Tải bản đầy đủ (.docx) (150 trang)

Thiết kế hệ thống tưới phục vụ sản xuất thâm canh mía xã lương sơn huyện thường xuân tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN TRẦN HOÀNG ANH

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI PHỤC VỤ SẢN XUẤT
THÂM CANH MÍA XÃ LƯƠNG SƠN HUYỆN THƯỜNG XUÂN
TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN TRẦN HOÀNG ANH

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI PHỤC VỤ SẢN XUẤT
THÂM CANH MÍA XÃ LƯƠNG SƠN HUYỆN THƯỜNG XUÂN
TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Ngành (chuyên ngành) :
Mã số:
NGƯỜI HƯỚNG DẪN


Kỹ thuật và quản lý tưới hiện đại
TS. Nguyễn Thị Hằng Nga
ThS. Nguyễn Việt Anh

HÀ NỘI, NĂM 2016


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là Đồ án tốt nghiệp của bản thân tác giả. Các kết quả trong
Đồ án tốt nghiệp này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới
bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả ĐATN
Chữ ký

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 3


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh


LỜI CÁM ƠN
Sau 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp kỹ sư với đề tài: “Thiết kế hệ thống tưới phục vụ
sản xuất thâm canh mía xã Lương Sơn huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa” nay
tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa kỹ thuật tài
nguyên nước, bạn bè cùng gia đình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Ts.Nguyễn Thị Hằng Nga và ThS.
Nguyễn Việt Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian qua.
Thời gian làm đồ án giúp tôi có điều kiện ôn lại các kiến thức cũ một cách hiệu quả và
được biết thêm nhiều những kiến thức thực tế mà trong quá trình học tập tại trường tôi
chưa được tiếp cận. Chính quá trình làm đồ án tốt nghiệp đã giúp tôi thêm tự tin với
kiến thức đã lĩnh hội được trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, là hành
trang chuẩn bị khi bước vào nghề. Xin chân thành cảm ơn trường Đại học Thủy lợi nói
chung và các thầy cô giáo nói riêng đã tạo điều kiện để tôi được thực hiện đồ án tốt
nghiệp để có được hình dung cụ thể công việc của nghề kỹ sư tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 4


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

MỤC LỤC

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 5


GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

CHƯƠNG 1.
1.1

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

TỔNG QUAN DỰ ÁN

Đặc điểm tự nhiên của hệ thống

1.1.1 Vị trí địa lý của hệ thống
Thường Xuân là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Cách
Thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km. Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc.
Phía Tây giáp huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An và huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước
CHDCND Lào. Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn. Phía Nam giáp huyện
Như Xuân và Như Thanh.
Lương Sơn là một xã thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.Nằm ở
vị trí : 19°58′20″B 105°15′25″Đ
Cách trung tâm huyện Thường xuân 13 km về phía Tây. Phía đông giáp xã
Phùng Minh huyện Ngọc Lặc. Phía đông nam giáp xã Xuân Cẩm. Phía Nam, tây
nam giáp lòng Hồ Cửa Đạt

Hình 1.1 Bản đồ của huyện Thường Xuân thành phố Thanh Hóa

Nguyễn Trần Hoàng Anh


Page 6


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

Hình 1.2 Ví trí của xã Lương Sơn trong huyện Thường Xuân
1.1.2 Điều kiện địa hình, địa mạo.
Toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Nam. Có nhiều
dãy núi như Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia
cắt bởi các sông: Sông Khao, sông Chu, sông Đặt, sông Đằn. Có nhiều đồi bát úp, đất
nông nghiệp nhỏ lẻ. Các xã vùng cao chủ yếu là ruộng bậc thang không chủ động tưới
tiêu, bị rửa trôi mạnh. Có thể chia địa hình làm 3 vùng như sau:
+ Vùng cao gồm 4 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, có độ cao trung
bình từ 500-700m.
+ Vùng giữa gồm 9 xã: Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn Xuân,
Luận Khê, Xuân Cẩm, Luận Thành, Xuân Cao, có độ cao trung bình từ 150-200m.
+ Vùng thấp gồm 3 xã và 1 thị trấn: Ngọc Phụng, Thọ Thanh, Xuân Dương và Thị trấn
Thường Xuân, có độ cao trung bình từ 50-150m.
Với địa hình khó khăn, kinh tế miền núi, nhất là vùng núi cao trong thời gian qua tuy
có phát triển hơn nhiều so với trước đây, nhưng vẫn còn khoảng cách lớn với vùng
đồng bằng.

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 7


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn


GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng, địa chất, địa chất thủy văn
Thổ nhưỡng

1.1.3.1

Diện tích của xã Lương Sơn
Tổng diện tích tự nhiên: 8.161,46 (ha), trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 6.986,09 (ha);
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 462,74 (ha);
+ Diện tích đất chưa sử dụng: 712,63 (ha).
(Nguồn: Đề án nông thôn mới của các xã năm 2012)
Toàn xã có nhóm đá mẹ chính với 9 loại đá mẹ khác nhau:
- Nhóm đá trầm tích (đá vôi, sa thạch, phiến thạch sét, sa phiến thạch, đá cát, phân bố
ở các xã Luận Khê, Luận Thành, Tân Thành, Vạn Xuân, Xuân Cẩm, Xuân Cao, Xuân
Chinh, Xuân Lộc, Xuân Thắng, Xuân Lẹ, Yên Nhân, Bát Mọt, Lương Sơn, Thọ
Thanh).
Đất gồm các loại nhóm chính sau:
Bảng 1.1: Phân bố các loại đất

Nhóm đất
Diện tích
hiệu
(ha)
1
2
3
E Đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá, phát 19.998

triển trên các đá sa thạch, gnai
Thích hợp với các cây trồng lâm
nghiệp lá nhọn, nhu cầu dinh dưỡng
không cao

Phân bố

4
Phân bố rải rác ở nhiều nơi
có địa hình vùng đồi ở
Ngọc Lặc, Thường Xuân,
Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà
Trung, Hậu Lộc, Quảng
Xương, Hoằng Hóa
Fh Đất mùn vàng đỏ trên núi
86.720 Phân bố trên núi cao 800m,
Thích hợp với cây lâm nghiệp và
như ở Quan Hóa, Lang
rừng tự nhiên
Chánh, Như Xuân, Thường
Xuân, Bá Thước, Quan
Sơn, Mường Lát
Fa Đất vàng nhạt trên đá macma axit
136.737 Phân bố ở Quan Hóa, Tây
Thích hợp với cây ăn quả, cây công
Bắc Lang Chánh, Thường
nghiệp
Xuân
Nguồn: Theo số liệu điều tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Địa chí Thanh Hóa, tập 1 và có điều chỉnh với số liệu chung


1.1.4. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn.
Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 8


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

1.1.4.1. Đặc điểm khí tượng
Về điều kiện khí hậu: Thường Xuân nằm trong vùng ảnh hưởng của gió Tây Nam khô
và nóng, hàng năm có từ 20 đến 25 ngày gió Tây Nam, hay xảy ra những đợt rét đậm
kéo dài. Khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, mùa đông
khô hanh, mùa hè nóng, mưa nhiều.Tổng nhiệt độ năm 8.000 - 8.600 0C, nhiệt độ
không khí trung bình 22 - 250C, tối cao nhiệt độ 37 - 40 0C, tối thấp nhiệt độ 3 - 50C;
lượng mưa trung bình năm 1600-2000 mm, phân bố không đều, tập trung 60-80% vào
mùa mưa; số ngày mưa trong năm 150-160 ngày; độ ẩm không khí tương đối, trung
bình năm 85-86%. Thiên tai chủ yếu là mưa lớn, gió tây khô nóng, rét đậm kéo dài, lũ
đột ngột, kể cả lũ bùn đá, lũ ống và lũ quét. Lượng mưa cao, có khả năng gây lũ ống,
lũ quét vào tháng 7 - tháng 8.
1.1.4.2. Đặc điểm thủy văn
Thuỷ văn phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa nên thường gây ra lũ quét, sạt lở,
xói mòn nghiêm trọng nếu không có độ che phủ.
Sông Đặt, Sông Đằn có tổng chiều dài gần 100km; có diện tích lưu vực khoảng 55
nghìn ha; tổng lượng dòng chảy lớn khoảng 1.276.488x106m3
1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.5.1. Tài nguyên khoáng sản
- Kim loại màu và kim loại hiếm:quặng đồng có ở Lương Sơn (Thường Xuân), nhưng

trữ lượng nhỏ
- Vàng sa khoáng còn có ở nhiều nơi thuộc huyện Như Xuân, Thường Xuân, Bá
Thước, Thạch Thành, Cẩm Thủy.
- Nguyên liệu hoá chất - phân bón: Ngoài ra, photphorit còn có ở nhiều nơi khác trong
tỉnh như ở huyện Thường Xuân
Ngoài ra, còn một số loại khoáng sản khác: thạch anh tinh thể; đá quý như topa,
canxedoan, berin ở Thường Xuân
1.2 Tình hình dân sinh kinh tế xã hội vùng dự án
1.2.1 Tình hình dân sinh
Xã Lương Sơn có diện tích 81,74 km², dân số năm 2008 là 7887 người,[1] mật độ dân
số đạt 96 người/km².

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 9


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

Toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 143 thôn, bản và 05 khu phố; 20.445 hộ với
85.893 nhân khẩu, số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 43.736 người. Gồm
các dân tộc là Thái, Kinh, Mường: Dân tộc Thái 45.523 người, chiếm 53%; Dân tộc
Kinh 37.192 người, chiếm 43,3%; Dân tộc Mường 3.178 người chiếm 3,7% (Số liệu
dân số có đến 31/12/2011).
Dân cư phân bố không đều, tập trung phần lớn ở vùng thấp, càng lên cao sự phân bố
càng thưa thớt; mật độ dân số bình quân là 76 người/km 2, trong đó mật độ cao nhất là
ở Thị trấn Thường Xuân 1750 người/km 2, mật độ dân số trung bình ở các xã vùng cao
là 55 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,97%/năm.

Bảng 1.2: Tình hình dân số vùng dự án

STT
1

Tên xã
Lương Sơn

Nam

Số dân

(người)

(người)
8.468

5081

Tỷ lệ tăng
Nữ (người)
3.387

tự nhiên
0%
1,06

1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
- Về tình hình kinh tế: là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa
vào sản xuất lâm - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo

hướng phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và cả nước song vẫn ở
mức thấp so với mức tăng trưởng của tỉnh và khu vực.
Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng
Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, thương mại. Năm 2011kinh tế có mức tăng trưởng
khá đạt 15,3%, cơ cấu các ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể
là: Nông Lâm nghiệp 46,6%; CN-TTCN-XD 13,7%, Thương mại và Dịch vụ39,7%.
Thu ngân sách trên địa bàn đạt 14,4 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất đạt hơn 1257 tỷ
đồng (chưa tính giá trị sản xuất điện Cửa Đặt); Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,8
triệu đồng/người/năm. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của đại bộ phận nhân
dân cơ bản ổn định, tiếp tục được cải thiện.
- Văn hóa xã hội: Đến năm 2011, phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trẻ em đến
trường đạt 98%, hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS; có 8 trường chuẩn Quốc
gia, nhiều trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; công tác dạy nghề được
Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 10


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

củng cố về trường, lớp, đã mở nhiều lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật, học nghề,
từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực;đã khai trương 126 thôn, bản có nếp
sống văn hóa; có 88 thôn, bản được công nhận đơn vị văn hóa cấp huyện; hơn 70% số
hộ gia đình là gia đình văn hóa. Nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo được quan
tâm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 62,15% năm 2005 xuống còn 39% năm 2011. Có 4 trạm
tiếp phátt lại sóng truyền hình, tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt hơn 90%; trang
thiết bị của các trạm thu phát lại sóng truyền hình còn thiếu, công suất nhỏ, chủ yếu
chỉ thu, phát được 2 kênh truyền hình VTV1 và VTV3; có khoảng 11/17 số xã, bản có

loa phát thanh công cộng; 90% dân số được nghe đài; khoảng 15% dân số luyện tập
thể dục, thể thao thường xuyên.
- Lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động là 46.000 người, chiếm 54,5%; trong
đó: Lao động nông nghiệp 32.200 người, chiếm 70%; Lao động chưa qua đào
tạo chiếm80%; Lao động ở nông thôn 42.320 người, chiếm 92%. Là huyện có dân số
trẻ, số người trong độ tuổi lao động lớn, tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là
chính, đa phần là lao động ở nông thôn; lao động nông nghiệp thời vụ; dân số tập
chung ở các xã vùng giữa và thấp. Huyện có 1 Trung tâm GDTX&DN chịu trách
nhiệm về Giáo dục Bổ túc văn hóa và đào tạo nghề cho lao động tại huyện, song công
tác đào tạo nghề tại Trung tâm chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống
sản xuất. Nguyên nhân là Trung tâm chưa đa dạng hóa các loại ngành nghề, mặt khác
ngành nghề được đào tạo không phù hợp với tiềm năng và đặc điểm của địa phương,
cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giảng dạy còn yếu
và thiếu.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:Một số chương trình trọng điểm được tích cực triển
khai như: Chương trình 135, 134, 159, WB, Re II, Chương trình 30a…. đầu tư chủ yếu
vào giao thông, thủy lợi, nước sạch ...
Hệ thống giao thông một vài năm trở lại đấy phát triển khá, nhiều tuyến đường giao
thông liên thôn, xã đã được đầu tư mới, đồng bộ. Đường ô tô có 230 km, bao gồm
Đường Hồ Chí Minh đi qua huyện dài gần 13 km; tỉnh lộ 507 dài 70 km; tuyến đường
Đồng Mới đi Bát Mọt dài 60 km; tuyến Bái Thượng - Cửa đặt 12 km; đường liên xã 35
km; tuy nhiên giao thông liên xã và liên thôn còn kém phát triển, rất khó đi lại vào
mùa mưa.

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 11


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn


GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

Thuỷ lợi có 70 công trình gồm 5 trạm bơm, 25 hồ chưa lớn nhỏ, 24 đập đá xây và 04
đập đá xếp. Mạng lưới điện gồm có 97 trạm biến áp (85 trạm hạ thế, 12 trạm trung
thế), 158 km đường dây cáp cao thế, 98 km đường dây, hiện 100% số xã, thị trấn có
điện lưới quốc gia.
1.2.3 Phương hướng phát triển kinh tế của khu vực
-Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyến
khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thực
hiện các chương trình đó;
+ Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, phát
triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
+ Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải
quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;
+ Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn;
+ Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và
nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân
huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất và
đời sống nhân dân ở địa phương;
+ Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai,
bão lụt;
+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng
sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn
việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương.

1.3 Hiện trạng hệ thống tưới
1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích tự nhiên 8.161,46 ha, đất sản xuất nông nghiệp 1091,71 ha; đất trồng lúa
439,00 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 113,71 ha; đất trồng cạn 539,00 ha.
Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 12


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

1.3.2 Hiện trạng tưới
Xã Lương Sơn là xã vùng cao của huyện Thường Xuân toàn xã có khoảng 510 ha mía
được nhân dân trồng rải rác xung quanh nhà và các đồi thấp. Năm 2014 vừa qua hệ
thống kênh Cửa Đạt được đầu tư chạy qua xã Lương Sơn nhưng toàn bộ diện tích mía
của xã nằm trên cao trình tưới tự chảy của kênh Cửa Đạt do vậy toàn bộ 510 ha mía
của xã vẫn chưa được tưới. Năng suất trung bình 67 tấn/ha.
Hệ thống thủy lợi kênh chính Cửa Đạt chạy qua xã Lương Sơn có lưu lượng Q = 36,6
m3/s, mặt cắt kênh BxH = 6x3 m, m = 1,5.

Hình 1.3. Hiện trạng kênh chính hồ Cửa Đạt và khu tưới mía xã Lương Sơn
1.3.2 Nhận xét , đánh giá chung về hệ thống tưới
Toàn bộ diện tích mía xã Lương Sơn đều chưa có tưới, năng suất bình quân 67 tấn/ha.
Hiện trạng kênh chính hồ Cửa Đạt chạy qua địa bàn xã Lương sơn nguồn nước rất dồi
dào đảm bảo đủ nước tưới cho 100 ha mía thuộc địa bàn các thôn Lương Thiện, Ngọc
Sơn và Lương Thịnh.
1.4 Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khan
1.4.1 Sự cần thiết phải đầu tư

Diện tích đất quy hoạch trồng mía vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn là 14.583 ha
bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Thường Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Cẩm thủy và 2 xã
Cán Khê, Thượng Ninh huyện Như Xuân.
Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 13


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

Vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn năm trong vùng tưới của hệ thống công trình
thủy nông sông Chu và hệ thống thủy nông Nam sông Mã. Vối tổng số 287 công trình
hồ đập, 79 trạm bơm. Tuy nhiên các công trình này chủ yếu là tưới cho lúa, việc phục
vụ tưới cho mía là rất hạn chế vì hầu hết mía được trồng trên đồi có độ dốc > 3% cao
và xa nguồn nước, chỉ một số ít diện tích được trồng trên đất ruộng, bãi ven sông suối
được tưới. Diện tích mía được tưới của toàn vùng là 1.289ha. Diện tích còn lại chủ yếu
phụ thuộc vào thời tiết.
Năng suất bình quân hàng năm ở những khu vực mía được tưới là (80÷100) tấn/ha, có
nơi lên đến 140 tấn/ha. Vụ ép năm 2013/2014 năng suất trung bình đạt 58,1 tấn/ha,
trong khi năng suất trung bình cả nước là 64,7 tấn/ha (thấp hơn 6,6 tấn/ha). Việc năng
suất cây mía của tỉnh Thanh Hóa còn thấp như hiện nay thì ngoài một số nguyên nhân
như giống mía, biện pháp kỹ thuật canh tác,... thì nguyên nhân chính là do cây mía
không được tưới.
Thu nhập hàng năm của cây mía cao hơn nhiều so với cây trồng khác trên cùng thân
đất, ước tính trung bình thu nhập 1ha trồng mía áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đạt
khoảng 72,25 triệu đồng, trừ chi phí cơ bản lãi khoảng 40,0 triệu đồng/1ha, còn nếu
trồng mía trên vùng đất đồi không có tưới chỉ nhờ nước trời thì trung bình thu nhập 1
ha khoảng 44,2 triệu/ha trừ chi phí cơ bản lãi khoảng 10,9 triệu/ha

Do đặc thù việc trồng mía người dân trồng ở trên đồi cách xa nguồn nước nên từ trước
tới nay việc tưới cho mía chỉ diễn ra ở những vùng có địa hình tương đối bằng phẳng,
gần nguồn nước và chưa được quan tâm đầu tư.
1.4.1.1 Các phương pháp tưới được áp dụng
Hiện nay ở các nước có nền nông nghiệp trồng mía tiên tiến và một số tỉnh của Việt
Nam đang áp dụng chủ yếu 3 hình thức tưới cho mía là: Tưới rãnh (tưới tràn), tưới
phun mưa, tưới nhỏ giọt.
Trong đó:
+Tưới rãnh đơn giản nhưng tốn nhiều nước. Tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt đòi hỏi hạ
tầng thuỷ lợi tương đối tốt nhưng tiết kiệm nước và có thể kết hợp để bón phân cho
mía trong khi tưới.
+ Tưới nhỏ giọt: hiện nay đang được áp dụng phổ biến, vừa tiết kiệm được nước vừa
điều tiết được lượng nước cần theo từng giai đọan sinh trưởng của cây mía. So với
Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 14


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

phương pháp tưới truyền thống (tưới rải, rãnh) tưới nhỏ giọt tiết kiệm được từ 50-80%
lượng nước nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, giảm công sức lao động, năng
lượng, nguyên vật liệu phân bón, thuốc trừ sâu, tăng năng suất, chất lượng, bảo vệ môi
trường, giảm sâu bệnh, chống xói mòn đất. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nguồn
kinh phí đầu tư ban đầu lớn.
+ Tưới phun mưa: Có hai dạng, một là đưa nước tới ruộng bằng hệ thống đường ống
sau đó lắp đặt thiết bị phun mưa tự động, bán kính vùng mưa của mỗi vòi từ 5 đến
30m; dạng thứ 2 dùng xe chở téc có lắp đặt bơm phun mưa, chứa nước đến tưới cho

từng ruộng, dạng này phù hợp với vùng đất dốc không thể làm công trình tưới cố định.
Với địa hình và tình hình nguồn nước ở các khu vực trồng mía trên địa bàn toàn tỉnh
như hiện nay thì cần phải khảo sát đánh giá cụ thể đối với từng khu vực, từng cánh
đồng mía mới có cơ sở xác định giải pháp phù hợp. Tuy nhiên qua khảo sát sơ bộ nên
áp dụng công nghệ tưới phun mưa là biện pháp tưới chủ đạo trên địa bàn trồng mía
toàn tỉnh.
1.4.2 Những khó khăn
Trong những năm qua trong tỉnh có một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công
nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước như nhà máy đường Lam sơn song trong quá trình
quản lý khai thác gặp nhiều bất cập theo số liệu điều tra những vùng nguyên liệu mía
do doanh nghiệp quản lý vận hành hệ thống tưới vẫn hoạt động được còn những nơi do
người dân quản lý hệ thống tưới bị hỏng toàn bộ thiết bị tưới mặt ruộng do nhiều
nguyên nhân: trình độ quản lý, phân bón không hòa tan gây tắc đường ống, sâu hại mía
phá đường ống, phương pháp thâm canh mía...
Nhà máy mía đường Lam Sơn cũng đã đầu tư tưới tiết kiệm nước cho trên 500 ha mía
nhưng hiện nay chỉ còn một số công trình do doanh nghiệp quản lý còn hoạt động
được còn lại phần lớn các công trình do người dân quản lý không còn hoạt động được
do các nguyên nhân sau:
- Toàn bộ hệ thống tưới mặt ruộng chôn ngầm dưới đất bị hỏng do các nguyên nhân:
+ Vòi tưới bị hỏng, tắc do: Phân bón không hòa tan, chất lượng nước không đảm bảo,
một số loại côn trùng làm tổ xung quanh vòi tưới.
+ Đường ống tưới nhỏ giọt bị hỏng do: Sâu hại mía cắn rách, quá trình chăm sóc thâm
canh mía bị các dụng cụ làm đứt, rách sau đó bị tắc.
Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 15


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn


GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

+ Quá trình quản lý vận hành không có các thiết bị sửa chữa, bổ sung thay thế kịp thời.
+ Biện pháp thâm canh mía chưa phù hợp với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
+ Giống mía hiện nay với chu kỳ luân canh 7 năm : 1năm mía tơ 2 năm mía gốc -1
năm mía tơ 2 năm mía gốc và 1 năm trồng cây khác(lương thực, đậu, đỗ…) do vậy quá
trình làm đất hệ thống đường ống và thiết bị bị hỏng.
+ Khi thu hoạch mía xe chở mía đè bẹp đường ống.
+ Năng suất năm đầu tăng do hệ thống tưới hoạt động tốt sang năm thứ 2, 3 năng suất
giảm dần do hệ thống không còn hoạt động như thiết kế do vậy người dân không còn
mặn mà với hệ thống tưới tiết kiệm nước.
+ Ruộng đất trồng mía manh mún, phân tán, chưa áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất
nên chưa hạ giá thành đầu vào.
+ Mô hình tổ chức sản xuất hiện tại chưa phát huy được hiệu quả do chưa có sự liên
doanh, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người sản xuất.
+ Hiện nay Chính phủ và các bộ ngành chưa thực sự quan tâm nhiều đến cây mía như
các cây nông sản khác. Chưa có nhiều nghiên cứu và đầu tư về giống mía cho sản
lượng và trữ lượng đường cao áp dụng cho từng vùng miền.
+ Người dân và doanh nghiệp chưa tiếp cận được cơ chế chính sách của Nhà nước cụ
thể như Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày của 4/11/2013 về
chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp song đến nay doanh nghiệp và
người dân chưa tiếp cận được. Ngoài ra các chính sách về đất đai đang là rào cản trong
việc dồn điền, đổi thửa quy hoạch cánh đồng mẫu lớn để đưa cơ giới hóa vào sản xuất
nhằm hạ giá thành đầu vào.
1.4.3 Các giải pháp được đưa ra
Để thực hiện kế hoạch hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho
cây trồng cạn phục vụ tái cơ cấu ngành Thủy lợi tăng năng suất, chất lượng, tăng thu
nhập cho người dân cần có các mô hình thí điểm tổ chức liên kết sản xuất thâm canh
mía có tưới áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp các biện pháp
thâm canh mía nhằm mục đích:

+ Thiết kế, xây dựng được mô hình áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước phù hợp
với điều kiện thâm canh mía của từng địa phương.

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 16


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

+ Xây dựng các quy trình kỹ thuật chăm sóc mía phù hợp với việc áp dụng công nghệ
tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững trong sản xuất thâm canh mía.
+ Xây dựng quy trình kỹ thuật tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp các biện pháp thâm
canh mía có thể đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng mía.
+ Tổ chức mô hình liên doanh, liên kết sản xuất giữa Nhà nước, Doanh nghiệp Người
sản xuất nhằm nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất mía.
Từ đó tổ chức tham quan, hội thảo, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các quy trình tưới
tiên tiến tiết kiệm nước, quy trình thâm canh mía tăng cường năng lực cho cán bộ và
nhân dân, chuyển giao công nghệ nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh.
Vì vậy việc đầu tư xây dựng hệ thống: Thiết kế hệ thống tưới phục vụ thâm canh
mía, là thật sự cần thiết, mang lại hiệu quả thiết thực.

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 17


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn


CHƯƠNG 2.

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG,THỦY VĂN

VÀ YÊU CẦU NƯỚC CỦA CÂY TRỒNG
2.1 Tính toán các đặc trưng khí tượng, thủy văn thiết kế
2.1.1 Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán
Chọn trạm khí tượng với những yêu cầu cơ bản sau:
+ Gần địa điểm xây dựng công trình
+ Có tài liệu đo tương đối dài, mức độ đo chính xác
Cách chọn mẫu:
+ Có tính đại biểu(mang hơi hướng của tổng thể
+ Mẫu có tính độc lập (ngẫu nhiên)
+ Chuối phải mang tính đồng nhất (cùng nguyên nhân và điều kiện hình thành mưa) và
gầ thời điểm thiết kế nhất
+ Độ dài chuỗi càng dài càng tốt nhưng phải lớn hơn tuổi thọ dự kiến của công trình
(đối với công trình thủy lợi thì 30 năm )
Với những yêu cầu cơ bản trên thì ta chọn trạm Yên Định làm trạm để tính toán.
* Chọn tần suất thiết kế:
Tần suất thiết kế biểu hiện khoảng thời gian mà công trình hoạt động bình thường,
đảm bảo hoạt động theo năng lực thiết kế trên tổng số thời gian công trình hoạt động
tính theo năm. Tần suất thiết kế phụ thuộc vào loại công trình (ở đây là công trình cấp
IV), quy mô nhiệm vụ và tầm quan trọng của công trình. Theo QCVN 04-05:
2012/BNNPTNT ta chọn tần suất thiết kế Ptk = 75% để tính toán.
* Thời đoạn tính toán:
Theo sổ tay hướng dẫn quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn tập
1 do tổng cục thủy lợi ban hành chế độ tưới hiệu quả cho mía như sau:

- Giai đoạn nảy mầm (từ ngày gieo hom đến ngày thứ 23): tưới từ 3 lần đến 4 lần, mỗi
lần tưới từ 55 m3/ha đến 65 m3/ha, thời gian tưới từ 30 phút đến 60 phút.
- Giai đoạn đẻ nhánh (từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 70): tưới từ 6 lần đến 8 lần, mỗi lần
tưới 90 m3/ha đến 120 m3/ha, thời gian tưới từ 60 phút đến 90 phút.
- Giai đoạn vươn lóng (từ ngày thứ 71 đến ngày thứ 237): tưới 10 lần, mỗi lần tưới 150
m3/h, thời gian tưới 180 ÷ 210 phút.
- Giai đoạn mía chín (từ ngày thứ 238 đến ngày thứ 300): không cần tưới.
Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 18


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

Bảng 2.1: Thời gian sinh trưởng của cây mía
Giai đoạn sinh trưởng

Thời gian

Cây con

Tháng 4- Tháng 8

Trưởng thành

Tháng 9- Tháng 11

Bắt đầu thu hoạch


Sau tháng 11

2.1.2 Phương pháp và kết quả tính các đặc trưng khí tượng
2.1.2.1 Tính toán lượng bốc hơi mặt ruộng
Trong khu vực trồng trọt bao giờ cũng xảy ra quá trình hao nước do bốc hơi. Lượng
nước bốc hới mặt ruộng bao gồm:
- Lương bốc hơi khoảng trống;
- Lượng bốc hơi qua lá cây thân cây giúp cho quá trình trao đổi chất, lượng nước này
được rễ cây hút từ trong tầng đất canh tác.
Lượng bốc hơi mặt ruộng đối với bất kì cây trồng nào được xác định theo công thức
tổng quát:
ETc = Kc. ET0
Trong đó:
ETC - Lượng bốc hơi mặt ruộng thực tế theo tính toán;
ET0 - Lượng bốc hơi tham khảo (bốc hơi chuẩn), tính theo công thức dựa trên kết
quả thực nghiêm trong điều kiện được xác định nào đó;
Kc

- Hệ số cây trồng, phụ thuộc vào cây trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây

trồng được xác định qua thực nghiệm.
Một số phương pháp để xác định ETo :
- Phương pháp Thủy tiêu kế (Lysimeter) .
- Phương pháp Penman – Monteith.
- Phương pháp Penman.
-Phương pháp Blaney – Crriddle
Trong đồ án này, em sử dụng tính bốc hơi theo công thức Phương pháp tổ hợp
Penman-Monteith
Lượng bốc hơi mặt ruộng ET0 theo công thức Penman-Monteith

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 19


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

Penman (1948, 1956) ban đầu tìm thấy một phương trình tổ hợp bằng cách kết hợp các
thành phần năng lượng cần thiết để duy trì bốc hơi và một thiết bị loại bỏ hơi nước.
Phương trình tổ hợp Penman kết hợp với các thành phần khí động học và sức cản bề
mặt được gọi là phương trình Penman-Monteith (Jensen và nnk, 1990). Phương trình
Penman-Monteith theo tiêu chuẩn của ASCE (2005) cho bước thời gian 1 ngày là:
ETref =

Cn
(es − ea ) u2
T + 273
∆ + γ (1 + Cd u2 )

0,408∆ ( Rn − G ) + γ

trong đó ETref = ET tham khảo tương ứng với cây trồng được tưới tốt (mm/ngày),
∆ = độ dốc của đường cong áp suất hơi nước bão hòa (kPa/°C),
Rn = Lượng bức xạ mặt trời thực tế đến bề mặt cây trồng (MJ/m2/ngày),
G = mật độ thông lượng nhiệt vào đất (MJ/m2/ngày). G thường nhỏ nếu so sánh với Rn
trong trường hợp bước thời gian là 1 ngày nên thường được bỏ qua,

γ = hằng số đo ẩm (kPa/°C),

T = nhiệt độ trung bình ngày đo tại độ cao khoảng từ 1,5 đến 2,5 m (°C),
u2 = tốc độ gió trung bình ngày đo tại độ cao 2 m so với mặt đất (m/s),
es = áp suất hơi nước bão hòa trung bình đo ở độ cao từ 1,5 đến 2,5 m (kPa),
ea = áp suất hơi nước thực tế trung bình đo ở độ cao từ 1,5 đến 2,5 m (kPa),
Cn = hằng số tử số, thay đổi với cây trồng tham khảo,
Cd = hằng số mẫu số, thay đổi với cây trồng tham khảo,
Các phương trình và các chú giải sau đây (Allen và nnk, 1998; ASCE, 2005) giả định
rằng phương trình Penman-Monteith sẽ được áp dụng cho một ngày. Các hàm và các
hằng số là khác nhau trong các thời đoạn khác nhau. Bốc hơi do nhiệt ở biên λ thay
đổi rất nhỏ và được tính bằng số nghịch đảo của 0,408 với nhiệt độ T = 20 oC, hay 2,45
MJ/kg.
Độ dốc của đường cong nhiệt độ và áp suất hơi nước bão hòa ở một nhiệt độ cho trước
được tính theo phương trình sau đây:
 17,27T 

2504 exp
T + 237,3 

∆=
( T + 237,3) 2

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 20


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh


trong đó ∆ được tính bằng kPa/oC và T là nhiệt độ trung bình ngày của không khí (oC)
được tính bởi giá trị trung bình của nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất.
Lượng bức xạ thực có thể tính từ sự tương quan quỹ tích với lượng bức xạ mặt trời
(Jensen và nnk, 1990) hoặc được tính bởi
Rn = Rns − Rnl = (1 − α ) Rs − Rnl

trong đó Rns = lượng bức xạ thực hay bức xạ sóng ngắn (MJ/m2/ngày),
Rnl = lượng bức xạ sóng dài rời khỏi bề mặt trái đất (MJ/m2/ngày),

α = 0,23: hệ số phản xạ bức xạ hay hằng số anbeđô,
Rs = lượng bức xạ tính toán hay thực đo, hoặc lượng bức xạ sóng ngắn nhận được trên
bề mặt trái đất (MJ/m2/ngày).
n

Rs =  a s − bs  Ra
N


trong đó as ,bs là những hằng số kinh nghiệm phụ thuộc váo độ ẩm,góc lệch mặt trời
(vĩ độ, thời gian) Nếu không có số liệu về bức xạ thực tế hay số liệu hiệu chỉnh thì có
thể chọn giá trị as = 0,25 và bs = 0,50 (Allen và nnk, 1998).
n: số giờ nắng đo được thực tế
N : số giờ nắng tối đa có thẻ xảy ra
 24 
N =   ws
∏

ωs = góc mặt trời lúc lặn (rađian),
Bức xạ mặt trời thường được đo tại các trạm đo khí tượng. Lượng bức xạ sóng dài
thực tế được xác định bởi


(

)

 T + 273) 4 + (T + 273 4 
0,5
min
Rnl = σ  max
 × 0,34 − 0,14( ea )
2



[

] 1,35 RR

s



so


− 0,35


trong đó σ = hằng số Stefan-Boltzman = 4,903 ×10-9 (MJ/K4/ngày),
Tmax = nhiệt độ lớn nhất trong giai đoạn 24 giờ (°C),

Tmin = nhiệt độ nhỏ nhất trong giai đoạn 24 giờ (°C),
Rso = lượng bức xạ tính toán trong điều kiện trời không có mây (MJ/m2/ngày).

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 21


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

Tỷ số Rs/Rso trong Phương trình 4.10 phải nhỏ hơn 1,0. Lượng bức xạ trong điều kiện
trời không có mây được tính bởi

(

)

Rso = 0,75 + 2 ×10−5 z Ra

trong đó z là cao độ so với mực nước biển (m) và Ra là lượng bức xạ ngoài khí quyển
(MJ/m2/ngày) được xác định bởi
Ra =

24
Gsc d r [ωs sin( ϕ ) sin( δ ) + cos( ϕ ) cos( δ ) sin( ω s ) ]
π

trong đó Gsc = hằng số mặt trời = 4,92 (MJ/m2/giờ),

dr = bình phương nghịch đảo của khoảng cách tương đối từ trái đất đến mặt trời,

ωs = góc mặt trời lúc lặn (rađian),
ϕ = vĩ độ (rađian),
δ = độ lệch của mặt trời (rađian).
Bình phương nghịch đảo của khoảng cách tương đối từ trái đất đến mặt trời dr được
tính bởi
J 

d r = 1 + 0,033cos 2π

 365 

trong đó J là thứ tự của ngày trong năm, được xác định như sau:
 3 
Mod ( Y ,4)
 275M 
M

 + Int 
J = DM − 32 + Int 

+ 0,975 
 + 2 Int 
4
 9 
 100

 M + 1


trong đó DM = ngày của tháng,
M = tháng của năm,
y = năm (4 chữ số),
Int = hàm tính phần nguyên của đối số [3/(M + l)] bằng cách làm tròn xuống,
Mod = hàm tính số dư của thương của đối số (Y, 4) hay trong trường hợp này là Y/4.
Vĩ tuyến tính bằng độ được đổi sang rađian bằng công thức
=

Rađian
Độ lệch mặt trời được xác định bởi

π
180

× vĩ độ

 2π

δ = 0,409sin
J − 1,39
 365


Góc mặt trời lặn được tính bởi
Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 22


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn


GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

ω = arccos[ − tan ( ϕ ) tan ( δ ) ]

Hằng số đo ẩm sử dụng λ = 2,45 MJ/kg là

γ = 0,000665P
trong đó P là áp suất khí quyển trung bình (kPa) tại trạm khí tượng với độ cao z (m) so
với mực nước biển.
Áp suất P (kPa) được tính bởi
 293 − 0,0065 z 
P = 101,3 

293



5, 26

Nếu tốc độ gió uz được đo tại độ cao z khác với 2 m so với mặt đất, tốc độ gió u2 ở độ
cao 2 m trên mặt cỏ có thể được tính như sau:
u2 = u z

4,87
ln( 67,8 zω − 5,42)

trong đó zw là độ cao so với mặt đất (m) tại đó tốc độ gió được đo đạc và uz là tốc độ
gió (m/s) tại độ cao z. Nếu tốc độ gió được đo ở độ cao khác với độ cao 2 m trên bề
mặt có thảm phủ cao hơn cỏ, như cỏ linh lăng, hoặc loại thảm phủ khác cao khoảng

0,5 m, và phù hợp với phương trình ET chuẩn .Phương trình sau được sử dụng để
chuyển đổi tốc độ gió sang tốc độ tại độ cao 2 m trên mặt đất:
u2 = u z

3,44
ln(16,26 zω − 5,42)

Áp suất hơi nước bão hòa liên quan đến nhiệt độ không khí như Phương trình 4.1. Áp
suất hơi nước bão hòa trung bình là giá trị trung bình của áp suất hơi nước bão hòa ứng
với các nhiệt độ không khí cao nhất và thấp nhất:
es =

es ( T max ) + es (T min)
2

Áp suất hơi nước thực tế có thể được tính từ Phương trình 4.1 sử dụng nhiệt độ điểm
sương trung bình ngày Tdew
ea = es (Tdew )

Nếu không có nhiệt độ điểm sương thì ea có thể được tính từ độ ẩm tương đối bằng
phương trình:
ea =

Nguyễn Trần Hoàng Anh

RH mean  e s (Tmin ) + e s (Tmax ) 

100 
2



Page 23


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

trong đó RHmean là các độ ẩm tương đối (%) ngày trung bình đo được trong giai đoạn
24 giờ.
Giá trị của các hằng số Cn và Cd trong Bảng 6 dùng cho các tính toán hàng ngày. Giá
trị của Cn thay đổi cùng với độ nhám khí động lực của cây trồng. Giá trị của Cd thay
đổi với sức cản bề mặt “khối” và độ nhám khí động học của bề mặt. Cả hai giá trị đều
được tính toán bằng sự đơn giản hóa các thành phần và làm tròn kết quả (Allen và nnk,
1998; ASCE, 2005).
Bảng 2.2 : Các giá trị Cn và Cd với bước thời gian 1 ngày
Loại cây thấp (cỏ)
Loại cây cao (cỏ linh lăng)
Nguồn: Itenfisu và nnk (2003)

Cn
900
1600

Cd
0,34
0,38

Với mía ta chọn Cn=1600 và Cd= 0,38
Các số liệu khác: - Tọa độ trạm khí tượng (kinh độ, vĩ độ)

- Cao độ địa hình của trạm khí tượng
Kết quả của lượng bốc hơi ET0 được tính chi tiết tại Phụ lục I bảng 1 và bảng 2

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Page 24


TKHTT phục vụ SX thâm canh mía xã Lương Sơn

GVHD: Ts Nguyễn Việt Anh

2.1.2.2 Hệ số cây trồng Kc
Bảng 2.3: Hệ số cây trồng của cây mía
Giai đoạn sinh trưởng

Chỉ tiêu cây trồng
Thời gian

Kc

Cây con

Tháng 4- Tháng 8

0,86

Trưởng thành

Tháng 9- Tháng 11


1,24

Bắt đầu thu hoạch

Sau tháng 11

0,74

2.1.3 Phương pháp và kết quả tính các đặc trưng thủy văn
2.1.3.1 Xác định mô hình mưa tưới thiết kế
a) Xác định công thức tính tần suất kinh nghiệm.
Từ số liệu mưa thu nhập, ta tính toán lượng mưa vụ trồng mía từ ngày 1/4 đến ngày
23/11

Bảng 2.4: Kết quả tính toán lượng mưa của vụ trồng mía
TT

Năm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12

1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995

Nguyễn Trần Hoàng Anh

Lượng
mưa mùa
vụ(mm)
1895.3
1219.1
1217.3
2225.7
1368.8
2104.8
1552.8
1513
1112.9

1558.5
1955.88
1610

Sắp xếp
lại

Năm
tương ứng

2455.1
2225.7
2142.5
2104.8
1955.88
1920.3
1895.3
1746.9
1718.4
1610
1580.3
1558.5

2003
1987
2005
1989
1994
1999
1984

2006
2014
1995
2008
1993

Page 25

Giá trị tần
suất xuất
hiện (Pi)%
3.03
6.06
9.09
12.12
15.15
18.18
21.21
24.24
27.27
30.30
33.33
36.36


×