Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Hiện trạng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.71 KB, 85 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đã trải qua hưn nửa thế kỷ đấu tranh giành dộc lập và bảo vệ
tổ quốc, đã biết bao người đã hi sinh xương máu, công sức để có được cuộc
sống hoà bình, hạnh phúc cho dân tộc như ngày hôm nay. Toàn dân tộc ta
chiến đấu với tinh thần " Không có gì quý hơn độc lập tự do" như lời bác hồ
đã dạy. Cuộc chiến tranh do bọn đế quốc và các thế lực phản động gây ra đã
để lại gần 57 vạn thương- bệnh binh, trên 75 vạn thân nhân của 1,2 triệu liệt
sĩ, hơn 30 vạn người mất tích hầu hết là những đảng viên cộng sản và đoàn
viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trên 2 vạn người bị địch bắt tù đầy, tra
tấn dã man, gần 2 triệu dân thường bị giết hại, 2 triệu bị nhiễm chất độc hoá
hoặc ( khoảng 5 vạn trẻ em bị dị dạng , tật nguyền suốt đời ) . Chiến tranh đã
qua đi hơn ba mươi năm nhưng hậu quả nó để lại vẫn chưa hết cho tới tận
ngày hôm nay. Hàng ngàn thân nhân liệt sĩ vẫn chưa tìm thấy mộ người thân
của mình, hàng vạn trẻ em bị bệnh do chất độc hoá học để lại từ cha-mẹ, đâu
đó vẫn có những người thiệt mạng do bom, mìn còn sót lại, hàng triệu người
mẹ mất con, vợ mất chồng, …..
Đảng, nhà nước, nhân dân ta mãi ghi nhớ công ơn và thường xuyên quan
tâm người và gia đình người có công với cách mạng. Từ đó đến nay nhà nước
ta thường xuyên bổ xung, xửa đổi các chính sách ưu đãi xã hội đối với người
có công với cách mạng để phù hợp thực tiễn của từng giai đoạn lịch sử. Ngày
10/09/1994, nhà nước cùng một lúc ban hành hai pháp lệnh " Bà mẹ việt nam
anh hùng " và " ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công với
cách mạng". Các đối tượng trên được gọi tắt là " Người có công với cách
mạng" và " ưu đãi người có công với cách mạng" đã chỉ rõ 7 đối tượng được
hưởng chế độ ưu đãi xã hội, trong đó có 4 đối tượng đã và đang được hưởng
các chế độ, chính sách; 3 đối tượng mới được quyết định bổ sung thêm. Theo
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
1
Chuyên đề tốt nghiệp


số liệu thống kê cho tới nay cả nước có hơn 6 triệu người hưởng chính sách
ưu đãi người có công, trong đó có trên 4 triệu người hoạt động kháng chiến
được hưởng trợ cấp một lần và 1,5 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng
Sau khi thống nhất tổ quốc(1976), mặc dù còn nhiều khó khăn song
đảng, nhà nước ta rất quan tâm tới công tác ưu đãi người có công. Các chính
sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, bà mẹ viêt nam anh
hùng, …Tiếp tục triển khai các văn bản pháp luật năm 2001 chính phủ có
công văn gửi các bộ , cơ quan ngang bộ, các tỉnh, huyện về việc hoàn thành
công tác xác nhận người có công cách mạng qua cuộc chiến tranh. Ngày
29/06/2005, chính phủ ban hành nghị định số 26/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
một số pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Khoản 4 điều 36 của
nghị định này có quy dịnh tiếp tục xem xét và xác nhận người hoạt động cách
mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/08/1945; thương binh, bệnh
binh, liệt sĩ, if hoạt động bị đích bắt tù đầy với những hồ sơ hoàn thiện trước
ngày nghị định này có hiệu lực thi hành và kết thúc trước ngày 30/09/2006.
Tính đến 07/2006 cả nước có trên 40 tỉnh thành phố đã hoàn thành cơ bản
công tác xác nhận hồ sơ người có công và đã kê khai trên 118 000 bộ hồ sơ để
xem xét và công nhận. Sau khi xác minh và kết luận, các địa phườn loại bỏ 30
000 bộ hồ sơ.
2. Lý do nghin cứu
Dưới sự lãnh đạo cẩu Đảng, nhân dân ta tến hành cuộc đấu tranh cách
mạng lâu dài, gian khổ để giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc. Trong quá
trình đó đã có hàng triệu người ngã xuống, hy sinh xương máu, đống góp sức
người, của cải để bảo vệ độc lập, xây dựng tổ quốc. Đảng và nhà nước ta đánh
giá sự cống hiến vô giá đó. Trong những năm tháng khó khăn đất nước, đảng
nhà nước vẫn hết sức quan tâm đến người có công ban hành thành các văn
bản pháp luật.
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
2
Chuyên đề tốt nghiệp

Cho đến nay đất nước ngày càng phát triển, kinh tế đi lên đời sống nhân
dân càng cao thì việc quan tâm tới người có công càng có điều kện hơn
Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hàng chính của Nhà nước ta nhằm
đơn giản, nhanh chóng, song đúng người, đúng đối tượng
3. Mục Tiêu Nghin cứu
Phân tích đánh giá những quy định thủ tục, quy trình công nhận thực
hiện chính sách người có công để xác định Nội dung cần xửa đổi, bổ xung
Sửa đổi, bổ xung, hoàn thiện chính sách về người có công với cách mạng
từ đó xác định đúng đối tượng
4. Đối Tượng và Phạm vi Nghin cứu
Đối tượng: Các chính sách, văn bản quy định các thủ tục, quy trình kiểm
tra xác nhận, công nhận và thực hiện chính sách người có công theo các nhóm
đối tượng hưởng thụ
Tình hình thực hiện
Phạm vi Nghin cứu: Các Quy trình, thu tục kiểm tra xác nhận, công nhận
người có công ở 3 cấp xá/phường, quận/huyện, tỉnh/ thành phố
Các chính sách thực hiện
5. Nội Dung Nghin Cứu
CHƯƠNG I: KHÁI QUÂT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG
I. Hiện Trạng về người có công
1. Một số khái niện có liên quan
2 số lượng người có công
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG
I. Hiện Trạng về người có công1. Một số khái niệm có liên quan
2. Số lượng người có công
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
3
Chuyên đề tốt nghiệp

3. Những nét chung về thể trạng người có công công với cách mạng
II. Đời sống Nguời có công với cách mạng
1 Mức thu nhập
2. Chi tiêu của người có công với cách mạng
3 Khả năng tích lũy
4 Mức sống
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG HIỆN NAY
I. Khái quát chung về chính sách của nhà nước đối với người có công với
cách mạng hiện nay
1. Những chính sách đã được áp dụng đối với người có công với cách mạng
2. Những phong trào của các cấp, các ngành, đoàn thể quần chúng nhân dân
trong việc hưởng ứng, thực hiện chính sách trợ cấp xã hội3. Các chính sách
gần đáy nhất của nhà nước đối với người có công với các mạng
3.1 Thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội số 33/2005/TT-
BLĐTBXH ngày 9/12/2005
3.2 Căn cứ Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội hướng dẫn tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau
3.3 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2009/NĐ- CP
II. Quy trình thủ tục xác nhận công nhân người có công với cách mạng
1. Xem xét quy định về thủ tục xác nhận, công nhận người có công
1.1 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945
1.3 Liệt sĩ
1.3.1 Thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với những người hy sinh trong kháng
chiến bảo vệ tổ quốc từ 31/12/1994 trở về trước
1.3.2 Đối với những người hy sinh từ 01/01/1995 trở về sau
1.3.3 Thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với thương binh chết vì vết thương
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
4

Chuyên đề tốt nghiệp
tái phát
1.3.4 Đối với người mất tích, mất tin
1.3.5 Thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với các trường hợp đã hy sinh trong khi
làm nhiệm vụ trong cách mạng và kháng chiến đã có phần mộ trong
nghĩa trang liệt sĩ
1.3.6 Thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với các trường hợp hy sinh trong thời
kỳ cách mạng và kháng chiến đã được cấp bằng " Tổ quốc ghi công" của
bộ trưởng Bộ quốc phòng hoặc bằng " Tổ quốc ghi ơn" của bộ trưởng bộ
thương binh cựu binh
1.3.7 Thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với những người đã hy sinh theo các
văn bản do ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan được ghi là liêt sĩ trong
các giấy tờ
1.4 Thương binh, Người hưởng chính sách như thương binh
1.4.1 Đối với Người bị thương từ ngày 31/12/1994 trở về trước
1.4.2 Đối với người bị thương từ ngày 01/01/1995 trở về sau
1.4.3 Đối với người bị thương là thanh niên xung phong
1.4.4 Đối với người bị thương không phải là quân nhân, công an nhân dân
1.4.5 Đối với lực lượng kiểm lâm bị thương trong khi làm nhiệm vụ bảo
vệ rừng
1.4.6 Đối với người bị thương có tỷ lệ thương tật từ 5% đến 20% sau khi
giám định lại được xác định tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên
1.5 Bệnh Binh
1.6 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất đôc hóa học
1.7 Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đầy
1.8 Người hoạt động kháng chiến giả phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế
1.9 Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Đánh giá việc thực hiến chính sách người có công
Trần Đình Hiếu KTPT - K47

5
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1 Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với
cách mạng
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
I. Hệ thống các giải pháp chính sách ưu đãi xã hội của nhà nước.
1. Nhóm chính sách ưu đãi có tác động gián tiếp:
2. Nhóm các chính sách ưu đãi có tác động trực tiếp đến người và gia đình
người có công với cách mạng:
II. Các giải pháp hoàn thiện về thủ tục công nhận người có công với
cách mạng.
1. Hoàn thiện thủ tục xác nhân, công nhân người hoạt động cách mạng từ
ngày 01/01/1995 đến trước tổng khởi nghĩa 19/08/1945.
2. Hoàn thiện thủ tục xác nhận, công nhận liệt sĩ.
2.1 Thủ tục xác nhân, công nhận liệt sĩ đối với những người hi sinh trong
kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ ngày 31/12/1994 trở về trước.
2.2. Thủ tục xác nhận, công nhận những người hi sinh từ 01/01/1995
trở về sau.
2.3. Hoàn thiện về thủ tục xác nhận, công nhận liệt sĩ đối với thương binh
chết vì vết thương tái phát.
2.4. Hoàn thiện về thủ tục xác nhận, công nhận liệt sĩ đối với người mất
tin, mất tích.
2.5. thủ tục xác nhận liệt sĩ đối với các trường hợp hy sinh trong khi làm
nhiệm vụ trong cách mạng và kháng chiến đã có phần mộ trong nghĩa trang
liệt sĩ
3. Hoàn thiện về thủ tục xác nhận, công nhận thương binh, ngừi hưởng chính
sách như thương binh
4. Hoàn thiện về thủ tục xác nhận, công nhận bệnh binh
Trần Đình Hiếu KTPT - K47

6
Chuyên đề tốt nghiệp
5. Hoàn thiện về thủ tục xác nhận, công nhận người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học
7. Người có công giúp đỡ cách mạng
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
7
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG
VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
I. Hiện Trạng về người có công
1. Một số khái niệm có liên quan
- Chính Sách: Chính sách là một bộ phận trong hệ thống quản lý nhà
nước, chính sách vừa mang tính khách quan vừa mag tính chủ quan. Chính
sách trước hết mang tính chính trị thể hiện rõ nhất tính nhà nước
- Thủ tục xác nhận, công nhận, thực hiện đối với người có công là những
quy tắc pháp lý quy định đối tượng thụ hưởng, cách thức xác nhận, công
nhậm, trình tự thực hiện và thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực
ưu đãi người có công
- Thương Binh là những người tham gia cách mạng đã mất đi một phần
thân thể, xương máu, sức khỏe cũng như tinh thân để bảo vệ tổ quốc
Hạng 1: Mất sức 81 - 100%
Hạng 2: Mất sức 61 - 80%
Hạng 3: Mất sức 41 - 60%
Hạng 4: Mất sức 21 - 40%
- Bệnh Binh là những người mất khả năng lao động. Trong đó có hai khả
năng là mất khả năng lao động tạm thời và mất khả năng lao động lâu dài
Hạng 1: Mất sức 81 - 100%
Hạng 2: Mất sức 61 - 80%

Hạng 3: Mất sức 41 - 60%
- Liệt sĩ là những người con tham gia cách mạng cống hiến cả tính mạng
để bảo vệ non sông, tổ quốc
2. Số lượng người có công
- người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945đến trước ngày
Tổng khởi nghĩa 19/08/1945
- liệt sĩ
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
8
Chuyên đề tốt nghiệp
- Thương binh, bệnh binh, ngườ hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh
- Người hoạt dộng kháng chiến bi nhiễm chất độc hoá học
- người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bbij địch bắt tù đầy
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, làm
nghĩa vụ quốc tế
- Người có công giúp đỡ cách mạng
Theo thống kê của vụ Thương binh liệt sĩ, Bộ lao động thương binh và
xã hội ( tính đến hết 12/2006) cả nước có:
- Thương binh: 303 077 Người
- Bệnh binh: 160 179 Người
- Thân nhân liêt sĩ: 671 546 Người
- Người có công với cách mạng: 55 997 Người
Bảng 1: Số Lượng người có công phân bố theo vùng lãnh thổ
Tổng số Chia ra ( người )
Số Người Tỉ lệ %
Thương
Binh
Bệnh Binh
Thân Nhân

Lệt sĩ
Người
giúp đỡ CM
1. Trung du miền núi
bắc bộ
157 063 12.94 39 789 28 845 86 984 1 445
2. Đồng bằng sông hồng 296 480 24.42 69 679 59 473 166 956 372
3.Bắc trung bộ 247 440 20.38 56 477 44 774 129 452 16 737
4. Duyên hải Miền trung 160 877 13.25 45 636 14 023 83 320 17 898
5. Tây nguyên 15 599 1.28 4 404 3 577 6 597 1 021
6. Đông Nam Bộ 62 841 5.18 21 622 5 620 34 009 1 590
7. Đồng Bằng song hồng 273 711 22.55 71 657 7 135 176 903 18 076
Tổng Số 1 214 011 100 309 264 163 447 684 221 57 139
Nguồn: Bộ Lao Động Thương binh xã hội (1993)
Các đối tượng chính sách thực nhiều thế hệ của các giai đoạn cách mạng
và ở vùng nào cũng có, song tỉ lệ cao nhất là ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng
chiếm 24.42% so với tổng số người có công. Đồng Bằng sông Cửu Long
chiếm 22.54%; thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 1.25%. Sự Phân bố người có
công ở các vùng chiếm nhiều, ít rất khác nhau trên địa bàn từng tỉnh lại càng
chênh lệch lớn. Số lượng Bà mẹ vieetj nam anh hùng Tỉnh Quảng nam-Đà
Nẵng nhiều nhất 4978 mẹ, nếu so với dân số của tỉnh chỉ chiếm 0.25%; Hải
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Hưng là tỉnh có số lượng bà mẹ vietj nam anh hùng nhiều nhất khu vục phía
bắc; 1989 mẹ, chếm 506% so với tổng số bà mẹ việt nam anh hùng trong cả
nước, 0.08% dân số trong tỉnh. Các tỉnh khác như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, An
Giang, Quảng bình, ha Nam …..tỉ lệ so với dân số trong tỉnh chiếm khoảng
dưới 0.01%. Sự phân bố không đều người có công với cách mạng ở các vùng
lãnh thổ, cùng với điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau ở các vùng

đấy làm cho việc chăm sóc, giúp đỡ đối tượng gặp nhiều khó khăn trở ngại
Trong nhóm đối tượng trên thì thân nhan liệt sĩ chiếm tỉ lệ cao nhất
34.5%. Nếu tính thêm thương binh, bệnh binh thì nhóm đối tượng này chiếm
trên 60%. Dưới sự lãnh đạo của đảng nhà nước ta, trong quá trình phát triển
đất nước suốt từ 1975 tới nay đạt những kết quả đáng khen ngợi, GDP/người
đạt trên 1000USD/Người/năm. Với sự phát triển của đất nước, kinh tế phát
triển ngày cang cao chúng ta có điều kiện nâng cao và đáp ứng nhu cầu ngày
càng tốt hơn đối với đối tượng người có công với cách mạng
3. Những nét chung về thể trạng người có công công với cách mạng
Trong số nhóm đối tượng hưởng chế độ trợ cấp chúng ta có thể nhận
thấy rằng các cán bộ hoạt động cách mạng, kháng chiến, cán bộ tiền khởi
nghĩa, bà mẹ việt nam anh hùng hầu hết thuộc tầng lớp trung niên và cao niên
sức khỏe đã suy giảm hầu hết không còn khả năng lao động
Số Thương binh trong thời kỳ kháng chiến chông mỹ hầu hết vẫn còn
khả năng lao động. Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn anh em thương
binh, bệnh binh trong độ tuổi lao động; những người từ 54 tuổi trở xuống
chiếm khoảng 70%, trong đó độ tuổi từ 30-40 tuổi chiếm trên 40% . Trong số
thương binh, bệnh binh với những thương mức độ thương tật khác nhau, số
lượng thương binh hạng 3,4 chiếm trên 80% so với tổng số thương binh. Bện
binh hạng 2,3 chiếm tới 99% so với tổng số bệnh binh
Như vậy phần lớn thương binh, bệnh binh còn trong độ tuổi lao động và
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
10
Chuyên đề tốt nghiệp
chỉ bị thương tật nhẹ vẫn có khả năng tham gia sản suất, kinh doanh mang lại
thu nhập cho bản thân. Nhóm thương binh, bệnh binh hạng 1 chiếm tỉ lệ nhỏ
chỉ khoảng 9% thân thể mang nhiều thương tật không có khả năng tham gia
sản suất hoăc tham gia công việc nhẹ nhàng. Thương tật chia ra 3 loại: môt là
các thương tật chủ yếu là chi ( như mất chân, tay, ngón tay , bàn chân,..) hai
là các thương tật chủ yếu là về mắt như mùa mắt, lòa, mờ mất,.. Ba là các

thương tật chủ yếu về não như thần kinh, liệt, não, mất trí nhớ,…
Nhóm đối tượng tham gia hoạt động kinh tế nhiều là thân nhân gia đình
liệt sĩ; thương binh. Bệnh binh co khả năng lao động nhẹ nhàng do vậy chúng
ta phải quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ họ trong công việc cũng như hỗ trợ
đầu ra cho sản phẩm của nhóm đối tượng này. Việc định hướng nghề cho họ
cũng là một vấn đề cần quan tâm sao cho phù hợp với năng lực sở trường của
họ, cũng như khả năng lao động, từng vùng, làng nghề như đan hàng mây tre
xuất khẩu, dệt thổ cẩm, kinh tế VAC,….
Đối với nhóm đối tượng tuổi cao, thể chất kém nhiều do bị địch tù đầy
nhiều năm, trong số nhóm này thì người hoat động kháng chiến tuổi từ 55-60
chiếm tỉ lệ khá cao ( khoảng 33% so với tổng số người còn sống), nhóm này
tuổi cao song vẫn có thể tham gia công tác xã hội nhất là trong các tổ chức
đoàn thể, mật trận, công tác huấn luyện, vận động quần chúng, giáo dục thế hệ
trẻ, chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho lớp trẻ học tập. Đắc biệt là lớp người
có tri thức phải phát huy sự đống góp của họ cho xã hội tại địa bàn họ cư trú
II. Đời sống Nguời có công với cách mạng
1 Mức thu nhập
Hầu hết bản thân và gia đình những người có công với cách mgnj đều ko
có sức khỏe và già yêu nên vấn đề về kinh tế gặp khó khăn. Thu nhập của cả
hộ gia đình người có công chỉ vào khoảng 2,3 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt có
hộ chỉ khoảng trên 1 triệu đồng/tháng, mức rất thấp so với mặt bằng chung
hiện nay. Một hộ gia đình có khoảng 4,5 nhân khẩu vậy thì chia ra mỗi nhân
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
11
Chuyên đề tốt nghiệp
khẩu chỉ được từ 4-5 trăm ngàn đồng/người/tháng. Nói như vậy nghĩa là mức
thu nhập của họ còn thấp so với mức lương cơ bản chung mà nhà nước ban
hành. Hiên nay mức lương cơ bản là 450 000 đ/người đến tháng 5/2009 mức
lương cơ bản tăng lên 650 000 d/người. Các hộ chính sách lại có nhiều sự
phúc tạp hơn đó là phải nuôi con, cháu hay thuốc thang bệnh tật cho chính

mình, trong khi đó nguồn thu nhập chính của họ là từ hoạt động lao động sản
xuất kinh doanh hoặc dựa vào một số lao động chính trong gia đình.
Bảng 2: Mức thu nhập của người và gia đinh người có công với cách mạng
Tổng thu nhập của gia đình
(Đ/tháng)
Thu nhập bình quân đầu người
( Đ/ tháng)
1. TP. Hồ Chí Minh 2 359 174 524 621
2. Tây Ninh 1 301
868
325 464
3. Sông Bế 1 374 433 306 111
4. Vũng tàu 3 496 938 874 214
5. Đồng Nai 1 906 920 384 555
Nguồn: Bộ lao động thương binh xã hội
Nhìn vào bảng số liệu trên cho chúng ta thấy mức thu nhập chung của cả
hộ gia đình chính sách và mức thu nhập bình quan chung của từng nhân khẩu,
rõ dàng thấy một điề ràng mức thu nhập của họ còn quá thấp. Tây ninh và
Sông bé là hai tỉnh có mức tông thu nhập bình quân gia đình và bình quan
nhân khẩu thấp nhất, thấp hơn cả thu nhập bình quân đầu người trong vùng là
365 780 đồng/người/tháng. Nếu so sánh mức tổng thu nhập gia đình người có
công với cách mạng ở tỉnh có tổng thu nhập cao nhất với có tổng thu nhập
tỉnh thấp gấp nhau 3,4 lần và thua nhập bình quân đầu người là 2,68 lần
Cơ cấu các nguồn thu của các gia đình người có công với cách mạng ở
đây là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 78%. Các trợ cấp xã hội
chỉ chiếm 10% trong tổng thu còn lại là các nguồn thu khác. Chúng ta xem
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
12
Chuyên đề tốt nghiệp
xét những khoản thu nhập của hộ gia đình thuộc từng nhóm đối tượng. Do các

đối tượng là người có công với các mạng nhìn chung bị thiệt thòi nhiều
( thương binh, bệnh binh, người bị đinh bắt tù đầy,..), số khss cao tuổi như bà
mẹ việt nam anh hùng, cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa,…. Bên cạnh đó họ
còn bị hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật. theo thống kê cho thấy có
trên 80% là trình độ dưới bậc tiểu học, nhiều đối tượng còn mù chữ. Chính vì
lí do này nên việc tìm được công việc đã khó, tìm được việc phù hợp với họ
càng khó hơn nhất là tìm được việc có thu nhập cao. Tuy nhiên, với sự nỗ lực
của chính bản thân người có công, vượt lên chính bản thân họ đã có mức sống
ngang bằng và vượt lên trên mức sống so với trong khu vực. Rất nhiều các
cựu chiến binh đã có cuộc sống khá mà còn tạo công anh việc làm cho nhân
dân trong khu vực
Bảng 3: Hoạt đông của người và gia đình có công với cách mạng ở
vùng Đông Nam Bộ
Đơn vi: %
Lĩnh vực Chung Thành thi Nông Thôn
1. Nông, Lâm, Ngư nghiệp 40.67 3.33 52.03
2. Tiểu thủ công nghiệp 7.26 14.45 5.06
3. Buôn bán 10.36 23.33 6.42
4. Dịch vụ 11.92 14.45 11.15
5. Khác 29.79 44.44 26.34
Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội
Từ bảng trên có thể thấy một điều rất rõ ràng là hầu hết các nguồn thu từ
sản suất kinh doanh là bắt nguồn từ Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Tại sao vậy?. Rất
dễ dàng thấy được câu trả lời bởi vì nước ta là một nước có nền nong nghiệp
lâu đời cuộc sống gắn liền với công việc nhà nông, mặt khác công việc nhà
nông không đòi hởi trình độ cao khá phù hợp với người lao động phổ thông.
2. Chi tiêu của người có công với cách mạng
Hầu hết khoản thu nhập của họ dùng vào chi tiêu cho những nhu cầu
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
13

Chuyên đề tốt nghiệp
thiết yếu của cuộc sống như gạo, thực phẩm, thuốc men, dịch vụ chăm sóc,..
chiếm đến trên 80% tổng thu nhập của họ. Do chi tiêu cho đời sống chiếm tỉ
lệ cao cho nên phần chi cho hoạt động sản suất (chi đầu tư) thấp nên khả năng
mở rộng sản suất không có làm cho thu nhập bị hạn chế dẫn tới đời sống ngày
càng thấp đi so với mức chung của vùng và cả nước. Một mắt khác cũng đáng
chú ý đến đó là phần còn dư ra sau khi đã chi cho nhu cầu đời sống hàng ngày
là phần tiết kiệm, Phần tiết kiệm này thương được các gia đình và bản thân
người có công giữ lại dưới dạng vàng, tiền cất đi; một phần gửi tiết kiệm mà
ko trực tiếp đưa vào sản xuất để phòng rủi do, đay cũng là nguyên nhân dẫn
tới thu nhập của họ không cao
Bảng 4: Theo thông kê của tỉnh Bến Tre cho ta so sánh cơ cauus chi tiêu
của gia đình người có công với bình quân chung của tỉnh
Bình quân chung toàn
tỉnh (%)
Bình quan chung gia đình người
có công với cách mạng (%)
Chi cho sản xuất 64.20 38.04
Chi cho đời sống 29.15 50.72
Chi khác 3.59 6.04
Các khoản tạm chi 2.97 5.20
Tổng chi 100.00 100.00
Nguồn: Số liệu thống kê Tỉnh Bến Tre
Qua số liệu thống kê cho thấy rõ, người và gia đình người co công với
cách mạng có tỉ lệ chi tiêu cho đời sống rất cao, cao gấp đôi so với tỉ lệ bình
quân chung của tỉnh. Gộp lại, chi cho ngoài sản xuất của họ chiếm tới 62% so
với tổng chi, trong khi đó bình quân chung tỉnh chỉ là 35,7%. Một kết quả tất
yếu là chi cho đời sống nhiều thì phần chi đầu tư cho sản xuất thấp mặc dù
bình quân đất đai trên mỗi nhân khẩu cao khoảng 930 m
2

đẫn đến thu nhập
của họ thấp hơn bình quân chung. Đây là một hạn chế cho việc tái đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập cho chính bản thân họ và gia
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
14
Chuyên đề tốt nghiệp
đình người có công ở tỉnh Bến Tre
Chúng ta hãy phân tích các khoản chi cho đời sống của họ tại tỉnh Bến Tre
Bảng 5: Cơ cấu chi tiêu cho đời sống
Chung
Toàn
quốc (%)
Chung Vùng
Đồng Bằng
Sông Cửu
Long (%)
Chung tỉnh
Bến Tre (%)
Người và gia
đình chính
sách tỉnh Bến
Tre (%)
1. Chi cho ăn uống 66,45 67,29 66,46 68,47
- Lương thực 24,38 20,25 20,97 22,45
- Thực Phẩm 30,02 33,62 31,52 32,39
- Sản xuất tự tiêu 21,88 17,91 31,36 33,30
2. Chi cho sinh hoạt 33,55 32,71 33,54 31,53
- May mặc 5,48 6,23 6,55 6,54
- Nhà ở 10,28 8,88 5,81 3,68
- Văn Hóa 0,35 0,34 0,39 0,32

- Y tế, sức khỏe 3,87 5,27 5,00 7,27
- Giáo dục 1,50 1,13 1,10 1,10
- Du lịch, bưu điện,
đi lại
1,08 1,17 1,08 0,72
- Chi khác 10,99 9,69 13,61 11,80
Tổng chi cho đời
sống
100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Niên Giám thống kê Lao Động Thương Binh và Xã Hội

Số Liệu điều tra thông kê tỉnh Bến Tre
Bảng so sánh trên cho thấy, giữa gia đình chính sách và bình quân chung
của tỉnh, vùng và của cả mước thì cơ cấu chi tiêu cho ăn, uống của các gia
đình có công cao hơn một chút, tỉ lệ chi cho sinh hoạt lại thấp hơn đôi chút.
Trong các khoản chi có 2 khoản chi có sự khác biệt rõ ràng nhất đó là nhà ở
và y tê, sức khỏe. Về nhà ở, các gia đình chính sách có tỉ lệ chi thấp hơn
chung trong tỉnh và thấp hơn nhiều so với chung trong vùng và toàn quốc.
Bến Tre nằm trong vùng có điều kiện về tự nhiên ít khắc nhiệt như thườ tiết,
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
15
Chuyên đề tốt nghiệp
khí hậu,thiên tai, nhiều năm nay với chính sách của nhà nước, sự quan tâm
của các đoàn thể và quần chúng nhân dân tích cực xây nhà tình nghĩa, nhà
chính sách cũng tạm ổn, ít phải sửa chữa nên chi cho nhà ở thấp. Ngược lại
chi cho y tế, sức khỏe lại cao hơn nhiều lần. Nếu so với chi tiêu cho sinh hoạt
thì tỉ lệ chi cho y tế sức khỏe của các gia đình có công chiếm tới 29,62%, trong
khi chi chung của tỉnh là 20,34%. Chi của các đối tượng này gấp khoảng 1,5%
lần so ví mức chi tiêu chung. Theo thông kê cho thấy trong 2 năm thì trung
bình mỗi thương bệnh binh phải điều trị từ 1-2 lần, mỗ lần tốn từ 100 000 đồng

đến 200 000 đồng ( không kể trường hợp đặc biệt), chưa tính đến người phục
vụ những ngày nằm viện. Số thương bệnh binh này cho biết mỗi lần đi bệnh
viện rất tốn kém ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và gia đình họ
Sức khỏe và thể chất người có công ngày càng yếu đi do bệnh tật, phần
vì tuổi tác ngày càng cao. Mặt khác, chi phí cho đi viện ngày càng tốn kém
song càng tốn hơn nữa đối với những thương bệnh binh vì những căn bệnh
quái ác do chiến tranh để lại
3 Khả năng tích lũy
Với Con người việt nam nhất là đối với hộ nông dân và các gia đình
chính sách thì trong việc chi tiêu của họ thì tối đa tổng thu và tối thiểu tổng
chi. Phần dư ra để tích lũy nhằm đề phòng rủi do lúc ồm đau, lúc trái gió trở
trời bệnh tật tái phát còn có cái mà chi dùng. Hầu hết phần tích lũy được để
dưới dạng sổ tiết kiệm, vàng chứ ko đầu tư cho sản xuất phát triển ( trừ hộ
khá giả) nên hạn chế về khả năng tích lũy. Thu nhập của họ chưa cao song họ
vẫn cóa tiết kiệm trong chi tiêu thậm chí có thể nói họ chịu sống kham khổ để
có tiết kiệm
4 Mức sống
Mức sống của người có công được xem xét chính trên việc so sánh giữa
mức sống của cộng đồng và mức thu nhập bình quân chung nhân khẩu của gia
đình chính sách với chính cộng đồng dân cư nơi họ đang sống
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhìn chung mức sống của người có công với cách mạng trên phạm vi
toàn quốc còn thấp và gặp nhiều khó khăn trong đời sống, mức khó khăn còn
tùy thuộc vào mỗi gia đình, mỗi đối tượng, mỗi vùng ,…. Theo đánh giá của
238 cơ sở của hội cựu chiến binh ở 22 tỉnh thành phố thì có hơn 60% số cựu
chiến binh, thương binh, liệt sĩ ở các địa phương có mức sống trung bình,
trong đó có 22-25% số gia đình có mức sống khá và ổn định. Song những gia
đình khó khăn không đủ ăn chiếm khoăng 10% số còn lại là thoát khỏi tình

trạng thiếu ăn nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhất là nhưng lúc
bệnh tật tái phát
Theo báo cáo của Bộ lao động thương binh và xã hội thì trên phạm vi cả
nước ở vùng sản xuất nông nghiệp của vụ Thương binh liệt sĩ năm 1994 cho biết:
30% tổng số gia đình chính sách thuộc thuộc diện nghèo
Khoảng 25% tổng số gia đình chính sách thiếu đói triền miên
Khoảng 10% tổng số gia đình chính sách thiếu đói từ 3 tới 6 tháng
Cho tới nay thì đã giảm xuống song vẫn còn nhiều đối tượng nghèo đói
theo thông kê mới nhất của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
10% tổng số gia đình chính sách thuộc thuộc diện nghèo
Khoảng 5% tổng số gia đình chính sách thiếu đói triền miên
Khoảng 2% tổng số gia đình chính sách thiếu đói từ 3 tới 6 tháng
Khảo sát ở Động Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy cơ
cấu mức sống của thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ như sau:
Bảng 6: Mức sống của thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ ở Động
Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đơn vị: %
Đồng Bằng Sông Cửu Long Động Nam Bộ
Thương Binh,
Bệnh Binh
Gia đình liệt sĩ
Thương Binh,
Bệnh Binh
Gia đình liệt sĩ
- Khá 9,07 10,74 7,14 6,77
- Trung Bình 42,81 42,60 47,77 39,04
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
17
Chuyên đề tốt nghiệp
- Thấp 39,69 37,68 36,16 48,21

- Quá Thấp 8,43 8,98 8,93 5,98
Tổng Số 100,00 100,00 100,00 100,00
Từ kết quả bảng trên cho ta thấy rằng
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
18
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG HIỆN NAY
I. Khái quát chung về chính sách của nhà nước đối với người có
công với cách mạng hiện nay
1. Những chính sách đã được áp dụng đối với người có công với
cách mạng
Trong hơn 30 năm qua, ngay sau khi giành được độc lập thể hiện tinh
thần "đề ơn đáp nghĩa" uống nước nhớ nguồn Đảng và nhà nước, nhân dân ta
đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm đảm bảo đời sống vật chất, vui vẻ về
tinh thần cho các gia đình có công với cách mạng. Trong suốt giai đoạn vừa
qua hệ thống chính sách ưu đãi của xã hội của nhà nước ban hành đã có rất
nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phù hợp với từng thời kỳ lịch sử
cũng như từng giai đoạn phát triển. Có thể khái quát những văn bản chủ yếu
mang tính xuyên xuốt trong hoạt động ưu đãi xã hội của nước ta như sau:
- Sắc lệnh sôi 20/SL, tháng 2/1947 về trợ cấp thương tật và tiền tử tuất
cho gia đình liệt sĩ. Đây là sắc lệnh đầu tiên về chính sách ưu đãi xã hội của
nhà nước ta sau khi giành độc lập đối với người và giai đình người có công
- Nghị định 49/CP tháng 4/1951 quy định chế độ lương hưu và xếp hạng
thương tật đối với thương binh. Tại văn bản này thương binh được chi làm 3
hạng thương tật
- Nghị định 180/CP tháng 11/1954 ban hành quy định về hạng thương
tật, xây dựng khái niệm " Thương binh và người hưởng chính sách như
thương binh". Thương tât được nghị định chia làm 6 hạng, hạng V đến hạng I

và hạng đặc biệt
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
19
Chuyên đề tốt nghiệp
- Nghị định 980/CP tháng 7/1956 ban hành kèm theo điều lệ ưu đãi. Từ
nghị định này, khái niệm "tử sỹ" được thay bằng "liệt sỹ" và quy định chế độ
tiền tuất. Đây là bản điều lệ ưu đãi đầu tiên của Nhà nước ta, trong đó đã chỉ
rõ các cấp, các ngành, các địa phương phải có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ
thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ…
- Nghị định 161/CP tháng 10/1964 ban hành kèm theo điều lệ ưu đãi đối
với quân nhân, thanh niên xung phong. Ở Nghị định này, có sự thay đổi về
hạng thương tật của thương binh chuyển từ 6 hạng thương tật thành 8 hạng
thương tật và quy định thương binh loại A và B, và quy định hai loại trợ cấp
là trợ cấp thương tật và trợ cấp cho thân nhân liệt sỹ.
- Quyết định 208, tháng 7/1977, đây là văn bản mở rộng đối tượng ưu
đãi xã hội. Chính sách ưu đãi với người và gia đình có công giúp đỡ cách
mạng được quy định từ văn bản này.
- Quyết định 303, tháng 8/1992, quy định chế độ trợ cấp cho thân nhân
liệt sỹ cô đơn, không nơi nương tựa; Xóa bỏ sự khác biệt về trợ cấp thương tật
giữa người thương binh đang tại chức và thương binh phục viên về gia đình.
- Nghị định 25/CP tháng 3/1993, cùng với việc quy định chế độ tiền
lương mới, các mức trợ cấp của các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã
hội, đã được điều chỉnh, bổ sung hợp lý hơn.
- Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ;
thương binh, bệnh binh người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ
cách mạng (Các đối tượng trên gọi tắt là người có công) ra đời tháng 9/1994,
đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong hệ thống chính sách ưu đãi
xã hội. Đây là văn bản hoàn chinh nhất về ưu đãi xã hội.
- Nghị định 32 do Thủ tướng vừa ban hành Từ ngày 1/1/2008, chuẩn để
xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng sẽ

là 470.000 đồng, tăng 115.000 đồng so với trước. Đây là nội dung quan trọng
nhất của nghị định 32 do Thủ tướng vừa ban hành.
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
20
Chuyên đề tốt nghiệp
- Theo nghị định 105 do Chính phủ mới ban hành, chuẩn để xác định các
mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã tăng
15%, từ 564.000 lên 650.000 đồng.Công chức lương dưới 1,6 triệu đồng sẽ
được trợ cấp/1,8 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp. Cụ thể, người hoạt
động cách mạng trước ngày 1/1/1945 sẽ được hưởng trợ cấp diện thoát ly mỗi
tháng là 731.000 đồng và hưởng thêm phụ cấp 124.000 đồng; người không
thoát ly là 1.240.000 đồng mỗi tháng. Người hoạt động cách mạng từ ngày
1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được hưởng trợ cấp 676.000
đồng một tháng. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng sẽ hưởng trợ cấp 1.167.000 đồng
mỗi tháng, cùng phụ cấp 547.000 đồng. Thân nhân liệt sĩ, Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến, thương binh
loại B, bệnh binh... được hưởng trợ cấp hằng tháng tối thiểu là 329.000 đồng
đến tối đa 1.665.000 đồng. Các trường hợp bị suy giảm lao động 5-20% nhận
trợ cấp ưu đãi từ 4 đến 8 lần mức chuẩn. Nghị định mới cũng quy định rõ mức
trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh với mức tối thiểu mỗi tháng là 438.000 đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao
động 21%, cao nhất là 2.086.000 đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao động 100%.
Đối với thương binh loại B, mức trợ cấp thương tật tối thiểu là 350.000 đồng
mỗi tháng nếu tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 21%, trợ cấp tối đa là
1.666.000 đồng nếu tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 100%.
- Ngày 26/9, Bộ tài nguyên và Môi trường cho biết đã hoàn thiện Bản
Dự thảo Nghị định về việc hướng dẫn một số trường hợp cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), thu hồi đất và trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Một trong những nội
dung được đặc biệt chú ý trong bản Dự thảo lần này chính là điều khoản quy

định thế nào là đất sử dụng ổn định theo quy định tại Điều 50 của Luật Đất
đai. Theo đó, đất sử dụng ổn định là đất đáp ứng được các tiêu chí: Đất đã
được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ một thời điểm
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
21
Chuyên đề tốt nghiệp
xác định đến thời điểm có quyết định thu hồi đất của Cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc đến trước ngày 1/7/2004 (thời điểm Luật Đất đai có hiệu
lực). Trong trường hợp có sự thay đổi thì sự thay đổi đó phải dựa trên việc
chuyển quyền và nhận chuyển quyền sử dụng đất, có nghĩa là việc thay đổi đó
phải được pháp luật công nhận. Việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất
ổn định được căn cứ vào các giấy tờ hoặc một trong số các giấy tờ có thể hiện
mục đích và thời điểm sử dụng đất ổn định như biên lai thu nộp thuế sử dụng
đất nông nghiệp, thuế nhà đất; biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong việc sử dụng đất; các quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai hoặc bản án của toà án đã có hiệu lực hoặc các loại giấy tờ về đăng ký hộ
khẩu thường trú, trạm trú dài hạn tại nhà gắn với đất ở; giấy giao, phân cấp
nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quản lý, sử dụng đất...
cũng như bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời
kỳ. Trường hợp thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định thể hiện trên các loại
giấy tờ có thời gian sr dụng đất ổn định dài nhất để xác định. Ngoài ra, bản
Dự thảo còn quy định rõ thời điểm xác định nghĩa vụ tài chính khi nộp hồ sơ
xin cấp GCN hoặc xin chuyển mục đích sử dụng đất, xin giao đất hoặc thuê
đất. Các điều khoản liên quan đến việc miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với
người có công với cách mạng khi cấp đất GCN, theo đó đối với người có
công với cách mạng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh người
được hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến
40%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang được
hưởng trợ cấp hàng tháng ; thân nhân của liệt sĩ không được hưởng tiền tuất
nuôi dưỡng hoặc không được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thì được

giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp.
- Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg vừa ban hành mới đây, Thủ tướng CP
Nguyễn Tấn Dũng cũng điều chỉnh một số nội dung trong các quyết định đã
ban hành trước đó (năm 1996 và 2000) về hỗ trợ người có công với CM cải
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
22
Chuyên đề tốt nghiệp
thiện nhà ở. Những người hoạt động CM trước ngày 01/01/1945 đến trước
Tổng KN 19/8/1945, thân nhân liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Thương
binh, bệnh binh... từ nay, nếu mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước sẽ được hỗ
trợ toàn bộ tiền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở. "Để người có
công yên ổn vật chất, vui vẻ tinh thần". Hỗ trợ mua nhà cho người có công
với cách mạng
Trường hợp mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là nhà một hoặc nhiều
tầng (có một hộ ở) thì được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền sử dụng đất
theo các mức cụ thể tùy đối tượng. Chẳng hạn, Bà mẹ VN Anh hùng, Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, thương bệnh binh có
tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, thân nhân của liệt sĩ đang
hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất.
Các mức hỗ trợ khác (90%, 80%...) được áp dụng tùy theo đối tượng. Các
mức nêu trên được tính trong định mức đất ở do UBND tỉnh, TP trực thuộc
TW quy định và tính trên số tiển sử dụng đất mà người được hỗ trợ phải nộp.
Ngoài các đối tượng vừa nêu, Thủ tướng cũng quy định thêm, với người gia
nhập tổ chức CM từ 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 16/8/1945 khi
mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP thì
được miễn tiền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng nhiều hộ ở hoặc được giảm
80% tiền sử dụng đất đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng một hộ ở...
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT bố trí kinh
phí thực hiện. Những ưu đãi trên của CP là nhằm để hỗ trợ cho những người
có công "yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần" như Thủ tướng Nguyễn Tấn

Dũng đã phát biểu trong mittinh kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ.
Theo đó, ngoài việc trợ cấp tiền, Nhà nước còn thực thi nhiều ưu đãi khác như
miễn giảm thuế, xây nhà, cấp đất...
- Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi, bổ sung vừa được Chủ
tịch nước ký lệnh số 07/2007/L-CTN (công bố hôm 2/7), người có công với
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
23
Chuyên đề tốt nghiệp
cách mạng sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế, được điều
dưỡng phục hồi sức khỏe... Trong Pháp lệnh mới sửa đổi, bổ sung, đối tượng
là người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ
1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được hưởng những ưu đãi
như: Được hưởng các chế độ ưu đãi: cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh
hình cần thiết; cấp báo Nhân dân; sinh hoạt văn hóa, tinh thần phù hợp; được
Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng
người, khả năng của Nhà nước và địa phương... Ngoài ra, con của người
thuộc đối tượng trên được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, ưu đãi trong
giáo dục và đào tạo. Người thuộc đối tượng trên khi qua đời sẽ nhận ưu đãi
như: người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí;
được trợ cấp một lần nếu chưa được hưởng các chế độ ưu đãi trên. Cha đẻ, mẹ
đẻ, vợ hoặc chồng, con của người thuộc đối tượng trên được hưởng tiền trợ
cấp tiền tuất hàng tháng...
- Nghị định số 105/2008/NĐ-CP thay thế Nghị định số 7/2008/NĐ-CP
ngày 21/1/2008 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với
người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ
cấp, phụ cấp ưu đãi là 650.000 đồng (mức chuẩn theo Nghị định 7/2008/NĐ-
CP là 564.000 đồng) và được thực hiện từ ngày 1/10/2008. Theo đó, người
hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 sẽ được hưởng mức trợ cấp: Diện
thoát ly là 731.000 đồng/người/tháng và hưởng thêm phụ cấp
124.000đồng/thâm niên; diện không thoát ly 1.240.000 đồng/người/tháng; trợ

cấp tiền tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng
trước ngày 1/1/1945 từ trần là 1.095.000 đồng/tháng. Người hoạt động cách
mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được hưởng trợ
cấp 676.000 đồng/tháng. Đồng thời, thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tiền
tuất và tiền tuất nuôi dưỡng với mức không vượt quá 767.000đồng/tháng. Bà
mẹ Việt Nam anh hùng sẽ hưởng trợ cấp 1.167.000đồng/tháng cùng với phụ
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
24
Chuyên đề tốt nghiệp
cấp 547.000đồng/tháng. Thân nhân liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến, thương binh loại B, bệnh binh...
được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tối thiểu từ 329.000 đồng/tháng đến tối
đa là 1.665.000 đồng/tháng. Đối với mức trợ cấp ưu đãi 1 lần cho Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết
trước ngày 1/1/1995, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng Lao động động trong kháng chiến được truy tặng
và khi báo tử liệt sĩ sẽ hưởng mức trợ cấp gấp 20 lần mức chuẩn. Các trường
hợp bị suy giảm lao động từ 5%-20% nhận mức trợ cấp ưu đãi từ 4-8 lần mức
chuẩn. Cũng theo quy định mới, mức trợ cấp thương tật đối với thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh với mức trợ cấp tối thiểu là 438.000
đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao động 21%, cao nhất là mức trợ cấp 2.086.000
đồng đối với tỷ lệ suy giảm lao động 100%. Đối với thương binh loại B, mức
trợ cấp thương tật tối thiểu là 350.000 đồng khi tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động 21%, trợ cấp tối đa là 1.666.000 đồng khi tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động 100%.
- Ngày 11/3/2009, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và xã hội
đã ban hành Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng
dẫn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực
tiếp tham gia kháng chiến. Theo đó, sẽ chi trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ
cấp một lần theo quy định hiện hành cho các đối tượng: thanh niên xung

phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; cán bộ đi chiến trường B,
C, K trong thời kỳ chống Mỹ không có thân nhân trực tiếp nuôi dưỡng; quân
nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam sau Hiệp định Geneva năm 1954;
quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công
tác trong quân đội, đã phục viên về địa phương... Ngoài khoản trợ cấp nêu
trên, những đối tượng này còn được hưởng các khoản ưu đãi như: bảo hiểm y
tế; điều trị bồi dưỡng sức khỏe; thuốc đặc trị và điều trị đặc biệt cho thương,
Trần Đình Hiếu KTPT - K47
25

×