Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Kinh nghiệm quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.42 KB, 13 trang )

Kinh nghiệm
Một số biện pháp chỉ đạo trong quản lí
hoạt động dạy học ở trờng THCS
Phần A : đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài.
1.Về mặt lí luận:
Giáo dục đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và
truyền bá nền văn minh nhân loại. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện nay, tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính cho sự
tăng tốc của sự phát triển. Giáo dục đào tạo đợc coi là nhân tố quyết định của
sự thành bại của mỗi quốc gia trên trờng quốc tế và sự thành đạt của mỗi ngời
trong cuộc sống của mình. Mỗi quốc gia, mỗi con ngời có khẳng định đợc vị
trí của mình hay không thì điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng học tập
của dân chúng.Vì vậy, hiện nay không chỉ Việt Nam mà nhiều nớc trên thế
giới đã đặt giáo dục vào vị trí quốc sách hàng đầu.
Mục tiêu chung của toàn Đảng, toàn dân ta là xây dựng một nớc Việt
Nam hoà bình, dân chủ và giàu mạnh. Vì vậy giáo dục đóng vai trò chủ đạo
trong việc hình thành nhân cách, phát triển toàn diện, làm nền tảng cho việc
đạt đợc các mục tiêu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát hiện bồi d-
ỡng nhân tài. Hơn nữa, trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trờng , dạy
học tồn tại nh một hiện tợng xã hội đặc biệt, đó là một quá trình hoạt động
phối hợp giữa ngời dạy và ngời học mà nhờ đó mỗi cá nhân có thể làm phong
phú vốn học vấn của mình bằng kho tàng trí tuệ của nhân loại thông qua quá
trình dạy học. Nói cách khác hoạt động dạy học là hoạt động đặc trng, là con
đờng giáo dục cơ bản, chuẩn tắc nhất trong việc thực hiện mục đích giáo dục
toàn diện. Nh vậy, hiệu quả dạy học sẽ góp phần tạo nên hiệu quả giáo dục.
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả của hoạt động dạy học ở
nhà trờng đó chính là những biện pháp quản lí của Hiệu trởng. Hiệu trởng là
ngời chịu trách nhiệm trớc nhà nớc về việc tổ chức thực hiện có hiệu quả mục
tiêu giáo dục của nhà trờng nói riêng và của ngành nói chung, tạo nên hiệu quả
giáo dục góp phần phát triển nền giáo dục Quốc gia.


Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác giáo dục đòi hỏi ngời
cán bộ quản lí giáo dục phải quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo các hoạt
động của nhà trờng đặc biệt là hoạt động dạy học hoạt động có vai trò
1
quyết định đến kết quả giáo dục và đào tạo của nhà trờng, góp phần thực hiện
bằng đợc mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nớc đã đề ra.
2. Về mặt thực tiễn.
Để thực hiện và đạt đợc đầy đủ, triệt để các yêu cầu của công tác giáo
dục đã đề ra quả là một trách nhiệm hết sức to lớn. Nó đòi hỏi ngời cán bộ
quản lí phải biết liên tục tìm tòi, học hỏi cả về cơ sở lí luận cùng với kinh
nghiệm thực tế đợc đúc rút qua quá trình làm việc thì mới có thể đa đợc khâu
quản lí hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao từ việc lập kế hoạch, điều hành,
kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm...hoạt động dạy của thầy và hoạt
động học của trò.
Trong khi đó thực tế nhiều cán bộ quản lí hiện nay cha đáp ứng đợc yêu
cầu của công tác quản lí, còn nặng về chỉ đạo hoặc làm việc theo kinh nghiệm,
cha thích ứng với sự phát triển của thời đại.Phần lớn cán bộ quản lí ở các trờng
THCS đều trởng thành từ giáo viên Cao đẳng, Đại học không qua đào tạo quản
lí hoặc có đào tạo thì cũng chỉ qua những lớp ngắn hạn ( 4 tháng ) do vậy
công tác quản lí thiếu toàn diện thậm chí lúng túng.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc đang đặt ra cho ngành
giáo dục - đào tạo một vai trò to lớn trong việc bồi dỡng và phát triển nguồn
nhân lực. Do đó công tác quản lí dạy học của Hiệu trởng cũng cần phải có sự
đáp ứng phù hợp. Hơn nữa, trong xu thế phát triển hiện nay, công nghệ thông
tin cũng nh nhiều ứng dụng khác của công nghệ thông tin đợc đa vào giảng
dạy thì việc nâng cao năng lực quản lí dạy học của Hiệu trởng là cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã nghiên cứu đề tài Một số biện
pháp chỉ đạo trong quản lí hoạt động dạy học ở trờng THCS.
II. Mục đích của nghiên cứu
Hoạt động dạy và học là hoạt động chủ đạo và là hoạt động trung tâm của

mỗi nhà trờng. Mọi hoạt động khác diễn ra cũng chính là nhằm góp phần tăng
còng, hỗ trợ, thúc đẩy cho hoạt động chính này đạt hiệu quả cao nhất. Bởi thế,
việc đi sâu vào nâng cao hiệu quả trong quản lí dạy học là nhằm nâng cao chất
lợng giáo dục trong nhà trờng, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và
nhà nớc giao phó.
2
Phần B : giải quyết vấn đề
I.Vai trò của công tác quản lý trong nhà tr ờng
1. Khái niệm về quản lý :
Quản lí là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí nhằm điều khiển, h-
ớng dẫn các quy trình xã hội, hành vi hoạt động của con ngời để đạt tới mục
tiêu phù hợp với ý chí của nhà quản lí và phù hợp với quy luật khách quan.
2. Các chức năng của quản lí:
- Chức năng lập kế hoạch: là đặt ra 1 chơng trình hành động cho một bộ
máy. Bởi vì để đạt tới mục tiêu, bộ máy nào cũng cần xác định cho mình
những bớc đi (công việc cụ thể) để tiến tới mục tiêu.
- Chức năng tổ chức: Đây là chức năng sắp xếp, bố trí bộ máy theo một
trật tự nhất định.
+ Sắp xếp mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy.
+ Bố trí, sắp xếp con ngời nh bổ nhiệm, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng con
ngời phù hợp với yêu cầu công việc và phù hợp với năng lực, sở trờng công
tác.
- Chức năng điều hành thúc đẩy: Nhà quản lí tác động để điều hành, điều
chỉnh những hoạt động của bộ máy. Đó chính là những mệnh lệnh quyết định.
- Chức năng kiểm tra điều chỉnh:
+ Kiểm tra trớc khi làm để lờng trớc việc thực hiện mục tiêu.
+ Kiểm tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để xem làm đúng hay sai.
+ Kiểm tra kết quả của hoạt động xem đã đạt đợc mục tiêu đến đâu.
- Chức năng dự báo: Ngời quản lí phải có khả năng lờng trớc sự phát triển
của các sự vật (của bộ máy). Thực chất chức năng này nằm ngay trong chức

năng lập kế hoạch.
Trong những chức năng trên, mỗi chức năng đảm nhiệm vị trí vai trò nhất
định song giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết. Chính vì vậy đòi hỏi ngời
quản lí phải biết quan tâm coi trọng đều tất cả các chức năng, có nh vậy mới
chỉ đạo thực hiện đạt mục tiêu.
Các chức năng quản lý đợc cụ thể bằng sơ đồ sau :
3
3. Đối tợng nguồn quản lí: Gồm 3 thành phần:
- Con ngời: là đối tợng quản lí chủ yếu.
- Môi trờng: môi trờng tự nhiên ,moi trờng xã hội tác động trực tiếp đến
hoạt động của con ngời.
- Các phơng tiện kĩ thuật: trờng lớp, nhà xởng, trang thiết bị...
4.Vai trò của quản lí.
Quản lí đảm bảo trật tự kỉ cơng xã hội của bộ máy, chống lại sự lộn xộn,
sắp xếp điều chỉnh các hoạt động xã hội đạt tới độ tối u.
a. Quản lí giáo dục:
Là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật
của những ngời làm công tác quản lí giáo dục để làm cho hệ thống giáo dục
vận hành theo đờng lối và nguyên tắc giáo dục, thực hiện đợc tính chất của
nhà trờng XHCN Việt Nam mà tiêu biểu là hội tụ quá trình dạy học giáo
dục thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội.
b.Quản lí hoạt động dạy học:
Quản lí hoạt động dạy học là việc chú ý quan tâm đến từng nhân tố tham
gia vào quá trình dạy học tạo điều kiện cho quá trình này đợc vận hành một
cách tối u. Quản lí dạy học là quản lí theo mục tiêu, quản lí theo kế hoạch,
quản lí hoạt động giáo dục, quản lí nội dung phơng pháp dạy học, quản lí tài
chính, cơ sở vật chất.
b.1.Đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học:
Có 2 hoạt động đồng thời diễn ra đó là hoạt động dạy của thầy và hoạt
động học của trò. Vậy quản lí hoạt động dạy học là phải quản lí tốt các hoạt

động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Có nghĩa là ngời quản
lí tạo điều kiện về mặt vật chất cũng nh tinh thần đầy đủ nhằm giúp ngời giáo
Tổ chức
Lập kế hoạch
Điều hành
Kiểm tra
4
viên làm tốt công tác dạy học, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
học tốt.
Dạy học bao gồm 3 nhiệm vụ lớn:
Một là: hình thành hệ thống tri thức phổ thông hiện đại phù hợp với thực
tiễn Việt Nam.
Hai là: hình thành ở học sinh một hệ thống những kĩ năng phát triển năng
lực nhận thức, đặc biệt là năng lực t duy sáng tạo.
Ba là: trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất
của con ngời mới.
b.2. Bản chất của quá trình dạy học
Chính là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh. Nhận thức của học sinh
phải có sự giúp đỡ của giáo viên. Do vậy thầy dạy tốt là thầy giúp học sinh học
tốt. Ngời thầy giáo giỏi là ngời dẫn học sinh đi tìm chân lí. Ngời thầy giáo
tồi là ngời mang chân lí đến cho học sinh. Từ đó ngời quản lí hoạt động
dạy học phải có phơng pháp cách tổ chức, kiểm tra đánh giá cả hoạt động
của thầy và trò.
III. Thực trạng công tác quản lý ở tr ờng THCS
hiện nay.
1. Đặc điểm tình hình :
a. Khó khăn:
- Nhiều trờng THCS cha đảm bảo diện tích theo yêu cầu, đa số là phải học
2 ca. CSVC cha đảm bảo thiếu nhiều các phòng chức năng, phòng học bộ
môn...

- Nhiều thôn xóm còn ở xa địa bàn trờng, cha mẹ học sinh chủ yếu là làm
nông nghiệp, đời sống còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Điều
này ảnh hởng không nhỏ đến tầm nhìn và trình độ nhận thức về trách nhiệm
làm cha mẹ đối với việc học tập của con cái.
-Trình độ giáo viên tuy đã đợc chuẩn hoá 100% nhng trình độ năng lực
không đồng đều, nhiều đối tợng đào tạo khác nhau nh chuyên tu, tại chức...
một số loại hình giáo viên còn thiếu hoặc làm kiêm nhiệm,cơ cấu đội ngũ GV
cha phù hợp môn thừa môn thiếu. Vì vậy nó sẽ làm hạn chế rất nhiều đến hiệu
suất bài soạn và hiệu quả của giờ dạy.
b.Thuận lợi:
*Về phía giáo viên:
- Anh chị em giáo viên yêu nghề mến trẻ, yên tâm phấn khởi về mặt t tởng,
nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có nếp sống văn minh,
có tinh thần đoàn kết thơng yêu đùm bọc giúp đỡ nhau trong công tác cũng
nh trong đời sống. Nhiều giáo viên có khả năng giảng dạy tốt liên tục là
CSTĐ, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện.
5

×