Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn cơ sở xã hội bình triệu, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.16 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH LÊ NHƯ

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN
MA TÚY TỪ THỰC TIỄN CƠ SỞ XÃ HỘI BÌNH TRIỆU,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

Chuyên ngành: CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội về đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma
túy từ thực tiễn Cơ sở xã hội Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh” là
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh
vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận văn

Huỳnh Lê Như Trang




LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với
người nghiện ma túy từ thực tiễn Cơ sở xã hội Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí
Minh”, tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định trong công tác nghiên cứu,
thu thập thông tin, phỏng vấn đối tượng,... Tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ tận
tình của đồng nghiệp, gia đình, các anh chị khóa 1, 2 lớp Cao học Công tác
xã hội của Học viện Khoa học xã hội liên kết với Học viện xã hội Châu Á
(ASI) Philippines và sự giúp đỡ của các thầy cô, tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Hữu Nghị đã hướng dẫn
nghiên cứu đề tài luận văn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học đang công tác
tại Học viện Khoa học xã hội và Học viện xã hội Châu Á đã tạo điều kiện về
thời gian cũng như hỗ trợ các tài liệu học tập cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ, viên chức, người nghiện và thân nhân
người nghiện ma túy đang tập trung tại Cơ sở xã hội Bình Triệu đã tạo điều
kiện và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh không thể tránh
khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo,
cô giáo, các nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2017
Tác giả

Huỳnh Lê Như Trang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1:. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ ..............................................13
1.1. Khái niệm người nghiện ma túy, đặc điểm và nhu cầu của người nghiện
ma túy..............................................................................................................13
1.2. Khái niệm, chức năng và nguyên tắc của dịch vụ công tác xã hội đối với
người nghiện ma túy........................................................................................17
1.3. Nội dung và kỹ năng của dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện
ma túy .............................................................................................................21
1.4 . Thể chế về dịch vụ công tác xã hội........................................................25
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN CƠ SỞ XÃ HỘI
BÌNH TRIỆU, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...........................................30
2.1. Khái quát về cơ sở pháp lý, tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ và
đặc điểm của Cơ sở xã hội Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh...................30
2.2. Thực trạng người nghiện ma túy tại cơ sở xã hội Bình Triệu, Thành phố
Hồ Chí Minh....................................................................................................33
....2.3. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu
cầu người nghiện ma túy tại Cơ sở xã hội Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí
Minh................................................................................................................40
2.4. Thực trạng các dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho người nghiện ma túy
tại Cơ sở xã hội Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh ...................................43
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với
người nghiện ma túy tại cơ sở xã hội Bình Triệu............................................50


2.6. Đánh giá chung về việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội tại Cơ sở
xã hội Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh.................................................52
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM DỊCH VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC

TIỄN CƠ SỞ XÃ HỘI BÌNH TRIỆU, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...55
3.1. Định hướng bảo đảm việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với
nghiện ma túy..................................................................................................55
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy
tại Cơ sở xã hội Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh....................................60
KẾT LUẬN ...................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................70


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1: Tháp bậc thang nhu cầu của Maslow ...........................................15
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự ...................................................32
Bảng 2.1: Giới tính......................................................................................34
Bảng 2.2: Độ tuổi........................................................................................35
Biểu đồ 2.3 : Tình trạng hôn nhân của người cai nghiện ma túy ..............35


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn về kinh tế, là đầu mối giao
lưu và hội nhập quốc tế, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến
đầu tư, cũng như người dân nhập cư từ các địa phương trong cả nước đến
mưu sinh và làm việc. Bên cạnh mặt tích cực của sự phát triển, Thành phố
phải đối mặt với tình hình phức tạp của các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ
nạn ma túy đã và đang diễn ra với những thách thức, khó khăn, làm ảnh
hưởng sức khỏe, tâm trí, tiền của, là mối hiểm họa của giống nòi dân tộc và
đồng thời ảnh đến môi trường sống bình yên của gia đình, xã hội và sự phát
triển bền vững của Thành phố.

Dự báo tình hình mua bán và sử dụng trái phép các chất ma túy trong
thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp và đặc điểm của người nghiện ma túy
sẽ có những thay đổi, bên cạnh số lượng lớn người sử dụng heroin qua tiêm
chích thì số người sử dụng các chất ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng
mạnh trong nhóm đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ở khu vực
đô thị; tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao, số người tự nguyện đăng ký cai nghiện tại
gia đình, tại cộng đồng còn thấp và đặc biệt là người nghiện ma túy từ các
tỉnh, thành phố khác và người lang thang không có nơi cư trú ổn định đến
Thành phố Hồ Chí Minh vi phạm có xu hướng gia tăng [16].
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” [28] có hiệu lực thực hiện kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2014, tuy nhiên, đến nay việc ban hành quyết định đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc còn nhiều khó khăn, vướng mắt vì theo Điều
131 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định giao tổ chức xã hội quản lý đối
người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục

1


áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng không quy định
rõ là tổ chức nào và hiện nay chưa hướng dẫn điều kiện đảm bảo cho việc tổ
chức quản lý,... của tổ chức này; trình tự thủ tục lập hồ sơ quá phức tạp, qua
nhiều cơ quan hành chính nhưng đến nay các Bộ, ngành có liên quan chưa kịp
thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc đã hướng dẫn nhưng khó
áp dụng cụ thể như: Thẩm quyền xác định người nghiện ma túy là bác sỹ, y
sỹ thuộc trạm y tế cấp xã, bệnh xá Quân y,... có chứng chỉ hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ
tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền cấp
nhưng đến nay cơ quan y tế chưa tiến hành tập huấn, cấp giấy chứng nhận cho
đội ngũ này hoặc cơ sở để xác định tình trạng nghiện của một người sử dụng

ma túy phải được lưu lại cơ sở y tế để theo dõi các dấu hiệu lâm sàng (hội
chứng cai) thì mới xác định được tình trạng nghiện ma túy của họ, tuy nhiên
thực tế tại cơ sở y tế không được quyền bắt buộc người sử dụng ma túy phải
lưu lại cơ sở y tế để theo dõi và xác định.
Nghị quyết số 77/2014/QH13 của Quốc hội chỉ đạo “địa phương tạm
thời giao Trung tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tiếp nhận để quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho
người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để
Tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” [30].
Mặt khác, trong những năm gần đây, ma túy đã và đang là đại dịch nguy
hiểm để lại những hậu quả khôn lường cho sự phát triển của toàn nhân loại.
Vấn đề ma túy hiện nay trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tình
hình sử dụng ma túy vẫn diễn biến phức tạp, bất chấp các nỗ lực kiểm soát ma
túy. Ước tính năm 2010 trên toàn cầu có 230 triệu người sử dụng ma túy [8].
Tình trạng sản xuất và sử dụng ma túy đang gia tăng đe dọa nghiêm trọng trật
tự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng tại các quốc gia trên Thế giới, trong

2


đó có Việt Nam. Bởi vậy, công tác phòng chống ma túy nói chung và điều trị
nghiện nói riêng, đặc biệt vấn đề tái nghiện và tái hòa nhập xã hội luôn là
những thách thức đòi hỏi sự nỗ lực của người nghiện, gia đình, cộng đồng và
toàn xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma
túy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách
và chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy. Trải qua
5 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2020
cho thấy nhờ triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, công tác phòng,
chống và kiểm soát ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều

lĩnh vực: Nhận thức về tác hại của tệ nạn ma túy và trách nhiệm đối với công
tác phòng chống ma túy của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những
chuyển biến tích cực góp phần từng bước kiềm chế tệ nạn ma túy; đẩy mạnh
Công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy; công tác quản lý và hỗ
trợ người nghiện ma túy được nâng cao. Tuy nhiên, trong công tác này chúng
ta còn gặp không ít khó khăn, những kết quả thu được mới chỉ là bước đầu, cụ
thể: chúng ta đã áp dụng nhiều hình thức, mô hình tổ chức can thiệp, trợ giúp
cho người nghiện ma túy nhưng kết quả không được như mong muốn; tỷ lệ tái
nghiện 90 – 95% [6], công tác truyền thông còn dàn trải, bề nổi; hỗ trợ hòa
nhập cộng đồng chưa đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt nhu cầu của người nghiện
chưa được đáp ứng và thiết thực. Điều đó đặt ra câu hỏi: Chúng ta phải hỗ trợ
người nghiện như thế nào để họ từ bỏ hoàn toàn ma túy? Phương thức hỗ trợ
nào được coi là hiệu quả và ứng dụng cao trong công tác trợ giúp cai nghiện
cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng? Để giải quyết vấn đề đó,
đòi hỏi sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, trong đó có ngành Công tác xã
hội nói chung và dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện nói
riêng. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, với mục đích đẩy lùi hiểm họa
từ ma túy và hỗ trợ cho người sử dụng ma túy, một số địa phương trên cả
3


nước đã và đang áp dụng mô hình Điều trị ma túy tại cộng đồng có sự tham
gia hỗ trợ của các nhân viên xã hội nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục
những điểm chưa phù hợp từ hình thức cai nghiện ma túy tại các Trung tâm
Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, thuộc Bộ Lao động- Thương binh
và xã hội. Qua đó, khuyến khích người nghiện tự cai nghiện; hỗ trợ cho công
tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
Từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Dịch vụ công tác
xã hội đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn Cơ sở xã hội Bình Triệu,
Thành phố Hồ Chí Minh” để có được đánh giá khách quan về dịch vụ công

tác xã hội đối với người nghiện ma túy và tìm ra được những yếu tố tác động
đến hoạt động này từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
dịch công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
“Hazelden Betty Foundation” là mô hình hướng đến điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện, mô hình này đã phát triển một chương trình đào tạo
toàn diện để giúp các bệnh viện và các trung tâm điều trị nghiện, ngăn chặn tỷ
lệ tử vong do sử dụng ma túy quá liều. Hazelden Betty Foundation đã giải
quyết được cuộc khủng hoảng các chất dạng thuốc phiện theo những phương
thức khác nhau, cung cấp các sự kiện giáo dục và truyền thông ở Washington
và trong các cộng đồng trên khắp nước Mỹ.
Mô hình điều trị Regen, là mô hình điều trị nghiện hiệu quả, thu hút
khách lựa chọn nhiều nhất ở Úc, được thành lập năm 1970, trong đó phương
chăm hoạt động của mô hình này là giảm hại, cung cấp các gói dịch vụ cần
thiết, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện của người nghiện, trong
đó có điều trị thay thế bằng Methadone.

4


Nhóm tác giả Klee H., Hilary Klee L., Lain Mclean và Christian
Yavorsky C (2002), đã đề cập đến vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho người
nghiện ma tuý, những rào cản của người cai nghiện ma tuý trong việc xây
dựng cuộc sống mới và tìm kiếm việc làm. Trong nghiên cứu này, các tác giả
đã đề cập đến rất nhiều khó khăn và nguy cơ người nghiện ma tuý cũng như
khả năng hòa nhập cộng đồng của họ.
Trong báo cáo nghiên cứu của nhóm tác giả Bauld. L, Hay. Gordon,
Jennifer McKell and Colin Carroll (2010) đã chỉ ra rằng, hầu hết người
nghiện ma tuý gặp rất nhiều bất lợi và thiệt thòi trong cuộc sống. Đa số người

nghiện ma tuý là những người vô gia cư hoặc có vấn đề về nhà ở. Nhiều
người nghiện ma tuý là những người phải đối diện với vấn đề sức khỏe tâm
thần, là những đối tượng dễ phạm tội. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những
người sử dụng dạng nặng như heroin và cocain thì khả năng lao động thấp
hơn những người bình thường cùng độ tuổi.
Nghiên cứu “Hiệu quả trong việc kết nối, điều phối các dịch vụ dành
cho người sử dụng ma túy” của Martin SS, Scapitti FR (1993). Đây là nghiên
cứu dựa trên sự phối kết hợp của các ngành khác nhau với cách tiếp cận mô
hình quản lý trường hợp, điều phối các dịch vụ dành cho người sử dụng ma
túy [31, Martin SS (1993), Scapitti FR, Adai Libray, Drug Issues]
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Quá trình điều trị, phục hồi cho người nghiện ma tuý chính là quá trình
xử lý, giải quyết sự rối loạn 3 yếu tố từ các dịch vụ sẳn có tại đơn vị. Quá
trình này đòi hỏi sự phối hợp đồng thời và đồng bộ những biện pháp (liệu
pháp) khác nhau: Từ y tế (cắt cơn giải độc, phục hồi sức khỏe, điều trị các
bệnh cơ hội) đến các biện pháp điều trị tổng hợp như giáo dục trị liệu, tâm lý
trị liệu, lao động trị liệu, tư vấn, tham vấn, hướng nghiệp … đối với người cai
người nghiện.

5


Các công trình nghiên cứu về vấn đề nghiện ma túy và điều trị nghiện
ma túy hiện nay ở Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà khoa học và các cơ
quan chức năng quan tâm, bao gồm các hướng nghiên cứu sau:
- Hướng nghiên cứu nhu cầu việc làm cho người nghiện ma túy, các
nguyên nhân nghiện ma túy và cơ chế trị liệu cho người nghiện ma túy:
Đề tài cấp Bộ 2001 “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy,
người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” do Nguyễn Văn Minh (2002)
làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống người

nghiện ma tuý, người bán dâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng
tái nghiện của người sau nghiện ma túy là do không có việc làm, mặc dù nghị
lực của đối tượng là yếu tố quyết định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố quan
trọng giúp đối tượng từ bỏ tệ nạn xã hội. Do vậy, các đề xuất của tác giả hướng
tới hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo việc làm cho đối tượng nhằm giúp họ
ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện.
Tác giả Trần Nhu và Hồ Bá Thu (2008), đã đề cập đến các nguyên nhân của
việc nghiện ma túy. Trong đó phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan. Qua
nghiên cứu các tác giả cho rằng việc nghiện ma túy có thể do các xung đột, các
rối nhiễu: Gia đình ly hôn, gia đình có bạo hành, bạo lực…. Kết quả nghiên cứu
đã đề cập đến các yếu tố bên trong (sinh học, tâm lý cá nhân), yếu tố bên ngoài
(tâm lý- xã hội) như hệ thống tác động trực tiếp đến nhu cầu học nghề, nhu cầu
việc làm của người nghiện ma tuý.
Đề tài “Tâm lý học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ thực
tế thành phố Hồ Chí Minh” do tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng
chủ biên, xuất bản năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu của
nhiều tác giả về nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, công tác giáo dục nhân cách,
đạo đức xã hội dành cho những người liên quan đến nghiện ma túy. Các tác
giả cho rằng, người nghiện là người rối loạn về tâm lý, không làm chủ được

6


hành vi của mình, từ không làm chủ được bản thân, họ hành động chủ yếu
theo ham muốn bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng hoảng nhân cách,
tha hóa - rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi nhân cách, sửa đổi
và phát triển nhân cách người cai nghiện thành công hay không phụ thuộc vào
thái độ, tình thương, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thân
người nghiện. Do vậy, công tác điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhân
cách cho người sau cai nghiện na túy và những giải pháp giúp người sau cai

nghiện ma túy trở về với gia đình, cộng đồng được thực hiện bằng biện pháp
tâm lý.
Nghiên cứu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Chemonics (2012), đã đưa ra các số liệu liên
quan đến các vấn đề hạn chế trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm thỏa mãn
người nghiện ma tuý cho người sau cai nghiện ma túy, những khó khăn thách
thức từ các mô hình trợ giúp hiện tại. Nghiên cứu đã đề xuất cho Chính phủ trong
việc hỗ trợ học nghề, thỏa mãn nhu cầu việc làm của người nghiện ma tuý. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chỉ đi theo hướng nghiên cứu xã hội chứ chưa dựa trên lý
luận khoa học tâm lý. Nhất là chưa xây dựng được thang đo mức độ biểu hiện
nhu cầu việc làm dưới gốc độ tâm lý học.
- Hướng nghiên cứu đặc điểm nhân cách của người nghiện ma túy và biện
pháp trị liệu cho người nghiện ma túy.
Tác giả Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện
ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên
nghiện ma tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hóa
những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của
chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma tuý, cũng như quan
điểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số
đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý,

7


mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình
được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên
nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con.
Nghiên cứu: “Liệu pháp tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy” của
Nguyễn Hữu Khánh Duy, Nguyễn Đình Khuê, Trist Summerfield (2002) đã
đề cập một số liệu pháp tâm lý xã hội nhằm can thiệp kịp thời cho thanh niên

nghiện ma túy. Đề tài đã hệ thống hóa một số lý luận về tư vấn hướng nghiệp
cho thanh niên sau cai nghiện như: Bản chất của hướng nghiệp; các giai đoạn
hướng nghiệp; các hoạt động và nội dung tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên
sau cai nghiện tại cộng đồng. Có thể nói nghiên cứu đã xem vấn đề hướng
nghiệp, dạy nghề là con đường cơ bản giúp thanh niên nghiện ma túy tái hòa
nhập cộng đồng hiệu quả. Đây là nghiên cứu dưới góc độ tâm lý xã hội của
thanh niên nghiện ma túy. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới nêu ra một số liệu pháp
tâm lý xã hội mà chưa đi sâu nghiên cứu cơ chế hình thành các hiện tượng
tâm lý của người nghiện ma tuý.
Qua tìm hiểu và phân tích những nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài
nước có thể thấy rằng lĩnh vực điều trị nghiện ma tuý đã nhận được khá nhiều
sự quan tâm của các chuyên gia. Tuy nhiên, còn rất ít tác giả nghiên cứu về
dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện tập
trung. Thực tế đây là lĩnh vực còn khá mới vì các nghiên cứu về điều trị
nghiện ma tuý trước kia chủ yếu tiếp cận theo hướng y học, tâm lý học, hướng
nghiệp, dạy nghề,... Can thiệp hỗ trợ người nghiện ma tuý ở khía cạnh quản lý
công tác xã hội thực sự là mới vì nhìn chung các nghiên cứu về công tác xã
hội tập trung ở các lĩnh vực phổ biến như những vấn đề chung về công tác xã
hội hoặc công tác xã hội với trẻ em, người cao tuổi,… Cùng với sự gia tăng số
người nghiện ma tuý trong xã hội và quan điểm của Đảng và Nhà nước thể

8


hiện trong các chính sách mới thì vấn đề điều trị nghiện càng được quan tâm.
Do đó, đề tài tập trung vào nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với người
nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ công tác xã hội

đối với người nghiện ma túy (thông qua thực tiễn tại Cơ sở xã hội Bình Triệu,
Thành phố Hồ Chí Minh). Từ đó, đưa ra các giải pháp củng cố và phát triển
dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại Cơ sở xã hội Bình
Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Làm sáng tỏ các khái niệm, đặc điểm, nhu cầu của người nghiện ma
tuý; khái niệm, đặc điểm, chức năng, nguyên tắc, nội dung và kỹ năng của
dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý dịch vụ công tác xã hội đối với
người nghiện ma tuý tại Cơ sở xã hội Bình Triệu.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với
người nghiện ma tuý tại Cơ sở xã hội Bình Triệu.
- Đưa ra một số định hướng và giải pháp củng cố và phát triển các dịch
công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý tại Cơ sở xã hội Bình Triệu đạt
hiệu quả cao hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện
ma túy từ thực tiễn Cơ sở xã hội Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh.

9


- Khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên 3 nhóm khách thể: Cán
bộ - viên chức (01 người), người thân (01 người) và người cai nghiện tập
trung (20 người) tại Cơ sở xã hội Bình Triệu.
- Phạm vi về không gian và thời gian: Thực trạng tại Cơ sở xã hội Bình
Triệu hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để lý giải những
vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy; phân
tích, đánh giá dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý tại Cơ sở
xã hội Bình Triệu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp thu thập, phân tích, sử dụng thông tin từ các công trình
nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương
pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Tra cứu các tài liệu về
Công ước quốc tế; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước về người nghiện ma túy.
Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo, thống kê, văn bản của các cơ quan,
tổ chức có liên quan đến vấn đề người nghiện ma túy và quản lý công tác xã
hội với người nghiện ma túy.
Nghiên cứu một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước về
công tác xã hội với người nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục
– Lao động xã hội.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

10


Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và người
cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn nguyện
vọng, ý kiến của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ
của người ấy. Trong luận văn này, phương pháp phỏng vấn sâu là phương
pháp chính nhằm thu thập những thông tin cần thiết, từ đó đưa ra những
khuyến nghị và giải pháp về nội dung cung cấp các dịch vụ công tác xã hội
cho người nghiện ma túy tại Cơ sở xã hội Bình Triệu.
Nghiên cứu sẽ tập trung phỏng vấn 20 đối tượng nghiện ma túy, 01 giáo

dục viên và 01 người thân của người nghiện ma túy đang cai nghiện tại cơ sở
xã hội Bình Triệu để đánh giá về: Các dịch vụ công tác xã hội đang được triển
khai tại cơ sở; Những khó khăn học viên đang gặp phải trong việc tiếp cận các
dịch vụ; Những yếu tố tác động, ảnh hưởng tới các dịch vụ và hiệu quả của
những các dịch vụ xã hội này; Những đề xuất và giải pháp để nâng cao hiệu
quả trong việc cung cấp các dịch vụ đối với người nghiện ma tuý.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp một số căn cứ góp phần
khẳng định các tri thức lý luận về cung cấp dịch vụ công tác xã hội nói chung
và dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma túy nói riêng. Các kết quả
cũng góp phần bổ sung thêm vào hệ thống những giải pháp trong việc nâng
cao hiệu quả cung cấp dịch vụ cho học viên tại Cơ sở xã hội Bình Triệu - là
một khía cạnh còn được ít nhà nghiên cứu, chuyên gia trong nước quan tâm.
Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đóng góp cho những
nghiên cứu, phát triển ý tưởng khoa học cho tác giả cũng như những nhà
nghiên cứu, chuyên gia và các bạn học viên quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ
công tác xã hội nói chung và việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Cơ sở
xã hội Bình Triệu nói riêng.
11


6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Đối với nhân viên: hiệu quả của cung cấp dịch vụ công tác sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc của họ. Do đó, với những đề xuất nâng
cao công tác dịch vụ công tác xã hội sẽ mang lại những lợi ích tích cực trong
công tác cho đội ngũ nhân viên tại cơ sở xã hội Bình Triệu.
- Đối với người nghiện ma tuý: Mức độ ảnh hưởng của dịch vụ công tác
xã hội sẽ tác động trực tiếp đến đối tượng. Nếu việc cung cấp dịch vụ ở cơ sở
tốt thì ảnh hưởng tốt đến đối tượng và ngược lại. Mặt khác dịch vụ công tác

xã hội sẽ ảnh hưởng đến thái độ, hành vi của đối tượng trong suốt thời gian
cai nghiện tập trung tại đây.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án được thể hiện trong 3 chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với
người nghiện ma túy
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma
túy tại Cơ sở xã hội Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Định hướng và giải pháp củng cố và phát triển dịch vụ công
tác xã hội đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn Cơ sở xã hội Bình Triệu,
thành phố Hồ Chí Minh

12


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN
CƠ SỞ XÃ HỘI BÌNH TRIỆU, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Khái niệm người nghiện ma túy, đặc điểm và nhu cầu của người
nghiện ma túy
1.1.1. Khái niệm người nghiện ma túy
Ma túy
Con người đã phát hiện và sử dụng các chất ma túy từ cách đây khoảng
6000 năm. Việc trồng và sử dụng các cây có chứa hoạt chất ma túy đã trở
thành thói quen và tập tục của nhiều nước trên thế giới. Từ thời thượng cổ
người Ba tư và người Ai Cập đã biết dùng nhựa mủ cây thuốc phiện để hút,
tạo cảm giác hưng phấn, dễ chịu cho con người khi sử dụng. Điều này chứng
minh ma túy đã tồn tại từ rất lâu đời vì thế có nhiều cách hiểu khác nhau về

ma túy:
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1991: Ma túy là chất bột trắng kết tinh
dẫn xuất từ Moocphin rất độc, dùng làm thuốc giảm đau, người lạm dụng có
cảm giác thần kinh bị tê liệt và lâu dài có thể nghiện.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì: “ Ma túy là bất kì chất gì khi
đưa vào cơ thể sống có thể thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ
thể”.
Theo các chuyên gia về ma túy của Liên hợp quốc thì: “Ma túy là
những chất có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, khi thâm nhập vào cơ thể con
người sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ
thuộc vào ma túy gây nên những tổn thương cho cá nhân và cộng đồng”.
Theo cách hiểu thông thường ma túy thì ma túy là chất gây nghiện, bị nhà
nước cấm. Ma túy bao gồm nhiều loại như: thuốc phiện, cần sa, heroin,
13


cocain, các chất ma túy tổng hợp. Nếu tách từ “ma túy” thành từng từ riêng lẻ
từ “ma” và từ “túy” thì từ “ma” nghĩa là “tê liệt” và từ “túy” là “say sưa”.
“Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp, có khả
năng ức chế thần kinh, có tính chất gây nghiện và khi đưa vào cơ thể quá liều
sẽ làm thay đổi các chức năng tâm sinh lý bình thường của con người”.
Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội thông qua ngày 09/10/2000
quy định: “Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do chính phủ ban hành” (khoản 1, điều 2).
Người nghiện ma túy
Người sử dụng ma tuý là người dùng chất ma tuý, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần. Người nghiện ma túy là người sử dụng ma túy đến mức rơi
tình trạng ngộ độc mãn tính do sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần một hay nhiều
loại ma túy và bị lệ thuộc vào chất ma túy đó.
Người nghiện ma tuý đang cai nghiện ma tuý

Người nghiện ma túy đang cai nghiện là người nghiện ma túy đang
ngừng sử dụng ma túy. Có hai hình thức cai nghiện đó là cai nghiện tự
nguyện và cai nghiện bắt buộc. Địa điểm cai nghiện có thể là tại nhà hay tại
các cơ sở xã hội tập trung.
1.1.2. Đặc điểm của người nghiện ma túy
- Đặc điểm tâm lý của người nghiện ma túy:
Phần lớn người nghiện có sự biển đổi về nhân cách do sự lệ thuộc vào
ma túy về mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể hoặc bị lệ thuộc cả hai. Khi người
nghiện có đủ ma túy để dùng thì họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái. Khi
không có nó thì họ thường cau có, bực bội hoặc cô độc, u sầu. Do các chất ma
túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái làm cho người nghiện giảm hứng
thú, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử trở nên thô lỗ, thích quan hệ với những
người có lối sống buông thả hoặc nghiện ma túy. Tụ tập đàn đúm với bạn bè
xấu, với người đã nghiện ma túy ở nơi kín đáo, vắng người, thường xuyên tới
14


các địa bàn có tổ chức sử dụng, buôn bán ma túy. Đi lại có quy luật: cứ đến
một giờ nhất định lại tìm cách để đi như tìm đến chỗ khuất, nhà vệ sinh,
phòng kín để sử dụng ma túy. Xa lánh bạn tốt, ngại tiếp xúc với mọi người, kể
cả với người thân trong gia đình, nhu cầu sử dụng tiền ngày càng tăng, sử
dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền của người thân,
bán đồ đạc của cá nhân hoặc của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt. Người lừ
đừ mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân. Nếu là học sinh
thì sức học giảm sút, hay nghỉ học hoặc đến lớp muộn, trong lớp hay ngáp
vặt, ngủ gật, sống luộm thuộm, ngại tắm giặt.
- Đặc điểm về sức khỏe: Do sử dụng ma túy thường xuyên và lâu dài, ăn
uống không điều độ do đó người nghiện ma túy thường có thể trạng yếu, da
tái, ốm yếu dễ mắc bệnh cơ hội.
1.1.3. Nhu cầu của người nghiện ma túy

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, không có cá nhân nào
có thể sống biệt lập, tách ra khỏi môi trường, họ luôn phải sống trong cộng
đồng và sống nhờ cộng đồng. Theo lý thuyết nhu cầu của nhà tâm lý học
Abraham Maslow, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính là
nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao.
Sơ đồ: Tháp bậc thang nhu cầu của Maslow

(Nguồn: Abraham Maslow, Abraham Maslow's hierarchy of
needsMotivational Model)
15


Trên cơ sở nghiên cứu khoa học ta thấy, người nghiện ma túy có 5 nhu
cầu cơ bản. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như
mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ
bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được
đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh
để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao.
Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công
bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá
nhân,… Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những
nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ
không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...Tuy nhiên, tuỳ theo
nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh, thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn.
Ví dụ như: người ta có thể hạn chế ăn, uống, ngủ nghỉ để phục vụ cho các sự
nghiệp cao cả hơn. Ngược lại, theo chủ thuyết cách mạng vô sản, của cải, sở
hữu tài sản là nhu cầu số một bỏ qua các nhu cầu bậc cao khác.
Mô hình bậc thang nhu cầu của Maslow này giúp cho các nhân viên
công tác xã hội nắm chắc các nhu cầu của thân chủ trong từng bối cảnh cụ

thể, từ đó lập kế hoạch can thiệp phù hợp với một thân chủ nào đó. Do đó, để
dịch vụ công tác đối với người nghiện ma túy đạt hiệu quả như mong đợi
trước hết cần quan tâm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của đối tượng.
Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữu ích để làm nền tảng trong
việc nhận định về sức chịu đựng của người nghiện, những giới hạn nhu cầu ở
mức độ thấp luôn tồn tại, cho đến khi những nhu cầu đã được thỏa mãn con
người có khả năng chuyển sang những nhu cầu khác ở mức độ cao hơn. Khi
một người nghiện ma túy đòi hỏi có nhu cầu cao hơn, việc ấy chứng tỏ họ có
sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất. Luận điểm lý thuyết này sẽ được

16


vận dụng khi phân tích nhu cầu của người cai nghiện để từ đó xác định các
nhu cầu cần hỗ trợ.
Công tác xã hội là một hoạt động mang tính khoa học, nhằm giúp
những người đang gặp phải những vấn đề khó khăn, bằng cách khơi dậy
những tiềm năng, những thế mạnh của bản thân để chính họ tự giải quyết vấn
đề cho chính mình. Người làm công tác xã hội luôn ở bên thân chủ của mình,
để làm cùng với thân chủ (những người đang gặp phải vấn đề khó khăn mà tự
họ không thể vượt qua được) chứ không làm giúp, làm thay, cho thân chủ.
1.2. Khái niệm, chức năng và nguyên tắc của dịch vụ công tác xã hội
đối với người nghiện ma túy
1.2.1 Khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy
Công tác xã hội là gì?
Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội
quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: Công
tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối
quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao đổi
quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con

người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý
luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi
trường sống.
Ngoài ra còn có một định nghĩa mang tính toàn cầu khác về nghề công
tác xã hội được IFSW trích dẫn như sau: công tác xã hội là một nghề nghiệp
mang tính thực tiễn và là một môn khoa học nhằm thúc đẩy những thay đổi và
phát triển của xã hội, sự kết nối xã hội và nâng cao năng lực cũng như quyền
tự do của con người. Nguyên tắc công bằng xã hội, quyền con người, trách
nhiệm tập thể và tôn trọng sự đa dạng đóng vai trò trung tâm của công tác xã
hội. Nhờ được củng cố bởi các lý thuyết về công tác xã hội, khoa học xã hội,
kiến thức về dân tộc và nhân quyền, công tác xã hội gắn kết con người và các
17


cấu trúc để giải quyết các thách thức trong cuộc sống cũng như nâng cao đời
sống người dân.
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010): công tác xã hội là một nghề,
một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng
nâng cao năng lực và đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng
thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm
giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã
hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Dịch vụ là gì?
Dịch vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau và gắn liền với quá trình
phát triển xã hội. Theo Đại từ điển tiếng Việt: dịch vụ là công việc phục vụ
cho đông đảo dân chúng [21, tr537, NXB Văn hóa]. Tác giả Trần Hậu, Đoàn
Minh Tuấn (2012) cho rằng dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính
xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hóa tồn tại dưới hình thái vô hình nhằm thỏa
mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người.
Dịch vụ xã hội là gì?

Theo Alfred Kahn (1973) dịch vụ xã hội là các dịch vụ nhằm trợ giúp,
thúc đẩy, hay phục hồi chức năng của cá nhân hay gia đình, cung cấp những
điều kiện đảm bảo cho sự phát triển xã hội hóa của họ. Các dịch vụ xã hội có
thể do cá nhân hay cơ quan tổ chức cung cấp, nó không chỉ có chức năng
phục vụ cho cá nhân, gia đình mà cho cả những nhóm xã hội, tham gia vào
giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dịch vụ xã hội gắn liền với
nhiệm vụ chức năng là phục vụ xã hội, thỏa mãn nhu cầu của nguời dân trong
cộng đồng xã hội.
Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012) cũng xem dịch vụ xã hội là
những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội,
có vai trò đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân
văn, vì con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế-xã hội, do Nhà nước,
18


thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không
thuần công hay tư của từng lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực giáo dục,
đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và các
trợ giúp xã hội khác.
Dịch vụ công tác xã hội là gì?
Trong một số tài liệu chúng ta còn thường gặp một thuật ngữ là dịch vụ
công tác xã hội. Có thể hiểu dịch vụ công tác xã hội cũng là dịch vụ xã hội,
tuy nhiên, nó hướng nhiều tới các hoạt động hay dịch vụ trợ giúp xã hội cho
những người có vấn đề xã hội, đặc biệt nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó
khăn như người khiếm thị, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi/
người già cô đơn, không nơi nương tựa, người có HIV/AIDS hay ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS, người bị bạo lực gia đình, người nghiện ma túy, người có vấn
đề tâm thần, người nghèo,... Dịch vụ xã hội bao hàm cả dịch vụ công tác xã
hội. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ dịch vụ xã hội dùng
chung thuật ngữ dịch vụ công tác xã hội, trợ giúp xã hội… Xét về loại hình

quản lý, các dịch vụ xã hội được cung cấp bởi các cơ sở cung cấp dịch vụ xã
hội, đó có thể là một cơ sở, trung tâm của Nhà nước, của tư nhân, của các tổ
chức phi chính phủ hay của các tổ chức tôn giáo và tổ chức xã hội khác.
Dịch vụ công được cung cấp bởi các cơ sở của Nhà nước, dịch vụ tư
nhân hay bán công là do các cơ sở xã hội có thể là tư nhân, nhóm tình nguyện
hay tổ chức xã hội cung cấp. Tuy nhiên các cơ sở dù là của Nhà nước hay phi
nhà nước đều tham gia vào hoạt động cung ứng những trợ giúp xã hội hay
những hoạt động giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng đáp ứng nhu cầu của
mình đảm bảo cho nền an sinh xã hội. Dịch vụ xã hội có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với thực tiễn công tác xã hội bởi nó tạo ra những điều kiện thuận lợi
để cho cá nhân và gia đình hay cộng đồng yếu thế có sự trợ giúp cần thiết để
vượt qua những khó khăn và vươn lên để hoà nhập cộng đồng. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên công tác xã hội là triển khai những
19


×