Tải bản đầy đủ (.docx) (200 trang)

Quy hoạch và thiết kế hệ thống tưới hồ đrăng phôk – phương án 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 200 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là Đồ án tốt nghiệp do em hoàn thành.
Các kết quả trong Đồ án tốt nghiệp này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu
tham khảo đúng quy đinh.

Tác giả đồ án tốt nghiệp

Tống Nguyên Khánh

LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 4 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Thủy lợi ,đến nay em đã kết thúc
khóa học Đại học và hoàn thành Đồ án tốt nghiệp kỹ sư với khoảng thời gian là 14
tuần làm đồ án tốt nghiệp với đề tài:
Quy hoạch và thiết kế hệ thống tưới hồ Đrăng Phôk – Phương án 2
Hồ chứa được thiết kế nhằm đảm bảo nhu cầu tưới cho 85 ha diện tích đất nông nghiệp
và phòng chống lũ cho hạ lưu.
Đồ án giải quyết các vấn đề :
1
1
SV: Tống Nguyên Khánh

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư



Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

- Tính toán nhu cầu nước của hệ thống và thiết kế hệ thống kênh tưới
- Thiết kế sơ bộ công trình đầu mối
- Chuyên đề kĩ thuật : Thiết kế cống ngầm lấy nước
Nay em đã hoàn thành đúng thời hạn làm đồ án với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cô giáo trong khoa Kỹ thuật tài nguyên nước,bạn bè,gia đình.
Đặc biệt,em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Ngô Văn Quận đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo em trong suốt thời gian qua.
Do đồ án được thực hiện trong thời gian có hạn và tài liệu tham khảo,số liệu đo đạc
thu thập chưa được đầy đủ,kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên nội dung đồ án vẫn
còn nhiều thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô và
toàn thể các bạn sinh viên để đồ án có thể hoàn thiện tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!

LỜI NÓI ĐẦU
Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trong khu vực Serepok,bao gồm nhiều tài nguyên sinh
vật đa dạng.Hệ động vật có 38 loài quỳ hiếm và nhiều loại thực vật ,cây gỗ quý.Đây là
một trong rất ít khu vực của nước ta còn nhiều loài động vật hoang dã sống với số
lượng nhiều và tập trung.
Tuy nhiên,trong những năm gần đây,do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nên
hạn hán và thiếu nước vào mùa khô làm cạn kiện dòng chảy trên các sông suối nội địa
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng.Điều này không chỉ gây bất lợi cho phòng
chống cháy rừng mà còn không đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho dân sinh cũng như
các loài động vật sống trong khu vực.Vườn Quốc gia là vùng đất đầu nguồn,địa hình
dốc nên dòng chảy tập trung nhanh vào mua lũ gây lũ quét vào sạt lở đất tạo bất lợi
cho việc phát triển kinh tế cũng như bảo tồn hệ sinh thái của Vườn Quốc gia
2
2

SV: Tống Nguyên Khánh

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

Từ những nhu cầu cấp bách trên, việc điều hòa dòng chảy là điều kiện tiên quyết cho
phát triển hệ sinh thái tự nhiên,góp phần tạo điều kiện cho cải tạo môi trường khí
hậu,phát triển kinh tế –văn hóa- giáo dục trong khu vực,
Đây là cơ sở để em thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài : “ Quy hoạch và thiết kế hệ
thống tưới hồ Đrăng Phốk – Phương án 2”
Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài ,em xin trình bày nội dung của đồ án
với mong muốn đáp ứng đủ các yêu cầu trên.

MỤC LỤC

3
3
SV: Tống Nguyên Khánh

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước


CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG
1.1 Điều kiện tư nhiên khu vực
1.1.1 Vị trí địa lý
Công trình hệ thống thủy lợi Đrăng Phốk nằm cạnh Buôn Đrăng Phôk,xã Krông
Na,thuộc huyện Buôn Đôn,tỉnh Đăk Lăk.
Hệ thống nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Yok Đôn có tọa độ:
-

Từ 12o45’ đến 13o10’ vĩ độ Bắc.
Từ 107o30’ đến 107o49’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp đường Tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư Mlanh đến biên giới Việt nam
-Campuchia.
Phía Nam giáp huyện Cư Jut.
Phía Đông giáp Tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư Mlanh đến bản Đôn và ngược sông Serepok
đến giáp ranh huyện Cư Jut.
Phía Tây giáp biên giới Việt nam - Campuchia.
1.1.2 Địa hình địa mạo
Toàn bộ Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm trong vùng bán bình nguyên cổ bị bào mòn xen
kẽ đồi núi thấp, phân bố rải rác hai bên bờ sông Serepok. Sông bắt nguồn trên đất Việt
nam chảy theo hướng Đông Nam lên Tây Bắc qua Campuchia rồi đổ vào sông
Mekong. Nhìn chung Vườn Quốc gia Yok Đôn được chia thành 2 dạng đìa hình chính:
+ Dạng địa hình bán bình nguyên cổ bị bào mòn: địa hình nhìn chung tương đối bằng
phẳng, thấp dần về phía sông Serepok tạo thành lòng máng rộng và nông. Độ cao trung
bình khoảng 200m, cao nhất là 250m, thấp nhất là lòng sông Serepok khoảng 150m.
+ Dạng địa hình đồi núi thấp: phân bố rảu rác trong toàn bộ Vườn Quốc gia Yok Đôn.
Phía Bắc là dãy đồi thấp Chư Mlanh chạy từ biên giới tới huyện lỵ Buôn Đôn, đỉnh
Chư Mlanh cao 502m, tiếp theo là các đỉnh cao 498m, 382m và đỉnh Chư Minh 384m.

SV: Tống Nguyên Khánh


Page 4

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

Phía Nam có 2 ngọn núi thấp là Yok Đa (467m) và một đỉnh thấp hơn (384m) được
cấu tạo chủ yếu là các loại đá xâm nhập macma. Gần ranh giới phía nam là dãy núi
thấp Yok Đôn với đỉnh cao nhất là 463m. Dãy núi này được hình thành bởi các loại đá
trầm tích có cấu trúc hạt mịn phiến thạch sét, bột kết
1.1.3 Tình hình địa chất-thổ nhưỡng
1.1.3.1 Tài liệu thổ nhưỡng
Thành phần cơ giới của đất là đất thịt nặng và đất thịt trung bình
Chiều dày lớp đất màu : Vụ đông xuân: H = 45 cm
Vụ hè thu :

H = 50 cm

1.1.3.2 Các chỉ tiêu cơ lí của đất:
Chỉ số ngấm α=0,5
Độ rỗng của đất (% thể tích đất ) A = 44 %
Hệ số ngấm ban đầu K1 = 30 (mm/ngày)
Hệ số ngấm ổn định Kođ = 2.5 (mm/ngày)
Độ ẩm có sẵn trong đất (% của A) β0 = 47 %
Độ ẩm nhỏ nhất (% của A )βmin = 50 %
Độ ẩm lớn nhất (% của A )βmax = 97 %

1.1.4 Thảm phủ thực vật,động vật
1.1.4.1 Rừng khộp
Phân bố chủ yếu ở Ea Sup, Buôn Đôn từ độ cao 300-400m trên địa hình bán bình
nguyên bằng các đồi dốc thoải dưới 200. Rừng khộp dạng nguyên sinh có thể có
những cây với đường kính lớn (50-70m) như Dầu trà beng, Dầu đồng, Chiêu liêu…
song phần lớn là các loại cây nhỡ do các hoạt động khai thác rừng. Các loài cây trong
rừng khộp thường có vỏ dày, sần sùi, rụng lá vào mùa khô.

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 5

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

Các loài tiêu biểu trong rừng khộp chủ yếu là họ Dầu, ngoài ra còn có các họ khác như
họ Đậu, Bàng, Sổ… điển hình là các loài cây: Cà chắc, Dầu đồng, Dâu trà beng, Cẩm
liên, Chiêu liêu, Cẩm xe và 1 số loại khác như: Cầy, Xoài rừng, Giáng hương, Dẻ khô
hạn, Cám…
Tán cây trong rừng khộp thường khô giáp nhau, tuy vậy độ che phủ của tán cây cúng
đạt tối thiểu là 40%.Dưới tán cây, cỏ phát triển mạnh. Đặc trưng cấu trúc tầng thứ của
rừng khộp cũng đơn giản, ở những rừng nguyên, hầu như chỉ có 1-2 tầng cây gỗ tao
bởi 1-2 loại ưu thế, khía niệm tầng thứ rất tương đối bởi sự chênh lệch giữa hai tầng.
Chiều cao của tầng rừng phụ thuộc rất nhiều vào lập địa.Thông thường có chiều cao từ
10-16m, nếu lập địa xấu, chiều cao có thể thấp hơn.
Trong rừng khộp có một só loại cây quý hiếm với giá trị kinh tế cao cần phải được bảo

vệ.Nhưng điầu chủ yếu rừng khộp là 1 kiểu sinh thái thực vật độc đáo cuat Tây
nguyên.
1.1.4.2 Rừng rụng nửa lá
Đây là kiểu rừng bao gồm loại cây lá rộng rụng lá và rừng thường xanh, lọai rừng này
thường có cấu trúc tầng thứ đầy đủ 5 tầng trong đó cây rụng lá nằm ở tầng vượt tán và
tầng chính của rừng. Kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở dãy núi Yok Đôn. Các họ thực
vật điển hình cho rừng nửa rụng lá trước hết phải kể đến họ Tử vi với loài cây tiêu biểu
là Bằng lăng ổi, sau đó là họ Dầu lá bóng, Dầu rái, Sến mủ, Sao đen, Sao cát. Họ Đậu
có các loài Muồng đen, Gụ, Cà te, Giềng giềng, Trắc, Giáng hương, Cẩm xe, họ Trôm
với các loài Lòng mang, họ Dâu tằm với các loài Mít rừng, Đa. Ngoài ra còn có các
loài khác như Trâm, Nhọc, Tràm trắc, Thị… Dưới tán loại rừng này ta thường gặp các
loài tre nứa như Le và Lồ ô.
Về thành phần thực vật, các loài cây họ Dầu tuy có số lượng không nhiều nhưng chiếm
ưu thế nhờ vào kích cỡ lớn. Các loài cây họ Dầu phần lớn ở tầng vượt tán và tầng ưu
thế sinh thái của rừng, có thể kể một số loài cây như: Vên vên, Sao đen, Sao cát, Dầu
mít, Kiền kiền, Săng đào, Sến mủ…

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 6

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

Sau họ Dầu là loài họ Đậu, tuy số loại và số cá thể chiếm ít song phần lớn laòi cây
trong họ này cho những loại gỗ tốt và có giá trị kinh tế cao. Điển hình là một số loại

cây như: Gụ, Xoay, Cà te, Giáng hương, Trắc…
Ngoài một số họ kể trên, nằm trong tầng ưu thế sinh thái còn một số họ thực vật có
tính phân bố rộng rãi có thể gặp ở 1 số loại rừng khác.Đó là họ Dẻ, họ Thầu dầu, Thị,
Trúc đào, Trôm, Xoan…Các loài thuộc họ này ít có tổ thành cao và tạo thành quần thể
ưu hợp song vai trò của các loài trong họ này là tạo cho rừng tán rầm kín xanh quanh
năm.
Với thành phần các loài cây trên đã tạo nên kiểu rừng kín giàu. Tuy vậy, có thể nhận
thấy rõ một khi các loài cây họ Dầu, Đậu bị khai thác thì ngoại mạo rừng sẽ bị thay đổi
nhanh chóng, trữ lượng và chất lượng rừng sẽ bị giảm sút và khả năng phục hoi rừng
là rất khó
1.1.4.3 Rừng tre nứa
Phân bố rải rác và diện tích nhỏ ven các sông suôí. Là những cây ưa ẩm, sống thành
từng đám do rừng ở đây đã bị khai thác, chặt phá hoặc trên nền các nương rẫy cũ ven
sông suối. Các loài cây thường gặp là Lồ ô, Le.
Ngoài ra còn có các thảm cỏ, cây bụi phân bố rải rác, xen kẽ giữa các khoảnh rừng.
1.1.4.4 Hệ động vật
Theo kết qủa điều tra của Vườn Quốc gia Yok Đôn năm 1998 đã thống kê được 399
loài động vật có xương sống thuộc 5 lớp động vật là: Thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá.
Lớp thú có 66 loài trong đó có 25 loài quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt nam. Loài Voi
trong Vườn còn khoảng 60-70 con, Nai Cà toong, Bò tót, Voọc bạc, Vượn má vàng ….
Tuy nhiên các loài thú này thường hay bị săn bắn trậm nên số lượng càng ngày càng
giảm.
Lớp chim có 21 loài quý hiếm có trong sách đỏ Việt nam trong đó có 1 số loài có tính
chất đe dọa toàn cầu. Đặc biệt lòa Công đã thấy xuất hiện ỏe nhiều nơi trong Vườn
như Dak Na, núi Yok Đôn, Chư Mlanh và phía Tây Bản Đôn. Hiện nay loài này vẫn bị
đe dọa do nạn săn bắn trộm.
SV: Tống Nguyên Khánh

Page 7


Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

Sự xuất hiện của con người và gia tăng dân số cùng với việc sản xuất bừa bãi và sử
dụng đất không hợp lý dẫn đến sự giảm sút đáng kể của các loài thú nhất là các loài
thú móng guốc.
1.1.5 Tình hình khí tượng thủy văn
1.1.5.1 Chế độ nhiệt
Đặc điểm nổi bật ở vùng Tây nguyên nói chung và Vườn Quốc gia Yok Đôn nóiriêng
là sự hạ thấp nhiệt độ theo độ cao. Nhiệt độ bình quân năm tại Buôn Ma Thuột đạt
23,7o C, vùng thung lũng Buôn Hồ đạt 21,6oC.
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình hàng năm tại các trạm
Tổng
B.Ma
Thuột
Buôn
Hồ

I
21,
0
18,
4

II
22,

6
20,
2

III
24,
8
22,
4

IV
26,
3
24,
1

V
25,
8
24,
2

VI
24,
7
23,
1

VII
24,

3
22,
2

VIII
24,
0
22,
4

IX
23,
9
22,
3

X
23,
4
21,
5

XI
22,
2
20,
0

XII
20,

9
18,
6

Năm
23,7
21,6

Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn (5-6oC), nhiệt độ trung bình
tháng lạnh nhất vào tháng I với nhiệt độ bình quân tháng khoảng 20oC, tháng nóng
nhất vào tháng IV với nhiệt độ bình quân tháng khoảng 26,3oC.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối quan trắc được tại trạm Buôn Ma Thuột là 39oC vào
ngày14/04/1937, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối quan trắc được tại trạm Buôn Ma Thuột
là 7,4oC vào ngày 03/12/1955.
Từ tháng II sang tháng III nhiệt độ tăng rất nhanh, tháng X, XI nhiệt độ giảm mạnh.
1.1.5.2 Bốc hơi
Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche trong vùng ở các địa điểm khác nhau có khác nhau.
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm tại Buôn Ma Thuột đạt 1.489mm, tại Buôn Hồ
đạt 1.212mm.
Vào thời kỳ khô nóng (tháng III), khả năng bốc hơi đạt cao nhất 226mm tại Buôn Ma
Thuột và 164mm tại Buôn Hồ. Lượng bốc hơi nhỏ nhất xảy ra vào các tháng IX-XI là
các tháng có lượng mưa lớn nhất, đạt 55mm vào tháng IX tại Buôn Ma Thuột và
62mm vào tháng XI tại Buôn Hồ.

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 8

Lớp 54NQH



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

SV: Tống Nguyên Khánh

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

Page 9

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

Bảng 2: Lượng bốc hơi trung bình hằng năm tại Buôn Ma Thuột (mm)
I

II

III

IV

V

VI

VII


179,
8

193,
7

225,
3

196,
4

125,
5

75,
3

69,
7

VII
I
63,
4

IX

X


XI

XII

Năm

53,
0

76,
1

101,
8

134,
8

1.494,
8

Khả năng bốc hơi trong vùng lớn hơn các vùng thấp lân cận, mặc dù nhiệt độ không
khí trong vùng không cao bằng các vùng khác có cùng vĩ độ. Nguyên nhân chính là do
cường độ bức xạ mặt trười trên cao lớn hơn, nhất là vào thời kỳ khô nóng, độ ẩm của
không khí thấp và tốc độ gió cũng mạnh hơn. Lượng bốc hơi vào các tháng mùa khô là
rất lớn, điều này là một bất lợi đối với việc duy trì hệ sinh thái trong vùng.
1.1.5.3 Chế độ mưa
Do chịu tác động của khí hậu Tây Trường Sơn, mùa mưa thường kéo dài từ tháng V-X.
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm trên khu vực đạt 2.000-2.200mm. Lượng

mưatrong 6 tháng mùa mưa đạt 84-86% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa khô
chiếm từ 14-16% tổng lượng mưa năm.
Lượng mưa lớn nhất trong 3 tháng mùa mưa là các tháng VII-IX chiếm 45-50% tổng
lượng mưa năm. Lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra và tháng VIII với lượng mưa trung
bình chiếm 17-20% tổng lượng mưa năm. Mùa mưa của khu vực này so với lưu vực
sông Serepok thường đến sớm hơn do hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam. Lượng
mưa lớn gây nên những con lũ sớm vào đầu mùa mưa. Các con lũ này tuy không lớn
song cũng làm tăng lượng trữ nước trong sông. Từ tháng IX-XI, do hoạt động mạnh
của gió mùa Tây Nam và các hình thức nhiễu động thời tiết khác hoặc các cơn bão
muộn đã gây ra những trận mưa có cường độ lớn xảy ra trên diện rộng gây ra những
con lũ lớn. Cường độ mưa 1 ngày max đạt tới 156,0mm ngày 10/10/2000 tại Buôn Ma
Thuột.
1.2 Tình hình dân sinh-kinh tế
1.2.1 Hiện trạng nông nghiệp
Người dân sống trong Vườn Quốc gia Yok Đôn từ lâu đời nhưng trước năm 1985 tập
quán canh tác của người dân vẫn là du canh du cư. Sau năm 1985 người dân mới trở
lại Buôn Đrăng Phôk và sống tới ngày nay với sản xuất nông nghiệp là chính. Ngoài
SV: Tống Nguyên Khánh

Page 10

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

sản xuất nông nghiệp theo thời vụ, vào mùa khô đồng bào thường đánh cá trên sông
Srepôk, thu lượm chai cục , dầu rái để trao đổi lấy hàng hoá tăng thêm nguồn thu nhập

cải thiện đời sống gia đình.
Diện tích đất nông nghiệp chỉ có tại Buôn Đăng Phok, tổng diện tích khoảng 369,2ha
trong đó:
-

-Diện tích lúa nước 1 vụ:
-Diện tích trồng ngô, đỗ và CCN:
-Đất thổ cư:
-Đất khác:

23,7 ha.
310,1ha.
4,5 ha.
30,9 ha.

Tổng sản lượng cây lương thực bình quân hàng năm là 84,1 tấn quy thóc, tính bình
quân đầu người 330kg/người/năm.
Tại Buôn Đăng Phôk có truyền thống nuôi trâu đàn và voi nhà để phục vụ cày kéo và
cúng Giàng hàng năm theo phong tục tập quán của người dân địa phương. Ngoài ra
các hộ gia đình còn chăn nuôi heo, gà để tiêu dùng và trao đổi hàng hóa.
Trong các xã vùng đệm diện tích đất nông nghiệp chiếm 2,1% tổng diện tích tự nhiên
trong đó diện tích cây hàng năm chiếm 6,1%, diện tích cây lâu năm chiếm 38,6% diện
tích đất nông nghiệp.
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất các xã vùng đệm huyện Buôn Đôn

No
1
2
3


Xã
Krông Na
Ea Wer
Ea Huar
Tổng

Tổng số
(ha)
111.666
8.08
4.584
124.33

Đất nông
nghiệp (ha)
821
1.278
664
2.763

Đất lâm
nghiệp
(ha)
109.214
4.724
3.476
117.414

Đất chưa sử
dụng (ha)

1.631
2.078
444
4.153

(Theo niên giám thống kê huyện Buôn Đôn năm 2003)
Những năm gần đây, do sự di dân tự do nên diện tích đất nông nghiệp trong vùng đang
gia tăng, trong đó diện tích lúa 1 vụ chiếm phần lớn. Tiềm năng đất đai vùng đêm còn
nhiều nhưng do thiếu đầu tư về thủy lợi nên năng suất các lọai cây tròng còn khá thấp
và phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 11

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

1.2.2 Hiện trạng lâm nghiệp
Tài nguyên rừng trong Vườn Quốc gia Yok Đôn được phân bố như sau:
1/ Đất có rừng tự nhiên

:

11.295,8 ha chiếm 96.3%


a/ Rừng lá rộng thường xanh :

4.610 ha

Rừng trung bình

:

780 ha

Rừng nghèo

:

2650 ha

Rừng non

:

1180 ha

b/ Rừng lá rộng rụng lá

:

106.685,5 ha

Rừng giàu


;

662.7 ha

Rừng trung bình

:

24.920,8 ha

Rừng nghèo

:

78.291,3 h

Rừng non

:

2.811 ha

2/ Đất không có rừng :

:

3.573,9 ha chiếm 3.1%

3/ Đất nông nghiệp :


:

369,2 ha chiếm 0.3%

4/ Đất khác

:

306.1 ha chiếm 0.3%

Theo bảng phân tích trên, hiện trạng đất lâm nghiệp trong vùng còn tương đối phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên đất lâm nghiệp đang có xu hướng giảm dần do các tác động
của con người cũng như là tình hình khí hậu thay đổi làm nguồn nước bị hạn chế vào
mùa khô. Các hoạt động khai thác đã bị hạn chế song diện tích rừng vẫn bị thu hẹp mà
công tác trồng rừng không đáng kể (5,7 ha trong năm 2001 và 5,8 ha trong năm 2002).
Trong địa phận của buôn có lâm trường Buôn Đrăng Phôk với nhiệm vụ khai thác rừng
là chủ yếu. Từ năm 1994 trở lại đây có chủ trương giao khoán bảo vệ rừng thì hầu hết
các hộ gia đình trong buôn đều có hợp đồng nhận quản lý bảo vệ rừng cho lâm trường
Buôn Đrăng Phôk và vườn Quốc gia YoK đôn. Mỗi hộ được nhận khoán bảo vệ từ 30 -

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 12

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước


40 ha với giá công từ 30.000 - 40.000 đồng/ha/năm . Bình quân mỗi gia đình thu nhập
thêm từ 1000 - 1500kg/năm (quy ra thóc) từ công tác bảo vệ rừng.
Vì vậy đời sống kinh tế của đồng bào Buôn Đrăng phôk hiện nay không còn hộ đói
(thu nhập bình quân đầu người/ tháng đạt khoảng 120.000 đ), đồng bào đã thực sự
định canh định cư : làm ruộng nước, chuyên canh trên nương rẫy cũ và chuyễn dần
thành đất trồng cây công nghiệp như điều, cà phê, đồng thời tích cực tham gia nhận
khoán quản lý bảo vệ rừng.
1.2.3 Hiện trạng giao thông
Trong khu vực có tuyến đường vận chuyển gỗ từ ngã ba tỉnh lộ 1A qua buôn Đrăng
Phôk tới đồn biên phòng số 3. Đây cũng là trục đường giao thông chính của buôn và
cũng là con đường tuần tra bảo vệ rừng vườn quốc gia sau này . Tuyến đường 6B
(tuyến đường mòn Hồ Chí Minh cũ) đi qua vườn với chiều dài 40 km, cùng với hệ
thống đường tuần tra và đường mòn ở trong vườn nối liền các trạm kiểm lâm với các
tiểu khu trong vườn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng. Tuy
nhiên mặt trái của nó là tạo điều kiện để lâm tặc khai thác gỗ trái phép. Các tuyến
đường trong vườn hiện nay chủ yếu là đường cấp phối và đường đất, đi lại rất khó
khăn đặc biệt là vào mùa mưa vì hầu hết các tuyến đường trong vường hiện nay đều
xuống cấp và hư hỏng mặc dù đã được nâng cấp cải tạo trong thời gian gần đây
1.2.4 Hiện trạng cấp nước sinh hoạt
Trên phạm vi toàn dự án hiện nay chưa có công trình cấp nước sạch nào. Người dân
sống hai bên đường quốc lộ thì dùng giếng khoan lấy nước ngầm ở tầng nông. Vùng
sâu trong rừng, cụ thể là buôn Đrăngphốk hiện nay mới co duy nhất 1 giếng khoan
cạnh sông Sêrêpốk, đối tượng dùng nước giếng khoan này là cán bộ hạt kiểm lâm. Còn
người dân vẫn sử dụng nước sông Sêrêpốk để ăn uống và sinh hoạt.
1.2.5 Văn hóa- y tế- giáo dục
Là buôn nhỏ nằm cách trung tâm xã 18 km, dân số ít nên việc phát triển văn hoá giáo
dục còn ít. Hiện nay mới chỉ có một trường tiểu học, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc
hậu, trạm xá chưa có. Những hoạt động văn hoá giải trí chưa đến được với buôn làng
xa xôi này mặc dù hiện nay trong buôn đã có điện lưới Quốc gia . Bởi vậy để nâng cao


SV: Tống Nguyên Khánh

Page 13

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

đời sống văn hoá, tinh thần của người dân trong buôn, trong dự án đầu tư xây dựng
vườn Quốc gia cần phải có kế hoạch và chính sách riêng đối với buôn này
1.3 Hiện trạng các công trình thủy lợi
1.3.1 Hiện trạng các công trình thủy lợi dành cho sự phát triển
Công tác thủy lợi phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và dân sinh là chưa có
gì. Hiện tại trong vườn có buôn Đrăngphốk sinh sống bằng việc trồng lúa nước với
23,7 ha ruộng lúa nước 1vụ, tức là bình quân 1 hộ chỉ có 0,6 ha , so với mức bình quân
chung trong toàn vùng là 1,2 ha/hộ thì diện tích này vẫn còn qúa thấp. Tuy nhiên tiềm
năng về thủy lợi ở đây còn nhiều, nếu đầu tư đắp đập, xây dựng hồ chứa nước suối
Két, bảo đảm đủ nước tưới thì có thể đưa diện tích lúa nước từ 27,3 ha lên 50ha và làm
2 vụ, và như vậy cuộc sống của người dân sẽ được nâng lên , đảm bảo tính ổn định bền
vững.
1.3.2 Hiện trạng các công trình thủy lợi phục vụ sinh thái
Hiện tại trong vườn có đập Đắk Toi, đập Đắk Ken đã được xây dựng để giữ nước vào
mùa khô, tăng độ ẩm trong khu vực, tạo nguồn nước uống cho thú và phục vụ cho
công tác phòng chống cháy rừng. Trong vuờn có một số hồ tự nhiên nhỏ có tác dụng
trữ nước vào mùa khô như hồ H1-96-17, hồ H5-O5-20,5, hồ H3-96,5-24,5 (hồ Sen)
vơi dung tích khoảng từ 30.000-40.000 m3.

Các thông số kỹ thuật một số hồ chủ yếu trong vùng nghiên cứu:
+ Hồ Dak Ken:
-

Diện tích lưu vực:
MNDBT:
Chiều rộng tràn:
Cột nước tràn thiết kế:
Lưu lượng xả lũ thiết kế:

380 km2.
+172m.
20,0m.
5,7m.
761,0m3/s.

+ Hồ Dak Minh:
Hồ Dak Minh được thiết kế để tưới cho 200 ha lúa 2 vụ và điều tiết nước trong mùa
khô. Hồ có các thông số kỹ thuật sau:
-

MNDBT:
Chiều cao đập:

SV: Tống Nguyên Khánh

+203,5m.
20m.
Page 14


Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
-

Chiều dài đập:
Dung tích hiệu dụng:

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước
155m.
7,41x106m3.

Ngoài ra còn một số hồ nhỏ khác nhưng mức độ dung tích chứa nước không đáng kể,
về mùa khô hồ thường bị khô cạn gây ảnh hưởng tới môi trường.
Các hồ chứa này được xây dựng nhằm mục đích tạo nguồn nước vào mùa kiệt nhưng
trong quá trình thực tế vận hành do dung tích hồ quá nhỏ cùng với thất thoát nước lớn
do yêu cầu nước hạ du và các vùng xung quanh hồ bị khô hạn nên thực tế các hồ này
vẫn chưa có tác dụng tạo được dòng chảy trong mùa khô trên các suối nội địa. Do vậy
cần phải có một số hồ chứa với lượng dung tích lớn hơn để hỗ trợ dòng chảy trong
mùa khô để tạo điều kiện cho sinh vật phát triển quanh năm
1.3.3 Hiện trạng các công trình bảo vệ bờ
Sông Serepok Tại khu hành chính của Vườn Quốc gia Yok Đôn do chịu sự tác động
chính của lũ sông Serepok, khoảng cách từ bờ sông đến trụ sở văn phòng khoảng
120m, khu bãi sông phía sau trụ sở bị ngập nước vào mùa mưa, hàng năm bị xói lở và
ngập nước ảnh hưởng tới cơ sở vật chất hiện có của Vườn.
Trong năm 2001, 2002 vườn Quốc gia đã được đầu tư xây dựng các hạng mục:
-

Kè dọc sông Sêrêpốk có kết cấu rọ đá và đá xây.

Cao trình đỉnh kè : 488.90m.
Tổng chiều dài :220m.
Tường chắn đất bằng đá xây tạo dựng lên khuôn viên mặt bằng của khu bãi bồi,

-

đồng thời có tác dụng chắn đất của khu Văn phòng. Cao trình đỉnh 181.50m.
Sân lề hội, nhà lưu niệm và bến đò được bố trí trong khuôn viên mặt bằng bãi

-

bồi.
Đường xuống sân lễ hội có kết cấu bằng bêtông M200

1.4 Nhiệm vụ quy hoạch thủy lợi cho dự án
+ Cấp nước tưới cho khoảng 50 ha lúa 2 vụ
+ Cung cấp nước sạch sinh hoạt cho 350 dân
+ Kết hợp phòng chống cháy rừng và cung cấp nước cho các loại động thực vật
trong mùa khô.
+ Cải thiện môi trường

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 15

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư


Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

1.5 Kết luận và nhận xét
Đrăng Phôk là vùng đất đầu nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ quét với mức độ
tàn phá lớn và thời gian diễn biến nhanh là một trong những nguyên nhân chính ảnh
hưởng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững khu vực,bên cạnh đó việc thiếu các công
trình thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp,dân sinh đặc biệt là các công trình điều
tiết nước ngọt từ các song suối chính về mùa khô làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống và kinh tế của đồng bào các dân tộc do vậy việc quy hoạch hệ thống thủy lợi
Đrăng phôk là thực sự cần thiết và cấp bách.

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 16

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG CỦA HỆ
THỐNG
2.1 Mục đích và nội dung tính toán
2.1.1 Mục đích
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thì nước là nhân tố rất quan trọng
ảnh hưởng đến các quá trình này. Nước chiếm 80% cơ thể thực vật và là dung môi để
hoà tan các chất khoáng và vận chuyển các chất khoáng. Tính toán chế độ tưới cho cây
trồng nhằm để đảm bảo nhu cầu về nước cho cây trồng trong từng giai đoạn phát triển

của cây để đạt được năng suất cao và ổn định. Đồng thời đây cũng là một tài liệu quan
trong trong việc quy hoạch và thiết kế các hệ thống kênh mương đảm bảo vốn đầu tư
và xây dựng công trình là nhỏ nhất và người làm công tác quản lí phải có chế độ điều
tiết nước hợp lí để đáp ứng được nhu cầu dùng nước khác nhau của từng loại cây trồng
trong từng thời kì phát triển.
2.1.2 Nội dung tính toán
+
+
+
+
+

Xác định thời gian cần tưới (ngày tưới chính )
Xác định mức tưới mỗi lần cho một đơn vị diện tích
Số lần tưới trong thời gian sinh trưởng của cây trồng
Hệ số tưới
Lượng nước tưới tổng cộng cho 1 đơn vị diện tích trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây trồng Tính toán các đặc trưng khí tượng

2.2 Tính toán mô hình mưa tưới cho các vụ
2.2.1 Mục đích,ý nghĩa của mô hình mưa tưới thiết kế
Mục đích: Tính toán mưa tưới thiết kế với mục đích xác định lượng mưa và mô hình
phân phối mưa theo tần suất thiết kế nhằm đưa vào phương trình cân bằng nước để
tính toán được chế độ tưới cho các loại cây trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Ý nghĩa: Mưa tưới thiết kế tham gia trực tiếp vào phương trình cân bằng nước. Từ đó
xác định được lượng nước thừa, thiếu trong từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng mà
điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời dựa vào yêu cầu nước của cây trồng để đề xuất
phương án bố trí hệ thống tưới và thiết kế công trình cho phù hợp.
SV: Tống Nguyên Khánh


Page 17

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

2.2.2 Chọn trạm,tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán
 Nguyên tắc chọn trạm
Trạm tính toán là trạm mà tài liệu của nó được sử dụng cho việc tính toán các chỉ tiêu,
các thông số kỹ thuật, cụ thể ở đây là tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn. Vì vậy
trạm đo mưa được chọn để tính toán phải thỏa mãn các điều kiện sau:
-

Trạm phải nằm trong hoặc gần khu vực mà dự án trực tiếp phục vụ tưới (thể

-

hiện được các yếu tố đặc trưng của hệ thống).
Trạm mưa có số năm quan trắc đủ dài và phải có tài liệu mưa ngày (tài liệu phải

-

từ 16 đến 20 năm trở lên).
Tài liệu phải được chỉnh biên, xử lý và đảm bảo tính chính xác.
Nhận thấy trạm đo mưa Buôn Ma Thuật nằm trong khu vực dự án có tài liệu
thủy văn tương đối dài,chất lượng tốt,rõ rang,phản ánh được tình hình thủy văn
trong khu vực


Vây nên trong tính toán mưa tưới thiết kế em lấy số liệu từ trạm đo Buôn Ma Thuật
 Chọn tần suất thiết kế
Tần suất thiết kế là tần suất dùng để thiết kế công trình.Việc xác định được tần suất
thiết kế là việc rất quan trọng nhằm xác định lượng nước cần tưới và chế độ cũng cấp
nước cho cây trồng
Trong đồ án này em chọn tần suất thiết kế P = 85% là tần suất thiết kế tính toán tưới
cho các loại cây trồng
 Chọn thời đoạn tính toán
Dựa vào điều kiện thời tiết, khí hậu, tập quán canh tác của khu vực và thời vụ của các
cây trồng trong khu vực ta chọn thời đoạn tính toán mưa cho các vụ như sau:
-

Vụ chiêm xuân trồng lúa, thời gian từ 2/1 ÷ 16/4.
Vụ mùa trồng lúa, thời gian từ 25/4 ÷ 29/7.
Vụ đông trồng ngô, thời gian từ 2/10 ÷ 29/12

2.2.3 Phương pháp tính toán
Các phương pháp nghiên cứu thủy văn gồm 3 loại: là phương pháp phân tích nguyên
nhân hình thành, phương pháp dùng các trạm tương tự và phương pháp thống kê xác
suất.
SV: Tống Nguyên Khánh

Page 18

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư


Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

1. Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành.
Trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm đến các hiện tượng
thủy văn, tính toán các đặc trưng thủy văn bằng phương trình cân bằng nước hoặc các
mô hình, các công thức kinh nghiệm và bán kinh nghiệm.
2. Phương pháp dùng trạm tương tự (hay còn gọi là phương pháp bán xác suất và bán
nguyên nhân hình thành)
Phương pháp này dùng những trạm tham khảo có tính tương tự và đại diện cho khí
hậu, thủy văn khu vực thiết kế. Trạm pahir đặt tại nơi có địa hình, địa mạo, độ dốc,
diện tích, thảm phủ thực vật phải tương tự, có cùn hướng gió, nguyên nhân gây mưa
giống với lưu vực nghiên cứu. Trên cơ sở tính được các thông số thống kê của trạm
tham khảo, CV,CS ta sẽ có thông số thống kê của lưu cần nghiên cứu.
3. Phương pháp thống kê xác suất
Trên cơ sở lý thuyết thống kê xác suất, xem các đặc trưng thủy văn là các đại lượng
ngẫu nhiên, vẽ đường tần suất và xác định được trị số của các đặc trưng thủy văn ứng
với một tần suất thiết kế nào đó.
Phương pháp này khá đơn giản và được sử dụng khi tài liệu đo đạc đủ dài.
Căn cứ vào mục tiêu của việc tính toán là xác định mô hình mưa tiêu thiết kế và tài
liệu mưa ngày khá dài (31 năm) ta chọn phương pháp tính toán là phương pháp thống
kê xác suất.
⇒ Trong đồ án này em chọn phương pháp thống kê xác suất để tính toán vì tài liệu
có số năm quan trắc dài 31 năm liên tục.
 Nội dung tính toán theo phương pháp thống kê xác suất.
Bước 1:Chọn mẫu:{xi }i= 1,n
Mẫu được chọn từ chuỗi tài liệu thực đo, để mẫu càng gần với tổng thể, mẫu phải đảm
bảo các tiêu chuẩn là: có tính đại biểu, tính độc lập và tính đồng nhất:

SV: Tống Nguyên Khánh


Page 19

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

• Tính đại biểu: Mẫu được chọn có những tính chất của tổng thể và đại diện cho
tổng thể.
• Tính độc lập: Các số liệu của mẫu không phụ thuộc vào nhau.
Tính đồng nhất: Mẫu được gọi là đồng nhất nếu nó cùng loại, cùng nguyên nhân hình
thành, hay cùng điều kiện xuất hiện. Các tài liệu về khí tượng, thủy văn thu thập phải
cùng thời kỳ và phải có tính liên tục.
Với những điều kiện như vậy, mẫu được chọn ở đây là chuỗi tài liệu của trạm Buôn
Ma Thuật, với số liệu mưa ngày là 31 năm, liên tục từ năm 1971 đến năm 2001.
Bước 2: Xây dựng đường tần suất.
 Đường tần suất kinh nghiệm
- Giả sử có các mẫu thống kê: X1, X2,…, Xn
- Sắp xếp chuỗi số liệu từ lớn đến bé
- Tính lượng mưa vụ bình quân nhiều năm theo công thức:
X=

1 n
.∑ X i
n i =1

Trong đó: Xi là giá trị lượng mưa vụ năm thứ i.
n là số năm của chuỗi sô liệu.

Đường tần suất kinh nghiệm là đường cong biểu thị mối quan hệ giữa tần suất P với
giá trị xi tương ứng, trong đó P = P(X ≥ Xi ) được tính theo 1 trong các công thức sau:
P=

+ Công thức trung bình của Ha-zen:

m − 0,5
.100%
n

P=

+ Công thức vọng số của Weibull và Kritsky-Menken:

P=
Công thức số giữa của Che-gô-đa-ép:

m
.100%
n +1

m − 0,3
.100%
n + 0,4

Với các công thức trên thì: m – số thứ tự của năm trong liệt tài liệu đã sắp xếp
n - là số phần tử của liệt tài liệu hay là số năm quan trắc

SV: Tống Nguyên Khánh


Page 20

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

Trong các công thức tính toán tần suất kinh nghiệm trên thì công thức vọng số thường
được dùng trong tính toán dòng chảy mưa lũ, tính toán dòng chảy năm, mưa năm nên
cho kết quả an toàn hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, em sử dụng công thức vọng số của
m
.100%
n +1

P=

Weibull và Kritsky-Menken:

để tính toán tần suất kinh nghiệm.

 Đường tần suất lý luận
Có 3 phương pháp chính dùng để vẽ đường tần suất lý luận:
 Phương pháp mômen:
Là phương pháp dựa hoàn toàn vào lý thuyết thống kê để tính ra các đặc trưng thống
kê.
+ Vẽ đường tần suất kinh nghiệm.
+ Xác định các thông số thống kê từ công thức của mẫu:
n


∑ (K
i =1

Hệ số phân tán:

i

− 1) 2

n −1

Cv=
n

∑ (K
i =1

Hệ số thiên lệch: Cs=

i

− 1) 3

(n − 3).C 3v

X vu i

với Ki =


Xvu

+ Giả thiết một mô hình phân phối xác suất nào đó Pearson III (P III) hoặc Kritxk –
Menker (K – M).
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình xác suất giả thiết với chuỗi số liệu thực đo, theo
phương pháp thống kê nếu đạt yêu cầu ta có thể sử dụng mô hình đó để tính XP.
+ Tính XP theo công thức Pearson III:
SV: Tống Nguyên Khánh

Page 21

Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
KP =

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước
φ .C V + 1

XP = KP.

X

Từ các tham số vẽ đường tần suất lý luận (dạng đường pearson III)
Ưu điểm : Cho kết quả tính toán khách quan. Nếu tài liệu dài phản ánh đầy đủ quy luật
thống kê của đặc trưng thủy văn thì kết quả tính toán sẽ phù hợp với thực tế
Nhược điểm: Trường hợp có điểm đột xuất không xử lý được và thường cho kết quả
thiên nhỏ khi tính các số đặc trưng thống kê. Phương pháp kiểm tra sự phù hợp của mô
hình xác suất giả thiết với chuỗi số liệu thực đo bằng phương pháp thống kê thường

không đủ nhạy để phản ánh đầy đủ sự khách quan giữa mô hình giả thiết và mô hình
thực tế.
 Phương pháp thích hợp:
Phương pháp này cho rằng có thể thay đổi các số đặc trưng thống kê trong chừng mực
nhất định sao cho mô hình xác suất giả thiết (đường tần suất lý luận) thích hợp với
chuỗi số liệu thực đo.
+ Vẽ đường tần suất kinh nghiệm.
+ Xác định các tham số thống kê:

x, C v , C s

theo các công thức mô men có xét tới sai

số tính toán.

+ Tính XP theo công thức Pearson III,

X p = K p .X

Trong đó: Kpđược tính theo công thức trên.
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận với các điểm tần suất kinh
nghiệm bằng cách chấm các điểm (X p ~ Pi) lên giấy tần suất, nối các điểm đó thành
đường tần suất lý luận. Nếu đường tần suất lý luận phù hợp với điểm tần suất kinh
nghiệm là được. Nếu không phù hợp thì thay đổi thông số bằng cách thay đổi tham số

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 22

Lớp 54NQH



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

thống kê Cs= m.Cv thích hợp để đạt ược kết quả tốt nhất, tức là đường tần suất lý luận
nằm giữa băng điểm tần suất kinh nghiệm là được.
Trong 3 tham số thống kê:

x, C v , C s

thì sai số của Cs là lớn nhất rồi mới đến 2 tham số

còn lại. Do vậy để hiệu chỉnh đường tần suất lý luận thì trước tiên ta hiệu chỉnh hệ số
Cs bằng cách thay đổi hệ số m.
Ưu điểm: Cho kết qủa trực quan,tính toán đơn giản, “Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn
để kiểm nghiệm lí luận”, dễ dàng nhận xét và xử lý điểm đột xuất. Có thể điều chỉnh
đường lý luận để cho phù hợp nhất với các điểm kinh nghiệm.
Nhược điểm: việc đánh giá sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận và kinh nghiệm
phụ thuộc vào chủ quan của người vẽ.
 Phương pháp 3 điểm:
+ Vẽ đường tần suất kinh nghiệm.
+ Vẽ một đường cong trơn (cong một chiều không gấp khúc) đi qua băng điểm kinh
nghiệm và giả thiết rằng đường đó là đường tần suất lý luận cần vẽ.
+ Chọn 3 điểm có toạ độ (X1, P1), (X2, P2), (X3, P3) trên đường tần suất lý luận đã
vẽ, với các tần suất p1, p2, p3 tương ứng là một trong các bộ giá trị sau: (1%-50%99%); (3%-50%-97%); (5%-50%-95%); (10%-50%-90%).
+ Tính trị số S theo công thức:

S=


X 1 + X 3 − 2.X 2 Φ1 + Φ 3 − 2.Φ 2
=
X1 − X 3
Φ1 − Φ 3

Sau đó tra bảng S = f(Cs) xác định được Cs
+ Xác định giá trị
tra sẵn. Tính

σx

Φ

= f(Cs,P2) (với p2 =50%) và hiệu

Φ

(Cs,P1) -

Φ

(Cs,P3) theo bảng

theo công thức:

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 23


Lớp 54NQH


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

σx =

Tính

x

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

x1 − x3
φ ( p1 , C s ) − φ ( p3 , C s )

và Cv theo công thức:

x = x 2 − σ xφ ( p 2 , C s )

Cv =

σx
x

+ Lập bảng tính tung độ đường tần suất lý luận (p~x) từ các tham số thống kê

x, C v , C s

đã xác định ở trên.

+ Vẽ đường tần suất theo 3 tham số thống kê

x, C v , C s

. Nếu đường tần suất lý luận

vừa vẽ phù hợp với các điểm kinh nghiệm thì đường tần suất đó là đường tần suất lý
luận cần xác định và các tham số thống kê tính được là các tham số của đường lý
luận.Trong trường hợp ngược lại thì tính lại từ bước 2.
Ưu điểm: Tính toán nhanh và đơn giản
Nhược điểm:Đây là phương pháp thử dần nên khối lượng tính toán khá dài và phụ
thuộc vào chủ quan của người vẽ đường tần suất lý luận giả thiết ban đầu. Không đánh
giá được sự phù hợp giữa đường tần suất lí luận và các điểm kinh nghiệm ở các
khoảng ngoài 3 điểm đã chọn.
Qua phân tích ở trên ta thấy cả 3 phương pháp đều có cả ưu điểm và nhược điểm .
Trong phần đồ án này em chọn phương pháp 3 điểm để vẽ đường tần suất lí luận. Và
sử dụng phần mềm vẽ đường tần suất thủy văn FFC2008 để phân tích và vẽ đường tần
suất
Bước 3: Xác định trị số thiết kế.
Tra trên đường tần suất lý luận vừa vẽ được giá trị thiết kế Xvụ P% ứng với tần suất thiết
kế P = 85%.
Bước 4: Xác định mô hình mưa điển hình.

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 24

Lớp 54NQH



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật Tài nguyên nước

-

Mô hình mưa được chọn phải là mô hình đã xảy ra trong thực tế, tức là nằm

-

trong miền thống kê.
Là mô hình có lượng mưa gần bằng với lượng mưa ứng với tần suất thiết kế.

Có 3 phương pháp xác định mô hình mưa điển hình:
-

Phương pháp dựa trên quan điểm thường xuyên xuất hiện: Là dựa vào những trận mưa

-

thường xuyên xuất hiện trong tài liệu quan trắc
.Chọn trong số các mô hình có Xvụ XvụP% một mô hình mà dạng phân phối của nó xuất
hiện nhiều nhất.
+ Ưu điểm: Công trình đòi hỏi kinh phí ít, mà lại cho hiệu quả cao.
+ Nhược điểm: Gặp những năm có thời tiết bất lợi thì công trình khó có thể

-

đảm bảo được.
Phương pháp dựa trên quan điểm bất lợi cho tưới: Đối với tưới, mưa phân phối bất lợi

tức là vào những thời kỳ cần nước thì lại mưa ít, vào những thời kỳ cần ít nước thì lại

-

có nhiều ngày mưa với lượng mưa lớn.
+ Ưu điểm: Công trình đảm bảo được sự an toàn.
+ Nhược điểm: Công trình có vốn đầu tư lớn, hoạt động hiệu quả không cao.
Phương pháp chọn năm thực tế: Chọn năm thực tế có phân phối xác suất nằm gần năm
thiết kế ứng với tần suất thiết kế P.
+ Ưu điểm: Chọn nhanh, tính toán đơn giản.
+ Nhược điểm: Do sự thay đổi tuân theo quy luật tự nhiên nên năm thực tế đã xuất
hiện rồi sẽ không xuất hiện lại nữa.
Qua việc phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp trên em sử dụng phương
pháp xác định mô hình mưa điển hình dựa trên quan điểm bất lợi.
Bước 5: Thu phóng
Vì lượng mưa điển hình khác với lượng mưa thiết kế nên ta phải thu phóng mô hình
mưa vụ điển hình. Có hai phương pháp là:

-

Phương pháp thu phóng cùng tỷ số: Là phương pháp sử dụng cùng 1 tỷ số để thu
phóng quá trình năm điển hình thành quá trình dòng chảy năm thiết kế. Phương pháp

-

này đơn giản.
Phương pháp thu phóng cùng tần suất: Phương pháp này phù hợp cho trận mưa thiết
kế có cùng lượng mưa với thời đoạn ngắn tương ứng với tần suất thiết kế.
Nhưng các hệ số thu phóng K1, K2, …, Kn khác nhau thì hình dạng của trận mưa
không được bảo tồn.

SV: Tống Nguyên Khánh

Page 25

Lớp 54NQH


×