Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng truyện tranh Đôrêmon trong giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.34 KB, 16 trang )

Phòng Giáo dục và đào tạo huyện từ liêm

Trường THDL Đoàn thị điểm

Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2009 2010

Một số kinh nghiệm sử dụng
truyện tranh Đô-rê-mon trong giáo dục đạo
đức cho học sinh Tiểu học
Tên đề tài :

Giáo viên :

Bùi Thu Thuỷ


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm

Phần 1 : Mở đầu
Trên cơ sở mục tiêu Giáo dục Tiểu học, giáo dục toàn diện nhân cách cho
HS, mỗi giáo viên luôn có những tìm tòi, sáng tạo để đạt hiệu quả giáo dục cao
nhất. Trong chúng ta, rất nhiều người yêu thích bộ truyện tranh Đô-rê-mon của
tác giả Nhật Bản Hiroshi Fujimoto, bỳt danh l Fujiko F. Fujio và chắc hẳn không
ai không biết đến bộ truyện tranh nổi tiếng này. Thế giới tuổi thơ trong câu
chuyện đó thật đẹp, thật sống động và gần gũi với mỗi người trong chúng ta. Ta
không chỉ học được ở đó những bài học đạo đức, những kĩ năng xử lí tình
huống, mà hơn nữa, đó là sự cảm nhận về những người xung quanh, những giá
trị nhân văn cao đẹp. Từ khi còn nhỏ, bộ truyện tranh Đô-rê-mon là niềm vui,
niềm mong đợi háo hức của tôi mỗi khi đến ngày phát hành. Ngay cả bây giờ, khi
đã là giáo viên, có gia đình, với bao công việc của cuộc sống, tôi vẫn thỉnh thoảng


đọc lại, đọc mãi đến thuộc lòng không biết chán. Tất cả những HS của tôi từ trước
đến giờ đều yêu thích truyện Đô-rê-mon, tôi cảm nhận rằng, các con không chỉ
đọc truyện mà còn hiểu biết rất nhiều điều từ những nhân vật, những tình huống,
những câu chuyện ngắn trong đó. Những câu chuyện nói chung và Truyện tranh
Đô-rê-mon nói riêng là kho tư liệu đồ sộ và quý báu trong dạy học. Việc khai thác
và sử dụng các tư liệu đó giúp ích rất nhiều trong dạy học. Nó làm cho giờ học bớt
căng thẳng, HS hứng thú, nhớ bài lâu và chúng ta cũng cảm thấy việc dạy học thú
vị hơn rất nhiều. Việc đọc, phân tích truyện không chỉ giúp giáo viên có cái nhìn
gần gũi hơn với thế giới trẻ thơ, mở ra một không gian mới trong việc tiếp xúc và
tạo thiện cảm với trẻ nhỏ mà việc truyền cảm hứng đọc, phân tích, tới HS cũng
góp phần giáo dục trẻ tính tự học, say mê tìm tòi, sáng tạo, nhận biết, phân biết
những điều nên làm, những điều nên tránh. Từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách
HS một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, khiến các em tự tin hơn, ham học hơn.
Từ những lí do trên đây, tôi xin nghiên cứu đề tài Một số kinh nghiệm sử
dụng truyện tranh Đô-rê-mon trong giáo dục đạo đức cho học
sinh Tiểu học.
2


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm

Phần 2 : Nội dung
1. Cơ sở lí luận:
ở đây, người viết chủ yếu muốn đề cập đến vấn đề thay đổi tâm lí, các đặc
điểm hoạt động cũng như việc tư duy hình tượng, trực quan, cụ thể.
1.1 Hoạt động lao động : Tr bt u tham gia lao ng t phc v bn thõn v
gia ỡnh; tham gia lao ng tp th trng, cng ng dõn c, ca i TNTP,...

1.2 S phỏt trin ca quỏ trỡnh nhn thc (s phỏt trin trớ tu)
- Cỏc c quan cm giỏc: u phỏt trin v ang trong quỏ trỡnh hon thin. Tri

giỏc ca HS mang tớnh i th, ớt i vo chi tit v khụng n nh. Chỳng ta cn
phi thu hỳt tr bng cỏc hot ng mi, mang mu sc, c bit khỏc l so vi
bỡnh thng, khi ú s kớch thớch tr cm nhn, tri giỏc tớch cc v chớnh xỏc.
- T duy mang m xỳc cm v chim u th t duy trc quan hnh ng.
- Trí tng tng ca cỏc em trong giai on ny b chi phi mnh m bi cỏc
xỳc cm, tỡnh cm, nhng hỡnh nh, s vic, hin tng gn vi cỏc rung ng
tỡnh cm. Chúng ta thấy cần phỏt trin t duy v trớ tng tng ca HS bng
cỏch bin cỏc kin thc "khụ khan" thnh nhng hỡnh nh cú cm xỳc,
- Ngụn ng: có thể trau di vn ngụn ng cho tr trong giai on ny bng cỏch
hng hng thỳ ca tr vo cỏc loi sỏch, truyn tranh, truyn c tớch, bỏo,....
1.3 Chỳ ý v s phỏt trin nhn thc: đặc biệt ở gian đoạn đầu chỳ ý cú ch nh
cũn yu, kh nng kim soỏt, iu khin chỳ ý cũn hn ch. giai on ny chỳ
khụng ch nh chim u th hn chỳ ý cú ch nh. Tr lỳc ny ch quan tõm
chỳ ý n nhng mụn hc, gi hc mà mình cảm thấy hứng thú.
1.4 Trớ nh v s phỏt trin nhn thc ca hc sinh tiu hc : Loi trớ nh trc
quan hỡnh tng chim u th hn trớ nh t ng - lụgic.
1.5 S phỏt trin tỡnh cm ca hc sinh tiu hc: mang tớnh c th trc tip,luụn
gn lin vi cỏc s vt hin tng sinh ng, HS thường rất tốt bụng với mọi
người, dễ thông cảm, xúc động, nếu như có sự định hướng, của người lớn.
3


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
2. Thực trạng việc đọc và quan tâm tới vai trò giáo dục của
truyện Đôrêmon.
Tôi đã có những cuộc khảo sát nho nhỏ về tình hình thực tế của việc đọc
truyện Đôrêmon cũng như thái độ của mọi người đối với câu chuyện này.
2.1 Về phía HS: Tất cả những HS của chúng ta đều đã từng đọc bộ truyện tranh
này, hầu hết trong số đó là độc giả thường xuyên, yêu thích và một số lượng
không nhỏ HS được hỏi cho rằng rất, rất thích. Trong các bức thư gửi ông già

Nôel hay những mong muốn của các bạn nhỏ, có đến một nửa là muốn được tặng
truyện Đôrêmon. Các bạn đều thích các nhân vật trong truyện, nhớ nội dung
truyện và nêu được các điều hay, điều bổ ích thu được từ việc đọc truyện.
2.2 Về phía phần lớn các thầy cô giáo: có thể do có quá nhiều việc hay do
không quan tâm lắm đến truyện tranh mà các thầy cô thường không cho HS đọc
truyện tranh (cấm tất cả các loại truyện). Một số thầy cô thường tịch thu khi HS
mang truyện đi đọc mà không phân tích lí do khiến các HS này thường dấu diếm,
đọc lén lút, điều này ảnh hưởng không tốt và hoàn toàn không có lợi cho việc
học cũng như tâm lí của HS.
2.3 Về phía Cha mẹ HS: Ngoại trừ một số ít các ông bố bà mẹ cho con đọc
truyện vì chiều con hay vì con mình có ý thức học tốt, xem đó là phần thưởng,
thì phần lớn các vị phụ huynh không đồng ý cho con mình đọc truyện. Chúng ta
có đủ lí do để cấm con đọc truyện: chữ quá nhỏ, lời lẽ chưa mẫu mực, hay đơn
giản và máy móc cho rằng đọc sách truyện để phục vụ viết văn mà truyện tranh
thì chẳng có tác dụng gì cho việc này cả.
Tóm lại, trong khi HS rất yêu thích, rất mong muốn được đọc truyện thì phần
lớn Cha mẹ các em hay chính GV chúng ta lại có cái nhìn thiếu thiện cảm với
truyện tranh. Đôi khi chúng ta quên rằng khi ta còn nhỏ, ta cũng thích đọc và say
mê tìm hiểu truyện tranh như thế nào. Đành rằng có rất nhiều truyện tranh có nội
dung cũng như hình ảnh không tốt, chưa lành mạnh nhưng nhiều khi chúng ta lại
vơ đũa cả nắm và nghĩ rằng tốt nhất là cấm tất cả mà quên rằng mình đã làm
mất một phần tuổi thơ của các con.
4


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
3. Một số kinh nghiệm sử dụng truyện Đô-rê-mon trong giáo dục
đạo đức cho HS Tiểu học:
Việc sử dụng truyện tranh Đôrêmon trong giáo dục đạo đức chủ yếu được sử
dụng bằng phương pháp lấy ví dụ, nêu gương, đôi khi là phản ví dụ để từ đó HS

rút ra được điều GV hướng tới. Vì HS rất nhớ truyện nên tôi chỉ nói đến tình
huống hay câu chuyện nhỏ, HS nêu điều nên làm trong tình huống đó của mình.
Trong mọi câu chuyện đều có vô số những điều đáng học tập, những điều rút
kinh nghiệm. ở đây, tôi chỉ xin đưa ra một số vấn đề cũng như một số những kinh
nghiệm khai thác từ bộ truyện tranh này.
3.1. Sử dụng truyện trong việc thi đua, khen thưởng
- Mục đích: Khen thưởng HS ngoan, HS có tiến bộ hay khen cuối mỗi đợt thi đua
nhằm đẩy mạnh tinh thần học tập, lao động, của HS.
- Ngữ liệu: Các tập truyện Đôrêmon, hình dán Đôrêmon hay các phiếu khen,
phiếu điểm thưởng có hình các nhân vật trong câu chuyện.

Khen bạn:.

Khen bạn:..

Khen bạn:..

Khen bạn:..

- Tình huống: Cuối mỗi tuần, lớp tôi lại bầu chọn HS chăm ngoan, HS có nhiều
tiến bộ hay HS gương mẫu, phần thưởng là truyện, hình dán các phiếu khen
5


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
dưới đây. Điều đáng nói là HS thích được phiếu khen và ý thức tốt hơn để vừa học
tốt và vừa có được tất cả các loại phiếu khen - để có tất cả các hình ảnh về các
nhân vật này.
- Khi có HS có thành tích học tập tốt hay việc làm
tốt, tôi khen thưởng HS mình bằng Phiếu điểm


50 điểm

thưởng, các con để dành lại và cuối mỗi đợt thi
đua sẽ đổi quà.
3. 2 : Sử dụng truyện để giáo dục một số chuẩn mực hành vi:
3.2.1: Ai cũng có những điểm tốt, điểm chưa tốt nhưng ai cũng
cần được tôn trọng và đối xử tốt.
- Mục đích : Qua các nhân vật chính trong câu chuyện, HS hiểu ra điều này.
- Ngữ liệu: thông qua hình ảnh, tính cách, suy nghĩ hay việc làm của 1 số nhân
vật chính trong câu chuyện
ụrờmon - rt s chut nht. Mi khi gp chut nht, cu u chy trn. Nụbita bing hc, ham chi, chm chp li yu ui, hay gp xui xo v rt kộm th
thao. Mc dự vy, Nụbita cng cú mt s ti l nh ti thin x v rt gii chi
xp hỡnh bng dõy thun. Thng nhỳt nhỏt, nhng trong nhng lỳc him nghốo,
cu tr nờn dng cm v khụng ngi hy sinh bn thõn giỳp ngi khỏc.
Xuka l mt cụ bộ d thng, rt thng ngi v ng vt. Xuka thụng minh,
hc gii, hay giỳp bn bố. Tớnh tỡnh d thng v ụi khi rt ghờ gm.
Chaien - to bộo nhng rt khe mnh, thớch gõy g, bt nt, trn lt ca ngi
khỏc, luụn t ho v ging hỏt kinh khng v ti nu n khng khip. Tuy hay bt
nt bn bố nhng Chaien rt yờu thng em gỏi mỡnh, luụn x thõn bo v bn bố
khi h gp nguy him. c m ca cu l tr thnh ca s nhng cng rt thớch
lm ngi mu. Xờkụ - m nhn hay khoe khoang, khoỏc lỏc v chớnh mỡnh, v
s giu cú ca gia ỡnh v cú tớnh tỡnh hi gian xo. Tuy nhiờn Xờkụ l mt hc
sinh tht s thụng minh. Xờkụ cú hiu bit khoa hc phong phỳ v cũn v rt p.
6


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
- Tình huống: Trong một lớp học, trình độ nhận thức cũng như tính cách của các
HS rất khác nhau. HS có thể có cái nhìn chưa đúng về bạn mình. HS thư ít chịu

nhìn nhận sự tiến bộ hay những ưu điểm của bạn. Qua câu chuyện hay cụ thể là
qua các nhân vật trong truyện, các con hiểu, biết suy nghĩ, cảm thông và từ đó
hoàn thiện bản thân hay có những hành động quan tâm giúp đỡ người khác.
3.2.2 Giáo dục lòng nhân ái, đức tính hiếu thảo
- Mục đích: Giáo dục HS về lòng yêu thương con người, sẻ chia, giúp đỡ những
người gặp hoàn cảnh khó khăn; thấy được công ơn của bố mẹ, những hi vọng,
niềm tin và tình yêu vô bờ bến của bố mẹ dành cho mình. Từ đó, các em có những
suy nghĩ và hành động đúng đắn, phù hợp.
- Ngữ liệu: Các nhân vật trong truyện luôn là những người tốt, có tấm lòng nhân
hậu. Các bạn nhỏ luôn mở rộng tấm lòng nhân ái, yêu thương con người, con vật.
+ Câu chuyện Lồng đèn cá chép : các bạn nhỏ tặng những chiếc đèn lồng tuyệt
đẹp của mình cho một em bé nghèo để gia đình em vui đón năm mới, Buổi tất
niên đáng nhớ : chia sẻ những khó khăn, để tổ chức một buổi tất niên đầm ấm,
Nôbita thường bị bố mẹ la mắng và cậu nghĩ rằng cha mẹ không yêu mình nữa,
thậm chí mình là con nuôi của bố mẹ - đây là tâm lí thường gặp ở một số bạn nhỏ.
+ Câu chuyện Ơn nghĩa sinh thành đã ghi lại những hình ảnh, giây phút đáng
nhớ ngày cậu bé ra đời, thể hiện thật chân thật những cảm xúc của các bậc cha mẹ
gửi gắm tới con mình.; Bà ngoại ; Con tàu trong lòng đất Nôbita muốn dành
cho bố món quà Nôel là một chuyến tàu đến thẳng công ti để bố đỡ vất vả khi
phải đi tàu điện; Không ai tốt bằng mẹ
- Tình huống: Khi có phong trào ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn,
khi giáo dục HS chưa ngoan. Những bài học về gia đình, tình cảm gia đình,...
Những câu chuyện trên thực sự mang lại những suy nghĩ tích cực và đạt hiệu quả
giáo dục tuyệt vời. HS đều nhớ câu chuyện nên không làm mất nhiều thời gian.
3.2.3 Giáo dục tình bạn, tình đoàn kết:
- Mục đích: giáo dục tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các HS trong lớp.
7


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm

- Ngữ liệu: toàn bộ nội dung của truyện đều toát lên điều đó. Tuy các bạn nhỏ rất
hay tranh cãi, thậm chí đôi khi còn đánh nhau nhưng sau đó, câu chuyện luôn kết
thúc bằng tình cảm đoàn kết, thân ái, yêu quý giúp đỡ lẫn nhau.
- Tình huống: Khi HS có sự tranh cãi nhau, khi HS mất đoàn kết.
3.2.4. Giáo dục tính ham học hỏi, niềm đam mê khoa học sáng
tạo, dám ước mơ và thực hiện ước mơ của mình:
- Mục đích: Giúp HS thấy được : Những mơ ước sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật,
những thành tựu khoa học kĩ thuật, từ đó các em yêu thích khoa học, chăm chỉ tìm
tòi, sáng tạo. Ai cũng có những ước mơ, cho dù không phải lúc nào cũng thực hiện
được ước mơ đó nhưng chúng ta cần chăm chỉ luyện tập, dám nghĩ, dám làm .
- Ngữ liệu: Những bảo bối của chú mèo máy thông minh có những thứ chúng ta
đã chế tạo được và có những thứ mãi chỉ là niềm mơ ước, nhưng chúng đều có
một sức hấp dẫn kì lạ. Câu chuyện Chuyến du lịch bằng máy ảnh;Nhà báo
Nôbita Nôbita muốn có một tờ báo mang tên mình; Chuyến du lịch bằng tàu
ngầm ,... ; Đặc điểm về tính cách của nhân vật Chaien, Chaikô trong truyện.
- Tình huống: Khi học chủ điểm Ước mơ lớp 4. Trước đây, Đôrêmon có máy
ảnh kĩ thuật giúp Nôbita không cần đi du lịch mà vẫn có những bức ảnh tuyệt đẹp
ở nơi đó. Ngày nay, với máy vi tính của mình, chúng ta có thể làm được dễ dàng.
3.2.5 Giáo dục tính tự lập, ý thức tự giác, yêu lao động, vệ sinh
cá nhân và ý thức bảo vệ môi trường
- Mục đích: Phần lớn HS của chúng ta chưa có tính tự giác, đặc biệt trong sinh
hoạt cá nhân, ít có thói quen dọn phòng riêng cũng như vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Câu thường nhắc tới điều này và luôn đề cao ý thức bảo về trái đất ngôi nhà
chung của chúng ta trước những vấn đề dịch bệnh hay vệ sinh môi trường.
- Ngữ liệu: Hầu hết các bạn nhỏ trong truyện đều có phòng riêng, đều được nhắc
nhở về chuyện dọn phòng của mình. + Đồ vật nổi loạn+ Ngày quốc tế những
người làm biếng: Nôbita muốn có một ngày nữa để mọi người nghỉ ngơi, không
phải làm việc. Nhưng khi ngày quốc tế những người làm biếng ra đời thì nó đem
8



Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
lại rất nhiều rắc rối khiến cậu hiểu ra rằng, cuộc sống không thể thiếu lao
động,+ Muốn ăn thì lăn vào bếp: Nôbita và Đôrêmon muốn ăn bánh nếp và
2 bạn đã phải tự trồng lúa, gặt hái, trông nắng, mưa, sâu bọ, để có được sản
phẩm. Câu chuyện này còn giúp HS hiểu được phần nào về công việc trồng lúa.
+ Câu chuyện : Chiếc vòng kim cô - Nôbita đội vòng kim cô trên đầu để nhắc
nhở những người xả rác, chưa có ý thức bảo vệ môi trường. HS của tôi đã đưa ý
kiến này khi học bài Tập làm văn Thảo luận về bảo vệ môi trường.
- Tình huống: Trong các tiết học Đạo đức hay sinh hoạt lớp, đôi khi là lúc HS để
sách vở qua bừa bãi; Trong các bài học về bảo vệ môi trường; Trong hoạt động lao
động, phân công trực nhật, giáo dục ý thức giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
3.2.6 Giáo dục đức tính trung thực:
- Mục đích: giúp HS thấy cần phải trung thực, và nếu có giấu diếm những điều
không nên thì cũng không thể giấu được và khi đó hậu quả thật khôn lường.
- Ngữ liệu: Bạn Nôbita thường nói dối mẹ về việc học tập của mình nhưng cuối
cùng bạn đều nhận thấy là không thể làm được việc đó; Thà thú tội còn hơn;
Bài học cho kẻ nói dối,...
- Tình huống: Khi HS có biểu hiện không trung thực, khi học bài Đạo đức
Trung thực trong học tập
3.2.7. Giáo dục đức tính tiết kiệm
- Mục đích: Giáo dục HS đức tính tiết kiệm, từ những trang giấy, đồ dùng học tập
cũng như tiết kiệm tiền bạc.
- Ngữ liệu: Câu chuyện Tiền lãi ngân hàng;Máy thu mua đồ cũ; ống tiền
tham lam; Ong tiền, ong bạc; Hãy quý những gì mình đang có,...
- Tình huống: Một số HS thường có thói quen sử dụng giấy ăn hay đồ dùng một
cách lãng phí; Sau dịp Tết, HS có tiền mừng tuổi và chưa biết sử dụng hợp lí.
3.2.8. Giúp HS có lòng yêu thể thao, chăm lo rèn luyện sức khỏe
- Mục đích: HS có ý thức giữ gìn sức khỏe, chăm tập thể dục, chơi thể thao.


9


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
- Ngữ liệu: Các nhân vật trong truyện đều yêu thích thể thao,; Nhân vật Chaien
luôn khỏe mạnh vì chăm tập thể dục; Thể thao là vị thuốc thần cái nhìn hài
hước về việc tập thể thao;Chạy bộ đến Ha-oai;Nào cùng chơi trượt tuyết
- Tình huống: Rèn luyện, nhắc nhở HS thường xuyên về việc giữ sức khỏe; Khi
có một vài HS có sức khỏe chưa tốt mà lại chưa chăm học thể dục, khi lớp tham
gia các giải thi đấu thể thao ở trường,...
3.2.9 Giáo dục đạo đức bằng các phản ví dụ:
- Mục đích: thông qua một số việc làm chưa tốt của các bạn nhỏ trong câu
chuyện, HS tự rút cho mình bài học, việc nên làm.
- Ngữ liệu: Bạn Nôbita luôn đi học muộn, ăn chậm nên chẳng kịp chơi ở giờ ra
chơi; Bạn Chaien rất hay bắt nạt bạn bè, luôn làm đại ca và bắt người khác phục
tùng theo mình,
- Tình huống: Hồi đầu năm học, vào giờ ăn trưa hay ăn quà chiều, lớp tôi có một
số HS ăn rất chậm, thậm chí đến khi các bạn ngủ trưa HS đó vẫn đứng ăn. Hình
ảnh bạn Nôbita vừa vui mừng cất đĩa thức ăn để chạy ra sân thì chuông báo vào
lớp đã tác động tích cực đến HS của tôi, con không muốn mình cũng như vậy.
Đây là một cách giáo dục nhẹ nhàng, pha chút dí dỏm, không tạo áp lực hay bắt
ép HS . Hiện nay, lớp tôi không còn HS ăn chậm nữa. Trong 1 lớp học, thường có
một số HS thích làm đại ca, tự cho mình quyền chỉ huy người khác. Tôi thường
hỏi các con xem những hành động đó của Chaien đáng khen, đáng chê ở điểm
nào, chỉ như vậy thôi, nhưng HS của tôi đều hiểu ra rằng mình chỉ nên học tập
tính nghĩa hiệp, bênh vực bạn mình và yêu thương em gái của Chaien,
Trong mọi câu chuyện đều có rất nhiều những tấm gương tốt cũng như những
ví dụ chưa tốt, việc khai thác chúng quả thật rất có hiệu quả, tuy nhiên, không
phải lúc nào cũng lạm dụng câu chuyện hoặc hơi một tí lại ví dụ từ truyện, điều đó
sẽ khiến HS nhàm chán. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi cũng chỉ xin ví dụ một

chút, đưa ra các tình huống gợi mở, thực tế trong các giờ học, chúng ta có thể linh
hoạt đặt câu hỏi hay nêu những dẫn chứng khiến tiết học bớt căng thẳng, cho HS
được thư giãn 1 chút nhưng cũng để các em nhớ lâu hơn.
10


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm

Phần III : Kết quả
Sau nhiều năm quan tâm, nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này tôi đã thu được
nhiều kết quả đáng mừng trong công tác dạy và học. HS các lớp tôi chủ nhiệm đều
có nề nếp lớp tốt, HS ngoan, biết kính trên nhường dưới, biết những giá trị lao
động và biết ơn người lao động,... Các giờ học đều vui vẻ, thoải mái, các con
không bị gò bó, căng thẳng.
Ngoài những kết quả trên, tôi đã tiến hành điều tra về việc đọc và tìm hiểu
truyện Đôrêmon.
Đây là mẫu phiếu điều tra và kết quả thu được (số phần trăm các em lựa chọn):

Phiếu điều tra
Về việc đọc truyện tranh Đôrêmon
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý kiến mà em đồng ý:
1. Trong các truyện tranh em thường đọc, em thích đọc những truyện gì?
A. Thần đồng đất Việt 20%
C. Truyện cổ tích 10%
B. Đôrêmon 90%
D. Truyện khác 60%
2. Em có thích đọc truyện tranh Đôrêmon không?
A. Thích và hay đọc 80% C. Thích đọc nhưng bố mẹ không cho đọc. 10%
B. Không thích đọc 0%
D. Bình thường. 10%

3. Em có thường xuyên đọc truyện Đôrêmon không?
A. Không bao giờ 0% B. Rất ít khi 10% C. Thỉnh thoảng 20% D. Thường xuyên 70%
4. Em thường đọc truyện Đôrêmon ở đâu?
C. ở nhà em có 70%
A. ở lớp, em mượn của các bạn 10%
D. ở bất kì nơi nào được phép 90%
B. Trong thư viện của lớp, của trường 10%
5. Đọc truyện Đôrêmon em cảm thấy thế nào?
A. Rất vui, được thư giãn 50%
B. Hiểu biết thêm nhiều điều và rút ra nhiều bài học cho mình 70%
C. Tất cả các ý kiến trên 80%
D. Em thấy không thú vị 0%
6. Trong truyện Đôrêmon em thích nhân vật nào nhất?
A. Đôrêmon 70%
B. Nôbita 60%
C. Xuka 90% D. Chaien 50%
E. Xêkô 50%
G. Đêkhi 80%
H. Tất cả các nhân vật 90%
7. Đọc truyện Đôrêmon em thấy hiểu biết thêm những điều gì?
A. Tình bạn, tình đoàn kết 70%
B. Hiểu biết thêm về công ơn của bố mẹ, ông bà 60%
C. Hiểu biết nhiều về các kiến thức khoa học, lịch sử,. 50%
D. Rút ra cho mình những bài học đạo đức quý giá. 40%
E. Tất cả các ý kiến trên 80%
11


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
8. Việc cô giáo lấy ví dụ từ truyện Đôrêmon vào các bài học em cảm thấy thế nào?

A. Thích thú, hào hứng vì vui vẻ 80%
B. Dễ hiểu, gần gũi, em có thể lấy ví dụ tương tự 70%
C. Em không thích lắm 0%
9. Em có mong muốn hoặc ý kiến riêng gì sau khi đọc truyện Đôrêmon?
(một vài ý kiến tiêu biểu)
- Nó rất bổ ích
- Em mong mãi được đọc Đôrêmon
- Em mong có túi thần kí và có nhóm bạn như trong truyện
- Em hiểu biết hơn, rút ra nhiều bài học cho mình
- Em mong Đôrêmon sẽ có thật
- Em sẽ rút kinh nghiệm không lười học như Nôbita mà em sẽ như XuKa và Đêkhi.
- Em đã rút ra một điều là không được nhờ ỷ vào người khác.
- Em biết phải luôn giữ được tình bạn và rút ra được nhiêu bài học quý,

Qua kết quả điều tra trên đây, có lẽ người viết xin không giải thích thêm nhiều
thì chúng ta đều được thấy tầm ảnh hưởng của truyện tranh này tới cuộc sống
cũng như nhận thức của trẻ. Các em hào hứng, say sưa với các câu chuyện và
không quên rút ra cho mình những bài học quý giá, những nhận định đúng sai,
những ý kiến đánh giá trung thực và thật hồn nhiên, trong sáng. Chắc hẳn những
kĩ năng này sẽ phát huy một cách tích cực hơn nữa trong những lĩnh vực khác.
Tuy các kết quả giáo dục đạo đức được sử dụng tư liệu từ truyện tranh chưa
thể đo, đếm bằng điểm số, thành tích nhưng kết quả lớn nhất tôi thu được là sự tập
trung, hào hứng trong mỗi giờ học của HS và ngay cả bản thân mình.
Một tín hiệu đáng mừng đối với bản thân người viết là khi Sáng kiến kinh
nghiệm này được một vài đồng nghiệp trong khối biết đến, mọi người tỏ ra rất hào
hứng. Các bạn của tôi đều đồng ý rằng, đây là nguồn tư liệu mà ai cũng khai thác
được, hiệu quả nhìn thấy ngay là việc giảm căng thẳng cho mỗi giờ học và sự hào
hứng trên khuôn mặt của mỗi người tham gia.
Qua các phương pháp dạy học kiểu này, người giáo viên càng phấn khởi, hăng
say và tự tin hơn trong công việc tìm các phương pháp mới, tối ưu hơn cho công

tác dạy học của mình.

12


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm

Phần IV : Kết luận và khuyến nghị
Việc tìm các phương pháp dạy học hiện đại, phát huy vai trò của HS nói
chung và việc tìm kiếm tư liệu, khai thác tư liệu ngay từ vốn hiểu biết của các em
là một việc làm rất thú vị, nó tạo nên sự thân mật, gần gũi giữa cô và trò. Hơn nữa,
nó tạo cho HS một cách tư duy mở, cách kết nối, liên kết giữa những điều các em
biết trong thực tế để tự rút ra bài học cho mình.
Qua đây, tôi cũng mong các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ hãy quan tâm hơn
nữa đến suy nghĩ, đến mong muốn, ước mơ của trẻ, hãy đặt mình vào vị trí các em
để có những phương pháp giáo dục gần gũi, phát huy được những hứng thú học
tập và khả năng của trẻ.
Từ ý tưởng là đưa tư liệu gần gũi với trẻ truyện tranh để giáo dục Đạo đức,
dạy học cho trẻ, ta có thể mở rộng, nghiên cứu sâu hơn trong việc tuyển chọn,
định hướng và khai thác các nguồn tư liệu phục vụ cụ thể cho từng môn học.
Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có hai mặt. Phương pháp hay ngữ liệu dạy học nào
được sử dụng nhiều quá đều sẽ gây nhàm chán đối với HS. Các phương pháp cũng
như ví dụ cần được sử dụng linh hoạt, tinh tế với số lượng vừa đủ sẽ cho chúng ta
kết quả tối ưu. Bên cạnh đó, trong truyện tranh Đôrêmon cũng có vô số điểm
chúng ta cần nhìn nhận đúng đắn, nhưng với lòng yêu nghề và sự sáng tạo tài tình
của những người giáo viên, tôi tin rằng chúng ta sẽ có cách xử lí phù hợp, biến cái
chưa hợp lí thành những thứ ta cần cho mỗi bài học.
Một lần nữa xin nói rằng, nghiên cứu đề tài này, người viết chỉ xin có một ý
tưởng nho nhỏ, một hướng đi mở trong suy nghĩ, phương pháp giáo dục và tìm tư
liệu dạy học, một cái gì đó mới mẻ, bớt căng thẳng hơn và được trẻ hơn khi trở lại

với những suy nghĩ của các em.
Hà Nội ngày 20 tháng 3 năm 2010
Người viết

Bùi Thu Thủy
13


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
Phòng GD & ĐT huyện Từ Liêm
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc

-------&&&---------

Biên bản duyệt sáng kiến kinh nghiệm
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm sử dụng truyện tranh
Đô-rê-mon trong giáo dục đạo đức và minh họa một số bài học ở Tiểu học.
Họ và tên người viết: Bùi Thu Thủy
Môn: Công tác chủ nhiệm lớp
Trường : Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm
Nhận xét của hội đồng xét duyệt
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Xếp loại:.....

Tính sáng tạo:.........../ 5 điểm
Tính KH, SP:.........../ 4 điểm
( Xếp loại A: Từ 17 -20 điểm

Tính hiệu quả:........./ 5 điểm

Xếp loại B: Từ 14 16,5 điểm

Tính phổ biến: ....../ 6 điểm

Xếp loại C: Từ 10 13, 5 điểm)

Tổng số: ........../ 20 điểm

Ngày....tháng.......năm 2010

Ngày.......tháng......năm 2010

Người xét duyệt

Chủ tịch hội đồng xét duyệt

14


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
UBND huyện Từ Liêm


Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phòng GD-ĐT

Độc lập tự do hạnh phúc
-------&&&---------

Biên bản duyệt sáng kiến kinh nghiệm
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm sử dụng truyện tranh
Đô-rê-mon trong giáo dục đạo đức và minh họa một số bài học ở Tiểu học.
Họ và tên người viết: Bùi Thu Thủy
Môn: Công tác chủ nhiệm lớp
Trường : Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm
Nhận xét của hội đồng xét duyệt
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xếp loại:.....

Tính sáng tạo:.........../ 5 điểm
Tính KH, SP:.........../ 4 điểm
( Xếp loại A: Từ 17 -20 điểm

Tính hiệu quả:........./ 5 điểm

Xếp loại B: Từ 14 16,5 điểm


Tính phổ biến: ....../ 6 điểm

Xếp loại C: Từ 10 13, 5 điểm)

Tổng số: ........../ 20 điểm

Ngày....tháng.......năm 2010

Ngày.......tháng......năm 2010

Người xét duyệt

Chủ tịch hội đồng xét duyệt

15


Bùi Thu Thủy Giáo viên Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm
UBND thành phố Hà nội

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sở GD-ĐT Hà Nội

Độc lập tự do hạnh phúc
-------&&&---------

Biên bản duyệt sáng kiến kinh nghiệm
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm sử dụng truyện tranh
Đô-rê-mon trong giáo dục đạo đức và minh họa một số bài học ở Tiểu học.

Họ và tên người viết: Bùi Thu Thủy
Môn: Công tác chủ nhiệm lớp
Trường : Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm
Nhận xét của hội đồng xét duyệt
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xếp loại:.....

Tính sáng tạo:.........../ 5 điểm
Tính KH, SP:.........../ 4 điểm
( Xếp loại A: Từ 17 -20 điểm

Tính hiệu quả:........./ 5 điểm

Xếp loại B: Từ 14 16,5 điểm

Tính phổ biến: ....../ 6 điểm

Xếp loại C: Từ 10 13, 5 điểm)

Tổng số: ........../ 20 điểm

Ngày....tháng.......năm 2010

Ngày.......tháng......năm 2010


Người xét duyệt

Chủ tịch hội đồng xét duyệt

16



×