Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghệ thuật tiểu thuyết giết con chim nhại của harper lee

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.88 KB, 75 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Đóng góp của khóa luận ...................................................................................... 7
6. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................ 7
NỘI DUNG............................................................................................................. 9
CHƯƠNG I. CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIẾT
CON CHIM NHẠI CỦA HARPER LEE............................................................. 9
1.1. Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Giết con chim nhại .......................... 9
1.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với cái tôi chứng nhân và nếm trải ............. 9
1.1.2. Đa dạng hóa người kể chuyện .................................................................... 12
1.2. Người kể chuyện với nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật .................... 15
1.2.1. Điểm nhìn trẻ thơ.. ...................................................................................... 15
1.2.2. Di chuyển điểm nhìn trần thuật ................................................................... 19
1.3. Trần thuật đa giọng điệu ................................................................................ 22
1.3.1. Giọng hài hước, trào phúng, châm biếm ..................................................... 22
1.3.2. Giọng thủ thỉ tâm tình mang tính giáo dục ................................................. 25
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT GIẾT CON CHIM NHẠI CỦA HARPER LEE ... 28
2.1. Các kiểu con người đặc trưng của miền Nam nước Mỹ trong thập niên 1930
............................................................................................................................... 28
2.1.1. Nhân vật nạn nhân ....................................................................................... 28
2.1.2. Nhân vật tội phạm ....................................................................................... 33
2.1.3. Nhân vật thiên sứ......................................................................................... 35
2.1.4. Nhân vật với khát vọng tự do, bình đẳng....................................................38
2.2. Phương thức xây dựng nhân vật..................................................................... 41
2.2.1. Phác thảo ngoại hình ................................................................................... 41
2.2.2. Cá thể hóa nhân vật qua ngôn ngữ .............................................................. 43


2.2.2.1. Ngôn ngữ đời thường, giản dị .................................................................. 44
2.2.2.2. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm ............................................................. 46
1


2.2.2.3. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn văn hóa ....................................................... 48
CHƯƠNG III. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT GIẾT CON CHIM NHẠI CỦA HARPER
LEE ....................................................................................................................... 51
3.1. Không gian sinh hoạt ..................................................................................... 51
3.1.1. Không gian thiên nhiên ............................................................................... 55
3.1.2. Không gian huyền ảo .................................................................................. 57
3.1.3. Không gian hoài niệm và ước mơ bình yên ................................................ 59
3.2. Cấu trúc thời gian tuyến tính .......................................................................... 62
3.2.1. Thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời con người ....................... 62
3.2.2. Thời gian tâm tưởng, hoài niệm .................................................................. 65
3.2.3. Sự đan xen, xáo trộn giữa các bình diện thời gian ...................................... 67
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 74

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nelle Harper Lee (sinh ngày 28 tháng 4 năm 1926), là một nữ nhà văn người
Mỹ. Bà được biết tới nhiều nhất qua tiểu thuyết đầu tay và cũng là cuốn tiểu thuyết
duy nhất Giết con chim nhại (To Kill a Mockingbird). Ngày 5 tháng 11 năm 2007,
Harper Lee đã được Tổng thống George W. Bush trao Huân chương Tự do Tổng thống
Hoa Kỳ (Presidential Medal of Freedom), huân chương cao quý nhất dành cho công

dân Hoa Kỳ, vì những đóng góp của bà cho văn học Mỹ. Tác phẩm Giết con chim nhại
là cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao và đã được xuất bản ở rất nhiều nước trên thế
giới và có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều vấn đề nhạy cảm không chỉ của đất nước Mỹ
mà còn cho rất nhiều nước trên thế giới.
Giết con chim nhại được viết dựa trên những kí ức tuổi thơ của nhà văn Harper
Lee, Finch là tên thời con gái của mẹ Lee, còn nhân vật Dill được lấy nguyên mẫu từ
người bạn thân Truman Capote. Câu chuyện được bắt đầu thông qua giọng kể của
Scout – con gái của luật sư Finch - một đứa trẻ thông minh và hay quan sát những thứ
xung quanh ở thị trấn nhỏ Maycomb, Alabama. Atticus Finch là một luật sư da trắng
được chỉ định đứng ra bảo vệ Tom Robinson – một người đàn ông da đen bị buộc tội
cưỡng hiếp một người phụ nữ da trắng – Mayella Ewell.
Với các tình tiết nhẹ nhàng đôi chút pha lẫn sự hài hước, Giết con chim nhại đã
chuyển tải thông điệp về cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc mang tính thời sự nóng
bỏng ở miền Nam nước Mỹ trong những năm 30. Nhạy cảm và tinh tế, Harper Lee đã
mượn hình ảnh con chim nhại để nói đến đạo đức, lòng trắc ẩn, sự khoan dung trong
mỗi con người và chống lại những thành kiến của người da trắng về người da đen.
“Con chim nhại chẳng làm gì nên tội, chúng chỉ hót cho chúng ta những giai điệu đẹp.
Không phá phách vườn tược, không hại đến hoa màu, chúng chỉ dâng hiến cho chúng
ta những lời hát từ trái tim. Đó là lí do vì sao, giết con chim nhại là một tội ác”…
Chính vì thế, cuốn tiểu thuyết này được các độc giả chọn làm cuốn sách gối đầu
giường sau Kinh thánh, còn các thủ thư trong các thư viện ở Anh thì cho rằng nó xứng
đáng là cuốn sách “phải đọc trước khi từ giã cõi đời”. Tuy nhiên, cho đến bây giờ
nguyên nhân nào đã khiến bà không viết cuốn tiểu thuyết thứ hai vẫn còn là một bí
mật. Có thể đối với Harper Lee, Giết con chim nhại là một món quà quá đủ mà Chúa
đã ban tặng bởi giấc mơ trở thành “ Jane Austin” (Một trong những nhà văn có ảnh
3


hưởng và được trọng vọng nhất trên văn đàn nước Anh) của Alabama mà Harper Lee
luôn mong ước đã trở thành hiện thực.

Việc nghiên cứu tác phẩm Giết con chim nhại dưới góc độ nghệ thuật sẽ là một
hướng đi mới, hứa hẹn mang lại những trải nghiệm lí thú. Đồng thời, khai thác đề tài
này còn là cơ hội để chúng tôi đào sâu, mở rộng, tìm hiểu thêm về Harper Lee và cá
tính sáng tạo của bà, từ đó làm nổi bật thế giới nghệ thuật và những giá trị thẩm mỹ
bên trong tác phẩm. Với mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định đặc điểm
nghệ thuật cũng như sự thu hút của tác phẩm Giết con chim nhại, chúng tôi lựa chọn
đề tài “Nghệ thuật tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee” nhằm giúp khám
phá và hiểu biết thêm về cuộc sống và văn hóa của con người Mỹ trong thập niên 1930
của thế kỷ XX.
2. Lịch sử vấn đề
Harper Lee là một nhà văn nổi tiếng người Mỹ, được xem là một trong những
nhà văn có ảnh hưởng lớn tới xã hội bởi bà dám thẳng thắn nói lên những bất công
hiện thực mà í tai có thể làm được. Tác phẩm đầu tay và cũng được coi là duy nhất đã
đưa bà lên tới đỉnh cao của sự nổi tiếng trên văn đàn văn học Mỹ và văn học thế giới.
Xuất bản lần đầu tiên ngày 11 tháng 7 năm 1960, Giết con chim nhại đã nhanh
chóng trở thành tác phẩm ăn khách cũng như được giới phê bình đánh giá rất cao.
Harper Lee đã được trao giải Pulitzer Văn học ( Pulitzer Prize for Fiction ) năm 1961
cho tiểu thuyết này. Sau khi ra đời, Giết con chim nhại đã gây một tiếng vang lớn
trong xã hội, đã được tái bản rất nhiều lần và trở thành cuốn sách nổi tiếng với 30 triệu
bản được bán hết qua hơn 8 thứ tiếng trên toàn thế giới và trở thành một trong những
tác phẩm văn học đáng chú ý nhất thế kỷ XX của văn học Mỹ. Nó cũng được chuyển
thể thành phim điện ảnh và lọt vào danh sách những phim hay nhất mọi thời đại do
American Film Institute bình chọn vào năm 1995.
Giết con chim nhại đã được độc giả Việt Nam đón nhận và khẳng định được
giá trị về nghệ thuật và nội dung, tuy nhiên ở nước ta vẫn chưa có bài viết nào tập
trung nghiên cứu về tác phẩm này của Harper Lee. Mà chủ yếu là các bài viết giới
thiệu sơ qua về cuộc đời của bà và tác phẩm Giết con chim nhại. Trong phạm vi tư liệu
bao quát được, chúng tôi thu thập được một số nhận xét như sau:
Trong bài viết Giết con chim nhại – cuốn tiểu thuyết duy nhất của Harper Lee,
Thanh Hoài đã nhận xét: “Giết con chim nhại được các nhà phê bình ngợi ca như một

4


kiệt tác của nghệ thuật kể chuyện, các nhà hoạt động xã hội đánh giá cao vì tính chiến
đấu cho nạn phân biệt chủng tộc, các nhà giáo dục đón nhận vì vẻ đẹp của tình yêu
thương và lòng vị tha” [ 12 ].
Hay trong bài viết Harper Lee – con chim chỉ một lần cất tiếng hót của tác giả
Kim Anh đã nhắc đến phát biểu của Tổng thống Bush khi đánh giá về kiệt tác Giết con
chim nhại của Lee: “Câu chuyện về một trật tự cũ, nhưng sớm muộn gì cũng bị chủ
nghĩa nhân văn xóa bỏ, đã được kể một cách hấp dẫn, không thể quên nổi trong cuốn
sách của bà Harper Lee” [ 2 ].
V. Gangadhar với bài viết Sức hút của Giết con chim nhại đã nhận định về tác
phẩm của Harper Lee như sau: “Không dừng lại ở vấn đề chủng tộc, tác phẩm còn mở
rộng và đề cập đến những thành kiến của con người, những thứ vốn là nền tảng dẫn
đến thói đạo đức giả, bất công trong xã hội và nhiều tệ nạn khác. Nổi tiếng bởi sự ấm
áp và hài hước khi viết về những vấn đề khá nặng như nạn phân biệt chủng tộc và hãm
hiếp, Giết con chim nhại còn thu hút được người đọc bởi vẻ đẹp của lòng dũng cảm, sự
dung thứ và tinh thần chiến đấu đến cùng cho chính nghĩa của hình tượng nhân vật luật
sư Atticus…” [ 10 ].
Khi nhắc đến Giết con chim nhại thì nhà phê bình Harding Lemay đã viết: “Nỗi
ô nhục gặm mòn tinh thần của những người miền Nam đã được khai thác trong vấn đề
đối xử với người da đen” [17].
Bên cạnh Harding Lemay thì nhà phê bình Thomas Mallon cũng cho rằng:
“Cuốn tiểu thuyết Giết con chim nhại là một công cụ giảng dạy đạo đức tuyệt vời cho
các thanh thiếu niên mới lớn. Văn chương của nó không có sự mơ hồ và những bài học
đạo đức cứng nhắc, khô khan không xuất hiện trong cuốn sách mà nó giúp mở ra
những lối suy nghĩ mới, mang đến cho độc giả những cảm nhận sâu sắc, là một kiệt tác
văn học xuất sắc vượt thời gian” [20].
Julia Eichelberger, Giáo sư văn chương miền Nam nước Mỹ tại trường Cao
đẳng Charleston nhận định rằng “Lối khắc họa chân thực hình ảnh phụ nữ miền Nam,

cũng như quan điểm của nhân vật Scout, đã khiến câu chuyện trong cuốn sách trở nên
độc đáo. Mang tầm vóc vũ trụ”[9].
Nhà phê bình văn học Daniel D’Addario cho rằng: “Giết con chim nhại đã làm
rất tốt hai việc: tác phẩm là một sự khảo sát hoàn hảo về một giai đoạn trong mối quan
hệ chủng tộc của nước Mỹ. Nó đồng thời cũng kể một câu chuyện về cha và con gái có
5


giá trị xuyên thời gian mà độc giả có thể thấy sự đồng cảm trong đó. Ngoài ra nó
còn có vị thế ngang với các kiệt tác khác của văn học Mỹ như "The Great Gatsby"
(Gatsby vĩ đại) và"Adventures of Huckleberry Finn" (Những cuộc phiêu lưu của
Huckleberry Finn). Giết con chim nhại được đưa vào giảng dạy tại rất nhiều trường
học ở Mỹ, bởi đã can đảm động tới nhiều vấn đề, từ phân biệt chủng tộc tới bất công
xã hội. Sách được xem là một tác phẩm có giá trị trường tồn trong lịch sử Mỹ và bản
thân bà Lee thì giành một giải Pulitzer nhờ tác phẩm này. Lee cũng được trao tặng giải
thưởng dân sự cao nhất của Mỹ là Huân chương tự do Tổng thống, bên cạnh Huân
chương nghệ thuật quốc gia” [6].
Vấn đề nghiên cứu về tác phẩm Giết con chim nhại của Harper Lee ở Việt Nam
thật sự chưa được tiến hành một cách có hệ thống, chủ yếu là các bài giới thiệu sơ qua
về tác giả và tác phẩm. Đa số là các bài viết của nhà xuất bản sách mang tính tạo hiệu
ứng cho độc giả đến với việc tìm đọc cuốn sách như một sự tò mò. Dù đó là các bài
viết sơ lược nhưng cũng là nguồn tư liệu mang tính gợi mở cho người viết trong quá
trình triển khai nghiên cứu đề tài này.
Việc nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee tính
đến thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu hay cuốn sách nào đầy đủ và
trọn vẹn về Nelle Harper Lee và tác phẩm của bà. Theo chúng tôi đề tài nghiên cứu về
Nghệ thuật tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee có đầy đủ tính cần thiết và
tính thời sự, nhằm góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tên tuổi, tài năng của tác
giả và giá trị của tác phẩm. Đây là một trong những bước đi khởi đầu cho việc đi sâu
tìm hiểu tác phẩm cũng như nghệ thuật xây dựng tác phẩm của Harper Lee, vậy nên

không thể tránh khỏi những thiếu sót, người viết mong muốn nhận được những ý kiến
đóng góp để hoàn thiện thêm công trình nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tôi tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Giết con chim nhại của nhà văn
Harper Lee, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi so sánh với một số tác phẩm cùng đề
tài như: Uncle Tom's Cabin của tác giả Harriet Beecher Stowe, The Adventures of
Huckleberry Finn của Mark Twain, All the King’s Men của Robert Penn Warren, Their
eyes were watching God của Zora Neale Hurston, The Sound and the Fury của
William Faulkner…
6


b. Phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Giết con chim nhại của nhà văn
Harper Lee. Cụ thể là tập trung nghiên cứu về cấu trúc trần thuật, hệ thống và phương
thức xây dựng nhân vật cũng như cấu trúc không gian, thời gian nghệ thuật trong tác
phẩm.
Bên cạnh đó khóa luận cũng đi sâu vào việc phân tích khắc họa tâm lí nhân vật,
nghệ thuật xây dựng các kiểu con người gắn với motif bất công chủng tộc, nhằm làm
rõ hơn những thông điệp nghệ thuật mà tác giả muốn chuyển tải tới bạn đọc từ việc tổ
chức hình thức nghệ thuật tiểu thuyết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành: Thi pháp học, tự sự học.
Ngoài ra khóa luận cũng được tiến hành bằng một số thao tác nghiên cứu cụ thể
như: Khảo sát, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp. Các thao tác này được sử dụng
một cách có hệ thống để khám phá tác phẩm từ góc nhìn nghệ thuật. Trong khi thực
hiện đề tài, người viết cũng không loại trừ một số gợi ý của phê bình trực giác.
5. Đóng góp của khóa luận

Từ những phương diện của lịch sử vấn đề, khóa luận chúng tôi sẽ có những
đóng góp sau:
Hệ thống lại những vấn đề nghiên cứu về tác giả Harper Lee và tác phẩm của bà
trong phạm vi tư liệu bao quát được ở Việt Nam.
Đưa ra cách tiếp cận mới về nghệ thuật tiểu thuyết Giết con chim nhại. Đó là
cách tiếp cận dưới ánh sáng của lí thuyết văn học hiện đại: Tự sự học, thi pháp học.
Thông qua cách tiếp cận mang tính lí luận, thi pháp học và tự sự học này, khóa
luận hi vọng làm nổi bật sự vận động của tiểu thuyết Giết con chim nhại, giá trị, vị trí
của chúng trong sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết hiện thực trong văn
học Hoa Kỳ thế kỷ XX.
Khóa luận góp thêm một cách tiếp cận mới về tiểu thuyết Giết con chim nhại.
Góp thêm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu về Harper Lee và tiểu
thuyết Giết con chim nhại.

7


6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì bài khóa luận được
triển khai trong 3 chương:
Chương I. Cấu trúc trần thuật trong tiểu thuyết Giết con chim nhại của
Harper Lee.
Chương II. Hệ thống và phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Giết
con chim nhại của Harper Lee.
Chương III. Cấu trúc không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Giết
con chim nhại của Harper Lee.

8



NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
GIẾT CON CHIM NHẠI CỦA HARPER LEE
1.1. Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Giết con chim nhại
Đối với tác phẩm tự sự, người kể chuyện là một nhân tố vô cùng quan trọng, có
ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Cùng một câu
chuyện, nếu được kể bởi những hình tượng người kể chuyện khác nhau, rất có hiệu
quả nghệ thuật mang lại sẽ khác nhau. Cách thức trần thuật của người kể không chỉ
đơn thuần là cách kể chuyện sao cho câu chuyện trở nên đậm đà, ý vị, mà đó còn là
cách thức để nhà văn lý giải sự vật, hiện tượng một cách sâu sắc, hiệu quả và thuyết
phục. Diện mạo và phong cách nghệ thuật của người kể chuyện được tạo nên từ sự kết
hợp của các yếu tố như ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ kể chuyện và giọng
điệu nghệ thuật. Chính vì vậy, khi khảo sát một hình tượng người kể chuyện, chúng ta
phải đi vào phân tích từng yếu tố này để rút ra một cách nhìn nhận xác đáng và trọn
vẹn hơn về hình tượng.
1.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất với cái tôi chứng nhân và nếm trải
Bà Lee đã từng nói Giết con chim nhại không phải là cuốn tự truyện mà là một
minh chứng cho thấy nhà văn nên viết về những gì họ biết và viết đúng sự thật. Dù
vậy, nhiều người và sự kiện từ thời thơ ấu của bà trùng với những quan sát của nhân
vật Scout trong truyện. Cha của bà Lee, Amasa Coleman Lee, là một luật sư giống như
nhân vật Atticus Finch. Vào năm 1919, ông bảo vệ cho hai bị cáo người da đen bị nghi
ngờ giết người. Hai người này sau đó bị buộc tội, bị treo cổ và bị bôi nhọ, sau đó ông
không tham gia vào vụ án nào nữa. Cha của bà Lee cũng biên tập và xuất bản tờ
Monroeville. Mặc dù bảo thủ hơn Atticus về vấn đề chủng tộc, sau này ông đã trở nên
cấp tiến hơn về điều này. Mẹ của Scout mất khi cô 2 tuổi, còn mẹ của bà Lee mất khi
bà 25 tuổi vì bị bệnh liên quan đến thần kinh. Bà Lee có người anh trai Edwin - cũng
như Jem - hơn em gái mình 4 tuổi. Giống với tiểu thuyết, nhà bà Lee có một quản gia
da đen hàng ngày đến chăm sóc cho gia đình. Những gì cô bé Scout quan sát được
cũng giống như những gì mà bà đã trải qua, thấu hiểu và cảm nhận. Chính cái tôi của

một cô bé đem đến cho người đọc những cảm nhận ngô nghê, trẻ con nhưng cũng rất
sâu sắc và chân thật.
9


Có lẽ ấn tượng và sâu sắc nhất đối với một đứa trẻ con đó là tính tò mò. Những
gì càng bí ẩn càng tỏ ra kín đáo thì lại càng thu hút chúng khám phá và tìm tòi. Trong
một thời thơ ấu của Scout và Jem thì đó là một sự tò mò về gia đình Radley. Đó là một
gia đình không giao lưu với những người ngoài, không có sự tiếp xúc với mọi người
xung quanh thậm chí trong rất nhiều năm những người xung quanh không thấy họ đi ra
ngoài. Những người lớn ở Maycomb thường dè dặt khi nói về Boo và trong nhiều
năm rồi không ai thấy ông ta. Bọn trẻ bổ sung vào trí tưởng tượng của mình những lời
đồn đại xung quanh bề ngoài của ông và nguyên nhân mà ông phải trốn tránh, trong đó
trứ danh nhất là anh ta đã đâm vào chân cha đẻ của mình trong một cơn nóng giận,
rằng anh ta đã lẻn ra khỏi nhà hàng đêm, ăn thịt mèo, sóc và rình mò xung quanh nhà
hàng xóm. Chính điều đó đã tạo nên sự lo lắng sợ hãi đối với những đứa trẻ nhưng
cũng tạo sự kì thú. Cảm nhận của những cậu bé, cô bé con trước hết là sự sợ hãi và
chúng thêu dệt nên những câu chuyện kỳ bí xung quanh ngôi nhà của người hàng xóm
từ những nỗi sợ hãi đó. Chúng không biết những người trong gia đình ông Radley đó
như thế nào nhưng chúng nhận ra khoảng cách giữa những người hàng xóm. Những
ngày chủ nhật đẹp trời, những người hàng xóm vẫn thường gõ cửa nhà nhau để chúc
tụng vào buổi sáng nhưng gia đình này thì không hề có ai đến gõ cửa và những thành
viên trong gia đình cũng không có mối liên hệ nào với người khác. Khoảng cách đó và
những hành động kỳ bí của những con người trong gia đình này đã khiến cho những
đứa trẻ như Scout và Jem thấy tò mò. Đúng với bản tính của trẻ con chúng vừa sợ hãi
nhưng cũng rất muốn biết thực ra những người hàng xóm đó như thế nào. Trải nghiệm
thú vị đối với Jem có lẽ là sự sợ hãi kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Khi đi học
về ngang qua sân nhà ông Radley cậu bé luôn phải chạy thật nhanh vì bọn trẻ không
muốn gặp bất cứ ai trong gia đình đó. Chúng bảo với nhau rằng đứa con trai của ông
Radley bị điên còn bà vợ ông Radley thì là một bà già chỉ đi đi, đi lại trong ngôi nhà

của mình như một bóng ma. Chúng còn truyền tai nhau rằng nếu chạm vào ngôi nhà
đó thì sẽ chết “Tòa nhà Radley là nơi cu ngụ của một thực thể lạ lẫm chỉ cần nghe
miêu tả là đủ khiến chúng tôi ngoan ngoãn trong nhiều ngày liên tục. Bà Dubose thì
chán chết đi được” [16, tr.14]. Cái cảm xúc lạ lẫm và muốn khám phá cứ ám ảnh lấy
những đứa trẻ trong những ngày chứng kiến biết bao điều lạ của những người hàng
xóm kỳ quặc. Mọi trò chơi càng trở nên nhàm chán khi chúng cứ để tâm tới ngôi nhà
Radley và người bạn Dill cũng là một nhân vật liều lĩnh khi bất chấp mọi lời giải thích
10


và cảnh báo của Jem và Scout, bởi ngôi nhà đó mê hoặc Dill “Ngôi nhà đó cứ thu hút
nó như mặt trăng hút con nước” [16, tr.17]. Mọi thứ sợ hãi đều thêu dệt xung quanh
ngôi nhà có bóng ma quỷ ám ấy. Nó càng làm cho tuổi thơ của bọn trẻ càng có nhiều
ký ức, càng nhiều sự thú vị nhưng cũng tràn ngập những lo sợ trong lòng. Chúng muốn
biết rõ câu chuyện của Arthur, con trai của ông Radley, bởi người ta đã không thể thấy
mặt anh ta trong suốt mười lăm năm do anh ta bị người cha của mình nhốt trong nhà vì
một sự xấu hổ rằng Arthur đã tham gia một băng đảng trong hạt Maycomb và gây rắc
rối. Mọi thứ đang trở nên căng thẳng hơn khi Dill đã khiêu khích được Jem đột nhập
vào căn nhà để thể hiện một người con trai thì không sợ hãi bất cứ thứ gì. Tâm lý trẻ
con được thể hiện rất sinh động khi phải đấu tranh giữa lời đe dọa của bố Atticus
không được làm phiền tới gia đình Radley và hình phạt của bà Calpurnia với những lời
thách thức của cậu bé Dill, cuối cùng Jem quyết định đi tới và sờ vào ngôi nhà của ông
Radley. Không chỉ có Jem mà cả Scout và Dill cũng sợ hãi đến nghẹt thở khi Jem thực
hiện vụ đột nhập đầu tiên vào ngôi nhà mà chúng không bao giờ dám tới gần trước đó.
Bởi với chúng thì đó là điều phải đối diện với cái chết, nhưng tất cả đã trải qua mà
không hề có chuyện gì xảy ra. Trải nghiệm đầu đời với những phút giây căng thẳng đã
làm cho bọn trẻ trở nên gan dạ hơn một chút, làm quen với những ngày tháng khó
khăn tiếp theo với những sự kiện xảy ra trong gia đình.
Đối với Scout những ngày đến trường đầu tiên sẽ là một ký ức không bao giờ
có thể quên được, nó có lẽ là nỗi kinh hoàng của cô bé. Ngay ngày đầu tiên tới trường

đã có biết bao nhiêu chuyện xảy ra với cô bé, nó làm cho cô bé không còn hứng thú tới
trường nữa, trường học với Scout là một sự chán ngắt và không hề đúng nghĩa của một
trường học như nó nghĩ. Scout là một cô bé thông minh và đã biết đọc từ rất sớm nhờ
những lần đọc báo cùng bố Atticus và khi vào học lớp một cô bé tỏ ra là một học trò
nhanh nhẹn, thông minh khi đọc thuộc bảng chữ cái, đọc hết cuốn My First Reader và
những bảng báo cáo giá thị trường chứng khoán trên tờ The Mobile Register thì cô
giáo Caroline tỏ ra không hài lòng chút nào cả. Cô giáo cho rằng bố Atticus đã dạy
trước cho Scout nhưng thực ra đó là do cô bé đã có một năng lực tự học trước những
giờ bố đọc báo, đọc các điều luật của bố. Nhưng thật sự không may mắn cho Scout khi
sống trong một môi trường giáo dục mà con người không được học quá khả năng cho
phép của độ tuổi. Nó kìm hãm sự phát triển vượt bậc của một đứa trẻ, nó làm cho
Scout trở nên bất mãn hơn và càng không muốn tới trường chút nào cả. Cái cảm xúc
11


ấy cứ len lỏi trong tâm hồn cô bé như một vết xước, cô giáo buộc đi theo trình tự của
nền giáo dục thời ấy, nó khiến cho Scout cảm thấy chán nản khi phải học lại những thứ
mình đã biết, đã quen thuộc. Đó là một nền giáo dục không thể quản lý được học sinh
của mình, khi có những học sinh chỉ đến trường vào buổi đầu tiên và sau đó không bao
giờ tới trường nữa. Nó làm cho mọi học sinh khác trở nên bất bình hơn nhưng thực
chất nhà trường cũng không hề có biện pháp nào cho những trường hợp như thế và bỏ
mặc chúng. Và buổi học đầu tiên chúng cũng làm cho giáo viên phải bật khóc trước sự
bất lực. Với những người ở Maycomb thì đều biết đến nhà Ewell như thế, thậm chí bố
Atticus đã nói “Người nhà Ewell là sự ô nhục của Maycomb suốt ba thế hệ. Không ai
trong số họ từng lao động một ngày lương thiện theo trí nhớ của ông” [16, tr. 48 ]. Nó
đã trở thành thông lệ không ai thắc mắc nhưng mà với cô giáo Caroline, một người từ
nơi khác đến thì đó là một sự khác biệt đến bất ngờ và thất vọng, thậm chí cô đánh
phạt Scout trong một buổi chiều khi cô bé cố gắng giải thích những tập tính khác nhau
của mỗi dòng họ ở Maycomb. Tuy nhiên hình phạt của cô chẳng làm cho Scout cảm
thấy xấu hổ gì cả bởi vì Scout là một cô bé rất cá tính, thậm chí còn hơn hẳn nhiều các

cậu con trai khác. Cô bé đã nghĩ “Nếu cô cư xử tử tế với tôi, tôi đã cảm thấy tiếc cho
cô. Cô cũng thuộc loại khá xinh xắn” [16, tr 41]. Chính từ những trải nghiệm ấy đã
làm cho những cô bé, cậu bé có cảm nhận rất sâu sắc về trường học và những người
xung quanh. Nó làm cho gia đình trở thành chỗ dựa vững chắc nhất đối với những đứa
trẻ. Để nhận ra được điều đó thì chúng cũng đánh đổi rất nhiều thứ và cũng đạt được
nhiều thứ khi tự chúng trải nghiệm, tự chúng chứng kiến và hành động.
1.1.2. Đa dạng hóa người kể chuyện
Các nhà phê bình đều lưu ý đến một trong những yếu tố đặc sắc nhất trong
phong cách của tác giả Harper Lee là tài năng kể chuyện của bà, từng được khen ngợi
là tài năng hiển nhiên. Sau đó một nhà nghiên cứu đã viết : “Harper Lee có một tài
năng kể chuyện tuyệt vời. Nghệ thuật của bà là khơi dậy thị giác cùng với các hình ảnh
lưu loát và tinh tế. Chúng ta được thấy một cảnh này tan vào một cảnh khác mà không
có những khớp nối chuyển cảnh” [17]. Bà Lee đã hòa quyện giọng kể chuyện của một
đứa bé quan sát xung quanh mình với sự phản ánh thời thơ ấu của một phụ nữ trưởng
thành, bằng cách sử dụng sự nhập nhằng của giọng kể này kết hợp với kĩ thuật tường
thuật thông qua hồi tưởng về nhiều viễn cảnh rắc rối. Phương pháp tường thuật này
cho phép tác giả kể một câu chuyện dễ gây nhầm lẫn mà hòa trộn trong đó sự đơn giản
12


của việc quan sát từ một đứa trẻ, với những tình huống của người lớn được phức tạp
hóa bởi những động cơ thúc đẩy bên trong và những truyền thống không thể bác bỏ
được. Tuy nhiên sự hòa trộn đủ ảnh hưởng để khiến các nhà phê bình nghi vấn về vốn
từ vựng siêu phàm và hiểu biết sâu sắc của nhân vật Scout. Người đọc có thể nghi ngờ
rằng các đứa trẻ được bao bọc như Scout và Jem sao có thể hiểu được sự phức tạp và
đáng sợ trong phiên tòa phán quyết cuộc đời của Tom Robinson.
Cách Harper Lee dẫn dắt chúng ta tới những câu chuyện khác nhau về tuổi thơ
của bà làm cho chúng ta cảm thấy rất thú vị, bị mê hoặc tâm điểm tạo ra chỉ là một đứa
trẻ. Bà Lee đã tạo nên một câu chuyện với người kể chuyện chính là một cô bé nhỏ
tuổi và xung quanh những người kể chuyện khác với những câu chuyện nhỏ chi tiết

hơn. Mỗi vấn đề của câu chuyện đều có những người kể chuyện khác càng làm cho
câu chuyện trở nên đầy đủ hơn, rõ ràng hơn và cũng trở nên khách quan hơn. Khi câu
chuyện về gia đình Radley không ai được biết rõ ràng thì có những câu chuyện khác
được thêu dệt xung quanh sự bí ẩn của ngôi nhà này. Cô Stephanie, một người hàng
xóm gắt gỏng, lại kể một câu chuyện khác so với sự thực của nó và cô chứng tỏ mình
là người biết rõ toàn bộ câu chuyện. Nó càng làm cho bọn trẻ cảm thấy người lớn thật
phức tạp, thật rắc rối với những gì chúng biết được. Với cách nhìn khác của cô
Stephanie về câu chuyện ấy càng làm cho chúng hứng thú hơn và càng tỏ ra mình
không sợ hãi trước những lời đồn thổi của mọi người xung quanh. Và bọn trẻ cũng
không hề đặt niềm tin nơi cô Stephanie này vì cuộc sống hàng ngày của cô khiến
chúng không nghĩ những gì cô ấy nói ra là sự thật. Những đứa trẻ đã có một cái nhìn
sâu sắc về những người sống xung quanh mình thông qua cách sống, cách thể hiện lời
nói. Chúng là những đứa trẻ thông minh và rất nhanh nhẹn trong cả hành động và suy
nghĩ. Bởi chúng cũng nghe cô Maudie, người hàng xóm mà bọn trẻ tin tưởng và yêu
quý, kể lại câu chuyện đó và chúng hiểu gia đình Radley cũng không phải đáng sợ đến
như vậy mà cũng không nên đánh giá người khác thông qua những lời đồn thổi. Nó
càng làm cho bọn trẻ muốn được biết Boo là người như thế nào và anh ta có thực sự bị
điên như người ta nói hay không vì nhà Radley là cả một bí mật to lớn đối với chúng.
Việc bà Lee để cho các nhân vật mình kể về những gì mình biết được xung quanh một
câu chuyện đã tạo nên một mạng lưới câu chuyện nhỏ hợp thành một vấn đề lớn, nó
làm cho câu chuyện được tập trung ở một mức độ nhất định và tăng sự thu hút đối với
người đọc.
13


Người kể chuyện không chỉ tập trung vào câu chuyện của bản thân mình mà rất
quan tâm đến người khác, làm cho câu chuyện có khả năng bao quát những con người
khác trong một phạm vi nhỏ nhưng lại thể hiện những vấn đề to lớn của đời sống, của
xã hội. Khi được cùng bà Calpurnia đến nhà thờ của những người da đen, bọn trẻ được
mọi người chào mừng rất vui vẻ, điều mà trước đó chúng không hề nghĩ tới vì chúng

nghĩ khoảng cách giữa chúng và những người da đen là rất lớn, trừ việc có một người
da đen là bà Calpurnia làm việc trong nhà. Chúng bị sốc khi mọi người chế nhạo việc
bố Atticus đã đứng ra làm luật sư bảo hộ cho một người da đen trước đó. Thậm chí
Scout đã đánh nhau với bạn để bảo vệ cho bố. Đến nhà thờ này, hai đứa trẻ mới thực
sự có cách nhìn khác về người da đen. Họ không có sự bình đẳng trong xã hội, thậm
chí quyền tôn giáo của họ cũng bị bó hẹp. Nhưng điều mà chúng nhận ra là sự quan
tâm lẫn nhau của những con người này. Khi Tom Robinson bị bắt để điều tra về vụ
hiếp dâm thiếu nữ da trắng thì vợ con của Tom Robinson cũng trở nên khó khăn hơn
trong đời sống, không chỉ mất một trụ cột lao động trong gia đình mà vợ anh ta cũng
không được bất cứ một người da trắng nào thuê làm việc nữa cả. Và việc đó đã được
mục sư Sykes nhắc đến như một nghĩa vụ của những người khác. Tất cả cuộc sống của
nhà Tom Robinson đã được mục sư kể lại với sự thông cảm, xót thương và ông cũng
mong mọi người sẽ giúp đỡ cho gia đình này trong khoảng thời gian gặp khó khăn tới
mùa gặt, khi ông Link Deas có thể nhận cô ấy làm việc. Thông qua chuyến đi ấy, nghe
kể câu chuyện về những người da đen, về cuộc sống của họ hai đứa trẻ đã phần nào
nhận ra rằng đó là những con người không được hưởng cuộc sống giống như chúng và
giữa họ có một khoảng cách lớn mà với tầm nhận thức của bọn trẻ chỉ là một cách nhìn
đơn giản. Thông qua việc kết hợp nhiều người kể chuyện với những câu chuyện nhỏ
đã tạo nên cái nhìn đa diện hơn trong những câu chuyện của Scout. Việc người này kể
câu chuyện này, người khác kể câu chuyện khác đã tạo nên một mạng lưới người kể
chuyện vừa phức tạp nhưng cũng đơn giản theo cách suy nghĩ của những đứa trẻ.
Việc đa dạng hoá người kể chuyện mang tính rõ nét nhất đó là trong toà án xét
xử Tom Robinson, khi mỗi người kể lại câu chuyện mà mình chứng kiến, mình trải
qua. Với bị cáo là anh chàng da đen Tom Robinson là một câu chuyện có vẻ chân thật
vì bản tính nhút nhát, sợ hãi người da trắng nên những gì anh ta trải qua đều được anh
ta kể lại rất rõ ràng. Nhưng với nguyên cáo là cô Mayella Ewell lại kể một câu chuyện
khác, nó hoàn toàn buộc tội Tom Robinson và thực sự cô là người bị hại. Còn nhân
14



chứng là ông Bob Ewell, bố của cô Mayella Ewell cũng kể một câu chuyện mà mọi tội
trạng hoàn toàn buộc cho anh chàng da đen đó. Mọi thứ càng trở nên rắc rối hơn đối
với bố Atticus khi mọi nhân chứng đều cố lòng buộc tội cho bị cáo. Việc Harper Lee
để cho mỗi người tự kể lại câu chuyện của mình, đa dạng hoá người kể chuyện khiến
cho câu chuyện trở nên lùng bùng đối với Scout và cô bé liên tục hỏi anh Jem, còn Jem
thì tỏ ra quyết đoán và suy nghĩ ra câu chuyện và biết bố mình sẽ bảo vệ cho thân chủ
của mình như thế nào. Việc kể chuyện trong phiên tòa này ắt hẳn sẽ đưa người đọc liên
tưởng đến tác phẩm “Vụ án” của Kafka chính điều này càng làm cho phiên toà trở nên
căng thẳng và cũng làm cho câu chuyện không còn là câu chuyện của trẻ con nữa mà
nó liên quan tới những vấn đề lớn lao hơn, đó là vấn đề sắc tộc, vấn đề phân biệt chủng
tộc. Đó là một vấn đề lớn của xã hội, nó để lại những vết hằn sâu trong lòng mỗi dân
tộc, để khi trẻ lại cũng không được bên nào chấp nhận “Chúng không thuộc về bất cứ
đâu. Người da màu không dung chứa chúng bởi vì chúng lai trắng; người da trắng
cũng không chấp nhận chúng bởi vì chúng lai da màu” [16, tr.273]. Nó thậm chí tạo
nên khoảng cách ngày càng xa giữa con người với con người và chính điều đó đã làm
nên nhiều cuộc đổ máu bất công trong lịch sử nhiều nước.
1.2. Người kể chuyện với nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật
Câu chuyện được kể lại qua cách nhìn của một cô bé nhưng khi đọc tác phẩm
độc giả sẽ không nghĩ đó là câu chuyện dành cho trẻ em nữa bởi trong đó có nhiều vấn
đề nổi cộm lên mà chúng ta thấy được sự bức thiết của xã hội trong thời đại mà tác giả
sống. Từ nhiều điểm nhìn khác nhau, tác giả cho chúng ta thấy được nhiều điều thú vị
thông qua lời kể của người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi trong tác phẩm.
1.2.1. Điểm nhìn trẻ thơ
Điều đặc biệt của Harper Lee trong Giết con chim nhại trước hết là ở việc lựa
chọn người kể chuyện là một đứa trẻ nhỏ tuổi. Nó khiến cho người đọc ngay ban đầu
nhầm tưởng là một câu chuyện vui nhộn dành cho trẻ em với những câu chuyện thú vị
ngọt ngào, nghịch ngợm của tuổi thơ mà khi tiếp xúc với tác phẩm người đọc mới
nhận ra đó là câu chuyện tuổi thơ của tác giả và nó rất sâu sắc với những cách nhìn về
cuộc sống, về xã hội mà độc giả không thể nghĩ được nó được xuất phát từ những đứa
trẻ. Nói như vậy, không phải phủ nhận tác phẩm này không có những câu chuyện của

tuổi thơ không hấp dẫn trẻ thơ bởi trong tác phẩm do được kể bởi cô bé Scout nghịch
ngợm, cá tính nên những gì mà cô bé kể lại cũng thực sự thu hút được nhiều bạn trẻ
15


đọc và cảm nhận nó. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lựa chọn điểm nhìn trẻ thơ làm
điểm nhìn trung tâm của tác phẩm này. Trước hết là một tác phẩm mang tính tự truyện
viết về một thời thơ ấu của tác giả cho nên việc lựa chọn điểm nhìn này tỏ ra là hợp lý
nhất cho câu chuyện nhưng khi tiếp xúc với tác phẩm người đọc sẽ cảm nhận được có
những vấn đề mà với điểm nhìn trẻ thơ có thể thể hiện một cách nhẹ nhàng hơn và
cũng tinh tế hơn nhiều so với sự nghiêm trọng của người lớn. Nó làm dịu nhẹ những
vấn đề mang tính chính trị trong tác phẩm, nó không quá căng thẳng cho người đọc mà
ở đó chúng ta lại nhìn thấy những bài học sâu sắc thông qua những đứa trẻ.
Vai trò của Scout là một cô bé hay đánh lại tụi con trai, ghét mặc váy và nói
những từ xấu chỉ vì có vẻ vui, nhưng bà Lee đã sử dụng cách nói nhại, trào phúng và
mỉa mai để đề cập đến những vấn đề phức tạp, đặc biệt thông qua ánh nhìn của một
đứa trẻ. Sau khi cậu bé Dill hứa sẽ cưới Scout, rồi dành quá nhiều thời gian ở cùng
Jem, cô bé đã suy ra cách tốt nhất để khiến cậu bé chú ý vào mình là đánh cậu ta, điều
đó cô bé đã làm nhiều lần. Với cách nhìn ngây thơ của một đứa trẻ, mọi thứ có vẻ rất
vui vẻ, rất ngây ngô và cũng tạo ra một sự thoải mái nhất định. Tác giả đã rất thấu hiểu
tâm lý trẻ con để tạo nên những tình huống thú vị và cách giải quyết cũng vô cùng thú
vị. Bất cứ đứa trẻ nào trong tình huống đó cũng xử lý như thế cả, đó là khi nghe nhiều
đứa bạn chế nhạo bố mình, Scout đã không ngần ngại xông vào đánh bọn chúng. Scout
vẫn kính trọng bố Atticus như là một con người quyền lực trên tất cả, bởi vì ông tin
rằng làm theo lương tâm là ưu tiên trên hết, thậm chí ngay khi hậu quả là sự tẩy chay
của cộng đồng. Có thể nhìn thấy chút dấu ấn của tiểu thuyết Gothic phương Nam trong
tác phẩm tuy nhiên chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng Boo Radley thật ra vẫn là con
người nhân từ và quan tâm đến người khác. Hơn thế nữa, trong khi nhắm đến các đề
tài như chứng nghiện rượu, tội loạn luân, hãm hiếp và bạo hành chủng tộc, tác giả Lee
đã viết về thị trấn nhỏ của bà dựa nhiều vào thực tế. Bà đã xây dựng những rắc rối của

bản thân các nhân vật thành những vấn đề làm nền tảng cho tất cả mọi việc. Nhưng
mọi thứ có lẽ ổn hơn nếu như Scout là con trai nhưng là một cô bé thì Scout chẳng
phải ngại gì cả, thậm chí cô bé còn cảm thấy xấu hổ khi anh Jem nói cô bé là “đồ con
gái”. Nó tạo ra một sự ngây thơ trong sáng đối với những đứa trẻ và tiếng cười nhẹ
nhàng đối với người đọc.
Khi dẫn dắt câu chuyện của mình Harper Lee đã rất chú ý đến từng chi tiết để
liên kết các sự kiện của mình. Đặc biệt là mối liên hệ giữa bọn trẻ và Boo Radley.
16


Những tưởng khi bị bố mình nhốt trong nhà, Boo đã trở thành một bóng ma như những
lời đồn đại thì Boo vẫn cố gắng tìm đến với bọn trẻ một cách kín đáo. Đó là khi anh ta
để những đồ vật trong các hốc cây mà mỗi lần đi học ngang qua là hai anh em Jem và
Scout có thể nhìn thấy và đem về như như những món quà. Điều đó làm cho hai anh
em cảm thấy rất vui. Để vào cuối mùa hè cùng với Dill, ba đứa trẻ lẻn vào mảnh đất
nhà Radley. Lũ trẻ bị bắt gặp, bị ông Radley bắn chỉ thiên doạ làm chúng hoảng hồn.
Jem trong lúc chạy trốn làm mất cả quần và cậu đã phải nói dối bố, khi cậu quay trở lại
để nhặt nó, cậu thấy cái quần đã được vá lại và treo trên hàng rào. Điều đó càng khiến
cho cậu sợ hãi và suy nghĩ rất nhiều, cậu không hề tiết lộ gì cho em gái mình biết cả.
Điều khiến cậu băn khoăn rằng người nhà Radley đã biết cậu đột nhập vào nhà họ chứ
không phải đi chơi như đã nói dối với bố. Bằng cách nhìn của những cô bé, cậu bé
chúng ta cảm nhận được chúng đã biết sợ khi làm những điều không theo lời người lớn
dặn. Jem bắt đầu nghĩ đến sự để ý của Boo Radley đối với chúng nhưng vẫn chưa dám
khẳng định. Mùa đông năm sau khi đi học về chúng vẫn nhận được những món quà ở
chỗ hốc cây và chúng thực sự vui mừng vì điều đó, cho đến khi ông Radley nói là cái
cây “bị bệnh” nên dùng xi măng trám cái hốc cây lại, nhưng khi lũ trẻ hỏi ông Atticus
thì ông lại bảo cái cây ấy chẳng có vấn đề gì cả. Jem buồn lắm, vì hiểu rằng mối liên
hệ đầu tiên của chúng với Boo Radley thế là đã bị cắt đứt. Scouts vì còn quá bé, nên
chỉ nghĩ đơn giản là từ giờ sẽ không còn các món quà nữa. Thật đúng với cách nhìn
của những đứa trẻ chúng luôn muốn khám phá điều gì đó thật mới mẻ và kỳ bí một

chút sẽ thu hút chúng nhiều hơn.
Một cách nhìn khác thể hiện sự ngây ngô của những đưa trẻ rằng những ai khắt
khe, có vẻ không mấy thiện cảm thì chúng thường tránh xa không tiếp xúc, thậm chí
không đi ngang qua nhà người đó nữa. Bà Dubose là một bà già khó tính, luôn cáu gắt
và tỏ ra rất gét bố Atticus nhưng bố vẫn không hề trách cứ gì bà cả vì biết đó là một
người dũng cảm đã đối mặt với cơn nghiện của mình. Hai anh em Jem và Scout đảm
nhiệm nhiệm vụ sang đọc sách cho bà nghe dù Scout biết rằng bà chẳng nghe thấy gì
trong một sự mệt mỏi và không hề chú tâm. Scout làm điều đó chỉ vì bố yêu cầu như
thế nhưng bố vẫn luôn nhắc nhở hai anh em không nên phán quyết bất cứ ai mà hãy
đặt mình vào trường hợp của họ để thông cảm, để thấu hiểu. Có lẽ điều thú vị ở cô bé
sáu tuổi là cách nhìn nhận vấn để một cách đơn giản và ngây thơ đã làm cho từng câu
chuyện được đề cập đến trở nên nhẹ nhõm hơn, yên bình hơn so với tính chất của câu
17


chuyện. Cái thú vị nằm ở chỗ anh trai Jem và cô đã thêu dệt nên một câu chuyện về sự
đánh tráo con và nhân vật chính là Scout. Và với tuổi thơ của mình cô đã từng tin như
thế. Chuyện tạo ra những câu chuyện giống như trong phim hay trong các cuốn sách
để hù doạ hay trêu chọc lẫn nhau là điều thường thấy ở rất nhiều đứa trẻ và chúng
thích các câu chuyện mà chúng tạo ra thậm chí còn tin như đó là một phần của sự thật.
Cũng giống như những đứa trẻ khác Scout tin vào điều đó và khi tới trường cô bé đã
cố nói với cô giáo nhưng cô giáo không nghe. Điều đó làm cho cô bé cảm thấy thất
vọng. Cô bé còn tin rằng mình có một vị hôn phu và người đó không ai khác chính là
Dill “nó sẽ yêu tôi mãi mãi và đừng lo, nó sẽ đến với tôi và cưới tôi ngay khi nó có đủ
tiền” và “sự kiện tôi có một vị hôn phu lâu dài là sự đền bù nhỏ bé cho sự vắng mặt
của nó: tôi chưa bao giờ nghĩ về nó, nhưng mùa hè nghĩa là có Dill canh hồ cá, hút sợi
thuốc, mắt Dill sống động với những kế hoạch phức tạp để làm Boo Radley xuất hiện.
Mùa hè nghĩa là Dill nhanh nhẹn chồm lên hôn tôi khi Jem không để ý, là những khao
khát đôi khi chúng tôi cảm thấy đứa kia đang có. Có nó, cuộc sống trôi qua như
thường lệ, không có nó, cuộc sống thật không chịu nổi” [16, tr.195]. Mọi thứ cứ tự

nhiên tuôn ra như chính tâm hồn của một đứa trẻ, nó khiến cho mọi thứ đối với trẻ con
thật đơn giản chứ không phải phức tạp như cuộc sống của người lớn. Cũng giống như
việc Bác Alexanda đến và quan tâm đến việc dạy dỗ Scout trở thành một quý cô chứ
không phải sống lộn xộn trong khi cô là một cô bé thực thụ. Điều đó làm cho Scout
cảm thấy vô cùng căng thẳng, nó gò ép cô quá mức. Cô bé chẳng thích thú gì khi phải
mang váy như những cô bé khác mà vẫn mang quần như anh trai của mình, điều đó
làm cho cô trở nên mạnh mẽ và trông có vẻ nghịch ngợm hơn. Dù là trẻ con nhưng cô
bé cũng nhận ra một sự giả tạo, một sự trá hình bởi việc phải luyện tập cho giống cung
cách của một quý cô như bác bảo. Nó hình thức và cứng nhắc khiến cho cô bé ngột
ngạt và không hề muốn làm theo một chút nào cả. Cũng như vậy cách nhìn của cô bé
về phiên toà cũng trở nên điềm tĩnh, mặc nhiên là như thế, khi cô bé không nghĩ đó là
chuyện gì quá to tát, nó cũng giống như những phiên toà mà bố đã từng đứng ra biện
hộ. Về điều này thì anh Jem là người hiểu được tính chất quan trọng của sự việc rồi
sau phiên xét xử đó anh đã trở nên khủng hoảng chứ không phải là Scouts như bố
Atticus đã lo lắng. Như vậy với điểm nhìn trẻ thơ, mọi sự kiện xung quanh được kể lại
như hiển nhiên và việc kể lại chỉ mang tính khách quan và thể hiện một sự xoa dịu cho
những vấn đề nhạy cảm của nước Mỹ lúc bấy giờ. Nó làm nên nét độc đáo cho tác
18


phẩm, nó làm cho người đọc nhận ra rằng dù cuốn tiểu thuyết viết về trẻ em nhưng họ
lại nhận thấy những bài học vô cùng sâu sắc.
1.2.2. Di chuyển điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn trần thuật (the point of view) là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu
nghệ thuật. Là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả và bình giá sự vật, hiện tượng tự
nhiên hay xã hội trong tác phẩm, điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương diện
như: ngôi kể, cách gọi tên nhân vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu… Không thể tạo ra
tính nghệ thuật nếu như không lựa chọn đúng vị trí để đặt điểm nhìn. Theo Abrahams,
điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến – một hay nhiều
phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với

những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật
cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [1, tr.165].
Để bức chân dung về các nhân vật trở nên sinh động và sắc nét hơn, không chỉ
về ngoại hình mà còn cả về tính cách, tác giả đặt nhân vật vào tụ điểm cuả nhiều lăng
kính. Điểm nhìn trở thành camera dẫn dắt người đọc vào mê cung của văn bản ngôn
từ. Tiếp xúc với Giết con chim nhại ta thấy Harper Lee đã xây dựng sự đan xen phối
kết giữa các điểm nhìn.
Với cách lựa chọn người kể chuyện ngôi thứ nhất là một cô bé thông minh, lanh
lợi đã tạo ưu thế cho Harper Lee chuyển đổi điểm nhìn một cách linh hoạt và sinh
động, nó tạo ra sự di chuyển điểm nhìn liên tục khi người kể chuyện vừa kể câu
chuyện của mình vừa trao quyền cho nhân vật trong đó nói lên cảm xúc của mình và
thể hiện mọi trạng thái hành động của mình một cách chân thực và vô cùng thú vị. Từ
câu chuyện dẫn dắt của một đứa trẻ đưa chúng ta đến với những câu chuyện lớn hơn,
thể hiện được sự ảnh hưởng và quan trọng của nó trong một phạm vi nhất định. Bắt
đầu và trước hết là chuyện của trẻ con, Harper Lee không đề cập đến vấn đề gì khác
ngoài những trò nghịch ngợm và nổi loạn của bọn trẻ. Thế giới trẻ thơ luôn có một ma
lực đối với ngòi bút của bà và chính điều đó đã lôi cuốn được độc giả bằng việc nhìn
nhận hiện thực đối với cuộc sống.
Hình tượng bố Atticus là hình tượng trung tâm trong tác phẩm, mọi đánh giá
của những người hàng xóm về người bố được anh em Scout vô tình mà biết được đã
khiến chúng thêm nể phục bố. Bố Atticus là người không bao giờ uống rượu, là một
tay súng cừ nhất hạt Maycomb và ông không làm bất cứ điều gì để dấy lên lòng
19


ngưỡng mộ ở bất cứ ai. Đó là người bố đã đem đến cho hai anh em những bài học sâu
sắc mà nhờ đó hai anh em trở nên trưởng thành hơn trong một xã hội hắc ám. Cái cảm
giác có bố ở bên cạnh luôn lấy lại niềm tin cho lũ trẻ. Khi chứng kiến bố cầm súng bắn
con chó dại Tim Johnson, hai đứa trẻ thật sự không tin nổi vào mắt của mình vì chúng
chưa bao giờ nhìn thấy bố chúng cầm súng và bắn cái gì đó, thậm chí khi bố tặng khẩu

súng cho hai anh em trong mùa giáng sinh bố cũng không dạy chúng cách bắn mà đã
giao cho chú Jack dạy chúng. Chúng cứ nghĩ bố không bao giờ biết bắn súng cho nên
“với cảm giác bối rối, tôi với Jem nhìn bố tôi cầm khẩu súng lên và bước ra ngay giữa
đường. Ông đi nhanh nhưng tôi nghĩ ông di chuyển giống như người đang lặn dưới
nước: thời gian chậm lại tới mức gây buồn nôn” [16, tr.165]. Chính cảm giác muốn
biết kết quả bố bắn như thế nào đã làm cho cảm giác về thời gian cũng trở nên chậm
hơn, đến nỗi hiện thực hóa thời gian đó bằng hành động. Đúng là cái so sánh của một
đứa trẻ, người đọc không thể tưởng tượng được cái liên tưởng này của cô bé. Chẳng
ngần ngại nói ra cảm xúc của mình, nó như một phần tâm hồn của hai anh em, bởi
chúng sống trong sự dạy bảo của một người bố tốt và một người chăm sóc tốt.
Di chuyển điểm nhìn trần thuật giúp cho tác giả khai thác nhiều về bên trong
chiều sâu tâm hồn của nhân vật, nó giúp người đọc nhận ra tính cách, nội tâm nhân vật
và thể hiện thái độ nhất định với nhân vật. Mỗi trường hợp, mỗi tình huống nhân vật
xử lý như thế nào, hành động ra làm sao, suy nghĩ gì khiến chúng ta biết được đó là
con người như thế nào và đời sống nội tâm của họ. Với cô bé sáu tuổi, cách nhìn thế
giới có lẽ đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Thông qua sự ngây thơ,
hồn nhiên của một cô bé, độc giả thấy được một cuộc sống hoàn toàn phức tạp và khó
khăn của con người khi đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Khi đến nhà bà
Dubose và đọc sách cho bà ấy nghe, cảm giác đầu tiên của Scout là rất sợ hãi. Bà ấy
còn hay bắt lỗi khi hai anh em đọc sai, nhưng sau đó dường như bà ấy không còn để ý
tới hai anh em đọc gì nữa và khi đồng hồ reo thì hai anh em được ra về. Có lần hai anh
em ở nhà bà rất lâu mà chiếc đồng hồ ấy vẫn chưa reo trong khi bố Atticus đã đi làm
về mà chưa thấy các con về nên đã qua nhà bà Dubose để đón bọn trẻ về. Bố nói
chuyện với bà ấy, Scout nghĩ sao bà Dubose có thể mỉm cười với bố, dù cố gắng đến
mấy thì cô bé cũng không hình dung nổi vì sao bà có thể nói chuyện với bố khi mà bà
có vẻ ghét bố như thế. Cô bé nhận ra rằng mỗi ngày thời gian ở nhà bà càng dài, “đồng
hồ báo giờ là dấu hiệu cho sự phóng thích chúng tôi, nếu một ngày nào đó nó không
20



reo, chúng tôi biết làm thế nào?” [16, tr.186]. Tâm hồn của một đứa trẻ nhạy cảm và
suy nghĩ rất thực tế. Nó sợ cái cảm giác phải ở trong căn nhà của bà Dubose và bà
trông không thiện cảm và còn bị động kinh theo như chúng nghĩ. Nhưng chúng không
biết rằng bà ấy đang phải trải qua thời kỳ cai nghiện. Đó là hành động dũng cảm nhất
của một người đã có tuổi và sức chịu đựng có giới hạn. Với những đứa trẻ cảm nhận
ban đầu không mấy thiện cảm thì dường như chúng không muốn thân quen, đặc biệt là
những ai khiến chúng có chút sợ hãi, thậm chí chúng còn cảm thấy ghét và cho đó là
những người độc ác. Những đứa trẻ thường dựa vào cảm xúc chủ quan của mình để
nhìn nhận, tự khám phá, đánh giá và cũng tự đó rút ra bài học cho bản thân mình ở
trong một chừng mực nào đó và tự biết mình nên làm gì trước những biến cố của
cuộc sống.
Sự tương phản giữa người lớn và trẻ thơ trong tiểu thuyết Giết con chim nhại
trước hết là ở cách hành động và suy nghĩ. Nếu người lớn rắp tâm hại lẫn nhau vì sự
khác biệt màu da thì trẻ con lại xem điều đó như một điều bình thường, cơ bản là con
người đó tốt hay xấu trong suy nghĩ của bọn trẻ để chúng tiếp cận hay tránh xa mà
thôi. Từ việc di chuyển điểm nhìn, Harper Lee đã đưa hẳn vấn đề phân biệt chủng tộc
kéo theo luôn cả vấn đề giáo dục ra trước công luận, biểu hiện rõ nhất ở nhà thờ First
Purchase “người da đen thờ phụng trong đó vào ngày chủ nhật và những người da
trắng đánh bạc trong đó vào những ngày khác trong tuần” [16, tr.173]. Môi trường
giáo dục là một sự chỉ dạy cổ hủ, lạc hậu, không chú tâm vào việc phát triển của trẻ mà
chỉ quan tâm đến bài dạy một cách máy móc, cứng nhắc, gò bó, ép buộc “khi tôi đọc
bảng chữ cái, một nét nhăn mơ hồ xuất hiện giữa cặp chân mày cô và khi tôi đọc to
hầu hết cuốn My First Reader Mobile Register, cô phát hiện ra rằng tôi đã biết chữ và
nhìn tôi với vẻ không hài lòng hơn nữa; cô nói: bây giờ hãy về nói với ba em đừng dạy
em nữa. Tốt nhất bây giờ là bắt đầu tập đọc với đầu óc mới mẻ . Em hãy nói với ba từ
bây giờ cô sẽ lo việc này và cố cứu vãn thiệt hại này; ở lớp một chúng ta không viết,
chúng ta chỉ tập đồ mẫu tự rời thôi, lên lớp ba em mới học viết” [16, tr.29; tr.30]. Một
môi trường giáo dục mà con người không được học quá khả năng cho phép của độ
tuổi.
Với lối trần thuật trao điểm nhìn cho nhân vật, nương theo nhân vật để kể thực

chất không mới nhưng lại được Harper Lee khéo léo vận dụng, nhờ thế đời sống nhân
vật được soi chiếu từ nhiều phía, việc di chuyển điểm nhìn trần thuật tạo cơ hội cho
21


độc giả nắm bắt tâm lí nhân vật rõ ràng, khẳng định tâm huyết tìm tòi và đổi mới kỹ
thuật tiểu thuyết của Harper Lee.
1.3. Trần thuật đa giọng điệu
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư
tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy
định cách xưng hô, gọi tên, cách dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần,
thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [13, tr.112]. Trong tác
phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có vị trí quan trọng. “Giọng điệu phản ánh lập trường
xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc
tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [13, tr.91].
1.3.1. Giọng hài hước, trào phúng, châm biếm
Trong tác phẩm của mình, Harper Lee đã sử dụng rất linh hoạt nhiều giọng điệu
đã tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc về từng cảm nhận của nhân vật trong nhiều hoàn
cảnh và tình huống khác nhau. Có thể nhìn thấy giọng điệu trở thành một phương tiện
nghệ thuật đắc lực để diễn tả đúng ý đồ của tác giả. Người đọc cảm nhận được giọng
điệu hài hước ngay trong những câu chuyện tuổi thơ của hai anh em nhà Finch. Câu
chuyện về những người hàng xóm, về sự tò mò của những đứa trẻ đã tạo nên những
tiếng cười nhẹ nhàng cho độc giả đó là ngôi nhà của Boo Radley “Ngôi nhà Radley mê
hoặc Dill, ngôi nhà đó cứ thu hút nó như mặt trăng hút con ngước; Bên trong ngôi nhà
có một bóng ma quỷ quái; người ta tìm thấy gà và những thú cưng trong nhà bị chặt
khúc” [16, tr.23, tr.24]. Jem, Scout, Dill đột nhập vào nhà Boo Radley, bị phát hiện và
ông ta đã bắn súng chỉ thiên dọa bọn trẻ, trong lúc chạy Jem làm mất cả quần dài “Jem
phóng khỏi hàng hiên chạy về phía tụi, anh giật mở cánh cổng, lôi Dill và tôi qua, xua
chúng tôi qua hai luống cải. Chạy được nửa đường, tôi vấp té, khi tôi vấp, tiếng gầm
của khẩu sung săn ầm vang cả khu phố; Bọn tôi chạy trở lại thì thấy Jem đang lăn lộn

ở hàng rào, đã tuột cái quần dài ra để thoát thân, anh chạy tới cây sồi trong chiếc quần
soóc” [16, tr.82, tr.83]. Chính sự tò mò đã thôi thúc những đứa trẻ khám phá để thỏa
mãn những nghi ngờ, muốn khám phá đã tạo cho độc giả tiếng cười vui nhộn. Sự ngây
thơ, trong sáng của những đứa trẻ đã gợi cho chúng ta nhớ về những ngày tháng của
tuổi ấu thơ, về những trò chơi diễn kịch, hóa thân thành những nhân vật trong những
câu chuyện cổ tích, chơi những trò chơi của trẻ con, vô tư, hồn nhiên “Tụi mình lăn
trong lốp xe đi, tôi đề nghị; tôi chạy ra sân sau lôi một lốp xe hơi cũ ở dưới lớp ván
22


sàn, tôi lăn nó ra sân trước; tôi cuộn mình vào trong lốp xe và Jem đẩy” [16, tr.58,
tr.59]. Là sự nghịch ngợm của những đứa trẻ khi bắt chước những hành động của
những người hàng xóm xuất phát từ sự kỳ bí và ma quái của những con người đó vì
chúng cho rằng đó là những con người lập dị và khó hiểu khi sống tách biệt với những
người xung quanh đó là Jem đã nghĩ ra một trò chơi để chứng tỏ cho Scout hiểu rằng
anh không sợ nhà Radley dưới bất kỳ hình thức nào “Jem phân vai cho chúng tôi: tôi
là bà Radley, và tất cả những gì tôi phải làm là bước ra quét hàng hiên. Dill là ông già
Radley: ông ta đi tới đi lui trên lề đường và ho khi Jem nói chuyện với ông ta. Jem, dĩ
nhiên là Boo: Anh ấy luồn dưới những bậc thềm trước nhà và thỉnh thoảng la hét hay
tru lên” [16, tr.61]. Chính điều đó càng làm tăng thêm tính sáng tạo và suy tưởng của
chúng, không dừng lại ở một tiếng cười nhẹ nhàng ở đầu những câu chuyện mà nhà
văn còn dùng giọng văn trào phúng để miêu tả ngày đầu tiên đến trường của Scout,
một trải nghiệm khó chịu. Cô giáo bảo cô bé phải loại bỏ những điều gây hại mà bố
Atticus đã dạy cô đọc và viết, cùng với việc cấm Atticus dạy cô thêm gì nữa “khi tôi
đọc bảng chữ cái, một nét nhăn mơ hồ xuất hiện giữa cặp chân mày cô và khi tôi đọc
to hầu hết cuốn My First Reader Mobile Register, cô phát hiện ra rằng tôi đã biết chữ
và nhìn tôi với vẻ không hài lòng hơn nữa; cô nói: bây giờ hãy về nói với ba em đừng
dạy em nữa” [16, tr.29]. Điều đó làm cho Scout cảm thấy vừa bực bội, vừa nực cười
khi thực ra bố không hề dạy cô bất cứ điều gì, thậm chí cô bé còn nói bố không biết
cách dạy nhưng cô giáo thì không hề tin được điều đó bởi một đứa trẻ không thể tự

sinh ra mà biết đọc, biết viết ngay được khi chưa đến trường. Quan điểm giáo dục của
cô giáo hoàn toàn máy móc và cứng nhắc đã tạo ra sự chán nản ngay từ đầu đến lớp
của Scout. Thông qua những ngày đầu đến trường này cô bé đã cho người đọc nhìn
thấy được bản chất của nền giáo dục Mỹ lúc bấy giờ, bà cũng tỏ ra mỉa mai, châm
biếm xã hội khi không để cho con người ta phát triển một cách tự nhiên mà cứ gò ép
nó trong một khuôn khổ, và những ai vượt ra khỏi khuôn khổ thì là khác biệt với
những người khác và bị xử phạt như cô bé đã bị xử phạt. Một tiếng cười mỉa mai hài
hước đối với quan điểm giáo dục, quan điểm về con người của xã hội lúc bấy giờ.
Giọng điệu hài hước, châm biếm còn thể hiện khi Scout cố gắng nói chuyện với
thân chủ của ông Atticus, ông Cunningham việc cô bé hiểu về việc thừa kế theo thứ tự
của ông, sau khi ông ta cùng một nhóm người đến định tấn công Tom Robinson vào
đêm trước khi Tom bị đem ra tòa “Chào ông Cunningham. Vụ tài sản thừa kế của ông
23


tới đâu rồi? Những sự vụ pháp lý của ông Walter Cunningham tôi đã quá rành; Bố
Atticus có lần đã mô tả chúng rất kỹ; Những khoản hạn chế thừa kế thì thiệt tệ” [16,
tr.224]. Đồng thời cô bé cũng đã hỏi một vài điều về con trai ông ta khiến ông ta bối
rối và giải tán đám đông “Cháu đi học cùng với Walter. Nó là con trai của ông đúng
không? Đúng không ông? Ông Cunningham miễn cưỡng gật đầu; Bạn ấy học chung
với cháu, tôi nói, bạn ấy học khá, bạn ấy tốt lắm, tôi nói thêm, một cậu trai thật sự tốt.
Có lần tụi cháu rủ bạn ấy về nhà ăn trưa” [16, tr.225]. Chính những sự kiện này đã góp
vào câu chuyện một tiếng cười châm biếm vô cùng sâu sắc. Nó làm cho câu chuyện
của cô bé Scout trở nên đa thanh, đa sắc hơn và cũng tạo nên một tiếng cười đầy trăn
trở cho nhiều người, cho xã hội khi tác giả Harper Lee đã giải quyết những tình huống
nghiêm túc với tính hài hước, mỉa mai khi Jem và Scout tìm cách hiểu thế nào
Maycomb vẫn còn phân biệt chủng tộc và vẫn cố gắng giữ lấy một xã hội ngay thẳng
trong khi có biết bao người lớn không quan tâm đến điều lớn lao ấy. Nó càng làm cho
câu chuyện trở nên hài hước khi một xã hội mà người ta không còn quan tâm đến nhau
mà vùi dập nhau, chia rẽ và phân biệt lẫn nhau. Giọng văn trào phúng và châm biếm

của bà đối với nền giáo dục, hệ thống tư pháp và chính sách xã hội này đã làm cho
tiếng cười châm biếm càng trở nên sâu cay và chua xót hơn trước sự nực cười của xã
hội. Khi con người ta cố che đậy những cái xấu xa của mình, cố tạo ra những gì đẹp đẽ
xung quanh mình nhưng thật ra đó chỉ là những thứ dối trá, ích kỷ, lừa lọc. Cái bản
chất ấy hiện rõ trong từng lời nói, hành động của nhân vật xuyên suốt câu chuyện và
đáng nực cười hơn khi bản chất sự việc đã rõ ràng mà người trong cuộc cứ cố chứng tỏ
theo một cách khác. Đó là trường hợp trong phiên tòa mọi chứng cớ Atticus đưa ra đã
chứng tỏ rằng Tom Robinson là kẻ vô tội và ai cũng nhận ra điều đó “Cô ta là một
người da trắng và cô ta quyến rũ một người da đen, cô ta đã làm một điều không tiện
nói ra trong xã hội chúng ta, cô ta đã hôn một người da đen. Cha cô ta đã thấy điều đó;
Chứng cớ gián tiếp cho thấy rằng Mayella Ewell đã bị đánh một cách dã man bởi một
người hầu như đặc biệt thuận tay trái, Bob Ewell – ông ta đã đòi trát tống giam, rõ
ràng là kí nó bằng tay trái và Tom Robinson hiện đang ngồi trước quý vị, đã tuyên thệ
với bàn tay duy nhất còn cử động được của anh ta – bàn tay phải” [16, tr.297] nhưng
cuối cùng anh ta cũng bị kết án. Thực sự người ta nhận ra vỏ bọc của một tòa án, cầm
cán cân công lý đáng lẽ ra phải đem lại sự công bằng cho xã hội, cho mọi người,
nhưng cái mà độc giả thấy được là một sự trớ trêu, một cái án cười nhạo vào một xã
24


hội phi lý với những bất công đã chứng kiến như thế. Tiếng cười đó càng sâu cay hơn
khi những con người như Bob Ewell tự cảm thấy nhục nhã và hèn hạ trong chính phiên
tòa đó. Bởi ông ta đã đánh đập chính con gái của mình nhưng đã đổ tội cho một người
da đen vô tội, lương thiện và sau khi phiên tòa mặc dù đã kết án cho Tom Robinson
nhưng ông ta vẫn cố đi để trả thù Atticus. Chính điều đó càng chứng tỏ ông ta là kẻ giả
dối, ích kỷ và gian xảo. Người đọc sẽ cười một tiếng hài hước, châm biếm nhưng
cũng suy nghĩ rất nhiều về cái xã hội ấy.
Giết con chim nhại của bà Lee xung quanh phiên tòa xử án vụ hiếp dâm của
Tom Robinson với một cô gái da trắng dù là nhẹ nhàng, được giảm mức độ gay gắt
thông qua giọng kể của một đứa trẻ nhưng chúng ta cũng nhận ra được sự trải nghiệm

của một người đàn bà từng trải lồng vào câu chuyện đã làm cho câu chuyện có được
tiếng cười đầy sâu sắc như vậy. Việc đa dạng hóa nhiều giọng điệu khác nhau, đặc biệt
tiếng cười châm biếm chua cay đã làm cho tác phẩm có một cái nhìn đa chiều về từng
khía cạnh của cuộc sống vừa suy ngẫm về xã hội, khi mà con người ta bị ném vào xã
hội phi nhân bản như thế.
1.3.2. Giọng thủ thỉ tâm tình mang tính giáo dục
Không chỉ nhìn thấy cái xấu, tỏ thái độ với những cái xấu đó mà cuốn tiểu
thuyết khai thác sâu sắc những hình thức khác nhau của lòng dũng cảm. Tính bốc đồng
của Scout khi cô bé gây lộn với những đứa trẻ đã phỉ báng bố Atticus cho thấy nỗ lực
của cô bé để bảo vệ cha mình. Cô bé bảo vệ người bố của mình mặc dù có lúc cũng đã
nghi ngờ bố nhưng khi nghe người khác chế nhạo bố mình, là một người cá tính mạnh
Scout đã sẵn sàng nhảy xổ vào đánh để bọn người kia ngừng ngay lại việc nói xấu bố
mình “Francis nhìn kỹ tôi, kết luận rằng tôi đã bị khuất phục bèn ngân nga khe khẽ, đồ
yêu bọn mọi đen. Tôi đấm vào răng cửa của nó đến toác da đốt ngón tay tới tận xương.
Tay trái tôi tê dại, tôi chuyển sang đánh bằng tay phải” [16, tr.127]. Có thể nói hình
tượng nhân vật người bố Atticus là nhân vật được tác giả chú ý đến nhiều nhất và là
nhân vật trung tâm của câu chuyện. Chính những cảm nhận của những đứa con về bố
mình nhằm thể hiện một điều rằng việc có được một ông bố như vậy là một sự may
mắn cho Jem và Scout. Đó là một người bố luôn hết lòng với con cái và công việc của
mình. Thậm chí khi biết những cố gắng bảo vệ một người da đen của mình là vô ích
nhưng ông vẫn cố gắng làm hết sức mình dù cho cả thị trấn dè bỉu nhưng ông vẫn
không nản chí. Điều đó càng làm cho Jem càng hy vọng về một xã hội công bằng và
25


×