Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Luận văn dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện từ thực tiễn cơ sở xã hội nhị xuân, thành phố hồ chí minh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.51 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ LỆ THU

DỊCH VỤ THAM VẤN
CHO NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN
TỪ THỰC TIỄN CƠ SỞ XÃ HỘI NHỊ XUÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI – 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HỮU LONG

Phản biện 1: TS. NGUYỄN THỊ THÁI LAN
Phản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ VÂN

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: 9H45 giờ, ngày 19 tháng
10 năm 2017.



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viên Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, tính đến năm 2015 tổng số người nghiện ma túy
của cả nước khoảng 204.000 người, tăng gấp 20 lần so với năm
1995. Tỉ lệ nghiện ma túy tăng cao là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự diễn biến phức tạp của các tệ nạn xã hội. Nghiện ma túy
đã và đang làm gia tăng mối lo ngại về sức khỏe, xã hội, làm giảm
chất lượng và giá trị cuộc sống của bản thân người nghiện, gia đình,
cộng đồng, xã hội.
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước đã xây dựng, ban
hành các khung pháp lý để kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn việc sử
dụng ma túy. Các hình thức cai nghiện ngày càng đa dạng, đáp ứng
nhu cầu của người cai nghiện và mang lại hiệu quả cao như: Cai
nguyện tự nguyện tại các cơ sở xã hội, cơ sở dân lập; cai nghiện tại
cộng đồng; cai nghiện bắt buộc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng dù cai nghiện dưới hình thức
nào thì người cai nghiện luôn bị xã hội xem là một mối nguy hiểm, là
tệ nạn xã hội. Sự xa lánh, kỳ thị, cô lập của xã hội đã khiến cho
người nghiện ma túy mất đi niềm tin, mất đi động lực để cai nghiện
và hòa nhập cộng đồng sau cai. Trong khi đó, người nghiện ma túy
do bất cứ nguyên nhân nào cũng đều có nhu cầu được yêu thương,
quan tâm, chia sẻ. Đồng thời, tiếp cận theo quan điểm mới, nghiện
ma túy hiện nay không còn bị xem là một tệ nạn xã hội mà là một
loại bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ. Do đó, việc điều trị ma
túy là một quá trình lâu dài gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế,

tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của
nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.
1


Tham vấn hỗ trợ điều trị đã giúp cho quá trình cai nghiện đạt
kết quả cao hơn, chất lượng hơn. Đây là một hình thức can thiệp
nhằm tác động, thay đổi nhận thức, hành vi của người nghiện. Tuy
nhiên cho đến hiện nay, phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ trong
hoạt động điều trị cai nghiện. Đồng thời, việc phát triển hoạt động
tham vấn hiệu quả, chuyên nghiệp cũng đòi hỏi một đội ngũ Tham
vấn viên (hay Nhân viên công tác xã hội) có kỹ năng, kinh nghiệm,
có đạo đức nghề nghiệp.
Cơ sở xã hội Nhị Xuân là một cơ sở có nhiệm vụ, chức năng
quan trọng trong việc điều trị cai nghiện thuộc hệ thống quản lý của
nhà nước. Ngoài thực hiện chức năng là “trạm trung chuyển” các đối
tượng cai nghiện bắt buộc của Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở còn
tiếp nhận điều trị, quản lý, giáo dục, dạy văn hóa, dạy nghề cho
người cai nghiện tự nguyện. Tại đây, hoạt động tham vấn hỗ trợ điều
trị cũng đã được áp dụng và ngày càng được quan tâm, nâng cao chất
lượng. Tuy nhiên, hoạt động tham vấn điều trị tại cơ sở đã hỗ trợ,
giải quyết những khó khăn gì cho người cai nghiện? Chất lượng của
hoạt động tham vấn đạt được như thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu
của người cai nghiện hay không? Nếu đáp ứng thì sự đáp ứng đó ở
mức độ nào? Từ những kết quả hiện có của hoạt động tham vấn hỗ
trợ điều trị, Cơ sở xã hội Nhị Xuân nói riêng và các cơ sở, tổ chức
cai nghiện khác cần quan tâm, nâng cao những yếu tố nào để hoạt
động tham vấn đạt hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người
cai nghiện cũng như xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài:

“Dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện từ thực
tiễn Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài
nghiên cứu tốt nghiệp thạc sĩ của mình nhằm góp phần làm đa dạng
2


hơn cơ sở lý luận và thực tế đối với dịch vụ tham vấn cho người cai
nghiện ma túy tự nguyện nói riêng và người cai nghiện ma túy nói
chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Tệ nạn ma túy đã và đang tác hại rất lớn đến nền kinh tế, chính
trị, xã hội, làm suy thoái đạo đức, lối sống, đồng thời cũng là nguyên
nhân chính dẫn đến đại dịch HIV/AIDS. Trong suốt những năm qua,
vấn đề phòng chống ma túy cũng như điều trị cai nghiện ma túy,
khắc phục hậu quả của ma túy luôn là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới.
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 của Liên
hợp quốc đã thừa nhận rằng việc dùng các chất ma túy trong y học để
giảm đau là điểu không thể thiếu và cần có những điều khoản thích
hợp để đảm bảo về sử dụng các chất ma túy cho mục đích trên.
Một số mô hình điều trị ma túy nổi bật của các nước: Mô hình
điều trị Matrix (1980) của Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng ma
túy của Hoa Kỳ (NIDA); Mô hình Jirasa: Là một mô hình của Thái
Lan; Mô hình Cộng đồng trị liệu (Hoa Kỳ
2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Cùng với xu hướng gia tăng của tệ nạn ma túy trên thế giới,
những năm qua, tệ nạn ma túy ở Việt Nam tăng cao, diễn biến phức
tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, kinh tế, đe dọa sự
phát triển bền vững của đất nước. Việc phòng, chống và kiểm soát

các tác động của ma túy luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan
tâm.
Quyết định số 798/QĐ-CTN ngày 01/9/1997của Chủ tịch
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác nhận việc tham
3


gia 3 Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý gồm: Công ước thống
nhất về các chất ma tuý năm 1961; Công ước về các chất hướng thần
năm 1971 và Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất
hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988.
Năm 2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã thông qua Luật phòng, chống ma tuý. Trong Luật phòng
chống ma tuý, hợp tác quốc tế về phòng chống ma tuý được qui định
thành một chương riêng - Chương VI (từ Điều 46 đến Điều 51).
Cùng với hệ thống hành lang pháp lý về việc phòng, chống ma
túy của Nhà nước, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về thực
trạng, nguyên nhân, cũng như xây dựng và áp dụng các công trình,
dự án, mô hình cai nghiện hướng đến việc kiểm soát, đẩy lùi tệ nạn
ma túy.
Tài liệu tập huấn về Tư vấn điều trị nghiện ma túy (FHI-2009).
Một số giáo trình liên quan: Giáo trình “Công tác xã hội với
người nghiện ma túy” của tác giả Tiêu Thị Minh Hường năm 2012;
“Tham vấn điều trị nghiện ma túy” của tác giả Bùi Thị Xuân Mai,
Nguyễn Tố Như
Đề tài nghiên cứu “Tâm lý người nghiện” của tác giả Nguyễn
Ngọc Lâm (2016); Đề tài luận văn thạc sĩ “Xây dựng quy trình tham
vấn cho người nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội
hiện nay” của Bàn Thị Hà (2017).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng về tham vấn hỗ trợ điều trị
với người cai nghiện tự nguyện, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề
này; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần bảo đảm thực hiện tốt
tham vấn hỗ trợ điều trị người cai nghiện tự nguyện nói riêng và
4


tham vấn điều trị người nghiện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân nói
chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về tham
vấn điều trị người cai nghiện ma túy.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tham vấn hỗ trợ điều trị người cai
nghiện tự nguyện và các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn hỗ trợ điều
trị người cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện
tốt tham vấn hỗ trợ điều trị với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại
Cơ sở xã hội Nhị Xuân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Người nghiện ma túy đang điều trị cai nghiện theo hình thức
tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh và đội
ngũ Tham vấn viên (Nhân viên CTXH) đang làm việc, trực tiếp hỗ
trợ điều trị cho người cai nghiện tại Cơ sở.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng : Trong phạm vi đề tài này tác giả tập trung
nghiên cứu 04 nội dung chủ yếu sau: (1) Dịch vụ tham vấn hỗ trợ

tâm lý cho người cai nghiện ma túy; (2) Dịch vụ tham ham vấn hỗ
trợ y tế, sức khỏe cho người cai nghiện ma túy; (3) Dịch vụ tham
ham vấn hỗ trợ giáo dục cho người cai nghiện ma túy; (4) Tham vấn
hỗ trợ phục hồi chức năng xã hội cho người cai nghiện ma túy.
- Về khách thể:
+ Người cai nghiện tự nguyện: 90 người
5


+ Tham vấn viên (nhân viên xã hội): 05 người
+ Lãnh đạo tại cơ sở: 05 người
- Về phạm vi không gian: Cơ sở xã hội Nhị Xuân tại Thành phố
Hồ Chí Minh
- Về thời gian: Từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
-

Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng

(các sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau): từ kết quả
nghiên cứu về thực trạng dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma
túy tự nguyện tại Cơ sở có thể xác định được các vấn đề: những mặt
đã đạt được, những điểm còn hạn chế từ đó xác định nguyên nhân,
đánh giá mức độ tác động, phương hướng giải quyết,….
- Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống
những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố
có liên quan như hệ thống chính sách đối với người nghiện ma túy
trước – trong và sau quá trình cai nghiện; dịch vụ hỗ trợ của công tác
xã hội đối với người cai nghiện ma túy,...

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như
sau:
* Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản nhằm giúp người
nghiên cứu biết được thực trạng về vấn đề đang nghiên cứu như số
liệu, tỉ lệ người nghiện, người cai nghiện ma túy, người cai nghiện
ma túy tự nguyện,…Đồng thời tìm hiểu các vấn đề về cơ sở pháp lý,
tâm lý, nhu cầu và các vấn đề liên quan đến đối tượng, phạm vi
nghiên cứu.
6


Cách tiến hành: Đọc, chọn lọc, phân tích, tổng hợp và hệ
thống hóa các tài liệu, số liệu để xây dựng khung lý thuyết và các nội
dung nghiên cứu của đề tài.
* Phương pháp chuyên gia:
Mục đích: Các kiến thức được đúc kết từ quá trình thực tiễn
trong nghiên cứu khoa học, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế của các
chuyên gia sẽ giúp tác giả được tiếp cận với vấn đề một cách đa
chiều, sâu sắc; được lĩnh hội, học hỏi các quan điểm, tư tưởng là một
phương pháp nghiên cứu hiệu quả giúp đề tài đạt kết quả tốt nhất.
Cách tiến hàng: Lấy ý kiến của nhà khoa học – nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực công tác xã hội, Tâm lý học tại Học viện Khoa học xã
hội, các nhà khoa học – nhà nghiên cứu đã và đang tham gia giảng
dạy công tác xã hội với người nghiện ma túy, những người thực hiện
chính sách, quản lý.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 90 người cai nghiện ma
túy tự nguyện và 10 Nhân viên công tác xã hội tại Cơ sở xã hội Nhị

Xuân. Việc sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu, thu
thập thông tin mang tính bao quát của vấn đề nghiên cứu về thực
trạng hoạt động tham vấn cho người cai nghiện tự nguyện: tâm lý, y
tế, sức khỏe, giáo dục, hòa nhập cộng đồng sau cai. Từ đó có những
đánh giá, nhận định cụ thể về thực trạng chất lượng của dịch vụ tham
vấn tại cơ sở.
* Phương pháp quan sát
Mục đích: Dùng sự quan sát chủ quan để tìm hiểu, đánh giá
cũng như tìm kiếm thêm các dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên
cứu.
7


Cách tiến hành: Tiếp xúc trực tiếp với người cai nghiện ma
túy, với Nhân viên xã hội, với Ban lãnh đạo tại cơ sở. Quan sát và
ghi lại bằng hình ảnh, âm thanh. Phương pháp quan sát thực tế được
tiến hành trong quá trình nghiên cứu, xác định thực trạng, nhu cầu
tham vấn của người nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị
Xuân.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Tiến hành 15 cuộc phỏng vấn sâu với 08 học viên
cai nghiện và 05 nhân viên xã hội và 02 lãnh đạo tại Cơ sở xã hội
Nhị Xuân. Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu sâu hơn về
những khó khăn mà người cai nghiện đang gặp phải, những nhu cầu,
nguyện vọng của người cai nghiện trong quá trình cai và sau cai.
Đồng thời tìm hiểu tâm tư, tình cảm, mong muốn của đội ngũ nhân
viên xã hội trong việc nâng cao chất lượng của dịch vụ tham vấn tại
cơ sở.
Cách tiến hành: Đặt câu hỏi, phỏng vấn sâu học viên cai
nghiện, đội ngũ cán bộ và lãnh đạo cơ sở, ghi chép, phân tích, tổng

hợp các ý kiến về vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển cứu
Mục đích: Đánh giá vai trò và tác động của dịch vụ tham vấn
trong việc hỗ trợ người cai nghiện ma túy tự nguyện. Làm rõ hơn các
cơ sở lý luận được đưa ra trong nghiên cứu.
Cách tiến hành: Theo quy trình tham vấn, có sự linh hoạt theo
tình huống, hoàn cảnh, nhu cầu của TC và sự hỗ trợ của Cơ sở.
* Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.

8


Cách tiến hành: Sử dụng chương trình SPSS 20.0 để xử lý,
phân tích kết quả điều tra bảng hỏi; trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu
qua băng ghi âm, biên bản ghi chép theo chủ đề phân tích.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Nghiên cứu vận dụng các kiến thức, kỹ năng, phương pháp
tham vấn, tham vấn cho người cai nghiện, góp phần củng cố bền
vững hơn những hiểu biết về lý thuyết, phương pháp, kỹ năng tham
vấn cho người cai nghiện. Đồng thời, những thông tin thu thập được
từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu
cho việc phân tích lý luận về dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện
ma túy nói riêng và lý luận về công tác xã hội nói chung. Đồng thời
luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về
lĩnh vực tham vấn cho người cai nghiện ma túy.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Với nghiên cứu: “Dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện
ma túy tự nguyện từ thực tiễn Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố

Hồ Chí Minh” tôi mong muốn sẽ tìm hiểu được thực trạng dịch vụ
tham vấn cho người cai nghiện trên cơ sở khách quan nhất. Biết được
những khó khăn khi người cai nghiện tiếp cận với dịch vụ tham vấn,
những nhu cầu về tham vấn trong hỗ trợ tâm lý, y tế, sức khỏe, giáo
dục và tái hòa nhập cộng đồng của người cai nghiện được đáp ứng
hay ko, và nếu có thì đáp ứng ở mức độ nào? Đồng thời, nghiên cứu
cũng cho thấy những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch
vụ tham vấn tại cơ sở, giữa mong muốn của đội ngũ nhân viên xã
hội, cấp quản lý với các điều kiện thực tế tại cơ sở, cơ chế, chính
sách của Nhà nước. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả, chất lượng của dịch vụ tham vấn.
9


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tham vấn hỗ trợ điều trị
người cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ
Chí Minh.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tham vấn hỗ trợ điều trị
người cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ
Chí Minh.
Chương 3: Ứng dụng hoạt động tham vấn cá nhân trong hỗ
trợ điều trị người cai nghiện tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân,
thành phố Hồ Chí Minh.

10



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THAM VẤN
ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN
1.1. Một số khái niệm
Trong phần này, luận văn đã đưa ra các khái niệm chính:
Dịch vụ, Tham vấn, Người cai nghiện tự nguyện, Tham vấn cho
người cai nghiện tự nguyện.
1.2. Một số vấn đề về người cai nghiện ma túy
Trong phần này, tác giả trình bày các vấn đề: Nguyên nhân
khiến đối tượng tìm đến các chất ma túy; Đặc điểm tâm lý của người
cai nghiện; Nhu cầu của người cai nghiện.
Trong đó, nguyên nhân khiến đối tượng tìm đến các chất ma
túy được phân thành hai nguyên nhân chính: Nguyên nhân chủ quan
(Do bản thân đối tượng) và nguyên nhân khách quan: Gia đình,
người thân; Nhà trường và các tổ chức cộng đồng. Bên cạnh đó,
nghiện ma túy còn do nhiều nguyên nhân như: việc hút các chất gây
nghiện được xem là phong tục tập quán, sống trong môi trường có
nhiều tệ nạn, do điều kiện kinh tế, trình độ dân trí thấp,...
Đặc điểm tâm lý của người cai nghiện thường gắn với các giai
đoạn cai nghiên nên được phân thành 5 giai đoạn tâm lý cơ bản.
Về nhu cầu của người cai nghiện được phân loại thành 3 nhu
cầu lớn: Nhu cầu về y tế, sức khỏe; Nhu cầu về tinh thần; Nhu cầu về
vật chất. Ngoài ra, người cai nghiện có nhu cầu được học nghề, được
có một công việc sau khi tái hòa nhập cộng đồng
1.3. Tham vấn hỗ trợ điều trị người cai nghiện ma túy
Tác giả trình bày 02 nội dung: Các hình thức tham vấn điều trị
người cai nghiện và Quy trình tham vấn điều trị người cai nghiện.
11



Trong đó, các hình thức tham vấn điều trị người cai nghiện
được chia làm 3 hình thức tương ứng với 3 thân chủ điển hình của
tham vấn: Tham vấn cá nhân; Tham vấn gia đình; Tham vấn nhóm.
Ở quy trình tham vấn điều trị người cai nghiện, tác giả ứng
dụng theo mô hình tham vấn của FHI bao gồm 5 bước: Tạo lập mối
quan hệ; Đánh giá; Xác định vấn đề cần giải quyết, đưa ra giải pháp
tối ưu và xây dựng mục tiêu; Lập kế hoạch hành động và triển khai
kế hoạch; Kết thúc buổi tham vấn hay ca tham vấn
1.4. Các thuyết ứng dụng
Trong mục này, tác giả trình bày một số lý thuyết ứng dụng
trong quá trình nghiên cứu bao gồm: Quyền con người; Thuyết can
thiệp khủng hoảng; Thuyết nhận thức – Hành vi.
1.5. Cơ sở pháp lý về trợ giúp người cai nghiện
Tác giả căn cứ vào Luật phòng, chống ma túy năm 2000 và
Luật sửa đổi bổ sung vào năm 2008. Cùng vào đó là các Nghị định,
thông tư hướng dẫn thực hiện Luật. Ngoài ra còn có hàng loạt các
nghị quyết, nghị định liên quan như: Nghị định số 94/2010/NĐ-CP
của Chính phủ về Quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình,
cai nghiện ma túy tại cộng đồng...
Bên cạnh các chủ trương, chính sách của Đảng, Chí phủ, tác
giả tìm hiểu các nghị quyết, đề án của UBND Thành phố Hồ Chí
Minh về các hoạt động trợ giúp cho người cai nghiện
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn hỗ trợ
điều trị
Ở phần này, tác giả đưa ra 4 nhóm yếu tố chính có tác động
đến hoạt động tham vấn hỗ trợ điều trị gồm: Bản thân người cai
nghiện; Các mối quan hệ gia đình, xã hội; Tham vấn viên và đội ngũ
cán bộ cơ sở; Hệ thống chính sách, pháp luật
12



Chương 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THAM VẤN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
NGƯỜI CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN TẠI CƠ SỞ XÃ HỘI NHỊ
XUÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan về Cơ sở xã hội Nhị Xuân và đối tượng cai
nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở
Khát quát Cơ sở xã hội Nhị Xuân gồm: Lịch sử ra đời, vị trí
địa lý, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất,…
Sơ lược về đặc điểm của học viên cai nghiện ma túy tại cơ
sở: Số lượng, tỉ lệ nam – nữ, độ tuổi, tình trạng, mức độ nghiện, hoàn
cảnh gia đình, ý thức cai nghiện,…
2.2. Thực trạng dịch vụ tham vấn hỗ trợ điều trị người cai
nghiện ma túy tự nguyện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố
Hồ Chí Minh
2.2.1. Tham vấn hỗ trợ tâm lý
Tham vấn hỗ trợ tâm lý bao gồm các chuỗi hoạt động như:
Tham vấn, giới thiệu hỗ trợ làm quen môi trường sống, sinh hoạt tại
trung trâm; Tham vấn trị liệu khủng hoảng tâm lý, căng thẳng, sợ
hãi; Tham vấn các vấn đề nảy sinh giữa học viên cai nghiện với các
mối quan hệ khác; Tham vấn cách chăm sóc sức khỏe tâm lý vượt
qua bệnh tật; Tham vấn các chính sách, pháp luật, nội quy của cơ sở
liên quan đến người cai nghiện; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục – thể thao,..
Theo kết quả điều tra cho thấy nhu cầu được tiếp cận và hỗ trợ
các hoạt động thuộc tham vấn tâm lý của học viên cai nghiện là rất
cao. Trong đó nổi bật lên các nhu cầu về tổ chức hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục – thể thao với mức độ cần thiết chiếm 26.5% và rất
13



cần thiết là 44.6%. Tiếp đến là nhu cầu về các hoạt động tham vấn trị
liệu khủng hoảng tâm lý, căng thẳng, sợ hãi với mức độ cần thiết là
37.3%, rất cần thiết là 27.7%. Tham vấn cách chăm sóc sức khỏe tâm
lý vượt qua bệnh tật với mức độ cần thiết là 34.9%, rất cần thiết là
28.9%. Nhu cầu về tham vấn giới thiệu, hỗ trợ làm quen môi trường
sống, sinh hoạt tại trung tâm với mức độ cần thiết là 36.1 và rất cần
thiết chiếm 25.3%; tham vấn các chính sách, pháp luật, nội quy của
cơ sở liên quan đến người cai nghiện với mức độ cần thiết là 32.6%,
rất cần thiết là 27.7%.
Theo kết quả điều tra về thực trạng hỗ trợ dịch vụ tham vấn
tâm lý dành cho học viên cai nghiện của người cai nghiện, hai hoạt
động tham vấn hỗ trợ tâm lý được học viên cai nghiện đánh giá được
hỗ trợ thường xuyên chiếm tỉ lệ cao nhất 66.3% đó là hoạt động tham
vấn, giới thiệu, hỗ trợ làm quen môi trường sống, sinh hoạt tại trung
tâm; và Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao.
Trong khi đó hoạt động tham vấn các vấn đề nảy sinh giữa học viên
cai nghiện với các mối quan hệ khác (gia đình, người thân, bạn cùng
cai, cán bộ cơ sở,..) được học viên cai nghiện đánh giá không nhận
được hỗ trợ chiếm 65.1%, tình trạng hiếm khi nhận được hỗ trợ
chiếm 32.5%, thường xuyên nhận được hỗ trợ chỉ chiếm 2.4%. Tham
vấn cách chăm sóc sức khỏe tâm lý vượt qua bệnh tật với tình trạng
không nhận được hỗ trợ là 54.2%, hiếm khi nhận được sự hỗ trợ là
39.8%, thường xuyên nhận được sự hỗ trợ là 6.0%. Tham vấn trị liệu
khủng hoảng tâm lý, căng thẳng, sợ hãi với tình trạng không nhận
được hỗ trợ là 49.4%, hiếm khi nhận được sự hỗ trợ là 39.8%,
thường xuyên nhận được hỗ trợ là 9.6%.
Với số liệu điều tra cho thấy các học viên cai nghiện ít nhận
được sự hỗ trợ về tham vấn tâm lý chuyên sâu.
14



Kết quả điều tra về mức độ haì lòng của học viên cai nghiện
đối với dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý như sau: hoạt động thuộc dịch
vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý, hoạt động tham vấn các chính sách, pháp
luật, nội quy của cơ sở liên quan đến người cai nghiện được đánh giá
ở mức độ hài lòng đạt 45.8%, rất hài lòng đạt 3.7%. Tổ chức các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao đạt mức độ hài lòng là
43.4%, rất hài lòng là 13.3%. Các hoạt động còn lại được đánh giá ở
mức độ bình thường với tỉ lệ cao như: Tham vấn, giới thiệu hỗ trợ
làm quen môi trường sống, sinh hoạt tại trung tâm được đánh giá ở
mức độ bình thường chiếm 49.4%; Tham vấn trị liệu khủng hoảng
tâm lý, căng thẳng, sợ hãi được đánh giá ở mức độ bình thường
chiếm 51.8%; Tham vấn các vấn đề nảy sinh giữa học viên cai
nghiện với các mối quan hệ khác ở mức độ bình thường chiếm
51.8%; Tham vấn cách chăm sóc sức khỏe tâm lý vượt qua bệnh tật
được đánh giá ở mức độ bình thường chiếm 48.2%.
2.2.2. Tham vấn hỗ trợ y tế, sức khỏe.
Trong quá trình cai nghiện, việc chăm sóc sức khỏe để đáp
ứng các yêu cầu của điều trị là vô cùng cần thiết. Dịch vụ tham vấn
hỗ trợ y tế, sức khỏe bao gồm rất nhiều hoạt động như: Tham vấn lựa
chọn hình thức điều trị; Tham vấn – xét nghiệm HIV tự nguyện;
Cung cấp các thông tin, biện pháp phòng ngừa các bệnh lây truyền;
Tư vấn chăm sóc sức khỏe thể chất.
Đánh giá mức độ nhu cầu của học viên cai nghiện ma túy về
các hoạt động tham vấn hỗ trợ y tế, sức khỏe có kết quả như sau:
Tham vấn lựa chọn hình thức điều trị mức độ cần thiết là 28.9%, rất
cần thiết là 36.1%; Tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện với mức độ
nhu cầu cần thiết là 26.5%, rất cần thiết là 33.7%; nhu cầu về cung
cấp các thông tin, biện pháp phòng ngừa các bệnh lây truyền mức độ

15


cần thiết là 44.6%, rất cần thiết là 36.1%, nhu cầu về tư vấn chăm sóc
sức khỏe thể chất ở mức độ cần thiết là 31.3%, rất cần thiết là 39.8%.
Theo kết quả điều tra về thực trạng hỗ trợ dịch vụ tham vấn
tâm lý dành cho học viên cai nghiện của người cai nghiện; hoạt động
Tham vấn – xét nghiệm HIV tự nguyện được đánh giá tình trạng hỗ
trợ thường xuyên với tỉ lệ cao nhất trong các hoạt động đạt 87.5%,
tiếp đến là hoạt động cung cấp các thông tin, biện pháp phòng ngừa
các bệnh lây truyền với tình trạng hỗ trợ thường xuyên đạt 81.2%,
tham vấn lựa chọn hình thức điều trị với tình trạng hỗ trợ thường
xuyên là 77.8%, tư vấn chăm sóc sức khỏe thể chất là 69.4%.
Kết quả điều tra về mức độ hài lòng của học viên cai nghiện
đối với dịch vụ tham vấn hỗ trợ y tế, sức khỏe được học viên cai
nghiện đánh giá ở mức độ hài lòng, rất hài lòng chiếm tỉ lệ khá cao.
Trong đó hoạt động tham vấn lựa chọn hình thức điều trị với mức độ
hài lòng cao nhất đạt 54.2%, rất hài lòng đạt 32.5%; tiếp đến lần lượt
các hoạt động: cung cấp các thông tin, biện pháp phòng ngừa các
bệnh lây tryền với mức độ hài lòng đạt đạt 50.6%, rất hài lòng đạt
30.2%; Tham vấn – xét nghiệm HIV tự nguyện với mức độ hài lòng
đạt 47.0%, rất hài lòng đạt 31.3%; Tư vấn chăm sóc sức khỏe thể
chất với mức độ hài lòng đạt 36.1%, rất hài lòng đạt 34.9%.
2.2.3. Tham vấn hỗ trợ giáo dục.
Đối với học viên cai nghiện ma túy tự nguyện có thời gian cai
từ 6 đến 12 tháng thì các dịch vụ hỗ trợ giáo dục chủ yếu bao gồm:
Tham vấn lựa chọn học nghề phù hợp; Tổ chức các lớp học giá trị
sống, kỹ năng sống; Tổ chức các buổi sinh hoạt chủ đề.
Đánh giá mức độ nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ giáo dục của
học viên cai nghiện được điều tra như sau: Nhu cầu về tham vấn lựa

chọn học nghề phù hợp với mức độ cần thiết là 27.7%, rất cần thiết
16


là 33.7%; Tổ chức các lớp giá trị sống, kỹ năng sống với mức độ cần
thiết là 27.7%, rất cần thiết 31.3%; Tổ chức các buổi sinh hoạt chủ đề
với mức độ cần thiết là 33.7%, rất cần thiết là 31.3%. Như vậy, nhu
cầu của học viên cai nghiện ma túy tự nguyện về các hoạt động, dịch
vụ hỗ trợ giáo dục chỉ ở mức trung bình. Bởi phần lớn học viên cai
nghiện nghỉ học từ cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và bản
thân họ không có hứng thú với việc học tập. Đồng thời, các học viên
vẫn chưa nhận thấy được vai trò, tác động của các hoạt động giáo
dục đối với bản thân mình.
Theo bảng số liệu điều tra, số lượng học viên cai nghiện ma
túy tự nguyện tiếp cận và nhận được hỗ trợ thường xuyên từ các hoạt
động tham vấn giáo dục ở tỉ lệ khá cao. Trong đó, hoạt động tổ chức
các buổi sinh hoạt chủ để với mức độ hỗ trợ thường xuyên là 88.5%;
hoạt động tổ chức các lớp giá trị sống, kỹ năng sống được học viên
đánh giá hỗ trợ thường xuyên ở mức độ 87.0%; hoạt động tham vấn
lựa chọn học nghề phù hợp với tình trạng hỗ trợ thường xuyên đạt
86.8%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số học viên chưa tiếp cận
và nhận được hỗ trợ hoặc hiếm khi nhận được hỗ trợ từ các dịch vụ,
hoạt động trên.
2.2.4. Tham vấn hòa nhập cộng đồng.
Tham vấn hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng là một hoạt động có
vai trò rất quan trọng nhằm giúp người cai nghiện chuẩn bị tâm thế
tốt nhất để quay trở lại cuộc sống, phục hồi các chức năng xã hội của
bản thân. Tham vấn hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng bao gồm các hoạt
động như: Tham vấn, xây dựng kế hoạch dự phòng tái nghiện; Tham
vấn về việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội; Giới thiệu

các dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện tại cộng đồng; Giới thiệu việc
làm sau khi cai nghiện.
17


Kết quả điều tra về nhu cầu tham vấn xây dựng kế hoạch dự
phòng tái nghiện ở mức độ cần thiết là 28.9%, rất cần thiết là 59%;
tham vấn về việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội ở mức
độ cần thiết là 48.5%, rất cần thiết là 30.3%; giới thiệu các dịch vụ
hỗ trợ người cai nghiện tại cộng đồng với mức độ cần thiết là 49.5%,
rất cần thiết là 41.0%; giới thiệu việc làm sau cai với mức độ cần
thiết là 15.7%, rất cần thiết là 77.1%. Trong tất cả các dịch vụ tham
vấn hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, nhu cầu về hoạt động giới thiệu
việc làm sau cai nghiện được học viên cai nghiện đánh giá ở mức độ
rất cần thiết cao nhất với tỉ lệ 77.1%.
Qua kết quả điều tra, các hoạt động của dịch vụ tham vấn hỗ
trợ tái hòa nhập được đánh giá ở mức độ hài lòng và rất hài lòng với
tỉ lệ rất thấp. Trong đó, hoạt động giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ người
cai nghiện được học viên đánh giá ở mức độ rất không hài lòng cao
nhất với 35.8%, không hài lòng 30.7%. Các hoạt động còn lại được
đánh giá chủ yếu ở mức độ bình thường.
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng.
2.3.1. Bản thân người cai nghiện.
Có 86% học viên cai nghiện cho rằng yếu tố bản thân người
cai nghiện có tác động nhiều nhất đến hiệu quả của quá trình tham
vấn. Có 76% học viên được điều tra cho rằng nữ giới dễ dàng tiếp
cận với dịch vụ tham vấn hơn nam giới.
Theo kết quả điều tra về trạng thái tâm lý của học viên cai
nghiện trong quá trình điều trị cho thấy một bộ phận học viên cai
nghiện có trạng thái tâm lý tích cực với tỉ lệ cụ thể như sau: Trạng

thái tự tin, hy vọng với mức độ phù hợp đạt 49.4%, rất phù hợp đạt
6.0%; Vui vẻ, lạc quan ở mức độ phù hợp là 55.4%, rất phù hợp là
7.2; Cảm giác tin tưởng ở mức độ phù hợp là 48.2%, rất phù hợp là
18


10.8%. Những học viên có tâm lý tự tin, vui vẻ, lạc quan, cảm giác
tin tưởng vào bản thân cũng như vào quá trình điều trị sẽ giúp cho
quá trình hỗ trợ, điều trị cai thuận lợi và hiệu quả hơn.
2.3.2. Các mối quan hệ gia đình, xã hội.
Gia đình, người thân, bạn bè và các mối quan hệ xã hội của
người cai nghiện được xem là một yếu tố có tác động không nhỏ đến
hiệu quả của quá trình tham vấn trợ giúp.
Theo kết quả thu được, nhóm yếu tố các mối quan hệ gia đình,
xã hội có nhiều tác động đến hoạt động tham vấn chiếm 78%. Và
trong đó các yếu tố riêng lẻ như gia đình, người thân; bạn bè, học
viên cùng cai hay các mối quan hệ xã hội khác (đồng nghiệp, làng
xóm,...) đều có sự tác động theo các mức độ khác nhau.
Kết quả điều tra cho thấy yếu tố gia đình, người thân được
đánh giá có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của quá trình tham
vấn chiếm 75.9 %. Học viên cùng cai cũng có một sự tác động đáng
kể trong suốt quá trình trợ giúp điều trị chiếm 54.5 %. Bạn bè được
đánh giá ở mức độ trung bình chiếm 49.5 %, và các mối quan hệ
khác chiếm 48.2 %.
2.3.3. Tham vấn viên và đội ngũ cán bộ cơ sở
Tham vấn viên và đội ngũ cán bộ cơ sở là các yếu tố quan
trọng có tác động rất lớn đến hoạt động tham vấn trợ giúp nói riêng
và hiệu quả của quá trình trị liệu cai nghiện nói chung. Trong môi
trường cai nghiện, tương tác của học viên cai nghiện với tham vấn
viên hay các cán bộ cơ sở là mối tương tác chủ yếu. Các nhà tham

vấn nói riêng hay đội ngũ cán bộ cơ sở bao gồm: bác sĩ, thầy, cô
giáo, cán bộ các phòng ban,... là những người có vai trò định hướng,
hỗ trợ người cai nghiện cải thiện về các mặt tinh thần, sức khỏe.
19


Đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố thuộc về TVV và
CBCS: yếu tố thái độ của TVV được đánh giá có ảnh hưởng nhiều
nhất đến hiệu quả hoạt động tham vấn trợ giúp ở mức độ cao nhất
chiếm 77%. Tiếp theo là các yếu tố về kiến thức, kỹ năng làm việc có
cùng mức độ tác động là 76%. Các yếu tố trình độ chuyên môn và
đạo đức nghề nghiệp của TVV được đánh giá với mức tác động lần
lượt là 75%, 73%. Yếu tố độ tuổi của TVV có ít ảnh hưởng đến hiệu
quả của hoạt động tham vấn trợ giúp với kết quả cụ thể là: 41% đánh
giá không tác động, 41% ít tác động và 38% nhiều tác động.
2.3.4. Hệ thống chính sách, pháp luật.
Hệ thống chính sách, pháp luật là cơ sở, là nguồn lực quan
trọng trong việc hỗ trợ người cai nghiện, giúp họ tiếp cận được
những dịch vụ tốt nhất trong quá trình cai và tái hòa nhập xã hội.
Việc cải thiện chính sách, pháp luật đối với người cai nghiện
ma túy tự nguyện sẽ giúp cho người cai nghiện có cơ hội và tâm lý
tốt nhất để có thể tiếp cận với các dịch vụ điều trị, trong đó có dịch
vụ tham vấn điều trị.

20


Chương 3
ỨNG DỤNG THAM VẤN CÁ NHÂN
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ

NGUYỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THAM VẤN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CAI NGHIỆN
3.1. Ứng dụng hoạt động tham vấn cá nhân
3.1.1. Mục đích ứng dụng
Việc lựa chọn dịch vụ tham vấn cá nhân cho người cai nghiện
là ứng dụng của để tài nhằm một lần nữa khẳng định vai trò, tác động
quan trọng của dịch vụ tham vấn trong hoạt động điều trị cai nghiện.
Và đây cũng là cơ hội để tác giả nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về các
yếu tố tâm sinh lý cũng như các tác động đến quá trình cai nghiện
của một đối tượng cụ thể. Và qua ứng dụng tham vấn cá nhân cho
người cai nghiện, tác giả sẽ có thể tự mình nhìn nhận, đánh giá các
kiến thức, kỹ năng chuyên môn của bản thân khi thực hiện vai trò
tham vấn viên cho người cai nghiện ma túy tự nguyện.
3.1.2. Hoạt động tham vấn
Để ứng dụng cho dịch vụ tham vấn cá nhân hỗ trợ người cai
nghiện ma túy tự nguyện, tác giả thực hiện ứng dụng trên 02 trường
hợp điển cứu trong đó: 01 trường hợp là người cai nghiện ma túy tự
nguyện và 01 trường hợp là người cai nghiện ma túy tự nguyện có
nhiễm HIV.
Cụ thể:
- Trường hợp điển cứu thứ nhất: Học viên Nguyễn Ngọc
Tường V – học viên cai nghiện ma túy tự nguyện, đang nhiễm HIV.
- Trường hợp điển cứu thứ hai: Học viên Nguyễn Minh N –
Học viên cai nghiện ma túy tự nguyện.
21


TVV đã tiến hành cung cấp dịch vụ tham vấn cá nhân cho
từng trường hợp theo đúng tiến trình tham vấn đối với người cai
nghiện: Tạo mối quan hệ và giới thiệu ban đầu; Đánh giá; Xác

định vấn đề cần giải quyết, tìm kiếm giải pháp tối ưu và xây dựng
mục tiêu; Lập kế hoạch hành động và triển khai kế hoạch; Kết thúc
ca tham vấn, lượng giá.
Trong quá trình trợ giúp, TVV sử dụng áp dụng nhiều kiến
thức, kỹ năng phù hợp, linh hoạt với vấn đề của TC. Đồng thời,
TVV luôn thực hiện đúng các nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp
trong suốt quá trình trợ giúp, điều trị cho TC.
3.1.3. Đánh giá tổng quan hiệu quả ứng dụng dịch vụ tham
vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện.
Việc ứng dụng dịch vụ tham vấn cá nhân cho người cai nghiện
đã chứng minh tác động, vai trò quan trọng của dịch vụ tham vấn
trong quá trình trị liệu cai nghiện.
Bên cạnh các kết quả đạt được, luôn có những mặt hạn chế,
tồn tại mà TVV cần phải nhìn nhận, khắc phục thông qua việc nâng
cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc.
3.2. Đề xuất một số giải pháp
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm tại cơ sở, tác giả đưa
ra một vài đề xuất giải pháp như sau:
Nâng cao năng lực của Tham vấn viên: Kiến thức, kỹ năng,
thái độ
Cơ sở xã hội Nhị xuân hướng đến việc cung cấp dịch vụ
tham vấn chuyên nghiệp

22


KẾT LUẬN
Về mặt lí luận
Đề tài đã làm rõ hệ thống những vấn đề lý luận về dịch vụ
tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện. Trên cơ sở các

khái niệm về NCNMT, về TV cho NCNMT, các đặc điểm, nhu cầu
cơ bản của NCNMT tác giả đã xây dựng khái niệm về NCNMTTN
và DVTV cho NCNMTTN.
Đề tài đã đưa ra tiến trình tham vấn cho NCN, các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình cai nghiện mà tác giả tập trung nghiên cứu, đánh
giá.
Về mặt thực tiễn
Đề tài tập trung phân tích thực trạng của 04 dịch vụ hỗ trợ cơ
bản cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại Trung tâm cai nghiện
Nhị Xuân là: Tham vấn hỗ trợ tâm lý; Tham vấn hỗ trợ y tế, sức
khỏe; Tham vấn hỗ trợ giáo dục, Tham vấn hỗ trợ tái hòa nhập cộng
đồng. Trong đó, dịch vụ tham vấn hỗ trợ y tế, sức khỏe được trung
tâm thực hiện tốt hơn 3 dịch vụ còn lại. Dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm
lý và tái hòa nhập cộng đồng chưa được thực hiện tốt vì nhiều
nguyên nhân khác nhau.
Đồng thời, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng 04 yếu tố ảnh
hưởng đến dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện ma túy tự nguyện.
Các yếu tố có ảnh hưởng đến dịch vụ tham vấn cho người cai nghiện
tự nguyện tại trung tâm Nhị Xuân bao gồm: Bản thân người cai
nghiện; Các mối quan hệ gia đình và xã hội; nhóm yếu tố từ TVV và
đội ngũ CBCS; Hệ thống chính sách, pháp luật. Trong đó yếu tố
chính sách pháp luật được học viên cai nghiện đánh giá có ít tác động
nhất đến quá trình cai nghiện của người cai nghiện ma túy.
23


×