Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo kết quả tiếp nhận đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.35 KB, 10 trang )

Báo cáo kết quả tiếp nhận đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người của
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người năm 2015
Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Thành, Lê Ngọc Luân
Trịnh Yên Bình, Đồng Văn Hệ, Nguyễn Hoàng Phúc, Cao Tiến Sỹ, Nguyễn Thị Phương Hạnh,
Bế Nam Trung, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Ngọc Tùng, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Vui.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người gọi tắt là Trung
tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia (viết tắt: TTĐPGTQG) là đơn vị sự nghiệp y tế
trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập theo Quyết định số 2002/QĐ-TTg ngày
10/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ [1]. TTĐPGTQG được Bộ Y Tế tổ chức lễ
ra mắt hoạt động chính thức vào ngày 29/06/2013 tại Hà Nội. Hiện nay
TTĐPGTQG đặt trụ sở giao dịch tại địa chỉ Số 40 phố Tràng Thi, phường Hàng
Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
TTĐPGTQG hiện có 1 giám đốc, 3 phó giám đốc với 06 phòng chức năng gồm:
phòng Tổ chức - Hành chính; phòng Kế hoạch - Tài chính; phòng Pháp chế Truyền thông; Phòng Hợp tác quốc tế - Khoa học và Đào tạo; phòng Quản lý
Thông tin và Thẻ hiến; phòng Tư vấn và Điều phối ghép tạng; và 01 tạp chí Ghép
tạng quốc gia bước đầu đang hình thành. Quyết định số 3049 /QĐ-BYT của Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hàng ngày 21/8/2013 về việc quy định Điều lệ Tổ chức và hoạt
động của TTĐPGTQG [2] quy định TTĐPGTQG có 05 nhiệm vụ chính trong đó
có 02 nhiệm vụ là Quản lý và điều phối việc hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người;
Truyền thông về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Thực hiện các nhiệm vụ trên từ khi thành lập đến nay TTĐPGTQG đã tích
cực thực hiện tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, tổ chức các sự kiện
tại nhiều địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó Trung tâm cũng
thực hiện tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho người dân muốn tìm hiểu, quan tâm đến
hoạt động hiến tặng mô tạng, ngành ghép mô tạng tại Việt Nam.
Tuy nhiên kết quả để người dân hiểu và tham gia đăng ký hiến tạng sau khi
chết não còn rất hạn chế do sự nhận thức và chưa có sự vào cuộc thực sự của các
tầng lớp nhân dân. Mục đích của nghiên cứu này ghi nhận kết quả đăng ký hiến
tạng tại TTĐPGTQG, năm 2015.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu
Những người dânViệt Nam trên 18 tuổi đủ năng lực hành vi dân sự đăng ký
hiến tạng tại Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, làm đơn theo mẫu quy định
của pháp luật

1


Mẫu 1: Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người ở người chết, chết não

2


Mẫu 2: Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người ở người sống

Sau khi người dân tự nguyện đăng ký hiến bằng cách viết vào đơn hiến khi
còn sống hoặc sau khi chết sẽ được cán bộ phòng Quản lý Thông tin – Thẻ hiến
chụp ảnh chân dung và cấp thẻ theo mẫu :

3


Mẫu đơn được TTĐPGTQG xây dựng theo mẫu quy định tại Điều 12, 18 của
Luật hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Ban hành từ ngày
29/11/2006 [3].
Thời gian ghi nhận từ ngày 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2015.
Loại ra khỏi nghiên cứu người đăng ký không đúng tiêu chuẩn, có biểu hiện
bệnh lý tâm thần.

2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tiền cứu, mô tả
- Phương pháp thu thập số liệu:
Người đến đăng ký trực tiếp: khi người dân đến đăng ký hiến tặng mô, tạng tại
TTĐPGTQG: Trung tâm sẽ hướng dẫn đăng ký theo Mẫu 1 với người đăng ký
hiến sau khi chết, Mẫu 2 với người đăng ký hiến khi còn sống. Sau đó sẽ tiếp nhận
đơn đăng ký và nhập vào danh sách người đăng ký hiến;
Thông qua các buổi giảng : các lãnh đạo, nhà quản lý TTĐPGTQG ngoài nhiệm
vụ quản lý tại Trung tâm đồng thời đều làm công tác giảng dạy thông quan các lớp
đào tạo đó cũng thực hiện tư vấn, tuyên truyền, phát tài liệu, đơn đăng ký và tiếp
nhận đơn;
Thông qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo: hàng năm Trung tâm đều tổ
chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ y tế toàn quốc; các hội nghị, hội thảo
trong nước và quốc tế thông qua các hội thảo, hội nghị nhân viên Trung tâm thực
hiện tuyên truyền phát tài liệu, đơn đăng ký và tiếp nhận đơn;
Thông qua các sự kiện hội trại: Trung tâm phối hợp cùng với Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, các Câu lạc bộ, hội máu phổi hợp tổ chức các sự kiện, hội
trại. Tại đó Trung tâm phát tài liệu, tuyên truyền, vận động về ý nghĩa nhân văn cao
cả của hành động đăng ký hiến tặng mô, tạng vì mục đích cứu người nhân đạo.
Đồng thời hướng dẫn các bạn trẻ viết đơn và tiếp nhận đơn đăng ký hiến tặng mô,
tạng.
Thông qua đường bưu điện: hiện nay TTĐPGTQG đã thiết lập đường dây nóng hỗ
trợ tư vấn trực tiếp 24/24 giờ cho người dân muốn tìm hiểu thông tin về hoạt động
hiến tặng mô, tạng. Đồng thời khi người dân bày tỏ nguyện vọng được đăng ký
4


hiến mô, tạng sẽ hướng dẫn người dân đến tại Trung tâm để viết đơn đăng ký hoặc
gửi mẫu đơn cho người có nguyện vọng đăng ký hiến khi ở xa và tiếp nhận đơn
đăng ký của người dân chuyển qua đường bưu điện.
- Phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 22.

3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Các hình thức thu thập số liệu: người đến đăng ký trực tiếp; giảng dạy; lớp tập
huấn, hội nghị, hội thảo; Sự kiện truyền thông; Đường bưu điện.
- Tuổi (sắp xếp theo WHO được chia làm 5 nhóm tuổi chính: từ 18 – 27 tuổi, từ
28 – 37 tuổi, từ 38 – 47 tuổi, từ 48 – 57 tuổi và trên 57 tuổi).
- Giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ (theo tỉnh).
- Loại hiến: hiến khi còn sống, hiến sau khi chết, hiến xác).
- Ghi nhận các bộ phận cơ thể hiến: Giác mạc, Thận, Tụy, Tim, Gan, Phổi... và
Hiến xác (Bộ phận hiến theo quy định của pháp luật hiện hành) [3].
KẾT QUẢ

1. Các hình thức đăng ký hiến mô tạng
Tính đến tháng 03 năm 2015 sau gần 2 năm đi vào hoạt động TTĐPGTQG đã
tiếp nhận, hướng dẫn cho các trường hợp đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể là: 155
người. Trung tâm đã tổ chức cấp thẻ “Ghi nhận đăng ký” cho 120 người và đang
tiến hành liên lạc cấp thẻ “Ghi nhận đăng ký” cho 35 trường hợp còn lại.
Để đạt được kết quả bước đầu như vậy trong gần 2 năm qua TTĐPGTQG đã rất
tích cực thực hiện các hoạt động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao,
Bảng 1: Các hình thức thu thập kết quả đăng ký hiến (n= 2.348)
Hình thức
n
%
Người đến đăng ký trực tiếp
270
19.1
Tổ chức lớp học
129
9.1
Gửi bằng đường bưu điện
89

3.8
Sự kiện
1860
79.2
Tổng:
2348
100
Bảng 1cho thấy gần 70% người hiến do nhân viên trung tâm thực hiện thông
qua các buổi giảng dạy, hội nghị, hội thảo, hội trại.
Người đến đăng ký hiến trực tiếp (30,3%) hoặc qua đường bưu điện (1.9%)
không nhiều chứng tỏ công tác truyền thông cũng như sự nhận thức tự giác của
người dân chưa được đẩy mạnh.
Cũng qua 03 tháng thực hiện hoạt động phối hợp với Viện Huyết học – Truyền
máu Trung ương cùng với các đơn vị tổ chức sự kiện, các hội, câu lạc bộ thanh
niên sinh viên tình nguyện có thể thấy kết quả là số người đăng ký hiến mô, bộ
phận cơ thể người gần gấp đôi số lượng đăng ký 17 tháng trước. Điều này thấy hiệu
quả của công tác truyền thông vận động, vai trò to lớn của đội ngũ thanh niên sinh
viên và định hướng phát triển nói chung và truyền thông, tổ chức sự kiện nói riêng
5


của Trung tâm Điều phối đang thực hiện là hiệu quả, đúng hướng và cần tiếp tục
phát huy hơn nữa.
Nếu so với hoạt động hiến máu sau 21 năm hoạt động hiện nay đã tiếp nhận hơn
8,2 triệu đơn vị máu và hiện nay tiếp nhận trên 500.000 đơn vị máu mỗi năm thì
mới thấy con số 155 người đăng ký hiến mô, tạng là quá ít. Để nâng cao được số
người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người đạt được 1 con số ấn tượng như hoạt
động hiến máu thì đòi hỏi sự lỗ lực không những của TTĐPGTQG, Ngành Y tế mà
còn của toàn thể hệ thống chính trị, toàn xã hội.
2. Tuổi

Bảng 2: Tuổi (n= 2.348)
Tuổi
n
%
18 – 27 tuổi
1799
76.6
28 – 37 tuổi
251
10.7
38 – 47 tuổi
138
5.9
48 – 57 tuổi
97
4.1
Trên 57 tuổi
63
2.7
Tổng
2348
100
Tuổi trung bình: 30.9 , người tuổi cao nhất 75, tuổi thấp nhất 19.
Bảng 2 cho thấy 75,5% độ tuổi từ 18 đến 37 đăng ký hiến mô tạng. Điều này
phản ánh thực tế nhận thức về hoạt động hiến mô, tạng trong các bạn trẻ : những
người có cơ hội tiếp cận với thông tin tốt hơn (nhờ thành tựu bùng nổ công nghệ
thông tin, cộng với được tham gia nhiều các hoạt động, hội nghị, sự kiện tuyên
truyền vận động của nhiều lĩnh vực ngoài hiến mô, tạng như hiến máu) ...
Các bạn trẻ là tương lai của đất nước đây là những hạt nhân tuyên truyền, vận
động cho tương lai của hoạt động hiến mô, bộ phận cơ thể người. Rõ ràng sẽ hình

thành 1 thế hệ có nhận thức mới giúp dần dần thay đổi nhận thức và hành vi của xã
hội về hoạt động hiến mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích nhân đạo cứu người.
3. Giới tính
Bảng 3: Giới tính (n= 2.348)
Giới tính
n
%
Nam
1359
57.9
Nữ
989
42.1
Tổng:
2348
100
Trong danh sách những người đã đến đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người
chiếm hơn 60% là nữ giới. Liệu có thể nhận xét: con số này mình chứng về nét đẹp,
sự hy sinh của người phụ nữ Việt Nam?
4. Nghề nghiệp
Bảng 4: Nghề nghiệp (n=155 trong đó có 36 trường hợp không ghi nhận)
Nghề nghiệp
n
%
6


Bác sĩ
7
4.6

Điều dưỡng
3
1.9
Dược sĩ
1
0.7
Nhân viên bảo hiểm
2
1.4
Cán bộ, viên chức
14
9.1
Nhân viên văn phòng
19
12.1
Tu sĩ
2
1.4
Phóng viên
1
0.7
Đầu bếp
1
0.7
Giáo viên
5
3.1
Học sinh – sinh viên
56
36.2

Nông nghiệp
3
1.9
Tự do
5
3.1
Không ghi nhận
36
23.1
Tổng:
155
100
Người đăng ký hiến đến tử rất nhiều các ngành nghề, rất đa dạng.Bảng 4 ghi
nhận 36,2% đăng ký hiến mô, tạng là các bạn học sinh – sinh viên. Bác sĩ chiếm
4.6%. Tuy nhiên, tỷ lệ không nghi nhận được nghề nghiệp 23.1%.
5. Địa chỉ (theo tỉnh)
Bảng 5: Địa chỉ của người đăng ký hiến(n=155)
Bộ phận cơ thể đăng ký hiến
n
%
Bắc Ninh
9
5.8
Bắc Giang
5
3.3
Bình Định
1
0.6
Đắc Lắk

1
0.6
Hà Nam
2
1.3
Hà Nội
71
45.8
Hải Dương
6
3.9
Hải Phòng
5
3.3
Hòa Bình
3
1.9
Hưng Yên
7
4.6
Hà Tĩnh
1
0.6
Kom tum
1
0.6
Quảng Trị
1
0.6
Quảng Ninh

1
0.6
Quảng Ngãi
1
0.6
Lạng Sơn
2
1.3
Lào Cai
2
1.3
Nghệ An
5
3.3
7


Ninh Bình
7
4.6
Ninh Thuận
1
0.6
Nam Định
3
1.9
Thái Bình
4
2.7
Thái Nguyên

1
0.6
Thanh Hóa
9
5.8
Tp.Hồ Chí Minh
2
1.3
Vĩnh Long
1
0.6
Vĩnh Phúc
2
1.3
Yên Bái
1
0.6
Tổng:
155
100
Bảng 5 cho biết 28/63 tỉnh thành có người đăng ký hiến mô, tạng theo danh
sách quản lý tại TTĐPGTQG. Tuy nhiên công tác truyền thông, tuyên truyền vận
đồng vẫn còn hạn chế khi chủ yếu vẫn hoạt động tại khu vực Hà Nội và các tỉnh
phía Bắc.
Qua trao đổi kinh nghiệm từ hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu,
hiến giác mác có thể thấy ngoài vai trò xung kích của đội ngũ thanh niên, sinh viên
thì vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, đoàn thể, các tổ chức tôn
giáo cũng có tiếng nói rất quan trọng đến sự hiểu biết, thay đổi nhận thức, hành vi
của người dân trong hoạt động hiến tặng mô tạng.
6. Loại hiến

Bảng 6: Hình thức đăng ký hiến(n= 2.348)
Hình thức
n
%
Đăng ký hiến sau khi chết, chết não
2324
99.0
Đăng ký hiến khi còn sống
24
1.0
Tổng:
2348
100
Qua gần 2 năm tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn người dân đến tìm hiểu, đăng ký
hiện mô, bộ phận cơ thể người TTĐPGTQG đã tiếp nhận được 06 trường hợp đăng
ký hiến khi còn sống, các trường hợp này Trung tâm đã chuyển đến các cơ sở có
chức năng ghép mô, tạng để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Điều đặc biệt hơn cả 6
người này đều đăng ký hiến cả mô, bộ phận cơ thể còn lại của mình sau khi chết.
Số lượng người đăng ký hiến sau khi chết chiếm đa phần đến 96.1% (Bảng 6)
cũng là một tín hiệu rất đáng mừng vì điều đó cho thầy người dân đã ngày càng
thay đổi nhận thức về quan niệm chết toàn thây của người Á Đông.
7. Bộ phận cơ thể đăng ký hiến
Bảng 7: Bộ phận cơ thể đăng ký hiến(n=155)
Bộ phận cơ thể đăng ký hiến
n
%
Giác mạc
136
87.7
Thận

128
82.6
8


Tụy
114
73.5
Tim
117
75.5
Gan
120
77.4
Phổi
103
66.5
Hiến xác
29
18.7
Bảng 7 cho thấy: Giác mạc, Thận là 2 bộ phận cơ thể người được người dân
đăng ký hiến tặng nhiều nhất có lẽ do công tác tuyên truyền, vận động trong những
năm qua của ngành Y tế, các tổ chức xã hội đồng thời do tiến bộ của nền y học
nước nhà trong những năm qua. Hiện nay hầu hết các bệnh viện được phép ghép cơ
quan đều thực hiện ghép Thận.
Con số thống kê trên cũng cho thấy việc Hiến xác còn ít (18,7%). Hiện nay
hầu như tất cả các trường đại học Y của Việt Nam đều thiếu xác để sinh viên thực
tập. Vì vậy, trong thời gian tới công tác truyền thông vận động hiến tặng mô tạng
nói chung và hiến xác nói riêng cũng cần tiếp tục được đầu tư thích đáng [4], [5].
Hiện nay, TTĐPGTQG đang thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông

tin trong công tác quản lý. điều phối ghép tạng của cả nước [6].
8. Cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến cho người hiến sau khi chết, chết não
Bảng 8: Cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến (n= 2.348)
Cấp thẻ
n
%
Đã cấp thẻ
328
14.0
Chưa cấp thẻ
2020
86.0
Tổng
2348
100
9. Một số thông tin khác khi tư vấn, hướng dẫn ghi nhận được.
Trong quá trình thực hiện tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn người dân đến tìm
hiểu và đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người, TTĐPGTQG ghi nhận lại 1 số
trường hợp đặc biệt như sau:
- Từ tháng 12-2014 khi TTĐPGTQG bắt đầu thực hiện việc tham gia các sự kiện,
hội nghị, hội thảo về tuyên truyền, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
cùng các hoạt động của hội, câu lạc bộ Máu, ngân hàng mắt đến tháng 3-2015 thì
số lượng đăng ký chỉ trong vòng 3 tháng là 96 trường hợp. Trong khi trước đó từ
khi Trung tâm đi vào hoạt động đến tháng 12-2014 chỉ có 59 trường hợp đăng ký
hiến mô bộ phận cơ thể người.
- Có 1 trường hợp cụ bà cao tuổi nhất 75 tuổi tự thuê xe taxi đi đến TTĐPGTQG để
tìm hiểu và đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi qua đời.
- Có 1 trường hợp sau khi đến TTĐPGTQG để tìm hiểu và được tư vấn hướng dẫn
đã đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người. Tuy nhiên khi về nhà trao đổi với người
thân bị người thân trong gia đình phản đối họ đã xin đề nghị rút đơn đăng ký.

9


- Có 4 trường hợp người dân sau khi nghe tuyên truyền về hoạt động đăng ký hiến
mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng, đã điện đến Trung tâm để được tư vấn sau đó đã gửi đơn đăng ký hiến mô,
bộ phận cơ thể người sau khi chết qua đường bưu điện.
- Khi đi tham gia các sự kiện truyền thông vận động cùng các hoạt động của các
câu lạc bộ máu. Bộ phận tư vấn đã ghi nhận 8 trường hợp sau khi tìm hiểu, được tư
vấn đã điện thoại trực tiếp cho người thân (Bố , mẹ) xin ý kiến về việc đăng ký hiến
mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì có 02 trường hợp đã được gia đình đồng
ý và 02 trường hợp này đã viết đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi
chết.
KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 155 người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người (sau khi chết,
chết não 149 người, khi còn sống 6 người) trong thời gian từ ngày 29-06-2013 đến
ngày 28-02-2015 tại TTĐPGTQG cho thấy: gần 70% người hiến do nhân viên
trung tâm thực hiện thông qua các buổi giảng dạy, hội nghị, hội thảo, hội trại.
Tuổi trung bình của người đăng ký hiến là 30.9 với 75,5% độ tuổi từ 18 đến 37, ó
hơn 60% là nữ giới; 36,2% là sinh viên. Chỉ có 28/63 tỉnh thành có người đăng ký
hiến mô, tạng theo danh sách quản lý tại TTĐPGTQG, chủ yếu tại khu vực Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc. Giác mạc và Thận là 2 bộ phận cơ thể người được người dân
đăng ký hiến tặng nhiều nhất, hiến xác còn ít (18,7%). Rõ ràng cần đẩy mạnh tác
tuyên truyền, vận động việc hiến mô tạng trong mọi tầng lớp nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 2002/QĐ-TTg.
Ban hành ngày 10/11/2011 của Thủ tướng Chính về việc thành lập Trung tâm Điều phối quốc gia
về ghép bộ phận cơ thể người trực thuộc Bộ Y tế.
2. Quyết định số 3049/QĐ-BYT.

Ban hàng ngày 21/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động
của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
3. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Được Quốc Hội ban hành ngày 29/11/2006.
4. Nghị định số 56/2008/NĐ-CP.
Ban hành ngày 29/4/2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và
Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
5. Quyết định số 2249/QĐ – BYT.
Ban hành ngày 26/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về
Hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người.
6. Quyết định số 3669/QĐ-BYT.
Ban hành ngày 17/09/2014 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt dự án “Xây dựng ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ
thể người giai đoạn 2014 - 2016”.
10



×