Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề tài sáng kiến: Kỹ thuật khăn trải bàn, Sơ đồ tư duy và Phương pháp Bàn tay nặn bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 16 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày 28/11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị
quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung
chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với truyền thống và thực
tiễn Việt Nam. Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu
vực và thế giới. Trong đó, đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và đổi mới PPDH
nói riêng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học được xác định là
một nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá của các nhà trường, các giáo viên.
Trong gần 4 năm qua, trường TH Nguyễn Thị Minh Khai đã được lựa chọn
thực hiện thí điểm Mô hình trường học Việt Nam mới – VNEN – một mô hình đặc
trưng cho việc phát huy tính tích cực của người học. Khi dạy học theo mô hình này,
các PPDH đã gần như thay đổi hoàn toàn so với cách dạy học truyền thống, học sinh
tích cực và hoàn toàn chủ động trong các hoạt động học tập. Tuy vậy, cùng với sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kinh tế xã hội, PPDH cũng liên tục
có nhiều cái mới tiến bộ mà đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường chưa bắt kịp đà để
có thể tiến sâu hơn trong quá trình đổi mới PPDH. Xuất phát từ thực tế đó, năm học
2015 – 2016 tôi đã nghiên cứu triển khai một số Phương pháp, kỹ thuật dạy học
tích cực trong dạy học.

II. MỤC ĐÍCH CỦA VẤN ĐỀ ĐƯỢC TỔNG KẾT
1


- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí tầm quan
trọng của việc đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu chiến lược giáo dục Việt Nam đến
năm 2020.
- Cung cấp một số biện pháp trong triển khai chỉ đạo áp dụng một số kỹ thuật


dạy học tích cực trong trường tiểu học.
III. NHIỆM VỤ CỦA BẢN TỔNG KẾT
Trên cơ sở thực tế về đổi mới PPDH ở trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai,
huyện ChưPrông, tỉnh Gia Lai, bản tổng kết giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Tầm quan trọng của việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học.
- Thực trạng công tác chỉ đạo đổi mới PPDH của nhà trường.
- Đề xuất một số biện pháp triển khai áp dụng các PPDH và kỹ thuật dạy học
tích cực trong trường tiểu học.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI TỔNG KẾT
Đối tượng : Công tác chỉ đạo đổi mới PPDH
Phạm vi tổng kết: năm học 2015 - 2016
V. PHƯƠNG PHÁP TỔNG KẾT
- Nghiên cứu tài liệu về PPDH tích cực, KTDH tích cực.
- Dạy thực hành, suy ngẫm về tiết dạy.
- Ghi chép hoạt động thực tế của bản thân trong chỉ đạo chuyên môn về đổi mới
PPDH.

2


Phần 2 : NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong ba bình diện của PPDH (Quan điểm dạy học, PPDH cụ thể, KTDH) thì
KTDH là bình diện nhỏ nhất. Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng cho
việc lựa chọn các PPDH cụ thể. Các PPDH cụ thể là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô
hình hành động. KTDH là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.
KTDH là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình
huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Ví dụ: Kĩ
thuật chia nhẩm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ
thuật phòng tranh, kĩ thuật hỏi chuyên gia....Các KTDH chưa phải là các PPDH độc

lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ: Trong phương pháp hợp tác nhóm có
các KTDH như kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ
thuật công đoạn ...
KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các KTDH có tác dụng phát huy tính
tích cực học tập của HS. KTDH tích cực là thành phần của các PPDH tích cực, là thể
hiện quan điểm dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS. Có nhiều KTDH tích
cực như: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật khăn trãi bàn, kĩ thuật
mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật công đoạn, kĩ thuật trình bày một phút, "kĩ
thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật viết tích cực ...". Trong phạm vi áp
dụng của năm học 2015 – 2016, tôi lựa chọn và triển khai 2 KTDH tích cực là Kỹ
thuật khăn trải bàn, Sơ đồ tư duy và Phương pháp Bàn tay nặn bột.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PPDH TRONG THỜI GIAN
VỪA QUA
Trong thời gian vừa qua, các nhà trường đã hòa nhịp đổi mới bằng nhiều hoạt
động chuyên môn thông qua các khóa tập huấn, chuyên đề và xây dựng cơ sở vật
chất. Nhiều mô hình dạy học mới như mô hình trường tiểu học mới VNEN, trường
học thân thiện, nhiều PPDH và Kỹ thuật dạy học tích cực như Phương pháp bàn tay
3


nặn bột, Kỹ thuật Sơ đồ tư duy, Kỹ thuật khăn trải bàn, …đã được triển khai và áp
dụng có hiệu quả ở bậc Trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học.
Tuy nhiên, với bậc tiểu học ở huyện Chư Prông thì các Phương pháp và Kỹ
thuật dạy học tích cực đó lại chưa đến được với các nhà trường, đội ngũ cán bộ quản
lý và giáo viên chỉ biết tên gọi của chúng qua các thông tin đại chúng. Chính vì thế,
để tiếp tục thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học theo chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT, thì việc triển khai, áp dụng các Phương pháp Kỹ thuật dạy học tích cực vào
trong dạy học là vô cùng cần thiết.
III. GIẢI PHÁP
Giải pháp 1: Lựa chọn các PPDH, KTDH tích cực phù hợp với điều kiện

dạy học của nhà trường.
Sau khi nghiên cứu các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học bậc
tiểu học của các cấp quản lý, đồng thời tìm hiểu các modun trong bộ tài liệu Bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên, tôi đã quyết định lựa chọn Phương pháp Bàn tay nặn
bột, Kỹ thuật sơ đồ tư duy, Kỹ thuật khăn trải bàn để triển khai trong năm học này.
Nội dung cơ bản của các PPDH, KTDH này như sau:
1.1 Kỹ thuật khăn trải bàn
* Mục đích:
Kĩ thuật khăn trải bàn là một KTDH thể hiện quan điểm chiến lược học hợp
tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật khăn trải bàn nhằm mục đích:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS.
- Tăng cường tính độc lập, của cá nhân HS.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
* Tác dụng:
- Đối với HS.
+ HS học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau.
4


+ Rèn cho HS các kĩ năng sống như: kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết
định và giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp.
+ Tạo cơ hội cho học tập phân hóa.
+ Giúp phát triển các mối quan hệ giữa HS với HS dựa trên sự tôn trọng, học
hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác
- Đối với GV: Giúp GV quản lí được ý thức và kết quả làm việc của mỗi cá
nhân HS; tránh tình trạng trong nhóm chỉ có một số HS làm việc, còn các HS khác thì
không.
* Cách tiến hành:
- HS được chia thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên

bàn, nhu là một chiếc khăn trải bàn.

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần
xung quanh thành các phần tương ứng với số thành viên của nhóm. (Ví dụ như hình
vẽ)
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết ra ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó
mà GV yêu cầu) vào phần cạnh "khăn trải bàn" trước mặt mình.
- Thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính của
"khăn trải bàn".
* Yêu cầu sư phạm :
5


- Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi mở.
- Nhóm không nên quá đông HS, chỉ nên từ 4 - 5 HS.
- Nếu số HS trong nhóm đông, có thể phát cho HS những phiếu giấy nhỏ để ghi
ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh "khăn trải bàn".
- Khi thảo luận, đính những phiếu giấy ghi các ý kiến đã được nhóm thống nhất
vào phần giữa "khăn trải bàn". Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
- Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được lưu lại ở
phần xung quanh "khăn trải bàn".
1.2 Kỹ thuật sơ đồ tư duy
* Mục đích, tác dụng :
- Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là một cách dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não; là một phương tiên
ghi chép sáng tạo rất hiệu quả nhằm "sắp xếp" ý nghĩ.
+ Giúp HS hệ thống hóa kiến thức, tìm ra mỗi liên hệ giữa các kiến thức.
+ Giúp HS hiểu bài, nhớ lâu, tránh học vẹt.
+ Phát triển tư duy logic, khả năng phân tích, tổng hợp của HS.
+ Mang lại hiệu quả dạy học cao.

* Cách lập sơ đồ tư duy:
- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một cụm từ thể hiện một ý
tưởng/khái niệm/ nội dung chính/chủ đề.
- Từ ý tưởng/hình ảnh trung tâm sẽ được phát triển thành các nhánh chính nối
vơi các cụm từ/hình ảnh cấp 1 (hoặc trên mỗi nhánh sẽ là một cụm từ/hình ảnh cấp 1).
- Từ các nhánh/cụm từ/hình ảnh cấp 1 lại được phát triển thành các nhánh phụ
dẫn đến các cụm từ hay hình ảnh cấp 2.
Cứ như thế sự phân nhánh được tiếp tục và các ý tưởng/khái niệm/nội dung/chủ
đề liên quan được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một bức tranh tổng
thể mô tả các ý tưởng/nội dung/chủ đề ... một cách đầy đủ, rõ ràng và dễ nhớ.
* Yêu cầu sư phạm:
6


- Để có được các ý tưởng vẽ sơ đồ tư duy theo nhóm, GV cần hướng dẫn học
sinh cách tìm ra ý tưởng.
- Khi lập sơ đồ tư duy cần lưu ý:
+ Các nhánh chính cần được tô đậm; các nhánh cấp 2, cấp 3, ... sẽ vẽ bằng các
nhánh mảnh dần.
+ Tù cụm từ/hình ảnh trung tâm tỏa đi các nhánh nên sử dụng các màu sắc khác
nhau để dể phân biệt. Màu sắc các nhánh chính cần được duy trì tới các nhánh phụ.
+ Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong dễ vẽ
hơn và khi được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
+ Cần bốp trí các thông tin đều quanh hình ảnh/cụm từ trung tâm.
Lưu ý: Sơ đồ tư duy về cùng một chủ đề của mỗi nhóm và cá nhân có thể khác nhau
1.3 Phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB)
* Mục tiêu:
Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá
và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học,
phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua

ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
* Yêu cầu sư phạm
- Học sinh quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi
với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó.
- Trong quá trình tìm hiểu, học sinh lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập
thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà
nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
- Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến
trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các
chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá
lớn.

7


- Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự
liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt
thời gian học tập.
- Học sinh bắt buộc có mỗi em một quyển vở thí nghiệm do chính các em ghi
chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em.
- Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của học sinh các khái niệm khoa học
và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.
* Cách tiến hành :
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ
động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học.
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu
Hình thành biểu tượng ban đầu là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp
BTNB. Bước này khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của
mình trước khi được học kiến thức. Hình thành biểu tượng ban đầu, giáo viên có thể

yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài
học. Khi yêu cầu học sinh trình bày biểu tượng ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu
nhiều hình thức biểu hiện của học sinh, có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá
nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ. Xem thêm phần trình bày về Biểu
tượng ban đầu để rõ hơn phần lý luận của Biểu tượng ban đầu.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo
viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào
những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học (hay mô đun kiến
thức).
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu

8


Từ các phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu mà học sinh nêu ra, giáo
viên khéo léo nhận xét và lựa chọn thí nghiệm để học sinh tiến hành. Ưu tiên thực
hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành thí
nghiệm trên vật thật có thể làm cho mô hình, hoặc cho học sinh quan sát tranh vẽ. Đối
với phương pháp quan sát, giáo viên cho học sinh quan sát vật thật trước, sau đó mới
cho học sinh quan sát tranh vẽ khoa học hay mô hình để phóng to những đặc điểm
không thể quan sát rõ trên vật thật (xem thêm phần Phương pháp quan sát).
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
Sau khi thực hiện thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được
giải quyết. Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi
vào vở coi như là kiến thức của bài học. Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh
bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (biểu tượng ban
đầu) trước khi học kiến thức. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá
trình thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, chính học sinh tự phát hiện ra mình sai hay
đúng mà không phải do giáo viên nhận xét một cách áp đặt. Chính học sinh tự phát

hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động.
Những thay đổi này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức.
Giải pháp 2: Lập kế hoạch triển khai
Kế hoạch triển khai các chuyên đề về PPDH và KTDH tích cực trên được sơ
đồ hóa như sau:

1. Trải nghiệm + Tự
học

4. Củng cố hoàn chỉnh
nội dung chuyên đề

2. Tập huấn toàn
trường

3. Dạy thực hành
Nội dung cụ thể tưng bước như sau:
9


- Bước 1: Trải nghiệm + Tự học
Thông qua nhiều kênh thông tin, đa số thành viên Ban giám hiệu và giáo viên
đã nghe, đã tiếp cận ít nhiều với một số PPDH và KTDH tích cực. Do đó, trong kế
hoạch năm học 2015 – 2016, Ban chuyên môn thống nhất thời gian triển khai chuyên
đề, và để chuẩn bị tốt nhất cho thành công của chuyên đề thì từng người trong Ban
giám hiệu và giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng trước về các chuyên đề này. Đồng
thời, nhà trường cũng chọn luôn Modun TH16 làm nội dung BDTX 3 trong năm học
này. Làm như thế thuận lợi trong việc kết hợp thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng của cá
nhân giáo viên với nhiệm vụ chuyên môn chung của nhà trường. Trong quá trình tự
học, có những nội dung nào chưa rõ thì giáo viên lưu trữ ở hồ sơ, nêu thắc mắc để

cùng nhau tháo gỡ khi thực hiện bước Tập huấn.
- Bước 2: Tập huấn toàn trường
Công việc chuẩn bị cho tập huấn cần được chuẩn bị chu đáo từ việc lên kế
hoạch đến triển khai thực hiện. Kế hoạch phải được lên chi tiết, cụ thể gồm có tối
thiểu các nội dung: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, cơ sở vật chất (đèn
chiếu, âm thanh – micro, loa phóng, văn phòng phẩm, …), phân công nhiệm vụ
(người thiết kế Powerpoint, người chuẩn bị cơ sở vật chất, người trình bày chuyên đề,
người phục vụ, …). Trong kế hoạch còn dự phòng phương án 2 khi mất điện lưới tại
khu vực tập huấn. Thông thường, trong phương án 2, tôi dự phòng bằng cách chuẩn bị
giấy A0, bút dạ bảng cho các nhóm thực hiện việc tự học theo nhóm, trình bày kết
quả lên giấy, báo cáo trước lớp tập huấn. Và khi lập kế hoạch càng chi tiết thì tỉ lệ
thành công càng cao.
Tại buổi tập huấn, chúng tôi đã áp dụng trực tiếp các kỹ thuật dạy học trên
trong các phần của nội dung tập huấn. Cụ thể để chia sẻ về những tác dụng của
KTDH tích cực, chúng tôi cho lớp sử dụng ngay Kỹ thuật khăn trải bàn, nhưng không
giới thiệu ngay cho giáo viên đó là Kỹ thuật khăn trải bàn mà chỉ hướng dẫn cách
thảo luận, cách viết ý kiến cá nhân, cách viết ý kiến chung cả nhóm và tờ giấy Ao
hình khăn trải bàn. Cuối buổi tập huấn, chúng tôi cho giáo viên tổng hợp lại tất cả nội
10


dung của buổi tập huấn bằng Sơ đồ tư duy. Với cách làm như vậy, đội ngũ giáo viên
đã vừa tiếp cận lý thuyết, vừa được thực hành ngay từng kỹ thuật, làm cho nội dung
lý thuyết đó trở nên dễ hiểu hơn.
Sau đây là một số hình ảnh tại các lớp tập huấn

11


- Bước 3: Dạy thực hành

Sau khi tiếp cận về mặt lý thuyết, chúng tôi cho các tổ chuyên môn thực hiện
dạy thực hành. Tổ chức dự giờ, đóng góp rút kinh nghiệm và thống nhất để triển khai
dạy đồng loạt. Trong khi tổ chức dạy minh họa, nhiều điều chỉnh đã được rút ra cho
phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường.
- Kỹ thuật khăn trải bàn: Vì các lớp của trường đang học theo nhóm, mỗi nhóm
có từ 6 đến 8 học sinh. Nếu sử dụng giấy A0 để làm khăn trải bàn thì quá lớn, nếu
dùng giấy A4 thì quá nhỏ. Vì thế các tổ chuyên môn đã linh hoạt làm đồ dùng dạy học
- Kỹ thuật Sơ đồ tư duy: Sau khi áp dụng vào dạy học đại trà, đa số giáo viên đã
có ý kiến vì các em không có thời gian để vẽ và không phải em nào cũng vẽ đẹp nên
đề xuất ở một số bài, giáo viên sẽ hình thành Sơ đồ câm với các nét phác thảo, học
sinh sẽ hoàn thành tiếp để có Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. Chúng tôi xét thấy điều này
phù hợp với thực tế nên cho phép điều chỉnh ở một số bài như vậy.
Sau đây là một số hình ảnh của các tiết dạy thực tế

12


13


Phần 3 : KẾT LUẬN
14


Trong những năm qua chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường có nhiều
chuyển biến rõ nét, trước hết là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp Đảng ủy,
chính quyền địa phương, đặc biệt trực tiếp là chuyên môn và Lãnh đạo Phòng Giáo
dục – Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, thao giảng cụm đã giúp cho đội
ngũ giáo viên của trường được tiếp cận, giao lưu học hỏi nhiều Phương pháp dạy học,
nhiều Kỹ thuật dạy học hay, nhiều kinh nghiệm để nâng cao tay nghề.

Từ những kết quả đã đạt được chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho bản
thân: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết trong khâu chỉ đạo, nhà trường
phải thường xuyên chỉ đạo công tác đổi mới phương pháp dạy học, người làm công
tác chuyên môn phải thực sự tâm huyết với việc đổi mới Phương pháp dạy học, đồng
thời cũng cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, sự đồng
thuận hưởng ứng của đội ngũ nhà giáo để họ cống hiến hết khả năng của mình cho sự
nghiệp “trồng người”.
Những kết quả trong việc triển khai các Phương pháp, Kỹ thuật dạy học tích
cực theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT của chúng tôi mới chỉ dừng ở mức độ với những
thành tích khiêm tốn, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường còn phải thường xuyên áp
dụng nhiều hơn nữa ở năm học này và những năm học tiếp theo để mỗi phương pháp,
kỹ thuật trở thành phương tiện dạy học không thể thiếu thì hiệu quả dạy học mới được
nâng cao hơn nữa.

15


 Kiến nghị, đề xuất :
Để nhà trường tiếp tục nâng cao được chất lượng giáo dục, rất mong được sự
quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, lãnh đạo ngành tạo điều kiện về cơ sở vật
chất để nhà trường có đủ phòng học, phòng chức năng, trang bị thêm thiết bị đồ dùng
dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo đội ngũ giáo
viên áp dụng các Phương pháp và Kỹ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy. Tôi
rất mong nhận được sự góp ý của các cấp quản lý giáo dục để đề tài được hoàn thiện
hơn, góp phần nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục trong trường tiểu học.
Chư Prông, ngày 5 tháng 04 năm 2016
Người viết

Hồ Thị Thúy Ngân


16



×