Tải bản đầy đủ (.docx) (216 trang)

Thiết kế công trình đầu mối thủy điện nậm củn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 216 trang )

Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

nc

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp, với sự cố gắng của bản thân và được
sự hướng dẫn nhiệt tình, khoa học của thầy giáo PGS.TS Vũ Hoàng Hưng – Bộ môn
Kết Cấu Công Trình – Trường Đại Học Thuỷ Lợi và cô giáo Nguyễn Thị Mai Sương–
Bộ môn Kết Cấu Công Trình – Trường Đại Học Thuỷ Lợi, em đã hoàn thành đồ án tốt
nghiệp của mình với đề tài “ Thiết kế công trình đầu mối thủy điện Nậm Củn 2”.
Thời gian làm đồ án tốt nghiệp là một dịp tốt để em có điều kiện hệ thống lại
kiến thức đã được học trong 4,5 năm tại trường, giúp em biết cách áp dụng lý thuyết
đã được học vào thực tế và làm quen với công việc của một kỹ sư ngành Kỹ thuật
Công trình. Những điều đó đã giúp em có thêm hành trang kiến thức chuyên ngành để
chuẩn bị cho tương lai và giúp em đỡ bỡ ngỡ khi bước vào nghề với công việc thực tế
của một kỹ sư thuỷ lợi sau này.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiện thời gian hạn chế nên
trong đồ án em chưa giải quyết được đầy đủ và sâu sắc các trường hợp trong thiết kế
cần tính, mặt khác do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong đồ án
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo giúp cho đồ án của em được hoàn chỉnh hơn, chính xác hơn, giúp cho
kiến thức chuyên môn của em được hoàn thiện.
Để đạt được kết quả hôm nay em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy các cô trong
trường Đại Học Thủy Lợi, từ các thầy các cô ở các môn học cơ sở đến các thầy các cô
ở các môn chuyên nghành đã dạy bảo tận tình, truyền đạt tất cả những tâm huyết và
kiến thức quý báu của mình cho em trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Kết Cấu


Công Trình, đặc biệt là thầy giáo PGS,TS. Vũ Hoàng Hưng và cô giáo Nguyễn Thị
Mai Sương đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đồ án này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện :
LÊ THẾ MẠNH

SVTH: Lê Thế Mạnh

1

Lớp: 54C-TL3


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

MỤC LỤC

PHẦN I
TÀI LIỆU CƠ BẢN
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu về công trình
1.1.1. Vị trí công trình
Ngòi Bo là nhánh cấp 1 của sông Hồng, bắt nguồn từ đỉnh núi cao của dãy Hoàng
Liên Sơn chảy tới Bản Hồ theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi chuyển hướng Tây
Nam - Đông Bắc đổ ra cửa Hoà Lạc thuộc huyện Bảo Thắng. Vị trí lưu vực nằm ở hữu
ngạn sông Hồng trên địa phận tỉnh Lào Cai , phía Bắc giáp lưu vực Ngòi Đum, phía

tây giáp lưu vực Nậm Mu nhánh cấp 1 của sông Đà, phía Nam giáp lưu vực Ngòi Thia
nhánh cấp 1.
Công trình thuỷ điện Nậm Củn được xây dựng trên sông Ngòi Bo thuộc địa phận
xã Thanh Phú huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai . Công trình xây dựng nhằm khai thác nguồn
SVTH: Lê Thế Mạnh

2

Lớp: 54C-TL3


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

năng lượng trung gian từ hạ lưu nhà máy thủy điện Sử Pán 2 đến thượng lưu thủy điện
Tà Thàng.
Vị trí công trình tuyến đập đặt tại:
Điểm D2-1: X= 2463292.2655; Y = 420882.3633
Điểm D2-2: X= 2463337.6339; Y = 421009.5117
Nhà máy thủy điện sau đập có công suất lắp máy 40 MW và điện lượng trung
bình năm là 141,06x106 kWh.
1.1.2. Nhiệm vụ công trình
Nhiệm vụ cấp điện: Với công suất lắp máy 40 MW hàng năm thuỷ điện Nậm
Củn cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia 144.74x106 kWh (theo TKKT).
Ngoài ra công trình còn có tác dụng cải thiện môi trường, phát triển du lịch sinh
thái.
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lí

Ngòi Bo là nhánh cấp 1 của sông Hồng, bắt nguồn từ đỉnh núi cao của dãy Hoàng
Liên Sơn chảy tới Bản Hồ theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi chuyển hướng Tây
Nam - Đông Bắc đổ ra cửa Hoà Lạc thuộc huyện Bảo Thắng. Vị trí lưu vực nằm ở hữu
ngạn sông Hồng trên địa phận tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp lưu vực Ngòi Đum, phía tây
giáp lưu vực Nậm Mu nhánh cấp 1 của sông Đà, phía Nam giáp lưu vực Ngòi Thia
nhánh cấp 1.
1.2.2. Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Ngòi Bo có địa hình là vùng núi cao với độ dốc sườn núi và độ dốc
lòng sông khá lớn, địa hình chia cắt mạnh
Lưu vực có dạng hình chữ nhật nhưng bề rộng lưu vực lại dài hơn chiều dài lưu
vực, đường phân lưu ở thượng nguồn đi qua các đỉnh núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn
có cao độ từ 2570 m đến 2820,7 m ở phía Tây và từ cao độ 2623m đến 2873,8m ở phía
SVTH: Lê Thế Mạnh

3

Lớp: 54C-TL3


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

Nam, cao độ được hạ dần tới cửa sông ở mức dưới 420m. Địa hình núi cao và chia cắt
đã tạo nên ở sườn đông Hoàng Liên Sơn nhiều nhánh suối phân bố không đều dọc hai
bờ sông chính, đa số tập trung bên bờ hữu với độ dốc cũng lớn hơn. Từ những đặc
trưng cơ bản như vậy, nhận thấy địa hình và địa mạo thuận lợi cho khai hác thủy năng
trên sông Ngòi Bo.
1.2.3. Điều kiện địa chất

1.2.3.1. Cấu trúc địa tầng
Địa tầng vùng nghiên cứu được mô tả trong giới hạn khu vực nghiên cứu xây
dựng dự án. Kế thừa những nghiên cứu trước từ Tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000
“Kim Bình – Lào Cai” số hiệu F-48-VIII & F-48-XIV do Bùi Phú Mỹ chủ biên và Tờ
bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 “Bản Pho” số hiệu F-48-64-B do Trương Quốc Lập làm
chủ biên và các bản đồ tỷ lệ lớn do Công ty Cổ phần Sông Đà và Công ty Cổ phần Tư
vấn Xây dựng Điện 1 lập để xác định đặc điểm địa tầng và thành phần thạch học chi
tiết trong vùng dự án như sau:
Trong phạm vi vùng tuyến công trình thủy điện Nậm Củn gặp chủ yếu các đá
thuộc phần rìa của phức hệ Po Sen thuộc pha 2 (γδPZ1ps2) bao gồm các loại đá thuộc
nhóm migmatit có cấu tạo dạng dải, dạng uốn nếp, granit có cấu tạo dạng gneis, dạng
mắt hạt nhỏ, đá mầu xám sáng, xám xanh, mạch đá amphibolit màu xám xanh đen.
Phương cấu tạo dạng gneis dạng dải của đá gốc chủ yếu theo phương tây bắc – đông
nam trùng với phương kiến tạo chung của khu vực.
Quá trình đo vẽ hiệu chỉnh bản đồ địa chất đã lấy mẫu thạch học, theo kết quả
phân tích mẫu lát mỏng thạch học và các mô tả khi đo vẽ lập bản đồ ĐC-ĐCCT có thể
mô tả một số loại đá chủ yếu gặp trong phạm vi vùng tuyến như sau:
Đá granit biotit dạng gneis: đá gồm tập hợp hạt màu trắng đục xen đen đến xám
đen, cấu tạo dạng gneis, dạng dải, kiến trúc tấm vảy, hạt biến tinh, kết cấu rắn chắc.
Thành phần khoáng vật chính gồm felspat 60-80%, thạch anh15-25%, biotit 15-20%,
thành phần khoáng vật phụ gồm ít sphen, orthit, zircon, và ít quặng.
Đá gneis bitotit - amphibol: đá gồm tập hợp màu xám – xanh đen phân bố xen kẽ
nhau khá đều, cấu tạo dạng dải, kiến trúc tấm, hạt biến tinh, kết cấu rắn chắc. Thành
SVTH: Lê Thế Mạnh

4

Lớp: 54C-TL3



Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

phần khoáng vật gồm felspat 50-60%, thạch anh 10-25%, biotit 12-20%, Amphibol 210% và một số khoáng vật Sphen, Zircon và khoáng vật quặng.
Đá amphibolit: đá gồm tập hợp hạt mầu xanh đen, cấu tạo dải song song, kiến
trúc tấm biến tinh. Thành phần thạch học gồm amphibol 50-70%, biotit 15-25%,
plagiocla 2-5% ngoài ra gặp ít apatit, quặng. Các đá amphibol biotit tồn tại dưới dạng
các thể tù và các dải tàn dư thường gặp ở nhân của khối xâm nhập trong đá granitoid
Po Sen.
1.2.3.2. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo
a. Cấu trúc
Về tổng thể khu vực Dự án nằm trong miền kiến tạo Tây Bắc Việt Nam, được
giới hạn bởi hai hệ thống đứt gãy Sông Chảy ở phía Đông Bắc và đứt gãy Sông Mã
phía Tây Nam. Phía tây tiếp giáp với các đới Mường Tè và Phu Si Lung qua hệ thống
đứt gãy Lai Châu – Điện Biên.
Về chi tiết hơn khu vực dự án nằm trong đới cấu trúc Phan Si Pan, nằm giữa đứt
gãy Sông Hồng và đứt gãy Vạn Yên – Nậm Xe. Công trình nằm cách đứt gãy sông
Hồng khoảng 30km về phía Đống Bắc theo đường thẳng và cách đứt gãy Vạn YênNậm Xe khoảng 25km về phía Tây Nam. Như vậy khoảng cách từ các đứt gãy lớn tới
công trình khá xa nên các đứt gãy kể trên ít ảnh hưởng tới công trình.
Tham gia vào cấu trúc vùng gồm các tổ hợp thạch kiến tạo Paleo-Meso
Proterozoi, Paleozoi hạ - trung, Paleozoi thượng – Mesozoi hạ, Mesozoi trung,
Mesozoi thượng, Mesozoi thượng – Kainozoi và Kainozzoi
b. Đứt gãy kiến tạo
Trong phạm vi công trình từ tuyến đập đến nhà máy chỉ gặp các đứt gãy bậc IV,
V không có khả năng sinh chấn, điều này cũng phù hớp với tờ bản đồ địa chất Bản Pho
tỷ lệ 1:50.000, tờ bản đồ địa chất Kim Bình – Lào Cai và tờ Bắc Quang tỷ lệ
1:200.000.
Các hệ thống đứt gãy kiến tạo trong vùng phát triển theo nhiều phương khác

nhau, dựa theo quá trình phân tích các tài liệu trong quá trình khảo sát địa chất công
SVTH: Lê Thế Mạnh

5

Lớp: 54C-TL3


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

trình đã thực hiện trong các giai đoạn trước cũng như quá trình hiệu chỉnh bản đồ tỷ lệ
1:5000 và tỷ lệ 1:2000 cùng tài liệu các hố khoan và các dị thường địa vật lý có thể
phân chia các đứt gãy và khe nứt trong vùng dự án thành 3 nhóm chính: Tây bắc –
đông nam, Đông bắc – tây nam và phương á Kinh tuyến. Thống kê chi tiết các đứt gãy
trong phạm vi công trình được thể hiện trong bảng 2, vị trí các đứt gãy này xem chi tiết
trong bản đồ ĐC-ĐCCT tỷ lệ 1:5000 toàn tuyến năng lượng và bản đồ ĐC-ĐCCT tỷ lệ
1:2000 khu vực cụm đầu mối và khu vực tháp điều áp xuống nhà máy.

SVTH: Lê Thế Mạnh

6

Lớp: 54C-TL3


Đồ án tốt nghiệp
thủy


Ngành Kỹ thuật Công trình

BẢNG THỐNG KÊ CÁC ĐỨT GÃY VÀ
ĐẶC TÍNH PHÁ HỦY KIẾN TẠO TRONG PHẠM VI CÔNG TRÌNH
Chiều rộng
đới phá hủy
dự kiến, m

Chiều rộng đới
ảnh hưởng dự
kiến, m

Hệ
thống


hiệu

Phương vị
hướng dốc

Góc dốc

TBĐN

IV-1

35-45


70-80

Dị thường địa vật
lý, địa mạo

IV-2

35-45

70-75

Dị thường địa vật
lý, địa mạo

IV-3

30-45

75-80

Dị thường địa vật
lý, địa mạo
0.5-3

Chi chú

03-Thg10

IV-4


30-45

70-80

Dị thường địa vật
lý, địa mạo

IV-5

30-45

70-80

Dị thường địa vật
lý, địa mạo

IV-7

30-45

70-80

Địa mạo, điểm đo
vẽ, địa vật lý

V-2

210-230

70-75


V-3

30-40

65-75

Điểm đo vẽ, hố
khoan NC5

V-7

210-230

70-75

Địa vật lý, địa mạo

V-8

30-40

70-75

Địa vật lý

V-9

220-230


70-75

Địa vật lý

V-10

230-240

70-75

Địa vật lý

V-11

30-40

70-75

Địa vật lý, địa mạo

V-5

30-40

70-75

Địa vật lý

SVTH: Lê Thế Mạnh


0.1-0.5

7

01-Thg3

Điểm đo vẽ, địa
mạo

Lớp: 54C-TL3


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

V-14

40-50

70-75

IV-8

315-330

70-80

V-1


130-140

70-75

Điểm đo vẽ, địa
mạo

V-4

320-330

70-75

Điểm đo vẽ, địa
mạo

V-4a

130-150

70-75

Địa mạo

V-13

310-330

70-75


Địa vật lý, địa mạo

á
kinh
tuyến

IV-6

80

70-80

á
kinh
tuyến

V-6

70-80

75-80

á vĩ
tuyến

V-12

ĐBTN


Địa vật lý
01-Thg3

0.1-0.5

01-Thg3

01-Thg3

03-Thg10

Địa mạo, địa vật lý,
điểm đo vẽ

Địa mạo

Địa vật lý, địa mạo
0.1-0.3

350-360

03-Thg10

01-Thg3

70-75

Địa vật lý, địa mạo

c. Tính nứt nẻ

Đặc điểm nứt nẻ của đá gốc: Hiện tượng nứt nẻ của đá gốc liên quan đến quá
trình thành đá, khe nứt nguyên sinh, hoạt động kiến tạo trong vùng và quá trình phong
hóa. Trong quá trình đo vẽ hiệu chỉnh bản đồ địa chất công trình đã đo vẽ được các hệ
thống khe nứt tại các khu vục vùng tuyến công trình như sau:
Các hệ thống khe nứt chính đo được tại khu vực tuyến đập tại các điểm đo vẽ khe
nứt số hiệu KN1, KN2, KN3 khái quát lại bao gồm các hệ thống khe nứt chính như
sau: 290-335 ∠ 10-30 bước a=0.5-3m, 20-40 ∠ 70-75 bước 2-4m, 140-170 ∠ 65-80
bước 1-3m, 210-245 ∠ 65-80, ngoài ra còn gặp các hệ thống khe nứt theo các phương
290-320 ∠ 65-75, 135-165 ∠ 15-25; 270-280 ∠ 70.

SVTH: Lê Thế Mạnh

8

Lớp: 54C-TL3


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

d. Động đất
Vị trí dự án nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 30km về phía Bắc có gia tốc
nền a=0.116g tướng ứng cấp động đất VII, cách Phố Lu huyện Bảo Thắng khoảng
25km về phía đông bắc có gia tốc nền a=0.1094g tương ứng động đất cấp VII, các thị
trấn Sapa khoảng 20km về phía tây bắc có giá tốc nền a=0.0427g tương ứng với động
đất cấp VI, cách thị trấn Khánh Yên huyện Văn Bàn khoảng 35km có gia tốc nền
a=0.0567 tương ứng với động đất cấp VI, cách thị trấn Tam Đường tỉnh Lai Châu
khoảng 40km về phía tây tây bắc có gia tốc nền a=0.07 tương ứng với động đất cấp

VII. Như vậy có thể kiến nghị tính toán động đất với dự án thủy điện Nậm Củn thuộc
cấp VII theo Thang MSK-64.
1.2.3.3. Đặc trưng địa chất công trình hạng mục đập chính
a

Tầng phủ gồm lớp 1 và lớp 2.
Lớp 1a (tQ): Lớp đất san gạt phía sườn dốc vai phải được hình thành từ quá trình

sạn ủi làm đường tỉnh lộ 154 tại cao trình 388m đổ thải trực tiếp xuống sườn dốc tự
nhiên. Thành phần là đất, đá hỗn hợp, đá tảng đa kích thước từ nhỏ đến 0.7-0.8m đến
1.0-1.2m, đá tảng là đá granit biotit dạng gneis màu xám sáng, đôi chỗ đến xám đen,
quan sát được cấu tạo định hướng khá rõ, đá tảng cứng chắc. Hiện nay tại phần sườn
dốc ra đến sát sông tập trung các đá tảng này với kích thước phổ biến 0.6-0.8m đôi chỗ
đến 1.0-1.2m có thể tận dụng để xay đá làm vật liệu xây dựng.
Lớp 1b (apQ): Phân bố tại lòng suối Ngòi Bo thành phần là tảng đá granit biotit
dạng gneis màu xám đến xám nâu, xám xanh cứng chắc, kích thước tảng từ 0.1-0.5m,
cuội sỏi màu xám vàng, xám nâu có độ mài tròn trung bình kích thước 0.3-0.8cm, ít
cát sạn hạt trung đến thô. Bề dày lớp lớn dần từ mép sông ra đến giữa suối, tại các hố
khoan ven suối phân bố từ 1m tại hố khoan NCT10 đến 3m tại hố khoan NCT4. Tại
lòng suối lớp cuội tảng tập trung với bề dày khá lớn từ 5m tại hố khoan NCT21 đến
14m tại hố khoan HK2 phía thượng lưu tim tuyến 2.
Lớp 2 (edQ+IA1): Lớp đất sườn tàn tích và đới phong hóa mãnh liệt thành phần
là đất á sét mầu xám nâu, xám vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng, nhiều đoạn gặp đất
á cát mầu xám vàng, hàm lượng dăm sạn, tảng chiếm khoảng 5-15%, kích thước phổ

SVTH: Lê Thế Mạnh

9

Lớp: 54C-TL3



Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

biến 3-10cm, gặp một số tảng lăn kích thước 0.2-0.3m nổi trên bề mặt sườn địa hình tự
nhiên. Bề dày lớp đất khá mỏng nhiều chỗ <1m, trung bình dày từ 1-3m
b

Đá gốc – lớp 3:
Đá gốc bị phong hóa ở các mức độ khác nhau, từ trên xuống dưới gồm các đới:
Đới phong hóa mạnh (IA2): Đá granit biotit dạng gneis, granit dạng dải hạt nhỏ

đến trung màu xám, xám xanh bị phong hóa nứt nẻ mạnh tới trạng thái dăm cục lẫn
sét, các khe nứt đều hở nhét sét, bề mặt ghồ ghề bám oxit sắt, đá cứng chắc yếu đôi
chỗ rất yếu. Nõn khoan thường gặp dạng dăm cục kích thước 2-8cm, phần trên đã bị
phong hóa mạnh thành dạng á cát, sạn. Bề dày đới khá mỏng từ 0.5-3m, thậm chí trong
một số hố khoan khu vực tuyến đập vắng mặt đới đá này.
Đới đá phong hóa (IB): Đá granit biotit dạng gneis, granit dạng dải hạt nhỏ đến
trung màu xám, xám xanh đôi chỗ xám đen bị phong hóa nứt nẻ trung bình đến mạnh,
phát triển các khe nứt hở, bề mặt ghồ ghề bám oxit sắt màu vàng, đá cứng chắc trung
bình. Nõn khoan chủ yếu dạng thỏi cục kích thước 2-25cm, đôi chỗ đến 30-40cm. Bề dày
đới đá phong hóa phổ biến từ 1-5m.
Đới đá nứt nẻ (IIA): Đá granit biotit dạng gneis, granit dạng dải hạt nhỏ đến
trung màu xám, xám xanh đôi chỗ xám đen, đá gốc bị phong hóa nứt nẻ nhẹ đôi chỗ
nứt nẻ mạnh, các khe nứt hầu hết kín, ít oxit sắt bám bề mặt, đá cứng chắc đến rất
cứng chắc. Ở lòng sông đới đá này phân bố trực tiếp dưới lớp apQ lòng sông, hai bên
vai phân bố ở độ sâu từ 8-12m, bề dày trung bình từ 20-30m.

Đới đá tương đối nguyên khối (IIB): Đá granit biotit dạng gneis, granit dạng dải
hạt nhỏ đến trung màu xám, xám xanh đôi chỗ xám đen, đá bị phong hóa nứt nẻ yếu,
các khe nứt đều kín, đá cứng chắc đến rất cứng chắc, càng xuống sâu thì độ nguyên
khối của đá càng lớn.
Trong phạm vi nền đập dự kiến không gặp đứt gãy lớn và trung bình mà chỉ gặp
đứt gãy nhỏ bậc V. Tim tuyến 1 dự kiến gặp đứt gãy V-2 và đứt gãy V-4 khiến cho khối
đá phần mép sông vai trái có nhiều chỗ bị nứt nẻ khá mạnh. Tim tuyến đập 2 dự kiến
gặp đứt gãy V-2 phía lòng sông, theo quan sát hiện trường thì đá lộ tại mép sông vai
trái lên đến cao trình tự nhiên khoảng 366-368m ít bị nứt nẻ hơn so với tuyến đập 2.
SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

10

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

Các đứt gãy kể trên đều có thể xử lý khi gặp trong quá trình thi công bằng cách đào
sâu h= 1-1.5b lần chiều rộng đới phá hủy và đổ bê tông bù.
Như vậy xét về tính nứt nẻ thì tại tuyến đập 1 do có sự ảnh hưởng của hai đứt gãy
bậc V khiến khối đá bên vai trái bị nứt nẻ mạnh hơn so với tuyến đập 2, còn lại các
điều kiện khác đều khá tương đồng nhau. Do đó căn cứ vào điều kiện địa chất có thể
kiến nghị tuyến đập phương án chọn theo tuyến đập 2. Tuy nhiên công tác lựa chọn
tuyến đập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như dẫn dòng thi công, khối lượng bóc
bỏ, … nên khi tính toán thiết kế sẽ chọn vị trí tuyến đập tối ưu trong các yếu tố cấu

thành.
1.2.3.4. Điều kiện địa chất vùng hồ
a. Địa hình địa mạo
Lòng hồ thủy điện Nậm Củn với phương án mực nước dâng bình thường 385m
có diện tích nhỏ, diện tích lưu vực khoảng 14,95 ha có hình dạng tuyến hẹp kéo dài
theo dọc tuyến thung lung suối Ngòi Bo. Chiều rộng long hồ hẹp, trung bình 40-120
m, chỗ mở rộng nhất theo đường mực nước dâng bình thường khoảng 120 m. Chiều
sâu hồ 20-40 m, chỗ sâu nhất 40 m. Chiều dài hồ tính từ tuyến đập lên đến thượng lưu
khoảng 0,5km.
Với độ chênh cao MNDBT 385m và MNC 380m là 5m, sau khi tích nước hồ
chứa làm việc làm cho các điều kiện tự nhiên của sườn bờ hồ sẽ bị thay đổi.
Về địa hình, khu vực lòng hồ có đọ dốc sườn khá lớn 40-50 0 hoặc lớn hơn, nhiều
chỗ gặp các vách đá dốc đứng.
Về thảm thực vật, vùng hồ có độ che phủ trung bình, trên 60%. Rừng hiện tại chủ
yếu là rừng tái sinh, phần nhiều là tre, nứa và các loại cây tạp. Một số khu vực đã bị
phát quang để trồng cây nông nghiệp.
b. Đặc điểm địa chất
Tại khu vực lòng hồ, trong giai đoạn khảo sát phục vụ lập DAĐT đã tiến hành đo
vẽ địa chất tỷ lệ 1/5000 với diện tích 0,86km 2 nhằm đánh giá điều kiện địa chất công
trình hồ chứa, đã tiến hành khảo sát 4 mặt cắt khu vực lòng hồ. Mỗi mặt cắt tiến hành
SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

11

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy


Ngành Kỹ thuật Công trình

khảo sát địa chất dọc tuyến, mô tả, đo vẽ và đào hố thăm dò chiều dày tầng phủ. Số
lượng hố dào mỗi mặt cắt là 02 hố, mỗi bờ đào 01 hố. Kết quả đo vẽ và hiệu chỉnh cho
thấy khu vực hồ chứa có thể chia thành các đoạn như sau:
Phần 1: Đây là khu vực có hoạt động địa chất khá phức tạp. Từ đuôi lòng hồ đến
khu vực gần cầu Thanh Phú là đá xâm nhập granit biotit, granosyenit thuộc hệ Ye Yen
Sun (γEy), tiếp đến qua cầu Thanh Phú đến cách tuyến đập khoảng 500-600m phân bố
các thành tạo đá phiến thạch anh mi ca thuộc hệ tầng Sinh Quyển(PP-MPsq).
Phần 2: Đoạn từ cách tim đập 2 khoảng 500m-600m đên tim đập phân bố các
thành tạo đá granit biotit dạng gnesi, granit dạng dải, hạt nhỏ đến trung, đá màu xám
sang, xám xanh, đôi chỗ xám đen thuộc phức hệ Po Sen (γδPZ1ps2), hai bên bờ suối có
độ dốc lớn ( từ 350-450), mặt cát ngang lòng hồ suối hình chữ V, tầng phủ mỏng (<5m),
nhiều đoạn lộ đá hoàn toàn từ đỉnh núi đến lòng suối. Trong đoạn này không quan sát
thấy hiện tượng sạt trượt nào, kết quả đo vẽ địa chất công trình không phát hiện đứt
gãy kiến tạo bậc IV.
c. Đánh giá khả năng mất nước hồ
Trong giai đoạn này nghiên cứu đã tiến hành đo vẽ bản đồ ĐCCT 1/5000 khu vực
lòng hồ, đào hó đào khảo sát. Kết quả đã tiến hành đánh giá vùng hồ hầu như không có
hang hốc, khả năng thấm mất nước vùng hồ qua các lưu vực khác là khó xảy ra.
Hướng thấm mất nước xảy ra chỉ có thể xảy ra thấm mất nước tại vùng tuyến
đập, từ thượng lưu về hạ lưu qua nền đập qua các hệ thống khe nứt, đới phá hủy kiến
tạo phát triển trong đá gốc thuộc phức hệ Po Sen. Đới đá phong hóa IB và đới đá nứt
nẻ IIA thường có tính thấm lớn cần thiết phải khan phun chống thấm nền đập. Theo
các kết quả phân tích thu thập được kiến nghị xử lí chống thấm trong đới IIA với trị số
ép nước kiểm tra đạt 3-5Lu.

SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3


12

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

1.2.3.5. Vật liệu xây dựng địa phương
a. Vật liệu đá cứng
Theo các quan sát tổng quan thì vật liệu đá cứng trong khu vực xây dựng công
trình phân bố rất phong phú, nhiều sườn dốc tự nhiên lộ đá gốc khá tốt và có thể lấy từ
các nguồn sau đây:
Thu gom đá tảng cứng chắc từ quá trình làm đường 154: Hiện nay công tác đào
đường 154 gần hoàn thành, dọc tuyến đường từ nhà máy đến tuyến đập rất nhiều đoạn
đào trong đới đá granit, granit dạng gneis, granit biotit dạng dải hạt nhỏ đến trung mầu
xám, xám xanh đến xám đen thuộc đới đá nứt nẻ IIA cứng chắc đến rất cứng chắc, nên
có thể tính đến phương án thu gom các tảng đá cứng chắc này tập trung vào bãi trữ để
nghiền dăm bê tông, đơn cử như đá tảng tại sườn dốc vai phải cụm đầu mối.
Tận dụng đá đào hố móng khu vực tuyến đập, cửa nhận nước, tuyến hầm và nhà
máy, đới đá IIA+IIB tại các khu vực này đều có cường độ kháng nén một trục khá lớn
δ >75 đến100MPa đều có thể tận dụng để làm vật liệu đá dăm cho bê tông. Tuyến hầm
dự kiến dài khoảng 3.5km, kích thước 4.5m như vậy khối lương đào đá trong hầm
khoảng 50 000 – 55 000 m3, ước tính tận dụng được từ 50-60% lượng đá này với khối
lượng đá sử dụng được khoảng 25 000 – 30 000 m3.
Sử dụng các nguồn đá trên nếu còn thiếu có thể tính đến phương án lấy đá tại các
vị trí có độ nguyên khối lớn khi mở đoạn đường còn lại hoặc dựa và các vị trí đá có

chất lượng tốt khi mở đường để khai thác thêm vật liệu đá.
Ngoài ra còn có thể tính đến phương án mua hoặc khai thác đá tại các mỏ đá đã
thi công phục vụ các công trình thủy điện phía thượng lưu và hạ lưu như thủy điện Tà
Thàng, Sử Pán 2.
Tuy nhiên do đặc thù đá gốc khu vực này là đá granit biotit cấu tạo dạng gneis,
dạng dải thuộc đới ven rìa của phức hệ xâm nhập Po Sen (γδPZ1ps) nên khi nghiền
dăm thì hàm lượng hạt thoi dẹt có thể lớn nên cần có các thí nghiệm cụ thể đánh giá
chất lượng đá cho bê tông.

SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

13

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

b. Vật liệu đất dính
Vật liệu đất dính với mục đích sử dụng để đắp đê quai tạm để thi công tuyến đập
có khối lượng không lớn có thể lấy đất gần cụm đầu mối tại hai vị trí:
Khu vực 1: phạm vi phân bố đất khá dày tại khu vực đang sạt trượt phía trên
đường 154 cách tim đập khoảng 500-600m về phía hạ lưu, theo các tào liệu khảo sát
phạm vi này phân bố lớp đất edQ thành phần là đất á sét mẫu xam nâu, xám đen đến
xám vàng lẫn khoảng 10-20% dăm sạn và tảng, bề dày tầng phủ >10m có thể làm vật
liệu đắp đê quai khá tốt và cũng khá thuận tiện cho quá trình thi công.

Khu vực 2: phạm vi đồi thoải phía bên vai trái tuyến đập, bờ phải suối Bản Lếch,
theo quan sát bằng mắt thường thì bề dày tầng phủ khoảng 1-5m. Hiện nay khu vực
này thuộc diện canh tác của người dân địa phương nên nếu lấy đất tại đây cần tính đến
kinh phí đền bù, điều này do Chủ đầu tư quyết định dựa trên tổng hợp các yếu tố thi
công và kinh tế.
c. Vật liệu cát
Trong quá trình khảo sát PECC1 đã tiến hành khảo sát mỏ cát Ngòi Bo và khi
khảo sát mỏ cát phục vụ công trình thủy điện Nậm Toóng cũng khảo sát lạo vật liệu
cát phục vụ cho công trình thủy điện Huội Quảng, Bản chát năm 2006 mỏ cát này năm
2008 có kết quả tham khảo như sau:
Mỏ cát phân bố trên bãi bồi và một phần lòng Ngòi Bo (thượng lưu cầu Gia Phú)
một nhánh của song Hồng, thuộc huyện Bảo Thắng Tỉnh Lào Cai. Khoảng cách từ mỏ
đến công trình khá xa khoảng 30km, tuy nhiên hiện nay gần thông tuyến đường 154 từ
Xuân Giao qua nhà máy và tuyến đập Nậm Củn nối với cầu Thanh Phú đi Sa Pa rất
thuận tiện cho công tác vận chuyển đến công trường.
Tuy nhiên hiện nay các công trình thủy điện đã xây dựng trước đây đã khai thác
cát tại đây khiến trữ lượng cát có thể không đáp ứng được nhu cầu, hơn nữa lượng bồi
đắp qua các mùa lũ rất ít do dòng chảy bị ảnh hưởng của các công trình thủy điện phía
thượng lưu. Do vậy nếu sử dụng cát tại đây cần có công tác đánh giá lại trữ lượng và
chất lượng cụ thể.
SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

14

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy


Ngành Kỹ thuật Công trình

Đối với vật liệu cát cần tính đến phương án sử dụng cát tại mỏ cát Ngòi Bo và
phương án cát xay từ các nguồn vật liệu đá tại công trình.
1.2.4. Điều kiện khí tượng thủy văn
1.2.4.1. Lưu vực
Công trình thuỷ điện Nậm Củn được xây dựng trên sông Ngòi Bo thuộc địa phận
xã Thanh Phú huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Công trình xây dựng nhằm khai thác nguồn
năng lượng trung gian từ hạ lưu nhà máy thủy điện Sử Pán 2 đến thượng lưu thủy điện
Tà Thàng
Vị trí địa lý xây dựng công trình đầu mối ở vào khoảng 22 o17’34’’ vĩ độ Bắc và
103o57’49’’ kinh độ Đông.
Bảng: 1.2-1 – Đặc trưng hình thái lưu vực nghiên cứu
Đặc trưng
Diện tích lưu vực đến tuyến đập
Chiều dài sông chính
Độ rộng trung bình lưu vực
Dộ dốc lòng sông chính
Chiều cao bình quân lưu vực
Dộ dốc lưu vực
Mật độ lưới sông

Ký hiệu
FLV
Ls
B
Js
HBQLV
JLV

D

Đơn vị
Km2
Km
Km
%
m
%
km/km2

Giá trị
402.5
30,4
13,2
5,60
1572
4,60
0,73

1.2.4.2. Nhiệt độ không khí
Theo tài liệu của trạm khí tượng Sa Pa gần lưu vực tuyến nghiên cứu, trên lưu
vực chế độ nhiệt trong năm trên lưu vực biến đổi theo mùa rõ rệt: Mùa nóng và mùa
lạnh.
Mùa nóng: Từ tháng IV đến tháng X với nhiệt độ trung bình khoảng 18,4 oC,
nhiệt độ cao nhất thường xuất hiện vào tháng VI và tháng VII, với nhiệt độ cao nhất đo
được trong thời kỳ quan trắc là: Tmax= 29,9oC V xảy ra vào VIII/1974.
Mùa lạnh: Từ tháng XII đến tháng III gió mùa đông bắc tràn về tiết trời khô
hanh, nhiệt độ giảm rất nhanh, nhiệt độ thấp nhất thường xuất hiện vào tháng I và
tháng XII, nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối đo được ở trạm Sa Pa là: - 3,5 oC xảy

ra vào tháng XII/1975 và tháng III/1986.
SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

15

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

Nhiệt độ trung bình giữa các năm quan trắc được ở trạm Sa Pa dao động khá ít
trong khoảng 14,3 oC ÷ 16,4 oC, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động
trong khoảng từ 8,6oC ÷ 19,8oC. Phân bố nhiệt độ không khí trung bình trong năm của
trạm khí tượng Sa Pa xem bảng 3.4.

SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

16

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy


Ngành Kỹ thuật Công trình

Bảng 1.2-2 - Nhiệt độ trung bình, max, min tháng trạm khí tượng Sa Pa
Thán

I

II

III

IV

V

VI

VII

g

VII

IX

X

XI

XII




I

m

Y.Tố
T.Bìn

11,

14,

16,

15,

12,

h

8,7

1,9

4,1

8,4


8

3

1

5

5

9,4

5,8

2,0

9,2

Max

23

26

28

29

29


29

29

30

28

26

24

22

30

Min

-

-

-

10,

12,

13,


1,5

1,6

3,5

8

2

9

3,4

8,2

4,5

5,6

2,4

3,2

-3,5

1.2.4.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng trong năm trạm khí tượng Sa Pa dao
động trong khoảng từ 82 - 91%, giữa các năm thay đổi không nhiều dao động trong
khoảng 83,4% đến 90,1%. Độ ẩm tương đối nhỏ nhất ở Sa Pa là 9% xuất hiện vào

tháng 3 trong khi đó tại Lào Cai độ ẩm tương đối nhỏ nhất xuất hiện vào tháng I và
tháng III là 19%. Kết quả thống kê độ ẩm tương đối trung bình từ chuỗi số liệu
1958÷2006 của trạm Sa Pa được tóm tắt trong bảng 3.5
Bảng 1.2-3 - Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng trạm Sa Pa
Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Năm

Sa Pa 88,0 85,9 82,5 82,4 85,5 87,5 87,6 88,5 106,7 90,6 89,4 88,2 88,5
1.2.4.4. Mưa lưu vực

Lưu vực Nậm Củn nằm trong vùng mưa lớn của dãy Hoàng Liên Sơn. Sự phân
bố mưa theo lãnh thổ lưu vực là không đồng đều vì chịu tác động của địa hình, phần
diện tích lưu vực nghiên cứu nằm ở sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn có lượng
mưa thay đổi mạnh theo độ cao của địa hình và hướng gió, lượng mưa dao động từ
1800 mm – 3300 mm. Trong năm được phân ra làm 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô.
SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

17

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

Mùa mưa: Kéo dài từ đầu tháng V đến đầu và giữa tháng X, mùa mưa trùng với
thời kỳ hoạt động của hoàn lưu mùa hạ, dưới ảnh hưởng của khối không khí nóng ẩm,
cộng với những nhiễu động khí quyển như dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, giữa
mùa hạ thường gây ra mưa lớn. Lượng mưa trong mùa mưa có thể chiếm tới 75% đến
85% lượng mưa của cả năm, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là các tháng VI, VII và
VIII, với lượng mưa mỗi tháng đều lớn hơn 300 mm mưa với cường độ lớn, thời gian
mưa liên tục rễ gây ra lũ lụt ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt và
các hoạt động xã hội của nhân dân.
Mùa khô: Bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Mùa khô có gió mùa đông
bắc hanh và khô lạnh ít có mưa. Trong thời kỳ này mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa
phùn đem lại lượng mưa hạn chế chỉ chiếm từ 15% đến 25% lượng mưa của cả năm.
Những tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng XII, tháng I và tháng II, với lượng mưa

trung bình từ 25 - 80 mm.
Lượng mưa trung bình tháng thời thực đo trong năm tại trạm Sa Pa và một số
trạm đại biểu được đưa ra trong bảng 3.6.

SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

18

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

Bảng 1.2-4: Lượng mưa tháng trong năm tại các trạm đại biểu trên lưu vực
(thực đo)
Đơn vị : mm
Đặc

I

II

III

IV


V

VI

VII

VIII

IX

Sa Pa 69,5 77,6 100,0 207,5 346,2 395

456

451 302

X

XI

XII Năm

trưng
201 104 64,1 2773

Lào
Cai 27,8 39,7 62,5 129,8 184,5 235,7 284,5 337,2 213,6 126,1 50,8 24,7 1717
Tả
Van 70,7 90,8 104,5 213,4 305,7 297,3 343,4 337,8 241,7 161,2 105 45,4 2317


Thàng 29,9 43,7 60,9 156,4 143,9 271,2 314,0 369,6 287,3 130,5 65,6 25,7 1899
H.Liê
n Sơn

66,2 73,2 82,0 219,5 416,5 564,8 680,0 632,1 418,2 236,1 97,8 72,2 3559

Ô Quí
Hồ

65,3 68,6 109,0 178,0 327,8 415,5 522,3 495,5 330,1 175,0 76,9 57,2

Bình


38,7 48,3 69,8 155,4 284,7 512,9 582,7 358,7 118,0 93,8 47,5 34,4

Khe
Lếch 30,1 43,3 76,7 138,1 176,2 167,8 212,7 283,2 164,2 104,6 40,3 19,2

2821

2345

1457

Do các trạm mưa trên khu vực có số liệu quan trắc không đồng đều về thời gian,
có trạm mưa thời gian đo đạc còn ngắn, nên trong tính toán tiến hành kéo dài các trạm
mưa này theo trạm khí tượng Sa Pa. Tổng kết lượng mưa trung bình nhiều năm của
một số trạm trong khu vực xem bảng 3.7 dưới đây


SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

19

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

Bảng 1.2-5: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại một số trạm đại biểu
trong khu vực (kéo dài)

Trạm

Xnăm
(mm)

Lào
Cai

1717

Sa Pa

2773


Bình


2353

Hoàn
Sa Pả

g Liên
Sơn

2225

3323

Ô Quy

Tả



Khe

Hồ

Van

Thàng

Lếch


2821

2247

1839

1468

Lượng mưa trung bình lưu vực được xác định theo hai phương pháp:
- Phương pháp đường đẳng trị mưa.
Kết quả tính được lượng mưa trung bình lưu vực tính đến lưu vực trạm thủy văn
Tà Thàng và tuyến công trình Nậm Củn là: Xo_tt = 2650 mm; Xo_nc = 2700 mm.
- Xác định lượng mưa bằng phương pháp bình quân gia quyền
Kết qủa tính được lượng mưa của hai lưu vực Tà Thàng và Nậm Củn như sau:
Xott = 2670 mm; Xont = 2708 mm
- Nhận xét và lựa chọn kết quả
Qua trên thấy hai phương pháp tính toán lượng mưa trung bình lưu vực không
chênh lệch nhau nhiều, hệ số Km giữa hai lưu vực Nậm Củn và Tà Thàng theo PP
đường đẳng trị là: Km = 1,045; theo PP bình quân gia quyền là Km = 1,022. Để an
toàn cho công trình chọn kết quả tính lượng mưa năm theo phương pháp bình quân gia
quyền làm kết quả tính toán với Xo_nc = 2708 mm; Xo_tt = 2670 mm.
1.2.4.5. Bốc hơi và tổn thất bốc hơi lưu vực
- Xác định lượng bốc hơi đo bằng ống piche:
Tương ứng với đặc điểm của chế độ nhiệt ẩm, lượng bốc hơi trên khu vực cũng
biến đổi rõ rệt theo mùa và theo độ cao địa hình. Ở trạm khí tượng Sa Pa tiêu biểu cho
vùng cao, lượng bốc hơi trung bình tháng lớn nhất là 114,7 mm xuất hiện vào tháng 3,
lượng bốc hơi nhỏ nhất là 34,2mm xuất hiện vào tháng X. Trong khi đó ở Lào Cai,
SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3


20

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

lượng bốc hơi trung bình tháng lớn nhất chỉ có 91,8mm xảy ra vào tháng V, lượng bốc
hơi nhỏ nhất là 46,6mm xảy ra vào tháng XII. Lượng bốc hơi piche tại Sa Pa: Zpiche =
777.1 mm.
- Xác định lượng bốc hơi mặt nước
Từ tài liệu đo bốc hơi ống piche và bốc hơi GGI-3000 trên bè của trạm Hồ Ba Bể
trong các năm 1970-1978 xác định được hệ số chuyển đổi giữa giữa bốc hơi ống piche
sang bốc hơi GGI-3000 trên bè K2 = 1.64. Nếu coi lượng bốc hơi mặt nước bằng bốc
hơi GGI-3000 trên bè thì lượng bốc hơi mặt nước vùng hồ thủy điện Nậm Củn là: Zmn
= 1274.4 mm.
- Tổn thất bốc hơi hồ chứa (Z):
Lượng tổn thất bốc hơi gia tăng khi có hồ thủy điện Nậm Củn được tính theo
biều thức: Z = Zmn - ZLV = 607.9 mm.
Do hồ chứa Nậm Củn có diện tích mặt thoáng nhỏ, nên lượng tổn thất do bốc hơi
từ hồ chứa có giá trị nhỏ. Phân phối tổn thất bốc hơi lấy theo bốc hơi Piche.
Bảng 1.2.6: Lượng bốc hơi piche và tổn thất bốc hơi mặt hồ (mm)
Trạm

I


II

III

IV

V

VI

VII VIII IX

X

XI

XII

Năm

Zpic.SaPa 55.5 77.7 112.9103.1 82.2 66.0 62.8 52.5 41.7 33.9 39.4 49.4 777.1
Zmặt
nước

90.9 127.5185.1169.1134.8108.2103.086.1 68.4 55.6 64.6 81.0 1274.4

Zlưuvực 43.4 60.8 88.3 80.7 64.3 51.6 49.2 41.1 32.6 26.5 30.8 38.7 608.0
∆Z.hồ

47.6 66.7 96.8 88.4 70.5 56.6 53.9 45.0 35.8 29.1 33.8 42.4 666.5


1.2.4.6. Gió
Chọn trạm Sa Pa gần tuyến công trình để tính tốc độ gió lớn nhất cho tuyến công
trình. Kết quả tính toán như trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2-8: Tốc độ gió lớn nhất các hướng và vô hướng thiết kế tại SaPa (m/s)
SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

21

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Hướng/
Tần suất
P = 2%
P = 4%
P = 10%
P = 25%
P = 50%

Ngành Kỹ thuật Công trình

N

NE


E

SE

S

SW

W

NW

28.6
24.8
20
15.1
11.2

26.4
23.2
19
14.9
11.5

20
17.1
13.5
10.2
7.6


25
20.8
15.8
11.3
8

30.9
25.9
19.8
14.2
9.9

37.5
34
28.9
22.9
17.5

32.9
30.9
28.1
24.7
21.2

35.2
32.3
28.2
23.3
18.6



hướng
37.5
35
31.7
27.8
24.1

1.2.4.7. Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm
a. Dòng chảy năm đến tuyến công trình
Từ các kết quả tính Qo trạm Tà Thàng, sử dụng công thức tính chuyển về tuyến
công trình có các kết quả như bảng dưới đây:
Kết quả tính dòng chảy năm tuyến Nậm Củn theo các phương pháp
Phương pháp tính
1): Tà Thàng thực đo (1961-1975)
2): Mô hình Mike-NAM
3): Ngòi Thia, Khe Lếch ∼Tà Thàng

Qonc (m3/s)
28.4
27.4
26.8

Phân tích và lựa chọn kết quả tính toán: So sánh kết quả tính toán của các
phương pháp kiến nghị lựa chọn kết quả tính toán theo phương pháp 3, chuẩn dòng
chảy năm là: Qonâmcun= 26.8 m3/s.
b. Chuổi dòng chảy tháng
Trên cơ sở chuỗi dòng chảy bình quân năm thủy văn tính đến tuyến đập Nậm
Củn tiến hành tính toán và vẽ đường tần suất theo luật phân phối Pierson 3, các đặc
trưng dòng chảy năm thủy văn thiết kế được trình bày trong bảng 3.11


SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

22

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

Bảng 1.2-9: Đặc trưng dòng chảy năm thiết kế tại các tuyến công trình
Nậm Củn
F

Tuyến
Nậm Củn

Qo

(km2) (m3/s)
402.5 26.8

Cv

Cs


10

0.24

1Cv

35.0

Qp% (m3/s)
50
75
80
26.5

22.4

21.4

90
18.8

Đối với công trình đập gom nước tại Suối Nậm Mát, suối Bản Lách, tính toán
dòng chảy trung bình năm tương tự như tính với tuyến đập Nậm Củn, nhưng đã hiệu
chỉnh hệ số biến đổi Cv. Để xác định hệ số biến đổi Cv, sử dụng công thức kinh
nghiệm trong quy phạm QP.TL - C - 6 - 77 có dạng:
Cv =

A'
M o0, 4 ( F + 1) 0, 08 ; A' lấy theo trạm tương tự Tà Thàng (A' = 1,591)


Từ đó tính được: QoNamMat = 1.70 m3/s
QoBanLach = 0.682 m3/s
c. Đường duy trì lưu lượng trung bình ngày đêm
Từ kết quả tính toán dòng chảy tháng tuyến đập Nậm Củn, mượn mô hình phân
phối dòng chảy ngày của trạm Tà Thàng, xác định được dòng chảy ngày tại tuyến Nậm
Củn. Từ đó xác định được duy trì lưu lượng trung bình ngày tuyến Nậm Củn. Kết quả
tính toán trình bày bảng sau:

SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

23

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

Bảng 1.2-10: Tọa độ đường duy trì lưu lượng trung bình ngày đêm
tuyến Nậm Củn
QNCun

QNCun

P%
0.3
0.5

1.0
2.0

(m3/s)
306
242
186
130

P%
40.0
45.0
50.0
55.0

(m3/s)
19.9
17.7
15.9
14.4

3.0
4.0
5.0
6.0
7.0
8.0
9.0
10.0
15.0

20.0
25.0
30.0
35.0

107
90.9
79.5
72.3
66.5
61.3
57.2
53.5
41.6
34.3
28.8
25.3
22.4

60.0
65.0
70.0
75.0
80.0
85.0
90.0
95.0
96.0
97.0
98.0

99.0
99.9

13.0
11.8
10.7
9.78
8.88
7.88
6.98
5.77
5.42
5.07
4.57
4.02
1.80

Công trình thủy điện Nậm Củn là công trình cấp II nên tần suất cấp nước phục vụ
phát điện tương ứng với P = 85%, Qp( 85%) = 7.88 m3/s
1.2.4.8. Dòng chảy lũ
a. Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế
Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến công trình Nậm Củn được tính theo các
phương pháp sau:
- Phương pháp Xôkôlovski
- Phương pháp triết giảm
Tổng hợp các kết quả tính lưu lượng lũ thiết kế tại tuyến đập Nậm Củn theo các
phương pháp được trình bày trong bảng sau.
Bảng 1.2-11: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại các trạm thủy văn và tuyến Nậm Củn
theo các phương pháp
Tuyến


Phương pháp

SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

Qp% (m3/s)
24

Lớp: 54C-


Đồ án tốt nghiệp
thủy

Ngành Kỹ thuật Công trình

Tà Thàng
Xôkôlôvski
Triết giảm

Nậm Củn

0,2

1%

5%

10%


6150

4352

2881

2324

5569
5325

4071
3768

2790
2494

2282
2013

-So chọn kết quả tính Qmax:
Từ kết quả tính toán trên cho thấy lưu lượng đỉnh lũ theo hai phương pháp có sai
khac nhau không nhiều. Kiến nghị chọn phương pháp Xôkôlovski để đưa vào tính toán
thiết kế. Kết quả lựa chọn tính lũ thiết kế cho các tuyến công trình được trình bày ở
trong bảng 3.14.
Bảng 1.2-12: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại các tuyến công trình TĐ Nậm Củn
Tuyến công trình

(F km2)


Lưu lượng lũ thiết kế P% (Qp% m3/s)
0.2

1

5

10

Đập Nậm Củn

402.5

5569

4071

2790

2282

NhàmáyNậm Củn

460

5954

4352


2983

2439

Đập gom nước

26.7

1172

829

549

443

b. Tổng lượng lũ thiết kế
Từ kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế, sử dụng quan hệ tương quan đỉnh
lượng của trạm thủy văn Tà Thàng, tính tổng lượng lũ thiết kế cho tuyến Nậm Củn, kết
quả như trong bảng 3.15 sau:

SVTH: Lê Thế Mạnh
TL3

25

Lớp: 54C-



×