Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bài tập học kỳ môn luật hình sự 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.84 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...1
NỘI DUNG……………………………………………….……………………..….1
Tình huống đặt ra.......................................................................................................1
Giải quyết tình huống.................................................................................................2
1.

Định tội danh và xác định khuung hình phạt đối với hành vi phạm tội của
A.......................................................................................................................

2.
3.

2
Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?..................3
Giả sử, N là nữ sinh 15 tuổi thì tội danh và hình phạt nặng nhất mà A phải

4.

chịu có thay đổi không? Tại sao?.....................................................................4
Giả sử, A mới chấp hành xong hình phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản
được 3 tháng thì thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội
của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao?.....................................4

KẾT LUẬN...............................................................................................................7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.



Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Công

2.

an nhân dân, năm 2014
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học về loại trừ trách nhiệm hình sự, NXB

3.

Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009
Phạm Văn Báu, “Những bất cập và phương hướng hoàn thiện quy định về
một số tội xâm phạm nhân phẩm của con người trong Bộ luật hình sự Việt

4.
5.

Nam năm 1999”, Tạp chí Luật học, 2010
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999
Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định
trong phàn chung BLHS năm 1999


3

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển và giao lưu văn hóa, sự phát triển không ngừng về
internet và mạng xã hội giúp chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao,
dễ dàng hơn trong việc tiếp thu nhiều luồng văn hóa khác nhau trên thế giới. Tuy
nhiên, song song với đó là sự xâm thực của những luồng văn hóa độc hại, làm ảnh

hưởng và suy đồi văn hóa của một bộ phận giới trẻ hiện nay, dẫn đến việc gia tăng,
biến dạng các tội phạm xâm phạm về tình dục hay các tội phạm hiếp dâm được quy
định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Do đó em xin chọn đề bài số 06 làm bài tập
lớn học kì và giải quyết các vấn đề liên quan đến tội hiếp dâm.

NỘI DUNG
Tình huống đặt ra:
A (25 tuổi, đã có vợ và con gái 4 tuổi), quen biết và đặt vấn đề yêu đương với
N (19 tuổi đang là sinh viên). A nói dối N là mình mới 22 tuổi và cũng đang là sinh
viên. N chưa nhận lời yêu A nhưng sau khoảng 1 tháng quen biết, A mời N đi chơi
và đưa N vào nhà nghỉ để tâm sự. N không đồng ý nhưng bị A kéo lên phòng thuê
tại tầng 3. A khoá cửa phòng và đòi N cho quan hệ tình dục. N không đồng ý thì bị
A đẩy vào nhà vệ sinh dội nước vào người, lột hết quần áo nhúng vào nước và doạ
giết nếu N không đồng ý để A quan hệ tình dục. Thấy thái độ hung hãn của A, N sợ
hãi, giả vờ đồng ý để nghĩ cách thoát thân. Lợi dụng lúc A đang cởi quần áo của
hắn, N quấn chăn mở cửa chạy ra ban công kêu cứu. A đuổi theo bắt lại, N sợ hãi
nhẩy từ ban công tầng 3 xuống đất và bị thương tích tổn hại 75% sức khoẻ.


4

Câu hỏi:
1.

Định tội danh và xác định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A.(2

điểm)
2.

Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1,5 điểm)


3.

Giả sử, N là nữ sinh 15 tuổi thì tội danh và hình phạt nặng nhất mà A phải

chịu có thay đổi không? Tại sao? (2 điểm)
4.

Giả sử, A mới chấp hành xong hình phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản

được 3 tháng thì thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội của A
là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao? (1,5 điểm)

Giải quyết tình huống
Do tình huống trên không đặt ra vấn đề thời gian nên ta sẽ coi như tình huống
này xảy ra khi Bộ Luật hình sự năm 1999 đang có hiệu lực. Do đó, ta sẽ dùng Bộ
Luật hình sự năm 1999 để giải quyết các vấn đề đặt ra của tình huống.
1.

Định tội danh và xác định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của
A. (2 điểm)

Trả lời: tội danh mà A phải chịu là tội hiếp dâm theo điểm a khoản 3 Điều 111
BLHS, khung hình phạt của A là từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS: “Người nào dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao


5


cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Trong tình huống trên A đã dùng vũ lực để ép N quan hệ tình dục với mình: kéo N
lên phòng, khoá cửa phòng đòi N cho quan hệ tình dục, đẩy vào nhà vệ sinh dội
nước vào người, lột hết quần áo nhúng vào nước và đỉnh điểm là doạ giết nếu N
không đồng ý để A quan hệ tình dục.
Tuy nhiên ở tình huống trên A chưa thực hiện được hành vi hiếp dâm đối với
N nên thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng theo Điều 18 BLHS: “Phạm tội
chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì
những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.” do đó A vẫn phải chịu TNHS
về tội hiếp dâm theo Điều 111.
Hơn nữa trong tình huống trên có tình tiết “khi A đuổi theo bắt lại, N sợ hãi
nhảy từ ban công tầng 3 xuống đất và bị thương tích tổn hại 75% sức khoẻ” nên
trường hợp này A phạm tội theo điểm a khoản 3 Điều 111: “Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên.”
Như vậy trong tình huống trên khung hình hình phạt đối với A là phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2.

Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1,5
điểm)

Trả lời: hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là hai mươi năm tù.


6


Do A phạm tội hiếp dâm theo điểm a khoản 3 Điều 111 BLHS như đã phân
tích ở câu 1 nên khung hình hình phạt đối với A là phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ở đây câu hỏi đưa ra hình phạt nặng nhất
mà A có thể chịu là bao nhiêu năm tù chứ không hỏi khung hình phạt cao nhất mà A
phải chịu là bao nhiêu nên hình phạt tù nặng nhất mà A có thể phải chịu là hai mươi
năm tù.
3.

Giả sử, N là nữ sinh 15 tuổi thì tội danh và hình phạt nặng nhất mà A
phải chịu có thay đổi không? Tại sao? (2 điểm)

Trả lời: giả sử N là nữ sinh 15 tuổi thì tội danh mà A phải chịu là tội hiếp dâm trẻ
em theo điểm đ khoản 3 Điều 112 BLHS và hình phạt nặng nhất A phải chịu là tử
hình.
Trong tình huống trên nếu N là nữ sinh 15 tuổi thì A phạm tội hiếp dâm trẻ em
theo Điều 112 BLHS: “Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”
Do N bị tổn hại 75% sức khỏe nên theo đó A phạm tội thuộc điểm đ khoản 3
Điều 112: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân
mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.”
Như vậy nếu N là nữ sinh 15 tuổi thì tội danh mà A phải chịu là tội hiếp dâm
trẻ em theo điều 112 BLHS và hình phạt nặng nhất A phải chịu là tử hình.
4.

Giả sử, A mới chấp hành xong hình phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài
sản được 3 tháng thì thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp
phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? Tại sao? (1,5 điểm)



7

Trả lời: trường hợp phạm tội của A xảy ra hai trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm
nguy hiểm
Điều 49 BLHS có quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm như sau:
"1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do
cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2.Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng, tội đặc biệt

a)

nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm
trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý."

b)

Theo điểm a khoản 1 Điều 65 Xóa án tích theo quyết định của Tòa án trong
trường hợp: “Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba
năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án”
Vì A mới chấp hành xong hình phạt tù được 3 tháng, đã thực hiện tội phạm mới nên
không thuộc trường hợp được xóa án tích.
Hành vi của A phạm tội hiếp dâm được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 111
BLHS, khung hình phạt của A là từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình, vậy khi quyết định khung hình phạt thì mức phạt mà A phải chịu là
đối với tội hiếp dâm là từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình. Như vậy căn cứ vào khoản 3 Điều 8 tội của A là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.



8

Trường hợp 1: Giả sử A đang có tiền án về tội cướp giật tài sản và phải chịu khung
hình phạt quy định theo khoản 1 Điều 136 BLHS nay lại có hành vi phạm tội nêu
trên thì bị coi là tái phạm.
Trong trường hợp giả sử nêu trên A đã bị kết án về tội cướp giật tài sản và
nhận khung hình phạt theo khoản 1 Điều 138 chưa được xóa án tích, có khung hình
phạt từ một năm đến năm năm. Dựa vào khoản 3 Điều 8 thì có thể phân loại tội của
A là tội ít nghiêm trọng nay A lại có hành vi phạm tội nêu trên là hiếp dâm là tội
phạm do cố ý. Theo khoản 1 Điều 49 thì trường hợp của A chỉ được coi là tái phạm
vì bị kết án chưa được xóa án tích và phạm tội do cố ý.
Trường hợp2: Giả sử A đang có tiền án về tội cướp giật tài sản và phải chịu khung
hình phạt quy định theo khoản 2 (hoặc khoản 3) Điều 136 BLHS, nay lại có hành vi
phạm tội nêu trên thì bị coi tái phạm nguy hiểm.
Trong trường hợp giả sử nêu trên A đã bị kết án về tội cướp giật tài sản theo
khoản 2 (hoặc khoản 3) Điều 136 BLHS chưa được xóa án tích, có khung hình phạt
từ ba năm đến mười năm (hoặc từ bảy năm đến mười lăm năm). Nhưng có tình tiết
giảm nhẹ nên được quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật theo Điều
47 cụ thể là điểm a khoản 10 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP “Toà án có thể
quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã
quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật”. Do đó
nếu A bị xét xử theo khoản 3 Điều 136 BLHS năm 1999 thì Toà án có thể quyết
định đối với A một hình phạt tù dưới bảy năm, nhưng phải trong khung hình phạt
của khoản 2; cụ thể là chỉ được phạt tù từ ba năm đến mười năm. Dựa vào khoản 3
Điều 8 tội của A được phân loại thành tội phạm rất nghiêm trọng nay A lại có hành
vi phạm tội nêu trên là hiếp dâm mà tội này được phân loại là tội phạm đặc biệt


9


nghiêm trọng. Theo điểm a khoản 2 Điều 49 thì trường hợp của A được coi là tái
phạm nguy hiểm vì bị kết án về tội rất nghiêm trọng chưa được xóa án tích mà lại
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

KẾT LUẬN
Trên đây là bài tập lớn học kì của em, trong quá trình làm bài do kiến thức của
em còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn.



×