Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH vận HÀNH điều TIẾT cấp nước hồ SÔNG sỏi TỈNH bắc GIANG PHƯƠNG án 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

PHAN THỊ HÀ LINH – LỚP 54NQH

QUY HOẠCH HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐÔNG PAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

PHAN THỊ HÀ LINH – LỚP 54NQH

QUY HOẠCH HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐÔNG PAO

Ngành : Kỹ thuật tài nguyên nước
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. NGUYỄN QUANG PHI
ThS. GIANG THỊ THU THẢO


HÀ NỘI, NĂM 2017

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: DƯƠNG THỊ HẢI YẾN
Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Lớp: 54NQL

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

Khoa: Kỹ thuật Tài nguyên nước
1 – TÊN ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT CẤP NƯỚC HỒ
SÔNG SỎI TỈNH BẮC GIANG
PHƯƠNG ÁN 2
2 – CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN
1) Đặc điểm tự nhiên của khu vực.
2) Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu và phương hướng phát triển của khu
vực.
3) Tài liệu khí tượng, thủy văn của khu vực.
4) Bản đồ hiện trạng hệ thống thủy lợi.
5) Các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn về công trình thủy lợi, hệ số tưới thiết kế.
Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi, giáo trình Quản lý hệ thống thủy lợi và

giáo trình Thủy văn công trình.
3 – NỘI DUNG CÁC PHẦN THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN

Tỷ lệ %

-

Phần tổng quan đánh giá hiện trạng bao gồm chương về: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã
hội khu vực, hiện trạng công trình thủy lợi và tình trạng công tác quản lý vận hành : 20%

-

Phần nội dung chính của đồ án bao gồm các chương: Tính toán xác định mô hình mưa tưới
thiết kế, tính toán yêu cầu cấp nước, tính toán xây dựng đường quá trình điều tiết cấp nước của
hồ chứa Sông Sỏi và xây dựng đường quá trình vận hành đóng mở cống lấy nước: 80%

4 – BẢN VẼ VÀ BIỂU ĐỒ (ghi rõ tên và kích thước bản vẽ)
1) Bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi hồ chứa Sông Sỏi khu vực xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang.
2) Biểu đồ điều phối vận hành mở cống của cống Đông.

3


3) Biểu đồ điều phối vận hành mở cống của cống Tây.
5 – GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỪNG PHẦN
Phần

Họ và tên giảng viên hướng dẫn


Toàn bộ Đồ án

PGS.TS.Lê Quang Vinh

6 – NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Ngày 22 tháng 9 năm 2016
Trưởng bộ môn

Giảng viên hướng dẫn chính

PGS.TS.Phạm Việt Hòa

PGS.TS.Lê Quang Vinh

Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp đã được Hội đồng thi tốt nghiệp của Khoa thông qua.
Ngày

tháng

năm 2017

Chủ tịch Hội đồng

Sinh viên đã hoàn thành và nộp bản Đồ án tốt nghiệp cho Hội đồng thi.
Ngày 03 tháng 01 năm 2017
Sinh viên làm Đồ án tốt nghiệp

Dương Thị Hải Yến

4



MỞ ĐẦU
Hệ thống hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tuy vậy, theo một số đánh giá
thì rất nhiều hệ thống hồ chứa lớn đã không đem lại hiệu ích kinh tế và môi trường như đã được đánh
giá trong quá trình lập dự án. Lý do phát huy kém hiệu quả có thể do trong giai đoạn thiết kế không
chú ý đầy đủ đến các chế độ quản lý vận hành sau khi dự án hoàn tất, không lường trước được các yêu
cầu, mục tiêu nảy sinh trong quá trình vận hành hệ thống ví dụ như các yêu cầu về cấp nước sinh hoạt,
công nghiệp, yêu cầu duy trì dòng chảy môi trường sông, duy trì sinh thái vùng hạ lưu. Mâu thuẫn nảy
sinh giữa các mục tiêu sử dụng nước có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến kém hiệu quả trong vận
hành khai thác hệ thống hồ chứa.
Vận hành hồ chứa là một trong những vấn đề được chú ý nghiên cứu tập trung nhiều nhất trong lịch sử
hàng trăm năm của công tác quy hoạch quản lý hệ thống nguồn nước. Nghiên cứu quản lý vận hành hệ
thống hồ chứa luôn phát triển cùng thời gian nhằm phục vụ các yêu cầu liên tục phát triển của xã hội.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong công tác nghiên cứu quản lý vận hành hồ chứa
nhưng cho đến thời điểm hiện tạ không có lời giải chung cho mọi hệ thống mà tùy đặc thù của từng hệ
thống sẽ có các lời giải phù hợp.
Hồ chứa Sông Sỏi đặt tại xã Tam Hiệp, huyên Yên thế, tỉnh Bắc Giang có diện tích lưu vực F= 198,4
km2, dung tích Vhồ= 33,26.106m3, đảm nhiệm tưới 1278 ha qua ba tuyến kênh chính là kênh Đông,
kênh Giữa và kênh Tây. Hồ chứa Sông Sỏi đã được đầu tư xây dựng và chuẩn bị đưa vào khai thác từ
năm 2016. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có quy trình vận hành điều tiết hồ, đặc biệt
là quy trình vận hành đóng mở các cống lấy nước (cống phía đông và cống phía tây đập).
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng tưới hồ Sông Sỏi, góp phần hoàn thiện quy trình
vận hành khai thác Hệ thồng thủy lợi (HTTL) hồ chứa Sông Sỏi, em được giao nhiệm vụ:
- Tính toán xác định mô hình mưa tưới thiết kế
- Tính toán yêu cầu cấp nước cho hệ thống thủy lợi.
- Tính toán điều tiết hồ chứa cấp nước.
- Tính toán xây dựng quy trình đóng mở cống lấy nước phù hợp với khả năng của nguồn nước đến hồ
và biến động của yêu cầu dùng nước.


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là Đồ án tốt nghiệp của bản thân tác giả. Các kết quả trong Đồ án tốt nghiệp
này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham
khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy
định.
Tác giả ĐATN
Chữ ký

Dương Thị Hải Yến

5


6


LỜI CÁM ƠN
Được sự phân công của khoa Kỹ thuật tài nguyên nước trường Đại học Thủy Lợi và sự hướng dẫn của
thầy giáo PGS.TS Lê Quang Vinh, em đã thực hiện đề tài “ Xây dựng quy trình vận hành điều tiết cấp
nước hồ chứa Sông Sỏi – Phương án 2”. Để hoàn thành đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn :
Ban Giám Hiệu nhà trường đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để chúng em học tập và rèn luyện tốt.
Các thầy, cô giáo trong khoa Kỹ thuật tài nguyên nước cũng như các khoa đã luôn nhiệt tình giúp đỡ
và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Lê Quang Vinh đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian hoàn thành đồ án tôt nghiệp.
Con xin gửi lời biết ơn đến cha mẹ, anh chị và những người thân trong gia đình đã nuôi dạy, tạo mọi
điều kiện để con có cơ hội được học tập, luôn động viên và giúp con vượt qua những lúc khó khăn để
có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Do đồ án được thực hiện trong thời gian có hạn, tài liệu tham khảo và số liệu đo đạc không được đầy
đủ, kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên nội dung đồ án không thể tránh khỏi những

thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và toàn thể các
bạn sinh viên để đồ án có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 03 háng 01 năm 2017
Sinh viên
Dương Thị Hải Yến

7


MỤC LỤC

8


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

9


DANH MỤC BẢNG BIỂU

10


11


CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HỆ
THỐNG TƯỚI HỒ SÔNG SỎI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1

Vị trí địa lý

1.1.1.1 Công trình đầu mối hồ Sông Sỏi:
Nằm tại thôn Đền Quan xã Tam Hiệp, cách thị trấn Cầu Gồ khoảng 3,5 km về phía bắc đông bắc.

1.1.1.2 Vùng tưới:
Vùng tưới nằm gọn trong huyện Yên Thế gồm các xã Hồng Kỳ, Hương Vĩ, Đồng Kỳ, Đông Sơn,
Đồng Lạc, Tân Sỏi, Tam Hiệp, Phồn Xương và thị trấn Cầu Gồ, diện tích tự nhiên 3.161 ha trong đó
có 1.278 ha đất nông nghiệp, dân số 42.616 người.
Vùng tưới được giới hạn bởi: Đường sắt Kép - Lưu Xá ở phía bắc, đông bắc, đông và đông nam. Các
xã Đông Sơn, Bố Hạ và thị trấn Bố Hạ ở phía nam và đông nam. Kênh 5 của hệ thống Sông Cầu ở
phía nam. Các xã Tam Tiến, Tiến Thắng ở phía tây.

1.1.2 Đặc điểm địa hình.
Địa hình khá phức tạp, có đủ các dạng địa hình: đồng bằng, trung du và miền núi.nhưng phổ biến nhất
vẫn là kiểu địa hình trung du và đồng bằng:
Địa hình trung du là kiểu địa hình phổ biến nhất, phân bố trên hầu khắp khu tưới. Đất canh tác trải dài
theo đường 379, ven sông Sỏi và các sông suối nhỏ khác..., cao độ mặt ruộng trung bình từ 16 đến 23
m. Hai bên bờ sông Sỏi là các dãy đồi thấp có cao độ từ 22 đến 30 m trồng các loại cây công nghiệp,
cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam, chè, vải thiều...
Kiểu địa hình đồng bằng tập trung chủ yếu ở phía nam khu tưới và ven sông Sỏi, ruộng đất canh tác
tập trung thành những cánh đồng lớn, khá rộng và bằng phẳng, cao độ phổ biến từ 10 ÷ 12 m, có nơi
chỉ 5 ÷ 6 m.
Kiểu địa hình núi thấp xuất hiện một vài khu vực nhỏ ở phía bắc và phía tây khu tưới. Tại những khu
vực này ruộng đất canh tác không tập trung mà phân bố rải rác ven các thung lũng và sườn núi thấp.

Đất canh tác theo kiểu ruộng bậc thang, thường có địa hình hơi dốc, bị bào mòn và rửa trôi mạnh. Cao
độ mặt ruộng phổ biến trên dưới 30 m. Nhìn chung khu tưới có cao độ không đồng đều, nơi cao, nơi
thấp, phổ biến từ cốt 24 đến 5,0 m và tạo thành 3 vùng có diện tích như sau:

Bảng 1.1 - Diện tích khu tưới thực đo trên bình đồ 1/10.000
ST
T
1
2

VÙNG TƯỚI
Vùng 1 (Kênh Đông)
Vùng 2 (Kênh Giữa)

Tổng số
(ha)
1.208
1.050

12

Đồi núi
(ha)
497
412

Thổ cư
(ha)
208
173


Canh tác
(ha)
503
466


3

Vùng 3 (Kênh Tây)
Tổng cộng

904
3.161

532
1,440

63
443

309
1.278

1.1.3 Đặc điểm sông ngòi.
1.1.3.1 Sông Sỏi
Sông Sỏi là con sông chính quan trọng nhất của huyện Yên Thế và khu vực nghiên cứu. Sông dài 38
km. Lưu vực có diện tích 303 km 2, dài 33,5 km, rộng trung bình 9,5 km, cao độ bình quân 105 m, độ
dốc bình quân 0,89%. Sông Sỏi bắt nguồn từ chân núi Bồ Cu (Thái Nguyên), nơi có cao độ trên 400
m, chảy qua khu tưới đổ vào sông Thương tại ngã ba cống Máy thuộc xã Bố Hạ. Với mật độ lưới sông

0,79 km/km2, sông Sỏi có khá nhiều nhánh suối đổ vào tạo nên mạng lưới sông suối chằng chịt. Chính
vì vậy mà vùng nghiên cứu bị cắt xẻ nhiều và có nhiều thung lũng hẹp. Các suối lớn và quan trọng của
sông Sỏi là suối Ốc, suối Quỳnh, suối Dùng, suối Cầu Cao, suối La Lanh, suối Cấy...

1.1.3.2 Ngòi Cầu Liềng
Ngòi Cầu Liềng dài hơn 20 km, bắt nguồn từ rừng Phe thuộc xã Tam Tiến, chảy qua khu tưới rồi đổ ra
sông Thương.
Nhìn chung sông ngòi vùng dự án khá phong phú trong đó sông Sỏi là nguồn cung cấp nước chủ yếu
của Yên Thế nhưng chưa được khai thác do vậy nền sản xuất nông nghiệp của địa phương còn phụ
thuộc vào thiên nhiên. Các suối nhỏ phân bố tương đối đều, không chỉ có tác dụng hỗ trợ nước tưới
cho các thung lũng nhỏ mà còn là trục tiêu thiên nhiên rất tốt cho khu tưới.

1.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng.
Theo cách phân loại của FAO và UNESCO thì đất vùng tưới có tên gọi chung là Ferralic Acrisols
(ACf). Tuy nhiên theo cách gọi thông thường của Việt nam thì có hai nhóm chính: Đất đồng bằng
thung lũng và đất đồi núi.

1.1.4.1 Đất đồi núi (đất đỏ vàng trên đá sét):
Nhóm này chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu có nguồn gốc phát sinh từ đá sa thạch, sa phiến
thạch màu nâu đỏ thuộc hệ Trias. Do phát triển trên nền sản phẩm phong hoá thô có thành phần cát bụi
là chủ yếu lại bị xói mòn rửa trôi nên đất thường có thành phần nhẹ, quá trình laterit phát triển mạnh.

1.1.4.2 Đất đồng bằng và thung lũng (đất nâu vàng trên phù sa cổ):
Nhóm đất này chiếm tỷ lệ ít hơn, tập trung chủ yếu ở các vùng thấp ven sông Sỏi, sông Thương. Đây
là loại đất đồng bằng bồi tụ trũng, phù sa cổ đã bạc màu. So với loại đất đỏ vàng trên đá sét, loại này
có thành phần cơ giới nặng hơn và giầu chất hữu cơ hơn nên tầng mặt thường có màu xám đen. Tuy
nhiên, do phần lớn loại đất này có địa hình trũng thấp, về mùa mưa hay bị úng ngập không được tiêu
thoát kịp thời, mực nước ngầm ở tầng nông đã tạo ra tình trạng đất bị yếm khí thường xuyên, quá trình
glây phát triển mạnh làm cho đất có màu loang lổ.


1.1.4.3 Đánh giá chung về đặc điểm thổ nhưỡng:
Đất vùng dự án có đặc tính chung là dễ hạn và dễ úng do khả năng giữ nước kém. Nếu để đất trong
điều kiện tự nhiên, không chủ động được chế độ tưới tiêu và giữ ẩm sẽ gây nên quá trình thoái hoá do
xói mòn, bạc màu, chua hoá, glây hoá và đá ong hoá. Vì vậy giải quyết nguồn nước tưới tiêu chủ động,

13


khoa học cho toàn bộ diện tích đang canh tác là rất cần thiết và cấp bách bởi vì chẳng những giải quyết
được vấn đề lương thực cho đồng bào các dân tộc trong vùng mà còn có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất,
góp phần tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp phát triển ổn định, có năng suất sinh học cao.

1.1.5 Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy văn.
1.1.5.1 Nhiệt độ
Toàn vùng có nền nhiệt độ hơi thấp: nhiệt độ trung bình năm 23,1 oC, tổng nhiệt độ năm khoảng
8.400oC. Hàng năm có 4 tháng (từ tháng XII đến tháng III năm sau) nhiệt độ trung bình xuống dưới
20oC. Tháng I lạnh nhất, nhiệt độ trung bình chỉ đạt 15,8 oC. Mùa hè nhiệt độ tương đối dịu hơn: có 5
tháng (từ tháng V đến tháng XI) nhiệt độ trung bình trên 25 oC. Tháng VII, VIII nóng nhất có nhiệt độ
trung bình lên tới 28,6oC.

Bảng 1.2 - Nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm vùng dự án (oC)
Tháng
Ttb
Ttb max
Ttb min

I
15,8
19,6
13,3


II
16,5
19,8
14,8

III
19,8
22,6
17,8

IV
23,6
26,6
21,3

V
27,2
31,1
24,3

VI
28,2
32,4
25,7

Tháng
Ttb
Ttb max
Ttb min


VII
28,6
32,7
26,1

VIII
28,6
31,9
25,7

IX
27,0
31,1
24,4

X
25,2
28,7
21,5

XI
20,6
25,4
17,6

XII
17,1
22,0
14,2


1.1.5.2 Mưa
Đây là vùng mưa ít. Tổng lượng mưa trung bình năm giảm dần từ vùng thượng nguồn về hạ lưu: Xuân
Lương 1.600 mm, Mỏ Trạng 1.540 mm và Cầu Gồ 1.448 mm. Mỗi năm có từ 120 đến 125 ngày mưa.
Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X với tổng lượng mưa chiếm tới 85 % lượng mưa cả năm.
Mưa lớn trong mùa mưa đã gây nên tình trạng lũ lụt, đặc biệt ở vùng ven sông làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tháng VII năm 1971 tại Cầu Gồ có lượng mưa
đạt tới 633,6 mm. Các tháng mùa đông mưa rất ít, trung bình chỉ có 6 ÷ 7 ngày mưa nhỏ, thậm chí có
nhiều năm hàng tháng trời không mưa gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Bảng 1.3- Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm vùng dự án (mm)
Tháng
Lượng mưa

I
16,10

II
19,30

III
36,40

14

IV
112,90

V
184,20


VI
229,6


Tháng
Lượng mưa

VII
257,6

VIII
266,3

IX
165,0

X
121,9

XI
26,20

XII
12,40

Cả năm
1.448

Bảng 1.4 - Lượng mưa lớn nhất thực đo thời đoạn 1 và 3 ngày (mm)

Xuân Lương

Mưa thời đoạn
1 ngày max
3 ngày max

148,0
248,0

Mỏ Trạng
241,0
243,2

Cầu Gồ
215,1
281,7

1.1.5.3 Bốc hơi
Bốc hơi vùng dự án khá lớn, bình quân năm khoảng 1.012 mm. Các tháng II đến IV trùng với thời kỳ
ẩm ướt nên lượng bốc hơi thấp. Hai tháng VI, VII là tháng có lượng bốc hơi cao nhất, đạt trên 100 mm
mỗi tháng.

Bảng 1.5- Lượng bốc hơi trung bình tháng nhiều năm vùng dự án (mm)
Tháng
Ztb
Tháng
Ztb

I
78,3

VII
110,3

II
63,9
VIII
84,0

III
62,3
IX
81,7

X
88,5

IV
67,4

V
100,3

VI
101,4

XI
88,4

XII
85,7


Cả năm
1.012,2

1.1.5.4 Độ ẩm
Độ ẩm bình quân năm vùng dự án khá thấp, đạt khoảng 82%. Ba tháng đầu mùa đông (tháng XI, XII
và I) là những tháng khô nhất. Độ ẩm bình quân tháng I chỉ đạt 78%. Thời kỳ ẩm ướt nhất rơi vào
tháng cuối đông (tháng IV) và tháng đầu mùa thu (tháng VIII) với độ ẩm trung bình 85% hoặc hơn.
Đầu mùa hè có thời kỳ tương đối khô, độ ẩm trung bình tháng V chỉ đạt khoảng 82%.

Bảng 1.6- Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm vùng dự án (%)
Tháng
Rtb
Rtb max
Rtb min

I
78,0
88,0
68,0

II
82,0
87,0
73,0

III
84,0
89,0
80,0


Tháng
Rtb
Rtb max
Rtb min

VII
84,0
85,0
78,0

VIII
85,0
89,0
82,0

IX
83,0
88,0
78,0

15

IV
85,0
91,0
80,0
X
82,0
87,0

74,0

V
82,0
86,0
81,0
XI
80,0
84,0
66,0

VI
84,0
87,0
79,0
XII
80,0
84,0
71,0


1.1.5.5 Mây
Lượng mây trung bình năm chiếm khoảng 75% bầu trời. Tháng III u ám nhất có lượng mây cực đại,
chiếm trên 90% bầu trời. Tháng X là tháng quang đãng nhất, lượng mây trung bình chỉ chiếm khoảng
60% bầu trời.

1.1.5.6 Nắng
Số giờ nắng hàng năm trên 1.600 giờ. Các tháng mùa hè (từ tháng V đến X) có nhiều nắng nhất, trên
dưới 200 giờ mỗi tháng. Các tháng II, III trùng với thời gian u ám nên rất ít nắng, chỉ đạt 50 ÷ 60 giờ
mỗi tháng.


Bảng 1.7- Bảng số giờ nắng trung bình các tháng trong năm trạm Bắc Giang
Tháng
Số giờ nắng (h)
Tháng
Số giờ nắng (h)

I
98,9
VII
194,0

II
43,8
VIII
197,7

III
32,4
IX
201,0

IV
114,3
X
189,0

V
204,7
XI

83,6

VI
178,0
XII
44,6

1.1.5.7 Gió
Hướng gió thịnh hành ở vùng này phù hợp với hướng gió mùa chung của toàn miền Bắc: gió mùa
đông chủ yếu là hướng đông bắc, gió mùa hè chủ yếu là hướng nam và đông nam. Tốc độ gió nhìn
chung không lớn, bình quân khoảng 1,5 ÷ 2,0 m/s. Mùa hè thường có gió mạnh trong dông bão. Trong
cơn dông xảy ra vào các tháng VII, VIII tốc độ gió có thể đạt trên 30 m/s.

Bảng 1.8- Bảng tốc độ gió trạm Bắc Giang
Tháng
Trung bình Vtb (m/s)
V max (m/s)
Tháng
Trung bình Vtb (m/s)
V max (m/s)

I
1,3
17,0
VII
1,2
24,0

II
1,3

16,0
VIII
1,0
40,0

III
1,1
20,0
IX
1,0
20,0

IV
1,0
24,0
X
1,1
20,0

V
1,2
25,0
XI
1,1
18,0

VI
1,2
24,0
XII

1,2
18,0

1.1.5.8 Mưa phùn
Hàng năm có khoảng 25 đến 30 ngày mưa phùn. Tháng III có nhiều ngày mưa phùn nhất sau đó là
tháng II và các tháng khác trong mùa đông. Mưa phùn tuy chỉ cho lượng nước không đáng kể nhưng
lại có tác dụng quan trọng cho sản xuất nông nghiệp vì nó duy trì tình trạng ẩm ướt thường xuyên,
giảm bớt nguy cơ hạn hán.

1.1.5.9 Sương mù
Trung bình mỗi năm có khoảng 20 ngày sương mù, chủ yếu xảy ra vào các tháng cuối mùa hạ, đầu
mùa đông. Tháng X có nhiều ngày sương mù nhất (từ 9 -10 ngày).

16


1.1.5.10 Sương muối
Hiện tượng này đôi khi xảy ra. Hàng năm có khoảng một vài ngày có sương muối và thường xuất hiện
vào tháng I.
Đây là vùng trung du núi thấp giáp với đồng bằng Bắc Bộ nên nó mang cả đặc điểm khí hậu vùng núi
đông bắc lẫn khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh,
cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn, mùa hạ nóng và nhiều mưa.

1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
1.2.1 Điều kiện về dân sinh
1.2.1.1 Dân số và dân tộc
Theo số liệu thống kê, đến 12-2014 Yên Thế có 93.083 người trong đó 9 xã và thị trấn liên quan đến
vùng dự án có 9.430 hộ gia đình với 42.616 nhân khẩu. Tốc độ tăng dân số bình quân của cả huyện và
vùng dự án là 1,1 %. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em như Kinh, Tày, Nùng, Sán Chỉ,
Cao Lan, Mường, Sán Dìu, Khơ Me....


1.2.1.2 Nghề nghiệp chính
Phần lớn nhân dân vùng dự án sống bằng nghề nông. Theo số liệu thống kê và điều tra thì trong số
9.430 hộ gia đình có tới 86,94% làm nông nghiệp, 2,8% làm thương nghiệp, 0,8% làm dịch vụ, 0,3%
thủ công nghiệp, còn lại là các hộ khác. Nói chung ngoài nghề nông, các gia đình đều cố gắng làm
thêm mọi nghề phụ có thể làm được để tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống như nghề mộc,
sản xuất hàng thủ công nghiệp, gia công cơ khí nhỏ. Đặc biệt với đặc thù của vùng trung du núi thấp,
phần lớn các gia đình vùng dự án có vườn rộng đều phát triển nghề làm vườn, trồng các loại cây ăn
quả quý như vải thiều, cam, chanh....

1.2.2 Điều kiện về trình độ sản xuất nông nghiệp và tập quán canh tác
So với mặt bằng chung của cả nước thì trình độ sản xuất nông nghiệp của vùng này vẫn còn thấp.
Ngoài lúa vụ đông xuân, lúa vụ màu còn có cây màu lương thực. Vụ đông chủ yếu là trồng màu và các
loại rau quả phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương. Cây màu lương thực tuy có
nhiều loại song khoai lang và ngô vẫn là cây màu chủ lực của vùng.

1.2.3 Giao thông vận tải
1.2.3.1 Đường sắt
Có tuyến Kép - Lưu Xá dài 22 km chạy dọc huyện từ xã Đông Sơn lên Xuân Lương
qua hai ga Mỏ Trạng (xã Tam Tiến) và Bo Lon (xã Hương Vĩ).
1.2.3.2 Đường bộ
Đường bộ vùng dự án chủ yếu là đường đất nối liền trung tâm huyện với các xã và các địa phương
khác. Tuyến đường quan trọng nhất là tỉnh lộ 265 nối liền quốc lộ 1A tại Kép và quốc lộ 1B tại Đồng
Hỷ (Thái Nguyên), qua hầu hết các xã của Yên Thế với tổng chiều dài 31 km (trong đó có trên 11 km
đi qua vùng tưới). Tỉnh lộ 265 nguyên là quốc lộ 379 được nhà nước giao cho tỉnh quản lý trong vài

17


năm gần đây nên mới chỉ có một số đoạn được nâng cấp, rải nhựa còn phần lớn vẫn là đường cấp phối

chất lượng kém. Đường 284 nối liền thị trấn Cầu Gồ với thị trấn Nhã Nam, Cao Thượng và thành phố
Bắc Giang dài gần 23 km (đoạn qua vùng tưới dài 5 km). Phần lớn tuyến đường này đã được nâng cấp
và rải bê tông nhựa, chất lượng khá.
Các đường liên xã của Yên Thế có tổng chiều dài hàng trăm km thông ra đường 265 và 284, chất
lượng xấu, về mùa mưa đi lại rất khó khăn.

1.2.3.3 Đường thủy
Sông Thương là tuyến đường thủy quan trọng nhất. Các tầu trọng tải dưới 100 T có thể đi lại dễ dàng
Nhìn chung giao thông chưa phát triển. Hầu hết các đường bộ kể cả đường cấp quốc gia và cấp tỉnh đi
qua vùng dự án đều có chất lượng xấu, đi lại trong mùa mưa rất khó khăn.

1.2.4 Công nghiệp
Mặc dầu có tiềm năng lớn nhưng công nghiệp của Yên Thế vẫn kém phát triển, hầu như chưa có gì
đáng kể ngoài 2 xí nghiệp xi măng Bố Hạ và Lâm Nghiệp ở gần khu tưới với sản lượng hàng năm từ
40.000 đến 60.000 Tấn, một số xí nghiệp gạch ngói, vôi, chế biến nông lâm sản và cơ khí nhỏ.

1.2.5 Năng lượng
Mạng lưới điện quốc gia đã về đến các trung tâm dân cư lớn của huyện. Phần lớn các gia đình vùng dự
án đã có điện dùng cho sinh hoạt.

1.3 Hiện trạng công trình thủy lợi
1.3.1 Nhiệm vụ
- Cấp nước tưới cho 1.278 ha đất nông nghiệp của 9 xã thuộc huyện Yên Thế.
- Cấp nước sinh hoạt cho 42.616 người.
- Cấp nước cho chăn nuôi: 1.550 con trâu, 2.040 con bò và 5.100 con lợn.
- Phát triển du lịch và cải thiện môi trường sinh thái trong khu vực

1.3.2 Đường đặc tính hồ chứa

Bảng 1.9- Quan hệ giữa cao độ mực nước với diện tích mặt nước và dung tích hồ

Z (m)
F (103
m2)
V (103m3)
Z (m)
F (103
m2)

20

21

22

23

24

25

26

0

30,05

51,47

94,28


164,80

332,38

636,23

0
27
1.094,5
4

15,03
28

55,79
29
1.696,3
8

128,66
30

258,20
31
2.263,7
5

506,79
32


991,09
33

2,547.55

2,970.83

1.391,34

18

1.909,38


V (103m3)

1.856,4
8

3.099,42

4.643,2
8

6.446,15

8.532,7
1

10,938.36


13,697.55

1.3.3 Một vài thông số kỹ thuật chính của hệ thống thủy lợi hồ Sông Sỏi
1) Đập đất chính:
- Chiều dài đỉnh đập: 133,7 m
- Bề rộng đỉnh đập:

- Chiều cao lớn nhất của đập: 15,5 m

5,0 m

- Độ dốc mái: + Thượng lưu: m = 3,0

+ Hạ lưu: m = 2,5

2) Hồ chứa Sông Sỏi:
- Diện tích lưu vực: F= 198,4km2
- Dung tích chết của hồ chứa: Vc= 3,83.106m3; Mực nước chết: Zc= 28,47m
- Dung tích hiệu dụng: Vh= 29,43.106m3; Mực nước dâng bình thường: Zh = 36,09m
3) Cống lấy nước:
- Cống ngầm bố trí dưới đập chính, phía bờ đông và bờ tây sông Sỏi để cấp nước tưới cho các kênh
chính phía đông và phía tây sông Sỏi. Cống có cửa van điều tiết.
- Số lượng: 02 (cống Đông và cống Tây). Hình dạng mặt cắt ngang: Hình chữ nhật. Tiết diện b x h :1,0
x 1,4 (m)
4) Tràn xả lũ: Tràn tự do (cao trình ngưỡng tràn: MNDBT). Bề rộng tràn:∑b = 21,0 m.
5) Đập phụ:
- Số lượng: 5 đập
- Chiều dài đỉnh đập:
Đập phụ


1

2

3

4

5

Chiều dài(m)

256,1

408,0

64,6

66,9

224,5

- Chiều cao lớn nhất của đập phụ:
Đập phụ

1

2


3

4

5

Chiều cao lớn nhất(m)

9,1

5,1

7,1

4,8

6,4

- Bề rộng đỉnh đập:

5,0 m

- Độ dốc mái: Thượng lưu:

m = 3,0. Hạ lưu: m = 2,5

6) Kênh chính Đông:
- Chiều dài: 11,84 km

19



- Diện tích phụ trách: 503 ha.
- Số lượng công trình trên kênh: 40. Trong đó: Cống lấy nước đầu kênh cấp 1: 9; Cầu dân dụng (qua
kênh): 17; Cống tiêu: 10; Cống qua đường: 2; Cầu máng: 1; Tràn qua kênh: 1
7) Kênh chính Giữa:
- Chiều dài: 8,02 km
- Diện tích phụ trách: 466 ha.
- Số lượng công trình trên kênh: 73. Trong đó: Cống lấy nước đầu kênh cấp 1: 43; Cầu dân dụng (qua
kênh): 22; Cống tiêu: 3; Cống qua đường: 3; Cầu máng: 1; Dốc nước: 1
8) Kênh chính Tây:
- Chiều dài: 7,05 km
- Diện tích phụ trách: 309 ha.
- Số lượng công trình trên kênh: 38. Trong đó: Cống lấy nước đầu kênh cấp 1: 22; Cầu dân dụng (qua
kênh): 10; Cống tiêu: 4; Cống qua đường: 2

1.4 Hiện trạng công tác quản lý vận hành
Biên chế cán bộ, nhân viên quản lý hệ thống công trình gồm có: Giám đốc, hai phó giám đốc, tổ hành
chính - kế hoạch sản xuất, kế toán, bảo vệ, cán bộ chuyên môn theo dõi vận hành công trình đầu mối
hồ Sông Sỏi, hệ thống kênh và công trình trên kênh. Tổng số cán bộ công nhân viên quản lý là 40
người.

CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ

TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH MƯA TƯỚI

2.1 Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán
2.1.1 Mục đích, ý nghĩa
2.1.1.1 Mục đích

-Nhằm xác định được mô hình mưa tưới (tổng lượng mưa, phân phối,...) tương ứng với tần suất thiết
kế.
-Từ mô hình mưa tưới thiết kế, tính toán các yêu cầu cấp nước cho các đối tượng sử dụng nước.
-Từ đó đánh giá được khả năng đáp ứng yêu cầu cấp nước của các công trình thủy lợi đã có và đề xuất

20


các giải pháp thủy lợi phù hợp.

2.1.1.2 Ý nghĩa
Việc tính toán và lựa chọn chính xác các mô hình mưa tưới thiết kế có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc đưa ra phương án thiết kế, vận hành, thi công và quản lý công trình thủy lợi; ảnh hưởng rất lớn
đến quy mô và kích thước công trình. Đảm bảo cho công trình hoạt động an toàn, đạt hiệu quả cao;
đảm bảo về mặt kỹ thuật và kinh tế.

2.1.2 Tần suất thiết kế và mức đảm bảo thiết kế:
2.1.2.1 Phân cấp công trình thủy lợi
Phân cấp theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT
- Hệ thống thủy lợi Sông Sỏi có diện tích phục vụ là 1.278 ha, theo bảng 1 của QCVN nói trên cấp
công trình là cấp IV.
- Công trình đầu mối hồ Sông Sỏi là đập đất có H = 15,5m, theo bảng 1 của QCVN nói trên cấp công
trình là cấp III.
Vậy, chọn cấp công trình là cấp III.

2.1.2.2 Các chỉ tiêu thiết kế chính
-Mức đảm bảo phục vụ của công trình thủy lợi: P = 85% (theo bảng 3: QCVN 0404:2012/BNNPTNT)
-Các chỉ tiêu thiết kế chính về dòng chảy: Tần suất lưu lượng, mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra
công trình thủy lợi: Ptk=1,5% ; pkt= 0,5%


2.1.3 Chọn trạm đo mưa tính toán
2.1.3.1 Chọn trạm đo mưa
Khi chọn trạm đo mưa ta cần tuân theo nguyên tắc sau:
+ Trạm phải nằm trong hoặc lân cận khu vực tính toán
+ Trạm có tài liệu mưa ngày và tài liệu mưa đủ dài
+ Trạm có tài liệu đã được xử lý, chỉnh biên.

Vùng thượng nguồn sông Sỏi từ Mỏ Trạng trở lên có hai trạm đo mưa Xuân Lương (ở
giữa lưu vực sông Sỏi) và Mỏ Trạng. Vùng tưới có 4 trạm đo mưa: Cầu Gồ, Bố Hạ,
Cao Thượng và Nhã Nam. Xa hơn về phía đông nam có trạm khí hậu Bắc Giang.
Sau khi so sánh các trạm đo mưa dựa theo nguyên tắc chọn trạm, tác giả chọp trạm đo mưa Cầu Gồ vì
trạm có đầy đủ tài liệu mưa ngày, tài liệu mưa đủ dài và đã được xử lý, chỉnh biên. Như vậy, các đặc
trưng khí tượng sẽ được tính toán theo số liệu của trạm thủy văn Cầu Gồ. Tài liệu thu thập được từ
năm 1988 đến năm 2013 (n = 26 năm).

21


2.1.3.2 Chọn thời đoạn tính toán
Theo chú thích a) điều 5.3.1 của QCVN mô hình mưa tưới thiết kế là mô hình mưa năm.

2.2 Tính toán xác định mô hình mưa tưới thiết kế
2.2.1 Phương pháp tính toán
Mô hình mưa biểu thị lượng mưa ngày của các vụ trong năm. Tính toán mô hình mưa
tưới thiết kế với mục đích xác định lượng mưa và mô hình mưa phân phối theo tần
suất thiết kế nhằm đưa vào phương trình cân bằng nước để tính toán, từ đó tính toán
được chế độ tưới cho các loại cây trồng và mục đích khác.
* Các phương pháp tính:
Hiện tượng thủy văn là loại hiện tượng vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính ngẫu nhiên nên trong
nghiên cứu tính toán thủy văn người ta thường sử dụng 2 phương pháp:

+ Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành.
+ Phương pháp thông kê xác suất.
+ Phương pháp dùng trạm tương tự.
Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành:
Phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm đến các hiện
tượng thủy văn, tính toán các đặc trưng thủy văn bằng phương trình cân bằng nước hoặc các mô hình,
các công thức kinh nghiệm
Trong thực hành phương pháp này được phân chia cụ thể như sau: Phương pháp lưu vực tương tự;
Phương pháp tổng hợp địa lý; Phương pháp phân tích căn nguyên; Phương pháp thống kê xác suất:
Trên cơ sở lý thuyết thống kê xác suất, xem các đặc trưng thủy văn là các đại lượng ngẫu nhiên, vẽ
đường tần xuất và xác định được trị số của các đặc trưng thủy văn ứng với một tần suất thiết kế nào
đó. Điều kiện tiên quyết của phương pháp là phải có số liệu cần thiết đáng tin cậy để tính toán các đặc
trưng tham số thống kê.
Phương pháp dùng trạm tương tự (hay còn gọi là phương pháp bán xác suất và bán nguyên nhân hình
thành):
Phương pháp này dùng những trạm tham khảo có tính thương tự và đại diện cho khí hậu, thủy văn khu
vực thiết kế. Trạm phải đặt tại nơi có địa hình, địa mạo, độ dốc, diện tích, thảm phủ thực vật tương tự
với khu vực nghiên cứu. Trên cở sở tính toán được các tham số thống kê của trạm tham khảo , Cv, Cs ta
sẽ có tham số thống kê của lưu vực cần nghiên cứu.
Trong đồ án này, tác giả lựa chọn phương pháp thống kê xác suất để tính toán vì tài liệu có số năm
quan trắc dài và liên tục.

22


2.2.2 Tính toán xác định các tham số thống kê, vẽ đường tần suất
2.2.2.1 Vẽ đường tần suất kinh nghiệm
Bước 1: Chọn mẫu: , i = 1 n với n là số năm quan trắc có trong tài liệu.
Mẫu được chọn từ chuỗi là tài liệu thực đo, để mẫu càng gần với tổng thể, mẫu phải đ ảm bảo các tiêu
chuẩn là : có tính đại diện, tính độc lập và tính đồng nhất.

Bước 2: Xây dựng đường tần suất.
Giả sử có các mẫu thống kê: X1, X2, ..., Xn.
Sắp xếp chuỗi số liệu từ lớn đến bé.
Tính tần suất kinh nghiệm theo 1 trong các công thức sau:
+ Công thức trung bình:
+ Công thức kỳ vọng:
+ Công thức số giữa:
(Trong đó: m là số thứ tự của năm trong tài liệu đã sắp xếp; n là số phần tử của tài liệu hay số năm
quan trắc)
Đồ án lựa chọn công thức kỳ vọng để tính toán tần suất kinh nghiệm.
Chấm các điểm quan hệ Xi và Pi lên hệ tọa độ
Vẽ đường cong trơn đi qua tâm băng điểm quan hệ.

2.2.2.2 Vẽ đường tần suất lý luận
Để phân biệt với đường tần suất kinh nghiệm, thực chất là mô hình phân phối xác suất được sử dụng
nhiều trong thủy văn, nó có một số đặc điểm phù hợp với diễn biến quy luật của hiện tượng thủy văn.
Chính vì vậy, để vẽ đường tần suất lý luận tương đối phù hợp với đường tần suất kinh nghiệm ta có thể
sử dụng các phương pháp sau để vẽ:
+ Phương pháp mô men
+ Phương pháp 3 điểm
+ Phương pháp thích hợp
Phương pháp mô men: là phương pháp dựa hoàn toàn vào lý thuyết thống kê để tính ra các đặc trưng
thống kê.
+ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, nhanh và cho kết quả tính toán khách quan.
+ Nhược điểm: Khi gặp trường hợp có điểm đột xuất không xử lý được và thường cho kết quả thiên
nhỏ khi tính toán các số đặc trưng thống kê. Phương pháp này kiểm tra sự phù hợp của mô hình xác
suất giả thiết với chuỗi số liệu thực đo bằng phương pháp thống kê thường không đủ nhạy để phản ánh
đầy đủ sự khác nhau giữa mô hình giả thiết với mô hình thực tế. Chính vì sai số lớn nên ít dùng.

23



Phương pháp 3 điểm: Coi như có 3 điểm lý luận lấy trùng với 3 điểm kinh nghiệm. Từ đó ta đi tính
ngược lại các thông số Cv, Cs
+ Ưu điểm: Phương pháp này tính toán nhanh, đơn giản.
+ Nhược điểm: Do tính chất của phương pháp là chọn 3 điểm trên đường tần suất kinh nghiệm để tính
toán nên độ chính xác còn phụ thuộc vào chủ quan người vẽ. Phương pháp này hiện nay cũng ít được
sử dụng.
Phương pháp thích hợp: Là phương pháp cho rằng có thể thay đổi các đặc trưng thống kê trong chừng
mực nhất định sao cho mô hình xác suất giả thiết thích hợp nhất với chuỗi số liệu thực đo.
+ Ưu điểm: Phương pháp này cho ta khái niệm trực quan, dễ dàng nhận xét và xử lý được điểm đột
xuất (khắc phục được nhược điểm của phương pháp mômen)
+ Nhược điểm: Phương pháp này tính toán phức tạp do phải thử dần các giá trị của “m” sao cho đường
tần suất lý luận phù hợp nhất với đường tần suất kinh nghiệm. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, nhờ sự
trợ giúp của máy tính sẽ khắc phục được nhược điểm trên và được áp dụng rộng rãi.
Qua phân tích ưu, nhược điểm của 3 phương pháp trên tác giả chọn phương pháp thích hợp để vẽ
đường tần suất lý luận trong đồ án.
a) Cơ sở của phương pháp:
-Vẽ đường tần suất lý luận bằng phương pháp thích hợp.
-Phương pháp thích hợp cho tằng có thể thay đổi các đặc trưng thống kê trong chừng mực nhất định
sao cho mô hình xác suất giả thiết (đường tần suất lý luận) thích hợp nhất với chuỗi số liệu thực đo.
b) Các bước tính toán:
Bước 1: Vẽ đường tần suất kinh nghiệm từ mẫu thống kê.
Bước 2: Tính trị số bình quân , hệ số phân tán Cv, hệ số thiên lệch Cs theo công thức:
Trị số bình quân:
Hệ số phân tán: , Trong đó Ki là hệ số môđun Ki =
Hệ số thiên lệch: Cs = m.Cv
Bước 3: Giả thiết mô hình phân bố xác suất lý luận ứng dụng (đã chọn ứng dụng mô hình Pearson III
ở trên)
Bước 4: Tính tung độ của đường tần suất lý luận

Xp = Kp. (Kp tra theo Cv, Cs, P)
Bước 5: Kiểm tra sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận với các điểm tần suất kinh nghiệm bằng cách
chấm quan hệ Qp ~ P lên giấy tần suất, nối các điểm đó lại thành đường tần suất lý luận.
Nếu đường tần suất lý luận phù hợp với các điểm tần suất kinh nghiệm là được.

24


Nếu không phù hợp thì thay đổi các thông số

X

, CV, CS thích hợp để đạt được kết quả tốt nhất.

Bước 6: Xác định trị số thiết kế.
Tra trên đường tần suất lý luận giá trị thiết kế Xp ứng với tần suất thiết kế P=85%.
Bước 7: Xác định mô hình phân phối thiết kế.
*Nguyên tắc chọn mô hình mưa điển hình:
+ Năm điển hình phải có trong tài liệu.
+ Mô hình mưa điển hình được chọn phải có lượng mưa gần bằng lượng mưa ứng với tần suất thiết kế
P = 85%.
+ Có dạng phân phối lượng mưa trong năm là phổ biến nhưng thiên về bất lợi.
*Tiến hành thu phóng:
Phương pháp thu phóng:
Vì lượng mưa điển hình khác với lượng mưa thiết kế (P TK = 85%) nên ta phải thu phóng lại mô hình
mưa điển hình bằng một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp thu phóng cùng tỷ số: Phương pháp này phù hợp cho trận mưa điển hình và lượng mưa
của cả trận là lượng mưa thiết kế.
Phương pháp thu phóng cùng tần suất: Phương pháp này phù hợp cho trận mưa thiết kế có cùng lượng
mưa với thời đoạn ngắn tương ứng với tần suất thiết kế.

Nhưng các hệ số K1, K2, …, Kn khác nhau thì hình dạng của trận mưa không được bảo tồn.
Chọn phương pháp thu phóng cùng tỷ số để thu phóng.
Hệ số thu phóng:
Trong đó:
K: Hệ số thu phóng
Xp=85%: Lượng mưa mô hình thiết kế ứng với tần suất P = 85% (mm)
Xđh: Lượng mưa mô hình phân phối điển hình (mm)
Tính lượng mưa ngày của vụ thiết kế: Xitk = Xiđh . K (mm)
Trong đó:
Xitk: Lượng mưa ngày thứ i thiết kế
c) Vẽ đường tần suất lý luận:
Trong đồ án dùng phương pháp thích hợp với mô hình phân phối xác suất pearson III để tính toán.
Phương pháp thích hợp cho rằng có thể thay đổi các số đặc trưng thống kê,Cv,Cs, trong chừng mực

25


×