứng khoán trong nước cũng vừa có một tuần hồi phục khá
mạnh, chỉ số VN-Index tăng 3,12%, trong khi VN30 - Index tăng 5,52% so với
mức thấp nhất tháng. Lĩnh vực bất động sản, vận tải, cảng biển, thép, dệt may,
điện, chứng khoán và ngân hàng đều phục hồi tốt, trong khi nông nghiệp, xây
dựng và xây lắp, xi măng, thủy sản và dược sụt giảm. Độ rộng của thị trường tốt

trở lại nhờ số đông cổ phiếu tham gia đà tăng chung.
- Trong khu vực tư nhân, vốn rất năng động, nhiều doanh nghiệp đã trưởng thành
hơn và thấy được cơ hội dùng thị trường chứng khoán hỗ trợ cho chiến lược phát
triển dài hạn. Đây cũng là yếu tố tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng quy mô của
thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Thực tế là dù đang được xếp hạng là thị trường cận biên theo tiêu chuẩn của
MSCI, Việt Nam hiện có số lượng công ty niêm yết có giá trị giao dịch hàng ngày
bình quân trên 1 triệu USD nhiều hơn gấp đôi so với Pakistan là thị trường được
xếp hạng cao hơn (thị trường mới nổi).


Qua những yếu tố vừa được đưa ra và phân tích trên, chúng tôi nhận định đầu tư cổ
phiếu vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và có xu hướng phát triển trong thời gian tới.
Căn cứ trên định hướng của quỹ đầu tư là đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu ổn định,
có khả năng sinh lời trong tương lai, tập trung vào các ngành có tiềm năng tăng trưởng
trong dài hạn. Cùng với đó, quỹ cũng kết hợp xem xét các yếu tốc trong tương lại và quá
khứ để xác định các ngành sẽ đầu tư, đặc biệt là các ngành sẽ hưởng được nhiều ưu đãi từ
các hiệp định TPP và AEC. Qua việc nghiên cứu và phân tích kĩ lưỡng, chúng tôi quyết
định đầu tư vào các ngành – nhóm ngành sau:
- Ngành Ngân hàng
- Ngành thực phẩm
- Ngành Xây dựng – Bất động sản
3. Phân tích ngành

- Ngành Ngân hàng
 Điểm mạnh

+ Tốc độ tăng trưởng cao
+ Các ngân hàng đã có tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần, kèm theo đó là giảm dần sự phụ
thuộc vào vai trò của Nhà nước

+ Tỉ lệ tiết kiệm của người dân ngày càng cao do thu nhập tăng lên
+ Số lượng các ngân hàng giảm rõ rệt, giúp thanh lọc và nâng cao chất lượng các Ngân
hàng
+ Hệ thống Ngân hàng hoạt động theo hướng ngày càng tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn
quốc tế, dưới sự điều hành ổn định của Ngân hàng Nhà nước.


+ Triển vọng lợi nhuận tích cực. Tn lãi thuần các NH thống kê tăng trưởng trung bình
22,5% và lợi nhuận ròng tăng 25% trong năm 2016. Năm 2017 kỳ vọng tốc độ tăng
trưởng tiếp tục cải thiện, nhờ :
++ Tín dụng mở rộng, ước tăng 17%-18% nhằm hỗ trợ nền kinh tế đạt mục tiêu tăng
trưởng GDP 6,7% ( thông qua các gói ưu đãi tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, cắt giảm thủ
tục hành chính…)
++ Thị trường tín dụng bán lẻ sôi động hơn nhờ nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình
++ Các ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua kỳ vọng sẽ ghi nhận mức
tăng trưởng LN vượt trội nhờ CPDP giảm
+ Kế hoạch nới room đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Room ngoại các NH VN
đang bị giới hạn ở mức 30%, thấo hơn Thái Lan 45%, Indonesia 40% …
+ Làn sóng niêm yết mới ( Techcombank, Vpbank, Maritimes, Hdbank…) giúp đa dạng
cơ hội đầu tư vào nhóm ngân hàng
+ Hoạt động tái cơ cấu diễn ra mạnh mẽ xoay quanh STB,EIB và 3 ngân hàng 0 đồng
( Oceanbank, Gpbank,VNCB )giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống
 Điểm yếu

+ Ngân hàng trong nước vẫn cần nguồn vốn và kỹ thuật lớn để duy trì tăng trưởng cao về
tín dụng
+ Cơ cấu thu nhập chưa đa dạng, phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng
+ Tíng dụng kinh doanh bất động sản gặp thách thức khu áp dụng hệ số rủi ro mới 150%
-> 200% (2017) -> 250% (2018)
+ Chi phí dự phòng tiếp tục là gánh nặng đối với các NH có chất lượng tài sản kém

+ Việc áp dụng BASEL II gây áp lực tăng vốn tự có đồng thời tạo ra rủi ro pha loãng
 Cơ hội


+ Dân số sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã tăng lên, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận lớn
dân cư để khai thác trong tương lai.
+ Nền kinh tế hồi phục, nhu cầu vốn tăng lên thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng. Việc
hồi phục của các doanh nghiệp sẽ làm giảm đi gánh nặng nợ xấu đang đè lên các ngân
hàng thương mại trong thời gian tới.
+ Ngành ngân hàng có khả năng dẫn dắt thị trường do tỷ lệ vốn hóa của các Ngân hàng là
rất lớn, vì vậy sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới khi nền kinh tế vĩ mô đang có
các dấu hiệu tăng trưởng khả quan.
 Thách thức

+ Sự thay đổi nhân sự trong bộ máy lãnh đạo năm 2016 có thể dẫn đến những thay đổi về
chính sách kinh tế.
+ Tỷ lệ nợ xấu tuy đã được xử lý khá tốt, tuy nhiên rủi ro thanh khoản của hệ thống Ngân
hàng là vẫn còn. Vì vậy cần giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu với các chính sách mua
bán nợ với giá thị trường và mở cửa cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
+ Các vụ sáp nhập M&A thời gian gần đây có thể sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng lớn nếu như không có những chính sách phù hợp. Điều này đòi hỏi các
Ngân hàng phải có những chi thị giúp phát huy vai trò của các NHTM đứng vững khi hội
nhập kinh tế thế giới.

- Ngành Thực phẩm
 Điểm mạnh

+ Ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra ngành công
nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời cũng là khu vực thu hút
rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, đại diện là một số doanh

nghiệp như Unilever, Nestlé và San Miguel.


+ Người tiêu dùng Việt Nam, nhất là giới trẻ và tầng lớp giàu có, ngày càng quan tâm
nhiều hơn đến các sản phẩm có thương hiệu. Hiện nay, các sản phẩm nổi tiếng của
phương Tây, với sự đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình tiếp thị và khuyến mại, đang
rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
+ Các trung tâm đô thị sang trọng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang trở
thành những thị trường khách hàng rất tiềm năng.
+ Các sản phẩm nông nghiệp trong nước đa dạng và phong phú tạo sự ổn định về nguồn
cung ứng nguyên liệu và giá cả cho các nhà sản xuất trong nước - một thế mạnh quan
trọng trong giai đoạn bất ổn toàn cầu hiện nay.
 Điểm yếu

+ Có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các khu vực thành thị và nông thôn, tạo ra sự
khác biệt về tiêu dùng theo thu nhập.
+ Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhìn chung vẫn còn rất manh mún, ngoại trừ
một số lĩnh vực chủ chốt chẳng hạn như bơ sữa và bánh kẹo.
+ Xét trong dài hạn, ngành nông nghiệp của Việt Nam bị cho là quá chậm chạp trong việc
áp dụng những công nghệ mới để cạnh tranh với các nước khác trên thế giới, mặc dù
Chính phủ đang nỗ lực hiện thực hóa điều này.
+ Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn yếu. Trục đường bộ, đường sắt và hải cảng không
đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như liên kết với thế giới bên
ngoài.
 Cơ hội

+ Gia nhập WTO vào tháng 1/2007 sẽ tiếp tục đem lại lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu
Việt Nam; do dần dần loại bỏ được các rào cản thị trường và hạn chế thương mại được
thiết lập nhằm tăng tính cạnh tranh.



+ Mức thu nhập gia tăng và lối sống thay đổi, nhất là ở khu vực đô thị, kéo theo nhu cầu
tiêu dùng về các loại đồ ăn nhẹ, các mặt hàng thực phẩm đắt tiền và tiện lợi tăng cao.
+ Thị trường trong nước rộng lớn, cơ hội xuất khẩu tăng, chi phí lao động thấp cùng với
sự thành công trong tư nhân hóa các công ty thực phẩm đem đến nhiều cơ hội đầu tư hơn
tại Việt Nam.
+ Ngành nông nghiệp của đất nước cần có sự đầu tư mạnh mẽ vì vậy các nhà đầu tư có
thể trông mong vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
+ Ngành du lịch đang phát triển mạnh làm gia tăng lợi nhuận cho các loại hàng hóa đóng
gói tiện lợi.
 Thách thức

+ Việc Việt Nam là thành viên của WTO có thể sẽ khiến các công ty nhỏ không đủ khả
năng tồn tại trên thương trường ngày càng cạnh tranh ác liệt.
+ Đồng Việt Nam mất giá có thể càng làm tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát giá
tiêu dùng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2010 và BMI dự báo có thể sẽ trở lại mức hai
con số vào giữa năm.
+ Việc tăng chi phí hàng hoá nông nghiệp có thể sẽ là một rủi ro về lợi nhuận đối với các
nhà sản xuất chế biến thực phẩm; bản thân những người nông dân cũng cho rằng việc
tăng phí này là mối đe doạ - khiến giá cả các mặt hàng còn tăng cao hơn.


- Ngành Xây dựng - Bất động sản
 Điểm mạnh

+ Hệ thống chính sách và quy hoạch cụ thể mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển cho
ngành Xây Dựng, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
+ Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn mạnh của chính phủ sẵn sàng
chi cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm.
+ Nguồn lao động giá rẻ.

 Điểm yếu

+ Các doanh nghiệp Nhà Nước có nhiều lợi thế khi tham gia đấu thầu các công trình cơ
sở hạ tầng có vốn đầu tư Nhà Nước, sẽ làm giảm tính hiệu quả đấu thầu và có thể gây ảnh
hưởng lớn về sau đối với các công trình xây dựng khi các nhà thầu đảm nhận không đủ
năng lực thực hiện.
+ Thủ tục hành chính rườm ra tạo nên rào cản không nhỏ tới các nhà đầu tư.


+ Đa phần các nhà thầu trong nước là các doanh nghiệp nhỏ lẻ không có thế mạnh cạnh
tranh, năng lực thầu yếu kém, và sử dụng công nghệ lạc hậu.
+ Khả năng quản lý năng lực thầu còn yếu kém và nguồn nhân lực chuyên môn cao
không đáp ứng đủ nhu cầu
 Cơ hội

+ Thị trường bất động sản dần hồi phục. Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhu cầu về
xây dựng cơ sở hạ tầng dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới.
+ Việc thiếu hụt điện nghiêm trọng vào mùa khô mở ra nhu cầu lớn về việc phát triển và
mở rộng nguồn sản xuất điện.
+ Chính phủ tiếp tục có thêm những chính sách góp phần làm minh bạch hóa thị trường
và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài (Luật Nhà Ở mới).
+ Xu hướng chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.
+ Lãi suất giảm, do vậy kênh đầu tư tiền gửi đã trở nên kém hấp dẫn hơn. Do đó, dòng
tiền có thể sẽ đỗ vào các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn như BĐS. Ngoài ra, chi phí lãi
vay của các doanh nghiệp xây dựng cũng tiếp tục giảm theo hỗ trợ tiết giảm chi phí.
+ Khung pháp lý cho hình thức PPP ngày càng được cải thiện hơn, tạo điều kiện thu hút
mạnh vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các hiệp định kinh tế được ký kết
trong thời gian gần đây sẽ tạo tiền đề cho nguồn vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam.
 Thách thức


+ Sự độc quyền của chính phủ trong các lĩnh vực quan trọng như ngành năng lượng tạo
nên sự không minh bạch và rủi ro nhất định cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài.
+ Thiếu hụt điện năng và cơ sở hạ tầng còn yếu kém tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực
tới tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam và ảnh hưởng tới
dòng vốn FDI.


+ Năng suất lao động thấp làm tăng chi phí đầu tư của các doanh nghiệp FDI.
+ Hê thống pháp luật còn nhiều bất cập và chưa rõ ràng, như trong lĩnh vực thuế và đăng
ký kinh doanh.

Quỹ đầu tư đưa ra danh mục các loại cổ phiếu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Mã cổ phiếu
VNM
VCF
MSN
FLC
HDG

CTD
MBB
ACB
VCB
DXG

Tên công ty
Công ty CP sữa Việt Nam
Công ty CP Vinacafe Biên Hoà
Công ty CP tập đoàn Masan
Công ty CP tập đoàn FLC
Công ty CP tập đoàn Hà Đô
Công ty CP xây dựng Contecons
Ngân hàng thương mại CP Quân đội
Ngân hàng thương mại CP Á châu
Ngân hàng thương mại CP Ngoại thương
Công ty CP xây dựng và dịch vụ Địa ốc xanh

Phân tích Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội ( mã cổ phiếu MBB )
1. Giới thiệu chung

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MBB được thành lập từ năm 1994 với mục
tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Trải
qua hơn 16 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh với dịch vụ và sản phẩm
đa dạng, MB phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các
phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu. MB có năng lực tài
chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng qua
các năm. Tính đến ngày 31/12/2013, vốn điều lệ của MB đạt 11.256,25 tỷ đồng, với 1
Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 1chi nhánh tại Lào, 1 chi nhánh tại Campuchia, 39 chi
nhánh , 95 phòng giao dịch, 4 điểm giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước, 5

công ty con và 2 công ty liên kết.
 Lịch sử


1994: MB thành lập vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
2000: MB thành lập 2 công ty thành viên là : Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long
hiện nay là công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long(TLS), Công ty Quản lí và khai
thác tài sản Ngân hàng Quân đội AMC.
2004: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua đấu giá với tổng mệnh giá 20
tỷ. MB phát hành thẻ ghi nợ active Plus;
2006: Thành lập Công ty Quản lí Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội nay là Công ty cổ
phần Quản lí Quỹ đầu tư MB( MB Capital), phát hành thành công 220 tỷ đồng trái phiếu
chuyển đổi kì hạn 5 năm;
2007: Phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 2 năm;
2009: Tăng vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng;
2010: Khai trương chi nhánh tại Lào – Chi nhánh đầu tiên của MB tại nước ngoài;
2011: Niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch HOSE với mã cổ phiếu MBB từ 1/11/2011.
Cũng trong năm này, MB tổ chức thành công khai trương chi nhánh nước ngoài thứ 2 tại
Campuchia, tái cơ cấu công ty chứng khoán Thăng Long và triển khai mô hình chiến
lược 2011 – 2015 (mô hình tổ chức kinh doanh theo chiến lược).
Ngày 31/08/2017: Tăng vốn điều lệ lên 18.155.053.630.000 đồng;
 Ngành

Kinh doanh ngân hàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật.
Đại lí bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.
Mua bán, gia công, chế tác vàng.



2. Thông tin cơ bản

KL CP niêm yết (CP)

1,712,740,909

KL CP lưu hành (CP)

1,712,740,909

Vốn điều lệ (Tỷ VND)

17,127,409.09

Vốn hóa (Tỷ VND)

39,992,500.23

Ngày giao dịch đầu tiên

01/11/2011

Room còn lại(CP)

5

Tổ chức tư vấn niêm yết

Công ty cổ phần chứng khoán MB


Giá niêm yết lần đầu (VND) 13,800
Số lượng nhân viên

8,905

Địa chỉ

Số 21 Cát Linh, phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành
phố Hà Nội

Điện thoại

+84 (24) 62661088

Website

www.mbbank.com.vn
3. Kế hoạch kinh doanh

chỉ tiêu

giá trị

%

VNĐ)

0

100


LNTT(Triệu

453200

VNĐ)

0

LNST(Triệu

362560

VNĐ)

0

Doanh

thu(triệu

55.7
54.18

Cổ tức(%)
4. Tỷ suất lợi nhuận
1 Tuần

1 Tháng


3 Tháng

6 Tháng

1 năm

MBB

-2%

-4%

8%

4%

-10%

VCB

0%

-1%

35%

31%

16%


CTG

-6%

-17%

-3%

-3%

-10%


VPB

7%

0%

%

%

%

ACB

-1%

-6%


11%

-15%

-37%

5. Cơ cấu vốn

6. Các chỉ số tài chính


 Vị thế

Năm 2014, MB có 224 điểm giao dịch tại 42 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có 1 hội sở
chính, 2 chi nhánh nước ngoài tại Lào và Campuchia, 71 chi nhánh trong nuớc, 148
phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm.
Tiên phong trên thị trường trong việc ứng dụng công nghệ viễn thông vào phát triển các
dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ ngân hàng điện tử tích hợp chứng thư số trong sim CA
dành cho khách hàng doanh nghiệp (Bankplus CA), dịch vụ Bankplus - chuyển tiền tận
nhà...
Tiên phong triển khai quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.
MB có các cổ đông chiến lược là Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viêttl), Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
 Chiến lược

Hướng tới hoạt động theo mô hình MBGroup với công ty mẹ là Ngân hàng thương mại
cổ phần Quân đội và các công ty con thuộc các lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, bảo
hiểm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo hướng tăng tỷ trọng bán lẻ.



Đẩy mạnh bán chéo với cổ đông chiến lược Viettel, đồng thời cũng đẩy mạnh bán chéo
qua kênh phân phối là các công ty con.

7. Báo cáo kết quả kinh doanh

8. Bảng cân đối kế toán:


×