Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Bản Cái – huyện Bắc Hà – tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.69 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thời gian kiến tập tại Ủy ban nhân dân xã Bản Cái là cơ sở và nguồn tài liệu
chính xác để em hoàn thành bài báo cáo của mình. Qua đây, em xin cảm ơn các cán
bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ, đặc biệt chú Vàng
Seo Dìn là người hướng dẫn chính cho em những kiến thức quý báu liên quan đến
công tác giải quyết thủ tục hành chính để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Về phía nhà trường em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Hành chính học, đặc biệt
là cô Phùng Thị Thanh Loan là người trực tiếp hướng dẫn về thời gian, lịch trình và các
công việc cần chuẩn bị và phải thực hện trong đợt kiến tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 17 tháng 6 năm 2017
Sinh viên kiến tập
BÀN TÀ MƯU


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
UBND
TTHC
CCHC
BPMC
CB,CC

Nội dung chữ viết tắt
Ủỷ ban nhân dân
Thủ tục hành chính
Cải cách hành chính
Bộ phận một cửa
Cán bộ, công chức



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủ tướng chính phủ đã ban hành một loạt các quy định về cải cách thủ tục
hành chính, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai thực hiện cải cách thủ
tục hành chính theo hướng đổi mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội như Quyết định
136/2001/QĐ - TTg với chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính nhà
nước giai đoạn 2001 - 2010; quyết định số 181/2003/QĐ - TTg về việc ban hành
cơ chế “một cửa’’ tại cơ quan nhà nước ở địa phương và gần đây là quyết định Số:
09/2015/QĐ-TTg Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa
liên thông”tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Mới đây Chính phủ ban
hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 về ban hành chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.Vì vậy việc
nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính, rút ra tổng kết
cho địa phương là cần thiết. Chính vì lý do đó em đã chọn đề tài: “ cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Bản Cái – huyện Bắc Hà –
tỉnh Lào Cai”. Với mong muốn hoàn thiện kiến thức, áp dụng có hiệu quả vào
công tác quản lý hành chính, chuẩn bị hành trang tốt nhất sau khi ra trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trong
giai đoạn 2015 - 2020 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững
mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Đến năm 2015 hệ thống hành chính về cơ bản được cải
cách phù hợp với yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.


Mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính là phải đạt được sự

chuyển biến căn bản trong quan hệ và giải quyết công việc của dân và tổ chức. Cụ
thể: phải phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo,
rườm rà, phức tạp. đã và đang gây cản trở trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa
các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với công dân, tổ chức xây
dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng
pháp luật và công khai; vừa tạo điều kiện thuận tiện cho công dân và tổ chức có yêu
cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ quan liêu cửa quyền.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tại UBND xã Bản Cái
- Thời gian từ năm 2015 đến nay.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND
xã Bản Cái.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử đụng trong bài báo cáo gồm:
Phương pháp quan sát: Qua việc quan sát em thấy được tác phong làm việc
chung của các cán bộ cơ quan đều nhanh nhẹn, thái độ nhiệt tình, cởi mở với dân và
đồng nghiệp; người dân cũng rất hài lòng và hợp tác khi đến cơ quan.
Phương pháp tìm kiếm tư liệu: tìm hiểu các tài liệu về cơ quan và các tài liệu
liên quan đến công tác CCHC.
Phương pháp so sánh: tổng hợp tài liệu và đối chiếu, só sánh để có kết quả.
6. Kết cấu bài báo cáo
Ngoài phần lời cảm ơn, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội
dung của bài báo cáo bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về UBND xã Bản Cái


Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại
UBND xã Bản Cái.



Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ BẢN CÁI
1.1 Khái quát chung về UBND xã Bản Cái
1.1.1 Giới thiệu về UBND xã Bản Cái
1.1.1.1 Vị trí địa lý:
Xã Bản Cái nằm ở phía tây nam của huyện Bắc Hà cách UBND huyện Bắc Hà
79km, cách tỉnh Lào Cai 70 km đi về hướng nam.
Phía bắc giáp với xã Nghĩa Đô,huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Phía tây giáp với xã Nậm Lúc , huyện Bắc Hà,tỉnh Lào Cai
Phía nam giáp với xã Cô Tông, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Phía đông giáp với xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Xã Bản Cái có địa hình chủ yếu là núi, giao thông đi lại khó khăn không thuật
lợi cho phát triển kinh tế, người dân trong vùng sống chủ yếu vào nông nghiệp là làm
nương rẫy và ruộng bậc thang chủ yếu là canh tác nhỏ kinh tế tự cung tự cấp. Với khí
hậu ôn đới cận nhiệt thuật tiện trong việc phát triển lâm nghiệp chủ yếu là trồng quế.
Với chủ trương thay đổi bộ mặt xã Bản Cái trong 20 năm các lãnh đạo của xã đã tích
cực tìm lối đi phù hợp với yêu cầu mới.
1.1.1.2 Khí hậu:
Khí hậu do nằm sát vĩ tuyến bắc trong vành đai bắc bán cầu nên khí hậu của xã
mang tính chất khí ôn đới cận nhiệt được thể hiện qua 4 mùa: xuân – hạ - thu – đông.
Song rõ nhất được thể hiện trong năm có 2 mùa rõ rệt là ( mùa mưa và mùa khô) mùa
mưa đi kèm với nóng được kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, mùa này thường
có mưa, thời tiết có nắng nóng, nhiệt độ thường lên cao từ 250C đến 410C. về độ ẩm
không khí cao, mùa khô đi kèm với lạnh hay còn gọi là rét giá, bắt đầu xuất hiện


thường thì vào cuối tháng 9 cho đến tháng 2 âm lịch năm sau. Nhiệt độ trung bình
dưới 150C có thể xuống đến 5 – 6 0C và có xương muối, lượng mưa trung bình từ
2148 đến 2180 mm, độ ẩm trung bình từ 83 đến 85%. Số giờ nắng trong năm là

khoảng 1.515 giờ cho đến 1.600 giờ.
1.1.1.3 Thủy văn:
Với địa hình đồi núi xã Bản Cái có nhiều con suối nhỏ tạo thành địa hình hiểm
trở. Nhiều nơi núi cáo lên gần 1000m và thung lũng có độ sâu hơn 600m. có 3 con suối
lớn là suối Hương, suối Tát và suối Vàng đều bắt nguồn từ trên đồi núi cao và đổ suôi
về dòng song Chảy làm cho dòng sông này thêm hùng vĩ hơn. Với hệ thống suối lớn tạo
nên dòng chảy lớn nơi được đầu tư xây dưng hai thủy điện là thủy điện Nậm Lúc và
thủy điện Làng Mười. với công suất lần lượt là 88mw và 69mw cũng cấp điện cho vùng
lần cận và huyện Bảo Yên. Tuy nhiên UBND xã Bản Cái lại chẳng được hưởng nguồn
điện này.
1.1.1.4 Điều kiệt xã hội:
Đất rộng với diện tích tự nhiên là 4.131,29 ha, trong đó đất lúa là 9,4 ha, có hệ
kênh mương thủy lợi nội đồng thuận lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất và đời sống
sinh hoạt của nhân dân. Nhân dân cần cù chịu khó, hăng say trong lao động sản xuất.
Nhưng địa hình quá phức tạm việc sản suất bị ảnh hưởng lớn hàng năm sạt lở lũ quét
gây tổn thất lớn nhiều về người và của.( năm 2008 sản lở lớn lấy mất đi mạng sống
nửa dân số thôn Nậm Hành).
Xã Bản Cái có 8 thôn được đặt tên theo sự cư trú của các dân tộc trên địa
bàn, và dân cư được bố chí sinh sống phù hợp với điều kiện tự nhiên và phù hợp phát
triển sản xuất, vùng thấp khai hoang, khẩn hóa làm ruộng, chỗ cao làm nơi dựng nhà,
thường định cư theo bìa chân đồi, chân núi, bao bọc lấy đồng ruộng. Dân số hiện có
đến ngày viết đề án nông thôn mới là 281 hộ với số khẩu là 2183 người, có tổng diện
tích tự nhiên là: 4131,29 ha.
Tổng số lao động: 1200 người.
Trong đó:
Nam: 532 người.


Nữ:


668 người.

Trên địa bàn xã có 2 dân tộc sinh sống là Dao và Mông, chia làm 4 thôn cho
người Dao và 4 thôn cho người Mông trong đó dân tộc dao chiếm 60% dân số toàn xã.
1.1.1.5 Hệ thống chính trị xã Bản Cái:
Gồm 01 Đảng bộ cơ sở và 12 chi bộ (trong đó có 8 chi bộ nông thôn, 03 chi bộ
trường học, 01 chi bộ Trạm Y tế).
Ủy ban mặt trận tổ quốc xã và các ngành đoàn thể hoạt động khá đồng đều,
hàng năm đều hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
Hội Nông dân gồm có 8 chi hội với 120 hội viên.
Hội Liên hiệp phụ nữ gồm có 8 chi hội 44 hội viên.
Đoàn thanh niên xã gồm có 8 chi đoàn với 210 đoàn viên.
Hội cựu chiến binh có 8 chi hội với 20 hội viên.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoạt động của Ủy ban nhân dân xã
Bản Cái
1.1.2.1 Những quy định chung:

Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ, trách nhiệm, lề lối làm việc, trình
tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân xã Bản Cái.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân xã; công chức và cán bộ
không chuyên trách cấp xã; Trưởng thôn, các tổ chức và cá nhân có quan hệ làm việc
với Ủy ban nhân dân xã chịu sự điều chỉnh của Quy định này.
1.1.2.2 . Chức năng:
UBND xã Bản Cái trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương.Chỉ đạo điều hành mọi hoạt động quản lý nhà nước ở địa
phương.
Căn cứ Luật số 77/2015/QH13 Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 09
tháng 6 năm 2015 quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND cho
từng cấp



1.1.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Bản Cái
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã: UBND xã thực hiện những nhiệm vụ
được quy định tại các Điều 111; 112; 113; 114; 115; 116 và 117 của Luật Tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 và các nhiệm vụ quan trọng khác do cấp có thẩm quyền
giao.
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã.
* Ủy ban nhân dân xã thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề sau:
a) Chương trình làm việc của UBND xã;
b) Kế hoạch phát triển KT - XH, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng
năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND quyết định;
c) Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình
HĐND quyết định;
d) Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của
xã trình HĐND quyết định;
e) Các biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND về KT - XH; Thông qua báo
cáo của UBND trước khi trình HĐND xã;
f) Xây dựng đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND và việc thành lập mới; nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính
của địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;
g) Những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân xã.
* Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã:
a) Ủy ban nhân dân xã họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn
đề quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên họp Ủy ban nhân dân;
b) Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Ủy ban nhân
dân được, theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân
dân xã gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên Ủy ban nhân dân để



lấy ý kiến. Nếu quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân xã nhất trí thì Văn phòng
Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định và báo cáo
Ủy ban nhân dân xã tại phiên họp gần nhất.
1.2 Hệ thống văn bản của UBND xã:
Quyết định số 37 /QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân
xã Bản Cá về quy chế làm việc của UBND xã Bản Cái nhiệm kỳ 2016- 2020.
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 về trách nhiệm
của công chức cấp xã.
Quyết định số 170/QĐ-UBND, ngày 07/7/2015của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Bản Cái về phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân xã
Bản Cái năm 2015.
1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND xã
1.3.1 Cơ cấu tổ chức:
Ủy ban nhân dân xã Bản Cái do Hội đồng nhân dân cùng cấp có Chủ tịch,
Phó chủ tịch và các Ủy viên ủy ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Đại biểu Hội
đồng nhân dân xã; Chức năng, nhiệm vụ của các ủy viên Ủy ban nhân dân xã do
Chủ tịch UBND qui định.
1.3.2 Vị trí, chức năng nhiệm vụ của chủ tịch UBND xã:
Ông Ma A Dũng: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là người lãnh đạo và điều hành
toàn diện công việc của Ủy ban nhân dân xã, bao gồm các hoạt động đối nội, đối
ngoại; chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định và
chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã trước Đảng uỷ, Hội đồng nhân
dân xã và Ủy ban nhân dân huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên Uỷ ban
nhân dân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã, gồm:
1. Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp

trên,
2. Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể Uỷ ban nhân
dân.


3. Áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ
máy hành chính xã hoạt động có hiệu quả.
4. Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trong cán bộ công chức
Nhà nước và trong bộ máy chính quyền xã; tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật;
5. Làm chủ tài khoản trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thu, chi
ngân sách xã và một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng, phó thôn theo quy định
của pháp luật. Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của trưởng thôn.
7. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban nhân dân xã.
8. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủ tịch (có thể uỷ quyền cho
phó chủ tịch) báo cáo Thường vụ Đảng uỷ xã những nội dung mà Ban thường vụ
Đảng uỷ yêu cầu; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân
dân huyện theo chế độ quy định.
9. Trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng xã; Thực hiện việc
bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cơ sở theo sự phân cấp quản
lý.
10. Thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ giữa Thường trực Ủy ban nhân
dân xã với Thường trực Hội đồng nhân dân xã;
11. Theo yêu cầu điều hành trong từng thời gian, chủ tịch có thể trực tiếp giải
quyết một số công việc đã phân công cho các phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
hoặc điều chỉnh lại sự phân công giữa các phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã.
1.3.3 Sơ đồ tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Bản Cái:



CHỦ TỊCH

Phó chủ tịch


V
ăn hóa
xã hội

ng an

T
GG
X
Tư pháp Văn
iải quyết Xã đội
- Hộ tịch phòn khiếu nại
g
- tố cáo
Thốn
g kê,
Văn
thư
LT

Đ
K
Địa chính Kế toán XD - Địa Tài chính
chính KT


[xem phụ lục 4]
Qua sơ đồ trên có thể thấy mỗi quan hệt chặt chẽ giữa các cấp làm việc của
UBND xã. Trong đó các cán bộ có chức năng tham mưu cho chủ tịch UBND thực
hiện quản lý nhà nước về xã hội trên địa bàn. đảm bảo sự thống nhất theo từng lĩnh
vực chuyên môn được đảm nhận; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công.
1.4 Đội ngũ nhân sự của UBND:
1.4.1 Số lượng nhân sự:
Hiện nay đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân xã Bản Cái gồm có 18 cán bộ, công
chức
1.4.2 Chất lượng nhân sự:
Ủy ban nhân dân xã Bản Cái có đội ngũ cán bộ, công chức và gồm có các trình
độ khác nhau như:


Trình độ Đại học có:
02 người.
Trình độ Cao đẳng có: 04 người.
Trình độ Trung cấp có: 12 người.
1.5 Cơ sở vật chất, tài chính tại UBND xã
1.5.1. Trụ sở làm việc:
Trụ sợ làm việc UBND xã đặt tại thôn Làng Tát là thôn trung tâm của xã cũng
là nơi có trục đường giao thong liên huyện duy nhất và là đường duy nhất vào xã. Để
thuật tiện cho việc công tác và giải quyết các công việc trong xã.
1.5.2. Trang thiết bị, phương tiện:
Văn phòng UBND xã Bản Cái là cơ sở để tổ chức thực hiện và vận động nhân
dân thực thi pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng.
Hiện nay, trình độ khoa học ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều lĩnh
vực hoạt động, trong đó có công tác văn phòng. Lãnh đạo Văn phòng UBND xã đã

trang bị và cung cấp cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác soạn thảo, được bố
trí một cách hợp lý, thuận tiện khi sử dụng, phù hợp đảm bảo cho quá trình hoạt động
của Văn phòng
Qua nghiên cứu thực tế em đánh giá các thiết bị văn phòng như sau:
STT

Trang thiết bị

Số

Tình trạng

1

Máy tính

4

4 máy sử dụng tốt

2

Máy in

3

2máy sử dụng tốt, in đẹp

3


Tủ đựng tài liệu

6

1 máy tình trạng kém
Sử dụng tốt đảm bảo cho việc lưu và

lượng

4

Bàn làm việc

8

sắp xếp văn bản
Đảm bảo cho việc ngồi và soạn thảo

5

Ghế quay
Điện thoại

8
2

văn bản
Tình trạng tốt

[xem phụ lục 2]



Nhìn chung cơ sở vật chất còn thiếu nhiều nên các bộ phận còn phải sử dụng
chung khi thực hiện công việc.
1.5.3. Tài chính:
DỰ CHI NGÂN SÁCH NĂM 2016
Xã: Bản Cái
(Kèm theo quyết định số: 3668/QĐ – UBND ngày 23 tháng 12 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà)
ĐVT: Triệu đồng
SỐ

NỘI DUNG

TT

SỐ

Ghi

TIỀN

chú
1.321,88
10,60

A
I
1
II

1
II
1

TỔNG CHI
Trong đó: KP 10% tiết kiệm thực hiện cải
cách tiền lương
CHI THƯỜNG XUYÊN
Sự nghiệp giao thông
Đường xã quản lý
Chi sự nghiệp kinh tế
Chi hoạt động đảm bảo an toàn giao thông
Chi sự nghiệp văn hóa xã
Sự nghiệp văn hóa

81,40

2
3
4
IV
1
2
3
4
1
B

Trong đó: Chi thực hiện cuộc vận động
TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư

Sự nghiệp thể thao
Sự nghiệp truyền thanh
Sự nghiệp xã hội
Chi quản lý hành chính
Quản lý nhà nước
Hội đồng nhân dân
Đoàn thể
Kinh phí đảng
Chi An Ninh
CHI DỰ PHÒNG

1.265,88
3,60
3,60
4,50
4,50
199,00
89,15

3,15
4,00
102
976
665
134,00
508,00
699,60
5,40
38,00


[xem phụ lục 3]
Qua bẳng dự chi ngân sách của UBND xã Bản Cái số tiền chi chủ yếu từ ngân
sách của huyện và việc chi tiêu rất tiết kiệm vì không có nguồn thu. Với số tiền trên


cơ bản hệ thống giao thông xã chưa thể khai thông trong 5 năm tới được.


Chương 2
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “M ỘT CỬA”
TẠI UBND XÃ BẢN CÁI
2.1 Khái quát văn phòng làm việc theo cơ chế “một cửa” c ủa UBND xã
Sơ đồ mô hình tối ưu phòng làm việc của Văn phòng UBND xã Bản Cái

MÁY IN

Máy tính

Bàn làm việc

Tủ hồ sơ

Máy tính

Bàn làm việc

Bàn tiếp công dân

C
cửa

vào


2.2 Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính
2.2.1 Một số khái niệm
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời
gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là
cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan
hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.[1;Tr4]
Cải cách thủ tục hành chính là một bộ phận của cải cách thể chế hành chính
Nhà nước, nhằm xây dựng và thực thi thủ tục hành chính theo những chuẩn mực nhất
định. Đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng; hoạt động theo đúng quy trình, quy
phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc, phù hợp với điều kiện
thực tế và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
[1;Tr 20]
Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa được hiểu theo nghĩa sau. “ là cơ chế
giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài
(sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan
hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả lời kết
quả thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả lời kết quả của cơ quan hành
chính nhà nước”.[1; Tr 40]
2.2.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính là những nguyên lý, những
tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm thể hiện tính toàn diện, tính linh
hoạt và có ý nghĩa bao trùm quyết định nội dung và hiệu quả của việc xây dựng và
thực hiện thủ tục hành chính.
Qua thực tiễn và nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận việc xây dựng
và thực hiện thủ tục hành chính cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
2.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính



Nguyên tắc phù hợp với Pháp chế Xã hội chủ nghĩa, phù hợp với luật pháp hiện
hành của Nhà nước ta, có tính hệ thống nhằm đạt được một công cụ quản lý hữu hiệu
cho bộ máy Nhà nước.
Nguyên tắc phù hợp với thực tế, phù hợp với nhu cầu khách quan của sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nguyên tắc thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, công khai và thuận lợi cho
việc thực hiện.
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.
2.2.2.2. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc được ghi nhận
trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy. Các nguyên tắc đó bao gồm:
Chỉ có cơ quan Nhà nước do pháp luật quy dịnh mới được thực hiện các thủ tục
hành chính nhất định, và phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện
pháp và hình thức được pháp luật cho phép.
Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo chính xác, khách quan, công
minh.
Thủ tục hành chính được thực hiện công khai.
Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật.
Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm.
2.2.3 sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Từ thực tiễn thực hiện cải cách thủ tục hành chính đặt được nhiều kết quả xong
nhình chung vẫn còn rườm rà, và rất khó khăn trong việc xử lý các vụ việc liên quan
tới thủ tục hành chính. Suất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa phương cần phải đẩy
mạnh cải cách TTHC cụ thể là:


Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trong các quyết
định hành chính được thực thi thuận lợi.

Thủ tục hành chính là cơ sở đảm bảo cho việc thi hành các quyết định được thống
nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực
hiện các quyết định hành chính tạo ra.
Thủ tục hành chính khi xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo ra khả năng
sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu
quả thiết thực cho Nhà nước.
Thủ tục hành chính là một bộ phận của pháp luật hành chính nên việc xây dựng và
thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình triển khai
và thực thi luật pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là biểu hiện trình độ văn hóa của
tổ chức.
Một lý do quan trọng, để Toàn Đảng toàn dân ta cần phải chung tay tiếp tục đẩy mạnh
cải cải thủ tục hành chính đó là: Hiện nay, thủ tục hành chính là một bộ phận của thể
chế hành chính. Thủ tục hành chính là công cụ để cơ quan hành chính nhà nước thực
hiện chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm. thể hiện ở một số điểm sau:
Cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua vẫn mang nặng giải pháp tình thế,
thiếu tính tổng thể. Thủ tục hành chính là biểu hiện tập trung nhất của hoạt động Nhà
nước can thiệp vào nền kinh tế xã hội.
Chất lượng dịch vụ hành chính công mà Nhà nước cải cách cho nhân dân còn thấp,
chưa đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân.
Cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa tương xứng trong tất cả các lĩnh vực. Hiện tại
không phải mọi lĩnh vực đều đạt được những thành tựu trong cải cách thủ tục hành
chính mà còn nhiều lĩnh vực khác


Xuất phát từ những lý do trên đây, Đảng và Nhà nước ta luôn coi cải cách hành
chính là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trong hàng đầu cần đẩy mạnh
thực hiện và tiếp tục cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính trong
thời kỳ hội nhập để tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, nâng cao tính cạnh tranh
về môi trường đầu tư của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt UBND xã cũng nhận thấy những thế mạnh từ việc cải cách tổng thể TTHC
có thể mang lại cho công cuộc xây dựng quê hương.
2.2.4 Cơ chế một cửa
2.2.4.1 khái niệm
“Cơ chế “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân bao
gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ
quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến
trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của cơ quan hành chính nhà nước đó”.
Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện
cơ chế “một cửa”, được triển khai mạnh trong quá trình thực hiện Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Theo chủ trương đó, Quyết
định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4 - 9 - 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương ra đời, đã tạo ra một cách thức giải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ
chức, đã thể chế hóa mối quan hệ giữa chính quyền và công dân thông qua việc thực
hiện cơ chế “một cửa”.
2.2.4.2 Nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”
Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa” là rất cần thiết và không thể thiếu nhằm đảm bảo thực hiện thống


nhất, chính xác, có hiệu quả cơ chế “một cửa” tại tất cả các cơ quan hành chính nhà
nước.Các nguyên tắc đó là:
Thứ nhất, thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
Thứ hai, công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và
thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
Thứ ba,Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Thứ tư, Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
Thứ năm, Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan

hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
2.2.4.3 Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”
Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều
3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 93 /2007/QĐ-TTg, ngày 22 - 6 - 2007
của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định của
pháp luật và tình hình thực tế của địa phương quyết định những loại công việc thực
hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” để giải quyết một số lĩnh vực công
việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cùng thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước. Bao gồm các cơ
quan sau:
- Văn phòng UBND, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh) thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi là UBND cấp tỉnh);
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBNDcấp
huyện);
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã);
- Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.


* Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc được quy định áp dụng cơ
chế “một cửa”, “một cửa liên thông” liên hệ, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước theo quy định.
- Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm
xem xét hồ sơ của tổ chức, cá nhân:
+ Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết thì
hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một
lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả căn cứ vào tính chất công việc có trách nhiệm
xem xét, xử lý theo quy trình sau:
+ Trình lãnh đạo trực tiếp để giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền;
+ Trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ. Các cơ quan
liên quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo thẩm quyền, đúng thời gian
quy định;
- Nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định của
pháp luật.
2.2.4.4 Ưu điểm
- Mô hình Trung tâm “một cửa” thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục
hành chính, phù hợp với tình hình thực tế, hợp với lòng dân được nhân dân đồng tình
ủng hộ. Các thủ tục hành chính được rà soát đơn giản, dễ hiểu, quy trình giải quyết
được điều chỉnh thực sự hợp lý, khoa học, công khai. Những giấy tờ có tính chồng
chéo không theo quy định của Nhà nước được loại bỏ. Đối với lãnh đạo UBND các
cấp và lãnh đạo các sở, ban ngành, các phòng chức năng bớt đi những công việc sự


vụ, dành nhiều thời gian cho những nhiệm vụ quan trọng hơn, phát huy được lực hiệu
quản lý nhà nước.
- Mô hình này khắc phục được tình trạng đùn đẩy công việc, không rõ trách
nhiệm như trước đây.
- Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” góp phần đẩy mạnh công
tác dân chủ cơ quan và các xã, phường,
- Mặc dù số lượng công dân đến làm việc đông đúc nhưng với hệ thống quy trình
giải quyết hồ sơ hành chính khoa học, cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, có nghiệp vụ trách nhiệm với công việc, có ý thức phục vụ
nhân dân.
2.3 Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại
UBND xã Bản Cái
2.3.1 Căn cứ pháp lý để tổ chức Bộ phận “một cửa” tại UBND xã Bản Cái

Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 về ban hành chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.
- Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận,
xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

- Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2011 của Chính phủ về kiểm soát thủ
tục hành chính.
- Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2005 của Chính phủ về
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định số 14/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành
chính.


- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.
2.3.2 Tổ chức và hoạt động của Bộ phận “một cửa” tại UBND xã Bản Cái
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên. UBND huyện Bắc Hà và
UBND xã Bản Cái đã xây dựng và ban hành hàng loạt các đề án, quyết định để
triển khai áp dụng mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
trên địa bàn UBND xã Bản Cái. UBND xã đã chỉ đạo, tiến hành rà soát lại các
quy trình thủ tục theo quy định về thời gian, các khoản thu phí, lệ phí, qua đó
điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, hệ thống lại chức năng, nhiệm vụ của các
ban để xác định mức độ trách nhiệm của các trưởng ban, ban chuyên môn. Trên
cơ sở đó UBND xã Bản Cái ban hành quy định tạm thời từ khi bắt đầu thực
hiện mô hình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thực hiện các thủ
tục hành chính và trình tự giải quyết hành chính tại bộ phận tiếp nhận và hoàn
trả hồ sơ. Tiến hành mẫu hoá các quy trình, thủ tục để công khai tại bộ phận

“một cửa” các lĩnh vực đã được UBND tỉnh phê duyệt. UBND xã Bản Cái
được sự hỗ trợ của Ban quản lý dự án thí điểm cải cách hành chính thành phố
đã đi nghiên cứu, học tập mô hình cải cách hành chính, mô hình “một cửa” ở
một số địa phương như: xã Bảo Nhai, xã Tà Chảy và các xã lân cận khác Trong
phạm vi huyện Bắc Hà. UBND xã đã chỉ đạo tập trung cho công tác nhân sự,
lựa chọn cán bộ có trình độ, am hiểu về các thủ tục hành chính của các phòng
ban, cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng tiếp dân, để thành lập bộ
phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chính, Căn cứ vào chức năng của bộ
phận “một cửa” lúc đầu được bố trí 03 thành viên làm việc theo chế độ kiêm
nhiệm: đó là các đồng chí cán bộ Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Địa
chính - Xây dựng.
Thực hiện quyết định 182/QĐ-UB của UBND tỉnh Lào Cai, từ ngày 01/01/2011
đến nay UBND xã đã bố trí 01 đồng chí cán bộ, công chức và bố trí 01 đồng chí bán
chuyên trách giúp việc trực tại bộ phận “một cửa”. Như vậy là cán bộ, công chức làm


việc tại bộ phận “một cửa” đã được chuyên nghiệp hoá, mỗi công chức đều được đào
tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ để có đủ khả năng tiếp nhận tất
cả các loại thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND xã. Trước yêu cầu của
công việc là phải thường xuyên tiếp công dân nên xã đã đặc biệt bố trí các đồng chí
làm việc linh hoạt, có tính cách nhã nhặn để tiếp công dân. Cán bộ được bố trí vào vị
trí này có độ tuổi trung bình ngoài 30 tuổi, có trình độ chuyên môn cao và nghiệp vụ
Quản lý nhà nước, có nhiều kinh nghiệm thực tế và được đào tạo về nghiệp vụ để giải
quyết các yêu cầu của tổ chức và công dân.
2.3.3 Vị trí pháp lý của Bộ phận “một cửa” và Phân công chức năng, nhiệm
vụ của bộ phận “Một cửa.
Thực hiện quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày
04/9/2003 và quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 22/11/2015 của UBND tỉnh Lào Cai
quy định cụ thể việc thực hiện quy chế “một cửa” tại UBND xã, phường, thị trấn trên
địa bàn tỉnh. UBND xã đã ra quyết định thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa” gọi tắt là bộ phận “một cửa” tại quyết
định số 40/QĐ-UB ngày 24/9/2011, cùng đó là các văn bản pháp lý về thực hiện cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” theo thẩm quyền và tổ chức sắp xếp
cán bộ, bố trí trang thiết bị, vật chất cho việc tổ chức thực hiện nhằm triển khai thực
hiện có hiệu quả công tác thực hiện quy chế “một cửa”.
Chấp hành sự lãnh đạo của Đảng uỷ xã, để công tác tổ chức thực hiện quy chế
“một cửa” bắt đầu từ ngày 01/10/2011 UBND xã đã tiến hành triển khai thực hiện
nhanh chóng các công tác chuẩn bị và xúc tiến đúng thời gian yêu cầu, công việc
bước đầu đó là ban hành các văn bản pháp lý về thực hiện cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế “một cửa” bao gồm:
- Quyết định thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ giải quyết thủ tục
hành chính.
- Quyết định cử trưởng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ giải quyết thủ tục
hành chính.
- Quyết định cử cán bộ kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hành chính.
- Nội quy bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.


×