Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý, Sử Dụng Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Xã Xuân Quang, Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.55 KB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
= = = =¶¶¶ = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật tại xã Xuân Quang huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai’’.

Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Ngành
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:

TRẦN THỊ LUYẾN
MTD
57
MÔI TRƯỜNG
TS. TRẦN DANH THÌN

HÀ NỘI - 2016


2




MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FAO
IPM
NN & PTNN
UBND
CHXHCNVN
TNHH
IRRI

Tổ chức lương thực thế giới
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam
Trách nghiệm hữu hạn
Viện Nghiên cứu lúa quốc tế

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, địa hình ¾ là đồi
núi thuận lợi cho phát triển đa dạng cây trồng. Nhưng cũng thuận lợi cho sâu
bệnh phát triển, đất đai bị rửa trôi bạc màu làm ảnh hưởng tới năng xuất và chất
lượng nông sản. Do vậy để cải thiện tình hình, đảm bảo năng suất và chất lượng
nông sản thì phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp đắc lực của người
nông dân. Tuy nhiên những năm gần đây, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật sử dụng ở nước ta đang tăng quá nhanh. Tính đến năm 2015, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho lưu hành hơn 4.000 danh mục thuốc bảo
vệ thực vật. Theo cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường Tổng cục môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, 3 năm gần đây nước ta sử dụng
khoảng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu gấp 10 lần so với những
năm 1985. Về phân bón, theo viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam mỗi năm Việt
Nam sử dụng khoảng trên 2 triệu tấn phân urê, khoảng 600 nghìn tấn DAP. Tổng
lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 7, 7 triệu tấn. Nhưng thực tế các
nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất sử dụng. Ở
một số vùng đồi núi hiệu suất thậm trí còn thấp hơn.
Nằm trên tỉnh vùng núi giáp biên, xã Xuân Quang là xã vùng thấp của
huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai có diện tích đất đai dùng cho nông nghiệp lớn
(khoảng 75% tổng diện tích), trong đó chủ yếu sản xuất lúa, ngô, chè, cây ăn quả
và một số loại rau màu. Những năm gần đây do thâm canh tăng vụ và thời tiết
cực đoan tình hình sâu bệnh phúc tạp hơn, đồng thời áp lực từ phát triển kinh tế

cạnh tranh thị trường. Trong quá trình sản xuất người nông dân đang dần phụ
thuộc vào phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mà không có những hiểu biết rõ
ràng về chúng.

7


Do vậy vấn đề cần quan tâm hiện nay là đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên toàn xã. Từ đó đề suất giải pháp cho
công tác quản lý, sử dụng một cách hiệu quả phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Xuất phát từ vấn đề trên tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp:
“Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật tại xã Xuân Quang huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai’’.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
tại xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, từ đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường địa phương.
3. Yêu cầu của đề tài
-

Tìm hiểu thực trạng sản xuất trồng trọt tại địa phương

-

Điều tra thực trạng quản lý, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại địa
phương

-


Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại địa
phương

-

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường tại địa phương

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

8


1.1 Vai trò của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong phát triển nông
nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Vai trò phân bón trong phát triển nông nghiệp
a. Vai trò của phân hữu cơ trong phát triển nông nghiệp


Phân hữu cơ:
Phân hữu cơ là phân chứa các chất dinh dưỡng ở dạng hợp chất hữu cơ như
phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân rác, phế phụ phẩm nông nghiệp.

-

Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Chúng
vừa cung cấp thức ăn cho cây trồng vừa bổ sung chất hữu cơ giúp đất tơi xốp,


-

tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học.
Phân rác là phân hữu cơ được chế biến từ cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ
… ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi đến khi mục thành phân

-

(thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).
Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không
qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là

-

cây họ đậu như điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
Phân vi sinh là chế phẩm phân bón được sản xuât bằng cách dùng các loại vi
sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón
cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò như phân giải chất dinh
dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ hoặc hút đạm tự nhiên để bổ sung

-

cho đất và cây.
Phân sinh học hữu cơ là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng
công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất
khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường
cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng

suất cây trồng (Thanh Huyền, 2012).
• Vai trò của phân hữu cơ:


9


Đối với đất trồng, phân hữu cơ có vai trò chính quyết định đến một loạt
chỉ tiêu như độ phì nhiêu, kết cấu, độ tơi xốp thoáng khí, khả năng thấm nước và
giữ nước, hệ đệm, số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất.
Đối với cây trồng, phân hữu cơ dưới tác dụng phân hủy của vi sinh vật đất từ
các hợp chất hữu cơ khó tiêu dần dần chuyển thành chất mùn, các chất hữu cơ đơn
giản như đạm, kali, lân và nguyên tố vi lượng mà cây trồng có thể sử dụng được.
Ngoài các tác dụng cơ bản trên, việc bón phân hữu cơ còn làm tăng hiệu quả
sử dụng của phân vô cơ, dinh dưỡng vô cơ tạm thời được giữ lại để cung cấp từ từ
cho cây trồng, hạn chế rửa trôi. Từ đó giúp làm giảm số lượng sử dụng phân vô cơ
tạo nên nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả (Đặng Thị Nha, 2012).
b. Vai trò của phân vô cơ trong phát triển nông nghiệp


Định nghĩa phân vô cơ
Phân vô cơ là loại phân bón được sản xuất trong công nghiệp hóa chất, là
loại phân bón có chứa (hay chuyển hóa thành) các chất dinh dưỡng dễ tiêu với
cây trồng, có thành phần là các chất khoáng, hóa học nên còn gọi là phân hóa
học. Các phân này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhiều so với phân
hữu cơ, có nhiều ưu điểm trong cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây trồng nên
thường được dùng làm nguồn dinh dưỡng chính cho cây trồng (Nguyễn Như Hà,
Nguyễn Văn Bộ, 2013).



Phân loại phân vô cơ
Trên thị trường phân bón hiện nay, thành phần và tên gọi các loại phân

bón rất đa dạng bao gồm các loại phân bón sau:

-

Phân vô cơ đa lượng: đạm (Urê, amôn nitrat, đạm sunphat, đạm clorua …), lân (supe

-

lân, lân nung chảy, lân apatit …), kali (kali clorua, sunphat kali …).
Phân vô cơ trung lượng: Canxi, Magie, lưu huỳnh.
Phân vô cơ vi lượng: Bo, đồng, mangan, sắt, kẽm
Ngoài ra phổ biến thên thị trường còn có các loại phân hỗn hợp tạo ra nhờ phản
ứng hóa học trong sản xuất hoặc chộn lẫn các thành phần phân với nhau tạo

10


thành phân bón tổng hợp hay phân hỗn hợp như phân N-P, N-P-K, P- K, N-P-KMg… (Cẩm Hà, 2013)
• Vai trò của đạm, lân và kali với cây trồng
Theo GS. Đỗ Ánh tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu của GS. Bùi Đình Thi,
GS. Võ Minh Kha:
- Phân đạm có vai trò trong tổng hợp protit là cơ sở của sự sống.
- Phân lân tham gia vào quá trình hình thành mầm non, đẻ nhánh, phân
hoa đậu quả đồng thời tăng cường sự vận chuyển đường và bột tích lũy về dạng
hoạt động.
- Kali xúc tác quá trình quang hợp hình thành hợp chất đường, tinh bột
trong cây, quá trình tạo protit hình thành tế bào mới, giúp cây trồng khắc phục
trạng thái thiếu ánh sáng.
1.1.2. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật trong phát triển nông nghiệp
a. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật


Thuốc bảo vệ thực vật là những chế phẩm hóa chất, thực vật, động vật, vi
sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật. Gồm: các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực
vật; các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm dụng hay khô lá; các
chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật (Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật nước CHXHCNVN và Điều lệ
Quản lý thuốc bảo vệ thực vật, 2001).
b. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật tùy vào mục đích nghiên cứu và sử dụng có nhiều
cách phân loại khác nhau nhưng có 3 cách phân loại chính gồm phân loại dựa
vào đối tượng phòng chống, dựa vào con đường xâm nhập và dựa vào nguồn
gốc hóa học.


Dựa vào đối tượng phòng chống: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ chuột,
thuốc trừ nhện, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ cỏ.
11




Dựa vào con xâm nhập (cách tác động) của thuốc tới dịch hại: tiếp xúc, vị độc,

xông hơi, thấm sâu và nội hấp.
• Dựa vào nguồn gốc hóa học:
-

Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: gồm thuốc làm từ cây cỏ, hay các sản phẩm chiết

suất từ cây cỏ.

-

Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiên

-

địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (các chất kháng sinh)
Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Gồm các hợp chất vô cơ (dung dịch Boocđô, lưu
huỳnh và lưu huỳnh vôi).

-

Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng (chất Clo hữu cơ,

lân hữu cơ, cacbarmat) (Trần Văn Hai,2008).
c. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp
Từ khi phát triển cách mạng xanh trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực
vật là một vật tư kỹ thuật quan trọng để tiêu diệt các loại cỏ dại, côn trùng nấm
mốc, sâu bệnh làm giảm sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng giúp cây trồng
phát triển tốt hơn nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản.
Ngoài ra một số loại thuốc bảo vệ thực vật còn có khả năng kích thích quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nâng cao tỷ lệ giống nảy mầm, cải
thiện sự phát triển của bộ rễ, tăng chiều cao của cây, số hạt trên bông, trọng
lượng hạt, tỷ lệ hạt chắc hoặc làm cho cây trồng vững vàng cứng cáp hơn. Thuốc
trừ nấm Kitazin P dạng hạt khi bón vào ruộng lúa để trừ bệnh đạo ôn làm cho
thân lúa mập hơn, hạn chế chiều cao của cây nên chống đổ lốp.
Hiện nay, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một biện pháp quan trọng
trong hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Cùng với nước

tưới và phân bón là 3 yếu tố quyết định tạo ra năng suất và chất lượng nông sản.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mang lại một số ưu điểm như:
-

Có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những
trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp khác không thể thực hiện được.

12


-

Hiệu quả phòng trừ rõ rệt, bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng

-

nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh dễ dùng, có thể áp dụng ở
nhiều cùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng
trừ duy nhất. (Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, 2007).
1.2 Tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới
và Việt Nam
a. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới

Phân bón được dùng cho sản xuất nông nghiệp từ rất sớm. Nhận thức
được vai trò của phân bón với cây trồng và để đáp ứng nhu cầu tăng lương thực,
thực phẩm ngành công nghiệp phân bón đã ra đời. Loại phân bón công nghiệp lần
đầu tiên xuất hiện là supe lân (năm 1840) và được sản xuất với quy mô công nghiệp

vào năm 1942 tại Anh. Phân kali khai thác từ công nghệ khai khoáng và đưa vào sử
dụng lần đầu tiên vào năm 1861. Năm 1905, phân đạm nitrat được sản xuất từ quy
trình tổng hợp từ công nghệ hóa học ( Nguyễn Đình Mạnh, 2000).
Theo FAO, năm 1960 toàn thế giới sử dụng hơn 10 triệu tấn đạm, năm
1980 là 62,7 triệu tấn, năm 1990 là 150 triệu tấn. Tuy nhiên, lượng phân bón sử
dụng không đồng đều giữa các quốc gia và các khu vực.
Theo FAO, năm 1997 châu Á là châu lục có lượng tiêu thụ phân bón lớn
nhất, chiếm 52,1% và tập chung chủ yếu ở khu vực các nước đang phát triển có
mật độ dân số cao như Nam Á và Đông Nam Á.
Những năm gần đây nhờ công nghệ tiến bộ, nhiều loại sản phẩm phân bón
mới ra đời làm thị trường phân bón luôn biến động không ngừng cả về chủng
loại và giá cả. Bên cạnh các loại phân bón hóa học vẫn không thể thiếu trong sản
xuất nông nghiệp, nổi bật nhất là sự ra đời của phân bón vi sinh vật với mục
đích giảm thiệt hại về môi trường và con người cũng ngày càng phát triển.
13


b. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Là một nước nông nghiệp, phân bón được nông dân Việt Nam sử dụng từ
rất lâu trước đây, mỗi năm tiêu thụ một lượng không nhỏ. Những năm trước bón
cho cây trồng chủ yếu là phân chuồng được ủ theo cách truyền thống, ít sử dụng
phân bón hóa học.
Gần đây nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều loại phân bón hữu cơ, phân
hóa học mới cho hiệu quả tốt hơn ra đời. Nhu cầu phân bón đang không ngừng
tăng lên đặc biệt là các loại phân hóa học. Theo ước tính của Tổng Công ty Hoá
chất Việt Nam, nhu cầu phân bón các loại của cả nước năm 2009 là 7,8 triệu tấn.
Trong đó, 1,7 triệu tấn phân đạm urê; 1,85 triệu tấn phân NPK; DAP 0,7 triệu
tấn; 1,6 triệu tấn phân lân trong nước sản xuất và một số chủng loại phân khác
(SA, Kali...). Trong năm 2014 Việt Nam tiêu thụ 10,8 triệu tấn phân bón các loại

trong đó nhu cầu phân Kali là lớn nhất khi chiếm 37% (Phân tích Báo cáo
ngành phân bón, 2015).
Thị trường phân bón Việt Nam tiêu thụ lượng lớn nhưng hiện nay vẫn phụ
thuộc vào nhập khẩu. Công nghiệp sản xuất phân bón nội địa Việt Nam chỉ đáp
ứng được khoảng 50-60% nhu cầu về urê, 100% phân lân nung chảy và NPK từ
lân nung chảy. Các loại phân khác như SA, Kali, DAP đang phải nhập khẩu
100% (Phân tích Báo cáo ngành phân bón, 2015).
Theo FAO tính đến năm 2012 mật độ sử dụng phân bón của Việt Nam ở
mức 297 kg/ha cao hơn so với các nước lân cận. Điều này làm năng suất lúa Việt
Nam cao hơn so với các quốc gia khác 55 tạ/ha so với 38 tạ/ ha ở các nước khác.
Tuy nhiên lạm dụng phân hóa học như vậy không những làm ô nhiễm môi trường
mà về lâu dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng như giảm năng suất, gây một
số bệnh cho cây trồng và ảnh hưởng trực tiếp đến tới sức khỏe người sử dụng.

14


1.2.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
trên thế giới và Việt Nam
a. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

trên thế giới
Trong nền nông nghiệp trên thế giới, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất, đảm bảo năng suất
và an ninh lương thực. Theo tính toán của các chuyên gia, trong những thập kỷ 70
-80 của thế kỷ 20, thuốc bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ và tăng năng suất khoảng
20 - 30% đối với các loại cây trồng.
Những năm qua, nhu cầu và chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật vẫn không
ngừng tăng lên, người nông dân đang quá phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật. Giá trị
tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, năm 2000 là

29,2 tỷ USD và năm 2010 khoảng 30 tỷ USD. Ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
rất phát triển ra đời nhiều loại thuốc mới, đến nay danh mục thuốc trên thế giới đã là
hàng ngàn loại, trung bình mỗi quốc gia từ 400 đến 700 loại.
Tuy nhiên, hiện nay đóng góp của thuốc bảo vệ thực vật vào quá trình
tăng năng suất ngày càng giảm. Tại các nước châu Á trồng lúa nước, 10 năm qua
(2000 - 2010) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng 200 - 300% nhưng năng suất
hầu như không tăng, số lần phun thuốc trừ sâu không tương quan hoặc thậm chí
tương quan nghịch với năng suất (theo Sarary, 2011).
Sản xuất nông nghiệp lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để lại dư lượng
thuốc trên nông sản và môi trường, gây tác động xấu cho sức khỏe con người,
môi trường, hệ sinh thái và phá vỡ sự bền vững của phát triển nông nghiệp.
b. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở

Việt Nam
Tại Việt Nam sau thay đổi thể chế kinh tế năm 1986, từ năm 1990 cho tới
nay thị trường thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều thay đổi. Do nhu cầu ngày
càng nhiều của nông dân, số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đang

15


ngày càng đa dạng. Theo PGS. Nguyễn Kim Vân cho biết tại “Diễn đàn Phát
triển nông nghiệp sáng tạo gắn liền với bảo vệ môi trường năm 2014”: Bộ nông
nghiệp và phát triển Nông thôn đã cho phép 1.643 hoạt chất được phép sử dụng
ở Việt Nam. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy việc nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật đang gia tăng một cách đáng báo động, tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Ước
tính chỉ trong 7 tháng đầu năm 2015 Việt Nam đã tiêu tốn 463 USD để nhập
khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu. Trong đó có khoảng 15% nguyên liệu doanh
nghiệp nhập để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phục vụ xuất khẩu, 15% để trong

kho, còn lại 70% để sử dụng trong nước.
(theo Báo cáo của Bộ công thương, 2015)
Hình 1.1: Diễn biến lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu qua một số năm.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Xuân Hồng, cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,
bộ NN & PTNN cho rằng: “80% thuốc bảo vệ thực vật mà nông dân nước ta
đang phun lên cây trồng là không đúng đối tượng và ảnh hưởng tới môi trường,
gây ô nhiễm, lãng phí, làm tăng chi phí trồng trọt, nguy cơ mất an toàn vệ sinh
thực phẩm, đe dọa thị trường xuất khẩu nông sản’’. Theo kết quả điều tra của
Cục Trồng trọt 2010 tại các vùng canh tác chuyên canh rau cho thấy việc sử
dụng thuốc của người dân đa phần theo kinh nghiệm, rất ít quan tâm tới khuyến
cáo của các cơ quan chức năng, nhà sản xuất.
Trong khi đó, cơ sở kinh doanh và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được
mở ngày càng nhiều. Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT
cho thấy, cả nước có khoảng 20 nghìn đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật, 97 nhà
máy sản xuất, đóng gói thuốc với khoảng 30 - 40 ngàn tấn/năm. Vấn đề thanh
tra và quản lý đang là vấn đề rất được quan tâm của các cơ quan chính quyền.

16


1.3 Ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đến chất lượng nông
sản và môi trường
1.3.1 Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng nông sản và môi trường
a. Ảnh hưởng của phân bón tới chất lượng nông sản
Phân bón góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản đáp ứng nhu
cầu lương thực của con người. Tuy nhiên trong một số trường hợp sử dụng phân
không cân đối lại là nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Theo GS.TS Mai Văn Quyền khi sử dụng phân bón không cân đối sẽ ảnh
hưởng xấu tới chất lượng nông sản. Ảnh hưởng xấu thường thấy khi bón thừa
đạm (N), cả đạm trong phân chuồng, phân hữu cơ nói chung và phân vô cơ.

Khái niệm thừa đạm không phải nói về giá trị tuyệt đối mà cả giá trị tương đối.
Vì có lúc bón 60 -80 kg N/ha mà vẫn bị thừa có lúc bón 150kg N/ha mà vẫn
không thấy thừa. Vì vậy để hiểu thực chất của “thừa đạm”, người ta dùng thuật
ngữ bón phân cân đối. Bón phân không cân đối, ảnh hưởng xấu được thể hiện ở
cả chất và lượng. Ví dụ, trên cây lúa bộ lá lúa phát triển mạnh, lúa bị lốp, đổ ngà
nhiều nên khi chổ lúa bị lép nhiều dẫn đến giảm năng suất, số lượng rơm dạ thu
được cũng thấp. Đó là ảnh hưởng về lượng. Hạt chín không đều, tỷ lệ bạc bụng
cao, tỷ lệ gạo nguyên thấp, cơm không ngon. Đó là ảnh hưởng về chất (Bón
phân và chất lượng nông sản, 2007)
Như vậy phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng nông
sản, qua đó, nó tác động đến sức khỏe con người. Chất lượng nông sản kém,
thiếu vitamin, thiếu các nguyên tố vi lượng làm người và động vật ăn phải dễ
mắc các bệnh về máu, suy dinh dưỡng …
b.Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường
Đối với môi trường, khi phân bón được bón đầy đủ và hợp lý giúp ổn
định, bảo vệ đất trồng trọt, làm cho môi trường cân đối. Bón phân với liều lượng
thích hợp làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật có ích, do đó giúp tăng

17


cường sự khoáng hóa chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của
đất thành độ phì thực tế.
Tuy nhiên nếu không biết bón kết hợp phân vô cơ, phân hữu hợp lý, phân
bón sẽ là tiềm ẩn của nguy cơ ô nhiễm môi trường.


ảnh hưởng tiêu cực của phân hữu cơ tới môi trường

Phân hữu cơ chưa qua xử lý gây ô nhiễm đất nghiêm trọng do trong phân

có chưa một số lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.Coli gây bệnh
đường ruột, các ấu trùng sán lá, thương hàn, ký sinh trùng giun, sán… Các kim
loại nặng như asen, chì, cadimi, selen còn được lưu giữ trong đất và tích lũy
trong cây trồng nếu dùng phân hữu cơ có nguồn gốc từ bùn thải hố xí, bùn cống,
phân rác từ phế thải sinh hoạt.
Phân hữu cơ sau khi làm ô nhiễm cho môi trường đất thì dễ dàng làm thay
đổi tính chất của các hệ mạch nước ngầm, đặc biệt dẫn chuyền cho hệ mạch
nước ngầm và hệ thống nước bề mặt những ấu trùng gây bệnh, hệ vi sinh vật
gây nhiễm khuẩn cho người và động vật sử dụng nước ô nhiễm.
Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong phân hữu cơ tạo ra các khí nhà
kính. Các quá trình phân hủy hiếu khí tạo ra CO 2, phân hủy kỵ khí tạo ra các khí
như CH4, H2S, NOx, SO2 … đều là những khí nhà kính mạnh.


ảnh hưởng tiêu cực của phân vô cơ tới môi trường

- Với môi trường đất: Phân vô cơ bị rửa trôi theo chiều dọc xuống các
tầng đất, tầng nước ngầm làm thay đổi tính vật lý, hóa học và sinh học của đất.
+ Ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất: Làm đất mất cấu trúc, đất chai
cứng, giảm khả năng giữ nước, giảm tỷ lệ thông khí.
+ Ảnh hướng đến tính chất hóa học của đất: Phân vô cơ có khả năng làm
mặn hóa do tích lũy các muối như CaCO3, NaCl … Cũng có thể làm chua hóa
do bón quá nhiều phân chua sinh lý như KCl, NH 4Cl, (NH2)2SO4, … do sự có
mặt của các anion Cl-, SO4-- hoặc do trong phân có dư lượng axit tự do lớn. Ví
dụ bón nhiều phân (NH2)2SO4 thì làm dư thừa SO4 - đất bị chua, pH giảm, một số
18


vi sinh vật bị chết, tăng làm lượng Al, Mn, Fe, … linh động gây ngộ độc cho cây
trồng.

+ Ảnh hưởng đến tính chất sinh học của đất: Phân vô cơ cản trở sự phát
triển của hệ vi sinh vật trong đất do làm thay đổi tính chất của đất như pH, độ
thoáng khí, tăng hàm lượng kim loại nặng.
- Ảnh hưởng đến môi trường nước: Hàm lượng N, P, K cao trong phân
bón vô cơ khi bị rửa trôi vào môi trường nước hoặc thấm qua các tầng đất tới
các mạch nước ngầm làm làm lưu vực đó bị phú dưỡng, nước bị ô nhiễm và tích
lũy các kim loại nặng.
- Ảnh hưởng tới con người: Đạm dễ tan trong nước, khác với kali và lân
dễ được keo đất giữ lại, khi nồng độ đạm tan trong nước cao làm ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Trong đường ruột, các nitrat bị khử thành nitrit, các nitrit
tạo ra được hấp thụ vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả năng chuyên chở
oxy của máu bị giảm. Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng.
Ngoài ra phân bón vô cơ có các yếu tố vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm
(Zn)… rất cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên nếu bị
lạm dụng, các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá
mức sử dụng cho phép, tích lũy trong cơ thể khi sử dụng và gây độc hại cho
con người.
Phân bón ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là do con người bón dư,
không cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Nguyên nhân chính là do chưa nắm bắt
được số lượng, nồng độ phân bón và cách bón phân đúng để cây cối hấp thụ
(Tổng quan sản xuất và quản lý nhà nước về phân bón – phân bón với môi
trường, 2011).
1.3.2 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới nông sản và môi trường
Theo PGS. TS. Nguyễn Kim Vân, Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật
Việt Nam phát biểu tại “Diễn đàn Phát triển nông nghiệp sáng tạo và bảo vệ môi
trường” , thuốc bảo vệ thực vật là con dao 2 lưỡi, mang lại hiệu quả kinh tế cao
19


nhưng dễ dẫn đến những hậu quả tai hại làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và

môi trường.
a. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới nông sản

Khi thuốc bảo vệ thực vật sử dụng không hợp lý, thiếu hiểu biết kỹ thuật,
quá lạm dụng và phụ thuộc sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng nông sản thu hoạch. Trong quá trình sản xuất,
nông sản cũng tiếp súc với thuốc bảo vệ thực vật và có thể chứa một hàm lượng
nhất định thuốc trong nông sản. Do vậy việc sử dụng thuốc cấm, không tuân thủ
thời gian cách ly hay phun quá liều lượng hay bất kỳ hoạt động không đúng kỹ
thuật trong khi sử dụng, làm cho nông sản chứa hàm lượng chất độc hại gây độc
hay tích tụ độc khi con người hay động vật sử dụng nông sản đó.
Ngoài ra một số loại thuốc bảo vệ thực vật dùng quá liều lượng như thuốc
trừ cỏ làm cây bị táp lá, táp quả, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây từ
đó làm giảm năng suất và chất lượng nông sản thu hoạch (Trịnh Xuân Ngọ, 2010)
b. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường.


Ảnh hưởng tới con người
Thuốc bảo vệ thực vật bản chất là những chất độc nên ít nhiều nó sẽ gây
độc hại cho những nguời tiếp xúc. Trong quá trình con người sản xuất, sử dụng
nông sản chứa thuốc, các thành phần độc hại trong thuốc bảo vệ thực vật xâm
nhập vào cơ thể qua da, mắt, hít thở và ăn uống. Nếu tiếp xúc nhiều sẽ tích tụ
dần gây vô sinh, ung thư, viêm dây thần kinh, ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch
của cơ thể.
Một số ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với da và các yếu tố

-

nguyên nhân như:
Viêm da tiếp xúc do Paraquat, captafol, 2,4-D và mancozeb

Phản ứng dị ứng và phát ban (da nhạy cảm): Barban, benomyl, DDT, lindane,

-

zineb, malathion
Phản ứng dị ứng nhạy cảm ánh sáng: HCB, benomyl,zineb

20


-

Mụn trứng cá: thuốc cơ clo như Hexachlorobenzene, pentachlorophenol, 2,4,5-

-

T, và có thể nhiễm dioxin hoặc dibenzofurans đã khủ clo
Tổn thương da như nốt phồng, sẹo sâu, rụng tóc vĩnh viễn và teo da do

Hexachlorobenzene (Sức khỏe và môi trường, 2004).
• Ảnh hưởng tới môi trường
Thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng ở Việt Nam từ nhiều năm trước
đây. Tuy nhiên thời kỳ đó, tình hình phát sinh sâu bệnh và dịch hại chưa diễn
biến phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật chưa nhiều.
Nhưng phần lớn thuốc bảo vệ thực vật có tính độc cao và tồn lưu lâu trong môi
trường.
Thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu lâu sau nhiều lần sử dụng, lượng tích lũy
này có thể gây độc cho môi trường và con người. Do thuốc tồn lưu lâu không
phân hủy, nên có thể theo nước và gió đến nhiều vùng khác, tích lũy cho các loài
sinh vật đi khắp mọi nơi.

Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng,
sâu bệnh diễn biến phức tạp. Vì vậy số lượng, chủng loại thuốc sử dụng cũng
tăng lên. Việc tăng liều lượng, tăng số lần phun, dùng thuốc bảo vệ thực vật
không theo hướng dẫn dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực,
thay đổi hệ sinh thái nông nghiệp thêm phức tạp.
Nhưng người dân đối với việc tuân thủ thời gian cách ly không thực hiện,
quá trình sử dụng lại vứt bao bì thuốc bừa bãi, thói quen rửa bình bơm và dụng
cụ không đúng nơi quy định. Điều này làm ô nhiễm môi trường nước, làm chết
các động vật thủy sinh.
Ngoài ra vấn đề tồn động rất nhiều kho thuốc bảo vệ thực vật không đúng
quy định, các kho thuốc cũ đang chờ xử lý gây nguy cơ thẩm lậu và dò rỉ các
chất độc vào môi trường đang rất đáng báo động. Vấn đề nhập lậu thuốc cấm,
thuốc ngoài danh mục, thuốc hạn chế sử dụng cũng đang là vấn đề khó kiểm
soát hiện nay đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người
(Trịnh Xuân Ngọ, 2010).

21


1.4 Những bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.
Những năm gần đây vấn đề lạm dụng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật đã và đang gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi
trường. Để khắc phục vấn đề này nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ
kỹ thuật mới ra đời. Sau đây là một số mô hình về nâng cao hiệu quả quản lý và
sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại nhiều địa phương khác nhau. Đây là
những bài học kinh nghiệm rất thiết thực để cải thiện tình hình lạm dụng phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
1.4.1 Mô hình “ ruộng lúa bờ hóa” tại tỉnh An Giang
Mô hình được phát triển từ chương trình “Quản lý dịch hại tổng hợp trên

lúa bằng công nghệ sinh thái” do viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) triển khai
thực hiện thí điểm tại tỉnh An Giang năm 2011.
Theo Tiến sĩ K.L Heong đến từ IRRI, chương trình này nhằm vào 2 mục
tiêu chính là: tăng hệ thực vật có hoa trên bờ ruộng và ngưng sử dụng thuốc trừ
sâu trong giai đoạn đầu của cây lúa. Từ đó, giúp tăng cường sức đề kháng hệ
sinh thái ruộng lúa và giúp nông dân giảm thuốc trừ sâu.
Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 18/5/2011 ghi nhận, chỉ sau một
thời gian ứng dụng công nghệ sinh thái trên đồng ruộng, hay còn gọi là “ruộng
lúa bờ hoa” (trồng cây có hoa trên bờ ruộng để hấp dẫn và nuôi dưỡng ong ký
sinh sâu hại lúa đến hút mật và phấn hoa, sau đó bay trở lại ruộng tìm sâu hại để
đẻ trứng), người nông dân An Giang đã nhanh chóng thấy được hiệu quả. Nếu
hàng năm, khi bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá xuất hiện, hầu như vụ nào nông dân
cũng phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì giờ đây, điều đó không còn nữa
(Tiến Thành, 2011)

22


1.4.2 Mô hình giảm giá thành sản xuất tại tỉnh Đồng Tháp
Mô hình được thí điểm tại huyện Tháp Mười năm 2015, do trung tâm
khuyến nông khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện với sự tư vấn của GS.TS
Nguyễn Tòng Xuân, hiệu trưởng trường địa học Nam Cần Thơ.
Trung tâm hướng dẫn nông dân thực hiện theo qui trình 1 phải - 5 giảm,
lượng lúa giống gieo sạ từ 180kg/ha (kỹ thuật truyền thống) giảm xuống còn
120 kg/ha (trong mô hình); kết hợp hướng dẫn nông dân áp dụng biện pháp
bón lót, cày vùi phân vào đất nhằm hạn chế tình trạng phân bón bốc hơi gây
thất thoát và lãng phí. Nhờ gieo sạ mật độ hợp lý, kết hợp bón phân cân đối
nên cây lúa khỏe, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm đáng kể, từ đó giá
thành sản xuất cũng giảm.
GS.TS. Võ Tòng Xuân nhận định, mô hình giảm giá thành không những

giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng lợi tức trong sản xuất nông nghiệp
cho nông dân nên sâu bệnh, dịch hại cũng ít hơn. Nhờ vậy, nông dân cũng hạn
chế tình trạng lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng
hạt gạo được nâng lên. Ngoài ra, việc hạn chế bón đạm, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật giúp cho môi trường sản xuất tốt hơn, hạn chế phát khí thải nhà kính và
ô nhiễm môi trường (Mỹ Lý,2016)
1.4.3 Mô hình quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại tỉnh
Lào Cai
Để giải quyết tình trạng vứt bỏ bừa bãi vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật qua sử dụng trên các cánh đồng. Chính quyền xã Vĩnh Yên được sự hỗ
trợ của Trạm khuyến nông huyện Bảo Yên, đặc biệt là cán bộ địa bàn vận động
và tham mưu để xây dựng các bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại thôn
bản. Mô hình tự nguyện xây dựng bể thu gom được chính quyền xã Vĩnh Yên
đồng tình ủng hộ và bà con nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Mô hình bước đầu

23


phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, nông dân;
nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường.

24


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn xã
Xuân Quang huyện Bảo Thắng.

2.2. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi không gian: Địa bàn xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.



Phạm vi thời gian: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016.



Giới hạn nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào vấn đề quản lý và sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Xuân Quang



Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, chế độ thủy văn.



Điều kiện tự nhiên, xã hội: quỹ đất, đặc điểm về dân số, lao động, việc làm, thu
nhập, tình hình phát triển kinh tế.
2.3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Xuân Quang



Phân bố đất canh tác nông nghiệp




Các loại cây trồng chính trên địa bàn xã



Hình thức luân canh, cách thức canh tác phổ biến.
2.3.3. Thực trạng quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.



Hiện trạng sử dụng phân hữu cơ

-

Các loại phân hữu cơ thường sử dụng
Cách thức và liều lượng sử dụng phân hữu cơ so với khuyến cáo.



Hiện trạng sử dụng phân vô cơ

-

Danh mục các phân bón vô cơ thường xuyên sử dụng

25



×