Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận thuế xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.29 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM

1


MỤC LỤC
Lời mở đầu ..............................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT............................................................2
I.Khái niệm thuế Xuất Nhập khẩu ........................................................................2
II.Vai trò của thuế Xuất Nhập khẩu ......................................................................2
III. Tác động của thuế Xuất Nhập khẩu ...............................................................3
1.Tác động của thuế Nhập khẩu ..........................................................................3
2.Tác động của thuế Xuất khẩu ...........................................................................4
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
VIỆT NAM............................................................................................................... 5
I. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................5
1.Đối tượng nộp thuế ..........................................................................................5
2.Cách tính thuế ..................................................................................................5
3.Đối tượng chịu thuế .........................................................................................6
II. Phương pháp tính thuế.......................................................................................6
1.Giá tính thuế ...................................................................................................6
2.Phương pháp tính thuế ....................................................................................7
III. Những tác động của thuế xuất, nhập khẩu tại Việt Nam...............................7
1.Tác động của cam kết thuế Nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO và các
hiệp định tự do thương mại .......................................................................................7
2.Tác động đến ngân sách ...................................................................................8
2



CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ ..................................................................................9
I. Giải pháp đối với các tác động của thuế Xuất Nhập khẩu của chính phủ ……
9
II.Kiến nghị: ............................................................................................................9
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao trình độ nhận thức của người nộp
thuế…………………………………………………………………………..………9
2.Nâng cao năng lực của cơ quan điều hành .......................................................10
Kết luận .................................................................................................................11
Tài liệu tham khảo ................................................................................................12

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trước tình hình mới khi Việt nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền
kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế . Một trong
những vấn đề quan tâm của chính phủ là cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất
nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh mẽ nhất trong quá trình hội nhập. Chính
sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển,
góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng
như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế trước sự bến động của thị
trường thế giới.
Để nhìn rõ hơn về tác động của thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời kỳ gia
nhập WTO tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tác động của thuế xuất nhập khẩu tại Việt
Nam để nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu nay nhằm khẳng định vai trò của
thuế xuất nhập khẩu đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó đưa ra những
biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách cũ và góp phần xây dựng
những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu nhằm đáp
ưng những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
I. Khái niệm thuế Xuất Nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu (Import- export duty) là loại thuế gián thu, đánh vào các
hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Thuế xuất nhập khẩu
đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại thương của mỗi quốc gia. Đây là
công cụ quan trọng trong việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước. Mỗi quốc gia có thể lựa
chọn cho mình những phương pháp tính thuế thích hợp và ngoài công cụ thuế quan
còn có thể sử dụng hàng rào phi thuế quan (như hạn ngạch nhập khẩu, tài trợ xuất
khẩu, thu chênh lệch giá nhập khẩu, dùng bảng giá tối thiểu để áp dụng hàng nhập
khẩu…)để bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Xét trong quá trình vận động của hàng hóa qua cửa khẩu thì thuế quan có 2 loại:



Thuế xuất khẩu: thuế đánh trên hàng hóa xuất khẩu qua biên giới quốc gia
Thuế nhập khẩu: thuế đánh trên hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào thị

trường trong nước
II. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng,
chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị
trường Việt Nam.
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu
dùng.
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong

nước.
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài.
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán
quốc tế.
III. Tác động của thuế xuất, nhập khẩu

5


Tác động của thuế nhập khẩu

1.

Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng
người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá
thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra
tác động của thuế nhập khẩu:


Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng
muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những
nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới.
Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá
thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này.



Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước
bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích

những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong
nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo
từ Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng
phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua
số lượng hàng Qd'. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình
BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một
phần (bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản
6


xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của
quốc gia. Tuy nhiên phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là
tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong
nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người
tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập
khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi.
Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu
dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích
ròng của toàn xã hội. Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu
quả trong nước, làm cho người tiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu
dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ.
2.

Tác động của thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn
hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể
nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm
hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể
nhằm nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ
trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được

Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là
biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế
xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI VIỆT NAM
7


I.

Cơ sở pháp lý
1. Đối tượng nộp thuế
• Thứ nhất: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được
phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.Chỉ có những hàng
hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là
đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Những trường hợp cần lưu ý:
− Hàng hoá đó có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp

ở Việt Nam: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
− Hàng hoá hợp pháp nhưng giao dịch không hợp pháp: thì không là đối

tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
− Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp: thì không là đối

tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.


Thứ hai: Hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được




mang qua biên giới Việt Nam
Thứ ba: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế
phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hoá. (đã trình bày rất rõ trong phần

đặc điểm chung của nhóm thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ.)
• Thứ tư: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.
2. Cách tính thuế
• Căn cứ để tính thuế xuất, nhập khẩu là số lượng hàng hóa, giá tính thuế


và thuế suất cho mặt hàng đó.
Số lượng từng mặt hàng hóa xuất nhập khẩu thực tế là căn cứ để tính
thuế.

3. Đối tượng chịu thuế
• Hàng hóa xuất – nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
• Hàng hóa xuất – nhập khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế

quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong
nước.
8




Hàng hóa xuất – nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu ; quyền nhập khẩu và quyền


phân phối.
• Đối tượng chịu thuế không áp dụng đối với các trường hợp sau:
− Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
− Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại
− Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hóa

nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong
khu phi thuế quan, hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang
khu phi thuế quan khác.
− Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên do Nhà nước khi xuất

khẩu.
II. Phương pháp tính thuế
1. Giá tính thuế
• Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất

theo hợp đồng: giá FOB và giá DAF được xác định theo quy định của
pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu.
+ FOB: Free on board – vận tải đường biển
+ DAF: Delivery at frontier – giao hàng trên bộ
(Không bao gồm chi phí vận tải (F-Freight) và bảo hiểm quốc tế (I•

Insurance)).
Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa
khẩu nhập đầu tiên - giá CIF. Thường được xác định bằng cách áp dụng
theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá
tính thuế.
+ Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch
9



+ Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống
hệt
+ Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
2. Phương pháp tính thuế
• Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần tram
• Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối
III.

Những tác động của thuế xuất, nhập khẩu tại Việt Nam

1. Tác động của cam kết thuế nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO và các

hiệp định tự do thương mại
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế theo
hướng phát triển hiệu quả, chuyên môn hóa, quy mô sản xuất tăng, giúp đất
nước phát huy tốt hơn các lợi thế như lao động, tài nguyên. Việc cắt giảm
thuế suất đồng thời sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp
trong nước. Các dự án đầu tư sản xuất dự trên sự bảo hộ cao sẽ phải định
hướng lại sản xuất tập trung cải tiến, kỹ thuật để đủ khả năng cạnh tranh đối
với các nước khác. Bên cạnh đó, một số ngành bị ảnh hưởng bất lợi có thể
phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển hướng, điều đó có thể dẫn đến một số
biến động về sản xuất, lao động.
2. Tác động đến ngân sách
Thu NSNN từ hoạt động XNK chủ yếu do đóng góp của số thu từ thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc
biệt (TTĐB) đối với hàng nhập khẩu, và thuế bảo vệ môi trường đối với hàng
10



nhập khẩu (riêng thuế bảo vệ môi trường được áp dụng từ ngày 01/01/2012).
Thực tế thu thuế từ hoạt động XNK trong các năm qua tăng tương đối nhanh.
Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO (2001-2006) thì thu từ hoạt
động XNK tăng khoảng 16,7%/năm, giai đoạn từ 2007-2014 có tốc độ tăng
khá cao, trung bình hơn 20%/năm, có năm tăng 40-47%. Có được kết quả
này là nhờ kim ngạch XNK tăng với tốc độ khá cao (13%) qua các năm,
đồng thời thuế nhập khẩu nói chung và trong các FTA nói riêng đang trong lộ
trình giảm dần, chưa xoá bỏ hoàn toàn.
Tuy nhiên, xét trong tỷ trọng thu NSNN thì quy mô thuế xuất nhập khẩu
trên tổng thu NSNN của năm sau so với năm trước có xu hướng giảm (trung
bình mỗi năm giảm gần 1%) trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù giá trị thu
NSNN từ thuế XNK và tổng thu NSNN vẫn tăng dần với tốc độ tăng trung
bình qua các năm. Theo thống kê của Bộ Tài chính, nếu như năm 2005, số
thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu là 38,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng thu
NSNN thì năm 2010, số thu này là 175 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,2% tổng
thu NSNN. Khi thực hiện các FTAs, thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu của
thị trường Hàn Quốc, Asean thấp hơn so với mức thuế suất MFN, nên doanh
nghiệp chuyển hướng sang nhập khẩu từ các thị trường có thuế suất thấp
hơn, làm giảm thu khoảng 10.100 tỷ đồng. Nguồn thu này chỉ chiếm 8,2%
tổng số thu so với con số 12,3% năm 2015. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của
việc thực hiện các cam kết FTAs, việc giảm thuế sâu đã làm cho các doanh
nghiệp nhập khẩu đã chuyển hướng nhập khẩu từ thị trường có thuế suất thuế
nhập khẩu cao sang thị trường có thuế suất thuế thấp làm giảm thu NSNN
của hải quan. Dù kim ngạch nhập khẩu có thuế năm 2016 tăng 9,4%, nhưng
số thu tương ứng chỉ tăng 3,8%. So với năm 2015, số thu từ thuế nhập khẩu
đã giảm khoảng 5.564 tỷ đồng.
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ
I.


Giải pháp đối với các tác động của thuế xuất nhập khẩu của chính phủ

11


Thực hiện các cam kết trong ASEAN, WTO và các FTA khác, số thu ngân
sách liên quan đến thuế xuất nhập khẩu đang có xu hướng giảm trong các năm
gần đây. Không nằm ngoài quy luật đó, khi tham gia TPP, tỷ trọng thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu có thể giảm tiếp, nhưng số thu tuyệt đối sẽ vẫn tăng.
Nguyên nhân là bởi mỗi hiệp định đều có tác động đa chiều làm dịch chuyển thị
trường xuất nhập khẩu, do đó nguồn thu ngân sách có thể giảm ở thị trường này
nhưng lại tăng ở thị trường khác. Mặt khác, thuế nhập khẩu giảm sẽ góp phần
giảm chi phí sản xuất, qua đó khuyến khích sản xuất trong nước. Bên cạnh đó,
tuy thuế xuất nhập khẩu giảm, nhưng các khoản thu khác từ hàng hóa xuất nhập
khẩu như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn được duy trì nên sẽ bù đắp phần
nào. Bộ Tài chính cũng đã kiến nghị Chính phủ có những điều chỉnh chính sách
liên quan đến các sắc thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp… nhằm điều chỉnh cơ cấu thu và tỷ lệ thu hợp lý, bảo đảm tính bền vững
của thu NSNN. Việc hướng đến đặt trọng tâm thu ngân sách vào số thu nội địa
cũng đã được điều chỉnh. Theo Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2015,
thu nội địa chiếm 70% thu NSNN và hướng đến năm 2018 là 80%. Theo tính
toán, năm 2015, thu nội địa đã chiếm 74% tổng thu NSNN.
II. Kiến nghị
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao trình độ nhận thức của người
nộp thuế
Người nộp thuế là người trực tiếp thực hiện chính sách, quy định về thuế
xuất, nhập khẩu. Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đề ra, bên cạnh
việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thì ngành thuế cần phải
thường xuyên tuyên truyền, giáo dục vận động người nộp thuế tự giác chấp
hành, chỉ ra cho họ thấy được quyền và nghĩa vụ nộp thuế. Từ đó nâng cao

trình độ nhận thức và thái độ chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của họ, điều đó
đóng vai trò quyết định trong việc thu thuế và chống thất thu thuế.
2. Nâng cao năng lực của cơ quan điều hành
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao đòi hỏi các cơ quan điều
hành nói chung và các cơ quan thuế nói riêng phải nâng cao năng lực theo
12


hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp, sắp xếp tổ chức bổ máy cho phù hợp
từ đó đảm bảo và nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm bớt các khâu không cần
thiết từ đó rút ngắn thời gian nộp thuế, giảm phiền hà cho người nộp thuế.

KẾT LUẬN
Trong những năm qua, chính sách thuế xuất nhập khẩu đã từng bước được đổi
mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội. Nhờ đó, chính sách thuế đã
góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, trở thành công cụ quản lý vĩ mô để
điều hành hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với chính sách cũng như đường lối
quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trong thời kỳ hội nhập
Đề tài nghiên cứu đã phân tích sơ bộ những tác động của thuế xuất nhập khẩu tại
Việt Nam. Qua đó, có thể thấy được sự tác động của thuế xuất nhập khẩu và từ đó,
đề tài cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống thuế xuất nhập
khẩu tại Việt Nam.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO




Giáo trình Tài chính công và Phân tích chính sách thuế - chủ biên PGS.TS.Sử Đình
Thành và TS.Bùi Thị Mai Hoài

14



×