Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nhân vật trần khánh dư trong tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại (qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.89 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HẰNG

NHÂN VẬT TRẦN KHÁNH DƢ TRONG
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HẰNG

NHÂN VẬT TRẦN KHÁNH DƢ TRONG
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ HẢI NINH


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Các thơng tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
Chƣơng 1 SỰ XUẤT HIỆN TRỞ LẠI CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ
ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ........................................................................... 12
1.1. Tiểu thuyết lịch sử trong bức tranh tiểu thuyết Việt Nam đương đại ........ 12
1.2. Đổi mới quan niệm về tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam đương
đại ................................................................................................................ 18
Chƣơng 2 NHÂN VẬT TRẦN KHÁNH DƢ - TỪ NHÂN VẬT TRONG SỬ
LIỆU ĐẾN NHÂN VẬT HƢ CẤU CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT
NAM ĐƢƠNG ĐẠI ..................................................................................... 25
2.1. Nhân vật Trần Khánh Dư trong các cuốn chính sử .................................. 25
2.2. Nhân vật Trần Khánh Dư qua cái nhìn của các nhà tiểu thuyết Việt Nam
đương đại ...................................................................................................... 29
Chƣơng 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRẦN KHÁNH DƢ 53
3.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật .................................................. 53
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ........................................... 58

3.3. Xây dựng nhân vật qua tình huống truyện ............................................... 69
KẾT LUẬN.................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 81


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Những năm gần đây, tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử
nói riêng ngày càng khẳng định được vai trị và vị trí trong đời sống văn học.
Sự xuất hiện trở lại của tiểu thuyết lịch sử trong khoảng gần 30 năm lại đây
thu hút sự quan tâm của người đọc, và tạo được dấu ấn trong tiến trình vận
động, phát triển của văn học đương đại. Với hàng loạt tiểu thuyết tiếp cận lịch
sử từ nhiều góc nhìn và đa dạng về bút pháp nghệ thuật như Bão táp triều
Trần, Tám triều vua Lý (Hoàng Quốc Hải), Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn
(Nguyễn Xuân Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Giàn thiêu (Võ Thị
Hảo), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác)…, tiểu thuyết lịch sử đương đại
đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Một trong những đóng góp nổi
bật là sự đổi mới cái nhìn lịch sử và nhân vật lịch sử như các tiểu thuyết về
triều Lý, triều Trần, và về Hồ Quý Ly, Quang Trung, Lê Lợi…Tuy chỉ là một
vị tướng có nhiều chiến cơng của triều Trần nhưng Trần Khánh Dư được đề
cập đến trong nhiều tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Các tiểu thuyết
lịch sử viết về Trần Khánh Dư cho thấy trên cùng một dữ liệu lịch sử, nhà văn
có những khả năng sáng tạo khác nhau và thể hiện những quan niệm khác
nhau về lịch sử. Đó là lý do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu nhân vật
Trần Khánh Dư trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
1.2. Nhân vật là một phương diện quan trọng của tiểu thuyết lịch sử.
Việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn có ý nghĩa
cách tân quan trọng, làm nên giá trị tiểu thuyết lịch sử của họ. Bởi suy cho
cùng, nhân vật là nơi thử thách và cũng là nơi khẳng định rõ nhất bản lĩnh, tài

năng, phong cách, cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Và đó cũng là một trong
những bình diện thể hiện sinh động nhất giới hạn trong biên độ sáng tạo, hư
cấu, tưởng tượng của người nghệ sĩ. Bởi thế, việc nghiên cứu nhân vật là một
hướng đi hết sức cần thiết trong việc nhìn nhận, khám phá tài năng nghệ thuật
1


của nhà văn, khẳng định những đóng góp quan trọng của các nhà văn đối với
tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tìm hiểu nhân vật tiểu thuyết lịch sử
của các nhà văn một mặt sẽ giúp chúng ta tiếp cận sâu hơn tiểu thuyết của họ,
mặt khác giúp ta nhìn thấy rõ hơn bút pháp nghệ thuật cũng như sự vận động
của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Nhân vật Trần Khánh Dư trong lịch sử là nhân vật đáng chú ý của lịch
sử thời Trần và trong cái nhìn của các nhà sử học, nhân vật này có số phận,
tính cách đặc biệt. Nhiều nhà văn đã khai thác nhân vật này từ nhiều góc độ
như Hoàng Quốc Hải (Thăng Long nổi giận), Bùi Việt Sỹ (Chim ưng và
chàng đan sọt), Uông Triều (Sương mù tháng giêng), Lưu Sơn Minh (Trần
Khánh Dư, Trần quốc Toản),…Chúng tôi chọn tìm hiểu nhân vật Trần Khánh
Dư trong ba tác phẩm này vì đây là ba tác phẩm ra đời trong thời điểm khá
gần nhau. Đây cũng là những tác phẩm có cái nhìn khác nhau về nhân vật lịch
sử này. Tuy dung lượng dành cho miêu tả và thể hiện nhân vật Trần Khánh
Dư ở mỗi tác phẩm không đồng đều: Trong Chim ưng và chàng đan sọt và
Sương mù tháng giêng, Trần Khánh Dư là nhân vật chính, trong Trần Khánh
Dư thì là nhân vật trung tâm, nhưng chúng tôi vẫn lựa chọn khảo sát ba tác
phẩm này để có sự so sánh đối chiếu nhằm thấy được khả năng hư cấu và ứng
xử khác nhau của từng tác giả đối với cùng một đối tượng lịch sử. Qua đó góp
phần nhìn nhận đánh giá tiểu thuyết lịch sử việt Nam đương đại nói riêng và
văn học đổi mới nói chung.
Xuất phát từ những lý do như trên, chúng tôi chọn đề tài Nhân vật Trần
Khánh Dư trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm

tiêu biểu) để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử nói chung và xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử
Thể loại tiểu thuyết lịch sử từ những năm 80 trở lại đây có bước phát
triển mạnh mẽ. Các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử cũng xuất
2


hiện khá đều đặn và được nghiên cứu từ nhiều góc độ. Như một số cơng trình
bàn về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ cái nhìn văn học sử: Về tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Nguyễn Văn Lợi), Tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam từ 1945 đến nay (Nguyễn Thị Tuyết Minh).
Nhiều cơng trình bàn về thể loại tiểu thuyết lịch sử từ góc độ lý luận như
mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử hay sự giải thiêng
lịch sử: Những tranh luận về văn xuôi hư cấu lịch sử và sự chuyển biến tư tưởng
(Đỗ Hải Ninh), Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật
trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Bùi Văn Lợi), Viết tiểu
thuyết lịch sử cũng cần hư cấu (Nguyễn Xuân Khánh, Ngô Văn Phú), Về vấn đề
hư cấu và giải thiêng trong tiểu thuyết lịch sử (Nguyễn Bình Nguyên).
Với sự đổi mới tư duy lịch sử, có nhiều cơng trình mở ra quan niệm
mới về tiểu thuyết lịch sử: Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử, suy nghĩ
mới về tiểu thuyết lịch sử (Trần Đình Sử), Những hình thái diễn ngôn mới trong
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại - phác họa một số xu hướng chủ yếu (Nguyễn Văn Dân),
Khuynh hướng tiểu thuyết hoá lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau
1975 (Nguyễn Thị Tuyết Minh).
Nhiều nhất vẫn là những nghiên cứu về sự đổi mới trong tư duy lịch sử
và nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử như ngôn ngữ, kết cấu, quan niệm nghệ thuật
về con người: Vấn đề “ngôn ngữ” trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương

đại (Đỗ Hải Ninh), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 dưới góc nhìn tự sự
học (Nguyễn Văn Hùng), Tiểu thuyết lịch sử đương đại với quan niệm nghệ
thuật về con người (Nguyễn Thị Kim Tiến), Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết
lịch sử Việt nam sau 1986 và Kiểu kết cấu lắp ghép, đồng hiện trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 (Phạm Xn Thạch), Tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (Nguyễn Thùy Minh).
Nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử nói chung, có thể thấy các nhà khoa học
đề cập tới một số bình diện như văn học sử, lý luận, nghệ thuật…Dù chưa thực
3


sự đầy đủ, bao quát mọi góc độ của tiểu thuyết lịch sử hiện đại, tuy nhiên những
thành quả của các nhà nghiên cứu phần nào thể hiện sự quan tâm của họ đối với
thể loại văn học này.
2.1.2. Về xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử
Trong bài viết Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử, Trần Đình Sử
cho rằng nhà tiểu thuyết lịch sử có vai trị sáng tạo và tiểu thuyết lịch sử
khơng chỉ có nhân vật và sự kiện lịch sử mà cịn có nhiều nhân vật, sự kiện hư
cấu, những nhân vật mà không được các cuốn sử kể đến thì khơng thể thuộc
lĩnh vực sử học. [65]
Nguyễn Văn Hùng nêu ý kiến: “Nhân vật thành công là nhân vật vừa
nằm trong tầm hiểu biết, kinh nghiệm của cộng đồng vừa mở ra những góc
nhìn khác bằng các kiến giải mới mẻ, độc đáo. Nó vừa là những con người có
thật trong lịch sử, vừa là những nhân vật được nhà văn hư cấu, là nơi gửi gắm
tình cảm sâu kín và cả những tư tưởng nhân sinh, triết học nhân bản của
người nghệ sĩ.” [34]
Gần với quan niệm của Nguyễn Văn Hùng, tác giả Nguyễn Thị Kim
Tiến cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử là một loại hình tiểu thuyết viết về đề tài
lịch sử. Khác với các xu hướng tiểu thuyết khác ở đối tượng và cách tiếp cận
hiện thực đời sống, tiểu thuyết lịch sử đã đưa đến một cách lý giải con người

dựa trên cơ sở vừa lấy lịch sử làm “đinh treo” vừa tận dụng kết hợp những
đặc trưng thuộc về thể loại tiểu thuyết, mang lại một kiểu tư duy văn học
trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng nhiều phương diện mới mẻ.” [73 ]
Tác giả Hà Quảng có những kiến giải xung quanh vấn đề vai trò “nhân
vật lịch sử” trong văn chương viết về đề tài lịch sử, hay nói một cách cụ thể là
tiểu thuyết lịch sử cần có “nhân vật lịch sử” hay không, như sau: “Những
nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử, là những con người “biểu hiện tư
duy của dân tộc” chịu sự chi phối trực tiếp của lịch sử còn nhân vật trong
tiểu thuyết thế sự là những con người tự do. Cảm hứng lịch sử nghiêm cẩn
thành kính mà nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử tạo nên rất khó có được ở
4


các nhân vật thế sự trong tiểu thuyết thế sự. Khơng có nhân vật lịch sử, thì
màu sắc lịch sử khơng rõ, nếu chỉ có phong trào quần chúng thì hầu hết các
tiểu thuyết cách mạng và kháng chiến đều có sự thể hiện các phong trào
này nhưng khó tạo được một cảm hứng lịch sử đầy đủ…” [58] Với tác giả
Hà Qng thì tiểu thuyết lịch sử dẫu có đổi mới, chỉ có thể gia tăng hàm
lượng hư cấu về phía tâm lý nhân vật và một vài sự kiện ngoại lai, cũng
như các yếu tố tâm linh khác, chứ khơng thể “nói khơng” với các sự kiện
và các nhân vật lịch sử.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của nhân vật lịch
sử trong tiểu thuyết lịch sử, đó có thể nhân vật có thật trong sử sách hoặc
được nhà văn hư cấu, nhưng gắn với không gian và thời đại lịch sử và thể
hiện được tinh thần của lịch sử. Viết về nhân vật lịch sử, tiểu thuyết khám phá
những phương diện của con người chứ không phải là một “xác chết” đã cứng
đờ trong lịch sử.
2.2. Những nghiên cứu về các tác phẩm cụ thể
Tiểu thuyết Chim Ưng và chàng đan sọt của nhà văn Bùi Việt Sỹ (Nxb
HNV, 2016) là tác phẩm đạt giải B (khơng có giải A) của cuộc thi tiểu thuyết

lần thứ tư (2011 - 2015) của Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác giả Đặng Huy Giang đã ghi lại suy nghĩ của nhà văn Bùi Việt Sỹ:
“Qua Chim ưng và chàng đan sọt, tôi cũng muốn lý giải: Chính ý thức thường
trực chống giặc phương Bắc, việc triệt để sử dụng nhân tài trong chiến tranh
và vấn đề ruộng đất của nông dân sau chiến tranh được đặt ra, được giải quyết
hợp tình, hợp lý của ơng cha ta mà Đại Việt (lúc ấy chỉ có 3 triệu người)
thắng được một đế quốc Nguyên Mông khổng lồ và thiện chiến”. [22] Từ
quan niệm ấy, nhà văn đã có sự nhìn nhận lại và đánh giá cơng bằng hơn về
các sự kiện lịch sử, nhất là nhân vật chính Trần khánh Dư.
Nhà văn Xuân Cang trong lời tựa cuốn Chim ưng và chàng đan sọt đã
nhận xét “Hình tượng Trần Khánh Dư với con chim ưng trên vai chính là bức
tranh chạm khắc nổi bật miêu tả các tướng lĩnh của một thời Trần hoang sơ và
5


thần thánh, tụy lục và oanh liệt, đã khiến cho kẻ thù từng chà đạp khắp thế
giới phải thất trận trên đất Việt này, tướng soái phải chui vào ống đồng mà bỏ
chạy. Cái triết lý Chim ưng và đàn vịt cịn có thể được bàn cãi, nhưng chính
nhờ nó mà hiện lên một Trần Khánh Dư trong hiện thực lịch sử vừa tầm
thường vừa phi thường. Thế mới biết sức mạnh của tưởng tượng, chính nhờ
cái nghệ thuật tưởng tượng ấy mà khám phá ra sự thật lịch sử, nó liên kết cả
bốn hình thức ghi nhớ lịch sử. Khơng phải là khoa học mà khơng thể nói là
khơng khoa học. Biết đâu đấy, sau này có nhà điêu khắc dựng tượng Trần
Khánh Dư với con chim ưng trên vai. Hoặc có những con chim ưng dừng
cánh đậu trên vai một Trần Khánh Dư bằng than hoặc bằng đá ở Vân Đồn
(Quảng Ninh)”. Nhà văn Xuân Cang đã thấy được ý đồ nghệ thuật của Bùi
Việt Sỹ khi xây dựng nhân vật Trần Khánh Dư - con chim ưng oai hùng, thiện
chiến. Nhưng những góc khuất, mâu thuẫn, bi kịch…của nhân vật ở phương
diện đời thường chưa được nhà văn Xuân Cang quan tâm tìm hiểu. Đấy cũng
là một phần quan trọng của nhân vật mà tác giả Chim ưng và chàng đan sọt

dày công xây dựng.
Tiểu thuyết Sương Mù Tháng giêng của Uông Triều được Nhà xuất bản
Trẻ in và phát hành vào tháng 3 năm 2015.
Tác giả Ngân Anh với bài Trong sương mù tháng giêng trên báo Nhân
Dân cuối tuần có viết: “Đọc Sương mù tháng Giêng, thấy ng Triều là
người có một vốn văn hóa phong phú, vốn tri thức thâm hậu để đối thoại với
tiền nhân và hậu thế. Tác giả đã sống cùng lịch sử, thu thập nhiều nguồn tư
liệu. Điều đó cho thấy sự tử tế, nghiêm túc trong lao động của Uông Triều
nhằm chạm đến những khát vọng lịch sử, để nhân vật lịch sử tiếp tục sống
cùng thời gian ngay cả khi người đọc gấp lại cuốn sách”. Bài viết tuy dung
lượng ngắn nhưng tác giả đã nêu được những đóng góp mới của nhà văn ở hai
phương diện nội dung và nghệ thuật. Và Ngân Anh đã đánh giá đúng về con
người, tài năng của nhà văn Uông Triều - một cây viết trẻ rất có triển vọng.

6


Trên báo Quảng Ninh, với bài Kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết
"Sương mù tháng giêng" của Uông Triều, Phương Nhã đã dành cho tác phẩm
những nhận định rất đáng lưu ý “Dựa trên quan điểm viết truyện lịch sử là
“viết về những điều có thể xảy ra”, tác giả ng Triều đã đưa người đọc
ngược hành trình trở lại giai đoạn nhà Trần nhiều biến động để hiểu thêm về
những con người, sự kiện vốn chỉ hiện diện trong chính sử với các hoạt động,
sự kiện khơ khan mà ít được chú ý tới nội tâm, đời sống, tình cảm. Nói cách
khác là nơi mà các vĩ nhân, nhân vật chính diện, phản diện đều được nhìn
dưới góc độ rất NGƯỜI.” Ở đây, Phương Nhã thấy được tài năng xây dựng
nhân vật của Uông Triều. Đặc biệt là phát hiện ra nhà văn đã thành cơng khi
cố tình cho mỗi nhân vật của mình đều được quyền tự do nói lên tiếng nói của
chính bản thân mình. Để từ đó mà sự yêu, ghét, hận, thù….ở mỗi nhân vật trở
nên thật hơn, hợp tình hợp lý hơn.

Nguyễn Văn Hùng với bài viết ghi nhận sự sáng tạo của đội ngũ nhà
văn trẻ đã nhận xét: “Uông Triều đã khám phá những góc khuất trong tâm
hồn, những khát khao thầm kín, thành thực, rất đời, rất người của một trong
những nhân vật phức tạp bậc nhất trong lịch sử…Chấp nhận tất cả để được
sống với chính cảm xúc của mình, Khánh Dư hiện lên như một con người của
dục vọng, sẵn sàng quên trời quên đất, quên phép tắc, định kiến khắc nghiệt,
sống hiện sinh, hết mình hưởng lạc với phút giây hiện tại.” [34] Trong số
nhiều tác phẩm viết về Sương mù tháng giêng, bài viết của Nguyễn Văn Hùng
có thể coi là sâu sắc hơn cả. Tác giả đã thực sự hiểu thấu đáo về nhân vật Trần
Khánh Dư ở tính cách đa diện, nhiều chiều, đặc biệt là những khát vọng, dục
vọng đời thường nhân văn, nhân bản nhất.
Tiếp sau tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản (Lưu Sơn Minh) sự xuất
hiện của tiểu thuyết Trần Khánh Dư (2016) đã nhận được sự quan tâm của
nhiều độc giả yêu thích đề tài lịch sử.
Phong Điệp trong “Sáng tạo giữa những dòng sử liệu” trên Nhân dân
điện tử đã viết: “Tác giả đã chọn cách đi giữa những dịng sử liệu, bóc tách
7


các sự việc, giải mã những uẩn khúc, éo le để từ đó đi đến tận cùng bản chất,
nhằm đưa ra một chân dung tương đối đầy đủ về nhân vật: tướng đánh trận thì
mưu trí, gian hùng; trong tình yêu thì đa tình, liều lĩnh; khi thất cơ lỡ vận bị
phế truất binh quyền, tịch thu gia sản thì chấp nhận tay trắng trở về quê nhà
làm nghề bán than và buôn lậu.” Bằng sự tôn vinh sức sáng tạo không giới
hạn của Lưu Sơn Minh, Phong Điệp đã có những ghi nhận sâu sắc, đầy đủ
thành cơng của tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư nhất là về vị danh tướng
thủy quân đặc biệt này.
Hồng Minh có cảm nhận về nhân vật Trần Khánh Dư: “Văn phong của
Lưu Sơn Minh trong Trần Khánh Dư tung tẩy hơn, thoáng hơn, khơng gị
mình và cứng nhắc như văn phong thường thấy trong các tiểu thuyết lịch sử

khác.” Đây là một đánh giá rất hợp lý của Hồng Minh khi nhận xét về văn
phong của nhà văn trong “Trần Khánh Dư”. [43] Có thể khẳng định ngơn ngữ
trau chuốt, mềm mại, tinh tế, tài hoa chính là sở trường của Lưu Sơn Minh.
Nhờ tài năng sử dụng ngôn ngữ ấy mà nhân vật Trần Khánh Dư dù ở bất kỳ
hoàn cảnh hay nghịch cảnh nào cũng không hề tầm thường mà gần gũi, bình
dị, dễ đồng cảm.
Với bài viết “Trần Khánh Dư, người cơ đơn bậc nhất trong chính sử
Việt” trên báo điển tử Thể thao văn hóa, An Như đã có đánh giá khá đầy đủ về
nhân vật trung tâm này: “Cuốn tiểu thuyết Trần Khánh Dư dày gần 300, gồm
25 chương, cho thấy một cái nhìn khác về nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư
với đầy đủ các góc cạnh: Khi là một Phó đơ tướng thủy qn quyền cao chức
trọng, uy dũng, nghiêm minh nhưng cũng ngông cuồng, ngạo mạn không
kém; khi lại là một con người cô độc đến tột cùng bởi khơng ai hiểu ơng và
chính ông cũng không cần ai hiểu mình…”. An Như nhận thấy Trần Khánh
Dư là một nhân vật đa diện, phức hợp nhiều nhân cách. Thông qua nhân vật
này, nhà văn cũng đã thể hiện được nghùn ngụt hào khí Đơng A qua trận hải
chiến Vân Đồn lịch sử, tạo nên sức hút mãnh liệt cho bạn đọc.

8


Có thể thấy cả ba cuốn tiểu thuyết từ khi ra đời đã tạo được nhiều ấn
tượng, dư vang trong lịng bạn đọc nói chung và nhận được nhiều sự quan tâm
của giới nghiên cứu, phê bình nói riêng. Những cơng trình, bài viết, những ý
kiến đánh giá về cả ba tác phẩm đã nói lên phần nào phong cách của nhà văn
nhưng chỉ đi sâu vào một số phương diện nội dung cũng như nghệ thuật trong
tiểu thuyết của họ. Riêng về nhân vật Trần Khánh Dư thì chưa có cơng trình
nào nghiên cứu lớn nào đề cập đến. Vì vậy chúng tơi tìm hiểu Nhân vật Trần
Khánh Dư trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm
tiêu biểu) để thấy được khả năng sáng tạo, hư cấu và ứng xử khác nhau của

từng tác giả đối với cùng một đối tượng lịch sử. Qua đó, góp phần nhìn nhận,
đánh giá tiểu thuyết lịch sử việt Nam đương đại nói riêng và văn học đổi mới
nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài nhằm: Tìm hiểu nhân vật Trần Khánh Dư trong các
tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại và so sánh, đối chiếu với
nhân vật này trong các cơng trình sử học chính thống nhằm thấy được khả
năng hư cấu và ứng xử khác nhau của từng tác giả đối với cùng một đối tượng
lịch sử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết và lịch sử văn học thời kỳ đổi mới,
luận văn đặt ra mục tiêu:
- Từ việc tìm hiểu sự xuất hiện trở lại của tiểu thuyết lịch sử, luận văn
hướng đến nghiên cứu đổi mới quan niệm về tiểu thuyết lịch sử trong văn học
Việt Nam đương đại.
- Luận văn đi sâu phân tích nhân vật Trần Khánh Dư trong ba cuốn tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Chim ưng và chàng đan sọt, Sương mù
tháng giêng, Trần Khánh Dư) ở phương diện hình tượng nghệ thuật trên cơ sở

9


so sánh, đối chiếu với chính sử. Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật
lịch sử của tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua ba cuốn tiểu thuyết này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chi tiết, cụ thể về nhân vật Trần Khánh
Dư từ dữ liệu trong chính sử đến hình tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch
sử, qua việc khảo sát, phân tích ba tác phẩm Chim ưng và chàng đan sọt,

Sương mù tháng giêng, Trần Khánh Dư.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài, luận văn sẽ khảo sát ba tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu
viết về nhân vật Trần Khánh Dư là Chim Ưng và chàng đan sọt (Bùi Việt Sỹ),
Sương mù tháng giêng (Uông Triều), Trần Khánh Dư (Lưu Sơn Minh), và hai
cuốn chính sử (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu và nội dung của luận văn, chúng tôi sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống giúp xác định vị trí của tiểu thuyết lịch sử
trong bức tranh tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
- Phương pháp lịch sử: Viết về đề tài lịch sử, chúng tôi chú ý tìm hiểu
lịch sử để nắm vững bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn, đồng thời thấy được
tính chân thực lịch sử và sự sáng tạo, hư cấu trong các tiểu thuyết lịch sử.
- Phương pháp so sánh sử dụng để thấy được sự giống và khác nhau về
nhân vật Trần Khánh Dư trong ba cuốn tiểu thuyết và nhân vật Trần Khánh
Dư trong ba cuốn tiểu thuyết với nhân vật Trần Khánh Dư trong chính sử…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn nghiên cứu nhân vật Trần Khánh Dư trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại ở cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật xây
dựng nhân vật, làm sáng tỏ sự sáng tạo của nhà văn từ những “hằng số” lịch
sử của nhân vật Trần Khánh Dư trong sử liệu. Qua phân tích cái nhìn của nhà
10


văn về một nhân vật có số phận, tính cách đặc biệt trong sử sách, luận văn
hướng tới khám phá tài năng nghệ thuật của nhà văn, khẳng định những đóng
góp quan trọng của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới.
- Qua việc tìm hiểu, so sánh nhân vật Trần Khánh Dư ở từng tác phẩm
trong quá trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ Đổi mới, luận văn chỉ

ra những tương đồng và khác biệt trong cách thức xây dựng và những thông
điệp của các tác giả, góp phần tìm hiểu sự vận động của tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại. Nghiên cứu có hệ thống nhân vật Trần Khánh Dư trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại giúp ta nhìn thấy rõ hơn bút pháp nghệ thuật
cũng như xu hướng, sự vận động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1. Sự xuất hiện trở lại của tiểu thuyết lịch sử và đổi mới quan
niệm về tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam đương đại
Chương 2. Trần Khánh Dư - từ nhân vật trong sử liệu đến nhân vật hư
cấu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Trần Khánh Dư

11


Chƣơng 1
SỰ XUẤT HIỆN TRỞ LẠI CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ
ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Tiểu thuyết lịch sử trong bức tranh tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Khái niệm tiểu thuyết lịch sử du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ XX cùng với
q trình hiện đại hóa văn học. Nhưng cho đến nay, định nghĩa thế nào là tiểu
thuyết lịch sử vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì tiểu thuyết lịch sử (thể loại văn học lịch
sử) được hiểu như sau: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân
vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo

trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục,
tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm lịch sử thường mượn truyện đời
xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với
những con người và thời đại đã qua, song khơng vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá
vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này…” [23, tr.336]
Trong Từ điển văn học (bộ mới) tiểu thuyết lịch sử được hiểu là: “tác phẩm
tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát,
là quá trình phát triển của tự nhiên, xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được gọi là
các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu q khứ của lồi người trong tính cụ thể và đa
dạng của nó. Tuy vậy những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn các nhà văn quan
tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các
nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của cộng đồng quốc gia, trong
quan hệ giữa các quốc gia như chiến tranh, cách mạng…cuộc sống và sự nghiệp của
các nhân vật có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử…” [27, tr.1725].
Ngay trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã phân biệt khá rõ lịch sử, ký
sự lịch sử và tiểu thuyết lịch sử. “Khi viết về một quyển lịch sử, nhà chép sử không
lưu tâm đến những việc cá nhân không ảnh hưởng đến xã hội. Nhưng khi viết
những bài lịch sử ký sự, nhà văn có thể viết một cách tỉ mỉ những việc cá nhân

12


khơng ảnh hưởng gì đến dân chúng chỉ có cái thú vị riêng của nó mà thơi. Khơng
những thế, khi viết một quyển lịch sử ký sự nhà văn lại cần phải lưu tâm đến những
việc đời tư, lối ấy cũng gần như lối chép sử vậy... còn như viết lịch sử tiểu thuyết,
nhà văn chỉ phải căn cứ vào vài việc con con đã qua rồi vẽ vời cho ra một chuyện
lớn, cốt giữ cho mọi việc đừng trái với thời đại, cịn khơng cần phải hồn tồn sự
thật.” [56, tr.342]. Với quan điểm này, Vũ Ngọc Phan xếp các tác phẩm của Nguyễn
Triệu Luật, Đào Trinh Nhất, Phan Trần Chúc vào các loại ký lịch sử mặc dù có
những tác phẩm đã in khá rõ dấu ấn sáng tạo của tác giả ở cách sắp xếp chi tiết,

miêu tả nhân vật...Có thể thấy mặc dù phân biệt các thể loại tương đối chính xác
nhưng Vũ Ngọc Phan vẫn còn khá mơ hồ về tiểu thuyết lịch sử.
Một trong những ý kiến mang tính tổng hợp những ý kiến trên là của Trần
Nghĩa: “Tiểu thuyết lịch sử cũng gọi là lịch sử diễn nghĩa” gồm các tác phẩm viết về đề
tài lịch sử thông qua việc miêu tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện
mạo xã hội và xu thế của lịch sử một thời nhằm mang lại cho người đọc những khơi
gợi bổ ích và mỹ cảm văn học. Về phương diện bút pháp, một mặt phải dựa vào lịch sử
khi miêu tả các nhân vật và sự kiện nhằm đạt tới tính chân thực lịch sử nhưng mặt khác
vẫn cho phép hư cấu trong chừng mực thích hợp nhằm phát huy trí tưởng tượng làm
cho sự chân thực lịch sử được tăng hoa thành chân thực nghệ thuật”.
Tác giả Hải Thanh đã bày tỏ những quan điểm của mình về tiểu thuyết lịch
sử: “Tiểu thuyết lịch sử (historical novel) là một khái niệm kép chỉ một tác phẩm
văn học viết lịch sử bằng tiểu thuyết…Tiểu thuyết lịch sử là sự sáng tạo, hư cấu trên
cái nền đã ổn định của sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Nhà tiểu thuyết…phải
nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn lịch sử, đem đến những cảm hứng, làm giàu thêm
vốn thẩm mỹ mới cho bạn đọc về lịch sử.” [70] Như vậy, tiểu thuyết lịch sử phải
hướng đến đối tượng quan trọng nhất của nó là lịch sử và làm sáng nó, làm nó trở
nên gần gũi và dễ hiểu. Nói cách khác, tiểu thuyết lịch sử phải mang trong mình nó
trọng trách phổ biến lịch sử, thể hiện quan niệm của nhà văn về lịch sử.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi quan
niệm: Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại văn học mang đậm những đặc trưng của
thể loại tiểu thuyết (yếu tố hư cấu, yếu tố phản ánh toàn vẹn hiện thực, yếu tố con
người cá nhân, yếu tố đa thẩm mỹ…); lấy đề tài lịch sử làm nội dung phản ánh
13


chính; nội dung là miêu tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện
mạo xã hội và xu thế của lịch sử; mục đích là nhằm “giải mã” lịch sử, đem lại cho
người đọc cái nhìn mới, những cảm xúc thẩm mỹ mới về lịch sử; bút pháp nghệ
thuật chủ yếu là hư cấu, sáng tạo. Những đặc điểm này của thể loại tiểu thuyết lịch

sử đòi hỏi nhà văn phải vừa là nghệ sĩ, vừa là nghiên cứu, có vốn sống và hiểu biết
phong phú, có cái nhìn và quan điểm riêng về lịch sử.
1.1.2. Sự xuất hiện trở lại của tiểu thuyết lịch sử trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại
1.1.2.1. Những tiền đề tư tưởng, văn hóa, xã hội
Từ nửa cuối thế kỷ XX, với sự thay đổi của mơi trường chính trị - xã hội,
thay đổi của thị hiếu người đọc, văn học Việt Nam đã có một bước chuyển mình
lịch sử. Với phương châm đổi mới để tồn tại và phát triển, Đại hội Đảng lần VI
(1986) đã mở ra bước ngoặt, đem lại những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về
nhiều mặt. Quyết định “mở cửa” của Đảng đã có những tác động hết sức lớn lao đến
đời sống xã hội, kích thích những cải cách kinh tế, khơi dậy những suy nghĩ, những
tìm tịi, sáng tạo mới trong giới trí thức, văn nghệ sĩ. Có thể nói, đại hội Đảng lần
thứ VI đã thổi một luồng gió mới vào đời sống văn nghệ sĩ nước nhà.
Thời kỳ đổi mới, nền kinh tế trường phơi bày ra trước mắt tất cả sự phức tạp,
gai góc của nó buộc người ta phải nhìn khác, nhìn lại. Vì lúc này, cuộc sống thay
đổi không ngừng và luôn xuất hiện những chuẩn mực mới để thay thế các giá trị
xưa cũ đã trở nên lạc thời. Mặt khác, thời kỳ này, cơ hội giao lưu kinh tế và hội
nhập văn hóa trên thế giới rất sâu rộng. Sự giao lưu và hội nhập văn hóa cũng đã
làm thay đổi thị hiếu của người đọc. Không chỉ là những vấn đề hậu chiến, những
nhân vật, sự kiện…trong quá trình đổi mới đất nước. Người đọc cần khác hơn như
thế, nhiều hơn như thế…Những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội chính là tiền đề
quan trọng tạo nên sự thay đổi thị hiếu thẩm mĩ của người đọc.
Một trong những yếu tố quan trọng cho sự xuất hiện trở lại của tiểu thuyết
lịch sử sau đổi mới đó chính là sự thức tỉnh của cái tơi nhà văn, khát vọng vượt
thốt cái cũ, truy tìm cái mới trong sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử. Khi mà
những chuẩn mực, chân lí chỉ là tương đối; mọi giá trị đời sống luôn luôn thay đổi,
bản thân người cầm bút cũng phải không ngừng đổi mới chính mình trong tư duy và
14



lối viết. “Từ góc nhìn của chủ thể sáng tạo, giờ đây văn học khơng chỉ là tiếng nói
chung của dân tộc và thời đại, cộng đồng mà trước hết là phát ngôn của mỗi cá nhân
nghệ sĩ, là phương tiện tự biểu hiện bao gồm cả việc phát biểu tư tưởng, quan niệm,
chính kiến của nhà văn về các vấn đề hơm qua và hơm nay. Nhà văn có quyền bày
tỏ công khai sự thức nhận của cá nhân trước những chân lí tưởng như bất di bất
dịch, nghi ngờ những tín điều, giải thiêng các thần tượng, đề xuất những chuẩn mực
mới…” [35] Nhà văn có nhu cầu nhận thức lại lịch sử, giải mã những bí ẩn, khuất
lấp, hồi nghi chân lí, thụ hưởng lịch sử bằng tinh thần nhân văn hiện đại. Thay vì
khẳng định, tuyệt đối hóa lịch sử, người ta có thể đặt ra những giả thuyết, những
khả năng có thể xảy ra, những con đường mà lịch sử có thể diễn tiến.
Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng góp phần tạo nên sự trở lại khá ngoạn
mục của tiểu thuyết lịch sử đó chính là nhu cầu phát triển “tự thân” của thể loại này.
Hai cuộc chiến tranh của thế kỷ XX và thời kỳ hậu chiến đủ dài để các nhà văn
thành thạo thể loại truyện ngắn, trong đó có truyện ngắn chiến tranh, lịch sử. Khi
chiến tranh qua đi, đối mặt với xã hội hiện đại với vô vàn những dấu chấm hỏi về
cuộc đời, về nhân tình thế thái…Các nhà văn tìm về lịch sử như một lẽ tất yếu. Bởi
“Lịch sử là một hiện thực đặc thù, nó tuy có thật nhưng đã thuộc về quá khứ, tuy
quá khứ nhưng nó vẫn là một bộ phận của hơm nay, khơng thể tách rời hơm nay,
hàm chứa nhiều bí ẩn của xã hội và thời đại”. [65] Và các nhà văn thấy tiểu thuyết
là một thể loại phù hợp hơn cả để nói được nhiều điều, nhiều chiều, nhiều mặt hơn
về lịch sử sử với những con người, sự kiện tưởng chừng như đã được an bài trong
quá khứ. Tiểu thuyết lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng nó có khả năng bao quát
các thể loại khác, khả năng phản ánh cuộc sống và tư tưởng thời đại ưu việt hơn hẳn
các thể loại trước đó.
Ngồi ra, tiểu thuyết lịch sử cịn có mục đích là mượn lịch sử để bàn về hiện
tại. Lịch sử giống như một kho kinh nghiệm cho con người của thời đại ngày nay.
Có vẻ như có nhiều vấn đề của ngày nay, nếu được nói bằng hình tượng lịch sử thì
sẽ có hiệu quả thẩm mỹ hơn bất cứ một phương thức nào khác. Vì thế tác động
thẩm mỹ và tác động xã hội của tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn đương đại đang
tỏ ra cần thiết hơn bao giờ hết. Và vì thế tiểu thuyết lịch sử đang nhận được sự quan

tâm của nhiều nhà văn hơn bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử văn học Việt Nam.
15


1.1.2.2. Sự nở rộ của đề tài lịch sử trong tiểu thuyết đương đại
Tiểu thuyết lịch sử đã xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam với Hoàng
Lê nhất thống chí, Nam triều cơng nghiệp diễn chí và đặc biệt phát triển trong giai
đoạn nữa đầu thế kỷ XX với hàng loạt tác phẩm đáng chú ý như Đinh Tiên Hoàng,
Vua Bố Cái (Nguyễn Tử Siêu), Cầu vồng Yên Thế (Trần Trung Viên), Cái hột mận
(Lan Khai), Bà chúa Chè, Thiếp chàng đôi ngã (Nguyễn Triệu Luật), Đêm hội Long
Trì (Nguyễn Huy Tưởng). Trong giai đoạn này, tiểu thuyết lịch sử có nhiều khuynh
hướng khác nhau: Nguyễn Tử Siêu với những anh hùng dân tộc, Nguyễn Triệu Luật
với những giai đoạn lịch sử phức tạp, Lan Khai với xu hướng lãng mạn…
Tuy nhiên sau 1945, qua hai cuộc kháng chiến, tiểu thuyết lịch sử ít có điều
kiện phát triển. Một số cuốn tiểu thuyết lịch sử xuất hiện trong gia đoạn này chủ yếu
hướng đến những giai đoạn lịch sử và nhân vật lịch sử hào hùng, nêu cao tấm
gương yêu nước, ca ngợi tinh thần bất khuất của nhân dân như: Cờ nghĩa Ba Đình
(Thái Vũ), Lê Thái Tổ, Bóng nước hồ Gươm (Chu Thiên), Sống mãi với Thủ đô, Lá
cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Sát thát (Hoàng Đạo Thúy).
Từ 1986 đến 2000, với sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy lịch sử mà người
khởi mở đầu tiên là Nguyễn Huy Thiệp với chùm truyện “giả lịch sử” Vàng lửa,
Kiếm sắc, Phẩm tiết, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam có những đột phá trong nghệ
thuật thể hiện đề tài lịch sử: Sông Côn mùa lũ (1990), Hào kiệt Lam Sơn (1995),
Vằng vặc sao Khuê (1998), Hồ Quý Ly (2000)... Bên cạnh đó, nhà văn cũng tìm về
lịch sử ở các giai đoạn khác nhau nhiều hơn như một cách chiêm nghiệm về quá
khứ và hiện tại như: Gươm thần Vạn Kiếp (Ngô Văn Phú), Vằng vặc sao Kh
(Hồng Cơng Khanh), Tám Triều vua Lý (Hoàng Quốc Hải), Mười hai sứ quân, Bắn
rụng mặt trời (Vũ Ngọc Đĩnh).
Từ sau 2000, tiểu thuyết lịch sử vẫn tiếp tục chiếm một vị trí quan trọng
trong bức tranh tiểu thuyết đương đại: Giàn Thiêu (Võ Thị Hảo), Khúc khải hoàn

giang dở (Hà Ân), Đất trời (Nam Dao), Lê Lợi, Bà Triệu (Hàn Thế Dũng), Mẫu
Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân Khánh), Quân sư Nguyễn Trãi
(Trần Bá Chí), Hồn thiêng sơng núi (Hồng Tiến)…
Một số tiểu thuyết lịch sử đoạt giải thưởng của Hội nhà văn trung ương và
địa phương như Vằng vặc sao Khuê, Hồ Quý Ly, Giàn thiêu, Bão táp triều Trần,
16


Hội thề, Minh sư, Thế kỷ bị mất, Thông reo ngàn Hống, Chim ưng và chàng đan
sọt…Nhiều cây bút trẻ cũng đến với thể loại này như một thể nghiệm nghệ thuật:
Bùi Anh Tấn (Bức huyết thư, Bí mật hậu cung, Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng),
Phùng Văn Khai (Phùng Hưng), Trần Thu Hằng (Đàn đáy), Nguyễn Hữu Nam
(Huyền Trân), Đỗ Bích Thúy (Cánh chim kiêu hãnh), ng Triều (Sương mù tháng
giêng), Lưu Sơn Minh (Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản)…
Tiểu thuyết lịch sử cũng là khu vực “nhạy cảm”, vừa thu hút được sự quan
tâm, chú ý của dư luận, vừa gây tranh cải nhiều nhất. Bên cạnh các cuộc tranh luận
về một số truyện lịch sử (Dị hương, Vụ án Lệ Chi Viên) thì tiểu thuyết lịch sử được
đem ra bàn luận khá nhiều: Hội thề, Tây Sơn bi hùng truyện, Hồ Quý Ly, Chim ưng
và chàng đan sọt, Sương mù tháng giêng.
Một trong những hướng đáng chú ý của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này là
xu hướng tiểu thuyết lịch sử trường thiên. Nhiều tác phẩm trong số những tác phẩm
kể trên so với tiểu thuyết lịch sử trước 1975 có dung lượng rất lớn, có khả năng bao
quát các thời kỳ lịch sử như Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải gồm 6 tập
(Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công chúa, Vương triều sụp
đổ, Đuổi quân Mông - Thát và Huyết chiến Bạch Đằng) với ngót 3000 trang, bao
quát một thời kỳ dài, 175 năm, từ năm 1225 đến năm 1400. Bộ tiểu thuyết về hoàng
triều nhà Trần từ khi thay nhà Lý làm chủ Đại Việt, mấu chốt là cuộc chiến chống
Nguyên Mông và sự kết thúc đầy bi kịch của triều đại này. Tám triều vua Lý cũng
của Hoàng Quốc Hải gồm bốn tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình
Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh tái hiện triều Lý từ năm lên ngôi (1010) tới

năm sụp đổ (1225) tổng cộng 216 năm với 4 tập, hơn 3500 trang. Hồ Quý Ly của
Nguyễn Xuân Khánh dày 834 trang. Điểm đáng chú ý nhất là nó đã vượt qua mơ
hình cũ và tạo ra nhiều hướng phát triển có hứa hẹn.
Theo Nguyễn Văn Dân thì có ba xu hướng rõ nét trong tiểu thuyết lịch sử
như sau: Tiểu thuyết lịch sử chương hồi khách quan, tiểu thuyết lịch sử giáo huấn
và tiểu thuyết lịch sử luận giải. Tiêu biểu cho xu hướng tiểu thuyết chương hồi
khách quan là tác giả Ngô Văn Phú (Gươm thần Vạn Kiếp, Ấn kiếm trời ban, Cờ lau
dựng nước, Uy Viễn tướng cơng, Lý Cơng Uẩn), Lê Đình Danh (Tây Sơn bi hùng
truyện). Trong xu hướng tiểu thuyết lịch sử giáo huấn, Hoàng Quốc Hải là một đại
17


diện tiêu biểu. Ơng có bộ Bão táp triều Trần và bộ Tám triều vua Lý. Tiêu biểu cho
xu hướng tiểu thuyết lịch sử luận giải là Nguyễn Xuân Khánh (Hồ Quý Ly) và
Nguyễn Quang Thân (Hội thề). [11] Các nhà văn đều chọn những nhân vật “có vấn
đề” để luận đề về ý nghĩa "thời thế" của nhân vật này trong thời đại nhà Trần và nhà
Lê. Có thể nói, mặc dù cịn nhiều vấn đề phải bàn về nghệ thuật hư cấu, nhưng xu
hướng thứ ba này có vẻ phù hợp với tầm đón nhận của cơng chúng thời hiện đại.
Tuy nhiên, xu hướng này không giữ vị trí độc tơn, mà nó bổ sung cho hai xu hướng
kia để gia tăng sức hấp dẫn của tiểu thuyết lịch sử.
Có thể thấy rõ những đặc trưng tiêu biểu của thể loại tiểu thuyết thời kỳ này
là: Có sự đa dạng phức tạp trong phong cách cá nhân; tái hiện lịch sử theo lối biên
niên; khắc họa những nhân vật lịch sử nổi tiếng và suy tư về các vấn đề đương đại;
khắc họa cả một thời đại lịch sử lớn với nhiều sự kiện và nhiều nhân vật; mượn lịch
sử để gửi gắm những vấn đề thế sự; tái hiện những vấn đề lịch sử văn hóa; tái hiện
những phần khuất lấp và “xét lại” nhân vật lịch sử.
Tiểu thuyết lịch sử tuy mượn đề tài lịch sử nhưng không né tránh thực tại.
Thông qua lịch sử, nhà văn trình bày quan niệm của mình về lịch sử trong đó có
quan niệm về nhân vật anh hùng và lịch sử anh hùng, gợi mở những cách “giải mã”
những bí ẩn lịch sử. Đó chính là cách nhà văn mang đến cho người đọc cái nhìn của

mình về thực tại thơng qua chính lịch sử của cha ơng.
Trải qua gần nửa thiên niên kỷ, tiểu thuyết lịch sử đã vận động từ chỗ đơn
giản về mặt nội dung và nghệ thuật đến chỗ phức tạp, đa dạng và gặt hái được nhiều
thành tựu mới. Lịch sử với vai trò là một chất liệu hiện thực cốt yếu, đa phần và
không thể thay thế được dần nhường chỗ cho những quan niệm và cảm hứng mới
nhằm “giải thiêng” lịch sử. Chính điều đó đã làm tiểu thuyết trở nên hồn thiện dần
về mặt nghệ thuật.
1.2. Đổi mới quan niệm về tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam
đƣơng đại
Như đã trình bày, tiểu thuyết lịch sử là thể loại lấy lịch sử làm đối tượng
phản ánh chính nhưng mang những đặc trưng của tiểu thuyết nên tiểu thuyết lịch sử
mở ra cho chúng ta những chân trời bao la của hư cấu và sáng tạo. Tuy nhiên, hư
cấu trong tiểu thuyết lịch sử khơng hề đơn giản bởi vì khi viết về tiểu thuyết lịch sử,
18


nhà văn vấp phải một cộng đồng tiếp nhận có hệ quy chiếu và quy ước ngầm. Đó là
tri thức về lịch sử, dữ kiện lịch sử đã tồn tại trong cộng đồng đó. Bởi vậy, rất nhiều
tiểu thuyết lịch sử đã từng được tranh luận sơi nổi về tính chính xác lịch sử, khả
năng hư cấu và thái độ đối với nhân vật lịch sử. Sự phát triển mạnh mẽ của tiểu
thuyết lịch sử từ sau 1986 và những ý kiến tranh luận đa chiều về tiểu thuyết lịch sử
giai đoạn này cho thấy quan niệm về tiểu thuyết lịch sử đã có những thay đổi rõ rệt.
Theo Trần Đình Sử: “Trên thế giới sự đổi thay của tiểu thuyết lịch sử gắn với sự đổi
thay về quan niệm lịch sử. Từ chủ nghĩa cấu trúc đến hậu cấu trúc, từ hậu cấu trúc
đến chủ nghĩa tân lịch sử người ta nhận rõ lịch sử chỉ là sự trần thuật về lịch sử, mà
đã là trần thuật thì khó tránh chủ quan trong lựa chọn, phán đốn, từ đó tạo nên sự
hồi nghi đối với tính chân thực của văn bản lịch sử. Quan điểm đó làm nảy sinh
loại tiểu thuyết lịch sử mới.” [65] Trong quan niệm của khơng ít người (bao gồm cả
nhà văn và độc giả), viết tiểu thuyết lịch sử là trung thành với chính sử, nhà văn
không đi xa những dữ liệu lịch sử đã biết. Tuy nhiên theo Kundera, tiểu thuyết lịch

sử viết về những điều thầm kín trong con người khơng được lịch sử nhắc đến:
“Khoa chép sử viết lại lịch sử xã hội chứ khơng phải con người, vì vậy, những sự
kiện lịch sử được nói đến trong các tiểu thuyết của tôi thường bị khoa chép sử bỏ
quên.” [51] Lucacs thì cho rằng, điều quan trọng trong tiểu thuyết lịch sử là “trước
hết hãy phản ánh các số phận cá nhân mà trong đó những vấn đề thời đại cũng đồng
thời được nói lên một cách trực tiếp và điển hình.” [12] Ơng quan niệm nhân vật
của tiểu thuyết lịch sử là con người cá nhân, con người đó sẽ tham gia vào các biến
cố như thế nào, những gì thực sự diễn ra phía sau sự lựa chọn của nó...chứ khơng
phải viết về những người anh hùng của q khứ tuyệt đối.
Trước đây, tiểu thuyết lịch sử đã có giai đoạn phát triển mạnh mẽ với quan
niệm khá cởi mở về lịch sử nhất là đối với các nhà tiểu thuyết lãng mạn như Lan
Khai. Tuy nhiên, trong giai đoạn kháng chiến, do văn học đặt mục tiêu hàng đầu là
cổ vũ chiến đấu và tô đậm những tấm gương lịch sử nhằm mục đích nêu cao tinh
thần yêu nước và đấu tranh cách mạng nên tiểu thuyết lịch sử có phần một chiều,
chưa hấp dẫn, như Trần Đình Sử viết: “Trước đây chúng ta cũng có viết tiểu thuyết
lịch sử, nhưng đó là loại tiểu thuyết lịch sử cách mạng, viết về các tấm gương tranh
đấu của lãnh tụ cách mạng thời trẻ, các chiến dịch, các cuộc khởi nghĩa…” [65]
19


Theo quan niệm của chủ nghĩa lịch sử truyền thống, những sự thực trong sách sử là
chân lý khách quan. Trần Đình Sử lại cho rằng, với chủ nghĩa lịch sử mới, bắt đầu
xuất hiện từ những năm 60 - 70 (thế kỷ XX), tính cách quan khoa học của sử học bị
chất vấn. Liệu lịch sử có thể tái hiện tồn bộ q khứ như nó đã thực sự diễn ra
không? Theo Hayden White, lịch sử là một tự sự. Để cho câu chuyện lịch sử hồn
chỉnh, có logic sử học cũng phải hư cấu. [64] Tức là, trong sự thật lịch sử mà người
đọc tiếp nhận, nó đã bao hàm cả sự hư cấu của người viết sử chứ khơng cịn là sự
thật như nó vốn có. Quan niệm xem tiểu thuyết lịch sử là minh họa lịch sử, “văn
chương hóa lịch sử” một cách giản đơn là thu hẹp chức năng của tiểu thuyết lịch sử.
Trong văn học Việt Nam, một số nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử cũng đề cao

khả năng sáng tạo của tiểu thuyết lịch sử. Trong chương đầu tác phẩm Ai lên phố Cát,
Lan Khai đã nêu lên quan điểm của mình về tính hư cấu: "Cho nên sưu tầm nguyên sự
thực, nhà làm sử gác bỏ những điều huyền hoặc đã đành. Nhà tiểu thuyết, trái lại, có
thể tự do biên chép hết cả để thêm hứng thú cho câu chuyện mình định kể."
Nhà văn Nguyễn Triệu Luật cũng cho rằng: “Nhà viết lịch sử tiểu thuyết
không cần theo phép của sử học, khơng cần có sự thật. Tác giả chỉ phải tưởng tượng
ra... một câu chuyện có thể có ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung
thời đại ấy”. [5] Quan điểm của Nguyễn Triệu Luật rất gần với quan điểm của A.
Dumas: “Lịch sử đối với tơi là gì? Nó chỉ là cái đinh để treo các bức họa của tôi
thôi” [57]. Viết theo xu hướng này có tiểu thuyết lịch sử hiện đại của Lan Khai,
Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh, Nam Dao…Trong tiểu
thuyết của Nguyễn Quang Thân, ta cũng thấy rất rõ sự gần gũi với quan niệm đề cao
khả năng hư cấu: Sự bù lấp những khoảng trống của lịch sử về nhân vật và thời đại,
đi sâu phát hiện và khám phá những ẩn ngầm trong thế giới tinh thần của nhân vật,
ngôn ngữ đương đại ùa vào quá khứ với mức độ đậm đặc; các nhân vật lịch sử được
lý giải và được đặt trong mối quan hệ phức tạp, đa chiều.
Với quan niệm “tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết”, nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: “Đã là tiểu thuyết thì phải hư cấu, dù đó là tiểu
thuyết lịch sử, hư cấu là đặc trưng của tiểu thuyết. Hư cấu là đặc quyền của nhà
văn.” [38] Ơng cịn chia sẻ: “Tơi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra hiện thực làm
sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là nó có thật. Tiểu thuyết lịch sử phải dựng
20


nên bối cảnh khơng khí của thời đại. Tơi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải
nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ. Tiểu thuyết
phải có đời sống, bi hài trữ tình.” Theo quan điểm này, những tiểu thuyết lịch sử
khơng nhất thiết là phải viết về vĩ nhân lịch sử nhưng ở một thời điểm lịch sử trong
quá khứ cũng chính là những tác phẩm văn học viết về đề tài lịch sử.
Trong tiểu thuyết Giàn thiêu - Võ Thị Hảo cũng thể hiện quan điểm mới mẻ

về tiểu thuyết lịch sử khi xây dựng nhân vật Từ Lộ. Nhà văn đã dựa vào những dã
sử và sử liệu giai đoạn 1088 - 1138, dưới hai triều đại Lý Nhân Tông và Lý Thần
Tông được ghi trong Đại Việt sử kí tồn thư. Tuy nhiên, Võ Thị Hảo khơng chú
trọng việc trình bày các sự kiện lịch sử mà chú trọng đến yếu tố “con người”. Nhà
văn đã huy động tối đa trí tưởng tượng và sự hư cấu khi xây dựng các nhân vật lịch
sử này. Từ Lộ vốn là con quan tăng đô án Từ Vinh. Cha chàng bị pháp sư Đại Điên
hại chết đã hiện hồn về dặn chàng báo thù. Bỏ lại người yêu trong trắng, xinh đẹp,
tiểu thư Nhuệ Anh, Từ Lộ quyết chí ra đi tầm sư học đạo, tìm cách trả thù cho cha.
Sau khi trả hận, Từ Lộ cảm thấy mình chưa được hưởng thụ cuộc sống nên hóa kiếp
vào Lý Thần Tông. Nhà văn kết hợp cả lịch sử và huyền tích dân gian, bằng bút
pháp huyền thoại đã hư cấu nhân vật Từ Lộ chất chứa oan khuất và khổ đau trải qua
hai kiếp - một của Đạo Hạnh Đại Sư theo con đường tu luyện khổ ải, một của bậc
đế vương Thần Tơng ngập chìm trong hậu cung đầy cung phi mỹ nữ. Đan chéo vào
hai kiếp của Đạo Hạnh - Thần Tông là cô cung nữ Ngạn La vừa hoang dại vừa
quyến rũ, là sư bà Nhuệ Anh với cuộc đời trôi dạt. Qua việc miêu tả hai kiếp đời Từ
Lộ, tác giả không nhằm minh họa cho câu chuyện trong lịch sử mà là sự “hưởng thụ
lịch sử” theo quan niệm cá nhân của nhà văn với tinh thần tự do sáng tạo.
Đổi mới quan niệm về tiểu thuyết lịch sử chính là sáng tạo lại diễn ngôn lịch
sử bằng nghệ thuật. Người viết tiểu thuyết lịch sử phải nêu ra cách nói mới, góc
nhìn mới, phán xét mới, gợi mở khả năng mới để tạo ra nhiều hướng phát triển có
hứa hẹn. Theo Nguyễn Văn Hùng: “Từ thực tiễn tiểu thuyết lịch sử sau 1986, chúng
ta thấy có sự chuyển dịch mạnh mẽ của hình thái diễn ngơn so với giai đoạn trước
đó: Từ diễn ngơn mang tính khẳng định, chiêm bái, ngưỡng vọng sang diễn ngơn
mang tính giả định, phân tích, luận giải, giải thiêng; từ diễn ngơn dân tộc, đạo lí,
giai cấp sang diễn ngôn đời tư, thế sự, nhân văn; từ diễn ngôn lịch sử - đấu tranh
21


×