Sáng kiến kinh nghiệm
I-Đặt vấn đề:
Giáo dục ở bậc tiểu học có một vị trí rất quan trọng. Các kiến thức được truyền thụ rất
toàn diện và phong phú nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu rất cơ bản,
tạo ra cho các em tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với xã hội để có
khả năng học tiếp ở các cấp học cao hơn. Vì vậy, môn toán ở tiểu học rất quan trọng, nó là
hành trang cơ bản để các em bước tiếp trong cuộc sống. Căn cứ vào những định hướng
giáo dục toán học và tình hình thực tế dạy toán ở tiểu học, tôi thấy học sinh tiểu học nói
chung và học sinh lớp 2, 3 nói riêng việc hiểu và dẫn đến việc đổi đơn vị đo độ dài rất trìu
tượng và hay sai.
Vì vậy, khi dạy đến những bài này người giáo viên cần hướng dẫn học sinh việc làm cụ
thể. Có như vậy học sinh mới biết vận dụng vào các bài toán biến đổi sau này.
II-Biện pháp thực hiện:
1. Truyền thụ kiến thức:
Khi dạy các bài centimet (cm), đêximét (dm), mét (m) giáo viên cần cho học sinh:
a) Nhận dạng đơn vị đo trên thước một cách chắc chắn (học sinh có thể dùng thước đo
một vật cụ thể và nêu kết quả đã đo được để khắc sâu kiến thức đã học)
b) Nắm chắc và thuộc mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
1 m = 10 dm
1 dm = 10 cm
Học sinh phải tự rút ra 1 m = 10 dm = 10 cm mỗi đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần.
c) Trong đầu óc non nớt của các em học sinh lớp 2 chỉ ưa tiếp thụ những kiến thức từ
những trực quan cụ thể. Nếu giáo viên chỉ cho học sinh quan sát thước đo và nêu mối quan
hệ các đơn vị đo mà không được trực tiếp cầm thước đo cụ thể thì các em rất dễ quên và
không hiểu bản chất của đơn vị đó.
Hiện nay, trong chương trình sách giáo khoa không có phần thời gian nào cho học sinh
thực hành kiến thức đã học về đơn vị đo để các em hiểu một cách chắc chắn kiến thức mà
các em phải công nhận. Vì vậy trong các tiết dạy giáo viên nên bớt khoảng 5 phút để học
sinh thực hành về đo.
Ví dụ:
Khi dạy bài mét (m) mỗi bàn chuẩn bị một cái thước dây tự đo độ dài, rộng chiếc bàn của
mình theo hai đơn vị đo m và dm. Sau đó tự đọc và viết kết quả. Như vậy các em sẽ rút ra
mối quan hệ đơn vị đo một cách chắc chắn.
Cụ thể chiều dài bàn là: 1m 1dm = 11dm
- Khi dạy bài khác cũng cho học sinh làm tương tự như vậy (Khi dạy bài dm cho học
sinh đo kích thước gạch lát nền lớp học. Chẳng hạn kích thước gạch mỗi chiều là 2 dm =
20cm).
- Khi các em đã thành thạo về đo giáo viên có thể cho học sinh tập ước lượng bằng
mắt độ dài một số vật thể xung quanh như độ dài bảng, lớp học. Có như vậy các em làm
toán đổi mới dễ dàng.
2. Hướng dẫn làm bài:
Đã nắm chắc như vậy, nhưng khi đổi và giải toán, nhiều em còn mắc lỗi, hay đổi sai. Giáo
viên cần hướng dẫn cho học sinh cụ thể:
Ví dụ: Điền vào chỗ chấm:
1 dm = .......................cm
1 m = .......................dm
3 dm 5 m = ..............cm
Mở rộng cho học sinh khá giỏi:
2 m = ............... cm (4)
1m 2cm = ................cm ( 5)
Trước khi làm bài, giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng đơn vị đo độ dài ra nháp và tiến
hành như sau:
Cách thực hiện Nháp
* (1) 1m = ....................cm
- Viết số 1 vào hàng m. Đơn vị cần đổi là cm
ta viết số 0 vào hàng cm. Như vậy, hàng dm nằm giữa m và cm cùng điền số 0, nên nhìn
vào nháp ta thấy:
1m = 100 cm
* (2) 1m = .............................dm
- Như trên điền số 0 vào hàng dm. Nhìn vào nháp ta thấy:
1m = 10 dm
* (3) 3 dm 5cm = ........................cm
Ta viết số 3 vào hàng dm; số 5 vào hàng cm.
Như vậy:
3 dm 5m = 35 cm
m dm cm
(1) ® 1 0 0
(2) ® 1 0
(3) ® 3 5
(4) ® 2 0 0
(5) ® 1 0 2
Với học sinh khá, giỏi mở rộng cho các em đổi theo cách viết nháp trên.
Ví dụ:
* (4) 2m = ...............cm
Viết số 2 ở hàng mét, số 0 ở hàng cm, hàng dm ở giữa m và cm cùng điền số 0.
Nhìn vào nháp:
2m = 200 cm
*(5) Sau này với các số lớn hơn, nếu các em có gặp trong thực tế hãy làm nháp theo cách
trên.
1m 2cm = ............cm
Viết số 1 vào hàng m số 2 vào hàng cm, hàng dm chưa có, điền số 0 ta có
1m 2 cm = 102 cm
III- Kết quả:
Với các dạng bài tập mới và hướng dẫn làm bài như trên, lớp tôi đã khắc phục được
lỗi cho học sinh hay sai. Đó là một kinh nghiệm nhỏ tôi đã làm. Tôi cho rằng lên lớp trên
nhất là lớp 3, học thêm đơn vị km, mm việc quy đổi theo cách trên sẽ không bị sai, là điều
kiện tốt để khi lên lớp 4, lớp 5 khi đổi đơn vị đo diện tích (s), thể tích (v) học sinh sẽ làm
tốt.