Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

...Phạm Thị Trâm.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.13 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA: MÔI TRƯỜNG
-----

-----

PHẠM THỊ TRÂM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Xác định và đánh giá dạng tồn tại của Cd
trước và sau lũ trong đất nông nghiệp tại xã
Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Hà Nội, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
-----

-----

PHẠM THỊ TRÂM

Xác định và đánh giá dạng tồn tại của Cd trước và
sau lũ trong đất nông nghiệp tại xã Thăng Long,
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Môi Trường
Mã ngành

: 52510406



Người hướng dẫn :

TS. Lê Trường Giang
Ths. Trịnh Thị Thắm

Hà Nội, 2014


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa ................................................................ 8
Hình 2.1. Hình ảnh máy đo quang phổ ghép nối khối phổ .............................................. 26
Hình 2.2. Hình ảnh về vị trí lấy mẫu đất ....................................................................... 29
Hình 3.1. Sự phân bố các dạng liên kết của Cd trước lũ trong đất ................................ 34
Hình 3.2. Tổng hàm lượng Cd của 5 dạng liên kết trước lũ trong đất. ........................... 35
Hình 3.3. Hàm lượng tổng Cd phá cường thủy trước lũ trong đất .................................. 35
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh hàm lượng tổng 5 dạng liên kết và hàm lượng tổng phá
cường thủy trước lũ trong đất ....................................................................................... 36
Hình 3.5. Sự phân bố các dạng của Cd sau lũ trong đất.............................................. 39
Hình 3.6. Tổng hàm lượng Cd của 5 dạng liên kết sau lũ trong đất............................... 39
Hình 3.7. Hàm lượng tổng Cd phá cường thủy sau lũ trong đất ..................................... 40
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh hàm lượng tổng 5 dạng liên kết và hàm lượng tổng phá
cường thủy sau lũ trong đất. ......................................................................................... 40
Hình 3.9. Biểu đồ so sánh hàm lượng các dạng liên kết Cdtrước và sau lũ trong đất .... 43
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh hàm lượng mẫu tổng trước và sau lũ................................... 44

Phạm Thị Trâm


1

Lớp: LĐH2KM2


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hằng số vật lý của Cd................................................................................ 12
Bảng 1.2. Các dạng chiết liên tục của Kim loại ......................................................... 24
Bảng 2.1. Bảng thông số cân phân tích ...................................................................... 26
Bảng 2.2. Sơ đồ về khu vực lấy mẫu và kí hiệu mẫu ................................................... 28
Bảng 3.1. Kết quả phân tích hàm lượng các dạng liên kết và hàm lượng tổng Cd
trước lũ trong đất ...................................................................................................... 33
Bảng 3.2. Kết quả phân tích hàm lượng các dạng liên kết và hàm lượng tổng Cd
sau lũ trong đất ......................................................................................................... 38
Bảng 3.3. Bảng so sánh kết quả hàm lượng các dạng liên kết .................................... 42

Phạm Thị Trâm

2

Lớp: LĐH2KM2


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QCVN


Quy chuẩn quốc gia.

KLN

Kim loại nặng.

ICP – MS

Phép đo quang phổ plasma ghép nối khối phổ.

AES

Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử.

GF – AAS

Kỹ thuật không ngọn lửa

F – AAS

Kỹ thuật ngọn lửa

AAS

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử

EDTA

Etyldiamin tetra- axetic


Cd

Cadimi

PVC

Polyvinyl clorua

HPLC

Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao

GC

Hệ thống sắc ký khí

PE

Polyetylen (chất nhựa dẻo)

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

Phạm Thị Trâm

3

Lớp: LĐH2KM2



Đồ án tốt nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng đã và đang là một
thách thức đối với nhân loại. Một trong những tác nhân không thể không kể đến đó là
các kim loại nặng như: Cd, Pb, Cu, Ni, Co, Cr, Hg….Trên thực tế các kim loại trên có
thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: Dạng linh động, dạng liên kết cacbonat, dạng liên
kết sắt oxit và magan oxit, dạng liên kết các chất hữu cơ, dặng cặn dư.
Kim loại nặng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm nghiêm trọng trong môi
trường bởi độc tính, tính bền vững và khả năng tích lũy sinh học của chúng. Hàm
lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống
của sinh vật trên trái đất cũng như con người. Tuy nhiên, hàm lượng tổng của kim loại
nặng trong đất không đánh giá được hết khả năng tích lũy sinh học của kim loại trong
chuỗi thức ăn cũng như các quá trình chuyển hóa của kim loại trong môi trường. Do
đó, để đánh giá đúng mức độ chuyển hóa, di chuyển của các kim loại nặng trong chuỗi
thức ăn cũng như ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, chúng ta không chỉ
xác định hàm lượng tổng kim loại mà còn phải xác định các dạng tồn tại của chúng
trong đất. Do vậy việc xác định tổng hàm lượng của kim loại trong đất, dạng tồn tại,
cũng như dạng liên kết của chúng trong đất để có thể đưa ra những đánh giá hợp lý,
cảnh báo và các biện pháp giảm thiểu là rất cần thiết.
Như chúng ta đã biết Cadimi là một trong rất ít nguyên tố không có lợi gì cho cơ
thể con người. Một trong những lý giải cho độc tính của Cadimi là nó can thiệp vào
các phản ứng của các enzyme chứa kẽm. Kẽm là một nguyên tố quan trọng trong các
hệ sinh học, Cadimi mặc dù rất giống với kẽm về phương diện hóa học, nhưng nó
không thể thay thế cho kẽm trong các vai trò sinh học. Cadimi cũng có thể can thiệp
vào các quá trình sinh học có chứa magie và canxi theo cách thức tương tự.
Ngộ độc Cadimi là nguyên nhân của bệnh itai-itai, tức "đau đau" trong tiếng
Nhật, Itai-itai là một loại bệnh nghiêm trọng liên quan tới xương ở lưu vực sông Jinzu
tại Nhật Bản. Ngoài tổn thương thận, người bệnh còn chịu các chứng loãng

xương và nhuyễn xương.

Phạm Thị Trâm

4

Lớp: LĐH2KM2


Đồ án tốt nghiệp

Bên cạnh đó Việt nam là một đất nước nông nghiệp, với gần 80% dân số làm
việc trong lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, vì vậy vấn đề ô nhiễm Cd trong đất sẽ
có tác động rất lớn đến đời sống của người dân và xã hội. Để góp một phần nhỏ vào
việc đánh giá ô nhiễm đất, là một vấn đề rất cấp thiết tại Việt Nam cũng như thế giới
hiện nay. Tôi lựa chọn đề tài: “Xác định và đánh giá dạng tồn tại của Cd trước và
sau lũ trong đất nông nghiệp tại xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
Hóa” mục tiêu của đề tài là:
- Xác định hàm lượng tổng và hàm lượng các dạng liên kết Cd trước và sau lũ
trong đất nông nghiệp tại xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm Cd trong đất tại xã Thăng Long, huyện Nông Cống,
tỉnh Thanh Hóa. So sánh với QCVN 03: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về giới hạn cho phép của KLN trong đất.

Phạm Thị Trâm

5

Lớp: LĐH2KM2




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×