Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

hoc sinh hoc ne do dai hoc lien 004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.69 KB, 15 trang )

Câu 1 Tế bào ở cơ thể đa bào được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản sau:
A) Màng sinh chất
B) Tế bào chất và các bào quan
C) Tế bào chất, các bào quan và nhân
D) Màng sinh chất, tế bào chất cùng các bào quan, nhân
Đáp án D
Câu 2 Ở tế bào của sinh vật có nhân chính thức, ADN được thấy ở:
A) Trong nhân
B) Trong nhân và trong lưới nội sinh chất
C) Trong nhân và trong tỉ lệ, lạp thể
D) Trong nhân và ribôxôm
Đáp án C
Câu 3 Ở tế bào của sinh vật chưa có nhân, đặc điểm nào dưới đây là đúng?
A) Nhân được phân cách với phần còn lại bởi màng nhân
B) Vật chất di truyền là ADN kết hợp với prôtêin histôn
C) Không có màng nhân nhưng có đầy đủ các bào quan
D) vật chất di truyền ADN hoặc ARN không kết hợp với prôtêin histôn
Đáp án D
Câu 4 Cơ thể đơn bào có những đặc điểm:
A) Cơ thể được cấu tạo chỉ từ 1 tế bào
B) Có thể có sự chuyên hoá cao về hình thái và chức năng
C) Chưa có những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống
D) A và B đều đúng
Đáp án A
Câu 5 Cơ thể đa bào có những đặc điểm:
A) Có sự phân hoá chức năng của các tế bào và của các cơ quan
B) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào
C) Tất cả động, thực vật đều là cơ thể đa bào
D) Tất cả đều đúng
Đáp án -D
Câu 6 Quá trình đồng hoá trong hoạt động sống của tế bào là:


A) Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể thành các chất
đơn giản, thực hiện đồng thời với quá trình chuyển hoá thế năng thành hoạt năng
B) Quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất hữu cơ đặc trưng cho
từng loại tế bào của cơ thể, thực hiện đồng thời quá trình chuyển hoá thế năng thành
hoạt năng
C) Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể thành các chất
đơn giản, thực hiện đồng thời với quá trình tích luỹ thế năng
D) Quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất hữu cơ đặc trưng cho
từng loại tế bào của cơ thể, thực hiện đồng thời với quá trình tích luỹ thế năng
Đáp án D
Câu 7 Quá trình dị hoá trong cơ thể sống của tế bào là:
A) Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể thành các chất
đơn giản, thực hiện đồng thời với quá trình tích luỹ thế năng
B) Quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất hữu cơ đặc trưng cho
từng loại tế bào của cơ thể, thực hiện đồng thời quá trình tích luỹ thế năng
C) Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể thành các chất
đơn giản, thực hiện đồng thời với quá trình chuyển hoá thế năng thành hoạt năng
D) Quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất hữu cơ đặc trưng cho
từng loại tế bào của cơ thể, thực hiện đồng thời với quá trình chuyển hoá thế năng thành
hoạt năng
Đáp án C
Câu 8 Các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống:
A) Sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường, sinh trưởng và phát triển, sinh
sản, cảm ứng
B) Sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường, sinh trưởng và phát triển, đột
biến và cảm ứng
C) Sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường, khả năng thích nghi, sinh sản
và cảm ứng
D) Sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường, sinh trưởng và phát triển, sinh
sản và đột biến

Đáp án A
Câu 9 Đặc điểm nào dưới đây của màng sinh chất là không đúng:
A) Gồm 2 lớp màng, phía trên có cá lỗ nhỏ
B) Có cấu tạo từ những phần tử prôtêin và lipit
C) Có nhiệm vụ bảo vệ khối sinh chất bên trong
D) Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xung quanh tế bào
Đáp án A
Câu 10 Màng sinh chất có chiều dày khoảng:
A) 20 – 30 ăngxtrôn
B) 70 – 120 ăngxtrôn
C) 200 – 300 ăngxtrôn
D) 300 – 400 ăngxtrôn
Đáp án B
Câu 11 Mô tả nào dưới đây về không bào là đúng:
A) Có trong tế bào chất của động vật va thực vật trưởng thành chứa các enzym
thuỷ phân
B) Chỉ có ở động vật trưởng thành, là những khoang lớn chứa đầy những chất
hữu cơ và vô cơ hoà tan
C) Chỉ có ở thực vật trưởng thành, là những khoang lớn chứa đầy những chất
hữu cơ và vô cơ hoà tan
D) Là những túi rỗng trong tế bào chất của tế bào động vật vạ thực vật trưởng
thành
Đáp án C
Câu 12 Lưới nội sinh chất có hệ thống xoang và ống:
A) Có vách được cấu tạo như màng sinh chất
B) Không có vách ngăn với phần còn lại của tế bào
C) Trên bề mặt có các lizôxôm bám vào
D) Tạo thành hệ thống sợi tơ trong thoi vô sắc
Đáp án A
Câu 13 Màng nhân có đặc điểm nào dưới đây?

A) Một màng kép, cấu tạo giống màng sinh chất, trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ
đường kính 300 – 400 ăngxtrôn
B) Cấu tạo giống màng sinh chất, trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ đường kính
300 – 400 ăngxtrôn
C) Một màng kép khép kín, cấu tạo giống màng sinh chất
D) Cấu tạo giống màng sinh chất, trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ đường kính
300 – 400 ăngxtron
Đáp án A
Câu 14 Các lỗ lớn trên màng nhân tạo điều kiện cho hoạt động:
A) Trao đổi chất giữa tế bào chất và môi trường bao quanh tế bào
B) Trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất
C) Chuyển ARN được tổng hợp trong nhân đi vào tế bào chất
D) Chia tế bào chất thành 2 lớp: lớp nội chất ở gần nhân và lớp ngoại chất ở gần
màng tế bào
Đáp án B
Câu 15 Cấu trúc nào dưới đây có măt trong nhân
A) Tỉ thể và nhân cao
B) Nhân con và chất nhiễm sắc
C) Lưới nội sinh chất và nhiễm sắc
D) Nhân con và bộ máy Gôngi
Đáp án B
Câu 16 Nhân con có chức năng gì?
A) Nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất, phục vụ quá trình giải mã
B) Nơi thực hiện quá trình hô hấp tế bào
C) Tập trung các chất tiết, chất cặn bãở trong nhân để đưa ra ngoài
D) Tổng hợp các phân tử prôtêin
Đáp án A
Câu 17 Cấu tạo cơ bản của 1 virut gồm có:
A) Một phân tử ADN và 1 vỏ bọc protein
B) Một số phân tử ADN và 1 vỏ bọc protein

C) Một phân tử ADN, một số bào quan và 1 vỏ bọc protein
D) Một phân tử ADN hoặc ARN và 1 vỏ bọc protein
Đáp án D
Câu 18 Cấu tạo cơ bản của 1 vi khuẩn gồm có:
A) Một phân tử ADN và 1 vỏ bọc protein
B) Màng, chất nguyên sinh, một phân tử ADN ở giữa tế bào, chưa có nhân rõ rệt
C) Màng, chất nguyên sinh, một phân tử ADN ở giữa tế bào ngăn cách với tế
bào chất bởi màng nhân
D) Một phân tử ADN hoặc ARN và một vỏ bọc protein
Đáp án B
Câu 19 Trung thể đóng vai trò quan trọng trong:
A) Quá trình sinh tổng hợp protein
B) Quá trình nhân đôi của AND
C) Hình thành thoi vô sắc phục vụ quá trình phân bào
D) Quá trình hô hấp tế bào
Đáp án C
Câu 20 Hoạt động hô hấp tế bào xảy ra ở:
A) Lizôxôm
B) Lưới nội sinh chất
C) Ti thể
D) Bộ Gông
Đáp án C
Câu 21 Vai trò của lục lạp trong tế bào thực vật
A) Tham gia quá trình quang hợp và hô hấp tế bào
B) Tham gia quá trình hô hấp tế bào, tạo ATP
C) Tham gia quá trình quang hợp
D) Tham gia quá trình biến quang năng thành hoá năng
Đáp án C
Câu 22 Trên bề mặt của lưới nội sinh chất ở phía tế bào chất có sự bám vào của:
A) Các phân tử protein được tổng hợp từ trong tế bào chất

B) Các ribôxôm
C) Thể vùi
D) Lizôxôm
Đáp án B
Câu 23 Bộ Gôngi có chức năng:
A) Tập trung các chất tiết, chất cặn bã trong hoạt động sống của tế bào hoặc các
chất độc từ ngoài vào để loại thải ra khỏi tế bào
B) Thực hiện quá trình hô hấp tế bào để tạo năng lượng dưới dạng hoá năng
ATP
C) Sử dụng hệ thoóng enzym thuỷ phân để phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức
tạp thành đơn phân
D) Tạo nên thoi vô sắc phục vụ cho quá trình phân bào
Đáp án A
Câu 24 Bào quan nào có nhiệm vụ phân huỷ các tế bào già, và các đại phân tử hữu cơ
trong tế bào
A) Ti thể
B) Bộ Gôngi
C) Lưới nội sinh chất
D) Lizôxôm
Đáp án D
Câu 25 Sự sai khác giữa tế bào động vật và thực vật thể hiện ở:
A) Tế bào động vật không có màng xenlulô và ti thể
B) Tế bào động vật không có lục lạp và mang xenlulô
C) Tế bào động vật không có màng xenlulô và lizôxôm
D) Tế bào động vật không có màng xenlulô và bộ Gôngi
Đáp án B
Câu 26 Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà trong đó cơ thể mới được hình
thành:
A) Từ 1 tế bào đặc biệt gọi là bào tử
B) Do sự kết hợp của tinh trùng và trứng

C) Từ 1 số tế bào sinh dưỡng
D) Từ 1 số tế bào sinh dưỡng hoặc 1 phần cơ thể mẹ
Đáp án D
Câu 27 Giâm cành, chiết, ghép là hình thức:
A) Sinh sản sinh dưỡng
B) Sinh sản hữu tính
C) Sinh sản vô tính
D) Nuôi cấy mô
Đáp án A
Câu 28 HÌnh thức sinh sản mà trong đó cơ thể mới được hình thành từ 1 tế bào đặc
biệt gọi là bào tử là hình thức:
A) Sinh sản vô tính
B) Sinh sản sinh dưỡng
C) Sinh sản hữu tính
D) Nuôi cấy mô
Đáp án A
Câu 29 Nuôi cấy mô là hinh thức sinh sản:
A) Sinh sản sinh dưỡng
B) Sinh sản bằng bào tử
C) Sinh sản hữu tính
D) Sự phân đôi
Đáp án A
Câu 30 Hình thức sinh sản trong đó cơ thể mẹ tự co thắt ở giữa rồi tách thành 2 phân
giống nhau gồm chất nguyên sinh, các bào quan và nhân được gọi là:
A) Nguyên phân
B) Giảm phân
C) Sự phân đôi
D) Sinh sản sinh dưỡng
Đáp án C
Câu 31 Sự phối hợp giữa 2 loại giao tử đực và cái để tạo ra cơ thể mới được gọi là

hinh thức sinh sản:
A) Sinh sản sinh dưỡng
B) Sinh sản vô tính
C) Giảm phân và thụ tinh
D) Sinh sản hữu tính
Đáp án D
Câu 32 Thành phần nào dưới đây của tế bào có chứa ADN:
I. Lưới nội sinh chất
II. Lục lạp
III. Lizôxôm
IV. Chất nhiễm sắc
V. Ti thể
VI. Ribôxôm
A) II; IV; V
B) I; II; IV
C) III; IV
D) II; V; VI
Đáp án A
Câu 33 Bộ nhiễm sắc thể (NST) của loài có tính chất và khả năng nào dưới đây:
A) Đặc trưng và ổn định về số lượng, hình dạng, kích thước
B) Tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng ở kì
đầu giảm phân 1
C) Tự nhân đôi và hoạt động phân ly trong quá trình phân bào
D) Tất cả đều đúng
Đáp án -D
Câu 34 Nội dung nói về nhiễm sắc thể (NST) nào dưới đây là đúng:
A) Số lượng và kích thước của NST trong bộ NST phản ánh trình bộ tiến hoá
của loài
B) Các laòi khác nhau luôn luôn có số lượng NST trong bộ NST khác nhau
C) Mỗi loài mang 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc

D) Kích thước của NST trong bộ NST tỉ lệ thuận với kích thước của cơ thể sinh
vật
Đáp án C
Câu 35 Tế bào có những hình thức phân bào nào:
A) Nguyên phân và giảm phân
B) Trực phân và gián phân
C) Trực phân và nguyên phân
D) Trực phân và giảm phân
Đáp án B
Câu 36 Gián phân là hình thức phân bào
A) Đơn giản, không hình thành tơ vô sắc
B) Gặp ở cơ thể đơn bào, còn được gọi là phân bào không tơ

×