Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện từ thực tiễn Cơ sở xã hội Nhị Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 125 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ LỆ THU

DỊCH VỤ THAM VẤN
CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN
TỪ THỰC TIỄN CƠ SỞ XÃ HỘI NHỊ XUÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ LỆ THU

DỊCH VỤ THAM VẤN
CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN
TỪ THỰC TIỄN CƠ SỞ XÃ HỘI NHỊ XUÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số

: 60 90 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HỮU LONG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn: “Dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự
nguyện từ thực tiễn Cơ sở xã hội Nhị Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh” tôi xin
trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các thầy cô Khoa Công tác xã hội và các Phòng,
Ban - Học viện Khoa học Xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học
tập và thực hiện luận văn tại Học viện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Hữu Long là người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các cán bộ nhân viên tại Cơ sở xã hội
Nhị Xuân đã hỗ trợ tích cực trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu tại cơ sở.
Cuối cùng, xin cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, sự động
viên và cả sự hy sinh của họ là nguồn động lực to lớn để tôi có thể hoàn thành tốt
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THAM VẤN CHO
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN .............................................15
1.1.


Một số khái niệm ......................................................................................15

1.2.

Một số vấn đề về người cai nghiện ma túy ..............................................18

1.3.

Tham vấn hỗ trợ điều trị người cai nghiện ma túy...................................24

1.4.

Các thuyết ứng dụng ................................................................................29

1.5.

Cơ sở pháp lý về trợ giúp người cai nghiện .............................................32

1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn hỗ trợ điều trị người cai

nghiện ma túy .....................................................................................................35
Chương 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THAM VẤN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN TẠI CƠ SỞ XÃ HỘI
NHỊ XUÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .....................................................38
2.1.

Tổng quan về Cơ sở xã hội Nhị Xuân và đối tượng cai nghiện ma túy tự


nguyện tại cơ sở ..................................................................................................38
2.2.

Thực trạng dịch vụ tham vấn hỗ trợ điều trị cho người cai nghiện ma túy

tự nguyện tại cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh .........................40
2.3.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ tham vấn cho người cai

nghiện ma túy tự nguyện ....................................................................................50
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG THAM VẤN CÁ NHÂN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THAM VẤN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
CAI NGHIỆN ...................................................................................................... 57
3.1. Ứng dụng hoạt động tham vấn cá nhân hỗ trợ điều trị cho người cai nghiện
ma túy tự nguyện ................................................................................................57
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ tham vấn
cho người cai nghiện ma túy ..............................................................................73
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ nhu cầu của học viên cai nghiện đối với các hoạt động tham vấn
hỗ trợ tâm lý (tỉ lệ %) ................................................................................................41
Bảng 2.2. Đánh giá tình trạng nhận được hỗ trợ về dịch vụ tham vấn hỗ trợ y tế, sức
khỏe của học viên cai nghiện ma túy tự nguyện (tỉ lệ %) .........................................43

Bảng 2.3. Mức độ hài lòng của học viên cai nghiện với các dịch vụ tham vấn hỗ trợ
y tế, sức khỏe (tỉ lệ %) ..............................................................................................44
Bảng 2.4. Đánh giá tình trạng nhận được hỗ trợ về dịch vụ tham vấn hỗ trợ giáo dục
của học viên cai nghiện ma túy tự nguyện (tỉ lệ %) ..................................................45
Bảng 2.5. Nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng của học viên cai
nghiện ma túy tự nguyện (tỉ lệ %) .............................................................................47
Bảng 2.6. Mức độ tác động của các yếu tố nằm trong nhóm yếu tố các mối quan hệ
gia đình, xã hội đến dịch vụ tham vấn (tỉ lệ %) ........................................................52
Bảng 2.7. Hoàn cảnh kinh tế của các học viên cai nghiện tham gia điều tra (%) .....55
BIỂU
Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng về dịch vụ tham vấn hỗ trợ giáo dục của học viên cai
nghiện ma túy tự nguyện. ..........................................................................................46
Biểu đồ 2.2. Tình trạng hỗ trợ các dịch vụ tham vấn tái hòa nhập cộng đồng cho học
viên cai nghiện ma túy tự nguyện .............................................................................48
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của học viên cai nghiện với các dịch vụ hỗ trợ tái hòa
nhập cộng đồng (tỉ lệ %) ...........................................................................................48
Biểu đồ 2.4. Trạng thái tâm lý của học viên cai nghiện trong quá trình điều trị. ...51
Biểu 2.5. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố thuộc về nhân viên tham vấn
của học viên cai nghiện được điều tra .......................................................................54


DANH MỤC VIẾT TẮT

CBCS:

Cán bộ cơ sở

CSXH:

Cơ sở xã hội


CTXH:

Công tác xã hội

HIV:

Hội chứng Suy giảm Miễn dịch mắc phải ở người

NCN:

Người cai nghiện

NCN MT TN: Người cai nghiện ma túy tự nguyện
NTV:

Nhà tham vấn

TVV:

Tham vấn viên

TC:

Thân chủ

TNXP:

Thanh niên xung phong


STT:

Số thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan phòng chống Ma túy và tội
phạm của Liên hợp quốc (UNODC) số người nghiện ma túy vào năm 2016 đã tăng
lên 29 triệu người so với năm 2014 là 27 triệu người. Theo đó, mỗi ngày trên thế
giới có 552 người chết vì ma túy. Đó là một thiệt hại đáng báo động về nguồn nhân
lực của mỗi quốc gia và toàn cầu. Ở Việt Nam, theo các thống kê của Bộ Lao động
Thương binh & Xã hội năm 2015 cho thấy năm 1995 cả nước mới chỉ có khoảng 68
nghìn người nghiện ma túy, chủ yếu là nghiện thuốc phiện tập trung ở các tỉnh miền
núi phía Bắc, thì đến năm 2005 số người nghiện là 12.800 người phân bố tại tất cả
63 tỉnh, thành phố cả nước; đến năm 2015, tổng số người nghiện ma túy tăng lên
khoảng 204.400 người, trong đó 19% là người nghiện ma túy tổng hợp. Tỉ lệ nghiện
ma túy tăng cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự diễn biến phức tạp của
các tệ nạn xã hội. Nghiện ma túy đã và đang làm gia tăng mối lo ngại về sức khỏe,
xã hội, làm giảm chất lượng và giá trị cuộc sống của bản thân người nghiện, gia
đình, cộng đồng, xã hội.
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước đã xây dựng, ban hành các khung
pháp lý để kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn việc sử dụng ma túy. Các hình thức
cai nghiện ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người cai nghiện và mang lại

hiệu quả cao như: Cai nguyện tự nguyện tại các cơ sở xã hội, cơ sở dân lập; cai
nghiện tại cộng đồng; cai nghiện bắt buộc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng dù cai nghiện dưới hình thức nào thì người
cai nghiện luôn bị xã hội xem là một mối nguy hiểm, là tệ nạn xã hội. Sự xa lánh,
kỳ thị, cô lập của xã hội đã khiến cho người nghiện ma túy mất đi niềm tin, mất đi
động lực để cai nghiện và hòa nhập cộng đồng sau cai. Trong khi đó, người nghiện
ma túy do bất cứ nguyên nhân nào cũng đều có nhu cầu được yêu thương, quan tâm,
chia sẻ. Đồng thời, tiếp cận theo quan điểm mới, nghiện ma túy hiện nay không còn
bị xem là một tệ nạn xã hội mà là một loại bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ. Do
đó, việc điều trị ma túy là một quá trình lâu dài gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về
1


y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện
ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.
Tham vấn hỗ trợ điều trị đã giúp cho quá trình cai nghiện đạt kết quả cao
hơn, chất lượng hơn. Đây là một hình thức can thiệp nhằm tác động, thay đổi nhận
thức, hành vi của người nghiện. Tuy nhiên cho đến hiện nay, phương pháp này vẫn
còn khá mới mẻ trong hoạt động điều trị cai nghiện. Đồng thời, việc phát triển hoạt
động tham vấn hiệu quả, chuyên nghiệp cũng đòi hỏi một đội ngũ Tham vấn viên
(hay Nhân viên công tác xã hội) có kỹ năng, kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp.
Cơ sở xã hội Nhị Xuân là một cơ sở có nhiệm vụ, chức năng quan trọng
trong việc điều trị cai nghiện thuộc hệ thống quản lý của nhà nước. Ngoài thực hiện
chức năng là “trạm trung chuyển” các đối tượng cai nghiện bắt buộc của Thành phố
Hồ Chí Minh, cơ sở còn tiếp nhận điều trị, quản lý, giáo dục, dạy văn hóa, dạy nghề
cho người cai nghiện tự nguyện. Tại đây, hoạt động tham vấn hỗ trợ điều trị cũng đã
được áp dụng và ngày càng được quan tâm, nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, hoạt
động tham vấn điều trị tại cơ sở đã hỗ trợ, giải quyết những khó khăn gì cho người
cai nghiện? Chất lượng của hoạt động tham vấn đạt được như thế nào? Có đáp ứng
được nhu cầu của người cai nghiện hay không? Nếu đáp ứng thì sự đáp ứng đó ở

mức độ nào? Từ những kết quả hiện có của hoạt động tham vấn hỗ trợ điều trị, Cơ
sở xã hội Nhị Xuân nói riêng và các cơ sở, tổ chức cai nghiện khác cần quan tâm,
nâng cao những yếu tố nào để hoạt động tham vấn đạt hiệu quả, chất lượng, đáp
ứng nhu cầu của người cai nghiện cũng như xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Dịch vụ tham
vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện từ thực tiễn Cơ sở xã hội Nhị Xuân,
thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp thạc sĩ của mình nhằm
góp phần làm đa dạng hơn cơ sở lý luận và thực tế đối với dịch vụ tham vấn cho
người cai nghiện ma túy tự nguyện nói riêng và người cai nghiện ma túy nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Ma túy đã và đang tác hại rất lớn đến nền kinh tế, chính trị, xã hội, làm suy
thoái đạo đức, lối sống, đồng thời cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đại dịch
2


HIV/AIDS. Trong suốt những năm qua, vấn đề phòng chống ma túy cũng như điều
trị cai nghiện ma túy, khắc phục hậu quả của ma túy luôn là một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới.
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 của Liên hợp quốc đã thừa
nhận rằng việc dùng các chất ma túy trong y học để giảm đau là điểu không thể thiếu
và cần có những điều khoản thích hợp để đảm bảo về sử dụng các chất ma túy cho
mục đích trên. Tuy nhiên việc nghiện các chất ma túy là một tệ nạn nghiêm trọng đối
với cá nhân và là mối nguy hiểm về xã hội, kinh tế cho nhân loại. Công ước đã đưa ra
nhiệm vụ ngăn chặn và đấu tranh chống ma túy là một nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu, đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế được chỉ đạo theo những nguyên tắc chung và
hướng về những mục tiêu chung . Việc tất cả các nước tham gia Công ước kiểm soát
ma tuý và việc thực hiện trên phạm vi toàn cầu các điều khoản trong Công ước là
những điều kiện tiên quyết để kiểm soát ma tuý trên toàn thế giới có hiệu quả, kể cả
việc đạt được những mục tiêu trong các Công ước. Số quốc gia gia nhập các Công

ước kiểm soát ma tuý quốc tế đã tăng lên, cụ thể: Đến tháng 01/2004 có 180 nước
tham gia Công ước thống nhất về ma tuý năm 1961; đến tháng 11/2004 có 175 nước
tham gia Công ước về chất hướng thần năm 1971 và 170 nước tham gia Công ước về
chống buôn lậu ma tuý và chất hướng thần năm 1988.
Trước tỉ lệ người nghiện ma túy ngày càng tăng cao và gây ra những hệ lụy
nghiêm trọng, hàng loạt các mô hình cai nghiện đã được nghiên cứu và đưa vào ứng
dụng. Từ những hình thức cai nghiện chú trọng đến mặt sức khỏe, các nghiên cứu
đã dần dần chú trọng đến các yếu tố tinh thần.
Mô hình Matrix (1980): Mô hình điều trị Matrix được Viện nghiên cứu quốc
gia về lạm dụng ma túy của Hoa Kỳ (NIDA) giới thiệu như một phương pháp điều
trị và đã được khoa học chứng minh là một phương pháp điều trị có hiệu quả và có
bổ sung chương trình phòng ngừa tái nghiện. Theo mô hình này sau khi được giải
độc ma túy người nghiện sẽ tham gia một chương trình phục hồi kéo dài trong 16
tuần với các khóa tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm về các kỹ năng phục hồi cơ bản, các
kỹ năng phòng ngừa tái nghiện, các buổi giáo dục tư vấn dành cho người đối ngẫu,
3


gia đình người người, các hỗ trợ về xã hội kết hợp với thử nước tiểu tìm chất ma
túy. Rất nhiều dự án nghiên cứu về điều trị phục hồi cho người nghiện có sử dụng
mô hình điều trị Matrix đã cho thấy những người tham gia điều trị sau đó đã giảm
sử dụng các chất ma túy như methamphetamine, cocaine... Các chỉ số tâm lý của
người bệnh cũng như các hành vi nguy cơ cao liên quan đến lây nhiễm HIV/AIDS
đã được cải thiện đáng kể; Mô hình Jirasa: Là một mô hình của Thái Lan, được phát
triển dựa trên các nguyên lý phục hồi về tâm lý xã hội ứng dụng cho phù hợp với
đặc điểm văn hóa của Thái Lan kết hợp với việc dạy các giáo lý đạo phật cho người
nghiện ma túy. Bên cạnh các cán bộ y tế, giáo dục, các chức sắc của đạo phật cũng
được vận động và tập huấn để tham gia thực hiện việc phục hồi cho người nghiện;
Mô hình Cộng đồng trị liệu (Hoa Kỳ): Cộng đồng Trị liệu (tiếng Anh là Therapeutic
Communities, viết tắt là T.C) là hoạt động cai nghiện ma tuý bằng phương pháp

dùng cộng đồng người nghiện tự giúp đỡ lẫn nhau với phương châm "Trợ giúp để
người nghiện tự giúp đỡ chính bản thân". Đây là liệu pháp điều trị, phục hồi dựa
trên nguyên lý tự giúp đỡ lẫn nhau của chính bản thân những người nghiện ma tuý
trong một cộng đồng (tập thể) người nghiện dưới sự hướng dẫn quản lý của các
chuyên gia và trợ giúp về chuyên môn của các nhân viên cai nghiện, phục hồi
chuyên nghiệp. Như vậy T.C vừa là một tổ chức, một mô hình và đồng thời là một
liệu pháp cai nghiện ma tuý. Mô hình thực hiện theo 3 nguyên lý: tạo môi trường
gia đình giữa những người nghiện tham gia chương trình, sử dụng áp lực tích cực
của bạn bè và sử dụng các gương điển hình (hình mẫu) cho người nghiện noi theo.
Các hoạt động của mô hình được thực hiện theo 4 nhóm: a) các hoạt động quản lý
và sửa đổi hành vi; b) các hoạt động phục hồi về tâm lý và tình cảm, c) các hoạt
động mang yếu tố tâm linh và d) các hoạt động về dạy nghề - hướng nghiệp. Để
người nghiện từ bỏ được ma túy, quá trình cai nghiện đòi hỏi phối hợp đồng thời và
đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau: từ liệu pháp y tế đến các liệu pháp điều trị tổng
hợp đối với người cai nghiện như hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, tổ
chức lao động sản xuất, học tập, tổ chức các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, văn
hoá, thể thao… Như vậy, các hoạt động quản lý, giáo dục nâng cao nhận thức và
4


làm chuyển đổi hành vi, phục hồi nhân cách của người nghiện ma tuý vừa là nhiệm
vụ vừa là mục tiêu rất quan trọng trong liệu pháp T.C nhằm giúp cho họ từng bước
rèn luyện, thay đổi sự lệch lạc trong nhận thức, quan điểm và dần hình thành ý thức
trách nhiệm, tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sinh hoạt có nề nếp và lối sống lành
mạnh, lương thiện lâu nay người nghiện chưa từng có hoặc đã đánh mất để trở
thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.; Mô hình FAST: Đây là một mô hình
được phát triển, cải biên trên Mô hình Cộng đồng trị liệu với 4 thành phần chính: a)
Gia đình (F - Family); b) các hoạt động điều trị thay thế (A - Alternative Treatment
Activities); c) Tự giúp đỡ (S - Self-help) và d) Cộng đồng trị liệu (T- Theraputic
Community) [33]

Viện nghiên cứu về Lạm dụng ma túy của Hoa Kỳ - NIDA đã đưa xây dựng
và triển khai mô hình điều trị nghiện ma túy toàn diện. Trong đó đã đưa ra việc sử
dụng các liệu pháp dược trị hay điều trị bằng thuốc chỉ là một trong các thành tố cơ
bản của một chương trình điều trị nghiện. Ngoài điều trị về dược lý, các thành tố cơ
bản khác của một chương trình điều trị nghiện toàn diện còn có các can thiệp hỗ trợ
về mặt tâm lý xã hội, sàng lọc và đánh giá, hỗ trợ người nghiện xây dựng kế hoạch
điều trị cá nhân, tư vấn và các liệu pháp nhằm thay đổi hành vi, giám sát việc tái sử
dụng, quản lý trường hợp (hay quản lý ca), chăm sóc sau điều trị và hỗ trợ người
nghiện tham gia các nhóm tự lực. Ngoài ra, mô hình điều trị còn có các dịch vụ bổ
trợ khác như dịch vụ y tế nhằm chăm sóc, điều trị các bệnh thể chất và tâm thần mà
người sử dụng ma túy thường mắc phải, các dịch vụ giáo dục, dạy nghề, hỗ trợ,
pháp lý,… [33].
Như vậy với các nghiên cứu, mô hình cai nghiện ma túy đã và đang áp dụng
trên thế giới, việc điều trị, hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy đã được quan tâm
và chú trọng trong quá trình cai nghiện. Các nghiên cứu, mô hình cai nghiện trên
thế giới đã cung cấp cơ sở tổng quan tình hình nghiện ma túy, tình hình cai nghiện,
cũng như các mô hình, phương pháp điều trị cai nghiện cho nghiên cứu đề tài.

5


2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Cùng với xu hướng gia tăng của tệ nạn ma túy trên thế giới, những năm qua, tệ
nạn ma túy ở Việt Nam tăng cao, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống xã hội, kinh tế, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Việc phòng,
chống và kiểm soát các tác động của ma túy luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội
quan tâm.
Quyết định số 798/QĐ-CTN ngày 01/9/1997của Chủ tịch Nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác nhận việc tham gia 3 Công ước quốc tế về kiểm
soát ma tuý gồm: Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961; Công ước về

các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán
bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988.
Năm 2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua
Luật phòng, chống ma tuý. Trong Luật phòng chống ma tuý, hợp tác quốc tế về
phòng chống ma tuý được qui định thành một chương riêng - Chương VI (từ Điều
46 đến Điều 51).
Cùng với hệ thống hành lang pháp lý về việc phòng, chống ma túy của Nhà
nước, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân, cũng
như xây dựng và áp dụng các công trình, dự án, mô hình cai nghiện hướng đến việc
kiểm soát, đẩy lùi tệ nạn ma túy.
Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy (FHI-2009): Bộ tài liệu bao
gồm Tài liệu Tư vấn điều trị nghiện ma túy dành cho giảng viên và Tài liệu Tư vấn
điều trị nghiện ma túy dành cho tư vấn viên. Tài liệu đã cung cấp những kiến thức
về việc sử dụng ma túy và hậu quả của nó, các mô hình điều trị nghiện ma túy, các
kỹ thuật và kỹ năng tư vấn điều trị nghiện ma túy, cũng như các liệu pháp dự phòng
tái nghiện để tăng cường hiệu quả trong tư vấn cho người sử dụng ma túy và người
sau cai. Các nguyên tắc tư vấn cơ bản, các kỹ năng tư vấn chính, dự phòng tái
nghiện và giám sát hỗ trợ được đề cập, hướng dẫn một cách chi tiết trong tài liệu.
Các yếu tố về tâm lý của người cai nghiện ma túy được chú trọng, là cơ sở để hình
thành nghiên cứu của tài liệu. Giáo trình “Công tác xã hội với người nghiện ma túy”
6


của tác giả Tiêu Thị Minh Hường năm 2012 đã cung cấp những lý luận, kỹ năng
công tác xã hội chuyên nghiệp trong việc trợ giúp người nghiện ma túy dành cho
các cử nhân công tác xã hội.
Năm 2013, tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Tố Như cùng nhóm biên soạn
đã hoàn thành giáo trình “Tham vấn điều trị nghiện ma túy”. Theo nhóm tác giả,
hiện nay ở Việt Nam việc điều trị nghiện trong những năm qua đã có một bước phát
triển đáng kể với sự lồng ghép đa dạng các mô hình điều trị được áp dụng dựa trên

các bằng chứng và thực hành hiệu quả trên thế giới, tuy nhiên vẫn có một số lượng
lớn những người có nhu cầu điều trị vẫn chưa tiếp cận các dịch vụ tham vấn điều trị.
Một trong những trở ngại của việc mở rộng công tác điều trị nghiện tại cộng đồng
gắn liền với hoạt động tham vấn tâm lý là do thiếu đội ngũ tham vấn viên chuyên
nghiệp. Tham vấn điều trị nghiện ma túy là một công trình nghiên cứu chuyên sâu,
hiệu quả trong việc đào tạo, nâng cao các kiến thức, kỹ năng tham vấn hỗ trợ điều
trị nghiện cho nhân viên xã hội; Đề tài nghiên cứu “Tâm lý người nghiện” của tác
giả Nguyễn Ngọc Lâm (2016) với 03 nội dung chính gồm: tình hình chung về người
nghiện ma túy, các đặc điểm tâm lý của người nghiện và cách đối xử với người
nghiện ma túy. Trên các cơ sở, dữ liệu nghiên cứu, đề tài nhấn mạnh về vai trò quan
trọng của hoạt động hỗ trợ người cai nghiện dựa trên yếu tố tâm lý. Bên cạnh đó, đề
tài luận văn thạc sĩ “Xây dựng quy trình tham vấn cho người nghiện ma túy tại
Trung tâm giáo dục lao động xã hội hiện nay” của Bàn Thị Hà (2017) đã đưa ra
những nguyên nhân gây nghiện ma túy, các quy trình, hình thức tham vấn tâm lý
đang được triển khai thực hiện của trung tâm X. Đề tài đã nhận định về vai trò của
các yếu tố có tác động quan trọng đến quá trình tham vấn tâm lý cho người cai
nghiện bao gồm: sự quyết tâm của người nghiện ma túy, sự hỗ trợ của người thâm
và tính chuyên nghiệp, trình độ của nhà tham vấn. Đồng thời, tác giả đã đưa ra một
số biên pháp nâng cao chất lượng tham vấn tâm lý cho người cai nghiện.
Các chương trình đào tạo tư vấn nghiện ma túy của Bộ Lao động – Thương
binh và xã hội: Ngày 28 tháng 4 năm 2016, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
đã ban hành thông tư số 04/2016/TT-BLĐTBXH về khung chương trình đào tạo về
7


tư vấn điều trị nghiện ma túy nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng về tư vấn điều trị
nghiện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực
cai nghiện ma túy để thực hiện mục tiêu cai nghiện ma túy, đáp ứng yêu cầu đổi
mới công tác cai nghiện ma túy trong tình hình hiện nay.
Ngày 13/4/ 2017, Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) đã tổ

chức Lễ công bố kết quả công trình nghiên cứu điều trị nghiện toàn diện. Theo đó,
phương pháp “Chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý” bộ tài liệu “Qui
trình điều trị nghiện khép kín” lần đầu tiên được Viện PSD giới thiệu rộng rãi trong
toàn xã hội. Theo đó, phương pháp “Chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm
lý” của PSD gồm 4 giai đoạn chính: Tư vấn đầu vào; Cắt cơn, phục hồi thể chất và
tâm lý; Chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý; Hỗ trợ học viên tái hòa
nhập xã hội.Ngoài mục tiêu giúp cai nghiện ma túy một cách bền vững, phương
pháp này còn hướng tới làm giảm các tác hại về sức khoẻ liên quan tới sử dụng ma
túy; giúp người cai nghiện thành công thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình
trong gia đình, cộng đồng. Bộ tài liệu “Qui trình điều trị nghiện khép kín”, bao
gồm: Phương pháp chống tái sử dụng ma túy bằng liệu pháp tâm lý; Sơ đồ quy trình
trị liệu khép kín; Bộ công cụ đánh giá tâm lý học viên trong quá trình trị liệu.
Nghiên cứu đặt trên cơ sở dùng tình yêu thương để cảm hóa, giúp người nghiện ma
túy vượt qua khó khăn. Mọi tác động bên ngoài đều phải thông qua cơ chế tự điều
chỉnh bên trong của cơ thể mới có thể đem lại hiệu quả. Với Hội nghị Quốc gia lần
thứ IV (8/2017) với chủ đề: “Phát triển mô hình điều trị rối loạn sử dụng chất và
HIV”. Tại hội nghị đã đưa ra các vấn đề về chăm sóc bệnh nhân rối loạn sử dụng
chất và mục tiêu 90-90-90 trong điều trị HIV, cập nhật tình hình về
Methamphetamine và các chất ma túy mới xuất hiện tại Việt Nam, điều trị hỗ trợ
bằng thuốc đối với nghiện các chất dạng thuốc phiện: Methadone, Buprenorphine,
Natrexone. Đồng thời, các chuyên gia đã có sự trao đổi, thảo luận và nhận định
tham vấn tâm lý cho người cai nghiện là một việc cần thiết.
Qua các nghiên cứu của các tác giả cũng như các bộ ngành, đã cho chúng ta
thấy một bức tranh về thực trạng người nghiện ma túy, người cai nghiện ma túy,
8


cũng như các phương pháp, mô hình điều trị cai nghiện. Tuy các nghiên cứu trên đã
cho thấy việc điều trị nghiện ma túy là sự can thiệp trên tất cả các mặt y tế, tâm lý,
xã hội nhưng chưa tiếp cận trên khía cạnh trao quyền lựa chọn, quyết định cho thân

chủ để thân chủ nâng cao năng lực, trách nhiệm trong quá trình cai nghiện, dự
phòng tái nghiện. Đồng thời, các nghiên cứu trên đều mang tính vĩ mô, chưa đề cập
đến thực trạng của dịch vụ tham vấn, cũng như có các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng
cao dịch vụ tham vấn tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân. Việc nghiên cứu dịch vụ tham vấn
đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện từ thực tiễn Cơ sở xã hội Nhị Xuân có
giá trị đối với Cơ sở Nhị Xuân nói riêng cũng như các cơ sở, trung tâm cai nghiện
nói chung trong việc củng cố, phát triển dịch vụ tham vấn điều trị nghiện ma túy,
phòng trừ tái nghiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về tham vấn hỗ trợ điều trị với người cai
nghiện tự nguyện, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này; từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ tham vấn hỗ trợ điều trị
người cai nghiện theo hình thức tự nguyện nói riêng và người cai nghiện theo các
hình thức khác tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về tham vấn điều trị
người cai nghiện ma túy.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tham vấn hỗ trợ điều trị cho người cai nghiện
tự nguyện và các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn hỗ trợ điều trị người cai nghiện
ma túy tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân.
- Ứng dụng Tham vấn cá nhân cho người nghiện ma túy tại Cơ sở xã hội Nhị
Xuân.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện tốt dịch vụ
tham vấn hỗ trợ điều trị với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị
Xuân.
9


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Người nghiện ma túy đang điều trị cai nghiện theo hình thức tự nguyện và đội
ngũ Tham vấn viên (Nhân viên CTXH) đang làm việc, trực tiếp hỗ trợ điều trị cho
người cai nghiện tại tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng : Trong phạm vi đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu 04 nội
dung chủ yếu sau: (1) Dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý cho người cai nghiện ma túy;
(2) Dịch vụ tham vấn hỗ trợ y tế, sức khỏe cho người cai nghiện ma túy; (3) Dịch
vụ tham ham vấn hỗ trợ giáo dục cho người cai nghiện ma túy; (4) Tham vấn hỗ trợ
phục hồi chức năng xã hội cho người cai nghiện ma túy.
- Về khách thể:
+ Người cai nghiện tự nguyện: 90 người
+ Tham vấn viên (nhân viên xã hội): 05 người
+ Lãnh đạo tại cơ sở: 01 người
- Về phạm vi không gian: Cơ sở xã hội Nhị Xuân tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Về thời gian: Từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng (các sự vật, hiện
tượng đều có mối liên hệ với nhau): từ kết quả nghiên cứu về thực trạng dịch vụ
tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở có thể xác định được các
vấn đề: những mặt đã đạt được, những điểm còn hạn chế từ đó xác định nguyên
nhân, đánh giá mức độ tác động, phương hướng giải quyết,…
- Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý
thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như hệ
10



thống chính sách đối với người nghiện ma túy trước – trong và sau quá trình cai
nghiện; dịch vụ hỗ trợ của công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy,...
- Cùng với việc vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện
chứng và vấn đề lý luận trong hệ thống cùng với một số lý thuyết khác, đề tài
nghiên cứu cũng kết hợp vận dụng các chủ trương, đương lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, các văn kiện, chính sách liên quan đến vấn đề cai nghiện ma túy, cai
nghiện ma túy tự nguyện và các quy định về các dịch vụ hỗ trợ - tham vấn cho
người nghiện, những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước thông qua luận
văn, luận án, các bài viết trong các hội thảo và tạp chí khoa học có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
* Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Mục đích: Là phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu nhằm hệ thống hóa các
lí luận mang tính khoa học và đảm bảo tính pháp lý về dịch vụ tham vấn hỗ trợ
người cai nghiện ma túy nói chung và người cai nghiện ma túy tự nguyện nói riêng.
Cách tiến hành: Đọc, chọn lọc, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát
hóa các tài liệu, số liệu, công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về các vấn
đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Thông tin được thu thập và chọn lọc từ các nguồn như: Những tài liệu chuyên
ngành về vấn đề nghiên cứu; các số liệu thống kê; số liệu của các cuộc điều tra và
các nghiên cứu về người nghiện ma túy, Tham vấn cho người nghiện ma túy; Số
liệu trong các báo cáo của các Bộ ngành có liên quan như: Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội, Bộ Công An…và các báo cáo của Cơ sở xã hội Nhị Xuân; sách,
báo, tạp chí trong nước; thông tin từ mạng Internet; các văn bản và định hướng của
Nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến đề tài.
* Phương pháp chuyên gia:

11



Mục đích: Nhằm tìm hiểu về mặt lý luận cũng như thực tiễn dịch vụ tham vấn
cho người cai nghiện ma túy tự nguyện. Đồng thời xác định những thuận lợi, khó
khăn trong việc triển khai, cung cấp dịch vụ tham vấn.
Cách tiến hành: Phỏng vấn, xin ý kiến của nhà khoa học – nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực công tác xã hội, Tâm lý học tại Học viện Khoa học xã hội, các nhà
khoa học – nhà nghiên cứu đã và đang tham gia giảng dạy công tác xã hội với người
nghiện ma túy, những người thực hiện chính sách, quản lý.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Mục đích: Khảo sát thực trạng dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy
tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân.
+ Khách thể: 90 học viên cai nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị
Xuân.
* Phương pháp quan sát
Mục đích: Dùng sự quan sát chủ quan để tìm hiểu, đánh giá cũng như tìm
kiếm thêm các dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Cách tiến hành: Quan sát gắn liền với quá trình tiếp xúc trực tiếp với người cai
nghiện ma túy, với Nhân viên xã hội, với Ban lãnh đạo tại cơ sở. Quan sát và ghi lại
bằng hình ảnh, âm thanh. Phương pháp quan sát thực tế được tiến hành trong quá
trình nghiên cứu, xác định thực trạng, nhu cầu tham vấn của người nghiện ma túy tự
nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin
đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng và đồng thời tìm hiểu sự thay đổi
của TC trước các vấn đề của bản thân khi ứng dụng thực nghiệm tác động.
Cách tiến hành: Thực hiện đặt câu hỏi, chú trọng những câu hỏi mở dành cho
với 05 học viên cai nghiện, 05 TVV, 01 Lãnh đạo cơ sở. Ghi chép, phân tích, tổng
hợp các ý kiến về vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển cứu
12



Mục đích: Đánh giá vai trò và tác động của dịch vụ tham vấn trong việc hỗ trợ
người cai nghiện ma túy tự nguyện. Làm rõ hơn các cơ sở lý luận được đưa ra trong
nghiên cứu.
Cách tiến hành: Thực hiện nghiên cứu trên 02 trường hợp học viên cai nghiện
ma túy tự nguyện là: Trường hợp 01: Nguyễn Ngọc Tường V; Trường hợp 02.
Nguyễn Minh N. Quá trình thực hiện trợ giúp theo quy trình tham vấn, có sự linh
hoạt theo tình huống, hoàn cảnh, nhu cầu của TC và sự hỗ trợ của Cơ sở.
* Phương pháp thống kê toán học
Mục đích:Xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
Cách tiến hành: Sử dụng chương trình SPSS 20.0để xử lý, phân tích kết quả
điều tra bảng hỏi; trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm, biên bản ghi
chép theo chủ đề phân tích.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Nghiên cứu vận dụng các kiến thức, kỹ năng, phương pháp tham vấn, tham
vấn cho người cai nghiện, góp phần củng cố bền vững hơn những hiểu biết về lý
thuyết, phương pháp, kỹ năng tham vấn cho người cai nghiện. Đồng thời,những
thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở
dữ liệu cho việc phân tích lý luận về dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy
nói riêng và lý luận về công tác xã hội nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Với nghiên cứu: “Dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự
nguyện từ thực tiễn Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh” tôi mong
muốn sẽ tìm hiểu được thực trạng dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện trên cơ sở
khách quan nhất. Biết được những khó khăn khi người cai nghiện tiếp cận với dịch
vụ tham vấn, những nhu cầu về tham vấn trong hỗ trợ tâm lý, y tế, sức khỏe, giáo
dục và tái hòa nhập cộng đồng của người cai nghiện được đáp ứng hay không, và
nếu có thì đáp ứng ở mức độ nào? Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy những khó

khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ tham vấn tại cơ sở, giữa mong muốn
13


của đội ngũ nhân viên xã hội, cấp quản lý với các điều kiện thực tế tại cơ sở, cơ chế,
chính sách của Nhà nước. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả, chất lượng của dịch vụ tham vấn.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tham vấn hỗ trợ điều trị người cai
nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tham vấn hỗ trợ điều trị người cai nghiện
ma túy tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Ứng dụng hoạt động tham vấn cá nhân trong hỗ trợ điều trị người
cai nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh và
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham vấn hỗ trợ điều trị cai nghiện.

14


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THAM VẤN
CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm Dịch vụ
Do tính chất phức tạp, đa dạng của dịch vụ nên cho đến hiện nay có khá nhiều
khái niệm về dịch vụ vẫn chưa được thống nhất.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [23].

Theo Kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những
sản phẩm thiên về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong
khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ [34].
Theo Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản
xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống
ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật [25].
Trong cuốn sách “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt nam mở cửa về dịch
vụ thương mại”, tác giả Nguyễn Thị Mơ đã đưa ra khái niệm dịch vụ: Dịch vụ là
các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị
các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được”.
Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp
ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng
sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất
định của xã hội.
1.1.2. Khái niệm Tham vấn
Hiện nay, Tham vấn là một thuật ngữ vẫn đang tồn tại khá nhiều cách hiểu
khác nhau.
15


Theo tác giả C. Patterson (1954) cho rằng: Tham vấn là sự tương tác giữa một
bên là người tham vấn với một hoặc một số thân chủ, ở đây người tham vấn sử dụng
kiến thức, hiểu biết về nhân cách, phương pháp tâm lý để giúp người kia giải quyết
vấn đề cải thiện sức khỏe tâm thần.
Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: Tham vấn là sự áp
dụng nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc phát triển con người
thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm,
hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp
cũng như vấn đề bệnh lý.

Richard Nelsson (1997) cũng cho rằng mục tiêu của tham vấn là hướng tới
thay đổi cách thức cảm nhận, suy nghĩ và hành động của con người, giúp họ tạo nên
một cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy theo ông: Tham vấn là một quá trình can thiệp
giải quyết vấn đề với một mối quan hệ, một quá trình tương tác đặc biệt giữa người
làm tham vấn và thân chủ.
Có thể thấy bản chất của Tham vấn là hoạt động hay phương pháp có mục
đích rõ ràng nhằm trợ giúp người có vấn đề tự giải quyết vấn của mình đề thông qua
việc nâng cao năng lực và phát huy tiềm năng của bản thân đối tượng.
Như vậy, tham vấn được hiểu là hoạt động mà nhà tham vấn sử dụng các kiến
thức, kỹ năng, thái độ chuyên môn nhằm giúp đối tượng tự đưa ra quyết định đúng
đắn cho vấn đề của mình, từ đó nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề.
1.1.3. Người nghiện ma túy
Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Khi được đưa vào cơ
thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó.
Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào chúng gây nên tổn thương và nguy
hại cho người sử dụng và cộng đồng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: Nghiện ma túy là tình trạng nhiễm độc mãn
tính hay chu kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma túy, với những đặc điểm cơ bản là:
Không cưỡng lại được nhu cầu sử dụng ma túy và sẽ tìm mọi cách để có ma túy;
Liều dùng tăng dần; Lệ thuộc chất ma túy cả về thể chất và tâm thần.
16


Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA): Nghiện là một
bệnh não mãn tính, tái phát làm cho người nghiện buộc phải tìm và sử dụng ma túy,
bất chấp các hậu quả đối với họ và những người xung quanh.
Như vậy có thể thấy Người nghiện ma túy là người có sự phụ thuộc vào các
chất ma túy, việc đưa một lượng ma túy nhất định vào cơ thể là một nhu cầu thường
xuyên, luôn có xu hướng tăng dần liều. Người nghiện ma túy không tự kiểm soát
được bản thân, mất khả năng cưỡng lại sự thèm muốn sử dụng ma túy và có xu

hướng tìm và sử dụng chất gây nghiện bất chấp hậu quả đối với bản thân và cộng
đồng.
1.1.4. Người cai nghiện ma túy tự nguyện
Để không còn bị lệ thuộc bởi chất ma túy, người nghiện ma túy sẽ được trị
liệu bằng các phương pháp thích hợp để dứt cơn, cai nghiện. Hiện nay chưa có
thuốc đặc trị để chữa nghiện ma túy. Các phương pháp hiện có chủ yếu hỗ trợ người
nghiện vượt qua hội chứng cai (lên cơn vật) một cách nhẹ nhàng hơn, nhằm hạn chế
những biến chứng của hội chứng cai.
Hiện nay, cai nghiện ma túy có 2 biện pháp cai nghiện chính đó là: Cai nghiện
bắt buộc và cai nghiện tự nguyện. Tương ứng với các biện pháp cai nghiện, người
cai nghiện sẽ được phân loại: Người cai nghiện dạng ép buộc và người cai nghiện tự
nguyện.
Vì giới hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả xin được trình bày tìm hiểu về người
cai nghiện tự nguyện.
Người cai nghiện tự nguyện là người nghiện ma túy hoặc người có nguy cơ tái
sử dụng ma túy có nguyện vọng sẽ được tiếp nhận vào cai nghiện theo diện tự
nguyện. Thời gian và chương trình cai nghiện ma túy được áp dụng trên cơ sở xem
điều kiện nhân thân, độ tuổi và thời gian sử dụng ma túy...
1.1.5. Dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Tham vấn cho người nghiện ma túy là: Quá
trình tương tác giữa nhà tham vấn dựa trên nguyên tắc nghề nghiệp và kỹ năng
chuyên môn với thân chủ là người nghiện ma túy, giúp họ hiểu về những khó khăn,
17


vấn đề do nghiện ma túy, từ đó nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của người
nghiện.
Như vậy: Tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện là quá trình tương
tác giữa nhà tham vấn (hay còn gọi là tham vấn viên) dựa trên các nguyên tắc nghề
nghiệp và kỹ năng chuyên môn với thân chủ là người cai nghiện ma túy tự nguyện,

giúp họ hiểu về những khó khăn, vấn đề do nghiện ma túy, từ đó nâng cao năng lực
giải quyết vấn đề của người nghiện.
Dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện là những hoạt động
chuyên môn được nhân viên tham vấn (hay còn gọi là tham vấn viên) thực hiện dựa
trên các vấn đề, nhu cầu của người cai nghiện (thân chủ) và gia đình người cai
nghiện nhằm giúp họ nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, tự đưa ra quyết định
đúng đắn cho vấn đề của mình và thực hiện có hiệu quả.
Khi bàn đến khái niệm tham vấn cho người nghiện ma túy tự nguyện chúng ta
cần quan tâm: Tìm kiếm và phát hiện các vấn đề (khó khăn) người cai nghiện tự
nguyện gặp phải; Thiết lập mối quan hệ giữa tham vấn viên (nhân viên xã hội) và
người cai nghiện; Thiết lập và thảo luận các phương pháp, cách thức hỗ trợ người
cai nghiện; Tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng người nghiện
và đánh giá kết quả
1.2. Một số vấn đề về người cai nghiện ma túy
1.2.1. Nguyên nhân khiến đối tượng tìm đến các chất ma túy
Tổng hợp các nghiên cứu của các tổ chức, nhà khoa học về nguyên nhân dẫn
đến việc sử dụng ma túy, tác giả đưa ra 2 nhóm nguyên nhân gồm:
Nguyên nhân chủ quan
Một trong những nguyên nhân mang tính quyết định dẫn đến sự phụ thuộc vào
ma túy xuất phát từ bản thân chủ thể. Do sự đua đòi, ăn chơi, thích chơi trội, thể
hiện mình dẫn đến việc sử dụng ma túy rồi trở thành nghiện. Một số khác do sự
thiếu hiểu biết về ma túy cộng với tính hiếu kỳ, tò mò, muốn tìm hiểu, muốn “thử
một lần” ....Trong đó, yếu tố tâm lý lứa tuổi có tác động khá lớn vì thực tế cho thấy
số lượng người bắt đầu đi vào con đường nghiện ma túy ở tuổi thanh thiếu niên khá
18


cao. Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, có thể
nói đây là giai đoạn khủng hoảng trong quá trình phát triển tâm lý và hoàn thiện
nhân cách.

Ngoài ra, sự chán nản, mất niềm tin vào gia đình, cuộc sống cũng là nguyên
nhân khiến đối tượng tìm đến ma túy để tìm cách lẩn trốn, quên đi buồn bực như
một sự giải thoát tâm lý.
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ gia đình, người thân
Gia đình có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách của con người. Tuy nhiên, việc thiếu quan tâm, chăm sóc và ý thức giáo dục
của một số gia đình không phù hợp hoặc bị buông lỏng đã vô tình đẩy con em mình
vào con đường nghiện ngập. Cấu trúc gia đình không trọn vẹn như bố mẹ mất, chỉ
có bố hoặc mẹ,...Ngoài ra, việc sống và lớn lên trong một gia đình không hạnh
phúc, hoặc bản thân bố mẹ, người thân trong gia đình nghiện ngập cũng khiến cho
đối tượng dễ dàng bị chi phối bởi chất gây nghiện.
Nguyên nhân từ phía Nhà trường, các tổ chức cộng đồng
Nhà trường là môi trường có tác động to lớn đến sự hình thành nhân cách của
mỗi người. Tuy nhiên nhiều trường vẫn chưa phát huy được vai trò, vị trí của mình
trong việc cung cấp, nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa ma túy. Sự yếu kém,
lỏng lẻo trong việc giảng dạy, rèn luyện góp phần làm gia tăng tệ nạn ma túy trong
lứa tuổi học sinh. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn hội, chưa thực sự là nơi để các
thành viên trao đổi, giúp nhau hoàn thiện kỹ năng, hướng đến các quan điểm đúng
đắn về cuộc sống, ước mơ. Điều này sẽ dẫn các em đến hoạt động tiêu cực, tụ tập ăn
chơi, đua đòi dễ bị vướng vào các tệ nạn.
Ngoài ra sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức
cộng đồng, các cơ quan liên quan cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ
lệ nghiện ma túy tăng lên.

19


×