Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố việt trì (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.5 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NHẬT ANH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế
Mã số

: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Tuấn Hưng

Phản biện 1:

TS. Trần Đức Hiệp

Phản biện 2:

TS. Phí Vĩnh Tường



Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội…….giờ…….ngày

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.

tháng

năm 2017.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ "Cạnh tranh" được sử dụng rất phổ biến hiện nay
trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự,
sinh thái, thể thao. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển các doanh
nghiệp phải tự khẳng định năng lực cạnh tranh của mình trên thị
trường.
Chiếm hơn 95% tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa
bàn Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đóng vai trò rất quan trọng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, huy
động nguồn lực cho đầu tư phát triển và có ý nghĩa then chốt trong
quá trình giải quyết các vấn đề xã hội nhờ tạo việc làm, xoá đói giảm
nghèo của địa phương.Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì là những DN nhỏ và siêu nhỏ, tập
trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vốn hoạt động
kinh doanh ít. Thiếu vốn, các doanh nghiệp không có điều kiện mở
rộng qui mô, lựa chọn mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh,
đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh. Doanh

nghiệp vừa và nhỏ phát triển một cách tự phát, thiếu tính qui hoạch
và không chú ý đến yếu tố kỹ thuật công nghệ và lợi thế cạnh tranh.
Xuất phát từ nhữngthực tế trên và tính cấp thiết của việc
đánh giá năng lực cạnh tranh tôi đã chọn đề tài:"Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt
Trì” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Các công trình nghiên cứu trong nước
Bùi Xuân Phong (2007), đã nghiên cứu “Các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh — cơ sở quan trọng để xây dựng tiêu
1


chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp’" với nghiên
cứu này đã chỉ ra rằng để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp
phải có năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế canh tranh, có khả năng
tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh
thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
* Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Aziz &ctg (2006) về “Cạnh tranh nguồn
lực của các nhà đầu tư phát triển nhà tư nhân tại Malaysia“đã
xếp hạng các nguồn lực để tạo ra năng lực cạnh tranh của các nhà đầu
tư phát triển địa ốc của Malaysia với 14 yếu tố (Vị trí đắc địa; dòng
tiền; Đánh giá tiềm năng thị trường; Mối quan hệ với chính quyền;
Quản trị cấp cao; tổ chức và dịch vụ uy tín; Khả năng quản lý thay
đổi; Mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ có năng lực;
nhân viên có tay nghề cao; quản lý rủi ro và khủng hoảng; Chiến lược
và chính sách của tổ chức; Đào tạo và phát triển nhân viên; Bí mật
thương mại và dự án đổi mới; Một phần của tập đoàn lớn).

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại và
các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp này trên địa bàn thành phố Việt Trì.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Nghiên cứu tổng quan và cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, gồm các yếu tố nội tại bên trong doanh
nghiệp và các yếu tố bên ngoài môi trường doanh nghiệp.
2


* Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì. Từ
đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
* Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố
Việt Trì.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên các yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh của doanh nghiệp tranh như vốn, lao
động, công nghệ, yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra, quản trị điều hành,
khả năng quản trị, marketing, quản lý của nhà nước thông qua các
thông tư nghị định, văn bản hoặc cơ chế và trực tiếp hơn là các chính
sách của thành phố Việt Trì để từ đó phát hiện ra các vấn đề tồn tại,

tìm kiếm nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho các vấn đề đó.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tạithành
phố Việt Trì.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố
Việt Trì qua các số liệu từ năm 2007 đến năm 2016, tập trung vào
giai đoạn 2011 – 2015.

3


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm khám phá mô hình nghiên cứu
và xây đựng thang đo trong nghiên cứu này cho phù hợp với đặc
điểm của địa phương.
* Kết quả sau khi nghiên cứu định tính
Dựa vào cơ sở lý thuyết để chúng ta xem xét các yếu tố ảnh
hưởng tới NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ ở
thành phố Việt Trì. Khi các yếu tố ảnh hưởng tích cực nó sẽ giúp cho
doanh nghiệp: Phát triển ổn định và bền vững, tăng cao về hiệu quả
cũng như doanh thu và lợi nhuận, giúp doanh nghiệp mở rộng thị
phần và cuối cùng nó giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh vị trí
trên thị trường.
* Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên các thông tin có
được từ nghiên cứu định tính. Đối với phương pháp nghiên cứu định
lượng tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16 để xử lý số liệu thu thập
được về năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn thành phố Việt Trì.

* Thiết kế bảng hỏi và thu thập phiếu điều tra
Bảng câu hỏi trong nghiên cứu này được thiết kế dựa trên cơ
sở lý luận và những nghiên cứu trước. Sau đó, tác giả đã đưa ra thảo
luận trong nghiên cứu định tính và tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp
với nghiên cứu và môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
* Mẫu điều tra
- Tổng thể:
4


Tác giả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì.
- Phương pháp lập mẫu: Được chọn theo phương pháp chọn
mẫu thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi. Tác giả
gửi bảng hỏi cho các lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên.
- Xác định kích thước mẫu: Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu
rất quan trọng sao cho đảm bảo, phù hợp cho tổng thể nghiên cứu và
mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu,thông thường dựa theo
kinh nghiệm. Một công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích
thước mẫu cho mô hình hồi quy bội như sau:
N = 5*m
* Cách thức điều tra
- Phương pháp điều tra: Tác giả của luận án đã lựa chọn
phương pháp điều tra qua phiếu khảo sát.
- Đối tượng điều tra: Bảng câu hỏi sau khi đã được hoàn
thiện lại tác giả tiến hành khảo sát. Đối tượng điều tra là Giám đốc
của các doanh nghiệp của một số doanh nghiệpvừa và nhỏ thuộc
ngành công nghiệp.
* Phương pháp phân tích dữ liệu
- Chuẩn bị xử lý dữ liệu: Dữ liệu thu thập vềdạng thôsẽ được

tác giả mã hóa và nhập vào phần mềm, từ đó, sẽ lọc ra những phiếu
không hợp lệ và loại bỏ. Số phiếu hợp lệ sẽ được dùng để phân tích
sau này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu lý thuyết về năng lực cạnh tranh là một trong
những chủ đề được nhiều nghiên cứu đề cập. Trong sự phát triển trên
thực tế cũng như sự phát triển các trường phái nghiên cứu, đã chỉ ra
nguồn lực nội tại của doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài môi
5


trường doanh nghiệp như chế độ, chính sách của nhà nước, đặc biệt
của chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Vì thế, việc
nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là hoàn toàn cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc tìm
ra nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Từ việc phân tích lý luận, thực trạng về các nhân tố tác động
đến cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cho chúng ta thấy được bức tranh tổng thể về
năng lực canh tranh và việc thực hiện hoạt động cạnh tranh của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì, tình Phú
Thọ. Những đóng góp này sẽ là tiền đề tốt cho việc tham mưu, tư vấn
cho lãnh đạo tỉnh về việc hoàn thiện chủ trương, chính sách vào trong
thực tiễn đời sống xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Tóm tắt, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo
và Phụ lục, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp vừa và nhỏ

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố
Việt Trì.

6


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa
và nhỏ
1.1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngày 23/11/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số
90/2001/NĐ-CP trong đó DNVVN được hiểu là “DNVVN là cơ sở
sản xuất kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện
hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung
bình hàng năm không quá 300 người.
1.1.1.2. Đặc trưng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò
của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường
* Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN là một loại hình của doanh nghiệp nên nó mang
đầy đủ những đặc trưng vốn có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên
cạnh những đặc trưng đó, DNVVN còn mang những đặc điểm riêng
như sau:
Thứ nhất, Về sử dụng nguồn vốn, DNVVN có vốn đầu tư
thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, việc sử dụng vốn đạt kết quả cao.

Đây là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của DNVVN.
Thứ hai, DNVVN hoạt động đa dạng ở mọi ngành nghề,
trong mọi thành phần kinh tế nên các DNVVN dễ dàng thâm nhập
vào từng thị trường do đó mà sức lan toả của DNVVN vào các lĩnh
vực của đời sống xã hội là rất lớn.
Thứ ba,DNVVN được tổ chức theo nhiều loại khác nhau
nhưng chúng đều có đặc điểm chung là có bộ máy tổ chức sản xuất,
7


quản lý đơn giản, gọn nhẹ, không cồng kềnh nhưng đạt hiệu quả cao.
Thứ tư, DNVVN có tính năng động, linh hoạt trước những
thay đổi của thị trường, dễ dàng thay đổi lĩnh vực kinh doanh khi thị
trường có những biến động đem lại cơ hội và thách thức mới cho
doanh nghiệp.
Thứ năm, với DNVVN, mối quan hệ giữa các thành viên
trong nội bộ doanh nghiệp luôn gắn bó mật thiết.
* Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
thị trường
Thứ nhất, DNVVN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
công ăn việc làm, khai thác tiềm năng lao động. Số lượng các
DNVVN lớn nên cần rất nhiều lao động. Hơn nữa, do kinh doanh đa
dạng, đủ ngành nghề nên tạo ra số việc làm cho số đông người lao
động từ người có trình độ thấp đến trình độ cao.
Thứ hai, DNVVN đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy qúa trình CNH-HĐH đất nước và quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.Quá trình phát triển các DNVVN góp phần phân bổ sản xuất
đồng đều hơn với nhiều ngành nghề phong phú, đa dạng phù hợp với
nhiều lãnh thổ khác nhau.
Thứ ba, sản xuất nhiều loại hàng hoá có khả năng cung cấp

ngày càng lớn, đa dạng sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đáp
ứng ngày càng phong phú và đa dạng nhu cầu của mọi tầng lớp dân
cư.
Các DNVVN kinh doanh đa dạng mọi ngành nghề, tính nhậy
cảm với thị trường cao lại có khả năng kinh doanh ở các lĩnh vực mà
các doanh nghiệp lớn không thể thực hiện (hoặc thực hiện không hiệu
quả).
Thứ tư, góp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả
8


hơn.Do lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt và sáng tạo
trong kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá,
mềm dẻo, DNVVN góp phần to lớn làm năng động kinh tế trong cơ
chế thị trường.
Thứ năm, đóng góp đáng kể vào việc duy trì và phát triển các
ngành thủ công truyền thống nhằm sản xuất các loại hàng hoá mang
bản sắc văn hoá dân tộc.
Thứ sáu, các DNVVN góp phần làm tăng thu nhập cho ngân
sách Nhà nước và tăng thu nhập cho dân cư.Với hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, các DNVVN đã làm doanh thu tăng lên điều
này đồng nghĩa với việc thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà
nước và thu nhập của người lao động cũng tăng lên.
Thứ bảy, góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân
mới. Muốn làm được lớn trước hết phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất.
1.1.2. Các khái niệm về năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các
cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại,
sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần

thưởng hay những thứ khác.
Do vậy, để đưa ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần
điểm lại một số lý thuyết về cạnh tranh trên thế giới và trong nước.
* Theo quan điểm truyền thống
Từ giữa thế kỷ 17 cho đến những thập niên cuối cùng của thế
kỷ 20 gắn liền với tên tuổi của các trường phái cạnh tranh cổ điển của
các nhà kinh tế học Adam Smith, David Ricacrdo, John Stưart Mill,
C.Mark; trường phái cạnh tranh tân cổ điển của W.S Jevons, A.
Marshal, L.Walras; trường phái cạnh tranh dựa vào lý luận tổ chức
9


ngành của E Chamberlin và J. Robinson; trường phái cạnh tranh của
Áo của C.Menger, L.V.Mises, J.Chumpeter và F. Hayek.
* Theo quan điểm hiện đại trong điều kiện kinh tế thị trường
hiện nay
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các
doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết
hợp áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để
thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả
hợp lý. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương đối
trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận.
1.1.2.2. Lợi thế cạnh tranh
Theo Ths. Lê Thị Bích Ngọc (Quantri.vn biên tập và hệ
thống hóa)Những lợi thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho
cạnh tranh thì được gọi là lợi thế cạnh tranh.
1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.2.3.1. Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh doanh
nghiệp nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, năng lực

cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ
thống lại bắt đầu khá muộn và chỉ mới từ những năm 1980 đến nay.
* Tiếp cận dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp
Lý thuyết cạnh tranh trên cơ sở kinh tế học IO Porter. M. E,
(1980,1988), cạnh tranh độc quyền (Chamberlin. E .H, 1933) thường
dựa trên tiền đề là các doanh nghiệp trong cùng ngành có tính đồng
nhất về nguồn lực và chiến lược kinh doanh họ sử dụng (Barney J,
1991).
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản, khả
năng, quy trình tổ chức, thuộc tính công ty, thông tin, kiến thức.. .vv,
10


kiểm soát bởi một công ty cho phép nó nhận thức và thực hiện chiến
lược nâng cao hiệu suất và hiệu quả của nó (Barney J, 1991).
* Tiếp cận dựa trên năng lực của doanh nghiệp
Quan điểm quản trị dựa trên năng lực của doanh nghiệp tập
trung vào khả năng sử dụng kết hợp tài sản, năng lực nhằm đạt được
tăng trưởng và hiệu quả tổng thể của tổ chức. Nó được phát triển chủ
đạo bởi các nghiên cứu của Barney J, (1991); Wernerfelt. B, (1984);
Peteraf M , (1993); Sanchez. R; Heene. A, (2004).
* Tiếp cận từ chuỗi giá trị
Chuỗi là giá trị là một tập hợp các hoạt động mà doanh
nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng của mình.
* Tiếp cận dựa trên định hướng thị trường
Theo Kohli. A.K, Jaworski.B.J (1990), thì doanh nghiệp định
hướng thị trường là có khả năng để tạo ra, phổ biến và đáp ứng thông
tin về thị trường và điều kiện thị trường tốt hơn so với các đối thủ
hướng tới nguồn lực nội tại.
* Tiếp cận theo trường phái kinh tế học

Mô hình kinh tế học tổ chức được Porter. M. E (1980,1988)
khái quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành, vận hành
hay chiến lược của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của ngành,
còn gọi là mô hình SCP (Structưre Conduct Performance). Điểm then
chốt của mô hình này là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào
cơ cấu ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau.
1.1.2.3.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Như đã tổng kết ở trên thì cho đến nay, lý thuyết về năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp trên thế giới phát triển theo nhiều khuynh
hướng khác nhau, nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau. Sau
đây là một số khái niệm về năng lực cạnh tranh được đưa ra trong
11


cũng như ngoài nước như sau:
* Một số quan điểm trong nước
Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định
nghĩa “Đối với doanh nghiệp, NLCT là khả năng sản xuất đúng sản
phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa
là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các
doanh nghiệp khác”.
* Một số quan điểm nước ngoài
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, triển
khai, phối hợp các nguồn lực giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của
nó (Sanchez. R; Heene. A, 2004).
1.2. Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì
1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành
phố Việt Trì
Chiếm hơn 95% tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa

bàn Thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNVVN) đóng vai trò rất quan trọng đến tăng trưởng và phát triển
kinh tế, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và có ý nghĩa then
chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm,
xoá đói giảm nghèo của địa phương.
1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu được thể hiện như sau:
NLCT =β0 + β1 QT + β2 CLSX + β3 NL+ β4 TC + β5 QTRR +
β6 TTCN + β7 TTCN + β8 MK + β9 CS

12


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT
TRÌ
2.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Việt Trì
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành
phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là cửa ngõ của vùng
Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,1 ha, gồm 13 phường
nội thị và 10 xã ngoại thị; dân số là 283.995 người (tính đến
31/12/2013); phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc);
phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà
Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù
Ninh.
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Kể từ ngày thành lập đến nay, sau gần 55 năm xây dựng và
trưởng thành, kinh tế- xã hội của thành phố liên tục phát triển, bộ mặt

đô thị có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện và
từng bước được nâng cao.
2.2. Tình hình chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn thành phố Việt Trì
2.2.1. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Năm 2015, doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn có
tốc độ tăng cao hơn so với thời kỳ 2013 - 2014. Nhiều doanh nghiệp
trong và ngoài nước đăng ký hoạt động các dự án đầu tư lớn vào các
ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác, chế biến
khoáng sản; cũng đã có nhiều các tổ chức tín dụng xin đăng ký thành
lập chi nhánh trên địa bàn thành phố Việt Trì.
13


2.2.2. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp
Các vừa và nhỏ đã có sự chuyến đổi đáng kể giữa các loại
hình theo hướng các loại hình đa sở hữu có khả năng liên kết. Tính
đến thời điểm 31/12/2015 số doanh nghiệp nhà nước thực tếđang
hoạt động chỉ còn 21 doanh nghiệp, trong đó vừa và nhỏ của khu
vực này năm 2013 là17 doanh nghiệp, là khu vực có tỷ trọng vừa và
nhỏ thấp nhất trong ba khu vực kinh tế.
2.2.3. Cơ cấu ngành
Để thuận lợi quá trình phân tích thực trạng phát triển vừa và nhỏ
ở tỉnh Phú Thọ, cần phân chia các vừa và nhỏ thành 3 khu vực (theo nhóm
ngành): Khu vực I - Nông, lâm nghiệp; Khu vực II - Công nghiệp và xây
dựng; Khu vực III - Dịch vụ.
2.2.4. Quy mô lao động
Trong giai đoạn này (2011 -2015) do có sự biến động lớn
về tình hình kinh tế, chính trị thế giới, đặc biệt là sự khủng hoảng và
suy thoái kinh tế toàn cầu mà số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam

bị giảm sút do phải đóng cửa hoặc phá sản. Nếu như năm 2011 có tốc
độ tăng trưởng về lao động là 16,4% so với năm 2010 thì trong năm
2012 tốc độ tăng trưởng lao động của các DNNNVV ở Việt Trì đã
chịu tác động nặng nề của bối cảnh kinh tế và chỉ tăng trưởng là
5,3%.
2.2.5. Quy mô vốn doanh nghiệp
Vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp 2011 là 2,1 tỷ;
năm 2012 là 2,5 tỷ; năm 2013 là 6 tỷ. Nếu ta so sánh cùng thời điểm
với các DNVVN ở các tỉnh khác như Ninh Bình năm 2011 vốn đăng
ký bình quân đã là 6 tỷ, Hải Phòng là hơn 8 tỷ.
2.2.6. Kết quả đạt được của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện
14


đời sống của người lao động.
Tính đến hết năm 2011, các DN trên toàn bộ Thành Phố đã
thu hút được 23.263 lao động, đến năm 2012 là 27.437 lao động, đến
năm 2013 là 27.930 lao động. Như vậy, từ năm 2011-2013, các DN
trong tỉnh đã thu hút thêm 4.667 lao động (trong đó các DNVVN đã
thu hút tăng thêm là 6.521 lao động), đây là một cố gắng của các
DNVVN nhằm tạo ra việc làm mới cho xã hội.
Thu nhập bình quân của lao động trong các DNVVN cũng
tăng lên, nếu như năm 2011 là 2.260 nghìn đồng/người/tháng, năm
2012 là 2.373,4 nghìn đồng/ người/tháng; thì năm 2013 là 3.542
nghìn đồng/người/tháng, (Chi cục Thống kê thành phố Việt trì, số
liệu điều tra các năm 2011, 2012, 2013).
Bên cạnh đó, lao động ở các DNVVN có vốn đầu tư nước
ngoài có thu nhập cao nhất bình quân 5.736,6 nghìn đồng/ người/
tháng; kế đó là lao động làm việc trong các DNNN bình quân 3.200

nghìn đồng/ người/ tháng, các DNVVN ngoài quốc doanh 3.860
nghìn đồng/ người/ tháng.
DN tăng trưởng và phát triển nhanh là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ nói chung và thành phố Việt Trì nói
riêng trong những năm qua.
Bên cạnh đó, DNVVN phát triển đã tác động đến việc giải
quyết tốt hơn các vấn đề xã hội.Là khu vực quan trọng tạo ra nguồn
thu cho ngân sách nhà nước, nguồn thu này tăng nhanh trong những
năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các
điều kiện xã hội như: y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo.
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn tỉnh thành phố Việt Trì
15


2.3.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh CPI cấp tỉnh
Như ta biết, chỉ số CPI là chỉ số phản ánh năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh, đây là chỉ số tổng hợp phản ảnh môi trường kinh
doanh của một tỉnh, phản ánh sự hấp dẫn của địa phương đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy đây là một chỉ số tốt được
dùng để phản ánh năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú thọ nói chung hay
của thành phố Việt Trì nói riêng (bởi vì có tới trên 65% các DNVVN
của Phú Thọ hoạt động trên địa bàn thành Phố Việt Trì).
2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì
thông qua phân tích nhân tố hồi quy và tương quan
2.3.2.1. Mô tả mẫu quan sát
+ Theo công thức của Cochran (1977), chúng tôi xác định
được cỡ mẫu khảo sát đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu là

270 doanh nghiệp.
2.3.2.2. Đánh giá độ tin cậy của mẫu khảo sát
Để đo độ tin cậy của dữ liệu khảo sát, chúng ta phân tích các
nhóm yếu tố bằng mô hình Cronbach’s Alpha.
* Kiểm định thang đo các nhóm yếu tố ảnh hưởng dựa
vào phân tích Cronbach alpha
* Phân tích nhân tố khám phá EFA
2.3.2.3. Phân tích các nhóm yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh
Phân tích chi tiết các chỉ số giá trị trung bình các nhóm
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh từ phụ lục 13 đến phụ
lục 20.
* Khả năng tổ chức quản trị
Đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn thành phố Việt Trì đã khá nhạy bén, linh hoạt trong công tác điều
16


hành, quản lý. Đội ngũ quản lý thường xuyên được đào tạo nâng cao
về năng lực, trình độ ở trong nước và nước ngoài để tiếp thu các kinh
nghiệm quản lý tiên tiến áp dụng vào thực tiễn.
* Năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm
Qua kết quả phân tích ( phụ lục 14), năng lực sản xuất và
chất lượng sản phẩm có điểm trung bình đạt 3,65, thấp hơn 0,23 điểm
so với khả năng tổchức quản trị tuy nhiên đây là số điểm cũng tương
đối cao.
* Chất lượng nguồn nhân lực
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: tính đến ngày 31/12/2014, lực
lượng lao động cùa thành phố Việt Trì có trình độ chuyên môn kỳ
thuật từ sơ cấp, học nghề trở lên là 44.516 người, chiếm tỷ lệ 42,24%
lực lượng lao động thành phố, tăng so với năm 2006 là 6.794 người,

bình quân mỗi năm tăng 849 người.
Đánh giá chi tiết ( phụ lục 15), giá trị trung bình của nguồn
nhân lực là 3,44 trên mức bình thường, ( NL1) đạt điểm cao nhất với
3,48 điểm.
* Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Từ kết quả thu được qua quá trình xử lý số liệu ( Phụ lục 16),
khả năng tài chính được đánh giá ở mức tương đối cao với số điểm
3,52, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có số lượng lao động lớn (
trên 50 người đạt trung bình 4.01), với doanh nghiệp hộ tư nhân và
trách nhiệm hữu hạn thấp hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
* Khả năng quản trị rủi ro
Khả năng quản trị rủi ro chưa được các lãnh đạo doanh
nghiệp vừa và nhỏ quan tâm nhiều bằng các doanh nghiệp lớn, từ
phân tích số liệu ( Phụ lục 17) ta có thể thấy điểm trung bình 2,97, chỉ
xấp xỉ mức đồng ý, các chỉ số tương đối thấp, cao nhất vẫn là đối với
17


các doanh nghiệp có số lượng lao động lớn hơn 50 với điểm trung
bình đạt 3,37.
* Năng lực trí tuệ và khoa học công nghệ
Phân tích descristive SPSS ( phụ lục 18) cho thấy năng lựctrí
tuệvà khoa học công nghệ đạt điểm tương đối cao 3,76 xấp xỉ mức
đồng ý. Các chỉ chi tiết đạt mức tương đối cao, cao hơn đối với các
doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp sản xuất.
* Năng lực Marketing
Các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân
đạt điểm tương đối thấp ( xấp xỉ ngưỡng bình thường ), các hình thức
marketing đơn giản, chưa được đầu tư đúng mức. Với các doanh
nghiệp có quy mô lớn hơn và các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ

thì chỉ số trung bình cao hơn mức bình thường một chút, đạt xấp xỉ
3,2( xem chi tiết tại phụ lục 19).
* Thể chế và chính sách
Thể chế và chính sách của nhà nước cũng như của tỉnh Phú
Thọ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên thực tế cho thấy các chính sách
hiện nay vẫn chưa kịp thời, khả thi. Điểm trung bình trung yếu tố này
đạt 3,66 ( xem chi tiết phụ lục 20).
2.3.2.2. Phân tích tương quan Pearsan
Kết quả phân tích tương quan Pearson ( phụ lục 21) cho thấy
một số biến độc lập có sự tương quan với nhau. Do đó khi phân tích
hồi quy cần phải chú ý đến vấn đề đa cộng tuyến. Các biến độc lập
có tương quan với biến phụ thuộc và do đó sẽ được đưa vào mô hình
để giải thích cho biến phụ thuộc.
2.3.2.2. Phân tích hồi quy
- Phân tích hệ số xác định
18


Kết quả phân tích hồi quy đã phản ánh mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một số doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với phương pháp được
phân tích là phương pháp Enter.
Bảng 2.1: Hệ số xác định và hệ số xác định điều chỉnh
Model
1

R Square Adjusted R Square
.519


.513

R2 = 0,519. Các biến độc lập giải thích 51,9% sự biến động
của năng lực cạnh tranh.
- Phân tích hồi quy bội
Từ phụ lục 22 ta thu được phương trình mô tả mối quan hệ
giữa năng lực cạnh tranh với các yếu tố ảnh hưởng như sau:
NLCT =0.58 + 0.543QT + 0.566CLSX + 0.329NL+ 0.513TC +
0.169QTRR + 0.504TTCN + 0.22MK + 0.496CS + ei
2.4. Kết luận về năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì
2.4.1. Một số nhận xét về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì
Thứ nhất, về thị trường cạnh tranh : Sản phẩm và dịch vụ
của các DNVVN Việt Trì, chủ yếu là tiêu thụ nội tỉnh phục vụ cho
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tại địa phương.
Thứ hai, các yếu tố cạnh tranh : Về cơ bản các DNVVN
Việt Trì cho rằng, vốn là yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh
của DN, sau đó lần lượt là trình độ quản lý, trình độ trang thiết bị
công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, tính độc đáo của sản phẩm,
nghiên cứu thị trường, mạng lưới phân phối và thương hiệu.
Thứ ba, về đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các
19


DNVVN Việt Trì diễn ra không quá gay gắt, chủ yếu là cạnh tranh
giữa các DNNN với DNTN; cạnh tranh giữa các DNTN với nhau;
cạnh tranh giữa các DN cùng sản xuất kinh doanh một ngành hàng,
mặt hàng.
Thứ tư, về môi trường kinh doanh: Chính phủ, chính quyền

địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển DN nói chung, DNVVN nói riêng và bước đầu đã
phát huy được tác dụng tích cực.
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Thứ nhất,các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

thành phố Việt Trì đặc biệt ngành công nghiệp phát triển liên tục,khá
toàn diện.
- Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài nhà nước

đang dần chủ động và đứng vững trên thị trường hiện nay.
Thứ ba, Đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã khá nhạy bén, linh hoạt trong công tác
điều hành, quản lý.
2.4.2. Hạn chế
Thứ nhất, các yếu tố vốn của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn thành phố Việt Trì còn nhiều khó khăn. Thiếu vốn trầm
trọng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chậm
đầu tư đổi mới trang thiết bị, thuê mua mở rộng mặt bằng sản xuất
kinh doanh theo hướng quy mô lớn, văn minh hiện đại.
Thứ hai, Trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật của đội
ngũ lao động quản lý và đội ngũ những người lao động trực tiếp nhìn
chung còn nhiều bất cập.
Thứ ba, Cơ sơ vật chất trang thiết bị, kỹ thuật nhìn chung còn
thấp và lạc hậu.
20


Thứ tư, các sản phẩm có sức cạnh tranh còn chưa cao, chủ
yếu tiêu dùng tại địa phương trừ một số mặt hàng dệt may,..

Thứ năm, kết quả tổng hợp theo các tiêu chí đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh cho thấy, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Tri, đặc biệt là thành phố có năng lực
cạnh tranh xoay quanh mức trung bình.
2.4.3. Nguyên nhân
Thứ nhất, yếu tố quản lý của nhà nước cũng như của chính
quyền địa phương thông qua công cụ thể chế và chính sách chưa thực
sự hiệu quả.
Thứ hai, tình trạng thiếu vốn, vay vốn với lãi xuất cao do khó
tiếp cận những nguồn vốn ưu đãi hoặc có vốn nhưng không có định
hướng cụ thể, chiến lược rõ ràng, cách làm chộp dật, không lâu bền.
Thứ ba, hạn chế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dây chuyền
máy móc, dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất,
nguyên nhân do thiếu tiền đầu tư hoặc không có những trung tâm
sáng tạo khoa học kỹ thuật tại địa bàn thành phố.
Thứ tư, chính quyền cũng chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thủ tục đăng ký kinh
doanh rườm rà, đôi khi tiêu cực.
Thứ năm, thiếu các trung tâm đào tạo, dậy nghề chuyên
nghiệp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh tự phát, không có định hướng
việc lâu dài, chỉ tuyển công nhân tốt nghiệp trung học phổ thông.
Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chú trọng đầu tư
khâu Marketing sản phẩm, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên sản phẩm ít
có sức cạnh tranh trên thị trường.

21


CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG

LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
3.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới

- Thứ nhất, về khuyến khích đầu tư: Tỉnh sẽ trợ giúp thông
qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian
nhất định đối với các DNVVN đầu tư vào một số ngành nghề, bao
gồm ngành nghề truyền thống và các ngành nghề có thế mạnh của địa
phương.

- Thứ hai, về tìm kiếm thị trường và tăng khả năng cạnh
tranh: Các Sở, Ban, ngành và UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện để
DNVVN tiếp cận các thông tin thị trường, giá cả hàng hóa, trợ giúp
các DNVVN của tỉnh mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

- Thứ ba, về xúc tiến xuất khẩu: Tỉnh khuyến khích
DNVVN tăng cường xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng
hóa, dịch vụ.

- Thứ tư, về thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực:
Tỉnh cung cấp các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng
Internet cho các DNVVN thông qua Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp
các cơ quan liên quan và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trợ giúp các
DNVVN.
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Việt Trì
3.2.1. Nhóm giải pháp về phía nhà nước Trung ương
Một là, sớm ban hành luật điều chỉnh các DNVVN. Mục đích
của luật này nhằm (1) xác định rõ đối tượng điều chỉnh (DN cần hỗ

22


trợ), tiêu chí phân loạiDNVVN, địa vị pháp lý của DNVVN trong
mối quan hệ với cơ quan quản lý của nhiều nước, (2) tạo lập giải
pháp khung để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho các DNVVN và
(3) xác định trách nhiệm của cơ quan nhiều nước, các tổ chức và toàn
xã hội trong việc hỗ trợ các DN này.
Hai là, kiện toàn cơ quan đầu mối quản lý thống nhất đối với
DNVVN. Hiện nay, quản lý nhà nước đối với DNVVN, đặc biệt là
DNVVN ngoài quốc doanh do nhiều bộ, ngành chức năng cùng thực
hiện, dẫn đến chồng chéo làm giảm hiệu quả các hoạt động các hỗ trợ
DNVVN.
3.2.2. Nhóm giải pháp về phía chính quyền thành phố Việt Trì
và tỉnh Phú Thọ
Qua phân tích các các chỉ số PCI về năng lực cạnh tranh địa
phương, thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế nói chung, sự lớn
mạnh của khu vực DNVVN nói riêng gắn chặt với vai trò quản lý của
chính quyền địa phương. Nhóm giải pháp nhằm phát triển và nâng
cao năng lực cạnh tranh cho DNVVN tại Việt Trì là :
+ Phát triển ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh
+ Đất đai cho phát triển doanh nghiệp
+ Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và đầu tư
+ Đơn giản hóa các qui định nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động
của DN
+ Tính năng động tiên phong của lãnh đạo địa phương
+ Giải pháp tài chính trợ giúp DNVVN
+ Hỗ trợ về đào tạo lao động
+ Nhóm giải pháp về quản trị

23


×