Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Chính sách việc làm cho lao động là người khuyết tật tại địa phương autosaved

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.15 KB, 24 trang )

ĐỀ BÀI: Chính sách việc làm cho lao động là người khuyết tật tại
địa phương
MỤC LỤC
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1.
2.
3.

Một số khái niệm
Đặc điểm của người khuyết tật, lao động khuyết tật
Vai trò chính sách việc làm cho lao động là người khuyết tật

II - Thực trạng NKT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
1.

2.
3.

Thực trạng NKT tỉnh hải dương
1.1.
Số lượng NKT
1.2.
Hoàn cảnh sống
1.3.
Việc làm
Tình trạng chính sách
Đánh giá

III- GIÁI PHÁP

I-



Đặt vấn đề


1.

Một số khái niệm
• Người khuyết tật là gì
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều
bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện
dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
khó khăn
• Việc làm cho người khuyết tật là gì
Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm không chỉ giúp ổn
định cuộc sống của người khuyết tật, mà còn góp phần
khẳng định giá trị của họ đối với gia đình, xã hội.
Chính sách việc làm cho người lao động là gì
- Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi
chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có
việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm
của người khuyết tật.
- Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc
làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật
Đặc điểm của người khuyết tật, lao động khuyết tật
a. Nguyên nhân NKT
- Bẩm sinh di truyền
- Dị tật
- Tai nạn giao thông
- Tại nạn lao động
- Thương tật do chiến tranh

b. Phân loại NKT
- Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức
năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn
chế trong vận động, di chuyển.
- Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức
năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng
và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi
thông tin bằng lời nói.


2.


- Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng
nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật
trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri
giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có
biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
- Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng
nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không
thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự
việc.
- Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức
năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học
tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được
quy định các dạng khuyết tật trên.
3.

Vai trò chính sách việc làm cho lao động là người khuyết

tật
-

-

Nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của người khuyết tật,
đồng thời tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật, từ đó
góp phần bảo vệ, chăm sóc và giúp đỡ người khuyết tật
sống độc lập, hòa nhập cộng đồng, tham gia bình đẳng vào
các hoạt động xã hội.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật từ đó, hướng
đến giảm tỷ lệ thất nghiệp chung
Tạo điều kiện để NKT được lao động, làm việc 1 cách
bình đẳng
Tạo tiền đề để NKT có sự tự tin, bỏ qua sự bi quan, tự ti
của bản thân
giúp ổn định cuộc sống của người khuyết tật, và còn góp
phần khẳng định giá trị của họ đối với gia đình, xã hội


-

Giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục
việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động
nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ
NKT, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm
sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua nhwuxng rào
cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội
trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong
xã hội

II - Thực trạng NKT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
Đất nước ta trải qua chiến tranh lâu dài và ác liệt lại
thường xuyên bị thảm họa như: thiên tai bão lụt, hỏa hoạn,
tai nạn giao thông… Vì vậy, người khuyết tật có chiều
hướng không giảm. Tỉnh Hải Dương là một trong những
tỉnh có tỷ lệ NKT tương đối lớn.
1. SỐ LƯỢNG NKT
Tổng số NKT trên địa bàn tỉnh là 26.156 người, chiếm tỷ
lệ 1,6% dân số toàn tỉnh.

HUYỆN
Chí Linh
TP Hải Dương
Nam Sách
Thanh Hà
Ninh Giang
Thanh Miện
Kim Thành
Tứ Kỳ
Gia Lộc
Cẩm Giàng
Bình Giang
Kinh môn

SỐ LƯỢNG
3.638 người
923 người
1.785 người
2.319 người
1.402 người

1.916 người
1.823 người
3.108 người
3.258 người
1.718 người
1.966 người
2.291 người

CHIẾM
2,5%
0,7%
1,3%
1,4%
1%
1,5%
1,5%
1,9%
2,2%
1,4%
1,9%
1,4%


-

-

-

-


-

-

Trong đó:
Phân bố theo nhóm tuổi
+ NKT ở độ tuổi lao động từ 16-40 là tuổi cao nhất, chiếm
32,7% tổng số NKT
+ NKT ơ nhóm tuổi từ 1-5 tuổi là thấp nhất 487 người,
chiếm 1,9% chủ yếu dị tật bẩm sinh
Phân bố theo giới
+nam 11.212 người( chiếm 42,9%)
+nữ 14.944 người (chiếm 57.15%)
Phân bố theo nghề nghiệp
+NKT không có khả năng lao động 15.456 người(chiếm
58,1% tổng số NKT)
+ NKT chủ yếu ở nông thôn làm ruộng 7.234 người(chiếm
27,7%)
Phân loại NKT theo từng nhóm tàn tật
+ NKT về vận động cao nhất 7.413 người(chiếm 28,3%
+ NKT về mất cảm giác là thấp nhất 228 người(chiếm
0,9%)
Phân bố mức độ tàn tật của NKT
+ mức độ 0 là 10.830 người(chiếm 41,4% tổng số NKT)
+ mức độ 1 là 9.480 người(chiếm 36,2%)
+ mức độ 2 là 5.846 người( chiếm 22,4%)
Phân loại mức độ khuyết tật theo nhóm



-

-

-

+ nhóm khó khăn vận động cao nhất là 7.413 người
+ nhóm mất cảm giác có số lượng thấp nhất là 228 người
+ mức độ tàn tật của nhóm khó khăn vận động chủ yếu ở
mức độ 2(40,5%) và mức độ 1(31,9%)
+ mức độ mất cảm giác lại chủ yếu ở mức độ 0 và 1:
41,7% và 36,8%
Phân loại theo nhsom khó khăn vận động
+ trong nhóm khó khăn vận động chủ yếu là liệt 1 chi dưới
1.853 người, chiếm 25%; tiếp đến là bại não 1.642 người,
chiếm 22,2%
+ người cụt 2 ch trên thấp nhất 45 người, chiếm 0,6%
Phân loại nhóm khó khăn vận động theo nguyên nhân
+ người có khó khăn vận động nguyên nhân chủ yếu là di
chứng bệnh tật và chưa rõ nguyên nhân 5.517 người,
chiếm 60,9%
+ người khó khăn vận động do nguyên nhan bẩm sinh
1.920 người, ciếm 25,9%
+ người khó khăn vận động do tai nạn đứng thứu 3 là 651
người, chiếm 8,8%
+ ngwuoif khó khăn vận động do bị thương chỉ có 325
người, chiếm 4,4%
Phân loại nhóm khó khăn vận động theo mức độ
+ người khó khăn vận động do lieeyj 1 chi dưới chủ yếu ở
mức độ 0( chiếm 50%) và mức độ 2(chieesm31,7%).

Người ở mức độ 1 chỉ có 18,3%
+ người khó khăn vận động do bại não chủ yếu ở mức độ
2(chiếm 51%) và mức độ 1(chiếm 41,8%), ở mức dộ 0 chỉ
có 7,2%. Nhìn chung trong nhóm khó khăn vận động chủ
yếu ở 2 mức độ:2 và 1
1.2
Hoàn cảnh sống
- Theo báo cáo của sở lao động-TB&XH turnh Hải dương
thì phần lớn NKT sống cùng với gia đình( chiếm 85,9%),


số NKT sống độc thân( chiếm 4,31%), số NKT sống trong
bảo trợ XH của tỉnh là 0,99%, số NKT sống lang
thang(chiếm 8,8%)
Như vậy, có thể thấy được hoàn cảnh sống của NKT gặp
rất nhiều khó khăn trong cuộc sống: NKT phụ thuộc hoàn
toàn và không hoàn toàn chiếm 75%,c hỉ có 25% NKT có
cuộc song tự lập. họ phải sống trong nhwuxng ngôi nhf đã
xuống cấp 1 cách trầm trọng, quá dột nát, sụt lún, không
đảm bảo đến tính mạng của họ; họ thiếu cả đồ dùng sinh
hoạt tối thiểu cần có như:tivi, đài, tủ…đã vậy, thu nhập gia
đình NKT quá thấp dưới 80.000đồng/người/tháng(chiếm
63,1%), rất ít NKT có thu nhập khá trên 150.000
đồng/người/tháng(chiếm 8%)
- Họ luôn có tâm lý mặc cảm, tự ti, lo lawsg, song khép
mình, không hòa nhập và cho rằng mình là người bỏ đi
trong xa hội. họ thường xuyên khủng hoảng tâm lý, không
muốn chấp nhận sự thật hay ở trong trạng thái căng thẳng,
khó chịu, mệt mỏi.
1.3

việc làm
Ở tỉnh Hải dương có gần 30 số NKT có việc làm, tự nuôi
sống mình và tham gia đóng góp cho XH bằng nhiều công
việc khác nhau. Tỷ lệ NKT có nhu cầu song chưa có việc
làm là hơn 10%.
2. Tình trạng chính sách
a. Chính sách là gì
- Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện
đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.
Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy
thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hóa…


c.
-

-

- đặc điểm: + Có một cấp thẩm quyền ban hành
+ Mang lợi ích công
+ Mọi người đều có quyền tiếp cận (công khai, minh bạch)
+ Nhìn chung là bắt buộc thi hành (tuy nhiên cũng có
những hình thức không mang tính bắt buộc, thường là
các chính sách khuyến khích, hỗ trợ)
+Thường thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật,
mang tính hành động, tập trung giải quyết một vấn đề
đang đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội theo những
mục tiêu xác định.

Tình trạng chính sách
Nhờ sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ APHEDA và quỹ
hỗ trợ IRÍSH AID, Hội người khuyết tật tỉnh Hải Dương
đã tổ chức 2 cuộc họp mạng lưới cho 25 hội viên khuyết
tật, một khóa tập huấn 3 ngày cho 20 hội viên khuyết tật
nòng cốt, phối hợp thực hiện cuộc đối thoại chính sách tại
thị xã Chí Linh, Hải Dương nhằm tuyên truyền cho các tổ
chức, cá nhân hiểu về chủ chương, chính sách, sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật. Đặc
biệt, tuyên truyền để chính người khuyết tật nhận thức
được ý nghĩa cuộc sống về bản thân mình, tự xóa đi mặc
cảm, dần dần hòa nhập cộng đồng xã hội, thực hiện lời
Bác Hồ dậy: “tàn nhưng không phế”.
Hội người khuyết tật tỉnh Hải Dương có gần 100 hội viên,
đến nay đã phát triển được CLB thanh niên người câm
điếc; Chi hội người khiếm thính tỉnh Hải Dương; CLB
người khuyết tật thị xã Chí Linh; CLB người khuyết tật
huyện Gia Lộc… Hoạt động truyền thông đã được triển
khai thực hiện với sự tham gia ủng hộ của các ban, ngành,
đoàn thể, các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân, đặc


biệt là hệ thống cơ quan thông tin đại chúng. Hội đã vận
động thông qua các chương trình thăm hỏi động viên các
hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân những ngày
lễ, tết với tổng giá trị hơn 300 triệu đồng.
-

Nhân dịp Tết Nguyên Đán 2015, Hội người khuyết tật tỉnh
Hải Dương đã phối hợp với tổ chức APHEDA, Đài truyền

hình tổ chức đi thăm và tặng quà cho 30 người khuyết tật
TP Hải Dương nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam
18/4; Hội cũng đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc
làm 8/3 phụ nữ Tỉnh tổ chức buổi truyền thông cho hơn
200 người ở huyện Ninh Giang với nội dung tuyên truyền
về Luật người khuyết tật; Phối hợp với Đài truyền hình
làm phóng sự nhân đạo cho một gia đình người khuyết tật
ở xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, cấp 6 xe lăn cho người
khuyết tật có nhu cầu.

-

Hội người khuyết tật Hải Dương phối hợp với tổ chức
APHEDA khai giảng 2 lớp học dậy nghề làm hương, hàng
mã…
Những thành tích Hội người khuyết tật tỉnh Hải Dương trợ
giúp người khuyết tật vượt lên khó khăn, học nghề và tìm
kiếm việc làm, xóa đi những mặc cảm, hòa nhập cộng
đồng, góp phần an sinh xã hội rất đáng được khích lệ.
Có được những thành tích đáng kể trên là nhờ vào sự chỉ
đạo sáng suốt của Lãnh đạo Hội; sự đoàn kết, thống nhất
từ trên xuống dưới, đồng cam, cộng khổ vượt qua mọi khó
khăn, thách thức để tìm được hướng đi đúng đắn cho Hội
nói chung và hội viên nói riêng. Đồng thời, Hội cũng nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các ban, ngành,

-

-



-

-

-

đoàn thể, các tổ chức, cá nhân ở Trung ương và địa
phương.
Để tạo điều kiện cho Hội hoạt động được ổn định, phù hợp
với nguyện vọng của người khuyết tật, Hội mong muốn Sở
LĐTB&XH Tỉnh quan tâm hơn nữa, định hướng và hỗ trợ
kinh phí cho công tác phát triển mạng lưới ở 4 huyện: Chí
Linh, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang và trong công tác đào
tạo dạy nghề, dạy chữ. Hội được tham gia thực hiện Đề án
1019 dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, tham
gia các vấn đề, các hoạt động có liên quan đến người
khuyết tật trên địa bàn tỉnh. UBND Tỉnh hỗ trợ kinh phí
cho Hội hoạt động thường xuyên, các Sở, Ban, Ngành
quan tâm hơn nữa việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện,
giám sát thi hành Luật người khuyết tật và các văn bản
chính sách liên quan đến người khuyết tật.
Số lượng người khuyết tật được học nghề hiện còn quá ít
và chiều hướng tăng không đáng kể. Tỷ lệ người khuyết
tật sau đào tạo nghề tìm việc làm còn thấp và chủ yếu là tự
tạo việc làm. Hầu như Nguyên nhân là do người khuyết tật
sống ở nông thôn, trình độ văn hóa thấp, điều kiện kinh tế
khó khăn, khó tự trang trải việc học nghề. Cộng thêm
những rào cản xã hội như thái độ phân biệt, mặc cảm, tự ti.
Bên cạnh đó, người khuyết tật thường thiếu thông tin về

việc làm, nhất là người khiếm thính. Các công trình kiến
trúc, phương tiện giao thông công cộng không phù hợp
khiến họ khó tiếp cận học nghề, việc làm.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mặc dù
Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống chính sách, pháp
luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho
người khuyết tật được dạy nghề, tạo việc làm nhưng do
nhiều nguyên nhân nên kết quả thực hiện còn hạn chế,


chưa đạt được mục tiêu mà chính sách đề ra. Hiện, số
người khuyết tật được dạy nghề hàng năm chỉ đạt 5.0006.000 người/tổng số 1,5 triệu người cần được dạy nghề
trong cả nước. Đa số người khuyết tật trình độ học vấn
thấp, khoảng 70% người khuyết tật không thể sống tự lập.
Một số người khuyết tật tuy có việc làm nhưng công việc
không ổn định, thu nhập còn thấp...

3. Đánh giá
• Khó khăn
- NKT gặp khó khăn trong tìm việc làm: Trong quá trình
tiếp cận cơ hội học nghề, tìm việc làm, NKT gặp rất nhiều
khó khăn. Thiếu thông tin về học nghề, việc làm là một
trong những trở ngại, nhất là người khiếm thính. Để khắc
phục cần có sự quan tâm của gia đình, đoàn thể, tổ chức
hội, chính quyền địa phương giới thiệu, cung cấp thông tin
cho NKT, những điều này không được như mong đợi.
Cùng với đó là bản thân NKT còn tự ti không mạnh dạn
liên hệ hoặc chủ động đề nghị giới thiệu, giúp đỡ.
- Rào cản giao thông cũng là thách thức không nhỏ. Quy
định cấm xe 3 bánh chở hàng, nhưng đồng thời lại chưa có

giải pháp tháo gỡ thỏa đáng khiến một bộ phận NKT sống
bằng nghề chở hàng xe ba bánh mất việc, không có thu
nhập và cũng chưa chuyển đổi nghề khác phù hợp. Đi lại
bằng giao thông công cộng thì xe buýt không tiếp cận
được, thái độ phục vụ còn thờ ơ. Đến đi lại bằng đường
hàng không còn trường hợp bị từ chối phục vụ. Khó khăn


trong đi lại đồng nghĩa với khó khăn tìm kiếm việc làm
(trừ một số người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
nhận gia công tại nhà....)
- Rào cản về môi trường xây dựng như: Trụ sở nơi làm
việc, cơ sở học nghề không có lối đi NKT. Rào cản về
nhận thức khi hầu hết chủ doanh nghiệp cho rằng sử dụng
NKT sẽ thêm nặng trách nhiệm, tốn kém. Còn ở địa
phương vẩn tồn tại nhận thức giải quyết việc làm cho
người lành còn chưa xong, làm sao lo được cho NKT.
Nhận thức này sai lầm, vì tình trạng thất nghiệp là một tồn
tại xã hội, không giải quyết triệt để được. Nếu việc gì cũng
phải chờ lo cho xong người lành mới đến NKT thì họ
không bao giờ có cơ hội việc làm.
- Quy định NKT làm việc 7h/ngày khiến nhiều doanh
nghiệp ngại tuyển dụng NKT vì không đảm bảo hoạt động
sản xuất bình thường. Với một số công việc đòi hỏi trình
độ cao, NKT có thể đáp ứng nhưng không được sự quan
tâm đào tạo. NKT tự tạo việc làm gặp nhiều khó khăn
trong tiếp cận vốn vì vay Ngân hàng Chính sách thì không
có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn phức tạp....
- Sau khi Luật NKT được ban hành và có hiệu lực từ
ngày 1/1/2011, hàng loạt các Nghị định, Quyết định, thông

tư, hướng dẫn thực hiện chính sách liên quan đến NKT đã
được ban hành và đi vào thực tiễn, nhưng con số thống kê
vẫn không hề thay đổi, thiếu sự thống nhất. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ tới việc triển khai có hiệu quả các chính
sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến NKT, đặc biệt
là việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch, chương trình


dài hạn, ngắn hạn hỗ trợ NKT, đảm bảo an sinh xã hội.
Trong điều kiện đó, cần thiết phải tổ chức riêng một cuộc
điều tra cụ thể về số lượng, độ tuổi, giới tính, phân loại,
phân dạng khuyết tật thật cụ thể, chi tiết để làm cơ sở cho
việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật của Nhà
nước
- Người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật tại Việt
Nam có rất ít cơ hội được đào tạo nghề có chất lượng Phần
lớn các trung tâm dạy nghề đều ở khu vực thành thị và
thường không có nhiều chỗ. Hầu hết các khóa đào tạo cho
người khuyết tật đều được tổ chức tại các trung tâm riêng,
với các lớp học riêng hoặc thông qua các doanh nghiệp
của người khuyết tật
- Trình độ học vấn của người khuyết tật tại Việt Nam rất
thấp: 41% chỉ biết đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một;
2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ
học nghề, và ít hơn 0,1% có bằng cao đẳng hoặc đại học.
Số lượng người khuyết tật đông nhưng lại có trình độ học
vấn thấp dẫn đến tình trạng rất khó kiếm việc làm cho đối
tượng này. Hiện nay mới chỉ giải quyết việc làm cho 50%
số người khuyết tật trong độ tuổi lao động, chủ yếu làm
việc trong khu vực nông nghiệp (trên 70%).

- Thách thức với người khuyết tật đi tìm việc ngày càng
lớn hơn khi tình hình kinh tế chung của thế giới ảnh hưởng
đến các doanh nghiệp Việt Nam khiến cho việc tuyển dụng
nhân lực của các doanh nghiệp ngày càng khắt khe hơn.
Đa số các doanh nghiệp khi tuyển dụng đòi hỏi người lao


động phải làm được việc ngay, và vì thế công cuộc tìm
việc cho người khuyết tật ngày càng khó khăn hơn.
- Rào cản lớn nhất hiện nay là xã hội vẫn nhìn NKT bằng
con mắt thương hại, đối đãi với NKT theo quan điểm từ
thiện, nhân đạo chứ chưa theo cách tiếp cận tích cực là bảo
đảm quyền cơ bản của họ. Việc đi lại, giao tiếp của NKT
còn khó khăn; trình độ văn hóa còn thấp. Nhiều NKT chưa
được học nghề, chưa có việc làm dù chỉ là công việc giản
đơn với thu nhập thấp. Phần lớn NKT có gia cảnh nghèo
khó, thậm chí rất nghèo… Những yếu tố đó khiến NKT
thường mang trong mình cảm giác tự ti
- Việc tuyển sinh học nghề đối với NKT rất khó khăn vì
nhiều lý do, như: Gia đình NKT không muốn cho con đi
học; NKT thường có trình độ học vấn thấp, thậm chí
không biết chữ nên tự ti, mặc cảm và rất ngại tham gia học
nghề; xã hội nhìn NKT với con mắt thiếu tin tưởng và cho
rằng họ học nghề không để làm gì… Đó là chưa kể giáo
trình, cách truyền đạt kiến thức cho NKT cũng gặp khó
khăn do mức độ tật của từng NKT khác nhau.
- Việc thiếu một hệ thống thông tin toàn diện về NKT đã
gây nên không ít khó khăn trong việc hỗ trợ nhóm đối
tượng này thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước
cũng như hòa nhập cộng đồng. Việc cải tiến, xây dựng hệ

thống thông tin thống nhất và phù hợp là thực sự cần thiết.
- NKT thường có tuổi đời ngắn hơn những người bình
thường khác vì lý do sức khỏe, ảnh hưởng của khiếm
khuyết. Việc nắm bắt, cập nhật tình trạng của NKT cần
được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và có cán bộ
chuyên trách thực hiện.
- Chính sách hỗ trợ tuyển dụng chưa nhiều


+ Người lành lặn tìm được việc làm đã khó, NKT tìm việc
làm còn khó hơn. Vì vậy, điều kiện tiên quyết là phải nâng
cao trình độ chuyên môn của NKT. NKT phải được đào
tạo nghề phù hợp, phải có sự đầu tư cả về dạy và học để
vững chuyên môn, giỏi tay nghề thì mới đáp ứng được yêu
cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, khi những đơn vị
doanh nghiệp thực hiện việc đào tạo, tuyển dụng lao động
NKT một cách tự nguyện, từ tâm thì công tác hỗ trợ của
nhà nước vẫn quá ít.
- khó khăn ở chỗ làm sao để dung hòa lợi ích giữa người
lao động NKT và doanh nghiệp, khi mà nhiều người lao
động khuyết tật có trình độ tay nghề còn chưa cao, thiếu tự
tin. Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tuyển dụng NKT
làm việc còn nhiều hạn chế.

• Thuận lợi
- Theo quy định hiện hành, các cơ sở dạy nghề dành
riêng cho NKT được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, được
hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được
vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đối với các cơ sở dạy nghề
khác, khi nhận NKT vào học nghề, nâng cao trình độ tay

nghề thì sẽ được ưu tiên đầu tư, bảo đảm định mức kinh
phí đào tạo... Nhờ đó, số cơ sở dạy nghề ở nước ta đã tăng
cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo. Tính đến
nay, cả nước có trên 1.000 cơ sở tham gia dạy nghề cho
NKT. NKT tham gia học nghề được xem xét cấp học bổng
và trợ cấp xã hội, được miễn, giảm học phí căn cứ vào
mức độ khuyết tật và mức suy giảm khả năng lao động.


- Ngoài các chính sách hỗ trợ nêu trên, Nhà nước đã có
nhiều biện pháp xúc tiến việc làm cho NKT như ban hành
chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng
lao động là NKT, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh của
NKT, thành lập quỹ quốc gia về việc làm. Đặc biệt, từ năm
2006, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thường
xuyên tổ chức các hội chợ việc làm, trong đó có khu vực
dành riêng cho NKT với sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp, cơ sở dạy nghề. Do vậy, NKT có nhiều cơ hội việc
làm hơn, số lượng người có việc làm đã tăng lên hằng
năm.
- NKT ở những xã xây dựng nông thôn mới được tạo cơ
hội thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống thông qua các
chương trình xây nhà, công trình vệ sinh; tặng vật nuôi
hay các chương trình hỗ trợ thức ăn chăn nuôi, tập huấn kỹ
thuật, kỹ năng làm kinh tế…
- Số lượng NKT lớn, lại còn mang nhiều dạng khuyết tật
và cư trú rải rác rộng khắp trên cả nước, mỗi dạng tật chỉ
phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ
có nhiều khó khăn và chi phí cũng cao hơn so với dạy
nghề thông thường. Thêm vào đó là cơ chế thị trường

hướng tới mục tiêu lợi nhuận, đã trở thành “lực cản” đối
với dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật;
bên cạnh đó là người khuyết tật sự quan tâm chưa đúng
mức của các bộ, ngành liên quan…

• Đánh giá chung
- Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy,
UBND huyện, sự phối hợp tích cực của các ngành, đoàn


thể từ huyện đến các xã, thị trấn, Huyện đã thực hiện tốt
các chusnh sách đối với NKT; huy động các nguồn lực từu
xã hội trợ giúp chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng,
giáo dục, bảo trợ xã hội…, giúp NKT hòa nhập cộng đồng
cũng như phát huy tiềm năng của NKT, đóng góp chung
vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Huyện.
- Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn 1 số hạn chế
như: NKT còn mặc cảm trong việc tham gia vào các chính
sách dạy nghề, 1 số địa phương chưa thật ựu quan tâm
trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chính
sách đối với NKT; cơ sở vật chất, phương tiện trợ giúp và
tạo điều kiện cho NKT còn hạn chế.
- Nếu được tạo điều kiện thuận lợi, người khuyết tật cũng
làm tốt công việc không thua người bình thường. Sự nhiệt
tình, chăm chỉ và sự tập trung cao của người khuyết tật
trong công việc là lợi thế của họ so với người bình thường.
Tuy nhiên, hiện nay bài toán hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp đã làm cho nhiều chủ doanh nghiệp phải đắn
đó khi chấp nhận tuyển người lao động là người khuyết
tật.

- Vấn đề tìm việc và trụ lại được với công việc là một
thách thức rất lớn đối với những người khuyết tật khi
muốn đi làm. Sự tự ti về bản thân, tâm lý gia đình không
muốn con mình đi làm, định kiến của xã hội và chính sách
của nhà nước là những nguyên nhân chính dẫn đến khó
tìm việc cho người khuyết tật hiện nay, ông Thương của
Trung tâm Khuyết tật và Phát triển cho biết.
- Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, thông qua việc
thực hiện các chính sách hướng đến việc giải quyết việc
làm cho NLĐ, đặc biệt là lđ khuyết tật. tuy nhiên, các
chính sách này trong thời gian qua vẫn chua hoặt động 1


cách hiệu quả nhất, người khuyết tật thất nghiệp còn
nhiều, huyện Phú Xuyên, HN là 1 trong những nơi có số
lượng người khuyết tật còn hạn chế. Điều này gây ra nhiều
khó khăn đối với cuộc sống người khuyết tật cũng như sự
phát triển KT-XH của huyện nói riêng và HN nói chung
III - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục hoàn thiện chính sách
- Cần nghiên cứu, có cơ chế phù hợp về việc NKT làm
việc 7 giờ/ngày. Cần có quy định về ngành nghề dành
riêng cho NKT. Cần chặt chẽ hơn trong các quy định về tổ
chức dạy nghề cho NKT như: Giáo án phù hợp, chính sách
thỏa đáng cho giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề, phiên dịch
cho người khiếm thính. Thời gian học nghề đối với NKT
cần phải linh hoạt, tăng thêm thời gian so với người không
khuyết tật. Tạo điều kiện cho NKT tiếp cận các nguồn vốn
vay, hổ trợ kinh phí cho các tổ chức tự lực, cơ sở sản xuất
kinh doanh của NKT. Đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện

cho đơn vị, cơ sở của NKT tự tạo việc làm phát triển như:
Cho họ được tham gia thực hiện các dự án, chương trình
về việc làm cho NKT; ưu đãi về vốn, thuế, mặt bằng, địa
điểm tổ chức sản xuất,....
- Lồng ghép vấn đề việc làm cho NKT vào các chương
trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn.
- Có chính sách khuyến khích dạy nghề cho NKT tại
cộng đồng. Vì phần lớn NKT sống ở gia đình, gắn với
cộng đồng dân cư nên hướng dạy nghề, tạo việc làm cho
NKT ở cộng đồng là thích hợp và thuận tiện nhất.


2. Công tác chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện đề
án
- Để thực hiện mục tiêu đến 2020, dạy nghề, tạo việc làm
cho 300 nghìn người khuyết tật, các bộ, ngành hữu quan
cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách
đối với người khuyết tật tới các địa phương, doanh nghiệp,
cộng đồng, gia đình, bản thân người khuyết tật; khảo sát,
thống kê, phân loại người khuyết tật theo dạng tật và khả
năng lao động.
- tăng cường công tác quản lý cũng như sự phối hợp giữa
các ban ngành, đoàn thể huyejn và UBND các xã, thị trấn.
- Lồng ghép Đề án Trợ giúp NKT vào các chương trình,
dự án phát triển kinh tế- xã hooijcura địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, huy động và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phướng tham gia
vào việc thwujc hiện Đề án Trợ giúp NKT
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát kết quả thwujc hiện Đề án

và báo cáo kết quả thwujc hiện theo quy định
3. Công tác tuyên truyền, giáo dục
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
về NKT, làm chuyển biến 1 cách cơ bản nhận thức của xã
hội, gia đình và bản thân NKT; đồng thời giúp NKT hiểu
rõ quyền, nghĩ vụ và phát huy vai trò, trách nhiệm của
mình với gia đình và xã hội.
- Tổ chức tuyền truyền rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng; phát hành các loại ấn phẩm(áp
phích…), tổ chức truyền thông trực tiếp, thông qua hệ
thống văn bản, cuộc họp, hội nghị…về NKT và các loại
hình dịch vụ đối với NKT; phòng chống phân biệt đối xử
đối với NKT.


- Đào tạo, tập huấn nâng cao nhạn thức cho các hội, đoàn
thể, đội ngũ cán bộ xã hội về thái độ, cách ứng xử, làm
việc với NKT và các phương pháp trợ giúp NKT. Tổ chức
các hội nghị, hội thảo giữa các tổ chức, cá nhân và gia
đình NKT để chia sẻ kinh nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ NKT.
- Tổ chwusc các hoạt động kỷ niệm ngày NKT VN 18/4
và ngày Quốc tế NKT 3/12 hàng năm, đồng thời tổ chwusc
hội nghị tuyên dương các tập thể, cá nhân, người bảo
teowj có thành tích xuất sắc trong việc trợ giúp NKT và
những NKT vượt khó trong học tập, lao động, tham gia
các haojt động văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao.
4. Trợ giúp dụng cụ chỉnh hình cho NKT
Đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở y tế tuyến huyện và xã
nhằm thwucj hiện tốt các dịch vụ phát hiện sớm khiếm

khuyết ở trẻ sơ sinh vầ khám sang lọc khiếm khuyết tật
trước sinh. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
y tế thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe và phục hồi
chức năng cho NKT.
5. Trợ giúp tiếp cận giáo dục
- Tổ chức tuyên truyền và vận động phụ huynh có trẻ
khuyết tật đưa trẻ ra lớp, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật
mầm non được can thiệp giáo dục sớm và trẻ khuyết tật
trong độ tuổi đi học được đến trường với các hình thức
giái dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt, trong đó giáo dục
hòa nhập là hình thức chính.
- Đầu tư, cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học và phục hồi chức năng tại các cơ sở giáo dục đáp
ứng nhu cầu giáo dục hòa nhập và chuyên bệt cho trẻ
khuyết tật.


- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo
dục cho trẻ khuyết tật, có chính sách ưu đãi về thuế cho
các trường tư thục, tư nhân tiếp nhận trẻ khuyết tật
6. Dạy nghề, tạo việc làm
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đáp
ứng nhu cầu của người khuyết tật, nghiên cứu xây dựng và
nhân rộng mô hình dạy, học nghề gắn với tạo việc làm phù
hợp cho người khuyết tật, xây dựng chương trình, giáo
trình, trang thiết bị dạy nghề phù hợp với người khuyết tật.
- Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề và tạo điều kiện thuận
lợi để người khuyết tật có cơ hội tiếp cận việc làm nhằm
đảm bảo cuộc sống và hòa nhập cộng đồng, tư vấn học
nghề, việc làm theo khả năng của người khuyết tật.

- Đầu tư thiết bị dạy nghề, đào tạo, tập huấn kỹ năng tìm
việc làm, khởi sự doanh nghiệp, quản lý tài chính, đồng
thời bồi dưỡng kỹ năng cho người khuyết tật.
7. Trợ giúp pháp lý
- Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật
thông qua các hoạt động thích hợp.
- Vận động các tổ chức, các nhân trong và ngoài Huyện
ủng hộ, trợ giúp người khuyết tật, đồng thời giúp người
khuyết tật hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và phát huy vai trò
trách nhiệm của mình trong việc hòa nhập vào đời sống xã
hội.
8. Trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động văn hóa,
thể thao và du lịch
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia
các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao và vui chơi, giải
trí nhằm nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần.


- Tạo điều kiện cho người khuyết tật có nhu cầu tham gia
luyện tập thể dục, thể thao tại Nhà Văn hóa huyện và các
xã có Nhà Văn hóa.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho người khuyết tật có nhu cầu
tham gia các hội thao, hội diễn văn nghệ do huyện tổ chức.
- Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người khuyết tật tiếp cận du
lịch.
9. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách
của Trung ương, Tỉnh hỗ trợ, từ ngân sách Huyện và các
nguồn vận động khác
- Nhà nước cần khôi phục lại cơ chế bắt buộc doanh

nghiệp tiếp nhận NKT vào làm việc theo một tỷ lệ nhất
định (có thể là 1%), nếu không nhận đủ thì doanh nghiệp
phải đóng một khoản tương ứng vào quỹ giải quyết việc
làm cho NKT...
10.
phát triển doanh nghiệp
- VN có truyền thống lâu dài về phát triển doanh nghiệp
cho người khuyết tật, tuy nhiên, ngoài ra không có dịch vụ
cụ thể nào về đào tạo phát triển DN hoặc về phát triển DN
cho NKT làm kinh doanh. Việc thành lập HKDNKTVN để
cung cấp dịch vụ và đại diện cho lợi ích của các doanh
nghiệp của người khuyết tật là 1 cơ hội nhằm thay đổi tình
hình đó, cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các doanh nhân và
DN, tuy nhiên, cho đến nay năng lực của họ vẫn còn hạn
chế.
11.
Việc làm
VN có hệ thống pháp luật và chsinh sách mạnh giúp xúc
tiến việc làm cho người khuyết tật. Chính sách hạn ngạch
bắt đầu được thực hiện tại một sốtỉnh, nhưng vẫn chưa
được thực thi tại nhiều nơi. Việc thực thi hạn ngạch và thu


tiền phạt của các doanh nghiệp không tuân thủ sẽ mang lại
cơ hội quan trọng cho các cơ quan nhà nước VN vì đó là
nguồn tài chính để tỉnh rót cho các hoạt động dạy nghề và
hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật.
12.
Cần sự quan tâm của các ngành và toàn xã hội
- Để cải thiện tình trạng trên, nâng cao cơ hội cho NKT

học nghề, có việc làm cần sự phối hợp đồng bộ, có hiệu
quả của các nghành hữu quan và sự quan tâm của cả cộng
đồng. Phải phổ cập và nâng cao trình độ văn hóa cho
NKT, tạo điều kiện cho họ học tập và học càng cao càng
tốt. Cần đào tạo cho NKT ở mọi trình độ văn hóa. Đào tạo
nghề phải gắn với tạo việc làm, có thu nhập. Quan tâm đến
vấn đề can thiệp sớm, phục hồi chức năng ngay từ khi còn
nhỏ để tránh khuyết tật nặng, tránh gây khó khăn trong
học nghề và tìm việc làm sau này.
- Tạo điều kiện cho NKT đi lại thuận lợi
- Nếu như cùng chung một nghành nghề, một môi trường
làm việc, thì hãy quan tâm chia sẽ và ưu tiên hơn 1 chút
cho những người NKT.
- Thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao động về khả
năng làm việc của NKT, thay đổi định kiến cho rằng NKT
không đảm bảo sức khỏe làm việc, nhận NKT thêm phiền
phức, tốn kém, kinh doanh không có lãi. Bên cạnh những
lợi ích của việc sử dụng lao động NKT, cần phải nhận thức
đây cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Vì nếu không được
làm việc thì NKT sẽ phải sống phụ thuộc, gánh nặng gia
đình và cộng đồng.
- Thông tin về dạy nghề, việc làm cho NKT phải đến
được NKT. Nên thông qua tổ chức tự lực của NKT, tổ
chức vì NKT để tuyên truyền về các chương trình, các dự
án, khóa học nghề, tuyển dụng NKT để họ nắm được


thông tin và đăng ký tham dự. Cần tổ chức nhiều hơn hội
chợ việc làm, ngày hội tuyển dụng dành cho NKT....
13.

Cải thiện tâm lý NKT
- Cần thay đổi quan niệm trong tuyển dụng với NKT. Họ
không chỉ là đối tượng cần ưu tiên, mà còn là những lao
động đầy tiềm năng. Tuyển dụng NKT không phải là làm
từ thiện, mà vì năng lực của họ đáp ứng được yêu cầu
công việc, đồng thời cũng là tạo điều kiện cho họ hòa nhập
tốt hơn. Vì thế, cần phải có những cách đối xử bình đẳng.
Tất cả đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp,
ngành, đơn vị liên quan và bản thân NKT để vấn đề việc
làm ngày càng có những chuyển biến tích cực hơn, giúp
NKT ổn định cuộc sống.



×