Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

nghiên cứu thực tế: Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Thị trấn Phong Hai, xã Thái Niên, Xuân Quang huyện Bảo Thăng, tỉnh Lào Cai – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.74 KB, 17 trang )

I. MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu, các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh ta rất quan tâm đến vấn đề
bình đẳng giới, xem đây là một trong những mục tiêu xuyên suốt trong tiến trình phát
triển của địa phương. Cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và cộng
đồng xã hội, đến nay nhiều thành tựu về bình đẳng giới từng bước đã được khẳng
định. Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Bình đẳng giới và các hoạt động vì sự tiến bộ
của phụ nữ đang từng bước thực hiện có hiệu quả việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ
ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các
quyền và nghĩa vụ một cách công bằng như: Quyền quyết định số con, khoảng cách
sinh, việc chăm sóc và nuôi dạy con cái… trên cơ sở chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự
đồng thuận. Sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự
phát triển của gia đình được ổn định và bền vững. Ngày nay, vai trò, vị trí của người
phụ nữ trong xã hội nói chung và gia đình nói riêng đã được nâng lên rất nhiều so với
trước. Tuy nhiên, xét về thực trạng vấn đề giới vẫn còn những bức xúc trong gia đình
như: Phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu; vẫn còn tư tưởng trọng
nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia
đình; tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại và xảy ra ở một số nơi…
Nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình là do ảnh hưởng
của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng với sự thay đổi chậm chạp của ý thức xã hội
và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với gia đình, chính họ
đã tự đặt cho mình trọng trách lớn. Phụ nữ thì còn tự ti, luôn nghĩ mình là người hỗ
trợ cho vai trò trụ cột của chồng.
Đối với những gia đình ở khu vực nông thôn, sự chuyển dịch lao động từ nông
thôn ra thành thị đã làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm gánh nặng,
vừa đảm nhận lao động sản xuất vừa lo toan việc nội trợ.


Mặt khác, trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền
quyết định trong gia đình. Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao thì sự


bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn; nếu người vợ có trình độ học vấn thấp thì quyền
quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là chồng và ngược lại. Về vấn đề kinh tế gia đình
cũng là nguyên nhân dẫn đến mất bình đẳng trong gia đình…
Thị trấn Phong Hai, xã Thái Niên, Xuân Quang huyện Bảo Thăng, tỉnh Lào Cai
còn nhiều dấu tích của tư tưởng phong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân
nơi đây. Đặc biệt tàn dư của nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới
vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng. Vì vậy tôi chọn đề tài
“Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Thị trấn Phong Hai, xã Thái Niên, Xuân Quang
huyện Bảo Thăng, tỉnh Lào Cai – Thực trạng và giải pháp” làn đề tài nghiên cứu thực
tế, từ đó muốn tìm hiểu xem ở những cơ sở này vấn đề bình đẳng giói, đặc biệt là bình
đẳng giói trong gia đình được nhìn nhận và thực hiện như thế nào.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về kết quả thực hiện Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình
Thị trấn Phong Hai, xã Thái Niên, Xuân Quang huyện Bảo Thăng trong những năm
qua
- Trên cơ sở thực trạng, đề tài chỉ ra nguyên nhân và đề ra các nhóm giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình Thị trấn
Phong Hai, xã Thái Niên, Xuân Quang huyện Bảo Thăng.

II. NỘI DUNG
1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. Xã Xuân Quang
Xuân Quang là xã vùng thấp nằm ở phía Đông Nam của huyện Bảo thắng, là
địa hình khu vực trung du miền núi gồm những dải núi thấp, các đồi bát úp xen kẽ là
các vùng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển trồng lúa và cây
ngắn ngày, thuận lợi cho phát triển nông- lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác. Có


diện tích tự nhiên là 5981 ha, chiếm 8,77% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện,
trong đó: đất nông nghiệp là 2.459,8 ha, đất lâm nghiệp là 1.852,8 ha, đất phi nông

nghiệp là 894,7 ha, đất chưa sử dụng là 773,7 ha( đất đồi đá). Với mật độ dân số
3.009 hộ và 12.065 khẩu, có 11 dân tộc sinh sống, được chia thành 20 thôn, có một
thôn vùng cao, 02 thôn vùng sâu, vùng xa, 02 thôn đặc biệt khó khăn. Có quốc lộ 70
và 4E chạy qua nên thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với bên ngoài. Trung
tâm xã nằm cách Thị trấn Phố Lu (trung tâm huyện Bảo Thắng) khoảng 12 km theo
hướng Quốc lộ 4E.
Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Quang luôn nhận được
sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của Đảng ủy, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam của xã, các tổ chức Hội, đoàn thể trong xã, huyện ủy, UBND huyện, các cơ quan
chuyên môn của huyện Bảo Thắng. Hội đã làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai, tuyên
truyền toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tổ chức sâu rộng đến
từng chi hội, tổ hội, hội viên phụ nữ trong xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động,
tổ chức hội viên tham gia các phong trào “giúp nhau phát triển kinh tế”; Xây dựng kế
hoạch tổ chức triển khai thực hiện cụ thể từng khâu, từng bước, giảm tỷ lệ hộ nghèo,
tăng mức thu nhập cho các hộ nghèo, kéo gần khoảng cách giữa các hộ trong xã. Tuy
nhiên vẫn còn một số ít hội viên Hội Phụ nữ xã chưa nhận thức đầy đủ về nội dung,
mục đích của các phong trào giúp nhau làm kinh tế giỏi. Chính vì vậy đến nay vẫn
còn 444 hộ nghèo chiếm 14,1%. Đây cũng là một vấn đề dặt ra đối với Hội Phụ nữ
nói riêng và với cấp ủy chính quyền, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn toàn xã.
1.2. Xã Phong Niên
Phong Niên là xã vùng 3 của huyện Bảo Thắng với tổng diện tích đất tự nhiên
là 4.255 ha, gồm 22 thôn, trong đó có 11 thôn đặc biệt khó khăn. Dân số 1.964 hộ,
7.903 khẩu với 10 dân tộc cùng chung sống. tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm
trên 50% dân số, đời sống nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
Đảng bộ xã Phong Niên có 27 chi bộ trực thộc trong đó có 22 chi bộ thôn, 4 chi bộ
trường học, 01 chi bộ trạm y tế, có 181 đảng viên trong đó 09 đồng chí đảng viên


được miễn công tác sinh hoạt; là xã có kinh tế, văn hóa, chính trị trọng tâm của
Huyện Bảo Thắng, có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải để

phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc học tập quán triệt, tổ chức thực hiện chủ
trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là triển khai học tập và
thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW; Quy định số 08-QĐ/TU, về đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện Nghị quyết trung
ương 4 (Khóa XII) của Đảng về tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
phòng chống các biểu hiện”Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”, trong nội bộ. Hiện nay
toàn xã có 15 cơ sở sản xuất và hộ gia đình chuyên kinh doanh sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến lâm sản; dịch vụ vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hoá nông sản
....ngoài ra còn có 45 hộ kinh doanh buôn bán, các dịch vụ, hiệu sửa chữa xe máy, xe
đạp, rađiô, vô tuyến...mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân. Tổng thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn xã 284,1 triệu đồng đạt 78% DT huyện giao. Trong những năm
qua được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trên địa
bàn, trong đó có sự chung tay không nhỏ của các chi hội phụ nữ xã tổ chức phong trào
“giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững” số hộ nghèo trong xã đã giảm
đáng kể. Giảm nghèo trong năm 2016: giảm 160 hộ so với năm 2015 đạt 128 % KH
huyện giao.
1.3. Thị trấn Phong Hải
Phong Hải là thị trấn miền núi vùng cao của huyện Bảo Thắng. Có diện tích tự nhiên
là 9161 ha; với 2.582 hộ, 10.355 khẩu gồm 9 dân tộc anh em cùng chung sống trên 19
thôn, tổ dân phố, trong đó có 14 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, mặc dù đã được
đầu tư, song chưa đáp ứng được yêu cầu, một số thôn giao thông đi lại rất khó khăn
nhất là vào mùa mưa lũ. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền, hoạt động
cộng đồng ở các nhà văn hóa còn hạn chế, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp và chăn nuôi; tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm trên 50% so với dân số
trên địa bàn. Toàn thị trấn có 19 chi hội phụ nữ (66 tổ hội) với 1783 hội viên sinh
hoạt. Trong những năm qua được sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính quyền và


sự cố gắng nỗ lực, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, chị em phụ nữ toàn thị trấn hưởng ứng
phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững giảm tỷ lệ hộ nghèo

đáng kể. Kết quả hiện có 841 hộ nghèo chiến 33,82%, 310 hộ cận nghèo chiếm
12,46% so với tổng số hộ trên địa bàn. Năm 2017, kế hoạch giảm nghèo 160 hộ tuy
nhiên theo điều tra sơ bộ tính đến ngày 11/9 địa phương mới giảm được 90 hộ, kế
hoạch giảm nghèo không đạt một phần do rủi ro trong chăn nuôi. Công tác đảm bảo
an sinh xã hội được thực hiện tốt, các chế độ chính sách đến các đối tượng đều được
thực hiện theo quy định.
2. THỰC TRẠNG
2.1. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình chưa đựoc đánh giá đúng mức
Bất kì ở đâu, lúc nào người ta cũng nhìn thấy sự đóng góp to lớn của nữ giới
trong các hoạt động gia đình . Những đóng góp của họ được xem là “quan trọng”, thế
nhưng địa vị của họ trong gia đình không được cải thiện so với nam giới tương ứng
với những đóng góp đó. Những đánh giá về vai trò của nữ giới còn mang tính chất
khuôn sáo, chiếu lệ chứ chưa thật sự ghi nhận đúng mức những đóng góp của họ.
Nhiều trường hợp, khi ông chồng làm việc mọi người ghi nhận đóng góp của anh ta
nhưng khi người vợ làm việc đó người ta cho là việc tất nhiên. Nhất là trong các công
việc nội trợ bởi nhiều người cho rằng “nội trợ và chăm sóc con cái là thiên chức của
người phụ nữ chứ không phải công việc của đàn ông’’. Kể cả khi người vợ tham gia
những công việc tạo ra thu nhập đáng kể cho gia đình nhưng dường như người chồng
“trả công” vợ không xứng đáng với lao động bỏ ra bằng nhưng “đánh giá không xứng
đáng” của mình. Nhiều khi các chị còn bị trách cứ “làm tý việc cũng kể lể”, “đàn bà
không làm những việc ấy thì làm gì”. “Tý việc” mà các ông chồng nói là hơn 60%
công việc nội trợ gia đình. Nếu một gia đình khá giả ở thành phố có điều kiện nuôi
người giúp phải trả công từ 400000 ngàn đồng đến 600000 ngàn đồng mỗi tháng, có
cơm ăn, quần áo mặc và chỗ ở. Thế nhưng người vợ làm nội trợ gia đình thì không ai
tính công sức của họ thành tiền mà chỉ được coi là “tý việc” không đáng kể. Đây là
hiện tượng có tính chất phổ biến trong các gia đình ở Thị trấn Phong hải, xã Thái


Niên, xã Xuân Quang nói riêng và trong gia đình nông thôn Việt Nam nói chung.
Điều này phần nào lý giải khi điều tra tiêu chí “Ai là người đóng góp nhiều nhất vào

thu nhập gia đình?” thì kết quả nghiêng về nam giới. Có tới 50% ý kiến của nam giới
và 40% ý kiến của nữ giói cho rằng nam giới mang lại nguồn thu nhập chính cho gia
đình, trong khi chỉ có 10% ý kiến của nam giới và 20% ý kiến của nữ cho rằng nữ
giơi có đóng góp nhiều nhất vào thu mang lại cao hơn người chồng.
Bảng2 :Ai là người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập gia đình?
Người

Vợ

Chồng

Cả hai

được hỏi
Na
m

3

15 50%

10%

Nữ

40%

6
20%


12

12 40%

12
40%

Điều này cho thấy uy tín về kinh tế của người chồng cao hơn người vợ.
2.2. Sự phân công lao động trong gia đình chưa hợp lý
Sự phân công lao động trong gia đình ở Thị trấn Phong hải, xã Thái Niên, xã
Xuân Quang thể hiện khá rõ sự phân công theo giới. Trong gia đình, nữ giới thường
phải chịu trách nhiệm về những công việc thiết yếu, lặp đi lặp lại và cần phải tiến
hành đều đặn, trong khi nam giới đảm nhận những việc lớn, ít nhàm chán hơn.
Ở nhiều xã hội, sự phân công lao động phổ biến theo giới là giao nấu ăn cho
phụ nữ, coi đó là khả năng thiên bẩm của giới nữ. Không nam giới nào cảm thấy xấu
hổ mà coi là đương nhiên nếu họ không biết nấu ăn hoặc nấu ăn vụng. Nhưng nếu
người vợ nấu ăn vụng sẽ bị khiển trách thậm tệ. Điều này là khà phổ biến trong các
gia đình ở Thị trấn Phong hải, xã Thái Niên, xã Xuân Quang. Phụ nữ ở phải đảm nhận
hầu hết các công việc nội trợ, từ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa đến chăm sóc con cái.
Ngoài công việc chăm sóc gia đình, các chị còn tham gia hầu hết các hoạt động
lao động khác. Họ là những người tham gia chủ đạo và trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, là nghề chính của 2/3 gia đình ở đây. Theo khảo sát địa bàn cho thấy hầu hết


nữ giới đều tham gia với vai trò chính trong các công việc như làm giống, cấy, làm
phân, chăm sóc…chỉ có hai công việc họ ít tham gia hơn là làm giống và làm đất. Ở
nhiều hoạt động nghề phụ hay buôn bán, dịch vụ nữ gíơi đóng vai trò là lao động
chính, tạo ra thu nhập đáng kể cho gia đình. Kết quả phát phiếu điều tra cho thấy:
Bảng3 : Ai trong gia đình là lao động chính trong các loại việc sau?
Loại công việc

Chợ búa
Chăn nuôi
Làm ruộng
Làm vườn
TTCN, Dịch vụ

Chồng
3 5%
9 15%
26 44, 3%
24 40%
6 10%

Vợ
40 66, 7%
36 60%
28 46, 7%
30 50%
36 60%

Bố mẹ già
7 11, 7%
6 10%
3 5%
3 5%
6 10%

Các con
10 16, 6%
9


15%

3 5%
3 5%
12 20%

Qua bảng này ta thấy phụ nữ tham gia vào hầu hết hoạt động sản xuất của gia
đình và mức độ tham gia nhiều hơn nam giới. Số liệu điều tra cho thấy, trung bình
mỗi ngày phụ nữ làm việc tới 15 tiếng, trong khi nam giới chỉ khoảng hơn 10 tiếng.
Tuy trường độ làm việc của nữ giới nhiều hơn nam giới nhưng lao động của nam giới
được đề cao hơn bởi công việc của nam giới vất vả, nặng nhọc hơn. Còn lao động của
nữ giới có thể được trẻ em, người già hổ trợ, trong đó có nhiều lao động không tạo ra
sản phẩm trực tiếp (việc nhà).
Trường độ làm việc lớn khiến ngươiì phụ nữ không có thời gian để nghỉ ngơi,
thư giãn và chăm sóc bản thân. Các chị ở khu vực trung tâm xã, thị trấn chủ yếu là cán
bộ, tiểu thương, tiểu chủ còn có chút thơi gian để nghỉ ngơi, phụ nữ các khu vực thuần
nông, nhất là phụ nữ nghèo và các đồng bào dân tộc thiểu số phải làm việc triền miên,
hết việc đồng áng, làm thêm lại đến việc nhà. Thời gian biểu hàng ngày của một phụ
nữ có làm thêm nghề phụ sẽ phần nào minh hoạ cho gánh nặng công việc của người
phụ nữ nông thôn.
Nhiều chị đi làm thêm, hoặc tham gia chạy chợ buôn bán kiếm thêm thu nhập
nhưng vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong công việc gia đình. Nếu không chu
toàn sẽ bị chồng và gia đình nhà chồng trách móc, áp lực gia đình càng nặng nề hơn.
Điều này ảnh hưởng rất lơn đến sự phát triển thể chất va tinh thần của người phụ nữ.


Nếu không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí những người phụ nữ này rất dể măc phải
stress. Thực tế qua điều cho thấy, nếu như người đàn ông một ngày trung bình có
khoảng 6 tiếng nghỉ ngơi thì phụ nữ chỉ có khoảng 1 tiếng.

Sự bất công còn thể hiện ở việc sử dụng thời gian rảnh rỗi của 2 giới. Theo điều
tra có tới 80% nam giới được hỏi cho biết họ sử dụng thời gian rổi để tụ tâp cà fê, ăn
nhậu hoăc đánh bài. Trong khi đó 80% nữ được hỏi cho biết thời gian rổi họ thường
kiểm tra con cái học bài hoặc may vá quần áo. Họ chỉ tranh thủ nghỉ ngơi giải trí khi
xem một bộ phim hay hoặc một chương trình yêu thích.
Rõ ràng sự phân công trách nhiệm trong gia đình còn có sự bất bình đẵng giữa
nam và nữ, mà phần thiệt luôn thuộc về nữ giới.
2.3. Thái độ của nam giới đối với công việc nội trợ
Nhiều nam giới ở Phong Hải, Thái Niên, Xuân Quang vẫn con quan niệm “đàn
ông ngoài nhà đàn bà trong bếp” họ cho rằng vị trí của người đàn ông là gánh vác
những trọng trách của gia đình và xã hội, còn việc bếp núc là của đàn bà. Xã hội đang
lên tiếng kêu gọi nam giới chia sẻ công việc nhà với phụ nữ, nhưng ở Thị trấn Phong
hải, xã Thái Niên, xã Xuân Quang qua điều tra chỉ có 30% người được hỏi thỉnh
thoảng phụ giúp vợ nấu ăn, còn hơn 80% cho biết họ chưa từng vào bếp và có đến
hơn 90% trả lời chưa bao giờ giặt giũ cho vợ con cả. Với tiêu chí “nam giới có cần
phải chia sẻ công việc nhà với nữ giới không?”, chỉ có 30% nam giới trả lời là có,
40% trả lời không và 30% là ý kiến khác. Và có tơi 50% ý kiến của nữ giới mong
muốn nam giới chia sẻ công việc nội trợ, chỉ có 20% ý kiến trả lời không.
Bảng 5: Nam giới cần chia sẻ việc nhà với nữ giới không?
Người được hỏi
Nam
Nữ


9 30%
15 50%

Không
12 40%
6 20%


Ý kiến khác
9 30%
9 30%


Lý giải nguyên nhân không giúp đỡ vợ làm viêc nhà, các bậc nam giới cho
răng: “Nấu nướng là thiên chức của người đàn bà, đàn ông còn phải làm nhiều viêc
khác”.
“Nhà có đàn bà, đàn ông nhúng tay vào con ra thể thống gi?”
Đa phần nam giới cho rằng nấu nướng là công việc của phụ nữ, đàn ông có
nhúng tay vào cũng chỉ là “trợ giúp” hoặc “tạm thay”
Nấu ăn thể hiên quyền lực không ngang nhau giữa hai giới. Người vợ thường
phải chiều theo ý chồng, nấu mon gì đều phải theo sở thích và khẩu vị của người
chồng. Nếu người vợ không làm theo dễ dẫn tới mâu thuẫn giữa vợ chồng. Để giữ gìn
hạnh phúc gia đinh người phụ nữ thường nhận phần thiệt về mình.
2.4. Quyền ra quyết định chính trong gia đình.
Hiện nay, người phụ nữ đã có quyền tham gia bàn bac về tất cả các vấn đề trong
gia đinhh nhưng quyết đinh cuối cùng thuộc về người chồng. Theo điều tra cho thấy
nếu ý kiến hai bên khac nhau, không thống nhất với nhau thì tiếng nói của người
chồng là quyết định, người vợ buộc phải nghe theo. Đây là một trong những biểu hiện
cho thấy quan hệ quyền lực không ngang nhau giữa hai giơi trong gia đinh.
2.5. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng.
Đó là bất kỳ hành động nào trong gia đình do chồng (hoặc vợ) gây ra, làm tổn
thương đến sức khoẻ thể xác, tinh thần hoặc xâm phạm quyền tự do củ người bạn đời
của mình. Nạn nhân của bạo lực trong quan hệ vợ chồng thường là phụ nữ.
Theo thống kê của UBND thị trấn và các xã thì số vụ bạo hành không nhiều,
môt năm chỉ có vài ba vụ. Nhưng đó chỉ là những vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng
mới được thống kê lên trên. Trong thực tế con số đó chắc chắn sẽ nhiều hơn rất nhiều.
Qua điều tra 30 chị thì có ba chị thường xuyên bị chồng đánh chửi; 12 chị cho biết

thỉnh thoảng bị chồng mắng nhiếc. Điều tra cho thấy không có trường hơp nào nam
giới bị vợ đánh chửi. Qua thăm dò dư luận thì số lượng cac căp vợ chồng mâu thuẫn
chông đánh chửi vợ khá nhiêu. Nhất là ở khu vưc thuồn nông và khu vức thôn sâu, xa
của các xã. Trong thời gian qua có các vụ đánh chửi nhau phải có sự can thiêp của cán


bộ khu vưc. Lý do gây mâu thuẫn chỉ là những bất đồng trong gia đình, do ghen tuông
do say rượu…Đặc biệt có một lý do nhay cảm it ai nhắc tới nhưng có ảnh hưởng rất
sâu trong quan hệ vợ chồng, đó là sự không hoà hợp về tình dục, người chồng bắt ép
vợ phải chiều mình…
Nhìn chung, tình trạng bạo hành phụ nữ trong các gia đình ở THỊ TRẤN
PHONG HẢI, XÃ THÁI NIÊN, XÃ XUÂN QUANG vẫn còn tồn tại nhưng lai được
ít người thừa nhận họ chỉ coi đó là mâu thuẫn vợ chồng. Kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 6 : chồng đánh vợ có bị coi là nghiên trọng không?
Người được hỏi
Nam
Nữ


6 20%
9 30%

không
15 50%
9 30%

Ý kiến khác
9 30%
12 40%


Nhìn vào bảng có thể nhận thấy phần lớn người dân đều cho rằng chồng đánh,
mắng vợ không phải là vấn đề nghiêm trọng. Bởi lẽ nhiều người còn quan niệm rằng
xung đột vợ chồng là điều khong thể tránh khỏi trong đờ sống gia đình. Họ cho rằng
đến bat đĩa trong chạn có lúc con bị xô đẩy huống hồ quan hệ vợ chông, đó là chuyện
bình thường trong cuộc sống. Cho nên nhiều người dân, kể cả cán bộ chính quyền có
xu hướng coi bạo lực trong quan hệ vợ chồng là chuyện riêng tư, không nên can thiệp.
Chỉ khi người vợ bị đánh thành thương tích hoặc bị đánh thường xuyên thì người ta
mới nhờ đến chính quyền địa phương. Nếu họ chỉ mới chửi mắng nhau thì họ không
cần giúp đỡ việc nhà nào nhà ấy lo “đóng cựa bảo nhau”, không ai muốn và cũng
không ai có khả năng can thiệp vào. Chính ngời phụ nữ bị đánh và người thân của họ
cũng có suy nghĩ như vây.
Đặc biệt có một hình thức bạo hành phụ nữ ít ai thừa nhận, đó là bạo hành
tình dục. Đa số các chị dù “không muốn” nhưng vẫn phải “chiều chồng”, họ nghĩ đó
là trách nhiệm của mình. Hơn nữa họ sợ chồng theo gái. Và không ai lên tiếng về vấn
đề này cả


Chính những nhận thức đó của người dân vô hình chung đã tạo điều kiện cho
nạn bạo hành phụ nữ tiếp diễn. Họ không nghĩ là làm như vậy là đã vi phạm đến
quyền bình đẳng giới, đã tự mình tạo ra sự bất bình đẳng trong gia đình.
2.6. Phân biệt đối xử giữa con trai và con gái
Khoảng cách phân biệt đối xử giữa con trai và con gái mới chỉ được rút
ngắn chứ chưa được xoá bỏ hoàn toàn. Trong tư tưởng của nhiều bậc làm, làm mẹ vẫn
mong muốn có con trai hơn con gái, mà thích nhất là có cả con trai và con gái. Có tới
80% ý kiến mong muốn có cả trai và gái, 15% ý kiến chỉ thích con trai và 5% ý kiến
thích con gái. Các bậc cha mẹ, ông bà có cách đối xử và dạy dỗ con trai khác con gái.
Các bé trai thường được cha mẹ chiều chuộng hơn. Không mấy ai đòi hỏi con trai
thạo việc nhà nhưng đòi hỏi người con gái phải thành thạo công việc nội trợ, phải
ngoan, lễ phép, chịu nhịn. Trong gia đình, mọi việc nội trợ trong nhà thường chỉ do
con gái đảm nhận, con trai không phải nhúng tay vào. Điều này ở Thị trấn Phong hải,

xã Thái Niên, xã Xuân Quang nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung thể hiện rõ hơn
ở các tỉnh thành khác trong cả nước. Thậm chí có nhiều người con trai vào bếp giúp
vợ, đặc biệt giúp người bạn gái nấu nướng khi về ra mắt còn bị mẹ mắng.
Lý giải nguyên nhân con gái phải àm việc nhà nhiều hơn con trai, các bậc
cha mẹ ở Thị trấn Phong hải, xã Thái Niên, xã Xuân Quang cho rằng đó là cách rèn
luyện cho con gái họ chuẩn bị đảm nhận vai trò của người phụ nữ đảm đang, thảo
hiện trong gia đình. Còn đối với người con trai điều đó là không cần thiết vì sau này
đã có vợ làm.
2.7. Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong việc lập gia đình
So với nữ giới, nam giói có nhiều thuận lợi hơn trong việc lập gia đình, lựa
chọn người bạn đời của mình. Nam giới trên 40 tuổi, thậm chí trên 50 tuổi vẫn còn
nhiều cơ hội lựa chọn bạn đời. Nhưng nữ giói trên 30 tuổi bị coi là ế, việc lập gia đình
rất khó khăn. Họ không có nhiều cơ hội để chọn cho mình một mái ấm. Nhiều người
đã sống độc thân, nhiều người lấy chồng nhưng mang trong mình mặc cảm tự ty, nhún


nhường, “mình không có quyền lựa chọn, có một tấm chồng là may rồi” (PV sâu chị
mai).
Đối với quyết định hôn nhân, người phụ nữ phải chịu sự tác động của gia đình,
họ hàng nhiều hơn nam giới. Khi người đàn ông khoá vợ sẽ dễ tái hôn hơn người phụ
nữ khoá chồng.
Hậu quả của chiến tranh và tính cơ động cao của nam giới khiến cho một bộ
phận nam giới ở đây thoát ly đi làm ăn xa. Điều này làm cho việc lập gia đinh của chị
em càng khó khăn hơn. Vì vậy mà tỷ lệ nữ đơn thân, phụ nữ không có chồng mà có
con của thị trấn gia tăng. Cuộc sống của những người này hết sức khó khăn, vất vả.
Họ phải chịu thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, thường rơi vào diện nghèo khổ.
Trong số 63 hộ nghèo của thị trấn có tới 42 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, chiếm tới
65% hộ ngheo. Trong đó 19 trường hợp là phụ nữ đơn thân, 8 trường hợp không có
chồng mà có con. không có chồng mà có con. Hội trưởng hội phụ nữ KV3 cho biết
“cuộc sống của mấy chị em đó vất vả lắm. Mấy người sống độc thân thì thui thủi một

mình. Còn mấy cô “xin con” thì tất bật cả ngày kiếm tiền về nuôi con
2.8. Một số hiện tượng bất bình đẳng khác
- Trong các nghi thức giao tiếp cũng thể hiện sự khác biệt nam nữ. Khi có hội
hè đình đám, đàn ông con trai thường là người đại diện cho cộng đồng nơi công cộng.
Đàn ông có thể đi chơi khuya nhưng đàn bà con gái thường phải về nhà trước 10 giờ
tối. Ở đây người ta kiêng không cho con gái lai vãng nơi thờ cúng. Vì vậy khi con gái
ra khỏi nhà đều được bố mẹ dặn dò kỹ những quy tắc ứng xử đó.
- Người phụ nữ thường chịu nhiều áp lực dư luận hơn nam giới. Nếu trong gia
đình có điều gì bất ổn, phụ nữ vẫn thường là người chịu hậu quả nặng nề hơn, hứng
chịu nhiều hơn sự trách móc của dư luân xung quanh.
- Một điều bất công nữa đối với người phụ nữ nơi đây là địan vị của họ có thể
phụ thuộc vào cái mà họ không có khả năng kiểm soát có tính chất ngẫu nhiên. Ví dụ,
chừng nào người phụ nữ chưa sinh được con cho chồng thì chừng ấy địa vị của người
phụ nữ trong gia đình chồng rất bấp bênh.


Bất bình đẳng giới trong gia đình là vấn đề có tính chát thế giới, cả đối với các
xã hội đã phát triển lẫn ở các nước dâng phát triển. Nhưng hình thức và biểu hiện của
nó rất khác nhau từ nước này sang nước khác, từ vùng văn hoá này sang vùng văn hoá
khác. Những hình thức và biểu hiện của bất bình đẳng giới trong gia đình ở Thị trấn
Phong hải, xã Thái Niên, xã Xuân Quang có thể coi là đặc trưng cho bất bình đẳng
giới trong các gia đình nông thôn ở Việt Nam.
3. NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢVÀ GIẢI PHÁP
3.1. Nguyên nhân tồn tại bất bình đẳng giới trong gia đình
Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”
Trong gia đình Việt Nam người đàn ông được coi là ông chủ, là trụ cột của gia
đình. Đồng thời, trong quan niệm của người Việt, xã hội đặt ra chuẩn mực riêng đối
với nữ giới. Đó là người phụ nữ phải chăm lam, nấu ăn ngon, giỏi may vá thêu thùa.
Đạo đức truyền thống đòi hỏi người phụ nữ phải hi sinh cho sự tiến bộ của người đàn
ông (người cha, người chồng hoăc người con trai). Do những ảnh hưởng này mà

nhiều năm nay, cuộc sống của nhiều gia đình Việt Nam vẫn đi theo con đường riêng
của mình, vẫn tuân theo những tập quán, những chuẩn mực xử sự, những chuẩn mực
xã hội đã thâm căn cố đế trong xã hội được tạo nên từ nhiều bởi đàn ông và để phục
vụ cho đàn ông. Đặc biệt, Thị trấn Phong hải, xã Thái Niên, xã Xuân Quang lại là
mảnh đất mang đậm dấu ấn phong kiến nên những tư tưởng của chế độ cũ vẫn còn ăn
sâu trong con người nơi đây. Sinh ra và lớn lên trong bầu không khí đó, con người nơi
đay tiếp tục học được khuôn mẫu ứng xử, các chuẩn mực và các giá trị thấm đuợm tư
tưởng trọng nam khinh nữ. Lớn lên các giá trị này đươc nhập tâm thành cái điều chỉnh
hành vi bên trong, con người không cảm thấy bị cưỡng chế khi tuân theo những
khuôn mẫu có tính bất bình đẳng đó mà không hề thấy thắc mắc về nó. Họ thấy bình
thường và có thể thoải mái làm theo cái mà gia đình và xã hội xung quanh mong chờ
ở họ. Khi đã trưởng thành, chính nam giới (kể cả phụ nữ) lại tiếp tay cho việc củng
cố, duy trì và tái tạo lại những giá trị bất bình thường đó không chút hoài nghi. Ngày
nay, bối cảnh xã hội đã đổi khác, hệ thống giá trị cũ đã không còn ăn nhập một cách


hoà hợp với sự phát triển của điều kiện xã hội. Trong điều kiện đó vấn đề giải phóng
phụ nữ ngay trong gia đình có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thế nhưng, hiện nay nhiều
nam giới vẫn coi nữ giới là vật sở hữu của họ, còn phụ thuộc vào họ. Nam giới ở đây
được sinh ra và giáo dục trong một xã hôi mà mọi tôn ty trật tự được sắp dặt theo
hướng có lợi cho họ từ ngàn đời qua.
Nên việc thừa nhận vai trò của nữ giới và việc thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình đối với họ là không dễ gì. Còn đối với nữ giới, do ảnh hưởng của tư tưởng cũ
nên đa phần họ vẫn công nhận cái quyền của nam giới trong xã hội, thành ra một cái
luật bất thành văn vẫn cứ được duy trì vô điều kiện trong xã hội, từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Môt khi trong xã hội vẫn cồn tồn tại những định kiến giới, còn có sự phân
biệt đối xử theo giới thì nghĩa là xã hội đó vẫn còn tồn tại hiện tượng bất bình đắng
giới.
- Chính quyền địa phương chưa thật sự quán triệt vấn đề bình đẳng giới trong

mọi hoạt động của địa phương và gia đình. Một số cán bộ chưa có nhận thức đúng về
bình đẳng giới trong gía đình, chưa có biện pháp cụ thể thúc đẩy việc thực hiện bình
đẳng trong gia đình có hiệu quả.
- Xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng chưa thực sự lên án mạnh
mẽ tình trạng bình đẳng giới trong gia đình.
3.2. Các giải pháp
Bình đẳng giới là mục tiêu của sự phát triển. Thị trấn Thị trấn Phong hải,
xã Thái Niên, xã Xuân Quang muốn phát triển vững mạnh phải thực hiện bình đẳng
giới. Nghĩa là thực hiện quá trình thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi không đúng với
nữ giới. Khoảng cách giới là do con người và xã hội tạo ra nhưng khoảng cách giới có
thể thay đổi được. Sự tương đồng và khác biệt giữa nam giới và nữ giới phải được
công nhận và mang giá trị như nhau. Để đạt được bình đẳng giới nói chung và bình
đẳng giới trong gia đình là cả nột quá trình lâu dài và đầy khó khăn, không thể nóng


vội. Vì vậy chính quyền va nhân dân thi trấn Thị trấn Phong hải, xã Thái Niên, xã
Xuân Quang vần phải thực hiện những giải pháp trước mắt và cả những giải pháp
chiến lược lâu dài để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình một cách bền vững.
4. 3. 1 Giải pháp trước mắt
- Tăng cường tuyên truyền mở các lớp tập huấn vể giới, bình đẳng giới trong
gia đình nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân.
- Chính quyền địa phương khi áp dụng các chính sách và biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới trong gia đình cần có những bổ sung, diều chỉnh cho phù hợp với địa
phương.
- Đặc biệt hội phụ nữ càn phát huy vai trò của mình, có sự quan tâm kịp thời, có
biện pháp thúc đẩy chị em tham gia các hoạt động xã hội và các lớp tập huấn về giới,
nâng cao vai trò và năng lực cho chị em.
- Giải thích để cho các thành viên trong gia đình thấy rõ trách nhiệm của mình
trong việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, nữ giới và nam giới:
-


Tôn trọng lẩn nhau, chia sẻ các công viẹc gia đình.

-

Bàn bạc và quyết định công việc gia đình

-

Đối xử công bằng, tạo cơ hội giữa con trai và con gái trong học tập, lao

động và tham gia các hoạt động khác.
-

Giúp đỡ động viên nhau tham gia các công việc của cộng đồng.

4. 3. 2 Các giải pháp chiến lược
- Cần đưa mối quan tâm về bình đẳng giới trong gia đình và các cơ chế chính
sách, chương trình hoạt động của các cấp, các nghành ở địa phương, nhằm giúp mỗi
người thay đổi lối tư duy và cách thức hành độmg để giải quyết triệt để những nguyên
nhân của tình trạng bất bình đẳng grới trong gia đình.
- Có sự bất bình đẳng giới trong gia đình các gia đình hôm nay là do người
chồng, người vợ trong gia đình đó sinh ra và lờn lên trong môi trường bất bình đẳng.
Nên khi lớn lên những tư tưởng bất bình đẳng đã ăn sâu vào người họ, muốn thay đổi
lả điều rất khó. Vì vậy muốn xoá bỏ bất bình đẳng giới trong gia đình thì ngay từ bây


giò các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo cần giáo dục về bình đẳng giới cho trẻ. Trong
gia đình, con trai cũng được phân công làm công việc nhà, giùp đỡ mẹ giặt quần áo,
nấu cơm, dọn hàng, tự biết chăm lo cho bản thân mình. Ở trung học, các em phải

được dạy và đựoc học về sự tự lập, biết tự lo cho bản thân, không được ỷ lại, không
phải nhờ mẹ giúp đỡ. Có như thế may ra thé hệ con cháu chúng ta mới có sự thay đổi
trong tư duy về vấn đề bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong gia đình nói
riêng.
- Cần có chế tài xử phạt khi các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm quyền bình
đẳng giới. Làm được điều này sẽ đem lại quyền lợi chính đang cho chị em và pháp
luật được thực thi công băng. Qua đó giúp chị em nâng cao năng lực, thực hiện bình
đẳng giới trong gia đình có hiệu quả.
III. KẾT LUẬN
Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái mỗi gia đình được
nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, học hành tốt, lớn lên trở thành những công dân
tốt của xã hội. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với con cái là môi trường
quan trọng giúp mỗi người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với
đòi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi người và giúp con cái tránh
những tệ nạn xã hội nảy sinh.
Quá trình xã hội hóa giáo dục được tạo bởi 3 môi trường: Gia đình, nhà
trường và xã hội, trong đó gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng lớn
đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Sự quan tâm giúp đỡ
lẫn nhau của mỗi thành viên trong gia đình giúp mỗi người có điều kiện phát
triển toàn diện về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần.
Vì vậy, để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình hiện nay, cần tăng
cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia
đình được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.


Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự
phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình
đẳng giới trong gia đình. Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm
của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở

quan trọng để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn
lên, tự giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để
khẳng định vai trò, ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Đẩy mạnh
giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường (đặc biệt là các trường
THPT), giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức được những vấn đề giới và bình
đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống; giúp các em ý thức được trách
nhiệm trong việc xây dựng gia đình sau này.
Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình
và bình đẳng giới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới. Kiên
quyết đấu tranh loại bỏ các hành vi bạo lực gia đình. Gia đình là tế bào của xã
hội, mỗi thành viên trong gia đình được bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau thì xã hội
sẽ công bằng và văn minh.
Để có được bình đẳng giới bền vững trong xã hội phải bắt đầu từ trong
mỗi gia đình. Thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình là biện pháp hữu hiệu
để xây dựng một xã hội no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc



×