Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

ttbd.gov.vn - Modules NCS.Module.ReferenceDocument Upload HDND 2008 KN GS va QD-Ctho, Ntrang, HPhong HDND-GS-QD- Vie007-Tai lieu in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.8 KB, 35 trang )

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN, THƯ VIỆN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Kết quả điều tra Xã hội học MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI
(Tài liệu tham khảo nội bộ)

- HÀ NỘI, THÁNG 05/2006 -


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA:

- 43.1% đánh giá việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất thời gian qua chưa tốt;
- 41.2%

cho rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất chưa được thực hiện tốt;
- 43.6% khẳng định ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của
người dân không tốt;
- Chỉ có 8.4% cho rằng việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất hợp lý, 45.1% cho rằng tương đối hợp lý. Nguyên nhân
chính dẫn đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không hợp lý
là do khâu lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- 65% cho rằng tính khả thi của các bản quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất không cao;
- 56.5% cho rằng quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng


đất không được đưa ra lấy ý kiến nhân dân;
- 62.8% cho rằng có tình trạng quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất không được thực hiện theo tiến độ (quy hoạch “treo”).

2


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU.....................................................................................................................5
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................5
II. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA .......................................................................................................6
III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA ........................................................................................... 6
IV. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA ........................................................................................ 6
V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA:............................................................................................7
VI. PHẠM VI ĐIỀU TRA: ........................................................................................................7
V. QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU TRA: .......................................................................9
1. Thiết kế bảng hỏi .................................................................................................... 9
2. Điều tra thử nghiệm ................................................................................................ 9
3. Điều tra chính thức ................................................................................................. 9
4. Làm sạch, kiểm tra, mã hóa, nhập số liệu. ............................................................. 9
5. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................................... 10
6. Báo cáo kết quả điều tra....................................................................................... 10
PHẦN II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ....................................................................................... 11
I. THÔNG TIN CHUNG ............................................................................................. 11
II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ............................................................................................ 12
1. Nhận xét chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai ...................................... 12
2. Việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai........................ 13
2.1. Nhận xét về việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng một số

loại đất cụ thể:.................................................................................................. 14
2.2. Đánh giá về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai .............................. 16
2.3. Nguyên nhân của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chưa tốt ....... 17
2.4. Về việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .. 18
2.5. Người dân có được tham gia ý kiến không? .............................................................19

3


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006
2.6. Bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có được chính quyền công bố công khaii
không? ............................................................................................................. 19
2.7. Có tình trạng kế hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng không thực hiện
theo kế hoạch (hay còn gọi là quy hoạch “treo”) không? ................................. 20
3. Việc ban hành văn bản dưới luật liên quan đến lĩnh vực đất đai: ............................... 22
4. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của nhân dân ............................................... 22
5. Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai................................................ 23
6. Công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đất đai ....................................... 24
7. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai ......................................................... 25
8. Về năng lực, phẩm chất của cán bộ làm công tác quản lý đất đai................................ 25
9. Điều kiện vật chất phục vụ công tác quản lý đất đai .................................................. 26
10. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................ 26
11. Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng ............................................................... 27
12. Về công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai ..... 28
PHẦN III. MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 30
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 32
PHẦN IV. PHỤ LỤC........................................................................................................ 33

4



Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

PHẦN I: GIỚI THIỆU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sau khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua năm 2003 thay thế
Luật Đất đai năm 1994 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
được Chính phủ ban hành, công tác quản lý và sử dụng đất đai ở nước
ta đã đạt được một số kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của mọi
tầng lớp nhân dân. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thời gian qua
từng bước được tăng cường và ngày càng hoàn thiện hơn theo nội dung
chính sách đổi mới về công tác quản lý và sử dụng đất đai của Đảng,
cũng như pháp luật về đất đai của Nhà nước.
Thực hiện Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc
hội khoá XI, Chính phủ đã triển khai phê duyệt quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 và đã được các
địa phương triển khai thực hiện.
Để có thông tin khách quan phục vụ các đại biểu Quốc hội xem xét,
đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta, Trung tâm
Thông tin - Thư viện và Nghiên cứu khoa học tổ chức điều tra dư luận xã
hội về “Một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất
đai”.

5


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006


II. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA
Tìm hiểu dư luận xã hội về một số vấn đề liên quan đến công tác
quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua. Rút ra những đề xuất, kiến nghị
làm tài liệu tham khảo, góp phần phục vụ công tác giám sát của Quốc hội.
III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA
1. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai;
2. Đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện công tác quy
hoạch sử dụng đất. Bao gồm:
-

Đất sản xuất nông nghiệp,

-

Đất ở của khu vực nông thôn,

-

Đất ở của khu vực đô thị,

-

Đất xây dựng khu đô thị mới,

-

Đất xây dựng khu công nghiệp, và

-


Đất giao thông;

3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất;
4. Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
6. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất
đai.
IV. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA
1. Đại biểu HĐND và Uỷ viên UBND các cấp của các tỉnh, thành
phố chọn điểm;
2. Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan: Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây
dựng, Bộ Giao thông, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Thanh tra Chính phủ; Cán bộ công chức làm việc tại: Uỷ ban
nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Xây dựng,

6


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

Sở Quy hoạch kiến trúc (nếu có), Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Sở Giao thông, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Cơ quan thanh tra của tỉnh, thành phố.
3. Và một số người dân tại địa phương chọn điểm;
V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
3. Phương pháp phỏng vấn sâu;

4. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu.
VI. PHẠM VI ĐIỀU TRA:
1. Về nội dung: Giới hạn ở một số vấn đề liên quan đến công tác
quản lý và sử dụng đất đai. (theo nội dung điều tra)
2. Dung lượng mẫu: 1345 người.
3. Mẫu chọn: theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
4. Địa điểm điều tra: Tiến hành tại 7 cơ quan Trung ương và 8 tỉnh,
thành phố đại diện cho các vùng, miền trong cả nước. Cụ thể:
• Cán bộ công chức làm việc tại các cơ quan Trung ương: 105 phiếu.
TT

Cơ quan

Số phiếu

1.

Bộ Tài nguyên và Môi Trường .................

30 phiếu

2.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

15 phiếu

3.

Bộ Công nghiệp .......................................


10 phiếu

4.

Bộ Xây dựng ............................................

15 phiếu

5.

Bộ Giao thông Vận tải...............................

10 phiếu

6.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ............................

10 phiếu

7.

Thanh tra Chính phủ ................................

15 phiếu

7



Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

• Các tỉnh, thành phố chọn điểm: 1240 phiếu
TT

Tỉnh, thành phố

Số phiếu

TT

Tỉnh, thành phố

Số phiếu

1.

Hà Nội ..............

170

5.

Đà Nẵng ..............

150

2.

Hải Phòng .........


150

6.

Tp. Hồ Chí Minh...

170

3.

Thái Bình ..........

150

7.

Đắc Lắc ...............

150

4.

Yên Bái .............

150

8.

Bình Dương ........


150

Trong đó:
TT

1.

Đối tượng

Đại biểu HĐND, Uỷ viên UBND và
Cán bộ, công chức làm việc tại Văn
phòng HĐND, UBND 3 cấp ……….

Số phiếu

Ghi chú

12 phiếu

mỗi cấp 4 phiếu

2.

Cán bộ, công chức làm việc tại Sở
Tài nguyên và Môi trường ..............

15 phiếu

3.


Cán bộ, công chức làm việc tại
Phòng Tài nguyên và Môi trường ...

8 phiếu

4.

Cán bộ, công chức làm việc tại Sở
Kế hoạch và Đầu tư ........................

5 phiếu

5.

Cán bộ, công chức làm việc tại Sở
Xây dựng..............................................

5 phiếu

6.

Cán bộ, công chức làm việc tại Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5 phiếu

7.

Cán bộ, công chức làm việc tại Sở

Giao thông Vận tải .................................

5 phiếu

8.

Cán bộ công chức làm việc tại Sở
Công nghiệp..............................................

5 phiếu

9.

Cán bộ công chức làm việc tại Cơ
quan thanh tra của tỉnh, thành phố.

10 phiếu

10. Một số nhân dân địa phương….......

80 phiếu

Tổng cộng:

1 Quận và 1 Huyện
mỗi đơn vị 4 phiếu

2 phường và 2 xã,
mỗi đơn vị 20 phiếu


150 phiếu

* Riêng Tp. Hà Nội và Hồ Chí Minh thêm 20 phiếu của Sở Quy hoạch và Kiến trúc.

8


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

V. QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU TRA:
1. Thiết kế bảng hỏi
Quy trình thiết kế gồm các bước: xác định mục tiêu, nội dung cụ
thể cần nghiên cứu, thiết kế câu hỏi theo từng nội dung cụ thể đó. Bảng
hỏi (dự thảo) được gửi xin ý kiến lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách
của Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo Vụ Kinh tế và
Ngân sách, lãnh đạo Trung tâm Thông tin, Thư viện và NCKH, các nhà
chuyên môn, các chuyên gia trước khi tổ chức điều tra thử nghiệm.
2. Điều tra thử nghiệm
Bảng hỏi được làm thử trên 40 người, đại diện cho các đối tượng
sẽ điều tra chính thức. Mục đích của điều tra thử là để phát hiện những
sai sót của bảng hỏi. Dựa trên những ý kiến góp ý của người được hỏi,
bảng hỏi được chỉnh sửa, sau đó một lần nữa xin ý kiến chuyên gia hoàn
thiện trước khi triển khai chính thức.
3. Điều tra chính thức
Trung tâm Thông tin - Thư viện và NCKH phân công cán bộ điều
tra trực tiếp tại 7 cơ quan Trung ương và 8 tỉnh/thành phố chọn điểm,
phối hợp với cán bộ của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố đó để tổ
chức lấy thông tin vào phiếu điều tra.
4. Làm sạch, kiểm tra, mã hóa, nhập số liệu.
Các bảng hỏi được kiểm tra, phát hiện các sai sót như: bỏ trống,

trả lời có mâu thuẫn, trả lời không đúng quy định để hiệu chỉnh, những
bảng hỏi không đáp ứng được yêu cầu của cuộc điều tra sẽ bị loại bỏ
trước khi nhập số liệu.
Các câu hỏi được mã hóa và nhập vào máy tính trên phần mềm
thống kê SPSS 13.0.
Các bảng tần xuất và bảng chéo được thiết lập để kiểm tra tính
chính xác của số liệu cũng như phục vụ cho quá trình phân tích tiếp theo.

9


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

Các câu hỏi mở được xử lý theo quy trình sau: Tất cả các câu hỏi
mở được liệt kê chi tiết, sau đó được xem xét gộp thành một số phạm trù
để xử lý.
5. Xử lý và phân tích số liệu.
Số liệu được xử lý sau khi đã kiểm tra đầy đủ và thống nhất trong
khâu nhập liệu. Số liệu được phân tích theo bảng tần xuất (tính %) và
bảng chéo để so sánh mức độ khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên
cứu. Một bảng tần xuất được thiết lập cho mỗi câu hỏi bao gồm những
thông tin về số tuyệt đối những người trả lời và tỷ lệ phần trăm tương ứng,
số người trả lời và tỷ lệ phần trăm tương ứng thể hiện ở từng thang đo
trong bảng hỏi.
6. Báo cáo kết quả điều tra.
Báo cáo được xây dựng dựa trên số liệu của bảng tần xuất, bảng
chéo kết hợp với việc phân tích, tổng hợp tư liệu có liên quan đến công
tác quản lý và sử dụng đất đai. Mỗi nội dung trong phiếu điều tra được
báo cáo mô tả và dẫn chiếu bằng số liệu về tỷ lệ % tuyệt đối, đồng thời
có sự so sánh sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nhằm tìm kiếm sự

khác biệt về ý kiến giữa các nhóm đối tượng của cuộc điều tra, từ đó đưa
ra những nhận định làm cơ sở cho các kiến nghị sau này.
Trước khi hoàn thiện báo cáo kết quả điều tra, Dự thảo báo cáo
được xin ý kiến của lãnh đạo và thành viên Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách
của Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo Trung tâm Thông
tin, Thư viện và NCKH, lãnh đạo Vụ Kinh tế và Ngân sách và một số
chuyên gia khác.

10


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

PHẦN II.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
I. THÔNG TIN CHUNG:
I.1. Nhóm tuổi:

Tỷ lệ %

<30

20.3%

31-40

26.7%

41-50


28.1%

51-60

21.7%

> 60

3.2%
Tổng cộng:

100%

I.2. Giới tính:
Nam

68.2%

Nữ

31.8%
Tổng cộng:

100%

I.3. Trình độ học vấn:
Phổ thông

16.3%


Trung cấp-cao đẳng

16.3%

Đại học

62.5%

Trên đại học

4.9%
Tổng cộng:

I.4. Cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai:
Bảng 1. Các thông tin chung về mẫu điều tra.

11

100%
21.1%


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Nhận xét chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai
Điều 1 của Luật Đất đai
quy định: “Đất đai thuộc sở


Tốt

hữu toàn dân do Nhà nước

Tương đối tốt
Chưa tốt
Khó trả lời

thống nhất quản lý”. Căn cứ

36.3%

vào các quy định của Luật Đất

47.2%

đai, Chính phủ đã ban hành
các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai, công tác
quản lý Nhà nước về đất đai

12.3%

4.2%

Biểu đồ 1. Nhận xét chung về công tác quản lý và
sử dụng đất đai.

được tăng cường theo các quy
định của pháp luật về đất đai. Hiệu quả sử dụng các loại đất ngày càng

được nâng cao và có chất lượng hơn.
Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai, kết quả
điều tra cho thấy: công tác quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua được
thực hiện tương đối tốt. Điều này được khẳng định qua số liệu 12.3% số
người được hỏi nhận xét ở mức “Tốt” và 47.2% nhận xét ở mức “Tương
đối tốt”. Tuy nhiên, còn có đến 36.3% số người được hỏi cho rằng công
tác quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua chưa được thực hiện tốt.
Nguyên nhân mà những người được hỏi cho rằng công tác quản lý
và sử dụng đất đai chưa tốt đưa ra chủ yếu là do: Việc xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về đất đai chưa được tốt (45.8%); Ý thức chấp hành
pháp luật về đất đai của người dân không cao (42.6%); Việc thực hiện
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa tốt
(43.1%).

12


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

Sự khác biệt giữa các nhóm:
- Tuổi và trình độ học
vấn càng cao thì tỷ lệ %
đánh giá chung về công tác

52.5%

60
32.4%

- Những người không


25.6%

20
0
< 30

làm việc trong lĩnh vực quản
lý đất đai (40.3%) đánh giá
công tác này chưa tốt cao

44.4%

40

quản lý và sử dụng đất đai
chưa tốt càng nhiều.

40.1%

31-40

41-50

51-60

>60

Biểu đồ 2. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng
đất đai theo lứa tuổi


hơn nhóm cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai (22%) .
- Những người được hỏi sống ở khu vực đô thị (39.3%) nhận xét công
tác này chưa tốt nhiều hơn những người sống ở nông thôn (20.1%).
2. Việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất đai
Thực hiện Nghị quyết số
29/2004/QH11 ngày 15/6/2004
của Quốc hội về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 và kế
hoạch sử dụng đất đến năm
2005 của cả nước, công tác

50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

quan tâm hơn, nhưng phê

43.1

10.1


Tốt

quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2010 được Chính phủ

41.6

5.1
Tương đối
tốt

Chưa tốt

Khó trả lời

Biểu đồ 3. Nhận xét về triển khai thực hiện quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất

duyệt còn chậm so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Trên cơ sở quy hoạch chung, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện
việc lập và điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của từng địa phương.
Nhìn chung, việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai
thời gian qua còn chưa tốt. Số liệu điều tra cho thấy: chỉ có 10.1% số

13


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006


người được hỏi lựa chọn phương án “Tốt” và 41.6% lựa chọn phương án
“Tương đối tốt”, trong khi có tới 43.1% số người cho rằng công tác quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện tốt. Đây là số liệu
đáng quan tâm đối với các nhà làm công tác lập quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất.
2.1. Nhận xét về việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế
hoạch sử dụng một số loại đất cụ thể:
Hợp


Tương đối
hợp lý

Chưa
hợp lý

Khó
trả lời

1. Đất nông nghiệp.............................. 12.3%

47%

20.8% 19.9%

2. Đất ở khu vực nông thôn................. 10.1%

45%


23.7% 21.3%

3. Đất ở khu vực đô thị........................

9.7%

43.6%

35.7%

4. Đất xây dựng khu đô thị mới........... 12.3%

45.1%

24.4% 18.2%

5. Đất xây dựng khu công nghiệp.......

42.3%

28.7%

17%

6. Đất xây dựng công trình giao thông. 12.1%

44.8%

29.2%


14%

7. Đất xây dựng công trình thuỷ lợi….

46.5%

17.3% 24.1%

12%

12.1%

11%

Bảng 2. Việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng một số loại đất

Việc thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu
sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã đạt được hiệu quả
tích cực, tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển mới. Một bộ
phận diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp đã được chuyển sang nuôi trồng
thuỷ sản và các cây có giá trị kinh tế cao hơn, nhằm cải thiện đời sống nhân
dân. Đây là kết quả thể hiện tính đúng đắn, hợp lý trong việc thực hiện quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, gắn quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất nông nghiệp với quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn.
Mặt khác, đất dành cho sản xuất nông nghiệp có tính ổn định hơn các loại
đất khác. Điều này được khẳng định qua số liệu ở Bảng 4. Việc thực hiện
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất dành cho
xây dựng các công trình thuỷ lợi được dư luận đánh giá ở mức tương đối
hợp lý cao hơn các loại đất khác với tỷ lệ tương ứng là 12.3% và 12.1% số


14


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

người được hỏi lựa chọn phương án “Hợp lý”, 47% và 46.5% số người
được hỏi lựa chọn phương án “Tương đối hợp lý”. Tuy nhiên, công tác quy
hoạch và sử dụng đất nông nghiệp cũng còn những hạn chế nhất định. Có
20.8% số người được hỏi cho rằng, việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu của những ý
kiến này là do chất lượng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao,
công tác dồn điền, đổi thửa chưa tốt, đất nông nghiệp bị chia cắt manh mún,
quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ...
Mặc dù việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch đất ở của khu vực đô
thị và đất xây dựng khu đô thị mới thời gian qua đã đạt những kết quả
đáng khích lệ, nhiều dự án phát triển nhà ở tại đô thị được triển khai và
đưa vào sử dụng, song công tác quy hoạch sử dụng đất ở của khu vực đô
thị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của người dân, ở một
số địa phương còn tồn tại những khu dân cư, khu đô thị mới không phù
hợp với nhu cầu và khả năng đầu tư dẫn đến lãng phí trong việc sử dụng
đất đai. Kết quả điều tra cho thấy: chỉ có 9.7% số người được hỏi cho rằng
việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở của khu vực đô thị là
“Hợp lý”, 43.6% nhận xét “Tương đối hợp lý” và có tới 35.7% cho rằng
“Chưa hợp lý”.
Đối với đất xây dựng khu công nghiệp: Dư luận cho rằng, việc thực
hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất dành cho khu công nghiệp cũng
chỉ ở mức tương đối hợp lý. Khảo sát thực tế cho thấy việc quy hoạch sử
dụng đất cho các khu công nghiệp có nơi không đáp ứng được nhu cầu
của các nhà đầu tư, song cũng có nơi chưa thu hút được các nhà đầu tư
vào khai thác dẫn đến hiệu quả sử dụng đất không cao. Tỷ lệ lấp đầy các

khu công nghiệp chỉ khoảng 50%. (Theo báo cáo về kế hoạch sử dụng
đất của Chính phủ). Kết quả điều tra cho thấy: có 12% số người được hỏi
lựa chọn phương án “Hợp lý”, 42.3% lựa chọn phương án “Tương đối
hợp lý” và 28.7% cho rằng “Chưa hợp lý” đối với việc thực hiện quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất xây dựng các khu công nghiệp.

15


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

2.2. Đánh giá về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Biểu đồ 4 cho thấy: Có
8.4% số người được hỏi đánh

Tốt

giá việc lập quy hoạch, kế

Tương đối tốt
Chưa tốt

37.1%

hoạch sử dụng đất đai của cả

Khó trả lời

45.1%


nước ở mức “Tốt”, 45.1% số
người được hỏi cho rằng công
tác

này

được

thực

hiện

8.4%

“Tương đối tốt” và 37.1%

9.3%

Biểu đồ 4. Đánh giá việc lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai

khẳng định việc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đai thời
gian qua chưa tốt.

Theo báo cáo về tình hình kế hoạch sử dụng đất của Chính phủ,
tính đến ngày 30/6/2005, tình hình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất của cấp huyện và xã như sau:
Tình hình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện:
Đơn vị


Tổng số

Đã được xét duyệt

Đang triển khai

Chưa triển khai

Quy hoạch 668

411

61.5%

119

17.9%

138

20.6%

Kế hoạch

508

76%

63


9.5%

97

14.5%

668

Bảng 3. Tình hình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện

Tình hình lập kế hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp xã:
Đã được xét duyệt
Tổng số

QH/KH chi tiết

Đang triển khai

Chưa triển khai

Quy hoạch

5878

1505

1204

3679


Kế hoạch

6921

1142

1670

2170

Bảng 4. Tình hình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp xã

(Nguồn: Báo cáo về tình hình kế hoạch sử dụng đất của Chính phủ, năm 2006).

16


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

Bảng 3 và bảng 4 cho chúng ta thấy: số lượng quy hoạch được xét
duyệt ở cấp huyện đạt 61.5%, còn 38.5% đang triển khai và chưa triển
khai. Đối với cấp xã, trong tổng số 5878 quy hoạch đã được xét duyệt
mới có 1505 là có bản quy hoạch chi tiết, và trong số 6921 bản kế hoạch
sử dụng đất được duyệt chỉ có 1142 bản kế hoạch sử dụng đất chi tiết.
Như vậy, khi phân tích kết quả điều tra và báo cáo của Chính phủ có thể
khẳng định rằng tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai diễn
ra còn chậm, đặc biệt là ở cấp cơ sở.
2.3. Nguyên nhân của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai chưa tốt

Nguyên nhân

%

1. Chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết.……………………..........

34%

2. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa hợp lý.

60.9%

3. Thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa tốt.……

51.6%

4. Xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế.

63.1%

5. Kinh phí cho việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
không đảm bảo.........................................................................

29.8%

6. Trình độ năng lực của cán bộ, công chức còn hạn chế....…....

54.7%

7. Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình lập

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.………………………....……

65.3%

8. Sự phân cấp trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất còn bất cập..............….…………………………......…

45.7%

9. Cơ cấu sử dụng các loại đất chưa hợp lý.……………...…...…

39.5%

10. Tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không cao.

65%

Bảng 5. Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Cuộc điều tra tập trung làm rõ 10 nguyên nhân có ảnh hưởng chưa
tốt đến việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai (xem Bảng 5), kết
quả điều tra cho thấy: nguyên nhân “Chưa có sự phối hợp giữa các cơ
quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” được nhiều
người lựa chọn nhất (65.3%), tiếp theo là do nguyên nhân “Xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với thực tế” (63.1%), do vậy cho
nên tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch đất không cao (65%), tiếp theo

17



Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

là nguyên nhân “Trình độ năng lực của cán bộ, công chức còn hạn chế”
(54.7%), “Thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa tốt”
(51.6%) và “Sự phân cấp trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất còn bất cập” (45.7%).
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, kết quả điều tra cho thấy dư
luận còn cho rằng do nguyên nhân khác như:
- Khung giá đất đền bù chưa ổn định;
- Quỹ đất công cho khu đô thị còn thiếu.Việc quy hoạch sử dụng
đất không theo kịp tốc độ đô thị hoá;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa theo kịp phát triển của
nền kinh tế, chưa dự đoán được khả năng phát triển kinh tế - xã
hội để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp;
- Quy hoạch chưa đặt trong tổng thể, chưa phân định rõ quy hoạch
sử dụng đất và quy hoạch xây dựng;
- Chưa có chính sách kêu gọi vốn để thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thật sự đứng trên
lợi ích chung của cộng đồng;
- Việc quản lý quỹ đất, sử dụng đất đúng mục đích chưa chặt chẽ.
- Việc quy hoạch sử dụng đất còn nặng về khai thác quỹ đất.
2.4. Về việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất:
Có 56.5% số người được

50

hỏi khẳng định quá trình lập quy


56.5%

60

hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

43.5%

40

đã không được đưa ra lấy ý kiến

30

nhân dân. Như vậy, có thể thấy

20
10

rằng: Việc triển khai lấy ý kiến

0



Kh«ng

Biểu đồ 5. Việc lấy ý kiến nhân dân vào quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất


nhân dân trong quá trình lập quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất
chưa được thực hiện tốt. Đây là

18


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

nguyên nhân dẫn đến tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chưa cao, chưa sát với thực tế.
Sự khác biệt giữa các nhóm:
- 53.8% người được hỏi làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai cho
rằng quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đưa ra
lấy ý kiến nhân dân.
- Những người được hỏi sống ở khu vực đô thị (58.8%) cho rằng
quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không được đưa ra
lấy ý kiến nhân dân nhiều hơn những người sống ở khu vực nông
thôn (46.5%).
2.5. Người dân có được tham gia ý kiến không?
Đối với những người cho
rằng quá trình lập quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đai được đưa ra
lấy ý kiến nhân dân thì có 70.5%
khẳng định họ được tham gia ý

Kh«ng
29.5%

70.5%


kiến và bản quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất của địa phương mình.
Tuy nhiên, còn có 30% số người
biết rằng trong quá trình lập quy

Biểu đồ 6. Tham gia ý kiến vào quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất

hoạch, kế hoạch sử dụng đất được đưa ra lấy ý kiến nhân dân nhưng họ
không được tham gia ý kiến vào bản quy hoạch, kế hoạch đó.
2.6. Bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có được chính quyền
công bố công khai không?
Kết quả điều tra cho thấy: có 62.6% số người được hỏi cho rằng
bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được chính quyền công bố công
khai. Tuy nhiên, còn có 37.4% cho rằng quy hoạch chưa được công bố
công khai. Như vậy, việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt tại một số nơi còn chậm và mang tính hình thức, việc

19


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt chưa thực
hiện đầy đủ theo quy định của Luật đất đai, nội dung công bố còn sơ sài
và chưa phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, qua khảo sát
thực tế tại một số nơi, việc


Kh«ng
c«ng
khai
37.3%

công khai quy hoạch được
chính quyền địa phương thực

Cã c«ng
khai
62.7%

hiện, song những bản quy
hoạch hay những cột mốc quy
Biểu đồ 7. Việc công bố công khai quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất

hoạch đó lại bị chính người
dân sinh sống trong khu vực

phá hoặc dỡ bỏ bất hợp pháp do những mưu lợi cá nhân.
Sự khác biệt giữa các nhóm:
- Những người có trình độ học vấn càng cao cho rằng quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất không được công bố công khai càng nhiều.
- Những người sống ở khu vực đô thị cho rằng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất không được công bố công khai nhiều hơn
những người sống ở khu vực nông thôn.
2.7. Có tình trạng quy hoạch sử dụng đất đã được công bố
nhưng không thực hiện theo quy hoạch (hay còn gọi là quy hoạch
“treo”) không?

Tình

trạng

quy

hoạch

“treo” vẫn tồn tại. Do công tác dự
báo chưa sát thực tế, còn thiếu

37.2

Kh«ng

căn cứ khoa học nên quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất thường


62.8

0

20

40

phải điều chỉnh nhiều lần trong
60


thời gian ngắn, thiếu tính ổn

80

định. Kết quả điều tra cho thấy:

Biểu đồ 8. Về tình trạng quy hoạch “treo”

20

62.8% số người được hỏi cho


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

rằng tại nơi họ sinh sống có tình trạng kế hoạch sử dụng đất đã công bố,
nhưng không thực hiện theo kế hoạch. Đây là tồn tại rất đáng quan tâm
vì ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.
Sự khác biệt giữa các nhóm:
- 69.5% cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai
khẳng định tại địa phương có tồn tại tình trạng “quy hoạch treo”.
- Những người sống ở khu vực đô thị (64.6%) cho rằng còn tồn tại
tình trạng quy hoạch treo nhiều hơn những người sống ở khu vực
nông thôn (59.2%).
Một số nguyên nhân của tình trạng kế hoạch sử dụng đất đã được
công bố nhưng không được thực hiện theo kế hoạch:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không hợp lý, thiếu tính khả thi;
- Chưa có quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược. Quy hoạch
không bám sát xu thế phát triển chung về kinh tế - xã hội của địa
phương và của cả nước;

- Kinh phí để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn
chế, thiếu kinh phí hoặc đầu tư dàn trải;
- Việc giải toả, đền bù còn chậm, chưa thoả đáng;
- Chưa có quy hoạch chi tiết;
- Quy hoạch thay đổi liên tục, chưa có phối hợp giữa các ngành;
- Việc xét duyệt, thẩm định chưa sát với thực tế phát triển của địa
phương nên tính khả thi không cao;
- Quy hoạch không đồng bộ, chắp vá;
- Có nhiều cấp quản lý, nhiều cơ quan quản lý nên dẫn đến việc
triển khai quy hoạch chậm chễ.

21


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

3. Việc ban hành văn bản dưới luật liên quan đến lĩnh vực đất đai:
Sau khi Luật Đất đai
năm 2003 được Quốc hội

Khó trả lời

thông qua, việc ban hành các

Chưa tốt

văn bản dưới luật phục vụ
công tác quản lý đất đai ngày

8.7

23.8

Tương đối tốt
Tốt

càng hoàn thiện hơn. Biểu đồ

16.6

0

9 cho thấy, việc ban hành
các văn bản dưới luật được

51

20

40

60

Biểu đồ 9. Ban hành các văn bản pháp luật

thực hiện tương đối tốt. Có
16.6% số người được hỏi khẳng định việc ban hành hệ thống các văn
bản dưới luật phục vụ công tác quản lý đất đai là tốt, 51% cho rằng
tương đối tốt.
Có 23.8% cho rằng việc ban hành các văn bản liên quan đến pháp
luật về đất đai chưa tốt là do Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi

hành liên tục được sửa đổi, bổ sung tạo ra sự thiếu ổn định và tâm lý
chưa thật tin tưởng vào văn bản pháp lý trong cán bộ và nhân dân. Việc
này cũng đã ảnh hưởng đến công tác lập và thực hiện quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất trong thời gian qua. Các văn bản pháp luật khác liên
quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa đồng bộ.
4. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của nhân dân
Có 11.4% số người được
hỏi cho rằng ý thức chấp hành

Tương
đối tốt,
41.7

pháp luật về đất đai của người

Chưa
tốt,
43.6

dân ở mức "Tốt", 41.7% nhận xét
ở mức "Tương đối tốt" trong khi
đó có tới 43.6% khẳng định ý
thức chấp hành pháp luật đất đai

Tốt,
11.4

của người dân chưa tốt.

Khó trả

lời, 3.2

Biểu đồ 10. Ý thức chấp hành pháp luật đất
đai của người dân

22


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

So sánh với kết quả điều tra về: “Công tác quản lý và sử dụng đất
đai” do Trung tâm Thông tin, Thư viện và NCKH tổ chức vào năm 2003,
cũng với câu hỏi này thấy rằng: ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật
về đất đai của người dân không được cải thiện mà ngược lại ngày càng
yếu hơn.
Sự khác biệt giữa các nhóm:
- 47.4% những người có trình độ học vấn đại học cho rằng ý thức
chấp hành pháp luật của người dân chưa tốt, cao hơn các nhóm có trình
độ học vấn khác;
- 49.6% cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý đất đai cho rằng ý
thức chấp hành pháp luật về đất đai của người dân chưa tốt cao hơn
những người không làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai;
- Những người sống ở khu vực nông thôn 51.3% cho rằng ý thức
chấp hành pháp luật về đất đai của người dân chưa tốt cao hơn nhóm
sống ở khu vực đô thị 42.7%.
5. Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai
Theo kết quả điều tra, công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp

50


luật về đất đai thời gian qua được

40
20

được thể hiện qua con số: 18.8%

10

khẳng định công tác này được

0

18.8
2.9

Tốt

thực hiện tốt, 43.9% cho rằng
34.4% cho rằng công tác này

34.4

30

thực hiện tương đối tốt. Điều này

tương đối tốt. Tuy nhiên cũng còn


43.9

Tương Chưa tốt Khó trả
đối tốt
lời

Biểu đồ 11. Công tác phổ biến, tuyên
truyền pháp luật về đất đai

chưa được thực hiện tốt. Những ý kiến cho rằng công tác này chưa được
thực hiện tốt phổ biến ở các nhóm nghiên cứu. Số liệu điều tra thể hiện ở
biểu đồ trên đây phần nào phản ánh được thực trạng công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về đất đai. Do đó, trong thời gian tới cần có
bước đổi mới, cải tiến để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này.

23


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

6. Công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đất đai
Nhìn chung, công tác
6.4%

10.5%

Tèt
T−¬ng ®èi tèt
Ch−a tèt
Khã tr¶ lêi


kiểm tra, giám sát việc thi hành
pháp luật về đất đai thời gian
qua có những tiến bộ và được
thực hiện tương đối tốt. Kết

38.2%

quả điều tra thấy rằng: Có

44.9%

10.5% số người được hỏi lựa
Biểu đồ 12. Công tác kiểm tra, giám sát việc thi
hành pháp luật đất đai

chọn phương án "Tốt", 44.9%
lựa chọn phương án "Tương

đối tốt". Có 38.2% số người được hỏi cho rằng công tác này chưa được
thực hiện tốt.
Sự khác biệt giữa các nhóm:
- Nhóm sinh sống ở khu vực đô thị 39.7% nhận xét chưa tốt cao hơn
nhóm sống ở khu vực nông thôn 28.5%.
- Nhóm những người không làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai
(40.4%) nhận xét công tác này chưa tốt cao hơn nhóm cán bộ công chức
làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai (28.9%).
- Trình độ học vấn càng cao đánh giá công tác này chưa tốt càng nhiều.

60

42.6

40

47.5

29.4
27.4

20
0
Phæ th«ng

TC-C§

§¹i häc

Trªn §¹i häc

Biểu đồ 13. Nhận xét công tác kiểm tra, giám sát thi hành
pháp luật về đất đai

24


Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006

7. Xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về đất đai
Cũng giống như kết quả


Khó trả lời

điều tra về: “Công tác quản lý và

Chưa tốt

sử dụng đất đai” do Trung tâm

34.4

Tốt

chức vào năm 2003, công tác xử

11.3
0

lý các hành vi vi phạm pháp
cơ quan hữu quan xử lý nghiêm.

45.8

Tương đối tốt

Thông tin, Thư viện và NCKH tổ

pháp luật đất đai chưa được các

8.5


20

40

60

Biểu đồ 14. Xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai.

Có 45.8% số người được hỏi khẳng định công tác này chưa tốt, trong khi
đó chỉ có 11.3% khẳng định công tác này được thực hiện tốt.
Kết quả trên cho thấy, dư luận xã hội nói chung ngả theo hướng
đánh giá việc xử lý các vi phạm về đất đai trong thời gian qua là chưa
nghiêm và còn nhiều tồn đọng, góp phần làm suy giảm lòng tin của nhân
dân với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
8. Về năng lực, phẩm chất của cán bộ làm công tác quản lý đất đai
60

50.4

N¨ng lùc
43.7

40

PhÈm chÊt
30.1

25.9


16.4
20

14.1
9.3

10.2

0
Tèt

T−¬ng ®èi tèt

Ch−a tèt

Khã tr¶ lêi

Biểu đồ 15. Năng lực, phẩm chất của cán bộ

Kết quả điều tra cho thấy, dư luận có nhận xét tương đối khả quan
về năng lực và phẩm chất của cán bộ làm việc trong lĩnh vực quản lý đất
đai, theo đó, phẩm chất đạo đức được đánh giá cao hơn năng lực của
đội ngũ này.

25


×