Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

634692095005290000KH so 18 Cong tac tuyen truyen pho bien giao duc phap luat nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.89 KB, 4 trang )

UBND TỈNH NINH BÌNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 18 /KH-SGDĐT

Ninh Bình, ngày 04 tháng 4 năm 2012

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012
Căn cứ Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật trong nhà trường”;
Căn cứ Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND ngày 17/12/2009 của HĐND tỉnh
Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2010-2015;
Căn cứ Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 05/12/2009 của UBND tỉnh Ninh
Bình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Kế hoạch số 131/KH-BGDĐT ngày 28/02/2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 của ngành Giáo
dục, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật năm 2012 của ngành GD&ĐT Ninh Bình như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật
(PBGDLP), tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức pháp luật của cán bộ,
nhà giáo, người lao động, người học trong toàn ngành, tăng cường hiệu quả quản
lý nhà nước về giáo dục.
Đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009


của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”.
Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, gắn công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh và các cuộc vận động, phong trào thi đua lớn trong ngành.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Kiện toàn tổ chức, thực hiện phổ biến pháp luật cho cán bộ, công
chức, nhà giáo
- Tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân
dân; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ; Chỉ thị số
45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xác định công
tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm
vụ thường xuyên của toàn ngành.
- Tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định
số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”
trọng tâm là việc kiện toàn đội ngũ, bổ sung giáo viên đúng chuyên môn dạy
Giáo dục công dân trong trường phổ thông theo quy định của Bộ GD&ĐT.
1


- Tổ chức tập huấn chuyên đề, chuyên môn, cập nhật kiến thức pháp luật
mới cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; chỉ đạo công tác giảng dạy Giáo dục công
dân các trường phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục năm 2009; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; các
văn bản pháp luật về giáo dục, các quy định liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn

trong ngành; pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, lao động, cải cách hành chính; về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng Đề án thành lập Phòng Pháp chế theo
quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ, tham
mưu với UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện. Trước mắt, duy trì và
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế của cán bộ chuyên trách hiện có.
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người học
- Các cơ sở giáo dục thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tất
cả các cấp học; nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học Đạo đức, Giáo dục
công dân, Chính trị; chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói
quen chấp hành pháp luật cho học sinh.
- Tăng cường các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp, sinh
hoạt ngoại khóa, diễn đàn, thi tìm hiểu kiến thức pháp luật cho giáo viên và học
sinh. Tập trung vào các nội dung cơ bản như quyền và nghĩa vụ của công dân,
luật lệ giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường, bảo vệ môi trường...
đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các
cuộc vận động, phong trào thi đua lớn trong ngành.
- Tiếp tục triển khai đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình
giáo dục trong môn Giáo dục công dân theo Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày
02/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ vào các trường trung học phổ thông.
III. HÌNH THỨC, KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Hình thức thực hiện
- Kết hợp các hình thức tuyên truyền, phổ biến, lồng ghép với việc thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn như: tuyên truyền, phổ biến trong các hội nghị,
chương trình tập huấn.
- Tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo đối tượng;
viết tin, bài cho phương tiện thông tin đại chúng, bản tin Giáo dục Ninh Bình...
- Duy trì và nâng cao chất lượng các buổi họp sinh hoạt “Ngày pháp luật”
của cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện tích hợp trong các giờ dạy chính khóa, giờ dạy ngoại khóa,
các buổi sinh hoạt chính trị, văn hoá, văn nghệ...
- Tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức báo cáo trực tiếp, thảo
luận, viết thu hoạch.
- Cấp phát tài liệu cho cơ sở giáo dục, người học tự nghiên cứu; cung cấp
băng đĩa, phim ảnh, tờ rơi, áp-phích để tuyên truyền, cổ động.
- Tiếp tục đôn đốc kiện toàn, tăng cường quản lý, khai thác tủ sách pháp
luật tại cơ quan Sở và các đơn vị giáo dục trong tỉnh.
2


- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện tại các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục.
2. Kinh phí:
Kinh phí thực hiện theo Đề án số 16/ĐA-UBND ngày 04/12/2009 của
UBND tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2010 đến năm 2015; kinh
phí trích từ ngân sách của cơ quan, đơn vị được giao hàng năm và nguồn kinh
phí khác.
Việc việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện
theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài
chính và Bộ Tư pháp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Các phòng ban Sở căn cứ chức năng nhiệm vụ trong Quy chế làm việc
triển khai thực hiện các nội dung tại mục II đồng thời tiếp tục triển khai thực
hiện có hiệu quả Kế hoạch số 35/KH-SGDĐT ngày 18/6/2010 của Sở về phổ
biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2010-2015. Một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Văn phòng Sở:
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong toàn ngành,

giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Chỉ
đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo nội dung tại mục II.
- Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, đưa tin, bài tuyên truyền, phổ biến trên bản tin Giáo
dục Ninh Bình.
- Hướng dẫn các đơn vị đăng ký mua tài liệu; chuẩn bị đầy đủ tài liệu cho cán
bộ, công chức cơ quan Sở phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
b) Phòng Công tác Học sinh sinh viên:
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với tổ chức đoàn thể trong trường
học lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hoạt
động ngoại khoá.
Phối hợp với Văn phòng tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán
bộ, giáo viên, báo cáo viên các cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các cuộc vận động, phong trào thi đua
ltrong trường học.
c) Phòng Tổ chức cán bộ:
- Rà soát đội ngũ giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ đạo của Sở, bố
trí đủ, đúng chuyên ngành giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân trong các
trường THPT, môn Chính trị tại Trường trung cấp KTKT&TC. Giúp Sở tham
mưu UBND tỉnh có chính sách sắp xếp đội ngũ giáo viên các cấp học bảo đảm
đủ số lượng, cơ cấu, chủng loại theo quy định.
- Phối hợp với các phòng ban Sở đưa nội dung bồi dưỡng kiến thức pháp
luật vào các chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm.
d) Phòng Giáo dục trung học và Giáo dục thường xuyên-chuyên
nghiệp
3


- Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên giảng dạy
môn Giáo dục công dân, Chính trị trong các nhà trường theo chỉ đạo của Bộ

GD&ĐT, cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy; hướng dẫn, chỉ đạo
kiểm tra việc giảng dạy môn Giáo dục công dân, Chính trị. Tiếp tục triển khai
đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục trong môn
Giáo dục công dân theo Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02/12/2009 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng và khai thác có hiệu quả tủ sách pháp
luật, ngăn sách pháp luật trong thư viện trường học.
đ) Phòng Kế hoạch – Tài chính: phối hợp với các phòng, ban cấp kinh
phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
2. Đối với các phòng GD&ĐT
- Xây dựng kế hoạch PBGDPL hằng năm theo chuyên đề; chỉ đạo các
trường Mầm non, Tiểu học, THCS, Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện tốt
công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; xây dựng và khai thác có hiệu quả tủ
sách pháp luật.
- Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo nội dung tại mục
II. Thường xuyên tổ chức nghiên cứu, trao đổi, học tập các quy định của pháp
luật có liên quan trong cán bộ, giáo viên, người lao động của cơ quan.
- Tiếp tục rà soát đội ngũ giáo viên các cấp học, báo cáo UBND cùng cấp
và Sở GD&ĐT, tham mưu điều động, bổ sung chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trong
đó có giáo viên dạy Giáo dục công dân; khắc phục tình trạng sử dụng giáo viên
thuộc các bộ môn khác giảng dạy môn Giáo dục công dân.
3. Các đơn vị trực thuộc
- Xây dựng kế hoạch PBGDPL hằng năm của đơn vị. Tổ chức tuyên
truyền, phổ biến pháp luật theo nội dung tại mục II. Xây dựng và khai thác có
hiệu quả tủ sách pháp luật. Thường xuyên tổ chức nghiên cứu, trao đổi, học tập
các quy định của pháp luật có liên quan trong cán bộ, giáo viên, người lao động.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục Giáo dục công dân, pháp
luật chính khóa theo quy định của Bộ và hướng dẫn của Sở; nâng cao chất lượng
các hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung về pháp luật; đẩy mạnh đổi mới
phương pháp dạy và học pháp luật theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực

của học sinh.
Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật của ngành; yêu cầu
thủ trưởng các đơn vị triển khai việc tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng
thuộc đơn vị mình đảm bảo có hiệu quả cao./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
để
- Vụ Pháp chế, Bộ GD&ĐT;
báo
- HĐPBPL-Sở Tư pháp;
cáo
- Công đoàn ngành (để phối hợp);
- Các phòng, ban Sở (để thực hiện);
- Các đơn vị trực thuộc Sở;
- Các phòng GD&ĐT;
- Lưu: VT, VP.S.16.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)
Phạm Thanh Toàn
4



×