Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Khảo sát, đánh giá hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng trong công ty honda việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.62 KB, 34 trang )

Bài tiểu luận

Môn: Luật Lao động
MỤC LỤC

Nguyễn Thị Thêm Trang

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận

Môn: Luật Lao động

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ

Bộ Luật Lao Động

CT

Công ty honda Việt Nam

CB

Cán Bộ

CBNV

Cán bộ Nhân viên


NLĐ

Người Lao động

PCCV

Phân công công việc

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

CBQL

Cán bộ quản lý

CBKT

Cán bộ kỹ thuật

Nguyễn Thị Thêm Trang

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận


Môn: Luật Lao động

LỜI MỞ ĐẦU
Bill Gates, trong một lần phỏng vấn các ứng viên thi tuyển vào Tập
đoàn Microsoft đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn đâu là yếu tố duy trì sự ổn định
và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay ? ” Một ứng viên đã trả
lời: “Đó chính là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi
ngờ tính nghiêm túc trong câu trả lời của ứng viên này, nhưng Bill Gates
không nghĩ vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm tối đa và nhận anh ta vào làm
việc.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Luật lao động ra đời
tương đối muộn so với các ngành luật khác. Do vậy, trước khi luật lao động
được chính thức thừa nhận, các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ lao
động được điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự, trong đó có chế định
hợp đồng lao động.
Thật vậy, Hợp đồng Lao động chính là một trong những yếu tố duy trì
tính ổn định cho doanh nghiệp, tổ chức. Hợp đồng lao động chính là một
trong những hình thức pháp lý để công dân thực hiện quyền làm chủ cuả
mình. Nhà nước dựa vào Hợp đồng lao động để quản lý nguồn nhân lực đang
làm việc trong các doanh nghiệp, cơ.Tuy nhiên, do mặt trái của nền kinh tế thị
trường kết hợpvới nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình trạng vi phạm pháp
luật về HĐLĐ ngày càng nhiều.Việc vi phạm HĐLĐ có ảnh hưởng khá lớn
đến tính bền vững của quan hệ lao động, lợi ích của các bên chủ thể, cũng như
sự ổn định và phát triển của đời sống kinh tế xã hội.
Chính vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu về hợp đồng lao động, là một việc
làm hết sức cần thiết, đồng thời muốn nâng cao trách nhiệm trong việc thực
hiện hợp đồng lao động của tổ chức, doanh nghiệp em quyết định chọn đề tài
: “ Khảo sát, đánh giá hoạt động giao kết, thực hiện hợp đồng trong công ty
Honda Việt Nam .”để nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình “.

Nguyễn Thị Thêm Trang

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận

Nguyễn Thị Thêm Trang

Môn: Luật Lao động

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO KẾT, THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm Giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động
1.1. Giao kết hợp đồng
Tại khoản 1, Điều 18 BLLĐ năm 2012 quy định: Trước khi nhận người
lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực
tiếp giao kết hợp đồng lao động.
1.2. Hợp đồng lao động
Theo điều 15, BLLĐ năm 2012 thì : Hợp đồng lao động là sự thoả
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả
lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao
động.
2. Quy


định của pháp luật về giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động

2.1. Nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động
Theo điều 17, BLLĐ năm 2012 thì giao kết hợp đồng phải dựa theo 2
nguyên tắc chính :
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật,
thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
2.2. Nghĩa vụ giao kết Hợp đồng lao động
Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động
và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì
việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật của người lao động.
Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới
Nguyễn Thị Thêm Trang

5

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động
trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp
đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo
danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ
ký của từng người lao động.

2.3. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi
giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động
Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao
động.
Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền
hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
2.4. Các loại hợp đồng phải được giao kết


Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó
hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Đối với người lao động mong muốn nhất khi được giao kết với loại hợp
đồng này. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào người sử dụng lao động có thể như sau :
+ Thử việc xong thì ký hoặc ký ngay hợp đồng lao động không xác
định thời hạn ngày từ lần đầu giao kết với người lao động.
+ Qua một đến 2 lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với người
lao động sau đó mới ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Nhưng cũng có những trường hợp phải qua thử việc sau đó qua một
đến 2 lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn rồi mới được ký hợp đồng
lao động không xác định thời hạn. Đây cũng là một trong những nội dung,
nhiều doanh nghiệp còn có ý kiến. vậy loại hợp đồng này sẽ chấm dứt khi
Nguyễn Thị Thêm Trang

6

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận

Môn: Luật Lao động
nào? Vì trong cuộc sống sẽ phát sinh nhiều tình huống mà thời điểm giao kết
chưa có hay chưa được biết đối với người sử dụng lao động hay người lao
động.


Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng
thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
Với loại hợp đồng này đã xác định rõ thời điểm chấm dứt hiệu lực, sau
thời điểm chấm dứt hợp đồng có được giao kết nữa hay không đều phụ thuộc
vào quyền của hai bên ( Người sử dụng lao động và người lao động).



Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng.
Loại hợp đồng này, nhiều doanh nghiệp hay lách luật để không ký hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hay không xác định thời hạn với người lao
động làm việc liên tục và lâu dài cho doanh nghiệp. Mục đích chính là để
doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm các loại, tránh việc thực hiện nâng lương
định kỳ,… Theo quy định khoản 3 điều 22 BLLĐ: “ Không được giao kết hợp
đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng
trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ
quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có
tính chất tạm thời khác”.
Những công việc có thời hạn dưới 12 tháng theo quy định này là những
công việc có thể hoàn thành dưới 12 tháng.

Trường hợp trên là người lao động được người sử dụng lao động ký kết
hợp đồng lao động theo một công việc liên tục khi hết hạn. Nhưng cũng có
trường hợp, hợp đồng lao động theo một công việc hết hạn, người lao động
vẫn được làm việc với công việc cũ bình thường, hàng tháng được trả lương
đầy đủ nhưng không có việc ký kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp này,
Nguyễn Thị Thêm Trang

7

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
người sử dụng lao động không vi phạm việc không giao kết hợp đồng lao
động mà hợp đồng lao động theo một công việc hết hạn đã trở thành hợp đồng
lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng ( nếu có tranh chấp ở thời
điểm này là tranh chấp về hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là
24 tháng
2.5. Hình thức Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm
thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể
giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
2.6. Loại Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
2) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó

hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên
xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng
thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn dưới 12 tháng.
Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều
Nguyễn Thị Thêm Trang

8

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao
động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động
không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c
khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn
là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác
định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động
vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời
hạn.
Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính

chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế
người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai
nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
2.7. Nội dung Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp
pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng
minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương
Nguyễn Thị Thêm Trang

9

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
và các khoản bổ sung khác;

Môn: Luật Lao động

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh

doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao
động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời
hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường
trong trường hợp người lao động vi phạm.
Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể
giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung
nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu
ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.
2.8. Hiệu lực của Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường
hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2.9. Chủ thể Hợp đồng lao động
Theo điều 6 BLLĐ: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả
năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Theo điều 120 BLLĐ: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc,
Nguyễn Thị Thêm Trang

10

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
trừ một số nghề và công việc do bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy
định. Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào
làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải
có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
Theo điều 123 BLLĐ: Người lao động cao tuổi là người lao động nam

trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi.
Chủ thể tham gia hợp đồng lao động phải đạt một độ tuổi nhất định và
phải có điều kiện khác theo yêu cầu của NSDLĐ:
+ Những người dưới 15 tuổi cũng được giao kết hợp đồng lao động
nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, chỉ làm những công
việc trong phạm vi pháp luật cho phép.
+ Những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì được tự mình giao
kết hợp đồng lao động nhưng chỉ trong phạm vi những công việc mà luật
không cấm.
+ Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được giao kết hợp đồng lao động
làm mọi công việc.
2.10. Thực hiện công việc theo Hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết
hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao
động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên.
2.11. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện Hợp đồng lao động
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố
tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc.
Nguyễn Thị Thêm Trang

11

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận

Môn: Luật Lao động
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của BLLĐ.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
2.12. Các trường hợp chấm dứt thực hiện Hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đã kí
trong hợp đồng.
Hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau :


Hết hạn hợp đồng



Thực hiện xong công việc theo hợp đồng



Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng



Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của tòa án
Ngoài ra người lao động còn có quyền đơn phương chấm dưt hợp đồng
lao động,tuy nhiên phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Ý nghĩa của giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có vai trò rất quan trọng trong đời sống , kinh tế,
xã hội :
Đối với người lao động: Hợp đồng lao đồng là một trong những hình
thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện quyền làm việc, tự do, tự

nguyện chọn việc làm cũng như nơi làm việc.
Đối với NSDLĐ: HĐLĐ là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức và cá nhân tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của mình. Đồng
thời việc quy định các chế độ tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi khác
hợp lý trong hợp đồng lao đồng sẽ là động lực thúc đẩy người lao động làm
việc với hiệu suất cao để từ đó góp phần phát triển kinh tế cho đất nước và
Nguyễn Thị Thêm Trang

12

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
nâng cao thu nhập cho từng người lao động để đảm bảo tái sản xuất mở rộng.
Đối với Nhà nước: Hợp đồng lao động giúp cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quản lý được lực lượng lao động trong biên chế và ngoài biên
chế. Đó là cơ sở pháp lý để cơ quan.Nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm
tra tình hình thực hiện của các chủ sử dụng lao động.
Do có tính pháp lý chặt chẽ trong hợp đồng lao đồng nên việc chi trả
lương hàng tháng cho người lao động thường duy trì ổn định góp phần ổn
định kinh tế đất nước.
Vì mỗi gia đình là một “tế bào” của xã hội nên khi người lao động có
kinh tế (thu nhập) ổn định thì xã hội tất yếu sẽ được duy trì, khi đó an ninh
chính trị được giữ vững và các tệ nạn xã hội sẽ hạn chế.
Đồng thời khi người lao động có mức sống cao hơn và họ sẽ quan tâm
nhiều hơn đến vấn đề giáo dục và văn hoá do đó họ sẽ đầu tư nhiều cho sự
nghiệp giáo dục khi đó nhận thức của toàn xã hội sẽ được nâng cao và góp
phần trực tiếp vào việc duy trì ổn định đời sống xã hội và gián tiếp thúc đẩy

nền kinh tế phát triển.
4. Những trường hợp không áp dụng HĐLĐ
- Công chức, viên chức làm trong cơ quan hành chính sự nghiệp nhà
nước.
- Người được nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc, phó giám đốc,
kế otans trưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
- Đại biểu Quốc hội, Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách,
người giữ chức vụ trong co quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được quốc hội
hoặc hội đồng nhân nhân các cấp bầu cử ra theo nhiệm kì.
- sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lương cũ trang
- Người thuộc đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, xã viên
hợp tác xã, kể cả các cán bộ không chuyên trách đảng, công tác đoàn thanh
niên.
- Người làm việc trong một số ngành nghề hoặc địa bàn thuộc Bộ Quốc
Phòng, Bộ Nội vụ do Bộ Quốc Phòng và Bộ Nội vụ hướng dẫn sau khi thỏa
Nguyễn Thị Thêm Trang
13
Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
thuận với Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Môn: Luật Lao động

5. Đặc trưng của HĐLĐ
- HĐLĐ có đối tượng là việc làm
- HĐLĐ được xác lập một cách bình đẳng, song phương, tự nguyện, sự
giao kết có tính chất đích danh vì vậy nó có tính ấn định về mặt chủ thể.
- HĐLĐ phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định hay

không xác định với những yêu cầu điều kiện lao động cho công việc đó.
6. Vai trò của HĐLĐ
-HĐLĐ là hình thức pháp lý chủ yếu phát sinh quan hệ lao động
- HĐLĐ là hiwnhf thức pháp lý đáp ứng nguyên tắc tự do, bình đẳng
trong quan hệ lao động.
- HĐLĐ là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý
7. Mẫu HĐLĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------Tên đơn vị: .......
Số: ....................
H Ợ P Đ ỒN G L A O Đ ỘN G

Chúng tôi, một bên là Ông/Bà:

Quốc tịch:

Chức vụ:
Đại diện cho (1):

Điện thoại:

Địa chỉ:
Và một bên là Ông/Bà:

Quốc tịch:

Sinh ngày .... tháng .... năm .... tại.
Nghề nghiệp (2):
Địa chỉ thường trú:

Số CMTND: cấp ngày ..../..../..... tại
Số sổ lao động (nếu có):................ cấp ngày ..../..../.... tại
Nguyễn Thị Thêm Trang

14

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều
khoản sau đây:
Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng
- Loai hợp đồng lao động (3):
- Từ ngày …. tháng …. năm .... đến ngày .... tháng …. năm ……..
- Thử việc từ ngày …. tháng …. năm .... đến ngày .... tháng …. năm
……..
- Địa điểm làm việc (4):
- Chức danh chuyên môn:

Chức vụ (nếu có):

- Công việc phải làm (5):
Điều 2: Chế độ làm việc
- Thời giờ làm việc (6)
- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm:
Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động
1. Quyền lợi:
- Phương tiện đi lại làm việc (7):

- Mức lương chính hoặc tiền công (8):
- Hình thức trả lương:
- Phụ cấp gồm (9):
- Được trả lương vào các ngày

hàng tháng.

- Tiền thưởng:
- Chế độ nâng lương:
- Được trang bị bảo hộ lao động gồm:
- Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết...):
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (10):
- Chế độ đào tạo (11):
Những thỏa thuận khác (12):
2. Nghĩa vụ:
- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Chấp hành lệnh điều hành sản xuất - kinh doanh, nội quy kỷ luật lao
Nguyễn Thị Thêm Trang
15
Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
động, an toàn lao động ...

Môn: Luật Lao động

- Bồi thường vi phạm và vật chất (13):
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động
1. Nghĩa vụ:

- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong
hợp đồng lao động.
- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người
lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
2. Quyền hạn:
- Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí,
điều chuyển, tạm ngừng việc?)
- Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo
quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao
động của doanh nghiệp.
Điều 5: Điều khoản thi hành
- Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì
áp dụng qui định của thỏa ước tập thể, trường hợp chưa có thỏa ước tập thể thì
áp dụng quy định của pháp luật lao động.
- Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi
bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày .... tháng …. năm ….. Khi hai bên ký
kết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao động
cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.
Hợp đồng này làm tại .... ngày .... tháng .... năm .....
Người lao động

Người sử dụng lao động

( Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi rõ Họ và Tên

Ghi rõ Họ và Tên


Nguyễn Thị Thêm Trang

16

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
Hư ớn g d ẫn cách ghi hợp đ ồng la o đ ộng
1. Ghi cụ thể tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, ví dụ: Công ty Xây
dựng Nhà ở Hà nội.
2. Ghi rõ tên nghề nghiệp (nếu có nhiều nghề nghiệp thì ghi nghề
nghiệp chính), ví dụ: Kỹ sư.
3. Ghi rõ loại hợp đồng lao động, ví dụ 1: Không xác định thời hạn; ví
dụ 2: 06 tháng.
4. Ghi cụ thể địa điểm chính, ví dụ: Số 2 - Đinh lễ - Hà Nội; và địa
điểm phụ (nếu có), ví dụ: Số 5 - Tràng Thi - Hà Nội.
5. Ghi các công việc chính phải làm, ví dụ: Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa
hệ thống điện; thiết bị thông gió; thiết bị lạnh... trong doanh nghiệp.
6. Ghi cụ thể số giờ làm việc trong ngày hoặc trong tuần, ví dụ: 08
giờ/ngày hoặc 40 giờ/tuần.
7. Ghi rõ phương tiện đi lại do bên nào đảm nhiệm, ví dụ: xe đơn vị đưa
đón hoặc cá nhân tự túc.
8. Ghi cụ thể tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà đơn vị
áp dụng, ví dụ: Thang lương A.1.Cơ khí, Điện, Điện tử - Tin học; Nhóm III;
Bậc 4/7; Hệ số 2,04; Mức lương tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động là
428.400 đồng/tháng.
9. Ghi tên loại phụ cấp, hệ số, mức phụ cấp tại thời điểm ký kết hợp

đồng lao động, ví dụ: Phụ cấp trách nhiệm Phó trưởng phòng; Hệ số 0,3; Mức
phụ cấp 63.000 đồng/tháng.
10. Đối với người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc thì ghi tỷ lệ % tiền lương hằng tháng hai bên phải trích nộp cho cơ quan
bảo hiểm xã hội, ví dụ: Hằng tháng người sử dụng lao động trích 6% từ tiền
lương tháng của người lao động và số tiền trong giá thành tương ứng bằng
17% tiền lương tháng của người lao động để đóng 20% cho cơ quan bảo hiểm
xã hội và 3% cho cơ quan Bảo hiểm y tế.
Đối với người lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khoản
tiền bảo hiểm xã hội tính thêm vào tiền lương để người lao động tham gia Bảo
Nguyễn Thị Thêm Trang
17
Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
hiểm tự nguyện hoặc tự lo lấy bảo hiểm, ví dụ: Khoản tiền bảo hiểm xã hội đã
tính thêm vào tiền lương cho người lao động là 17% tiền lương tháng.
11. Ghi cụ thể trường hợp đơn vị cử đi đào tạo thì người lao động phải
có nghĩa vụ gì và được hưởng quyền lợi gì, ví dụ: Trong thời gian đơn vị cử đi
học người lao động phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, được hưởng
nguyên lương và các quyền lợi khác như người đi làm việc, trừ tiền bồi dưỡng
độc hại.
12. Ghi những quyền lợi mà chưa có trong Bộ Luật Lao động, trong
thỏa ước lao động tập thể hoặc đã có nhưng có lợi hơn cho người lao động, ví
dụ: đi tham quan, du lịch, nghỉ mát, quà sinh nhật.
13. Ghi rõ mức bồi thường cho mỗi trường hợp vi phạm, ví dụ: Sau khi
đào tạo mà không làm việc cho doanh nghiệp thì phải bồi thường 06 (sáu)
triệu đồng; không làm việc đủ 02 năm thì bồi thường 03 (ba) triệu đồng.


Nguyễn Thị Thêm Trang

18

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận

Nguyễn Thị Thêm Trang

Môn: Luật Lao động

19

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận

Môn: Luật Lao động

CHƯƠNG II : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO
KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY HONDA
VIỆT NAM
2.1. Thực trạng giao kết, thực hiện HĐLĐ trong xã hội
Một thực tế hiện nay đối với nguồn nhân lực đang làm việc trong các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là ngoài những người đã
được tuyển dụng thông qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển, sau đó chính thức trở

thành công chức, viên chức Nhà nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ,
công chức và Luật Viên chức hiện hành, một bộ phận còn lại là những người
được thủ trưởng cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là người sử dụng lao
động) giao kết hợp đồng để làm những công việc có tính chất thường xuyên
hoặc

theo

mùa

vụ

(sau

đây

gọi

chung



người

lao

động).

Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp này vẫn còn
nhiều sai phạm, trái với quy định của Bộ Luật Lao động hiện hành và các văn

bản dưới luật có liên quan. Nguyên nhân một phần là do nhận thức pháp luật
của người sử dụng lao động, mặt khác là do sự hướng dẫn chưa thống nhất, rõ
ràng của cơ quan quản lý cấp trên. Vì vậy, bài viết này giới thiệu một số nội
dung chính của Bộ Luật Lao động liên quan đến việc ký kết hợp đồng lao
động.
2.2. Khái quát chung về công ty Honda Việt Nam
Tổng giám đốc: Koji Onishi
Mã số thuế: 2500150543
Địa chỉ: Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Giấy phép đầu tư : Số 1521/GP ngày 22 tháng 3 năm 1996, về sản xuất
xemáy. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Công ty Honda Việt Nam nhận Giấy
phép đầu tư điều chỉnh số 1521/GPĐC bổ sung chức năng sản xuất lắp ráp
ô tô.
Nguyễn Thị Thêm Trang

20

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Ngành nghề kinh doanh:

Môn: Luật Lao động

Sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda; Sản xuất
và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi.

Lĩnh Vực Hoạt Động: Sản xuất, kinh doanh xe máy, phụ tùng xe máy
Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda

Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy
Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.Với dây chuyền sản xuất hiện đại và
công nghệ lắp ráp tiên tiến, Honda Việt Nam tự hào cung cấp cho sự phát
triển và phồn vinh của đất nước Việt Nam như: đẩy nhanh tiến trình nội địa
hóa, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và
tích cực tham gia các hoạt động xã hội và nhân văn.
Honda Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất xe máy với
các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt
Nam.Nhà máy sản xuất Ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như
các nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất
lượng, an toàn và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, nhà máy còn được
trang bị dây chuyền lắp ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa
các sản phẩm Ôtô .Chính vì vậy mà Honda giành thế áp đảo khi giành được
niềm tin là “nhà sản xuất hoàn hảo nhất trên tất cả các dòng xe.
Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại
nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh
chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda taị thị trường Việt
Nam. Kể từ khi Honda bước chân vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm trước
đây, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường mà xe máy là phương tiện chiếm
gần 90% tại các thành phố.
Nguyễn Thị Thêm Trang

21

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động

2.3. Tình hình lao động của Công ty Honda Việt Nam
Khác với các liên doanh khác thường được thành lập từ bộ khung sẵn
có của bên Việt Nam, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty Honda Việt
Nam được xây dựng hoàn toàn mới trên cơ sở thi tuyển tự do, công khai và
hết sức công bằng. Do vậy, đội ngũ nhân viên của Công ty nhìn chung có
trình độ và năng lực thực sự, và đặc biệt là rất trẻ với độ tuổi trung bình là 21
đối với công nhân và 26 đối với kỹ sư và nhân viên văn phòng.
Việc tuyển dụng NLĐ vào công ty có đặc điểm như sau :
Là NLĐ đã tốt nghiệp trung học phổ thông, tuổi từ đủ 18 trở lên. Có
sức khỏe, có năng lực hành vi pháp lý,nhanh nhẹn trong công việc,có nhiệt
huyết với công việc.Chịu khó học hỏi và trao dồi chuyên môn cũng như kỹ
năng làm việc, đồng thời khả năng thích ứng công việc nhanh.
Bảng số liệu về lao động của Công ty Honda theo trình độ năm
2013
Trình độ
Đại học
và sau đại
học

Cao đẳng
và trung
cấp

Phổ thông

Chưa qua
đào tạo

Tổng số


CBKT

95

68

23

0

186

CBQL

186

47

14

0

247

Công nhân

54

392


7863

2035

10344

Loại
Lao
động

Nguyễn Thị Thêm Trang

22

Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Tổng số

Môn: Luật Lao động
335

507

7900

2035

10787


( Nguồn : Phòng Hành Chính – Tổng Hợp )
Tóm lại, do đặc điểm công việc nên việc tuyển dụng khá chặt chẽ để
đáp ứng yêu cầu của công việc.
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động giao kết, thực hiện Hợp đồng
lao động tại công ty Honda Việt Nam
2.4.1. Nguyên tắc giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại Công ty
Honda Việt Nam
HĐLĐ được giao kết theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng,
không trái pháp luật
2.4.2. Đánh giá quá trình giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động tại
công ty Honda Việt Nam
2.4.2.1. Các loại hợp đồng và hình thức giao kết Hợp đồng lao động
trong Công ty honda Việt Nam
Từ khi BLLĐ ra đời, CT đã tiến hành triển khai và phổ biến cho toàn
thể NLĐ và CBNV trong công ty về nội dung của bộ luật này, giúp họ hiểu
được lợi ích của việc áp dụng luật trong giao kết, thực hiện hợp đồng từ đó
đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ và CT.
Trong những năm vừa qua, ban lãnh đạo công ty đã cố gắng phấn đấu
để thực hiện tốt các quy định của bộ luật này.Công ty cũng nhanh chóng tìm
hiểu những quy định để thực hiện giao kết HĐLĐ với NLĐ một cách tốt và
hiệu quả nhất.
Trong quá trình giao kết HĐLĐ công ty Honda Việt Nam đã áp dụng 3
loại HĐLĐ, đó là :
- Loại HĐLĐ không xác định thời hạn cho công nhân viên chức trong
biên chế của công ty.
Theo số liệu thống kê năm 2013 tổng số lao động đã kí HĐLĐ không
Nguyễn Thị Thêm Trang

23


Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
xác định thời hạn với công ty là 2057 người.

Môn: Luật Lao động

- Loại HĐLĐ có thời hạn từ 1 đến 3 năm áp dụng cho công nhân trực
tiếp sản xuất, những công việc mang tính ổn định sau khi đã thử việc.Những
cán bộ là những sinh viên đã tốt nghiệp từ các trường phải kí HĐLĐ có thời
hạn, sau đó mới được chuyển sang kí HĐLĐ không xác định thời hạn.
Công ty cũng thực hiện quy định không kí nhiều HĐLĐ có thời hạn
dưới 1 năm đối với công việc có tính chất ổn định, tránh gây thiệt thòi cho lợi
ích NLĐ.
Năm 2013 số lượng NLĐ kí kết HĐLĐ có thời hạn từ 1 đến 3 năm với
CT lên đến 6875 người
- Loại HĐLĐ mùa vụ có thời hạn dưới 12 tháng dành cho những công
việc có tính chất mùa vụ, tạm thời chưa ổn định. Số lương NLĐ giao kết loại
hợp đồng này với công ty là 4562 người.
Như vậy ,trong suốt quá trình hoạt động của mình CT đã thu hút được
khá nhiều NLĐ với đủ mọi loại hình HĐLĐ giao kết khác nhau theo đúng quy
định của BLLĐ.
2.4.2.2 .Nội dung chủ yếu trong giao kết, thực hiện Hợp đồng lao
động của công ty Honda Việt Nam
Bản HĐLĐ được ghi theo mẫu có sẵn theo quy định pháp luật.:
Về chủ thể tham gia giao kết, thực hiện HĐLĐ
Bên NSDLĐ : Công ty honda Việt Nam
Bên NLĐ : NLĐ

Hai bên tham gia giao kết HĐLĐ phải cung cấp đầy đủ thông tin cần
thiết để phục vụ cho quá trình cung cấp thông tin khi tham gia giao kết
HĐLĐ.
Về chế độ làm việc của NLĐ trong CT khi giao kết, thực hiện
HĐLĐ
Thời gian làm việc của NLĐ được quy định theo luật hiện hành
Về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trong bản HĐLĐ cũng có ghi
rõ .NLĐ có thể làm việc theo giờ hành chính hoặc theo ca tùy theo tính chất
Nguyễn Thị Thêm Trang
24
Lớp ĐH QTNL 13C


Bài tiểu luận
Môn: Luật Lao động
và vị trí công việc của mình.Nếu làm theo giờ hành chính thì làm từ thứ 2 đến
thứ 6, thời gian làm việc bắt đầu từ 8h sáng và kết thúc vào lúc 16h chiều.Như
vậy, NLĐ làm việc 8 tiếng/ ngày và không quá 48 tiếng/ tuần đúng theo quy
định của BLLĐ hiện hành.Nếu làm việc theo ca NLĐ làm theo 3 ca. Ca 1 từ
7h đến 15h, ca 2 từ 15h30’ đến 22h30’và ca 3 từ 23h đến 6h sáng ngày hôm
sau.Tuy nhiên nghỉ ăn trưa,ăn tối và ăn đêm cộng thời gian nghỉ giữa ca là 1
tiếng.Như vậy NLĐ cũng chỉ làm 8h/ ngày và không quá 48h/ tuần..
Chế độ nghỉ ngơi hàng tuần, nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết theo đúng quy
định của pháp luật.Tất cả các trường hợp nghỉ theo chế độ lễ, tết, hàng tuần
CT đều cho NLĐ hưởng nguyên lương.
Trong 1 tháng NLĐ được nghỉ 2 ngày thứ 7 và 2 ngày chủ nhật Trong
những ngày nghỉ hàng tuần của tháng, CT không lạm dụng tăng ca, làm thêm
giờ của NLĐ , trừ trường hợp NLĐ tự nguyện và đảm bảo sức khỏe làm việc.
Trường hợp phụ nữ có con nhỏ dưới 1 năm được sẽ về giảm 1 giờ làm,
tùy vào tính chất công việc mà nghỉ vào đầu hay cuối giờ làm.

CT còn tổ chức cho NLĐ một số chế độ nghỉ ngơi khác như : liên hoan
công ty, cho NLĐ đi tham quan du lịch, hay tổ chức các sự kiện và mời ca sĩ
về giao lưu với NLĐ, CBNV công ty.
Với thời gian làm việc như vậy là hợp lý, CT đã đảm bảo cho NLĐ đủ
thời gian nghỉ ngơi để bù đắp tái sản xuất sức lao động và có thời gian dành
cho bản thân, gia đình.
Về tiền lương và thu nhập
Tiền lương của NLĐ phụ thuộc vào doanh thu và chất lượng sản phẩm
Thời gian trả lương theo quy định của công ty là vào ngày 25 hàng
tháng.
NLĐ làm việc ca đêm thì CT trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương làm
việc vào ban ngày.
Khi NLĐ nghỉ theo chế độ : nghỉ hàng tuần, nghỉ phép, nghỉ tết thì CT
đều cho hưởng nguyên lương..
Ngoài ra, Tổng giám đốc, giám đốc, Công đoàn còn xét duyệt nâng
Nguyễn Thị Thêm Trang
25
Lớp ĐH QTNL 13C


×