Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

QUỸ TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 237 trang )

(DỰ THẢO)
QUỸ TÊN ĐƢỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2022
I. CÁC ĐẢO
1. Các đảo ở các tỉnh, thành phố
01. ĐẢO AN THỚI
An Thới là một quần đảo nằm trong vịnh Thái Lan, ở phía Nam đảo Phú Quốc,
thuộc xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vị trí của đảo nằm trong tọa độ
khoảng 9°50′ vĩ Bắc, 104°05′ kinh Đông, với 18 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là
đảo Hòn Thơm. Tổng diện tích đất nổi là 7,64 km², dân số khoảng 3.000 ngƣời, sống chủ
yếu bằng nghề biển.
Quần đảo An Thới còn khá nhiều hòn đảo hoàn toàn hoang vắng. Xã có đến 18
hòn đảo nhƣng chỉ có năm đảo có ngƣời sinh sống.
Trên bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phố Việt Nam, do Nhà xuất bản Bản đồ
phát hành năm 2005, quần đảo An Thới đƣợc đánh dấu với các đảo sau: Hòn Dừa, Hòn
Dăm Ngoài, Hòn Rỏi, Hòn Thơm, Hòn Vang, Hòn Xƣởng, Hòn Kim Quy, Hòn Mây Rút,
Hòn Anh Đông, Hòn Anh Tây, Hòn Cái Bàn.
Hiện nay, quần đảo An Thới là một thiên đƣờng cho các tour du lịch mạo hiểm,
khám phá thiên nhiên, câu cá, lặn biển... mà hầu hết du khách nƣớc ngoài ƣa thích.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang.
02. BẠCH LONG VỸ
Bạch Long Vỹ là huyện đảo nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, thuộc thành phố Hải Phòng,
cách Đông Nam thành phố Hải Phòng 133km.
Huyện đảo có diện tích tự nhiên 2,33 km2, trong đó có 1,78 km2 hoàn toàn không
ngập triều, 0,55 km2 là bãi còn ngập triều cao. Quanh đảo có vành đai san hô, khí hậu
biển, mƣa nhiều vào các tháng 6 và 7, sƣơng mù dày vào các tháng 3,4.
Năm 1805, Quận He, Quận Hẻo ra đây và cho xây thành đắp lũy. Đến năm 1920,
dân tỉnh Quảng Yên ra đây sinh sống, lập nghiệp. Năm 1937, chính quyền Bảo Đại phái


ngƣời tới đảo lập đồn canh phòng và xây dựng chế độ lý trƣởng trên đảo.
Năm 1957, Thủ tƣớng Chính phủ ra Nghị định về quy định Bạch Long Vỹ là xã
trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Huyện Bạch Long Vỹ đƣợc thành lập theo Nghị định số 15/CP ngày 09/12/1992
của Chính phủ.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
- Cổng thông tin điện tử huyện Bạch Long Vỹ.
03. ĐẢO CÁI BẦU

1


Đảo Cái Bầu là đảo lớn nhất trong các đảo thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh. Đảo nằm sát đất liền, cách Đông Bắc cảng Cửa Ông 2km, địa hình hầu hết là rừng
núi.
Đảo rộng 17.212ha, trong đó có Thị trấn huyện lỵ và 6 xã (Hạ Long, Bình Dân,
Đài Xuyên, Đoàn Kết, Vạn Yên, Đông Xá và Thị trấn Cái Rồng). Các đảo đều có địa
hình núi. Núi thƣờng chỉ cao 200- 300m, trong đó cao nhất là núi Vạn Hoa cao 397m.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
-

Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh.
04. ĐẢO CÁT BÀ

Quần đảo Cát Bà là một quần thể gồm 367 đảo lớn nhỏ, cấu tạo bằng đá vôi, với
tổng diện tích gần 300 km2, trong đó lớn nhất là đảo Cát Bà (hay còn gọi là đảo Ngọc)

nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.
Đảo chính Cát Bà rộng khoảng 144km2, chỗ cao nhất 331m, là đảo đá vôI lớn nhất trong
hệ thống quần đảo phía nam vịnh Hạ Long và vùng ven bờ tây Biển Đông. Về mặt hành
chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Nơi đây đã đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trên
quần đảo Cát Bà có các hang động nổi tiếng nhƣ: Hoa Cƣơng, Trung Trang, Quân Y,
Áng Mả, Phù Long, Quả Vàng… Cơ sở hạ tầng cũng khá phát triển với tổ hợp nhiều
khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dƣỡng, chùa chiền…
Quần đảo Cát Bà đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
- Cổng thông tin điện tử huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Ninh.
05. ĐẢO CÔ TÔ
Cô Tô là một quần đảo với hơn 50 đảo lớn nhỏ nằm ở phía đông của đảo Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Địa danh hành chính là huyện Cô Tô, diện tích 46,2 km².
Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cƣ trú ngụ của
thuyền bè ngƣ dân Vùng Đông Bắc, song chƣa thành nơi định cƣ vì luôn bị những toán
cƣớp biển Trung Quốc quấy phá. Đầu thời Nguyễn, một số ngƣ dân Trung Quốc bắt đƣợc
những toán cƣớp biển và xin đƣợc nhập cƣ sinh sống.
Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cƣơng vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dƣơng - An
Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử ngƣời cai quản. Làng đầu tiên ở
đây đƣợc Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hƣớng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế
và lập đồn Hƣớng Hoá canh phòng giặc biển.
Thời Pháp thuộc, Cô Tô do Pháp cai quản. Đến năm 1955, thực hiện Hiệp định
Genève, quân Pháp mới rút khỏi đảo và chuyển giao ta quản lý.
Tài liệu tham khảo chính: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh.
-

Cổng thông tin điện tử huyện Cô Tô.

06. ĐẢO CỒN CỎ

2


Cồn Cỏ (còn gọi là Hòn Cỏ, Con Cọp, Hòn Mệ...) là một đảo nhỏ ở biển Đông,
thuộc tỉnh Quảng Trị. Diện tích của đảo trƣớc đây gần 4 km², nay còn khoảng 2,2 km².
Về mặt hành chính, đảo Cồn Cỏ đồng thời là huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
Tuy diện tích đảo không lớn nhƣng lại có vị trí chiến lƣợc án ngữ toàn bộ phần bờ
biển Trung Trung bộ, gần với nhiều tuyến đƣờng hàng hải trong nƣớc và quốc tế, do đó
đảo có vai trò rất lớn trong công tác phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ,
lãnh hải và là một địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của hệ thống đảo,
hải đảo và vùng biển Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, đảo Cồn Cỏ là nơi trung chuyển
ngƣời, lƣơng thực, vũ khí vào chiến trƣờng miền Nam và là một trong những địa bàn địch
đánh phá ác liệt nhất. Trong thời gian từ 1965 - 1968, các đơn vị bộ đội đóng trên đảo đã
bắn hạ 48 máy báy (trong đó 29 chiếc rơi tại chỗ), bắn cháy 17 tàu chiến và 2 thuyền của
địch.
Với thành tích đánh Mỹ giỏi, giữ đảo kiên cƣờng, Cồn Cỏ đã vinh dự đƣợc Quốc
hội, Chính phủ và Hồ Chủ tịch hai lần tuyên dƣơng là Đơn vị Anh hùng; đƣợc tặng
thƣởng 2 Huân chƣơng Ðộc lập, 2 Huân chƣơng Quân công, 4 Huân chƣơng Chiến công.
Nhiều cán bộ chiến sĩ của đảo đƣợc tặng danh hiệu anh hùng nhƣ Thái Văn A, Nguyễn
Tăng Mật.... Toàn đảo đƣợc Bác Hồ tặng hai câu thơ: “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận,
Ðánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.
Tài liệu tham khảo chính: - Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị.
- Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị.
07. CÔN ĐẢO
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm giữa đại dƣơng cách
Vũng Tàu 185km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km, cách cửa sông Hậu (Cần Thơ)
khoảng 83km. Côn Đảo hiện nay huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 76km2, trong đó hòn đảo lớn nhất có diện
tích 51,52km2 gọi là Côn Lôn hay Côn Đảo là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - xã
hội của huyện.
Côn Đảo chỉ cách đƣờng hàng hải Quốc tế (trục Bắc – Nam) 60km. Từ Côn Đảo,
tàu thuyền ngƣợc lên phía Bắc Á nhƣ Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hải Nam, Thẩm
Quyến,
Hồng
Kông;
xuống Nam
đến
các
nƣớc
Đông
Nam
Á
nhƣ: Singapore, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thailand.
Côn Đảo là nơi có hệ thống nhà tù khủng khiếp của Pháp, Mỹ với nhiều trại giam
lớn nhƣ: trại Phú hải, Phú Sơn, Phú Tƣờng, Phú Bình, chuồng cọp, chuồng bò cùng khu
nhà Chúa Đảo và khu Nghĩa trang Hàng Dƣơng nơi chôn cất 20.000 tù nhân chủ yếu là
các chiến sĩ cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến.
Các Chí sĩ cách mạng, lãnh tụ của Đảng và chiến sĩ cách mạng đã từng ngồi tù tại
các trại giam ở Côn Đảo nhƣ: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Lê Duẩn, Lƣơng
Khánh Thiện, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng…
Hiện nay, hệ thống các nhà tù ở Côn Đảo đã đƣợc xếp hạng Di tích cấp Quốc gia
đặc biệt.
Tài liệu tham khảo chính: Cổng thông tin điện tử huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
08. ĐẢO CÙ LAO CHÀM

3



Cù lao Chàm là một cụm đảo, bao gồm 7 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn
Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông, có diện tích 15 km2, trong đó rừng
chiếm khoảng 90%.
Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác nhƣ Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích
La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với
các công trình kiến trúc cổ của ngƣời Chăm và ngƣời Việt có niên đại vài trăm năm.
Hiện ở các bãi ven biển Cù lao Chàm, ngƣời ta đã phát hiện đƣợc nhiều mảnh vỡ
của các đồ gốm Chăm, Trung Cận Đông, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc có niên đại từ
thế kỷ VIII đến thế kỷ X, chứng tỏ rằng hòn đảo này từng là điểm dừng chân của các tàu
buôn ghé vào tráng gió bão, trao đổi hàng hóa, lƣơng thực… Vì vậy, Cù lao Chàm đƣợc
xem là chiếc bình phong trên biển Hội An.
Với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trƣớc,
ngày 29.5.2009, Cù Lao Chàm đƣợc UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế
giới.
Tài liệu tham khảo chính: - Cổng thông tin điện tử Trung tâm Quản lý Di tích và
danh thắng Quảng Nam.
- TS Lƣu Minh Trị, Danh thắng, di tích và lễ hội truyền thống Việt Nam, tập III,
Nhà Xuất bản hà Nội, 2006.
09. ĐẢO HÕN ĐÁ BẠC
Hòn Đá Bạc là một cụm đảo tọa lạc tại ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện
Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau. Hòn Đá Bạc cách đất liền 500m có diện tích 6,34ha, gồm ba
hòn: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Bạc Lẻ, và Hòn Đá Bạc. Hòn Đá Bạc cách thành phố Cà
Mau khoảng 50km đƣờng thủy, 42km đƣờng bộ.
Hòn Đá Bạc còn là nơi in đậm dấu ấn lịch sử bởi chiến công của quân và dân xã
Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Nơi đây, cũng là nơi diễn ra chuyên án CM12 –
đánh bại cuộc nhập biên phá hoại, âm mƣu lật đổ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa do Lê Quốc
Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu vào đầu những năm 1980. Để ghi dấu những sự kiện,
mốc son vàng của ngành An ninh nhân dân Việt Nam, ngày 11/6/2009 Bộ Văn Hoá, Thể

thao và Du lịch ra quyết định công nhận Hòn Đá Bạc- Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản
gián CM12 là Di tích lịch sử cấp Quốc Gia.
Tài liệu tham khảo chính: Cổng Thông tin Điện tử Trung tâm Xúc tiến Du lịch
tỉnh Cà Mau.
10. ĐẢO HÕN KHOAI
Hòn Khoai là tên một quần đảo bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai, Hòn
Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tƣơng với tổng diện tích hơn 4 km2. Trong đó đảo
cao nhất có độ cao 318m. Hòn Khoai trƣớc đó còn có tên là Giáng Hƣơng hay hòn Độc
Lập, thời Pháp thuộc gọi là đảo Poulo Obi…
Đảo Hòn Khoai nằm về phía nam xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Đây là đảo đá, đồi và rừng nguyên sinh còn gần nhƣ nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý,
nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên
hoang dã lôi cuốn du khách.
Tại đảo này, ngày 13/12/1940, thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã
lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và giành thắng lợi, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc. Năm 1990, đảo Hòn Khoai Cà Mau đã đƣợc công nhận Di
tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
4


Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
- Cổng thông tin điện tử Sở VHTTDL tỉnh Cà Mau.
11. ĐẢO HÕN MẮT
Đảo Mắt thuộc Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, cách đất liền 24km. Đảo rộng
2,2km , có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, quốc phòng - an
ninh của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ.
2


Trong chiến tranh chống Mỹ, giặc đã trút lên đảo Mắt hàng ngàn tấn bom đạn
nhƣng không thể làm lung lay ý chí kiên cƣờng và tinh thần bất khuất, anh dũng chiến
đấu của chiến sĩ giữ đảo. Trong giai đoạn 1965-1973, giặc Mỹ ngày đêm dội bom, bắn
tên lửa xuống đảo hòng tiêu diệt lá chắn của đất liền. 9 ngƣời con đã ngã xuống trong
cuộc chiến giữ đảo. Trên đảo hiện có đài tƣởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bia ghi lại dấu
ấn trong thời kỳ chống Mỹ với những thành tích đáng tự hào. Bộ đội trên đảo đã đánh
297 lƣợt máy bay, 64 trận với tàu chiến, bắn cháy 10 khu trục hạm, 2 tàu dƣơng hạm, 1
tàu biệt kích, đánh giải vây 3.210 lƣợt thuyền, cứu vớt 172 ngƣời bị nạn... Nhiều lần đảo
Mắt đƣợc tặng Huân chƣơng Quân công, Huân chƣơng Chiến công và ngày 11-1-1973,
đảo Mắt vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực
lƣợng vũ trang nhân dân.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
- Thế Nhàn, Sức sống của đảo Mắt giữa biển khơi, Báo Bình Phƣớc Online, ngày
16 tháng 9 năm 2015.
12. ĐẢO HÕN MÊ
Hòn Mê là tên quần đảo, đồng thời là đảo lớn nhất, thuộc xã Hải Bình, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Quần đảo Hòn Mê cách đất liền 11 km, gồm 18 đảo lớn nhỏ, diện tích tổng cộng
600ha, riêng đảo Hòn Mê, còn gọi là Hòn Mê Lớn, có diện tích 450 ha.
Ngoài đảo chính là Hòn Mê, còn có các đảo: Hòn Bung, Hòn Cháy, Hòn Ruộc,
hai đảo Hòn Diêm, Hòn Miệng, Hòn Buồm, ba đảo Hòn Sổ, Hòn Sập, Hòn Nếu trong,
Hòn Nếu ngoài, Hòn Bò, Hòn Vàng, Hòn Sảnh, Hòn Đót.
Ngày 2 tháng 8 năm 1964, tàu Ma Đốc của Hải quân Mỹ đã xâm phạm vùng biển
miền Bắc Việt Nam, nằm giữa đảo Hòn Mê và cửa Lạch Trƣờng và đã bị Hải quân Nhân
dân Việt Nam tổ chức đánh đuổi.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.

- Báo Thanh Hóa Online ngày Thứ tƣ, ngày 22 tháng 5 năm 2013.
13. ĐẢO HÕN NGƢ
Đảo Hòn Ngƣ hay còn gọi là đảo Song Ngƣ, nằm cách bãi biển Cửa Lò hơn 4 km,
thuộc Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An). Song Ngƣ có diện tích 2,5 km2, bao gồm 2 hòn
đảo: hòn nhỏ cao 88m, hòn lớn cao 133 m. Theo ngƣời xƣa, Ðảo Hòn Ngƣ là một nơi có
phong thủy tốt, là một vùng địa linh nhân kiệt. Vua Lê Thánh Tông cũng rất hay đi tuần
và nghỉ ngơi để ngoạn cảnh đẹp thơ mộng nơi đây.
5


Trên đảo có chùa Ngƣ đƣợc xây dựng từ thời Nhà Trần và đƣợc coi là linh thiêng
nhất tại đây. Đây là nơi thờ đức Phật và Sát Hải đại vƣơng Hoàng Tá Thốn – vị tƣớng
thủy của Nghệ An, ngƣời có công trong việc đánh giặc Mông Nguyên.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, đảo Hòn Ngƣ là vị trí tiền tiêu của
bộ đội ta đánh hải quân địch.
Tài liệu tham khảo chính: Cổng thông tin điện tử Sở Du lịch tỉnh Nghệ An.
14. ĐẢO LONG SƠN
Long Sơn là một xã đảo trực thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Long Sơn có diện tích 92 km², trong đó có đến 54 km² là đất liền, còn lại là đất mặn.
Long Sơn chủ yếu đƣợc mở mang dƣới thời Vua Minh Mạng (1820 – 1840). Lớp
cƣ dân ngƣời Việt có mặt tại đảo là những quân lính do trều Nguyễn phái tới đóng đồn tại
Bến Điệp để canh phòng cửa ngõ ra vào thành Gia Định và miền Đông Nam Bộ nhằm
ngăn chặn bọn hải tặc xâm nhập.
Vào cuối thế kỷ XIX, trên đảo đã hình thành đơn vị hành chính đầu tiên gồm 3 ấp:
Bến Điệp, Bến Đá, Rạch Bà thuộc làng Núi Nứa, tổng An Phú Hạ, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Trên đảo hiện vẫn còn Nhà Lớn Long Sơn, hay gọi là Đền Ông Trần. Đây là nơi
tập trung sinh hoạt văn hoá, tín ngƣỡng của tín đồ theo Đạo Ông Trần, một tín ngƣỡng
khá phổ biến ở nơi đây. Khu nhà Lớn là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín với
nhiều công trình nhƣ: dãy nhà phố, chợ, lầu dài, nhà máy đèn...

Tài liệu tham khảo chính: Cổng thông tin điện tử thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
15. ĐẢO LÝ SƠN
Lý Sơn trƣớc đây đƣợc gọi là Cù lao Ré và là huyện đảo của Quảng Ngãi, nằm về
phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. Huyện đảo gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, hoặc gọi
Cù Lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của
đảo Lớn. Huyện đảo đƣợc chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình.
Lịch sử hình thành đảo Lý Sơn gắn liền với các khối cộng đồng cƣ dân khác đã
sinh sống trên đảo từ hàng nghìn năm trƣớc. Ba lớp cƣ dân Sa Huỳnh – Chăm pa – Việt
đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn. Các di chỉ văn hóa Sa
Huỳnh cũng đã đƣợc tìm thấy trên đảo, nhƣ suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu
vết của văn hóa Chăm Pa.
Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn đã tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy ngƣời từ
xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lƣợm hàng
hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp và đƣợc
cử đi thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
Hiện nay, trên đảo có ba di tích lịch sử cấp quốc gia: Đình làng An Hải (di tích
liên quan đến hải đội Hoàng Sa), Âm linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử
sĩ Hoàng Sa - Trƣờng Sa) và Chùa Hang.
Tài liệu tham khảo chính: - Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi.
- Cổng thông tin điện tử huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Trị.
16. ĐẢO PHÖ QUỐC
Phú Quốc, còn đƣợc mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam,
cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú
Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
6


Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 567 km², Phú Quốc nằm cách thành phố
Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.

Từ thế kỷ XVII đến 1780, nhà họ Mạc gồm Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích…đã khai
hoang, xây dựng, lập nên các thôn, ấp trên đảo và phát triển nơi đây thành một trung tâm
sầm uất, phồn thịnh. Năm 1708, Mạc Cửu dâng biểu xƣng thần, thuần phục chúa Nguyễn,
từ đó Phú Quốc do triều Nguyễn cai trị. Năm 1802, đời Gia Long đã cho thực hiện nhiều
chính sách mở mang và biến nơi đây trở nên phồn vinh. Đến giữa thế kỷ XIX, nhà
Nguyễn suy yếu, quân Xiêm luôn quấy rối, nạn hải tặc hoành hành, dân bỏ về đất liền,
Phú Quốc trở nên hoang vắng.
Năm 1867, Pháp đánh chiếm Hà Tiên, Nguyễn Trung Trực đƣa quân về Phú Quốc
lập căn cứ và chống trả quyết liệt. Do lực lƣợng địch mạnh, Nguyễn Trung Trực bị bắt và
bị hành quyết ở Kiên Giang. Năm 1954, Pháp chuyển giao Phú Quốc cho Chính phủ
miền Nam Việt Nam. Năm 1975, Phú Quốc đƣợc chính quyền cách mạng tiếp quản.
Hiện nay, Phú Quốc đƣợc xác định là trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm
giao thƣơng tầm cỡ khu vực và quốc tế. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và
biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Trên đảo có nhiều thắng cảnh đẹp nhƣ: Vƣờn quốc gia Phú Quốc, Khu
bảo tồn biển Phú Quốc, Dinh Cậu…
Tài liệu tham khảo chính: - Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, Lịch sử Phú Quốc qua
tài liệu lƣu trữ, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012.
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang.
17. ĐẢO PHÚ QUÝ
Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận. Đảo còn có các tên gọi nhƣ Cổ
Long, Thuận Tịnh, Cù Lao Khoai Xứ, Cù Lao Thu...Đảo có diện tích 17,82 km2 và có ba
xã Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.
Từ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lƣợng đặc sản
đáng kể dâng nạp cho Triều đình Huế, đảo đƣợc đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý
trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.
Vào thời vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786), tuy số dân lúc bấy giờ chƣa đông đúc
nhƣng trên đảo Phú Quý đã có đến 14 làng và 1 ấp. Mỗi làng đƣợc lập trên cơ sở một
nhóm nhỏ ngƣ dân, đôi lúc chỉ có từ 10 đến 12 tráng đinh và thƣờng mang những tên cũ
của địa phƣơng trƣớc khi đến đây lập nghiệp nhƣ: Thoại Hải, Thế Hanh, Thế An, Hội

Thiên, Hội Hƣng, Hƣơng Lăng, Mỹ Xuyên, Phú Ninh, An Hòa, Hải Châu, Thƣơng Hải,
Triều Dƣơng, Hội An, Mỹ Khê và ấp Quý Thạnh.
Từ năm 1886, toàn đảo đƣợc tổ chức thành 11 làng và đến năm 1930 do sự sáp
nhập ba làng Phú Ninh vào Phú Mỹ và Hƣơng Lăng vào Quý Thạnh nên chỉ còn lại 9
làng và chia làm 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh.
Trên đảo có nhiều danh lam thắng cảnh và hơn 30 di tích lịch sử văn hóa, tiêu
biểu nhƣ chùa Linh Quang, Vạn An thành, miếu Bà Chúa Chăm, thần Cao Các…
Tài liệu tham khảo chính: Báo Bình Thuận Online, ngày 12 tháng 4 năm 2013.
- Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam), Thứ Tƣ, ngày 26 tháng 01 năm 2011.
18. ĐẢO THỔ CHU
Quần đảo Thổ Chu (hay còn gọi là Thổ Châu do tránh kỵ húy Chúa Nguyễn Phúc
Chu) là một quần đảo nằm trong vịnh Thái Lan, ở về phía tây nam đảo Phú Quốc và đƣợc
xem là ở cực tây nam của Việt Nam. Đảo Thổ Chu là đảo lớn nhất trong quần đảo và
7


thƣờng đƣợc ghi tên là Poulo Panjang (gốc từ tiếng Mã Lai Pulau Panjang, nghĩa là "Cù
lao Dài" hoặc "Đảo Dài" trên nhiều hải đồ của ngƣời phƣơng Tây từ các thế kỷ trƣớc.
Quần đảo Thổ Chu gồm tám đảo là đảo Thổ Chu, hòn Tử, hòn Cao Cát, hòn
Nhạn, hòn Khô, hòn Đá Bàn, hòn Xanh và hòn Cao.
Hiện nay, Thổ Chu là xã đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trên đảo có Đền tƣởng niệm 500 ngƣời dân bị bọn Pôn Pốt - Iêng Xary sát hại
vào tháng 5.1975 và những chiến sĩ hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ đảo.
Tài liệu tham khảo chính: - Cổng thông tin điện tử huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang.
- Giang Sơn, Khánh thành đền thờ 500 ngƣời dân bị thảm sát tại đảo Thổ Chu,
Báo Thanh Niên, ngày 10/05/2013.
ĐẢO TUẦN CHÂU
Tuần Châu là một phƣờng đảo thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây
là một hòn đảo có dân cƣ sinh sống lâu đời nằm trên vịnh Hạ Long nhƣng chỉ cách đất

liền 2 km. Trên đảo có di tích thời đại đồ đá mới thuộc nền Văn hóa Hạ Long.
Thời Lê, trên đảo đặt tuần ty để kiểm soát và thu thuế thuyền bè nên gọi là Hòn
Tuần. Chính quyền Pháp thuộc gọi tên là Ile Aux Cerfs (đảo Nai). Từ tháng 10/1945, đảo
đặt tên xã là Việt Thịnh. Tháng 5/1955, đổi tên là Tuần Châu và sau đó tách khỏi Hoành
Bồ nhập về Thị xã Hồng Gai. Tên đảo Tuần Châu đƣợc ghép từ hai chữ lính tuần và tri
châu vì trạm lính canh phòng do viên tri châu quản lý.
Trên đảo có đền Khe Ngổ thờ Thạch Vƣơng và miếu Cây Đa thờ Chúa Thủy.
Hiện nay, Tuần Châu đƣợc biết đến nhƣ một trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc
tế và đƣợc coi là điểm đến không thể thiếu của các tour du lịch nội địa và quốc tế.
Tài liệu tham khảo chính: - Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh.
2. Các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
* Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đặt tên đƣờng Hoàng Sa và 2
đƣờng mang tên nhân vật là Phạm Hữu Nhật và Phạm Quang Ảnh.
NHÓM ĐẢO LƢỠI LIỀM: Nhóm đảo này có hình cánh cung hay lƣỡi liềm,
nằm về phía tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam, gồm 08 đảo chính là Đá Bắc, Hoàng
Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn và các bãi ngầm,
mỏm đá.
1- Đảo Đá Bắc có tọa độ địa lý 17006 vĩ độ Bắc và 111030,8 kinh độ Đông.
2- Đảo Hoàng Sa nằm ở tọa độ 16032 vĩ độ Bắc và 111036,7 kinh độ Đông, có
hình bầu dục, độ cao khoảng 9m, diện tích khoảng 0,5 km2, dài khoảng 950m, rộng
khoảng 650m, có vòng san hô bao quanh. Tuy không phải là đảo lớn nhất nhƣng Hoàng
Sa là đảo chính của quần đảo, có vị trí quân sự quan trọng nhất cho việc phòng thủ bờ
biển Việt Nam. Trên đảo Hoàng Sa từng có bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ
khắc trên bia: République Française - Royaune d‟An Nam - Arehipel des Paracels - 1816
- Ile de pattle 1938 (Cộng hòa Pháp - Vƣơng triều An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 đảo Hoàng Sa 1938). Ngoài ra, trên đảo còn có Miếu Bà, một số ngôi mộ của binh lính ra
canh đảo bị chết tại đây.
3- Đảo Hữu Nhật mang tên Đội trƣởng của một suất đội Thủy quân triều Nguyễn
đƣợc Vua Minh Mạng phái ra Hoàng Sa đo đạc hải trình, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền
của Việt Nam. Đảo Hữu Nhật nằm về phía nam và cách đảo Hoàng Sa 3 hải lý, ở tọa độ
8



16030,03 vĩ độ Bắc và 111035,03 kinh độ Đông, dáng đảo hình tròn, đƣờng kính 800m,
độ cao 8m, diện tích 0,6 km2, có vòng đai san hô bao ngoài, giữa là vùng biển lặng.
4- Đảo Duy Mộng nằm về phía đông nam đảo Hữu Nhật và phía đông bắc đảo
Quang Hòa ở tọa độ 16027,6 vĩ độ Bắc và 111044,4 kinh độ Đông, do san hô cấu tạo
thành, bãi san hô nằm xa đảo, nhô lên khỏi mặt nƣớc khoảng 4 m, có hình bầu dục, diện
tích 0,5 km2.
5- Đảo Quang Hòa nằm ở tọa độ 16026,9 vĩ độ Bắc và 111042,7 kinh độ Đông,
do san hô cấu tạo thành, là đảo lớn nhất trong nhóm đảo Lƣỡi Liềm, diện tích gần 0,5
km2, trên đảo có nhiều cây cối, xung quanh đảo là một bãi san hô màu vàng nhạt, nhô ra
rất xa đảo, nối với một số đảo nhỏ khác thành đảo Quang Hòa Đông và Quang Hòa Tây.
6- Đảo Quang Ảnh mang tên nhân vật lịch sử Phạm Quang Ảnh – Đội trƣởng
Đội Hoàng Sa thời Nguyễn, theo lệnh Vua Gia Long ra Hoàng Sa để thu hồi hải vật. Đảo
nằm ở tọa độ 16027 vĩ độ Bắc và 111030,8 kinh độ Đông do san hô cấu tạo thành, độ cao
6 m. Chung quanh đảo là bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn
không thể thả neo gần đảo mà phải neo ở ngoài khơi, muốn vào phải sử dụng thuyền nhỏ.
Đảo có hình bầu dục, diện tích khoảng 0,7 km2.
7- Đảo Bạch Quy nằm ở tọa độ 16003,5 vĩ độ Bắc và 111046,9 kinh độ Đông, với
độ cao 15m thì đây là đảo có độ cao lớn nhất trên quần đảo Hoàng Sa.
8- Đảo Tri Tôn nằm ở tọa độ 15047,2 vĩ độ Bắc và 111011,8 kinh độ Đông, nằm
ở gần bờ biển Việt Nam nhất, có nhiều hải sâm, ba ba. San hô ở đây phát triển mạnh và
đa dạng.
- Ngoài ra, nhóm Lƣỡi Liềm còn có một số đảo nhỏ, mỏm đá và bãi nhƣ: Đảo Ốc
Hoa, đảo Ba Ba, đảo Lƣỡi Liềm, đá Hải Sâm, đá Lồi, đá Chim Én, bãi Xà Cừ, bãi
Ngự Bình, bãi ngầm Ốc Tai Voi...
NHÓM AN VĨNH: Nhóm đảo An Vĩnh đặt theo tên của xã An Vĩnh thuộc huyện
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Nhóm đảo này nằm ở phía Đông, bao gồm các đảo tƣơng đối lớn của quần đảo
Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông nhƣ đảo Phú Lâm, đảo Cây,

đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam, đảo Tây, đảo Hòn Đá.
1- Đảo Phú Lâm nằm ở tọa độ 16050,2 vĩ độ Bắc và 112020 kinh độ Đông, là đảo
quan trọng nhất của cụm đảo An Vĩnh và quần đảo Hoàng Sa. Đảo có chiều dài 1,7 km,
chiều ngang 1,2 km.
2- Đảo Linh Côn có tọa độ 16040,3 vĩ độ Bắc và 112043,6 kinh độ Đông, cao
khoảng 8,5 m, trên đảo có nƣớc ngọt. Vùng san hô bao quanh đảo kéo dài về phía Nam
đến 15 hải lý.
3- Đảo Cây nằm ở tọa độ 16059 vĩ độ Bắc và 112015,9 kinh độ Đông.
4- Đảo Trung (còn gọi là đảo Giữa) nằm ở tọa độ 16057,6 vĩ độ Bắc và 112019,1
kinh độ Đông.
5- Đảo Bắc nằm ở tọa độ 16058 vĩ độ Bắc và 112018,3 kinh độ Đông.
6- Đảo Nam nằm ở tọa độ 16057,0 vĩ độ Bắc và 112019,7 kinh độ Đông.
7- Đảo Đá nằm ở tọa độ 16050,9 vĩ độ Bắc và 112020,5 kinh độ Đông, diện tích
0,4 km .
2

Ngoài ra, nhóm An Vĩnh còn có nhiều mỏm đá, cồn cát và bãi nhƣ: Đá Trƣơng
Nghĩa, đá Sơn Kỳ, đá Trà Tây, đá Bông Bay, bãi Bình Sơn, bãi Đèn Pha, bãi Châu
9


Nhai, cồn Cát Tây, cồn Cát Nam, Hòn Tháp, bãi cạn Gò Nổi, bãi Thủy Tề, bãi
Quang Nghĩa.
II. CÁC ĐỊA DANH, SỰ KIỆN, DI TÍCH
01. BÀ ĐEN
Bà Đen là tên ngọn núi đá hoa cƣơng, có độ cao 836m, nằm trong một quần thể di
tích văn hóa lịch sử nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh. Theo Gia Định thành thông chí của
Trịnh Hoài Đức, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh.
Núi Bà Đen nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh 11 km, cách biên giới Việt
Nam - Campuchia 52 km. Trên núi có chùa Linh Sơn, nhiều suối nƣớc và hang động

cùng nhiều loại động vật, thực vật.
Núi Bà Đen đƣợc Nhà nƣớc công nhận là Khu di tích lịch sử và danh thắng cấp
Quốc gia.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
02. BÃI SẬY
Bãi Sậy nguyên là một vùng đầm lầy đầy lau sậy, thuộc các huyện Mỹ Văn, Châu
Giang (tỉnh Hƣng Yên), cách Thủ đô Hà Nội 30 km về phía Đông Nam. Nơi đây, do điều
kiện vỡ đê liên tục nhiều năm, đồng ruộng bị ngập lụt, bỏ hoang mà tạo thành một bãi
rộng lớn.
Bãi Sậy là căn cứ của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 – 1889) do Nguyễn Thiện
Thuật lập ra để hƣởng ứng Phong trào Cần Vƣơng kháng Pháp do vua Hàm Nghi khởi
xƣớng.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
03. BẾN HẢI
Bến Hải là một con sông thuộc tỉnh Quảng Trị, dài 65 km, bắt nguồn từ núi Dông
Chân thuộc dãy Trƣờng Sơn, đổ ra Biển Đông tại Cửa Tùng, gần sát với Vĩ tuyến 17.
Sông này, tại khu vực thƣợng lƣu còn có tên là Rào Thanh.
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ra đời.
Theo nội dung Hiệp định, đất nƣớc ta tạm thời chia cắt thành 2 miền Bắc - Nam, lấy Vĩ
tuyến 17, cầu Hiền Lƣơng - sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời.
Hiện nay, Cầu Hiền Lƣơng – Sông Bến Hải đã đƣợc công nhận là Di tích lịch sử
cấp Quốc gia đặc biệt.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
04. BÌNH LỆ NGUYÊN

Bình Lệ Nguyên là một vùng đất thời nhà Trần, nay thuộc huyện Bình Xuyên*,
tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 17 tháng 1 năm 1258**, tại Bình Lệ Nguyên đã diễn ra trận đánh
lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất do Trần Thái Tông chỉ
huy.
10


Thời nhà Lê, đây là đất thuộc huyện Bình Nguyên. Sang thời nhà Mạc đƣợc đổi
tên là Bình Tuyên. Năm 1842, đổi là Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
* Sách Cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn
Tấn và Phạm Thị Tâm chép là Thị trấn Hƣơng Canh, huyện Bình Xuyên; Sách Từ điển
bách khoa quân sự Việt Nam chép là giữa Thị xã Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên, huyện
Bình Xuyên; Sách Từ điển bách khoa Việt Nam ghi là huyện Tam Đảo.
** Sách Từ điển bách khoa Việt Nam chép ngày 7 tháng 1.
Tài liệu tham khảo chính: Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống
xâm lƣợc Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975.
05. CHÀ BÀN
Chà Bàn (hay còn gọi là Đồ Bàn, Phật Thệ, Vijaya) là tên thành cổ ở xã Nhơn
Hậu, huyện An Nhơn (nay là Thọ xã An Nhơn), tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy
Nhơn 27 km về phía Tây Bắc.
Thành đƣợc xây dựng vào năm 836, có hình chữ nhật (1.100m x 1.000m). Tƣờng
thành đắp bằng đất, ốp bằng đá ong và có ba vòng thành (thành nội, thành ngoại và Tử
Cấm Thành).
Nơi đây, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, các Vua Chiêm Thành đã đóng đô và từng
chống lại quân nhà Lý, nhà Trần và quân Nguyên – Mông.
Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông đã đánh chiếm Chà Bàn, bắt Vua Chiêm Thành là
Trà Toàn, mở rộng biên giới đến Đèo Cù Mông.
Năm 1778, khi Nguyễn Nhạc lên ngôi đã cho xây dựng lại thành Chà Bàn và đổi
tên là thành Hoàng Đế. Hiện nay vẫn còn di tích thành lũy và đƣợc công nhận là Di tích
lịch sử cấp Quốc gia.

Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
06. DIÊN HỒNG
Diên Hồng là tên một biệt điện thuộc hoàng cung đời nhà Trần.
Tại đây, vào năm Giáp Thân, niên hiệu Thiệu Bảo thứ 6 (ngày 7 tháng 1 đến 5
tháng 2 năm 1285), Thƣợng hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập các phụ lão trong cả
nƣớc về kinh đô Thăng Long, trƣớc thềm điện Diên Hồng để hỏi kế đánh giặc.
Trả lời cho câu hỏi của Vua Trần về chủ trƣơng hòa hay đánh khi quân Nguyên
Mông sang xâm lƣợc Việt Nam lần thứ 2, các phụ lão đã đồng thanh hô “đánh”, “mọi
ngƣời cùng nói nhƣ từ một miệng”.
Tiếng hô “đánh” của các phụ lão ở điện Diên Hồng biểu lộ tinh thần quyết chiến
của toàn dân. Những bậc phụ lão, những ngƣời đại biểu có uy tín của nhân dân đã nói lên
tiếng nói của cả dân tộc, cổ vũ mọi ngƣời tham gia kháng chiến chống quân Nguyên
Mông và giành thắng lợi.
Tài liệu tham khảo chính: Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống
xâm lƣợc Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975.
07. ĐÔNG BỘ ĐẦU
Đông Bộ Đầu là địa danh, nay ở gần khu vực Cầu Long Biên, thành phố Hà Nội.
Nơi đây, ngày 29 tháng 1 năm 1258, trận tập kích chiến lƣợc của quân Trần (Đại
Việt) do Vua Trần Thái Tông chỉ huy đã đánh tan đạo quân xâm lƣợc Mông Cổ, kết thúc
11


cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất (1258). Ngày này, vua Trần Thái
Tông đem thủy binh từ Thiên Mạc (nay thuộc tỉnh Hƣng yên), ngƣợc sông Hồng và phối
hợp chặt chẽ với lực lƣợng tại chỗ vây đánh địch ở Thăng Long, tạo thế áp đảo từ 4
hƣớng tấn công Đông Bộ Đầu làm địch bị thiệt hại nặng nề và buộc phải rút chạy.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,

1996.
08. ĐỒNG LỘC
Đồng Lộc, nơi có Ngã ba, điểm gặp nhau giữa Quốc lộ 15 với Tỉnh lộ 2 ở xã
Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Nơi đây là trọng điểm giao thông hết sức quan trọng mà không quân Mỹ đánh phá
có tính hủy diệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Tại Ngã ba Đồng Lộc,
trong 7 tháng của năm 1968, không quân Mỹ đã ném 42.900 quả bom các loại.
Để giữ vững giao thông thông suốt, ta đã tổ chức lực lƣợng bảo đảm giao thông
gồm các bộ phận quan sát địch thả bom, rà phá bom, sửa chữa đƣờng, cảnh sát giao
thông…
Tại Ngã ba Đồng Lộc, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, nhiều tập
thể, cá nhân đã đƣợc tuyên dƣơng Đơn vị Anh hùng và Anh hùng lực lƣợng vũ trang
nhân dân nhƣ Tổ rà phá bom, Tổ máy gạt, Tổ cảnh sát giao thông, Chị La Thị Tám, anh
Nông Xuân Lý…
Ngã ba Đồng Lộc trở thành địa danh lịch sử nổi bật với tấm gƣơng hy sinh anh
dũng tập thể của mƣời cô gái anh hùng Nga ba Đồng Lộc.
Ngã ba Đồng Lộc đã đƣợc công nhận là Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt;
là địa chỉ đỏ giáo dục đạo đức truyền thống, cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai
sau, là điểm du lịch tâm linh nơi chứa đựng bao huyền thoại thiêng liêng và cao cả, thu
hút đƣợc sự quan tâm của đồng bào cả nƣớc và du khách quốc tế.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
09. DŨNG SỸ ĐIỆN NGỌC
Dũng sĩ Điện Ngọc là danh hiệu tôn vinh của nhân dân Việt Nam đối với 10 chiến
sỹ du kích xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, nay là Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Nơi đây, ngày 26 tháng 4 năm 1962, 10 chiến sỹ du kích xã Điện Ngọc đã tổ chức
kiên cƣờng đánh trả, đẩy lui nhiều đợt tiến công của một Đại đội biệt động và gần 10
Trung đội bảo an, dân vệ Quân đội Sài Gòn, tiêu diệt và làm bị thƣơng gần 100 tên địch.
Đây là một trong những điển hình chiến đấu anh dũng, mƣu trí của du kích miền

Nam trong cuộc kháng chiến chông Mỹ, cứu nƣớc.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
10. HÒN TÀU
Hòn Tàu là một dãy núi nằm giáp ranh giữa các huyện Duy Xuyên, Nông Sơn và
Quế Sơn (thuộc tỉnh Quảng Nam). Hòn Tàu có diện tích gần 100 km², có nhiều núi hiểm
trở nhƣ Nhà Muỗi, Cù Hang, Mặt Rạng…với nhiều hang động có thể chứa dƣợc một
lƣợng ngƣời lớn, làm nơi sinh hoạt, hội họp. Với vị trí chiến lƣợc đó, Hòn Tàu đã đƣợc
12


Đặc Khu ủy Quảng Đà chọn làm căn cứ cách mạng trong những năm cuối của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc.
Từ năm 1972, cho đến tháng 4/1975, khu vực Đồi Lon Hòn Tàu là nơi trú chân
của nhiều cơ quan đơn vị của Đặc khu ủy, cũng là nơi đóng Sở Chỉ huy của Bộ Tƣ lệnh
Mặt trận 4 Quảng Đà và các đơn vị trực thuộc, nơi đóng quân của Đoàn 500 ( tức Đoàn
11 Quân báo - Bộ Tổng tham mƣu, Sở Chỉ huy Trung đoàn 36 và một bộ phận của Sƣ
đoàn 2 Quân khu 5, là căn cứ của các đơn vị công tác thành phố Đà Nẵng…
Căn cứ Hòn Tàu là nơi đón nhận những sự kiện lịch sử nhƣ Hiệp định ngừng bắn,
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào năm 1973, đón nhận mệnh lệnh
Tổng tấn công và nổi dậy giải phóng thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
Từ đây, vào đêm 28/3/1975 lịch sử, từng đoàn quân đã bí mật rời khỏi căn cứ Hòn Tàu
tiến về giải phóng Đà Nẵng, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975 của dân tộc.
Tài liệu tham khảo chính: Các tham luận tại Tọa đàm "Bảo tồn và phát huy giá trị
căn cứ Đặc khu ủy Quảng Đà" do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày
30/08/2011.
11. LAM SƠN
Lam Sơn là địa danh nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Nơi đây, vào ngày mồng 2 tháng giêng, năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi dựng cờ,

khởi binh ở Lam Sơn, tự xƣng là Bình Định vƣơng, truyền hịch đi các nơi kêu gọi nhân
dân cùng đứng lên chống quân xâm lƣợc nhà Minh (Trung Quốc), đƣợc anh hùng hào
kiệt khắp nơi lần lƣợt về Lam Sơn tụ nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống quân xâm lƣợc nhà
Minh do Lê Lợi đứng đầu, với các chiến thắng ở Khả Lƣu, Bồ Ải, Ninh Kiều – Nhân
Mục, Tốt Động – Chúc Động, Đông Quan, Chi Lăng – Xƣơng Giang…đã kết thúc thắng
lợi sau 10 năm (1418 – 1427) chiến đấu kiên cƣờng, gian khổ, đã lật đổ ách thống trị và
đạp tan ý chí âm lƣợc của nhà Minh, giải phóng đất nƣớc, giành lại độc lập dân tộc.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
12. MỸ SƠN
Mỹ Sơn là địa danh thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mỹ
Sơn cách Trà Kiệu (Kinh thành Simhapura) 20 km; cách Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị
cổ Hội An 45 km; cách cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới 145 km và cách thành phố
Đà Nẵng 68 km.
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ,
thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh
Chămpa đƣợc kết tinh trong những di chứng vật chất trƣờng tồn, chứa đựng những giá trị
về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đƣợc tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế
kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), đƣợc đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng
trong khu vực Đông Nam Á nhƣ Ăngko, Pagan, Bôrôbudua…
Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã đƣợc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Tài liệu tham khảo chính: Cổng Thông tin điện tử Ban Quản lý Di sản Văn hóa
Mỹ Sơn.
13. NAM QUAN

13



Nam Quan là cửa ải (hoặc cửa khẩu) biên giới giữa hai nƣớc Việt Nam – Trung
Quốc, cách thành phố Lạng Sơn 18 km về phía Bắc. Nam Quan còn có tên cũ là ải Pha
Lũy.
Cửa ải Nam Quan đƣợc xây dựng vào năm 1368 (đời Hồng Vũ, nhà Minh). Cửa
quan có hai tầng (chỉ dùng để mở khi có các sứ bộ đi qua).
Ngày 23 tháng 12 năm 1885, quân Pháp đánh chiếm Nam Quan. Năm 1945, khi
sang xâm lƣợc Việt Nam, quân Nhật đã cho phá cửa quan. Sau khi xây dựng bằng đá hoa
cƣơng cao ba tầng, đến năm 1953, Ải Nam Quan đƣợc đổi là Mục Nam Quan. Năm 1965,
Mục Nam Quan đƣợc đổi là Hữu Nghị Quan.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
14. NƢỚC OA
Nƣớc Oa là Khu Di tích căn cứ của cơ quan Khu ủy Khu V và Bộ Tƣ lệnh Quân
khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1960 – 1973).
Khu di tích nằm trong một khu rừng núi rậm rạp, thuộc xã Trà Tân, huyện Bắc
Trà My, tỉnh Quảng Nam, cách Thị trấn Trà My 8 km về phía Tây Nam.
Khu Di tích gồm có: Cơ quan Khu ủy V và Bộ Tƣ lệnh Quân khu V, doanh trại,
nhà ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo nhƣ Võ Chí Công, Chu Huy Mân, Võ Thứ…
Chính tại Khu di tích này, Khu ủy và Bộ Tƣ lệnh Quân khu V đã cùng nhau vạch
đƣờng lối chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo quân dân Khu V đánh Mỹ; là nơi diễn ra
các Hội nghị, Đại hội quan trọng; là địa điểm tập huấn cho cán bộ cấp Trung đoàn Sƣ
đoàn, cán bộ các tỉnh trong toàn Khu về học tập các Nghị quyết của Đảng…góp phần
cùng cách mạng miền Nam đấu tranh giành thắng lợi trong việc ký kết Hiệp định Paris
năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Ngày 04 tháng 8 năm 1992, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết định số 983/QĐVH công nhận căn cứ Nƣớc Oa là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Tài liệu tham khảo chính: Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam, Di tích và Danh
thắng Quảng Nam, 2002.
- Lƣu Minh Trị, Danh thắng, Di tích và Lễ hội Việt Nam, tập 3, Nhà Xuất bản Hà

Nội, 2006.
15. PÁC BÓ
Pác Bó là nơi đầu tiên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ Quốc (ngày 28
tháng 01 năm 1941), sau hơn 30 năm đi tìm đƣờng cứu nƣớc (1911 – 1941) để trực tiếp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Khu Di tích lịch sử Pác Bó nay thuộc xã Trƣờng Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng, nằm sát biên giới với Việt Nam - Trung Quốc, cách thị xã Cao Bằng hơn 40km về
phía Bắc.
Đây là khu di tích gồm nhiều điểm di tích gắn với một thời kỳ lịch sử đặc biệt
quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam
những năm 1941- 1945, thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nƣớc, nhƣ: hang Bo Bam, Bãi Cò Rạc, hang Cốc Pó, suối Lê Nin, núi Các Mác, suối
Nậm, lán Nà Lừa, khu rừng Trần Hƣng Đạo…

14


Khu Di tích Pác Bó đƣợc Nhà nƣớc công nhận Khu Di tích cấp quốc gia ngày 211-1975. Ngày 10-5-2012, Khu Di tích Pác Bó đƣợc công nhận là Di tích quốc gia đặc
biệt.
Tài liệu tham khảo chính: - Trƣơng Ngọc Thơi – Lê Văn Phƣơng, Những viên
kim cƣơng trong lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Đại học Sƣ phạm, 2011.
- Website Bảo tàng Hồ Chí Minh.
16. PHƢỚC TRÀ
Phƣớc Trà là Khu di tích cách mạng Khu ủy V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nƣớc. Khu di tích thuộc xã Phƣớc Trà, huyện Hiệp Đức, cách thị trấn Tân An khoảng
15 km về phía Tây.
Đây là đại bản doanh của Khu ủy và Bộ Tƣ lệnh Khu V trong giai đoạn cuối của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Đây cũng là nơi Khu ủy V tổ chức Đại hội Đảng
lần thứ III vào tháng 12 năm 1973 bàn về chiến lƣợc quân sự nhằm đánh bại kế hoạch lấn
chiếm của địch, tổ chức tiến công đánh địch và mở rộng vùng giải phóng.

Cũng chính tại đây, Khu ủy V đã đề ra kế hoạch cho cuộc Tổng tấn công và nổi
dậy mùa Xuân 1975, chỉ đạo trực tiếp chiến dịch giải phóng Đà Nẵng và một số tỉnh
trong khu vực miền Trung vào mùa xuân 1975.
Khu di tích gồm nhiều khu vực đóng quân, nhà làm việc, một Hội trƣờng làm
bằng gỗ, nhà hầm, nơi ở của đồng chí Võ Chí Công (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng, Bí thƣ Khu ủy V lúc bấy giờ), ao cá, ao rau muống và một số hầm trú ẩn.
Ngày 24 tháng 03 năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết định số 281/QĐBT công nhận căn cứ Phƣớc Trà là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Tài liệu tham khảo chính: Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam, Di tích và Danh
thắng Quảng Nam, 2002.
- Lƣu Minh Trị, Danh thắng, Di tích và Lễ hội Việt Nam, tập 3, Nhà Xuất bản Hà
Nội, 2006.
17. SƠN MỸ
Sơn Mỹ là địa danh nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi,
cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía Đông Bắc.
Nơi đây, ngày 16/3/1968 đã diễn ra một cuộc thảm sát đẫm máu chƣa từng thấy
của quân xâm lƣợc Mỹ vào ngƣời dân Sơn Mỹ vô tội không một tấc sắt trong tay. Lính
Mỹ đã đổ bộ xuống phía tây xóm Thuận Yên, thôn Tƣ Cung và xóm Gò thôn Cổ Lũy và
tiến hành cuộc thảm sát tàn bạo.
Tổng số ngƣời bị tàn sát tại Sơn Mỹ là 504 ngƣời, trong đó ở thôn Tƣ Cung là 407
ngƣời, tại thôn Mỹ Hội là 97 ngƣời, trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia
đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy.
Vụ thảm sát Sơn Mỹ là tội ác tày trời của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam
trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc phi nghĩa, bị cả loài ngƣời lên án.
Khu di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ là một tổng thể các địa điểm nơi ghi dấu tội ác
của giặc Mỹ đối với đồng bào ta và đã đƣợc xếp hạng là Di tích Lịch sử cấp quốc gia.
Tài liệu tham khảo chính: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi.
18. TÂN SỞ
Tân Sở là tên một tòa thành cổ của nhà Nguyễn, nay thuộc địa phận làng Mai
Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
15



Đây là nơi vào ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi đã xuống chiếu ban Dụ
Cần Vƣơng kêu gọi nhân dân phò Vua, cứu nƣớc.
Hƣởng ứng Dụ Cần Vƣơng của Vua Hàm Nghi, nhân dân ta từ Bắc đến Nam, từ
miền núi đến miền xuôi đồng loạt đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lƣợc. Phong
trào đấu tranh này đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam với tên gọi Phong trào Cần Vƣơng
(giúp Vua cứu nƣớc).
Phong trào Cần Vƣơng là phong trào yêu nƣớc chống Pháp do các sĩ phu yêu
nƣớc lãnh đạo vào cuối thế kỷ XIX, đƣợc phát động từ Thành Tân Sở vào ngày 13-71885, sau đó lan rộng ra cả nƣớc, sôi nổi và mạnh nhất là ở các tỉnh Trung Kỳ và duy trì
trong 10 năm.
Tài liệu tham khảo chính: - Trƣơng Ngọc Thơi – Lê Văn Phƣơng, Những viên
kim cƣơng trong lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Đại học Sƣ phạm, 2011.
- Yến Thọ, Thành Tân Sở với phong trào Cần Vƣơng - những vấn đề mới từ một
góc hội thảo, Tạp chí Cửa Việt số 192, tháng 9 năm 2010.
19. TÂN TỈNH
Tân Tỉnh là căn cứ kháng chiến, chống Pháp của phong trào Nghĩa hội Quảng
Nam, nằm ở thung lũng Trung Lộc (nay thuộc huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) do
Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu lập ra sau khi đƣợc cử thay thế Hội chủ Trần Văn Dƣ bị
Pháp sát hại. Tại đây, Nguyễn Duy Hiệu đã thiết lập bộ máy điều hành gồm có nha, thự,
ty, niết, bãi luyện quân, ngục thất, kho tàng, Văn Miếu… nhƣ một vùng lãnh thổ.
Căn cứ Tân Tỉnh chỉ tồn tại trong 3 năm (1885-1887) thì bị quân của Triều đình
Đồng Khánh phối hợp với quân Pháp tiến công phá vỡ. Tuy vậy, căn cứ Tân Tỉnh đã để
lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Cần Vƣơng chống Pháp.
Tài liệu tham khảo chính: Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng, Nhà Xuất bản KHXH,
Hà Nội, 2010.
20. VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phia Nam kinh thành Hà Nội, nay thuộc Quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội.Văn Miếu là nơi thờ Không Tử và các bậc hiền triết Nho
giáo đƣợc xây dựng năm 1070 thời vua Lý Thánh Tông. Ngoài ra, đây còn là nơi thờ Tƣ

nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – ngƣời thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền
giáo dục Nho học Việt Nam thời kỳ phong kiến.
Quốc Tử Giám đƣợc lập năm 1076, thời Lý Nhân Tông là Trƣờng Quốc học cao
cấp và là Trƣờng Đại học đầu tiên của nƣớc ta, hoạt động với hơn 700 năm. Đây là nơi đã
đào tạo ra hàng ngàn nhân tài cho đất nƣớc.
Hiện nay, quần thể di tích kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám đƣợc chia làm ba
khu vực chính: Văn hồ, Vƣờn Giám và khu nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Kiến trúc
đƣợc bố cục đăng đối theo từng khu, từng lớp theo trục Bắc – Nam, mô phỏng theo tổng
thể kiến trúc khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hƣơng ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông,
Trung Quốc.
Khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay đƣợc công nhận là Di tích quốc
gia đặc biệt.
Tài liệu tham khảo chính: Trƣơng Ngọc Thơi – Lê Văn Phƣơng, Những viên kim
cƣơng trong lịch sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Đại học Sƣ phạm, 2011.
21. VĨNH MỐC
16


Vĩnh Mốc là tên thôn, nay thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng
Trị.
Nơi đây, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc đã hình thành một địa đạo,
đƣợc xây dựng từ năm 1966 – 1967.
Địa đạo Vĩnh Mốc gồm 3 tầng, bậc thang lên xuống lƣợn xoáy ốc. Ở tầng 1 và 2,
mỗi tầng đều có giếng nƣớc, nhà vệ sinh…Riêng trục chính dài 2.034m, nằm sâu dƣới
mặt đất từ 20 – 28m, cao từ 1,5m đến 4,1m, rộng 1m – 1,2m. Hai bên vách, cứ cách 3m
đƣợc khoét một hầm làm nhà ở. Ở trung tâm có Hội trƣờng 150 chỗ ngồi, có bệnh xá,
nhà vệ sinh. Dƣới địa đạo có nhiều trục nhánh với 11 cửa thông ra biển hoặc lên mặt đất.
Địa đạo là nơi ở của nhân dân trong những năm chiến tranh ác liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống Mỹ (lúc đông nhất có tới 1.200 ngƣời sinh sống). Địa đạo còn là kho
chứa hàng tiếp tế cho chiến trƣờng Miền Nam và Đảo Cồn Cỏ. Với diện tích khoảng 1

km2, từ năm 1966 đến năm 1972, đế quốc Mỹ đã trút xuống đây hơn 9.000 tấn bom đạn.
Tài liệu tham khảo chính: Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự Bộ Quốc
phòng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1996.
22. VĨNH TRINH
Vĩnh Trinh là một làng nhỏ nằm trên địa bàn xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam.
Nơi đây, vào rạng sáng ngày 22 tháng 01 năm 1955, tức ngày 30 tháng Chạp năm
Giáp Ngọ, bọn Mỹ - Ngụy và Quốc dân đảng đã gây ra một vụ thảm sát tập thể, tàn sát
hết sức dã man 48 cán bộ, chiến sĩ cách mạng ngay tại bơ đập Vĩnh Trinh.
Nhƣ chúng ta đã biết, sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nƣớc ta bị chia cắt
làm hai miền. Hiệp định vừa ký kết, ở miền Nam, đế quốc Mỹ và bọn tay sai đã ngang
nhiên vi phạm trắng trợn, thực hiện chính sách phản động nhằm đàn áp bắt bớ, tù đày
những ngƣời yêu nƣớc, những chiến sĩ cách mạng của ta. Riêng ở vùng Duy Xuyên,
chúng đã lùng sục, bắt bớ hàng trăm đồng bào vô tội và nhiều chiến sĩ cách mạng.
Đêm 21 rạng ngày 22 tháng 01 năm 1955, chúng đƣa đoàn ngƣời bị chúng bắt
giam từ chùa Bà Giám đến bờ đập Vĩnh Trinh, tại đây chúng cho cột hai ngƣời vào một
và kèm theo là những phiến đá lớn sau đó cho lên thuyền và thả xuống sông.
Nhằm tƣởng nhớ, tri ân những ngƣời đã vì nƣớc quên thân, tại khu vực này, chính
quyền và nhân dân địa phƣơng đã cho xây dựng một khu đài tƣởng niệm.
Tài liệu tham khảo chính: Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam, Di tích và Danh
thắng Quảng Nam, 2002.
- Lƣu Minh Trị, Danh thắng, Di tích và Lễ hội Việt Nam, tập 3, Nhà Xuất bản Hà
Nội, 2006.

17


III. CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
01. AN GIANG

Tỉnh An Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh An Giang có phía
Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia (với đƣờng biên giới
dài gần 104 km), phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Nam giáp thành phố Cần
Thơ.
Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km², dân số có 2.151.000 ngƣời (tính đến năm
2011), trong đó có 114.632 ngƣời dân tộc thiểu số (đông nhất là dân tộc Khmer). Đây là
tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay, tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 2 thành phố
(Long Xuyên, Châu Đốc), 1 thị xã (Tân Châu) và 8 huyện: An Phú, Phú Tân, Tịnh Biên,
Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới.
An Giang là quê hƣơng của Cố Chủ tịch nƣớc Tôn Đức Thắng, Cố Bộ trƣởng Bộ
Ngoại giao Ung Văn Khiêm, Cố Bộ trƣởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Hƣởng và nhiều nhân
vật nổi tiếng khác nhƣ: các nhà văn Nguyễn Chánh Sắt, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng,
Lê Văn Thảo, nhà thơ Viễn Phƣơng; các nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Phan Nhân…
An Giang có nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội nổi tiếng nhƣ: Lễ hội vía Bà
Chúa Xứ, núi Sam; Lăng Thoại Ngọc Hầu, Khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức
Thắng…trong đó, Khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đƣợc xếp hạng là di tích
quốc gia đặc biệt.
02. BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu có phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh,
phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 1.989,5 km², dân số có gần 1.150.200 ngƣời
(tính đến năm 2016).
Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố
trực thuộc tỉnh (Bà Rịa, Vũng Tàu) và 6 huyện: Châu Đức, Đất Đỏ, Côn Đảo, Long Điền,
Tân Thành và Xuyên Mộc.
Bà Rịa – Vũng Tàu là quê hƣơng của nhiều danh nhân lịch sử, văn hóa, chiến sỹ
cách mạng nhƣ: Huỳnh Tịnh Của (nhà văn hóa và ngôn ngữ học), Dƣơng Bạch Mai (nhà
hoạt động chính trị và ngoại giao), Nhạc sĩ Hoàng Việt và Liệt sỹ, Anh hùng Lực lƣợng

vũ trang Võ Thị Sáu…
03. BẠC LIÊU
Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, miền
đất cực nam của Việt Nam. Tỉnh Bạc Liêu có phía Bắc giáp với Hậu Giang, phía Đông và
Đông Bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng, phía Tây Nam giáp với tỉnh Cà Mau, phía Tây Bắc
giáp với tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp với Biển Đông.
Tỉnh Bạc Liêu có diện tích 2.570 km2, dân số gần 873.300 ngƣời (tính đến năm
2011).
18


Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố
(Bạc Liêu), 1 thị xã (Giá Rai), 5 huyện: Đông Hải, Hòa Bình, Hồng Dân, Phƣớc Long và
Vĩnh Lợi.
Bạc Liêu là quê hƣơng của nhà trí thức cách mạng Lƣu Văn Lang; Nghệ nhân,
soạn giả cải lƣơng Cao Văn Lầu với bài Dạ cổ hoài lang nổi tiếng.
Bạc Liêu còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nổi tiếng, nhƣ: Đền thờ
Bác Hồ (ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi), Tháp cổ Vĩnh Hƣng, nhà Công tử Bạc Liêu,
Khu lƣu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nghệ nhân Cao Văn Lầu...
Về di sản văn hóa phi vật thể, Bạc Liêu là một trong những cái nôi của đờn ca tài
tử Nam bộ; các lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Oóc-om-bóc, Đôn-ta của ngƣời Khmer…
04. BẮC CẠN
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Bắc Cạn có phía Bắc
giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và
phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Cạn có diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 313.084 ngƣời (tính đến năm
2013).
Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn có 1 thành phố (Bắc Cạn) và 7 huyện: Ba Bể, Bạch
Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn và Pác Nặm.
Bắc Cạn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhƣ:

- Căn cứ địa cách mạng ATK (An toàn khu) Chợ Đồn. Đây là một trong những
khu căn cứ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Hồ Ba Bể nằm trong Vƣờn quốc gia Ba Bể, là danh thắng thiên nhiên đƣợc công
nhận là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1996. Ngày 27/9/2012, Thủ tƣớng Chính
phủ đã ký "Quyết định số 1419/QĐ-TTg" công nhận Hồ Ba Bể là Di tích quốc gia đặc
biệt.
- Ngoài ra, còn có những danh thắng nổi tiếng nhƣ: động Puông, động Hua Mạ,
động Nàng Tiên, động Nả Phòong, động Ba Cửa, hang Sơn Dƣơng, Khu bảo tồn thiên
nhiên Kim Hỷ...
05. BẮC GIANG
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Bắc Giang giáp với nhiều
tỉnh thành: phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp
tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dƣơng.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², dân số có 1.555.720 ngƣời, với mật độ
dân số 407 ngƣời/km² (tính đến năm 2009).
Hiện nay, Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố (Bắc
Giang) và 9 huyện: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tiên Yên,
Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế.
Bắc Giang là quê hƣơng của nhiều danh nhân lịch sử, văn hóa,, nhà cách mạng
nổi tiếng, nhƣ: Thánh Thiên công chúa, Thân Nhân Trung, Trạng nguyên Giáp Hải,
Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Khắc Nhu, Cô Giang, Anh Thơ…
Bắc Giang là tỉnh có nhiều Di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhƣ:
- Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử thuộc Quần thể di tích danh thắng Yên
Tử và đang đƣợc 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận
di sản thế giới.
- Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế đƣợc công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Ngoài ra, còn có Thành cổ Xƣơng Giang; Các Chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà; Đình
Lỗ Hạnh - Đình cổ nhất vùng Kinh Bắc; làng nghề Thổ Hà…
19



06. BẮC NINH
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Tỉnh Bắc Ninh có phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp
tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và phía nam giáp tỉnh Hƣng
Yên.
Tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,7 km², dân số có 1.214.000 ngƣời (tính đến năm
2016).
Tỉnh Bắc Ninh hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố (Bắc
Ninh), 1 thị xã (Từ Sơn) và 6 huyện: Gia Bình, Lƣơng Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Yên
Phong và Tiên Du.
Bắc Ninh là vùng đất địa linh nhân kiệt nhƣ dân gian thƣờng gọi “Một giỏ ông
Đồ/ Một bồ ông Cống/Một đống ông Nghè/ Một bè Tiến sỹ/Một bị Trạng nguyên/Một
thuyền Bảng nhãn”, quê hƣơng của nhiều Trạng nguyên nổi tiếng, tiêu biểu nhƣ: Lê Văn
Thịnh, Nguyễn Quan Quang, Lý Đạo Tái, Lƣu Thúc Kiệm, Nguyễn Nghiêu Tƣ, Nguyễn
Quang Bật, Nguyễn Giản Thanh, Vũ Giới, Nguyễn Đăng Đạo…
Bắc Ninh là tỉnh rất phong phú về di tích, lễ hội, tiêu biểu nhƣ: hàng trăm di tích
lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có 4 di tích đƣợc xếp hạng quốc gia
đặc biệt (Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, Chùa Phật Tích và Khu lăng mộ và Đền thờ các vị
Vua triều Lý); các lễ hội tiêu biểu nhƣ: Lễ hội Lim, Lễ hội Đền Đô, Lễ hội chùa Dâu, Lễ
hội Đồng Kỵ, Lễ hội Phù Đổng…
Đặc biệt, Dân ca quan họ Bắc Ninh đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể nhân loại.
06. BẾN TRE
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Bến Tre có phía
Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía
Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.
Tỉnh Bến Tre có diện tích 2359,5 km², dân số 1.262.000 ngƣời (tính đến năm
2015).

Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Bến Tre)
và 8 Huyện: Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ
Cày Nam và Thạnh Phú.
Bến Tre là quê hƣơng của nhiều danh nhân lịch sử văn hóa, các nhà cách mạng
nổi tiếng nhƣ: Trƣơng Vĩnh Ký (nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo
cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thế kỷ XIX), Lãnh Binh Thăng (một võ tƣớng nhà
Nguyễn, thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Bến Tre và Nam Kỳ),
Nữ tƣớng Nguyễn Thị Định (Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc), Nhà thơ, Liệt sĩ,
Anh hùng LLVTND Lê Anh Xuân…Bến Tre còn là nơi an nghỉ của các danh nhân nhƣ
Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trƣờng Toản, Phan Thanh Giản…
07. BÌNH DƢƠNG
Bình Dƣơng là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tỉnh Bình Dƣơng có
phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp
tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh
Tỉnh Bình Phƣớc có diện tích 2694,4 km2, dân số 1.802.500 ngƣời (tính đến năm
2014).
Hiện nay, tỉnh Bình Dƣơng có 1 thành phố (Thủ Dầu Một), 4 thị xã (Bến Cát, Dĩ
An, Tân Uyên, Thuận An) và 4 huyện: Bắc Tân Uyên, Bầu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo.
20


Bình Dƣơng có nhiều Di tích lịch sử, văn hóa nhƣ: Địa đạo Tam giác sắt Tây
Nam Bến Cát, Sở Chỉ huy tiền phƣơng chiến dịch Hồ Chí Minh, Nhà tù Phú Lợi, Nhà
máy xe lửa Dĩ An, Chiến khu D, Di tích lịch sử rừng Kiến An; Các lễ hội truyền thống
nhƣ: Miếu Bà Thiên Hậu, Lễ hội Chùa Bà, Thủ Dầu Một, Lễ hội Chùa Ông Bổn…Ngoài
ra, Bình Dƣơng còn nổi tiếng bởi các nghề thủ công truyền thống nhƣ: Nghề sơn mài,
nghề chạm khắc gỗ, nghề gốm…
08. BÌNH ĐỊNH
Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh Bình
Định có phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh

Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông.
Tỉnh có diện tích 6850,6 km², dân số 1.962.266 ngƣời (tính đến năm 2015).
Hiện nay, Bình Định bao gồm 1 thành phố trực thuộc (Quy Nhơn), 1 thị xã (An
Nhơn) và 9 huyện (An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy
Phƣớc, Vân Canh, Vĩnh Thạnh).
Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh; từng là cố đô
của vƣơng quốc Chămpa mà di sản còn lƣu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với
nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Đây cũng là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa
vào thế kỷ 18 với tên tuổi của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Bình Định còn là quê hƣơng của các danh nhân lịch sử, văn hóa nhƣ Đào Tấn,
Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Tăng Bạt Hổ…, các nhà văn,
nhà thơ Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn, Phạm Hổ...
Bình Định còn đƣợc biết đến với truyền thống thƣợng võ và có nền văn hoá đa
dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật nhƣ hát bội, bài chòi, nhạc võ Tây Sơn, hò
bá trạo của cƣ dân vùng biển... cùng với các lễ hội nhƣ: lễ hội Đống Đa, lễ hội cầu ngƣ, lễ
hội của các dân tộc miền núi...
09. BÌNH PHƢỚC
Bình Phƣớc là một tỉnh ở phía Tây vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh Bình Phƣớc có
phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp với tỉnh Tây Ninh và
nƣớc Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Bình Dƣơng và phía Bắc giáp với tỉnh Đắk
Nông và nƣớc Campuchia.
Tỉnh Bình Phƣớc có diện tích 6.871,5 km², dân số có 932.000 ngƣời (tính đến
năm 2014).
Hiện nay, tỉnh Bình Phƣớc có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thị xã
(Đồng Xoài, Phƣớc Long, Bình Long) và 8 huyện: Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản,
Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng, Phú Riềng.
Bình Phƣớc là tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng di tích cấp
quốc gia nhƣ: Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam;
Phú Riềng Đỏ - Nơi thành lập chi bộ Đông Dƣơng cộng sản của tỉnh; Căn cứ Tà Thiết –
trụ sở Quân ủy, Bộ Tƣ lệnh Miền và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh; Nhà Giao tế nơi diễn ra các phiên họp của Hội nghị quân sự bốn bên, gồm: Đại diện phái đoàn Quân

sự CPCMLTCHMNVN, Đại diện phái đoàn Quân đội nhân dân Việt nam, Đại diện phái
đoàn Quân sự Mỹ, Đại diện phái đoàn quân sự Việt Nam Cộng hòa; Khu tƣởng niệm
3000 mộ đồng bào An Lộc bị đế quốc Mỹ tàn sát ngày 03/10/1972 …
Bình Phƣớc còn có nhiều thắng cảnh nhƣ: Vƣờn quốc gia Bù Gia Mập, Núi Bà
Rá, Trảng cỏ Bàu Lạch… và các lễ hội: Lễ cầu mƣa của ngƣời S‟tiêng, Lễ hội Chol
Chnam Thmay, Lễ hội Miếu Bà Rá…
10. BÌNH THUẬN
21


Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam.
Tỉnh Bình Thuận có phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh
Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, phía
Đông và phía Nam giáp Biển Đông với đƣờng bờ biển dài 192 km.
Tỉnh Bình Thuận có diện tích 7.812,8 km², dân số 1.266.228 ngƣời (tính đến năm
2015).
Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố
(Phan Thiết), 1 thị xã (La Gi) và 8 Huyện: Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận
Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý, Tánh Linh, Tuy Phong.
Bình Thuận là tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa đƣợc xếp hạng di tích cấp
quốc gia nhƣ: Nhóm đền tháp Chăm Pôshanƣ; Đền thờ vua Chăm Pô Nít; Đền thờ Vua
Chăm Pôklông MơhNai; Chùa Hang (Cổ Thạch Tự); Trƣờng Dục Thanh – nơi Nguyễn
Tất Thành đã từng dạy học; Dinh Vạn Thủy Tú - một trong những Dinh Vạn lớn và cổ
xƣa nhất của nghề biển ở Bình Thuận; Đảo Kê Gà – nơi có Ngọn hải đăng trăm tuổi…
11. CÀ MAU
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của Tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển,
phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc
giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.
Tỉnh Cà Mau có diện tích 5.294,9 km², dân số có 1.219.900 ngƣời (tính đến năm

2013).
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm Thành phố Cà
Mau và 6 huyện: Cái Nƣớc, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh.
Tỉnh Cà Mau là quê hƣơng của Anh hùng LLVTND Bông Văn Dĩa với thuyền
buồm, thuyền máy tìm đƣờng chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam, mở ra con đƣờng huyền
thoại Hồ Chí Minh trên biển; Khu Rừng đƣớc Năm Căn là căn cứ địa vững chắc của Xứ
uỷ, Khu uỷ, Tỉnh uỷ và là nơi Trung ƣơng Cục Miền Nam từng đặt bản doanh trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Đây còn là nơi thầy giáo-nhà báo-Phan Ngọc Hiển
ngƣời đã tổ chức đánh chiếm Hòn Khoai trong tay giặc Pháp thời Nam kỳ khởi nghĩa
(1940)…
Tỉnh có các di tích lich sử cấp quốc gia nhƣ Đình Tân Hƣng, Hồng Anh Thƣ
Quán, Khu di tích lịch sử Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai…
12. CAO BẰNG
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Cao Bằng có phía
Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh
Lạng Sơn. Phía Bắc và phía Đông giáp với các địa phƣơng thuộc Khu tự trị dân tộc
Choang Quảng Tây (Trung Quốc).
Tỉnh Cao Bằng có diện tích 6.707,9 km², dân số 517.900 ngƣời (tính đến năm
2013).
Tỉnh Cao Bằng hiện nay bao gồm 1 thành phố (Cao Bằng) và 12 huyện: Bảo Lạc,
Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch
An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh.
Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của
cách mạng Việt Nam.
Tỉnh Cao Bằng là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng nhƣ: Khu Di tích
lịch sử cách mạng Pác Bó (Di tích đã đƣợc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt), nơi Chủ
22


tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nƣớc, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam

giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945; các Khu di tích Kim Đồng, Khu di tích
lịch sử Rừng Trần Hƣng Đạo (đã đƣợc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt), Khu di tích
Chiến thắng Đông Khê, Thành Bản Phủ thời nhà Mạc… Ngoài ra, còn có các thắng cảnh
nhƣ Thác Bản Giốc, động Ngƣờm Ngao tại huyện Trùng Khánh…
13. CẦN THƠ
Cần Thơ là thành phố lớn thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Cần
Thơ có phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long,
phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Cần Thơ có diện tích 1.409,0 km², dân số 1.603.543 ngƣời (tính đến
năm 2016).
Thành phố Cần Thơ hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 quận
(Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện: Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh,
Phong Điền, Thới Lai.
Cần Thơ có nhiều Di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng nhƣ: Khu tƣởng niệm Thủ
khoa Bùi Hữu Nghĩa, Di tích mộ cổ Hàng Gòn, Nhà lao Tân Hiệp - một trong sáu nhà tù
lớn nhất miền Nam Việt Nam và là nhà tù lớn nhất Đông Nam Bộ, Nhà cổ Thủy Bình…,
các khu danh thắng nhƣ Khu du lịch Phù Sa, Vƣờn Du lịch Thủy Tiên, Làng cổ Phong
Tuyền… Cần Thơ còn nổi tiếng với Chợ nổi Ninh Kiều.
Cần Thơ là quê hƣơng của nhiều danh nhân lịch sử, văn hóa nhƣ: Bùi Hữu Nghĩa,
Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn…
14. ĐẮK LẮK
Đắk Lắk (hay Đắc Lắc) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Việt Nam.
Tỉnh Đắk Lắk có phía Đông giáp với tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà, phía Nam
giáp với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai và phía Tây
giáp nƣớc Campuchia với đƣờng biên giới dài 193 km.
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích 13.125,4 km², dân số 1.827.800 ngƣời (tính đến năm
2013).
Tỉnh Đắk Lắk hiện nay có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố
(Buôn Ma Thuột), 1 thị xã (Buôn Hồ) và 13 huyện: Buôn Đôn, Cƣ Kuin, Cƣ M'gar, Ea
H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắk,

Lắk và M'Đrắk
Đắk Lắk là địa phƣơng có bản sắc văn hoá đa dạng nhƣ các trƣờng ca truyền
miệng lâu đời Đam San, Xinh Nhã; nhƣ các đàn đá, đàn T'rƣng, đàn K'lông pút... Đắk
Lắk đƣợc xem là một trong những cái nôi nuôi dƣỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng
Tây Nguyên, đƣợc UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Đắk Lắk còn có các Di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu nhƣ Đình Lạc Giao, Chùa
Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Khu Biệt điện Bảo Đại, Toà Giám mục tại
Đắk Lắk, Hang đá Đắk Tur và Tháp Yang Prong…
15. ĐẮK NÔNG
23


Đắk Nông (hay Đắc Nông) là một tỉnh ở Tây Nguyên, Việt Nam. Tỉnh Đắk Nông
có phía Bắc và Đông Bắc giáp với địa phận tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp
tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp với Vƣơng Quốc
Campuchia với đƣờng biên giới dài khoảng 120 km
Tỉnh Đắk Nông có diện tích 6.515,6 km², dân số có 553.200 ngƣời (tính đến năm
2013).
Tỉnh Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thị xã (Gia Nghĩa) và 7
huyện trực thuộc: Cƣ Jút, Đắk Glong, Đắk Mil, Đắk R'lấp, Đắk Song, Krông Nô, Tuy
Đức.
Tỉnh Đắk Nông là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đƣợc công nhận Di tích
cấp quốc gia nhƣ: Cụm Di tích về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng
bào M„Nông do N„Trang Lơng lãnh đạo; Nhà ngục Đắk Mil; Căn cứ kháng chiến B4 Liên tỉnh IV (1959-1975); Địa diểm bắt nối liên lạc khai thông đƣờng Hồ Chí Minh đoạn
Nam Tây Nguyên – Nam Trung Bộ; Địa điểm chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk; Danh
thắng thác Đray Sáp; Danh thắng thác Đ‟ray Sáp thƣợng (thác Gia Long)…
16. ĐỒNG NAI
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh Đồng Nai có phía Đông giáp
tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh,
phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dƣơng.

Tỉnh có diện tích 5.907,2 km², dân số có 2.921.000 ngƣời (tính đến năm 2015).
Tỉnh Đồng Nai hiện nay có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố
(Biên Hòa), 1 thị xã (Long Khánh) và 9 huyện: Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Nhơn
Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu và Xuân Lộc.
Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nhƣ: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa),
đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Chiến khu Đ, Mộ cổ Hàng Gòn, Khu di tích cấp quốc gia núi
Chứa Chan (núi Gia Lào), đàn đá Bình Đa…
Tỉnh còn có các khu du lịch nhƣ: thác Giang Điền, Khu du lịch Long Châu Viên
(Xuân Tân, Long Khánh), Khu du lịch Vƣờn Xoài, Hồ Núi Le (Xuân Lộc), Khu du lịch
Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vƣờn quốc gia Nam Cát Tiên…
17. ĐỒNG THÁP
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
Tỉnh Đồng Tháp có phía Bắc giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia, phía
Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An Giang,
phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Tỉnh Đồng Tháp có diện tích 3.378,8 km²[, dân số 1.680.300 ngƣời (tính đến năm
2013).
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố
(Cao Lãnh và Sa Đéc), 1 thị xã (Hồng Ngự) và 9 huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng
Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình và Tháp Mƣời.
Tỉnh Đồng Tháp là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của Võ Duy
Dƣơng (1862-1866); là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tiêu biểu nhƣ: Khu di tích
Gò Tháp – nơi đã phát hiện nhiều di vật của nền văn hóa Óc Eo có niên đại cách đây trên
1.500 năm (di tích đã đƣợc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt), Lăng cụ Phó bảng
24


Nguyễn Sinh Sắc, Đền thờ Thƣợng tƣớng Quận công Trần Văn Năng, Khu di tích vụ
thảm sát Bình Thành …

Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều điểm tham quan nhƣ: Vƣờn quốc gia Tràm Chim, Nhà
cổ Huỳnh Thủy Lê, Vƣờn cò Tháp Mƣời, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vƣờn hồng Sa
Đéc)…
18. GIA LAI
Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía Bắc Tây Nguyên. Tỉnh Gia Lai có phía
Đông giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía Tây giáp tỉnh
Ratanakiri thuộc Campuchia, có đƣờng biên giới chạy dài khoảng 90 km, phía Nam giáp
tỉnh Đắk Lắk và phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
Tỉnh Gia Lai có diện tích 15.536,9 km², dân số 1.359.900 ngƣời (tính đến năm
2013).
Hiện nay, tỉnh Gia Lai có 1 thành phố trực thuộc (Pleiku), 2 thị xã (An Khê và
Ayun Pa) và 14 huyện: Chƣ Păh, Chƣ Prông, Chƣ Pƣh, Chƣ Sê, Đắk Đoa, Đak Pơ, Đức
Cơ, Ia Grai, Ia Pa, K'Bang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang và Phú Thiện.
Tỉnh Gia Lai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu nhƣ di tích lịch sử - văn
hóa Tây Sơn Thƣợng đạo, Địa điểm chiến thắng Pleime, Di tích lịch sử văn hoá nhà lao
Pleiku, Địa điểm chiến thắng Đak Pơ…
Gia Lai có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, tiêu biểu là Biển Hồ. Ngoài ra, Gia Lai còn
có nhạc cụ đặc trƣng của các dân tộc thiểu số nhƣ Cồng chiêng, Đàn đá, Đàn K'ni, K'lông
pút, Đàn Goong, T'rƣng, Alal...Các lễ hội nhƣ Lễ hội đâm trâu, Lễ ăn cơm mới, Lễ bỏ
mả…
19. HÀ GIANG
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Hà Giang có phía
Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh
Tuyên Quang, phía bắc, giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Tỉnh Hà Giang có diện tích 7.914,9 km². dân số 771.200 ngƣời (tính đến năm
2013).
Hiện nay, tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thành phố (Hà Giang) và 10 huyện: Bắc Mê,
Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín
Mần và Yên Minh.
Hà Giang có nhiều thắng cảnh và di tích, tiêu biểu là Cao nguyên đá Đồng Văn

đƣợc công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010. Cao nguyên đá cũng là
nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã đƣợc công nhận nhƣ: Di tích kiến trúc nhà họ
Vƣơng, Cột cờ Lũng Cú, Phố cổ Đồng Văn, Đèo Mã Pì Lèng, núi Đôi Quản Bạ.
Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số
nhƣ Chợ tình Khau Vai, các lễ hội mừng nhà mới dân tộc Lô Lô, lễ hội vui xuân của dân
tộc H'mông và dân tộc Dao, các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống…
20. HÀ NAM
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Tỉnh Hà Nam
có phía Bắc giáp với thành phố Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hƣng Yên và Thái Bình,
25


×