Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hiện trạng về vấn đề gia đình tại Việt Nam và cách thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề xây dựng gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.23 KB, 5 trang )

III.

Hiện trạng về vấn đề gia đình tại Việt Nam và cách thức của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong vấn đề xây dựng gia đình
1 Hiện trạng về vấn đề gia đình tại Việt Nam
1.1 Những tích cực:
Mặc dù có nhiều sự biến đổi so với kiểu gia đình truyền thống, nhưng gia
đình Việt Nam hiện nay chưa thể là kiểu gia đình hiện đại. Bởi vì, gia đình hiện
đại phải là sản phẩm của xã hội công nghiệp phát triển, dân cư có lối sống đô
thị và đạt đến một trình độ văn minh khá cao. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa
ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu. Do vậy, gia đình Việt Nam ngày nay có
thể được coi là kiểu “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội công
nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại, với nhịp độ biến đổi và phát
triển khá nhanh.
Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới mang tính toàn diện
cả về cơ cấu, các quan hệ, các chức năng cũng như vai trò của người phụ nữ
trong gia đình và đưa đến những hệ quả đa chiều.
a/ Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình
Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng vì
nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Trước hết, gia đình hạt nhân tồn tại như một
đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến
đổi xã hội. Sự thu hẹp quy mô gia đình tạo điều kiện thúc đẩy sự bình đẳng
giới, giảm bớt những mâu thuẫn và xung đột phát sinh từ việc chung sống trong
gia đình nhiều thế hệ. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình
khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Ở đó, cá
nhân tính được đề cao.
b/ Biến đổi về chức năng của gia đình


Về cơ bản, gia đình Việt Nam hiện nay vẫn là mô hình gia đình truyền thống
đa chức năng. Các chức năng cơ bản của gia đình được phục hồi, có điều kiện


thực hiện tốt hơn và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với từng thành
viên gia đình mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội đất nước.
Sự biến đổi về chức năng tái sản xuất con người
Trước thời kỳ đổi mới, mức sinh ở nước ta thường rất cao, nhất là ở các
vùng nông thôn. Nhưng, hiện nay, với quá trình chuyển đổi từ xã hội nông
nghiệp sang công nghiệp, chức năng tái sản xuất ra con người đã có những biến
đổi khác trước. Nếu trước đây việc sinh đẻ tùy theo tâm lý, ý muốn riêng của
gia đình, dòng họ..., thì ngày nay việc sinh đẻ của mỗi gia đình còn phụ thuộc
vào ý thức xã hội, vào chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân số - kế hoạch
hóa gia đình của đất nước. Nếu trước đây, tâm lý thích đông con, sinh con trai
để nối dõi tông đường là tiêu chuẩn đầu tiên của chức năng sinh sản, thì hiện
nay, những quan niệm đó không còn được ưu tiên bằng việc nuôi con khỏe, dạy
con ngoan.
Sự biến đổi về chức năng kinh tế
Trong xã hội công nghiệp, chức năng sản xuất của gia đình thu hẹp dần và
chức năng tiêu dùng lại có xu hướng tăng lên. Ở Việt Nam hiện nay, chức năng
kinh tế của gia đình cũng không nằm ngoài xu hướng biến đổi này. Bước sang
thời kỳ đổi mới, việc coi kinh tế “hộ gia đình” là một thành phần quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, làm cho kinh tế gia đình được cải thiện. Kinh tế
phát triển nhanh, thu nhập của gia đình tăng lên, nên nhu cầu tiêu dùng của gia
đình đã có những biến đổi khá rõ nét. Trong xã hội, đã có sự chuyển giao một
phần việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình cho các dịch vụ xã hội.
Sự biến đổi về chức năng giáo dục và tổ chức đời sống gia đình


Giáo dục gia đình chủ yếu được thực hiện bằng tình cảm và đó là nền giáo
dục vừa toàn diện, vừa cụ thể và mang tính cá biệt cao. Toàn diện là bởi giáo
dục gia đình hướng tới thúc đẩy sự phát triển đầy đủ mọi phẩm chất con người.
Cụ thể là vì giáo dục gia đình không mang tính chung chung, trừu tượng mà
nhằm vào mỗi cá nhân cụ thể và nhằm xây dựng, phát triển những phẩm chất,

năng lực cụ thể của từng người. Giáo dục gia đình mang tính cá biệt là do đối
tượng là những cá thể đặc thù, riêng biệt. Đối với mỗi cá nhân cụ thể đó thì phải
có phương pháp, cách thức và nội dung giáo dục riêng, cụ thể, cá biệt mới phù
hợp và chỉ có như thế mới mang lại hiệu quả của giáo dục gia đình. Như thế, có
thể nói giáo dục gia đình là một dạng giáo dục đặc biệt của xã hội loài người.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tác động làm cho chức
năng giáo dục của gia đình cũng diễn ra sự biến đổi theo nhiều xu hướng.
Những gia đình có trách nhiệm với con cái, thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa
các môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội.
Sự biến đổi về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm
Quá trình công nghiệp hóa đất nước ở Việt Nam đã có tác động làm biến đổi
chức năng này của gia đình theo các xu hướng khác nhau, chủ yếu tập trung ở
hai nhóm: nhóm gia đình đáp ứng, thỏa mãn được những nhu cầu tâm - sinh lý,
tình cảm của các thành viên và nhóm gia đình ít quan tâm đến việc thỏa mãn
nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm của các thành viên.
Ở gia đình nông dân, thoả mãn nhu cầu tâm lý - tình cảm thường chỉ bao
hàm vợ chồng sống chung thuỷ, có trách nhiệm và con cái chăm chỉ, hiếu thảo.
Ở đô thị, nhu cầu này khá phức tạp. Con người không chỉ mong muốn được tôn
trọng, đối xử bình đẳng mà còn cần sự đồng cảm, sẻ chia hiểu biết, cảm xúc, sở
thích và đặc biệt sự hoà hợp trong đời sống tình dục vợ chồng. Những đứa con
không chỉ cần sự yêu thương chăm sóc mà còn mong tìm thấy “người bạn lớn”
tin cậy ở các bậc phụ huynh. Hơn nữa do đặc điểm giao tiếp rộng rãi, do sự phát


triển cá tính ngày càng sâu sắc nên cuộc sống gia đình luôn có nguy cơ cũ đi,
mất sức hấp dẫn. Vì vậy, ngoài chữ nhẫn học được từ truyền thống, các thành
viên của gia đình hiện đại còn phải có năng lực làm mới đời sống hôn nhân.
c/ Vị thế, vai trò của người phụ nữ trong gia đình được nâng cao
Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới được thể hiện và phát huy đầy đủ
hơn những năng lực của mình, cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc. Họ được tự do phát triển những năng lực sẵn có và tham gia
vào các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước khởi đầu thuận
lợi. Trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ đồng thời phải đảm nhiệm cả công
việc gia đình và công việc xã hội. Sự phát triển của xã hội đã thu hút chị em phụ
nữ tham gia công tác xã hội ngày càng nhiều hơn, cùng với thiên chức gắn với
họ suốt cả cuộc đời làm cho gánh nặng đặt lên vai chị em càng thêm nặng hơn.
Và người phụ nữ vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức,
những mâu thuẫn, trở ngại làm hạn chế vị thế, vai trò của mình từ xã hội cũng
như từ chính gia đình của họ. Đó là những rào cản về mặt tâm lý xã hội trong
nhìn nhận, đánh giá năng lực, vị thế... của người phụ nữ; là mâu thuẫn giữa việc
thực hiện các vai trò, chức năng làm vợ, làm mẹ, làm kinh tế gia đình với vai
trò, trách nhiệm của người cán bộ, người quản lý...
Tuy vậy, sau hai mươi lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới, người phụ nữ
Việt Nam ngày càng năng động, tự tin và đã khẳng định được vị thế, vai trò
quan trọng của mình trong gia đình cũng như trong xã hội. Đó là minh chứng
cho sự thay đổi lớn về mặt tư duy, nhận thức và hành động của Đảng và Nhà
nước, cũng như sự nỗ lực không ngừng của người phụ nữ Việt Nam, góp phần
xây dựng quê hương đất nước ngày càng văn minh, giàu mạnh, đưa vị thế xã
hội của người phụ nữ lên một tầm cao mới.
Tài liệu tham khảo


/> />


×