Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Xuất phát từ lợi thế có nguồn thu ổn định từ hoạt động kinh doanh thu phí đường
bộ, công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM là đơn vị đầu tiên trong cả nước áp
dụng công nghệ mã vạch thay cho phương thức thu phí thủ công trước đây. Ngoài việc
nâng cao được tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động cũng đã tạo một bước tiến
lớn về tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực.
Bên cạnh đó, sự thuận lợi của hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng cũng đã góp phần
không nhỏ vào lợi nhuận 2010 của CII.
Dựa trên những phân tích khách quan về tình hình hoạt động kinh doanh của CII
cùng với những triển vọng trong tương lai, tôi nhận định rằng việc đầu tư vào CII về dài
hạn sẽ đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.
Và sau đây là một số thông tin về doanh nghiệp:
Trang 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Lịch sử hình thành Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. Do
đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Trong thời gian qua, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thành phố hầu hết
được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc bằng một phần vốn ngân sách và vốn vay.
Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật ngày càng gia tăng, trong
điều kiện nguồn vốn ngân sách không thể đáp ứng đầy đủ và nguồn vốn vay thường có
lãi suất cao với thời hạn vay không dài. Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
chúng và của các tổ chức tài chính còn tiềm năng khá lớn nhưng chưa có cơ chế để huy
động.
Trong bối cảnh đó, việc ra đời Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố
Hồ Chí Minh, với tư cách là một tổ chức đầu tư tài chính hoạt động với mô hình là một
Công ty cổ phần đại chúng, nhằm thu hút rộng rãi nguồn vốn đầu tư cho các dự án, góp
phần vào việc xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thành phố.
1.2 Thông tin chung về Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật thành phố
Hồ Chí Minh
Tên Công Ty: Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Tên giao dịch đối ngoại: Ho Chi Minh City Infrastructure Investment Joint Stock
Company
Trang 3
Tên viết tắt: CII
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0302483177 đăng ký lần đầu cấp ngày 24 tháng 12 năm
2001. Đăng ký thay đổi lần thứ 10 cấp ngày 7 tháng 1 năm 2010
Trụ sở: 50 Tôn Thât Đạm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh
E-mail: info @ cii.com.vn
Vốn điều lệ hiện nay: 753,27 tỷ đồng
1.3 Ngành nghề kinh doanh
• Đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật đô thị theo phương thức
hợp đồng xây dựng -kinh doanh – chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng - chuyển giao
(BT).
• Nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, xây dựng nhà ở để chuyển quyền sử dụng đất.
• Sản xuất, mua bán các thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực thu phí giao thông và xây
dựng.
• Dịch vụ thu phí giao thông.
• Kinh doanh nhà ở. Tư vấn đầu tư. Tư vấn tài chính.
• Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông,
• Công trình đường ống cấp thoát nước. San lấp mặt bằng.
• Dịch vụ thiết kế, trồng, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ.
• Thu gom rác thải.Kinh doanh nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh lưu động.
• Cung cấp nước sạch, dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng và rửa xe ô tô, xe gắn máy; đại lý
kinh doanh xăng, dầu, nhớt; cho thuê kho, bãi.
Trang 4
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II.1 Đánh giá tỷ lệ
II.1.1 Tỷ lệ thanh toán
- Tỷ lệ lưu động (CR)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tài sản ngắn hạn 144,220,812 414,253,647 889,338,166
Nợ ngắn hạn 230,449,629 215,274,271 545,918,573
Tỷ lệ lưu động (CR) 0.63 1.92 1.63
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: Tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp qua 3 năm liên tục tăng, và tăng với một tốc độ rất cao (trung bình tăng
trên 100%) và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.
Chính vì thế, yếu tố này đã làm cho tỷ lệ lưu động của tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn
hạn có xu hướng tăng và lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là, tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp có khả năng hoàn trả ngay những khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý tới tỷ lệ lưu động năm 2010 (so với
năm 2009) có xu hướng giảm nhẹ, đưa ra những giải pháp kịp thời, nhằm tránh để xảy ra
tỷ lệ lưu động trong tương lai có xu hướng giảm.
- Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR)
ĐVT: 1.000 đồng
Trang 5
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tài sản ngắn hạn 144,220,812 414,253,647 889,338,166
Hàng tồn kho 502,236 2,107,693 130,457,185
Nợ ngắn hạn 230,449,629 215,274,271 545,918,573
Hệ số thanh toán nhanh (QR) 0.62
1.9
1
1.3
9
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: Tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp qua 3 năm liên tục tăng, và tăng với một tốc độ rất cao (trung bình tăng
trên 100%) và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.
Đồng thời, tốc độ tồn kho tăng rất cao vào năm 2010, điều này làm cho hệ số thanh
toán nhanh (QR) của CII giảm một cách nhanh chóng (so với năm 2009)
Tuy nhiên, hàng tồn kho năm 2010 tăng hơn 60 lần so với năm 2009 có thể xem là
tốt khi doanh nghiệp bắt đầu tồn trữ nguyên vật liệu để tránh việc giá nguyên vật liệu sẽ
tăng mạnh khi nền kinh tế Thế giới và Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2011.
Với tiềm lực tài chính hùng hậu và dẫn đầu trong ngành xây dựng hạ tầng kỹ thuật,
việc đi trước đón đầu, tránh rủi ro về việc tăng giá sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh về giá
về lâu dài cho CII.
Tóm lại: Dựa vào những bảng phân tích trên, tác giả khẳng định, về ngắn hạn,
CII có đủ khả năng trang trải với những rủi ro xấu nhất về thanh toán
II.1.2 Hiệu quả hoạt động
- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT)
ĐVT: 1.000 đồng
Trang 6
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Doanh thu
352,259,4
60
519,774,
629
703,607,
858
Tổng tài sản
2,011,310,7
43
2,504,296,
593
3,538,468,
092
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
(TAT)
0.18
0.21
0.20
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: doanh thu và tổng
tài sản đều tăng qua từng năm, đây là một tín hiệu tích cực.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản dao động từ 0,18 đến 0,21 trong 3 năm, cho thấy một
đồng tài sản đem về 0,18-0,21 đồng doanh thu.
- Vòng quay tồn tho (IT)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Giá vốn hàng bán
44,452,20
6
14,749,88
9
24,032,50
7
Hàng tồn kho 502,236
2,107,69
3
130,457,18
5
Vòng quay tồn kho (IT)
88.5
1
7.00
0.18
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: giá vốn hàng bán
có xu hướng tăng, giảm biến động qua 3 năm. Tuy nhiên, hàng tồn kho lại có xu hướng
tăng, và tăng rất nhanh vào năm 2010 là do công ty tích luỹ sẵn nguyên vật liệu giá rẻ,
đón đầu trước việc nền kinh tế Thế giới phục hồi.
- Kỳ thu tiền bình quân (ACP)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Trang 7
Khoản phải thu 123,843,803 163,647,355 386,170,230
Doanh thu thuần 352,259,460 519,774,629 703,607,858
Kỳ thu tiền bình quân (ACP)
12
6.57
113.34
1
97.58
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: khoản phả thu và
doanh thu thuần đều tăng. Tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2009 thấp hơn tốc độ
tăng của khoản phải thu năm 2009, làm cho kỳ thu tiền bình quân (ACP) năm 2009 rút
ngắn lại 113 ngày.
Tuy nhiên, qua năm 2010, tình hình ngược lại, Tốc độ tăng của doanh thu thuần cao
hơn tốc độ tăng của khoản phải thu, đã làm kỳ thu tiền bình quân năm 2010 tăng từ 113
lên 198 ngày.
Yếu tố này về dài hạn sẽ ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn và giá trị đồng tiền của
doanh nghiệp trong thực tiễn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải chú ý đến yếu tố này,
cần đưa ra những giải pháp nhằm giảm xu thế tăng của các khoản phải thu.
II.1.3 Tỷ lệ tài trợ
- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng nợ 1,147,465,102 1,281,281,132 2,076,373,071
Tổng tài sản 2,011,310,743 2,504,296,593 3,538,468,092
Tỷ lệ nợ/tài sản (D/A)
0
.57
0.5
1
0.59
Trang 8
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: Tổng nợ và tổng
tài sản qua 3 năm đều tăng, và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A) chỉ chiếm tương đương
khoảng 51 – 59%. Đây là một số liệu hoàn toàn tốt đối với một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Điều này sẽ giúp CII tránh được
những rủi ro về lãi suất, sự biến động của nền kinh tế, vv.
- Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Lợi nhuận trước thuế và lãi
vay (EBIT) 181,296,577 391,908,857 569,543,597
Lãi vay 34,996,238 35,379,706 108,427,967
Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR)
5
.18
11.
08
5
.25
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: mức lợi nhuận
trước thuế và lãi vay so với lãi tiền vay luôn ở mức cao, từ 5,18 lần đến 11,08 lần. Đây là
một số liệu tốt, đảm bảo tỷ lệ lãi vay chỉ chiếm tối đa 20% lợi nhuận.
- Tỷ số khả năng trả nợ
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2,008 2,009 2,010
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) 181,296,577 391,908,857 569,543,597
Chi phí khấu hao 78,399,553 78,399,553 78,399,553
Thu nhập trước thuế, trả lãi và
khấu hao (EBITDA) 259,696,130 470,308,410 647,943,150
Thanh toán tiền thuê - - -
Nợ gốc 1,147,465,102 1,281,281,132 2,076,373,071
Lãi vay 34,996,238 35,379,706 108,427,967
Tỷ số khả năng trả nợ 0.22
0.3
6
0.3
0
Trang 9
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau:
Doanh nghiệp CII là chủ các loại tài sản, và không thuê các trang thiết bị. Chính vì
thế, mục tiền thuê bằng 0 .
Ta thấy, tỷ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp chỉ dao động ở mức 22% đến tối đa
36%. Tức là tất cả thu nhập mà doanh thu được (đã trừ đi chi phí) chỉ chiếm một tỷ thanh
toán nợ gốc cộng lãi vay rất nhỏ.
Điều này cũng sẽ tạo ra sự rủi ro cho doanh nghiệp về khả năng thanh toán nếu
doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.
II.1.4 Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
- Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Lợi nhuận gộp bán hàng và dịch
vụ 184,593,641 187,840,345 174,002,706
Doanh thu bán hàng và dịch vụ 229,045,847 202,590,234 198,035,213
Doanh thu gộp bán hàng và dịch
vụ (GPM)
0.81
0.93
0.88
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: Lợi nhuận gộp bán
hàng và dịch vụ trên doanh thu bán hàng và dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất lớn, dao động
từ khoảng 81% đến 93%. Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính đem lại tỷ lệ
lợi nhuận rất cao, và rất ổn định.
Trang 10
Chính vì thế, doanh nghiệp nên tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh của mình.
- Doanh lợi ròng (NPM)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Lợi nhuận sau thuế 132,780,028 316,247,601 377,353,945
Doanh thu 352,259,460 519,774,629 703,607,858
Doanh lợi ròng (NPM)
0.
38
0.61
0.54
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: Tốc độ tăng lợi
nhuận sau thuế và doanh thu trong 3 năm tăng trưởng với tốc độ khoảng trên 50%. Và
trong mỗi đồng doanh thu, thì mức lợi nhuận (đã trừ đi tất cả các chi phí, thuế, vv.) chiếm
khoảng từ 38% đến 61%.
Như vậy, đây là một con số khá lớn và đủ đảm bảo đầy đủ những yêu cầu khắt khe
nhất của các cổ đông của doanh nghiệp.
- Sức sinh lợi cơ bản (BEP)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT) 181,296,577 391,908,857 569,543,597
Tổng tài sản 2,011,310,743 2,504,296,593 3,538,468,092
Sức sinh lợi cơ bản (BEP)
0.09
0.16
0.16
Trang 11
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: Sức sinh lợi cơ bản
(BEP) cho thấy, cứ 01 đồng tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ mang lại 0,09 – 0,16 đồng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Con số này ở nhỏ là do CII hoạt động trong lĩnh vực bất động sản – ngành kinh
doanh cần một lượng vốn rất lớn, đặc biệt là ngành đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ
thuật.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Lợi nhuận sau thuế 132,780,028 316,247,601 377,353,945
Tổng tài sản 2,011,310,743 2,504,296,593 3,538,468,092
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.07
0.1
3
0.1
1
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: cứ 01 đồng lợi
nhuận doanh nghiệp bỏ ra, sẽ thu về 0,07 – 0,13 đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và sức sinh lợi cơ bản có mức chênh lệch không
quá lớn là do mức lãi vay chỉ chiếm tối đa 20% so với lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Đồng thời, thuế TNDN của công ty được ưu đãi với thuế suất thấp hơn thuế suất
TNDN hiện hành là 25%, đã giúp cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản gần với sức sinh
lợi cơ bản.
Đây là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tối đa hoá lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Lợi nhuận sau thuế
132,780,028 316,247,601 377,353,945
Vốn chủ sở hữu
783,538,266
1,208,890,52
2
1,403,039,43
2
Trang 12
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
0.17 0.26 0.27
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: cứ 01 đồng vốn
của chủ sở hữu bỏ ra, sẽ thu về 0,17 – 0,27 đồng lợi nhuận ròng.
Đồng thời, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) luôn ở mức tăng qua từng
năm. Đây là tín hiệu tốt cho chủ doanh nghiệp trong việc đầu tư và thu hồi vốn.
Tóm lại: Việc sử dụng tài sản và đem lại lợi nhuận của doanh nghiệp là hoàn toàn
tốt. Doanh nghiệp
II.2 Đánh giá cơ cấu
II.2.1 Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán trong giai đoạn 2008 – 2010:
+ Mục tài sản:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thành tiền
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
A. Tài sản ngắn hạn 144,220,812 7 414,253,647 17 889,338,166 25
I. Tiền và tương
đương tiền
17,810,120 1 89,867,099 4 132,381,762 4
II. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
- - 148,587,308 6 220,666,096 6
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
123,843,803 6 163,647,355 7 386,170,230 11
IV. Hàng tồn kho 502,236 0 2,107,693 0 130,457,185 4
V. Tài sản ngắn hạn
khác
2,064,653 0 10,044,192 0 19,662,892 1
B. Tài sản dài hạn 1,867,089,931 93 2,090,042,946 83
2,649,129,92
6
75
I. Các khoản phải thu
dài hạn
1,193,881 0 2,008,681 0 2,129,435 0
II. Tài sản cố định 632,146,847 31 655,467,567 26 1,256,325,473 36
III. Các khoản đầu tư 1,152,155,143 57 1,288,035,159 51 1,368,133,352 39
Trang 13
tài chính dài hạn
IV. Tài sản dài hạn
khác
81,594,060 4 126,131,141 5 6,467,750 0
V. Lợi thế thương
mại
- - 18,400,399 1 16,073,913 0
Tổng cộng tài sản 2,011,310,743 100 2,504,296,593 100 3,538,468,092 100
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau:
Tài sản ngắn hạn qua 03 năm tăng từ 7% đến 25% so với tổng tài sản của doanh
nghiệp là do nền kinh tế chung trong 3 năm này rất khó khăn, doanh nghiệp dần cơ cấu
lại danh mục tài sản:
+ Trong mục tài sản ngắn hạn, khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm gần như
thấp nhất so với các khoản mục còn lại. Nguyên nhân xuất phát từ việc kinh doanh
ngành, nghề này cần phải có thời gian thu hồi các khoản tiền từ khách hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra các biện pháp điều chỉnh lại sao cho
hợp lý nhất đối với ngành, nghề kinh doanh và với việc tiền mặt cần phải có sẵn của
doanh nghiệp.
+ Trong mục tài sản dài hạn, khoản mục đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất,
nhưng có xu hướng giảm qua từng năm trong 3 năm. Điều này hoàn toàn tích cực. Khi
nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, thì việc đầu tư tài chính hoàn toàn mang lại nhiều rủi
ro. Chính vì thế, doanh nghiệp cơ cấu lại và giảm tỷ trọng đầu tư tài chính so với tài sản
dài hạn của doanh nghiệp.
Thay vào đó, khoản mục tài sản cố định của doanh nghiệp qua 3 năm được doanh
nghiệp quan tâm và gia tăng tỷ trọng. Điều này cho thấy, CII đang có xu thế cơ cấu lại
doanh nghiệp và quay trở lại với hoạt động kinh doanh chính của mình.
Trang 14
Như vậy, dựa theo mục tài sản, tác giả có thể nhận xét, dù nền kinh tế trong
3 năm (2008-2010) là hoàn toàn khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp, nhưng CII vẫn
giữ vững tốc độ tăng tài sản, là một điều hoàn toàn tích cực.
+ Mục nguồn vốn:
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thành tiền
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
A. Nợ phải trả 1,147,465,102 57 1,281,281,132 51 2,076,373,071 59
I. Nợ ngắn hạn 230,449,629 11 215,274,271 9 545,918,573 15
II. Nợ dài hạn 917,015,473 46 1,066,006,861 43 1,530,454,498 43
B. Vốn chủ sở hữu 783,538,266 39 1,208,890,522 48 1,403,039,432 40
I. Vốn chủ sở hữu 781,681,242 39 1,206,582,291 48 1,403,039,432 40
II. Nguồn kinh phí và
quỹ khác
1,857,024 0 2,308,231 0 -
C. Lợi ích của cổ đông
thiểu số
80,307,375 4 14,124,940 1 59,055,589 2
Tổng cộng nguồn vốn 2,011,310,743 100 2,504,296,594 100 3,538,468,092 100
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau:
Tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tối đa khoảng 60%, điều này đối với doanh
nghiệp cần nguồn vốn lớn và dài hạn như ngành đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật là
hoàn toàn có thể chấp nhận:
Trang 15
+ Đối với nợ phải trả, nợ dài hạn chiếm tối đa khoảng 45% và còn lại là nợ ngắn hạn.
Như vậy, các khoản đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp đều được tài trợ bằng nợ dài
hạn. Điều này sẽ làm giảm bớt rủi ro trong các hoạt động sản xuất – kinh doanh của
doanh nghiệp.
+ Đối với vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm gần như 100% cơ cấu và
luôn tăng. Như vậy, tác giả có thể kết luận, chủ doanh nghiệp luôn bổ sung vốn từ các
nguồn, và rất quan tâm tới sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Như vậy, dựa theo mục nguồn vốn, tác giả có thể nhận xét, doanh nghiệp
luôn giữ nguồn vốn ở thế cân bằng (nợ chỉ chiếm tối đa 60% so với nguồn vốn) nhằm
tránh rủi ro. Đồng thời, với sự quan tâm đúng mức của chủ doanh nghiệp, CII gần như
không có rủi ro gì về nguồn vốn kinh doanh.
II.2.2 Phân tích cơ cấu báo cáo lời lỗ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thành tiền
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Thành tiền
(1000đ)
Cơ cấu
(%)
Tổng doanh thu
352,259,46
0
100
519,774,62
9 100
703,607,
858 100
Tổng chi phí
205,959,12
1
58
178,255,92
6 34
273,358,
287 39
Lợi nhuận trước thuế và
lãi vay
181,296,57
7
51
391,908,85
7 75
569,543,
597 81
Khấu hao
78,399,55
3
22
78,399,55
3 15
78,399,
553 11
Thu nhập trước thuế, trả
lãi và khấu hao
259,696,13
0
74
470,308,41
0 90
647,943,
150 92
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
229,045
,847
65
202,590,
234 39
198,03
5,213 28
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
- -
- -
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
229,045
,847
65
202,590,
234 39
198,03
5,213 28
4. Giá vốn hàng bán
44,45
2,206
13
14,749,
889 3
24,032
,507 3
Trang 16
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
184,593
,641
52
187,840,
345 36
174,00
2,706 25
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
122,322
,601
35
314,576,
723 61
503,86
5,934 72
7. Chi phí tài chính
54,93
0,998
16
45,100,
850 9
121,81
0,294 17
Trong đó: Chi phí lãi vay
34,99
6,238
10
35,379,
706 7
108,42
7,967 15
8. Chi phí bán hàng
96,69
7,892
27
101,532,
271 20
103,48
7,331 15
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
9,77
2,411
3
16,584,
145 3
23,979
,911 3
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
145,514
,941
41
339,199,
803 65
428,59
1,104 61
11. Thu nhập khác
89
1,012
0
2,607,
672 1
1,706
,711 0
12. Chi phí khác
10
5,614
0
288,7
71 0
48,
244 0
13. Lợi nhuận khác
78
5,399
0
2,318,
902 0
1,658
,467 0
14. Phần lãi hoặc lỗ trong
công ty liên kết, liên doanh
-
15,010,
448 3
30,866
,059 4
15. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
146,300
,339
42
356,529,
151 69
461,11
5,630 66
16. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
13,52
0,311
4
40,281,
551 8
83,761
,685 12
17. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
- -
- -
18. Lợi nhuận sau thuế
TNDN
132,780
,028
38
316,247,
601 61
377,35
3,945 54
19. Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông thiểu số
-
331,9
89 0
309
,350 0
20. Lợi nhuận sau thuế của
cổ đông của công ty mẹ
-
315,915,
612 61
377,04
4,595 54
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
3,352 7,577
5,
082
Trang 17
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau:
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua 3 năm đều tăng
trưởng. Nhìn chung, tác giả có thể tạm thời nhận xét, đây là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, tổng
chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm tạm giữ mức 40%, còn lợi nhuận qua 3 năm lại có xu
thế tăng, và tăng rất nhanh. Chính vì thế, tác giả cần phải phân tích bảng số liệu trên sâu
hơn:
+ Đối với hoạt động kinh doanh chính:
- Doanh thu trong 3 năm gần như không tăng và tỷ trọng có xu hướng giảm. Như
vậy, việc tăng doanh thu của doanh nghiệp có thể kết luận là đến từ hoạt động đầu tư tài
chính.
- Giá vốn bán hàng qua 3 năm có giảm (so với năm 2008), và chỉ mới có xu hướng
tăng vào năm 2010 là do sự phục hồi của nền kinh tế Thế giới, đã tạo ra thêm nhiều yếu
tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là ngành xây dựng hạ tầng kỹ
thuật.
- Lợi nhuận gần như giữ nguyên, nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm.
Tóm lại, việc hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp trong 3 năm
nay không còn là hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận chính. Mặc dù tổng doanh
thu và tổng lợi nhuận tăng, nhưng đây thực sự là một điều đáng lo đối với doanh nghiệp.
+ Đối với hoạt động tài chính:
- Doanh thu qua 3 năm tăng, và tăng với tốc độ gần như 100%.
- Chi phí tài chính có xu hướng tăng: Trong đó, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng gần
như 80% chi phí. Đặc biệt, là trong năm 2010, chi phí lãi vay tăng rất cao. Điều này là
một yếu tố hết sức đáng lo ngại cho hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp.
+ Đối với hoạt động khác: Thu nhập và lợi nhuận không góp phần đáng kể.
Trang 18
+ Tổng lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng, và chiếm khoảng 65% doanh thu.
Yếu tố lợi nhuận này rất tốt, thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.
+ Tổng lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng, và chiếm khoảng 55% doanh thu. Yếu
tố lợi nhuận này cho thấy rằng, doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, đem lại nhiều lợi
ích cho cổ đông nói riêng và cho doanh nghiệp nói chung.
Tóm lại: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cơ bản là tốt, lợi nhuận
sau thuế chiếm tỷ lệ trên doanh thu cao (khoảng 55%). Tuy nhiên, yếu tố làm doanh
nghiệp cần quan tâm nhất hiện nay là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho CII
không phải là hoạt động kinh doanh chính, mà là hoạt động tài chính. Yếu tố này về lâu
dài không tạo nên tính bền vững cho doanh nghiệp.
II.2.3 Ứng dụng mô hình chỉ số Z
Mô hình chỉ số Z của Altman – đối với DN đã cổ phần hóa - được mô tả như sau:
Z = 1,2X
1
+ 1,4X
2
+ 3,3X
3
+ 0,64X
4
+ 0,999X
5
Theo Altman,
Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản;
1,8 < Z < 2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản;
Z < 1,8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
X1: Tỷ số TSLĐ/tổng tài sản 0.0717 0.1654 0.2513
X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại /tổng tài sản 0.0514 0.1178 0.1033
X3: Tỷ số EBIT/tổng tài sản
0.09
01
0.15
65
0.1
610
X4: Tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / giá
trị sổ sách của tổng nợ 0.6828 0.9435 0.6757
X5: Tỷ số doanh thu /tổng tài sản 0.1139 0.0809 0.0560
Chỉ số Z
1.
01
1.
56
1.47
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau:
Trang 19
Chỉ số Z của CII quá bé, có khả năng phá sản (theo giả định của Altman). Tuy nhiên,
cũng cần phải nhìn nhận lại rằng:
- Thứ nhất, đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp CII là làm về xây dựng hạ tầng kỹ
thuật – đây là một loại ngành , nghề cần rất nhiều vốn, cả vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Chính vì thế, mục tổng tài sản của doanh nghiêp rất cao, làm cho các hệ số trong phương
pháp tính Chỉ số Z rất bé.
- Thứ hai, thời điểm phân tích vẫn còn là thời điểm khó khăn chung của tất cả các
doanh nghiệp, không chỉ của các doanh nghiệp trong nước, mà cả các doanh nghiệp lớn
trên toàn cầu.
II.3 Đánh giá hòa vốn
II.3.1 Điểm hòa vốn
CII là doanh nghiệp thực hiện các công trình xây dựng, đặc biệt là xây dựng hạ tầng
kỹ thuật.
Tuy nhiên, cơ cấu doanh thu của CII cũng đến từ đầu tư tài chính.
Chính vì thế, để có thể tính điểm hoà vốn, tác giả chỉ tính 1 yếu tố tạo ra doanh thu từ
hoạt động chính của doanh nghiệp.
II.3.2 Hòa vốn lời lỗ
Ta có bảng phân tích điểm hoà vốn như sau:
ĐVT: 1.000 đồng
Trong đó:
Biến phí = chi phí phải trả cho người lao động + 30% chi phí bán hàng
Tổng định phí = Giá vốn bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + 70% chi phí
bán hàng
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy rằng, doanh thu hoà vốn năm 2010 là cao nhất, là
do thời điểm này, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng ổn định trở lại. Chính vì thế,
các chi phí về định phí (như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vv.) đều tăng.
Doanh thu (S) 229,045,847 202,590,234 198,035,213
Tổng biến phí (V) 33,544,649 41,236,756 37,392,732
Tổng định phí (F) 121,913,141 102,406,624 120,453,550
Doanh thu hoà vốn DTHV= F F
(1-(V/S))
Trang 20
Nhìn chung, so sánh doanh thu của công ty với doanh thu hoà vốn, có thể
thấy doanh thu của doanh nghiệp đạt được cao hơn hẳn so với doanh thu hoà vốn.
II.3.3 Hòa vốn tiền mặt
Ta có bảng phân tích điểm hoà vốn như sau:
ĐVT: 1.000 đồng
Doanh thu (S) 229,045,847 202,590,234 198,035,213
Tổng biến phí (V) 33,544,649 41,236,756 37,392,732
Tổng định phí (F) 121,913,141 102,406,624 120,453,550
Khấu hao (KH) 78,399,553 78,399,553 78,399,553
Định phí đã trừ khấu hao (Ftm) 43,513,588 24,007,071 42,053,997
Trong đó:
Biến phí = chi phí phải trả cho người lao động + 30% chi phí bán hàng
Tổng định phí = Giá vốn bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + 70% chi phí
bán hàng
Định phí đã trừ khấu hao (Ftm) = Tổng định phí – Khấu hao
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy rằng, doanh thu hoà vốn tiền mặt năm 2010 là cao
nhất là do thời điểm này, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng ổn định trở lại. Chính
vì thế, các chi phí về định phí (như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vv.) đều tăng.
Nhìn chung, so sánh doanh thu của công ty với doanh thu hoà vốn tiền mặt,
có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp đạt được cao hơn hẳn so với doanh thu hoà vốn
tiền mặt, là do đã trừ đi phần khấu hao mà doanh nghiệp sẽ nhận lại được.
II.3.4 Hòa vốn trả nợ
Ta có bảng phân tích điểm hoà vốn như sau:
ĐVT: 1.000 đồng
Doanh thu (S)
229,045,
847
202,590,
234
198,035,
213
Trang 21
Tổng biến phí (V) 33,544,649 41,236,756 37,392,732
Tổng định phí (F) 121,913,141 102,406,624 120,453,550
Định phí đã trừ khấu hao (Ftm) 43,513,588 24,007,071 42,053,997
Vốn vay phải trả hàng năm 237,471,359 474,472,187 406,121,666
Lãi vay
34,996
,238 35,379,706 108,427,967
Định phí trả nợ (Ftn) 315,981,185 533,858,964 556,603,630
Trong đó:
Biến phí = chi phí phải trả cho người lao động + 30% chi phí bán hàng
Tổng định phí = Giá vốn bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + 70% chi phí
bán hàng
Định phí đã trừ khấu hao (Ftm) = Tổng định phí – Khấu hao
Định phí trả nợ (Ftn) = Định phí đã trừ khấu hao + vốn vay phải trả hàng năm + lãi
vay
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy rằng, doanh thu hoà vốn của doanh nghiệp cao
hơn doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được là do tốc độ tăng nợ vay cao hơn tốc độ tăng
lợi nhuận.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn là số dương và đạt ở một con
số rất cao là vì: Tiền thanh toán vốn vay được lấy từ tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận
vốn góp của Chủ sở hữu và tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được.
Theo nhận xét của tác giả, việc sử dụng nợ và hoà vốn trả nợ của doanh
nghiệp như vậy là chưa hợp lý. Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại cơ cấu nợ/vốn để
làm sao có thể đạt được doanh thu hoà vốn trả nợ thấp hơn doanh thu thực, nhằm tránh
những rủi ro trong thanh toán.
II.4 Đánh giá đòn bẩy tài chính
Trang 22
ChỈ tiêu
2008 2009 2010
DOL = (Định phí + EBIT)/ EBIT =
1.67 1.26 1.21
DFL = EBIT/ (EBIT - lãi vay) =
1.24 1.10 1.24
DTL = DFL * DOL =
2.07 1.39 1.50
Trang 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa vào những số liệu đánh giá trên, ta thấy doanh nghiệp thực hiện các hoạt động
kinh doanh đều tốt, lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được luôn giữ mức cao, đầu tư tài
chính có xu hướng giảm và chuyển sang xu hướng hoạt động kinh doanh chính của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp có thể nói là có xu hướng tăng. Nhà đầu tư
cũng cần phải tiếp tục quan tâm tới xu hướng vay nợ của doanh nghiệp trong tương lai.
Tóm lại, tác giả kiến nghị Nhà đầu tư nên đầu tư vào doanh nghiệp CII.
Và, để xác định nên đầu tư vào mức giá nào cho hợp lý, tác giả sẽ tiếp tục phân tích
phần định giá trong chương tiếp theo.
Trang 24
CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
3.1 Định giá bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)
- Tỷ lệ tăng trưởng g = (lợi nhuận giữ lại năm nay/ lợi nhuận năm nay) * ROE
= 30% * 5.22% = 0.02
Ta có:
WACC = %D x r
D
+ %E x r
E
% D: Là tỷ lệ nợ vay
% E: Là tỷ lệ vốn chủ sở hữu
r
E
: Là suất sinh lời đòi hỏi của vốn chủ sở hữu.
r
D
: Là lãi suất tiền vay.
Lãi suất chiết khấu (WACC) Năm 2010
Vốn CSH (E)
1,403,039,432
Tổng nợ (D)
2,076,373,071
Nguồn vốn
3,479,412,503
G
0.02
E/(D+E) 0.40
D/(D+E) 0.60
Lợi nhuận sau thuế (P)
377,353,945
Thuế suất 0.18
Rd =g*(1-T) 0.0164
Chi phí vốn (Re) =D*(1+g)/P+g 5.63
WACC 2.28
Ta có bảng tính DCF như sau:
năm 2011 năm 2012 năm 2013 năm 2014 năm 2015
Lợi nhuận ròng (CF)
404,708,012
434,044,953
465,508,503
499,252,819
535,443,233
Trang 25
Hệ số hiện giá (1+r)^n
3.281039615 10.76522095 35.32111642 115.8899822 380.2396226
DCF = CF0 + CF1 + CF2 + CF3 + CF4 + CF5
(1+r)^0 (1+r)^1 (1+r)^2 (1+r)^3 (1+r)^4 (1+r)^5
559,916,113
3.2 Định giá bằng phương pháp P/E
Tác giả xác định doanh nghiệp CII theo phương pháp P/E dựa vào việc xác định
mức trung bình ngành từ một số cổ phiếu doanh nghiệp cùng ngành tiêu biểu (tại thời
điểm đóng cửa ngày 15/11/2011):
Chỉ tiêu CII CCI HAG SD7 SD9 BCI DIG
Giá trị sổ sách
trên mỗi cổ phiếu
15.35 16.18 18.97 39.71 16.74 23.37 18.12
Giá cổ phiếu
21 10.7 22 11.9 8.6 14.8 12.7
EPS
1.47 4.11 3.84 4.41 2.86 3.1 4.17
P/E
14.25 2.56 5.88 2.72 3.01 4.62 3.19
P/B
1.37 0.66 1.16 0.30 0.51 0.63 0.70
P/E ngành
5.18
P/B ngành
0.76
EPS bình quân 4 quý gần nhất là 1,470 đồng (Theo Cafef.vn). Với P/E trung bình
được xác định dựa vào bảng trên là 5,18. Giá cổ phiếu theo phương pháp này sẽ là 7,610
đồng.
Đồng thời, Với P/B trung bình được xác định dựa vào bảng trên là 0,76. Giá cổ
phiếu theo phương pháp này sẽ là 11,700 đồng.
Như vậy, theo 2 phương pháp P/E và P/B, giá trị cổ phiếu hiện nay thực sự
quá cao so với giá trị tính toán và giá trị sổ sách của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, giá trị tính toán thấp là do giá cổ phiếu của các doanh nghiệp
cùng ngành đều rớt xuống thấp hơn giá trị sổ sách, làm cho tỷ lệ P/E và P/B các doanh
nghiệp thấp, kéo theo P/E ngành và P/B ngành đều thấp.