Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận lạm phát ở việt nam từ 2008 đến nay diễn biến, nguyên nhân và các giải pháp kiềm chế lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.06 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI:
LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY:
DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI
PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
NHÓM 2:

1


Contents

2


1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam từ 2008 đến nay
Hậu quả tất yếu của việc nới lỏng tiền tệ quá mức đó là lạm phát tăng vọt; lạm phát năm
2008 nhanh chóng tăng tốc từ mức 12,63% vào cuối năm 2007 lên mức kỷ lục 28,32%
vào tháng 8/2008 do tác động của giá hàng hóa thế giới tăng cao kỷ lục và tác động trễ
của CSTT nới lỏng. Bước sang năm 2009, lạm phát nhanh chóng giảm xuống mức còn
một chữ số, một phần, do thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khoá; mặt khác,
do tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu giá các hàng hóa cơ bản giảm mạnh trên thị
trường thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng 12/2009 so với cùng kỳ tăng 6,52%; chỉ số giá tiêu
dùng bình quân năm 2009 so với năm 2008 tăng 6,88%; thấp hơn nhiều so với mức tăng
tương ứng của năm 2008 là 19,89% và 22,97%.
Giai đoạn 2010 – 2011, lạm phát năm 2010 là 11,75%. Xét về cơ cấu tăng cả năm 2010
theo các nhóm mặt hàng thì tăng cao nhất là nhóm giáo dục (tăng gần 20%); đứng hàng
thứ hai là nhóm ăn và dịch vụ ăn uống, tăng tới 16,98%; tiếp đến là nhóm hàng nhà ở và
vật liệu xây dựng tăng 15,74%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng trên 11%; nhóm đồ uống,
thuốc lá cũng có mức tăng khá, tới trên 8%,... Tuy nhiên nhóm bưu chính viễn thông lại
giảm gần 6%. Nếu không có sự giảm giá của nhóm này thì chỉ số CPI cả năm 2010 chắc
chắn tăng trên 12%! Lạm phát năm 2011 là 18,58%. Diễn biến lạm phát năm 2011 khá


phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng đầu năm và giảm dần từ quý II. Trong 4
tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng, Nhưng lạm
phát tháng 12 lại có dấu hiệu nhích lên so với 2 tháng trước đó. Cụ thể, lạm phát tháng 10
và tháng 11 chỉ tăng 0,36% và 0,39% nhưng lạm phát tháng 12 tăng 0,53%.
Giai đoạn từ 2012 đến 2015: Lạm phát giảm mạnh sau khi Chính phủ thực hiện quyết liệt
chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điển hình như: Khởi đầu là Nghị
quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011, tiếp sau đó các Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 3/1/2012),
Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 7/1/2013), Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 2/1/2014) lần lượt
ra đời, kể từ năm 2012 khi Chính phủ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế
lạm phát thì lạm phát luôn được kiểm soát ở dưới ngưỡng 7%.
3


Giai đoạn từ năm 2016 tới nay: Với việc kinh tế Việt Nam dần phục hồi, lạm phát đã có
xu hướng tăng trở lại (CPI năm 2016 lên đến 4,74%).

Diễn biến CPI 5 tháng đầu năm 2017
Dự báo lạm phát năm 2017 sẽ phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh giá dịch vụ công theo
hai kịch bản sau: (i) giá dịch vụ công không điều chỉnh, lạm phát dự báo ở mức khoảng
4%; (ii) giá dịch vụ công điều chỉnh bằng nửa mức điều chỉnh trong năm 2016, lạm phát
dự báo ở mức 5%. Tác động trễ của yếu tố tiền tệ đến lạm phát, từ năm 2016 sang năm
2017, không lớn do: (i) hệ số thâm dụng tín dụng trong năm 2016 ước giảm so với năm
2015; (ii) hệ số chênh lệch tín dụng năm 2016 ước chỉ ở mức 1,5% GDP; ngoài ra (iii)
tốc độ vòng quay tiền tệ30 đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

4


2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát từ 2008 đến nay
Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số đặc điểm chính của lạm phát ở Việt Nam và

các nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế cao đi liền với lạm phát cao và các bất ổn vĩ mô khác. Đây
là đặc điểm chung của nhiều nền kinh tế đang phát triển, song được thể hiện rất rõ ở Việt
Nam. Nguyên nhân chính là do mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt Nam dựa
trên lao động giá rẻ, song năng suất lao động thấp, xuất khẩu tài nguyên, nông lâm thủy
sản là chủ yếu và còn dưới dạng thô; sản phẩm công nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp,
sử dụng công nghệ lạc hậu vừa lãng phí nguyên nhiên liệu, vừa gây ô nhiễm môi trường.
Để thúc đẩy tăng trưởng, mô hình này dựa vào các chính sách tài khóa nới lỏng để mở
rộng đầu tư (đặc biệt đầu tư công) và chính sách tiền tệ nới lỏng (tăng cung tiền và tăng
tín dụng).

Xét trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010 - giai đoạn có mức tăng trưởng GDP cao
(bình quân 7,3% năm) cho thấy, đây là giai đoạn lạm phát cao (bình quân 10,9% năm).
Nguyên nhân chủ yếu là Chính phủ hướng tới đạt tăng trưởng GDP cao, trong khi nền
kinh tế kém hiệu quả và năng suất lao động thấp.
5


Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của giai đoạn này lên đến bình quân 42,2% GDP/năm và tốc
độ tăng trưởng tín dụng bình quân lên đến 35,9%/năm, đây là mức rất cao xét trong khu
vực và cả trên thế giới. Tổng mức tăng cung tiền M2 cả giai đoạn này là 210%, gấp hơn 4
lần tổng tăng trưởng GDP với 51,3%.
Đầu tư và tăng trưởng tín dụng cao, gây mất cân đối nghiêm trọng trong nhiều năm giữa
lượng tiền tung ra (thể hiện qua tốc độ tăng M2) và hàng hóa sản xuất ra (biểu hiện qua
tốc độ tăng trưởng GDP). Đây chính là những nguyên nhân chính gây ra lạm phát cao
giai đoạn trên. Bên cạnh, các bất ổn vĩ mô bộc lộ rõ như: nhập siêu cao, tỷ giá biến động
mạnh, dự trữ ngoại hối giảm, lãi suất tiết kiệm tăng vọt.
Thứ hai, lạm phát Việt Nam phụ thuộc ngày càng lớn vào lạm phát thế giới. Độ mở của
nền kinh tế nước ta hiện thuộc nhóm cao nhất thế giới, với tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hiện đạt khoảng 180% GDP. Với độ mở nền kinh tế lớn, mọi biến động giá cả hàng

hóa trên thị trường thế giới phần lớn được chuyển vào Việt Nam thông qua nhập khẩu.

(VnEconomy: vnep.org.vn)

6


Thứ ba, những năm gần đây lạm phát bị tác động không nhỏ của việc tăng giá một số
nhóm hàng theo lộ trình. Trước đây, giá dịch vụ y tế và giáo dục được duy trì ở mức rất
thấp trong nhiều năm, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và nguồn vốn tái đầu tư
cho các lĩnh vực này.

7


3. Các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
Trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 3 năm 2008, qua thảo luận nghiêm túc và cân nhắc
thận trọng trên các mặt, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm trong tình
hình lúc đó là phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
và tăng trưởng bền vững.
Trong đó, kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ, nếu không kiềm chế
được lạm phát, chẳng những sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đời sống của nhân
dân, đến ổn định kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong trung và
dài hạn, việc làm cũng giảm sút, môi trường đầu tư kinh doanh cũng sẽ trở nên xấu hơn.
3.1. Các giải pháp kiềm chế lạm phát chủ yếu
Dựa vào Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững vào tháng 4 năm
2008, các giải pháp kiềm chế lạm phát chủ yếu được Nhà nước áp dụng như sau:
a. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
-


NHNN chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ
theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và
tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và
hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

-

Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động
theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và
giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc
tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp
thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

8


-

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sớm ổn định tổ chức, kịp thời phối hợp với
NHNN, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tăng cường các công cụ giám
sát theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt
hơn những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ.

b. Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công
-

Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên,
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các

doanh nghiệp nhà nước, nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân
sách.

-

Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế
hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng
đầu tư nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các
công trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết.

-

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc nghiên cứu để chuyển một số công trình
đầu tư từ nguồn vốn ngân sách sang hình thức đầu tư BOT từ nguồn vốn trong
và ngoài nước hoặc bán, chuyển nhượng công trình có khả năng thu hồi vốn
cho doanh nghiệp, tư nhân khai thác hoặc đầu tư tiếp để nâng cao hiệu quả đầu
tư.

c. Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân

đối cung cầu.
-

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các địa phương
khắc phục nhanh hậu quả của thiên tai và dịch bệnh để đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp, tập trung chỉ đạo phát triển trồng rau màu, chăn nuôi, tăng nguồn cung
thực phẩm nhằm sớm ổn định giá cả lương thực, thực phẩm, chuẩn bị đủ giống
cho sản xuất vụ mùa, hè thu.
9



-

Bộ Công Thương chủ trì làm việc với các Bộ liên quan, hiệp hội ngành hàng,
các doanh nghiệp kinh doanh về việc bảo đảm nguồn hàng; đồng thời, có trách
nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả các mặt hàng thiết yếu, như: lương
thực, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón,... Chủ động đề
ra và áp dụng phương án khắc phục tình trạng thiếu điện và bảo đảm điện cho
sản xuất.

-

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính để giải quyết nhanh việc
tiếp cận, sử dụng vốn, đất đai, mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất phát
triển. Đồng thời, chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn
do biến động giá làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
trước hết là giá dự toán các công trình đang triển khai có nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước để sớm hoàn thành, đưa vào hoạt động.

d. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu
-

Bộ Công Thương chủ trì đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính liên
quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp
dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp nhập khác phù hợp với các cam
kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu
những mặt hàng không thiết yếu.


-

Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến tại các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới để
tăng xuất khẩu

-

Tăng cường các giải pháp khuyến khích sản xuất trong nước để thay thế hàng
nhập khẩu, thúc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và du lịch;

-

Đề xuất cơ chế, chính sách bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm trên thị
trường nội địa, bảo đảm an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức
10


của nhóm hàng này. Điều hành và kiểm soát để xuất khẩu gạo năm 2008 ở mức
3,5 đến 4 triệu tấn.
-

NHNN chủ trì điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp với chủ trương đẩy
mạnh xuất khẩu. Có cơ chế và chỉ đạo các ngân hàng thương mại mua hết
ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, xử lý kịp thời các ách tắc về tín
dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý cho xuất khẩu.

-

Bộ Tài chính chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng công cụ thuế để tăng thuế

xuất khẩu ở mức hợp lý đối với than, dầu thô. Điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức hợp lý đối với một số mặt hàng tiêu dùng không
thiết yếu như: ô tô nguyên chiếc, kinh kiện lắp ráp ô tô dưới 12 chỗ ngồi, một
số mặt hàng điện tử, điện lạnh, xe và linh kiện lắp ráp xe hai bánh gắn máy,
rượu, bia để thực hiện mục tiêu giảm nhập siêu nhưng vẫn bảo đảm phù hợp
với cam kết hội nhập; kiến nghị điều chỉnh cơ chế, chính sách về thuế, áp dụng
các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác cần thiết, phù hợp với các cam kết
quốc tế để hạn chế các mặt hàng thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu.

e. Thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
-

Chính phủ chỉ đạo việc triệt để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử
dụng ngân sách nhà nước. Các đơn vị phải chủ động sử dụng dự toán đã được
giao để thực hiện các nhiệm vụ, kể cả trong trường hợp giá cả tăng. Không bổ
sung chi ngân sách ngoài dự toán.

-

Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí
lưu thông. Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp
nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty 90, 91 để chấn chỉnh
ngay việc đầu tư kém hiệu quả, đầu tư ra ngoài ngành sản xuất chính và cơ cấu
đầu tư bất hợp lý trong thời gian qua của các đơn vị này.

11


-


Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là
nhiên liệu, năng lượng.

f.

Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương
mại, kiểm soát về việc chấp hành Luật Nhà nước về giá
-

Bộ Công Thương chủ trì triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu
hàng hóa; đồng thời, tăng cường chỉ đạo thực hiện quản lý thị trường, nhất thiết
không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động về nguồn hàng, giá cả trên
thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là đối với các loại vật tư quan trọng như:
xăng, dầu, điện, xi măng, sắt, thép, phân bón, thuốc trừ sâu và hàng tiêu dùng
thiết yếu như: lương thực, thuốc chữa bệnh,...

-

Phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng
cường các biện pháp ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, trốn lậu thuế và
buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng, dầu, khoáng sản, lương
thực...

-

Bộ Tài chính tăng cường kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá,
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

-


Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải triệt để chấp hành các
quy định về quản lý giá, thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán
lẻ của doanh nghiệp mình.

-

Các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu
này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và
đại lý bán lẻ của doanh nghiệp.

-

Chính phủ yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ
trương và giải pháp bình ổn thị trường

12


g. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các

chính sách về an sinh xã hội
-

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân
thông qua việc đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm,
hỗ trợ bảo đảm đời sống nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên
tai, người lao động có thu nhập thấp.

-


Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc triển khai thực
hiện các chính sách về điều chỉnh mức lương tối thiểu mà Chính phủ đã ban
hành có hiệu lực từ năm 2006; kiểm tra việc xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp
không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói.

-

Bộ Tài chính cùng Bộ Công Thương giám sát việc triển khai thực hiện từ nay
cho đến hết tháng 6 năm 2008, chưa tăng giá điện, than, xăng, dầu; giữ ổn định
giá xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc chữa bệnh, vé máy bay, tàu hỏa, vé xe
buýt; giữ ổn định mức thu học phí, viện phí, đồng thời nắm chắc diễn biến của
lạm phát, đề xuất với Chính phủ các giải pháp thích hợp tiếp theo.

13


3.2. Công cụ chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát.
Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn và thử thách đối với hoạt động của ngành Ngân
hàng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào tình hình thực tế,
ngay từ đầu năm, NHNN đã điều hành CSTT thắt chặt để kiềm chế tốc độ tăng tổng
phương tiện thanh toán và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm đảm bảo mức
tăng tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng không vượt quá 30%. Để thực hiện
mục tiêu này, NHNN sử dụng những công cụ và biện pháp cụ thể như sau:
a. Lãi suất
- 6 tháng đầu năm 2008, NHNN đã 2 lần thay đổi các lãi suất cơ bản, lãi suất tái

cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo hướng tăng lên. Điều này được thực hiện
nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng
trưởng dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi
tiền, cụ thể:

• Tăng lần 1: lãi suất cơ bản lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên


13%/năm, lãi suất chiết khấu lên 11%/năm.
Tăng lần 2: Lãi suất cơ bản lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên
15%/năm, lãi suất chiết khấu lên 13%/năm.

-

Khi đặt mục tiêu về kiểm soát mức tăng tổng dư nợ tín dụng thông qua chính
sách lãi suất, NHNN hướng tới việc kiểm soát, hạn chế các đầu tư tín dụng
không hiệu quả. Bởi lẽ, việc tăng lãi suất cho vay sẽ buộc các doanh nghiệp,
các chủ đầu tư cân nhắc, tính toán về hiệu quả kinh doanh và đầu tư. Họ sẽ
phải dãn, hoãn hay chấm dứt những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả để tập
trung nguồn lực (bao gồm cả tiền vay) vào các dự án hay hoạt động kinh doanh
có hiệu quả. Và ở khía cạnh này thì việc tăng lãi suất là công cụ hữu hiệu để
phân bổ nguồn lực xã hội và sàng lọc giữa việc kinh doanh hiệu quả và không
hiệu quả.
 Các giải pháp trên đã góp phần đưa các chỉ tiêu tiền tệ biến động theo định

hướng đề ra:
14





Tổng phương tiện thanh toán được kiểm soát ở mức thấp
Tốc độ tăng trưởng đầu tư cho nền kinh tế chậm dần, từ đó tác động
kiềm chế mức tăng tổng cầu và giá tiêu dùng.


-

Lạm phát tuy có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn ở mức cao và xu hướng giảm
chưa rõ nét, chưa ổn định (CPI các tháng là: tháng 1: 2,38%; tháng 2: 3,56%;
tháng 3: 2,99%; tháng 4: 2,2%; tháng 5: 3,91%; tháng 6:2,14%; tháng 7:
1,13%; tháng 8:1,56%; tháng 9: 0,18%), trong khi đó thì tăng trưởng kinh tế đã
có sự suy giảm mạnh so với năm 2007 (6 tháng đầu năm 2008 tăng trưởng đạt
6,5%, giảm so với mức 7,9% cùng kỳ năm trước, giá trị sản suất công nghiệp 8

-

tháng đầu năm 2008 tăng 16,3%, giảm so với mức 17,1% của 8 tháng 2007).
Tình hình này đòi hỏi ngân hàng phải có những bước đi thận trọng nhằm tiếp
tục kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng góp phần tăng đầu tư sản xuất,
kinh doanh để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Trong bối cảnh này, NHNN đã
thực hiện một loạt các giải pháp sau:
• Điều chỉnh giảm 4 lần lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống 13%/năm,
12%/năm, 10%/năm và 8,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm
xuống 14%/năm 13%/năm, 11%/năm và 9,5%/năm; lãi suất chiết khấu
từ 13%/năm xuồng 12%/năm và 11%/năm, 9%/năm và 7,5%/năm, lãi
suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho
vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các
ngân hàng thương mại từ 15%/năm xuống 14%/năm, 13%/năm,
11%/năm và 9,5%/năm.

15


(VnEconomy, 2008)



Tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với các tổ

chức tín dụng từ 5%/năm lên 10%/năm
• Giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền nội tệ và 2% tỷ lệ dự trữ bắt
buộc tiền gửi ngoại tệ áp dụng cho các tổ chức tín dụng.
• Tiếp đến tháng 11 giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc xuống 7 % và
hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn mức 5% đối với Việt Nam đồng.
• Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN dưới
hình thức bắt buộc phát hành ngày 17/3/2008. Thực hiện trả trước hạn
tín phiếu này theo yêu cầu của các TCTD kể từ ngày 21/10/2008.
(Theo Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, 2009)
 Việc điều chỉnh lãi suất làm giảm cung tiền, hạn chế đầu tư, từ đó kìm hãm

được sự phát triển quá nóng của nên kinh tế và kiềm chế lạm phát.
b. Tỷ giá

Tỷ giá trên thị trường vào giai đoạn 2008 có diễn biến vô cùng phức tạp:
- Giai đoạn 1 (Quý 1 năm 2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn. Tỷ giá
USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ 16.112 đồng
xuống 15.960 đồng, mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD).
Nguyên nhân là do nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá cao so với USD, cộng
thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh
việc bán USD chuyển qua VND. Các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD.
Trong khoảng thời gian này, NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm
hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/nă
-

lên 1%/năm trong tháng 3 năm 2008.

Giai đoạn 2 (Từ tháng 3 đến tháng 7): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt
USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.
Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6,
đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với
mức trần. Sau ngày 18/06 tỷ giá giảm dần. Ngày 27/06, NHNN tăng biên độ
USD/VND từ 1% lên 2%.
Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi
thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ.

16


-

Giai đoạn 3 (từ tháng 7 đến tháng 10): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn.Nhờ
có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng, tỷ giá
giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn
quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11.
Nhận thấy tình trạng sốt USD báo động, lần đầu tiên, NHNN đã công khai
công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường
cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.
Đồng thời NHNN đã ban hành một loạt chính sách nhằm bình ổn thị trường
ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ, cấm mua bán ngoại tệ
trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM, cấm mua bán USD thông
qua ngoại tệ khác, cấm nhập khẩu vàng, bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông

-

qua các NHTM lớn.
Giai đoạn 4: tỷ giá USD tăng trở lại. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy

nhiên cung hạn chế còn cầu ngoại tệ thì vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ
tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD.
Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập
vàng thì hiện tượng lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu.

(Theo Vietstock.vn, 2009)
c. Dự trữ bắt buộc

17


Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tháng 2/2008 NHNN điều chỉnh tăng
1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả tiền gửi VND
và ngoại tệ đối với hầu hết các tổ chức tín dụng.
Những tháng cuối năm 2008, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã điều
chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 6% và
tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11% xuống 7%.
d. Nhận xét

Việc NHNN lựa chọn kiểm soát tỷ giá và tự do hóa lãi suất là một lựa chọn khôn
ngoan ngay từ đầu. NHNN vẫn có thể tác động lên lãi suất nếu cần thiết thông qua
các công cụ tiền tệ khác nhau. Ổn định tỷ giá và lãi suất đòi hỏi lạm phát và lạm
phát kỳ vọng phải được kiểm soát ở mức độ phù hợp. Ngược lại, khi tỷ giá và lãi
suất ổn định cũng góp phần kiểm soát lạm phát.

18


Appendix
Nghị Định số 10/NQ-CP: Về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo

đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững
/>class_id=509&mode=detail&document_id=63177
VnEconomy, 2008: 10 điểm nổi bật trên thị trường ngân hàng năm 2008 (Biểu đồ biểu
diễn các lãi suất chủ chốt từ đầu năm 2008 (%))
/>Vietstock.vn, 2009: Tình hình Kinh tế-Tài chính-TTCK 2008 và dự báo 2009 (Biểu đồ
biểu diễn biến động tỷ giá USD/VND năm 2008)
/>
19



×