Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại xã yên tiến, huyện ý yên, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 119 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường

Ngành: Kỹ
LỜI CAM ĐOAN

Tên em là : ĐINH THỊ PHƯỢNG
Mã số sinh viên: 1251090126
Lớp

: 54 MT

Ngành

: Kỹ thuật Môi trường

Khóa học: K54 (2012-2017)
Em xin cam đoan quyển đồ án được chính em thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. ĐỖ THUẬN AN với đề tài nghiên cứu trong đồ án:
“Thiết kế hệ thống quản lý, thu gom chất thải rắn, chất thải
sinh hoạt tại xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”. Đây
là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với đề tài đồ án nào trước
đây, do đó không có sự sao chép của bất kỳ đồ án nào. Nội dung của
đồ án được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu
nghiên cứu và sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung này, em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định

1

1


Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường

Ngành: Kỹ
LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập tại Khoa Môi trường, Trường Đại học Thủy
Lợi, em đã thực hiện đồ án với đề tài: “Thiết kế hệ thống quản lý,
thu gom chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại xã Yên Tiến,
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề án tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
tận tình của Thầy giáo ĐỖ THUẬN AN. Sự giúp đỡ và tạo điều kiện
của ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể thầy giáo, cô giáo trong
khoa Môi Trường đã giảng dạy em trong 4,5 năm học vừa qua. Nhân
dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị Phòng Tài
nguyên & Môi trường huyện Ý Yên và UBND xã Yên Tiến đã giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu thực
hiện đồ án và hoàn thành tốt đề tài này.
Ngoài ra, để thực hiện tốt đề tài này em xin được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, anh chị, bạn bè, người dân tại khu vực
nghiên cứu… đã động viên giúp đỡ em cả về tinh thần và vật chất,
tạo mọi điều kiện cho em trong trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm, thời gian thực hiện hạn chế và
gặp một số khó khăn trong quá trình đi khảo sát thực tế, không tránh

khỏi nhiều thiếu sót và còn nhiều hạn chế, em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo cũng như tất cả mọi người.
Em xin chân thành cảm ơn!

2

2
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường

Ngành: Kỹ

MỤC LỤC

3

3
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường

Ngành: Kỹ


DANH SÁCH HÌNH ẢNH

4

4
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường

Ngành: Kỹ
DANH MỤC BẢNG

5

5
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ngành: Kỹ

UBND: Ủy ban nhân dân
QL: Quốc lộ

CTR: Chất thải rắn
BVTV: Bảo vệ thực vật
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa (là lượng oxy cần thiết để vi sinh
vật oxy hoá các chất hữu cơ)
COD:Nhu cầu oxy hóa học (là lượng oxy cần thiết để oxy hoá
các hợp chất hoá học)
DO: là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp
của các sinh vật nước
TDS: Tổng chất rắn hoà tan, là tổng số các ion mang điện
tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại
BCLVS: Bãi chôn lấp vệ sinh

6

6
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường

7

Ngành: Kỹ

7
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường

Ngành: Kỹ

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Song song với quá trình phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hóacông nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ là nhiều vấn đề môi trường gây
bức xúc nảy sinh, liên quan đến các hoạt động dân sinh, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,…Nhu cầu đời sống ngày càng
tăng cao, tỷ lệ thuận với lượng rác thải ra ngoài môi trường. Và các
ảnh hưởng tương quan giữa các vấn đề môi trường cần có sự nghiên
cứu giải quyết hợp lý nhằm hướng tới phát triển bền vững. Trong các
vấn đề về môi trường thì chất thải rắn, chất thải sinh hoạt là một vấn
đề nghiêm trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận.
Xã Yên Tiến là một xã có nhiều làng nghề, với dân số 13.648
người (năm 2015) tương đối đông của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Theo các tài liệu quy hoạch thì dự kiến đến năm 2030 dân số sẽ là
khoảng 16.000 người. Tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh
là 5 tấn/ngày, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt thu gom là 4,8
tấn/ngày (năm 2015). Tần xuất thu gom trung bình 3-4 ngày/lượt.
Hình thức thu gom là gõ kẻng để người dân màn rác ra đổ. Phương
tiện thu gom là xe thô sơ và lao động thủ công là chủ yếu, ngoài ra
có 1 xe cơ giới ba bánh . Đối với rác thải từ làng nghề như sơn, mùn,
gỗ,… cũng được thu gom cùng rác sinh hoạt. Sau đó rác được trở ra
đổ ở bãi trống gần cánh đồng.
Các vấn đề chính cần quan tâm đó là tần suất thu gom quá lâu,
lượng rác thải ra mỗi ngày của các hộ gia đình nhiều, dẫn đến người
dân vẫn phải mang rác đi vứt không đúng nơi quy định. Nhiều hộ gia

đình ở sâu trong ngõ, vì người đi gõ kẻng không cố định giờ thu rác
nên họ không kịp chuẩn bị để mang rác ra kịp. Bên cạnh đó, tất cả
các loại rác đều được chất lên xe, chưa có ý thức phân loại rác từ
trước nên việc phân loại rác sẽ mất nhiều thời gian, công sức hơn.
8
8
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
Cũng chưa có thùng chứa rác mà moị người hầu như bỏ rác vào túi
nilong. Cuối cùng là rác thu gom chưa có biện pháp xử lý triệt để,
hợp vệ sinh.
Do xã chưa có hệ thống phân loại, thu gom và xử lý rác hợp lý.
Người dân còn đổ rác, vứt rác bừa bãi, chưa có ý thức phân loại rác
và đổ rác đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, rác thải vứt bừa bãi sinh
mùi hôi thối, khó chịu, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước
ngầm và đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe của dân cư sống gần đó.
Vì thế cần có những phương án để quản lý cũng như để người
dân hiểu,phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định. Bởi nếu được
phân loại sẽ có nhiều thành phần được tái chế, nhiều thành phần
dùng được cho sản xuất phân compost, không chỉ giúp giảm chi phí
quản lý và xử lý chất thải rắn mà còn tiết kiệm nhiều nguồn tài
nguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Từ thực trạng
trên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế hệ thống quản
lý, thu gom chất thải rắn, chất thải sinh hoạt tại xã Yên Tiến,
huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, thu thập số liệu và nghiên cứu, đề tài sẽ
thực hiện một số mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát: Phát triển kế hoạch thu gom và phân loại
rác thải nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn đang
bị ô nhiễm do tình trạng xả rác bừa bãi của người dân.
Mục tiêu cụ thể:
Giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác
và có ý thức phân loại rác cũng như đổ rác đúng nơi quy định. Giúp
việc quản lý rác thải được tốt hơn.
Lập kế hoạch thu gom rác.
Thiết kế được hướng tuyến và các vị trí thu gom rác hợp lý, để
người dân trong xã dễ dàng, thuận tiện đổ rác.
9

9
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường
Thiết kế trạm trung chuyển rác cho cả xã Yên Tiến.

Ngành: Kỹ

Khái toán kinh tế tài chính.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại xã Yên Tiến, một xã phát
triển mạnh nghề thủ công mỹ nghệ tre, nứa chắp và nghề làm đồ

thờ, đồ gỗ. Xã có 10 thôn và 9 xóm với diện tích tự nhiên là 905,08
ha: Thôn Thượng Thôn, thôn Đằng Chương, thôn Văn Tiên, thôn Tân
Cầu, thôn Kênh Hội, thôn Đồng Văn, thôn Đồng Tiến, thôn Trung
Thôn, thôn Tân Lập, thôn Đông Hưng, xóm Hùng Vương, Đông Thịnh,
Bè, Hoa Lư, Trung Thứ, Quyết Tiến, Tân Hưng, Cộng Hòa, Bắc Sơn.
Tập trung nghiên cứu hiện trạng quản lý rác tại xã và đưa ra những
biện pháp, thiết kế hệ thống quản lý, thu gom rác cho xã.

Hình 1: Bản đồ xã Yên Tiến
Cạnh xã Yên Tiến là xã Yên Ninh, Yên Thắng, Thị Trấn Lâm, Yên
Bằng, Yên Hồng với những thế mạnh khác nhau của mỗi xã như: Yên
Ninh với làng nghề đồ gỗ La Xuyên nổi tiếng, Thị Trấn Lâm với nghề
10

10
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
đúc đồng gia truyền, Yên Thắng, Yên Bằng và Yên Hồng thì thế mạnh
về sản xuất nông nghiệp, hoa màu. Các xã có sự liên kết, gắn bó với
nhau để cùng phát triển.
4. Nội dung nghiên cứu
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số, hiện
trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Yên Tiến.
Tổng quan về chất thải rắn và phương pháp xử lý.
Nghiên cứu hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý

chất thải rắn, chất thải sinh hoạt của xã Yên Tiến.
Dự báo tải lượng chất thải rắn, chất thải sinh hoạt của xã Yên
Tiến đến năm 2035.
Đánh giá hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn, chất thải sinh
hoạt của xã Yên Tiến.
Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại xã Yên Tiến.
Lập kế hoạch thu gom rác.
Thiết kế hướng tuyến và các vị trí thu gom rác hợp lý.
Thiết kế trạm trung chuyển rác cho cả xã.
Khái toán kinh tế tài chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Các nguồn tài liệu được thu thập từ UBND xã/thị trấn, phòng Tài nguyên – môi
trường huyện, internet, sách giáo trình và bài giảng của giáo viên…Các tài liệu, thông
tin sau khi thu thập được sẽ được chọn lọc, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu, thông
tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp thống kê
Số liệu cũng như thông tin thu thập được tư nhiều nguồn, nhiều cách khác nhau
sẽ được thống kê theo chuyên đề đã lựa chọn, sau đó xây dựng nên cơ sở dữ liệu cho
đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điều tra xã hội học

11

11
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
Nhằm đánh giá nhận thức, lấy ý kiến của người dân và điều tra
khối lượng rác trong dân cư, xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và
điều tra các hộ gia đình sống tại xã Yên Tiến. Đối tượng được phỏng
vấn là những người dân thuộc nhiều thành phần dân cư khác nhau
như giáo viên, nông dân, chủ xưởng đồ gỗ, đồ thờ, …
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến, hướng dẫn của T.S Đỗ Thuận An về những nội
dung của đề tài.
Phương pháp dự báo
Trong đề tài nghiên cứu có sử dụng mô hình tính toán đơn giản là
mô hình dự báo dân số và dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn xã phát sinh và thu gom được.
Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp
Trên cơ sở tiến hành phân tích, đánh giá, sử dụng excel để tính
toán, tổng hợp số liệu, từ đó lựa chọn vấn đề ưu tiên, lựa chọn
phương án trình bày phù hợp trong điều kiện thực tiễn của địa
phương.
6. Cấu trúc đồ án
Thuyết minh: gồm 7 chương
Chương I: Điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội của xã Yên
Tiến- Ý Yên- Nam Định
Chương II: Tổng quan về chất thải rắn và phương pháp xử lý
Chương III: Hiện trạng thu gom – xử lý chất thải rắn tại xã Yên
Tiến
Chương IV: Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn cho xã
Yên Tiến
Chương V: Thiết kế hướng tuyến và các vị trí thu gom rác
Chương VI: Thiết kế trạm trung chuyển rác

Chương VII: Khái toán kinh tế - tài chính
Kết luận kiến nghị
12

12
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường
Tài liệu tham khảo

Ngành: Kỹ

Các bản vẽ dự kiến:
Bản vẽ vạch tuyến thu gom rác, các vị trí thu gom rác
Bản vẽ điểm thu gom
Bản vẽ điểm trung chuyển rác

13

13
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường


Ngành: Kỹ

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA XÃ YÊN TIẾN, HUYỆN Ý YÊN, TỈNH
NAM ĐỊNH
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ý Yên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định, cách thành
phố Nam Định hơn 20km, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây
giáp tỉnh Ninh Bình ngăn cách bởi con sông Đáy, phía Đông giáp
huyện Vụ Bản, phía Nam giáp huyện Nghĩa Hưng.
Xã Yên Tiến nằm phía Nam huyện Ý Yên, nằm giáp trung tâm
huyện lỵ, có tổng diện tích hành chính là 905,08 ha. Xã có 2 làng
nghề: Cát Đằng và Thượng Thôn. Phía Bắc giáp Thị Trấn Lâm và xã
Yên Ninh. Phía Nam giáp xã Yên Khang. Phía Đông giáp xã Yên Thắng
và Yên Đồng. Phía Tây giáp xã Yên Hồng và Yên Bằng.

14

Hình 2: Bản đồ huyện Ý Yên và xã Yên Tiến
14
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường
1.1.2. Địa hình

Ngành: Kỹ


Địa hình xã là dạng đồng bằng, khá bằng phẳng . Hệ thống các
sông Sắt, sông S40 và sông S48 phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông
nghiệp và dân sinh.

15

15
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường
1.1.3. Khí hậu

Ngành: Kỹ

Xã Yên Tiến có khí hậu hiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc khu vực
đồng bằng Bắc Bộ, nóng ẩm, mưa nhiều, có bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông rõ rệt.
-

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình mùa hạ là 31,2 oC, nhiệt độ trung
bình mùa đông là 18,5oC, nhiệt độ trung bình cao nhất : 34,3 oC,

-

nhiệt độ trung bình thấp nhất là 9,0 oC.
Lượng mưa: mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10. Lượng

mưa trung bình hàng năm là 1562 mm. Lượng mưa ngày lớn nhất
là 284mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm ảnh hưởng
đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu

-

hoạch vụ chiêm xuân.
Gió: Hướng gió chủ đạo thay đổi theo mùa, tốc độ trung bình cả
năm là 2-2,3 m/s. Hướng gió mùa hè: chủ yếu là gió Đông Nam,
tần suất là 50-70%, tốc độ gió trung bình 1,9-2,2 m/s. Tốc độ cực
đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hè thường xuất hiện các đợt
gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng. Hướng gió
mùa đông chủ yếu là gió Đông Bắc, tần suất 60-70%, tốc độ gió
trung bình 2,4-2,6 m/s.
Nhìn chung khí hậu Yên Tiến thuận lợi cho môi trường sống, sự

phát triển của hệ sinh thái động thực vật. Việc phát triển sản xuất
nông nghiệp đặc biệt là gieo trồng có thể tiến hành quanh năm.
1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã Yên Tiến
1.1.4.1. Tài nguyên nước
Có nhiều hệ thống sông ngòi làm phong phú nguồn nước mặt
trên địa bàn xã. Ngoài ra các ao hồ trong khu dân cư, các mặt nước
trong các vùng chuyển đổi được quản lý sử dụng tương đối tốt.
1.1.4.2. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Yên Tiến là 905,08 ha. Đất đai
của xã được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa của hệ thống
sông Hồng.
16

16

Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường
1.1.4.3. Tài nguyên thiên nhiên

Ngành: Kỹ

Thảm thực vật: Cây trồng chủ yếu là lúa, ngoài ra cũng có một
số loại cây hoa màu khác như ngô, khoai, đỗ và một số loại rau màu
khác. Các loài cây gỗ chủ yếu như bạch đàn, phi lao, xà cừ,… cây ăn
quả: nhãn,đu đủ, hồng xiêm,…, cây mọc tự nhiên ở dạng cây bụi.
Động vật: thành phần động vật chủ yếu là các loại gia cầm, gia
súc.
Tài nguyên khoáng sản: có các loại khoáng sản khai thác đều có
chất lượng khá tốt.
1.1.4.4. Tài nguyên nhân văn
Xã có đình Cát Đằng, đình Thượng Đồng, chùa Đằng Chương,
chùa Văn Tiên, nhà thờ họ giáo Kênh Hội, hệ thống miếu, nhà thờ họ,
…đã được xây dựng lâu đời. Các công trình này đều có giá trị tâm
linh cao, được trùng tu nâng cấp bằng tiền và công sức đóng góp của
người dân.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1. Quy mô dân số
Xã Yên Tiến được chia làm 10 thôn và 9 xóm với diện tích đất tự
nhiên là 905,08 ha. Dân số hiện trạng là 13.648 người. Tỷ lệ tăng tự
nhiên là 0,95%. Số người trong độ tuổi lao động là 7500 người chiếm
55% dân số. Trong đó làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 6000

người chiếm 80%, còn lại 20% lao động trong lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ thương mại, công chức, viên chức nhà nước. Số lượng người
trong độ tuổi còn đi học là 3500 người, chiếm 25,6% dân số toàn xã.
Xã Yên tiến có hai làng nghề chính đó là Cát Đằng và Thượng
Thôn, ngành nghề sản xuất chủ yếu là mây, tre, nứa ghép, đồ gỗ, đồ
thờ. Với làng nghề Cát Đằng, tổng số lao động có 1700 người với
tổng khối lượng sản phẩm là 30000 sp/năm. Với làng nghề Thượng
Thôn, tổng số lao động là 1200 người với tổng khối lượng sản phẩm
là 25000 sp/năm.
17

17
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
So với các xã khác của huyện thì Yên Tiến là một xã đông dân
cư, có nhiều làng nghề phát triển và duy trì làng nghề lâu đời.
1.2.2. Kinh tế - xã hội
Ý Yên nằm giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Nam
Định và Ninh Bình, huyện có tuyến đường cao tốc, quốc lộ 10, đường
sắt xuyên Việt đi qua… Ý Yên hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để
thông thương và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Xã Yên Tiến có tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt xấp xỉ 165 tỷ
đồng. Thu nhập bình quân 12 triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm
2011 là 12%.
Cơ cấu kinh tế của xã năm 2010: sản xuất nông nghiệp hiện

trạng chiếm 50%, lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 40% và
thương mại du lịch chiếm 10%. Qua đó có thể thấy xã vẫn còn thiên
nhiều về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Các hình thức sản xuất:
-

Về trồng trọt: năng suất lúa bình quân đạt ở mức 110-115 tạ/ha.
Về chăn nuôi: trên địa bàn xã chủ yếu chăn nuôi lợn, trâu bò, gia
cầm. Trong đó: lợn 2000 con, trâu bò 200 con, đàn gia cầm xấp

-

xỉ 20000 con.
Về thủy sản: Sản lượng thu hoạch 15-20 tấn, chủ yếu là sản
lượng cá.

1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Tiến
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Yên Tiến là 905,08 ha, trong
đó các công trình giáo dục gồm 1 trường THCS, 2 trường tiểu học và
2 trường mầm non với tổng diện tích 31279 m 2. Trạm y tế xã diện
tích 2440 m2 nằm tại thôn Trung Thôn. Bưu điện văn hóa xã nằm tại
thôn Đông Hưng diện tích 106 m2. Nghĩa trang liệt sĩ nằm tại xóm
Hùng Vương diện tích 2641 m 2. Chợ: xã hiện chưa có chợ trung tâm,
chỉ có chợ nhỏ lẻ tự phát ( chợ Đình, chợ Cầu Đen ). Nhà văn hóa:
hiện xã có 9 nhà văn hóa cấp thôn, xóm với tổng diện tích 4680 m2.
Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng gồm: đình Cát Đằng, đình
18
18
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
Thượng Đồng, chùa Đằng Chương, nhà thờ họ giáo Kênh Hội,…đã
được xây dựng lâu đời. Nhà ở dân cư: đối với nhà ở của các hộ thuần
nông diện tích khuôn viên từ 300 – 1200 m 2, nhà ở của các hộ sản
xuất tiểu thủ công nghiệp có diện tích lô đất là 160 – 500 m 2, nhà ở
của các hộ hoạt động dịch vụ có diện tích lô đất 100 – 150 m 2.
1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật
1.2.4.1. Hệ thống giao thông
Đường đối ngoại: Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam đi qua với
chiều dài 3,3 km, hiện tại mặt đường trải nhựa rộng 11m, nền đường
rộng 12m. Tỉnh lộ 485 (57A cũ ) với chiều dài 1,1 km, hiện tại mặt
rộng 9,0 m, nền rộng 11m. Huyện lộ 57B với chiều dài 0,7 km, mặt
rộng 3m, nền rộng 7m. Huyện lộ 57C với chiruf dài 2,7 km, mặt rộng
7m, nền rộng 9m.
Đối với đường trục xã, liên xã: Trục xã từ Trung Thôn qua UBND
xã tới huyện lộ 57B, chiều dài 0,64 km, hiện tại mặt rộng 7m, nền
rộng 9m. Đường trục xã từ QL10 đến thôn Đồng Tiến, chiều dài 2,44
km, mặt rộng 2m, nền rộng 5m. Đừng trục xã từ thôn thượng Đồng
đến thôn Kênh Hội chiều dài 1,83km, mặt rộng 2m, nền rộng 5m.
Đường trục thôn, liên thôn: các trục đường thôn có chiều rộng
mặt đường 2 – 3m, nền đường 4 – 5m.
Đường ngõ xóm: các trục đường ngõ thôn còn khá nhỏ, trung
bình nền đường rộng 2 – 3m.
Đường nội đồng rộng trung bình 1,5 – 2m.
1.2.4.2. Hệ thống cấp nước
Trên 50% số hộ dân dùng nước sạch được cung cấp từ nhà máy

nước của Thị Trấn Lâm, số hộ còn lại đang sử dụng nước tự nhiên và
tự khai thác nước ngầm.
1.2.4.3. Cấp điện
Nguồn điện cấp cho toàn xã lấy từ đường điện 35KV Ninh Bình –
Vụ Bản. Hiện tại xã có 11 trạm biến áp, trong đó có 2 trạm công suất
19

19
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
180 KVA, 2 trạm công suất 500 KVA, 6 trạm có công suất 250 KVA và
một trạm có công suất 400 KVA. Tổng công suất các trạm là 3260
KVA.
1.2.5. Hiện trạng môi trường
1.2.5.1. Hệ thống thoát nước
Thoát nước: hệ thống thoát nước chủ yếu thoát trực tiếp ra sông,
hồ, đồng ruộng xung quanh.
1.2.5.2. Hiện trạng vệ sinh môi trường
Vệ sinh môi trường: Hiện tại toàn xã các điểm tập kết rác còn
nhỏ lẻ, phân tán.
Về quản lý chất thải rắn (CTR) thì xã đã thành lập tổ thu gom, xử
lý rác thải, bao gồm 15 tổ hoạt động thu gom cho 19 thôn với 30
người trực tiếp làm nhiệm vụ. Các tổ thu gom dưới sự điều hành,
quản lý của các trưởng thôn, xóm. Tuy nhiên, xã chưa có hệ thống
phân loại, thu gom và xử lý rác hợp lý. Công tác tuyên truyền còn

hạn chế, nên người dân còn đổ rác, vứt rác bừa bãi, chưa có ý thức
phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định.

Hình 3: Hình ảnh dòng sông Đằng bị ô nhiễm do rác thải

20

20
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
1.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
môi trường
Xã có những thuận lợi: trong những năm qua, tốc độ phát triển
kinh tế của xã Yên Tiến đã tăng đáng kể. Điều kiện tự nhiên, hiện
trạng phát triển kinh tế xã hội cho thấy việc quy hoạch xây dựng
nông thôn mới của xã Yên Tiến có nhiều thuận lợi. Có mối liên hệ
giao thông tương đối thuận lợi, là điều kiện tốt để phát triển sản
xuất, giao lưu hàng hóa và hội nhập phát triển kinh tế, văn hóa - xã
hội. Nông dân có trình độ thâm canh nông nghiệp khá, quỹ đát phát
triển nông nghiệp lớn và tương đối đa dạng. Xã là vùng có tiềm năng
phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương
mại đa ngành, nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề khá. Đất đai khá
bằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì xã cũng còn những khó khăn: cơ

sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kĩ thuật còn thiếu, chưa đồng bộ, nhiều
công trình bị xuống cấp. Kinh phí để xây dựng hệ thống giao thông,
thủy lợi tương đối tốn kém. Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ lệ cao, ngành nghề dịch vụ phát triển chưa nhanh.
Chưa có kế hoạch xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi
trường, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân
và đến môi trường sinh thái.
Hạ tầng đáp ứng nhu cầu thu gom và vận chuyển CTR vẫn còn
yếu kém. Công tác quản lý môi trường trong làng nghề gặp nhiều
khó khăn với lý do: Việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là
hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ở, nhà ở trong khu dân cư. Việc
quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường: mùi, bụi, tiếng ồn, nước thải chưa
triệt để. Làng nghề không có cán bộ phụ trách môi trường. Kinh phí
cho công tác đảm bảo vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, công
tác vận động nhân công thu gom xử lý rác thải còn nhiều khó khan
21

21
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
do các thôn, xóm còn nằm rải rác, phương tiện thu gom chủ yếu
bằng xe thô sơ, giá nhân công thấp, không có chế độ đảm bảo sức
khỏe cho người trực tiếp thu gom, xử lý rác thải.

22


22
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
thuật Môi trường

Ngành: Kỹ

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
2.1. Sơ lược về chất thải rắn
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải ở trạng thái rắn phát sinh
trong các hoạt động thường ngày của con người từ các khu dân cư,
làng mạc, trường học, cơ quan…Chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi
là rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp xử lý, tái
chế, tái sử dụng hợp lý để thu hồi năng lượng và bảo vệ môi trường.
2.1.2. Các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của chất thải rắn
( CTR )
2.1.2.1. Tính chất vật lý của CTR
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR là khối lượng
riêng, độ ẩm, kích thước và cấp phối hạt, khả năng giữ nước thực tế
và độ thấm của chất thải đã được nén.
-

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng của CTR là trọng lượng của một đơn vị vật chất

tính trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3).
-

Độ ẩm
Độ ẩm là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải

ở trạng thái nguyên thủy. Đơn vị ( %). Độ ẩm của CTR được biểu diễn
bằng 2 phương pháp: phương pháp khối lượng khô và phương pháp
khối lượng ướt.
-

Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong CTR
Tính chất này đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán và

thiết kế các phương tiện cơ khí: thu hồi vật liệu, sử dụng các sàng lọc
phân loại bằng máy hoặc phân chia loại bằng phương pháp từ tính.
23

Khả năng giữ nước thực tế của CTR
23
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
Là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẫu chất thải

dưới tác dụng của trọng lực.
-

Độ thấm của CTR đã được nén
Là một tính chất vật lý quan trọng, chi phối và điều khiển sự di

chuyển của các chất lỏng ( nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm...) và
các khí bên trong bãi rác.
2.1.2.2. Tính chất hóa học của CTR
Thành phần hóa học của các vật liệu cấu tạo nên CTR đóng vai
trò rất quan trọng trong việc đánh giá các phương pháp, lựa chọn
phương thức xử lý và tái sinh chất thải.
Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của chất thải rắn đô thị gồm: chất hữu cơ, chất
tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị.
-

Chất hữu cơ : Lấy mẫu nung ở 950 oC, phần bay hơi đi là phần chất hữu cơ hay
còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40

-

– 60%, giá trị trung bình là 53%.
Chất tro : Là phần còn lại sau khi nung ở 950 độ C. Nhiệt độ nóng chảy của

-

tro thường nằm trong khoảng 11000oC – 12000oC.
Hàm lượng cacbon cố định : Là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô
cơ khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 950 độ C, hàm lượng này
thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ này chiếm


-

khoảng 15 – 30%, giá trị trung bình là 20%.
Nhiệt trị : Là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị nhiệt được xác
định theo công thức Dulong :
Btu = 145.4C + 620 ( H 1/8 O ) + 41S
Trong đó : C : carbon %
H : Hydro %
O : Oxy %
S : Lưu huỳnh %
Nhiệt trị của các thành phần chất thải rắn cũng có thể được xác

định bằng cách sử dụng nồi hay lò chưng cất quy mô lớn.
2.1.2.3. Tính chất sinh học
24

24
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Kỹ
thuật Môi trường
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ của chất
thải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được
chuyển hóa sinh học thành khí, chất rắn vô cơ và hữu cơ khác. Sự
phát sinh mùi và côn trùng có liên quan đến quá trình phân hủy của
các vật liệu hữu cơ tìm thấy trong chất thải rắn sinh hoạt.

-

Khả năng phân hủy sinh học của thành phần chất hữu cơ
Thành phần CTR dễ bay hơi, được xác định bằng cách đốt ở

550oC, thường sử dụng như một thước đo sự phân hủy sinh học của
phần hữu cơ trong CTR sinh hoạt. Việc sử dụng CTR bay hơi để mô tả
khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR thì không
đúng vì một vài thành phần tạo thành chất hữu cơ của CTR sinh hoạt
có khả năng dễ bay hơi cao nhưng khả năng phân hủy lại thấp (như
giấy in báo, cành cây…). Thay vào đó, hàm lượng lignin của CTR có
thể được ứng dụng để ước lượng phần chất thải dễ phân hủy sinh
học.
Khả năng phân hủy chung của các hợp chất hữu cơ trong chất
thải rắn đô thị dựa trên cơ sở hàm lượng lignin được trình bày ở
bảng. Theo đó, những chất thải hữu cơ có thành phần lignin cao, khả
năng phân hủy sinh học thấp đáng kể so với các chất khác.
Bảng 1: Khả năng phân hủy sinh học các chất hữu cơ
Hợp phần

Chất rắn

Thành

Phần

bay hơi (%

phần lignin


phân

tổng chất

(% chất rắn

hủy

rắn )

bay hơi)

sinh

Chất thải thực 7-15
phẩm
Giấy báo

học
0.8

0.4
2

94.0

21.9

0.2
2


Giấy văn phòng

96.4

0.4

0.8
2

25

25
Sinh viên: Đinh Thị Phượng
Lớp: 54MT


×