Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Hướng dẫn dạy học phần chế tạo cơ khí môn Công nghệ phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 30 trang )

CHẾ TẠO CƠ KHÍ
VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU
Sau bài này, HS có thể:
- Trình bày được một số tính chất cơ học của vật liệu như độ bền, độ dẻo, độ
cứng (định nghĩa, công thức tính và ý nghĩa của chúng) và một số loại vật liệu
thường được dùng trong ngành cơ khí.
- Từ tính chất của vật liệu suy ra được ứng dụng của chúng trong sản xuất cơ
khí.
- Có ý thức tìm hiểu các loại vật liệu kỹ thuật trong đời sống.
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Bài gồm hai nội dung, được sắp xếp theo trình tự:
1. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu dùng trong chế tạo cơ khí
Trong phần này cần giới thiệu ba tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu: độ
bền, độ dẻo, độ cứng (định nghĩa, đơm vị đo và ý nghĩa của chúng) làm cơ sở cho
việc tìm hiểu ứng dụng của vật liệu trong sản xuất cơ khí.
Tính chất cơ học (cơ tính) là khả năng biến dạng và chống biến dạng của vật
liệu, biểu thị khả năng của vật liệu chịu được tác dụng của các lực bên ngoài.
a) Độ bền của vật liệu
Để nghiên cứu độ bền và độ dẻo của vật liệu, người ta thường dùng phương
pháp thử kéo với nội dung là: dùng máy kéo để kéo mẫu thử tiêu chuẩn (hình 04a, có
chiều dài ban đầu là L0) cho đến khi mẫu bị đứt (có chiều dài là L 1). Qúa trình tăng
tải sẽ gây ra biến dạng mẫu một lượng ∆ l. Mối quan hệ giữa lực P và biến dạng
tuyệt đối ∆ l được biểu diễn trên một giản đồ.
+ Độ bền (tính bền) tính chất của vật liệu chống lại sự phá hỏng dưới tác dụng
của ngoại lực. Có hai dạng phá hỏng tương ứng với hai loại độ bền (độ bền đứt
tương đương với dạng phá hỏng giòn, độ bền trượt tương đương với dạng phá hỏng
dẻo). Do đó, độ bền còn được coi là khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ
của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
Độ bền được ký hiệu bằng chữ σ (N/mm2). Tuỳ theo ngoại lực tác động mà ta


có các loại độ bền tương ứng: độ bền kéo, độ bền nén và độ bền uốn. Trong sách
giáo khoa giới thiệu loại độ bền kéo với đặc trưng bởi giới hạn bền σ b; được tính
bằng công thức: σ b = P* /Fo (N/mm2); trong đó: P* là lực kéo lớn nhất tác dụng lên
mẫu, Fo là tiết diện ngang ban đầu của mẫu (Fo = do2/ 4)
1


b) Độ dẻo của vật liệu
+ Độ dẻo (tính dẻo), được đánh giá qua độ dãn dài tương đối của vật liêu;
được xác định bằng:
L1 – L0
δ = ----------. 100%
L0
c) Độ cứng của vật liệu
Độ cứng (tính cứng) là khả năng chống lại biến dạng cục bộ của vật liệu dưới
tác dụng của ngoại lực thông qua một vật cứng hơn nó (hình 2.1 anh Bình).
Theo cách đo, thường dùng các loại độ cứng: độ cứng Brinell (số đơn vị độ
cứng được tính bằng tỉ số giữa lực nén P và diện tích bề mặt chỏm cầu F của vết
lõm, ký hiệu HB) dùng để đánh giá các vật liệu có độ cứng nhỏ hơn 4500 (N/mm 2);
độ cứng Rocwell (được đo bằng chiều sâu h của vết lõm trên hình b, ký hiệu là
HRC) để đánh giá các vật liệu có độ cứng trung bình hoặc lớn; độ cứng Vicker (ký
hiệu là HV) để để đánh giá các vật liệu có độ cứng cao.
(Muốn cắt được, phần cắt của dao phải có độ cứng cao hơn độ cứng của vật
liệu gia công. ĐCDC có thể đánh giá bằng hai cách đo: độ cứng Brinell HB đo bằng
đường kính vết lõm trên bề mặt vật cần đo sau khi nén một viên bi thép dưới tác
dụng của tải trọng quy định; độ cứng Rocoen HRC, HRA đo bằng kích thước đường
chéo vết lõm trên bề mặt đo do mũi kim cương hình tháp để lại. Độ cứng tối thiểu
của dụng cụ ≥ 60 HRC).
2. Một số loại vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí
- Phân loại vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí (sơ đồ )

Vật liệu cơ khí

Vật liệu kim
loại

Kim
loại
đen
(gang,
thép)

Kim
loại
màu
(đồng,
nhôm)

Vật liệu phi kim
loại

Gỗ

Cao
su

Vật liệu kết hợp
(compozit)

Chất
dẻo


Sơ đồ Một số loại vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí
2


Trong chương trình Công nghệ lớp 8 đã giới thiệu nhóm vật liệu kim loại và
vật liệu phi kim loại (gỗ, cao su, chất dẻo). Vì thế ở đây chỉ giới thiệu khái quát về
một số loại vật liệu khác (bảng 15.1 SGK về thành phần, tính chất và ứng dụng một
số loại vật liệu) như: vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ (polyme) và vật liệu compozit .
III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐẠO
1. Phương tiện dạy học
- Tranh vẽ (hình 15 SGK)
- Một số đồ dùng, chi tiết máy được chế tạo từ các loại vật liệu khác nhau
(kim loại, phi kim loại); chẳng hạn: bút viết, kẹp giấy, đồng hồ đeo tay...
2. Phương pháp dạy học chủ đạo
Vấn đáp, thuyết trình có minh họa và giải thích.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Đặt vấn đề
Trong chương trình Công nghệ lớp 8 (phần Cơ khí, bài 18, 19) chúng ta đã
nghiên cứu về “Vật liệu cơ khí”, trong đó có các nội dung về các vật liệu cơ khí phổ
biến (vật liệu kim loại như kim loại đen, kim loại màu, vật liệu phi kim loại như chất
dẻo, cao su) và tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí (tính chất cơ học, tính chất vật lý,
tính chất hóa học, tính chất công nghệ). Em hãy cho biết:
- Tính chất cơ học của vật liệu cơ khí là gì? bao gồm những tính chất cụ thể
nào?
- Tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí là gì? bao gồm những tính chất cụ
thể nào?
Trong chế tạo cơ khí, việc lựa chọn phương pháp gia công, chế tạo sản phẩm
phụ thuộc vào tính chất công nghệ của vật liệu; tính chất công nghệ của vật liệu lại
thường phụ thuộc vào tính chất cơ học của nó. Vì thế chúng ta cần nghiên cứu cụ thể

hơn về một số tính chất cơ học của vật liệu này để hiểu được ứng dụng của vật liệu
trong chế tạo cơ khí.
2. Tổ chức hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy học

Nội dung

Hoạt động 1. Giới thiệu một số tính I. Một số tính chất cơ học đặc trưng
chất cơ học đặc trưng của vật liệu; có của vật liệu
thể gồm các công việc sau:
1. Độ bền
1. Giới thiệu độ bền của vật liệu
Độ bền được coi là khả năng chống lại
Yêu cầu HS đọc nội dung tương ứng biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu
trong SGK, trả lời các câu hỏi:
dưới tác dụng của ngoại lực. Độ bền
được ký hiệu bằng chữ σ (N/mm2).
3


+ Độ bền của vật liệu là gì ?

Độ bền kéo với đặc trưng bởi giới hạn
bền ( σ b): σ b = P* /Fo (N/mm2); trong
đó: P* là lực kéo lớn nhất tác dụng lên
mẫu, Fo là tiết diện ngang ban đầu của
mẫu (Fo = do2/ 4)

2. Giới thiệu độ dẻo của vật liệu


2. Độ dẻo

Yêu cầu HS đọc nội dung tương ứng Được đánh giá qua độ dãn dài tương
đối của vật liêu; được xác định bằng:
trong SGK, trả lời các câu hỏi:
δ = ----------. 100%
+ Độ dẻo của vật liệu là gì ?
+ Giới hạn bền (độ dẻo) của vật liệu phụ
thuộc vào những yếu tố nào ?
3. Giới thiệu độ cứng của vật liệu

3. Độ cứng (tính cứng)

- Giải thích khái niệm độ cứng và nêu - Là khả năng chống lại biến dạng dẻo
sơ lược về cách xác định độ cứng của của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng
vật liệu
của tải trọng thông qua dụng cụ được
coi như không biến đổi.
- Giới thiệu một số đơn vị đo độ cứng:
- Đơn vị đo độ cứng

+ Độ cứng Brinell
+ Độ cứng Rocwell
+ Độ cứng Vicker

Hoạt động 2. Giới thiệu một số loại vật II. Một số loại vật liệu thông dụng
liệu thông dụng; có thể gồm các công (bảng 15.1 SGK)
việc sau:
1. Vật liệu vô cơ
- GV giới thiệu sơ đồ phân loại vật liệu

2. Vật liệu hữu cơ
(như đã nêu ở mục II).
- Yêu cầu HS đọc nội dung bảng 15.1 a) Nhựa nhiệt dẻo
SGK; trả lời các câu hỏi sau:
b) Nhựa nhiệt cứng
+ Nêu thành phần, tính chất và ứng 3. Vật liệu compozit
dụng của vật liệu vô cơ ?
a) Vật liệu compozit nền là kim loại
+ Nhựa nhiệt cứng và nhựa nhiệt dẻo
b) Vật liệu compozit nền là vật liệu hữu
giống và khác nhau chỗ nào (về thành

phần và tính chất) ?
+ Trong thực tế, em biết những dụng cụ,
đồ dùng nào được làm từ vật liệu vô
cơ/vật liệu nhựa nhiệt cứng/ nhựa nhiệt
dẻo ?
4


3. Hướng dẫn tự học
a) Củng cố
Có thể sử dụng các câu hỏi sau :
1. Mô tả thí nghiệm và cách xác định độ bền, độ dẻo của vật liệu ?
2. Độ cứng của vật liệu là gì ? Vì sao người ta phải dùng nhiều loại đơn vị đo
khác nhau để đo độ cứng của vật liệu ?
3. Việc tìm hiểu độ bền, độ dẻo và độ cứng của vật liệu có ý nghĩa gì đối với
bản thân em ?
b) Bài tập về nhà
1. Tìm những ví dụ trong thực tế để chứng tỏ rằng: mỗi loại vật liệu có thể

dược dùng để làm ra những loại đồ dùng, thiết bị khác nhau và ngược lại mỗi thiết
bị, đồ dùng có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau.
2. Đọc phần Thông tin bổ sung trong sách giáo khoa.
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
I. MỤC TIÊU
Sau bài này, HS có thể:
- Trình bày được bản chất, ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ chế tạo
phôi bằng phương pháp đúc, gia công áp lực, hàn trong sản xuất cơ khí.
- Từ bản chất của công nghệ suy ra được ứng dụng của chúng trong sản xuất
cơ khí.
- Có ý thức tìm hiểu các phương pháp chế tạo phôi trong thực tế.
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Bài gồm ba nội dung, được sắp xếp theo trình tự:
1. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
Trong phần này cần làm rõ được hai ý:
a) Kkái quát về phân loại các phương pháp gia công kim loại
- Chế tạo cơ khí thương bao gồm hai giai đoạn chính là thiết kế (xác định sản
phẩm, tính toán, lập bản vẽ) và thi công (gia công, chế tạo sản phẩm là quá trình tác
động vào vật liệu ban đầu nhằm làm thay đổi hình dạng, kích thước, tính chất vật
liệu, biến nó thành sản phẩm cần thiết). Các sản phẩm đó có thể được chế tạo trên
các máy công cụ (máy tiện, máy khoan…) hoặc bằng tay (mài, dũa…) bằng cách
dùng dụng cụ cắt (dao cắt, như dao tiện, dao phay, dao bào, dũa…) cắt bỏ phần vật
5


liệu dư thừa (lượng dư gia công) trên vật liệu ban đầu (phôi) và tạo ra phoi trong quá
trình gia công. Các dạng gia công này gọi là gia công có phoi.
- Có thể có nhiều cách phân loại các phương pháp gia công kim loại. Trong
sách giáo khoa phân loại dựa vào hiện tượng có tạo thành phoi trong quá trình gia
công hay không; do đó có thể chia thành hai loại chính:

+ Gia công không phoi: trong quá trình chế tạo vật phẩm, phoi không xuất
hiện (ví dụ: đúc, rèn, hàn, dập…). Vật phẩm của các phương pháp này có thể sử
dụng ngay hoặc phải qua gia công tiếp (gọi là phôi; ví dụ phôi đúc, phôi rèn…).
+ Gia công có phoi (gia công cắt gọt): tiện, phay, bào, mài…
b) Bản chất, ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
- Bản chất: Đúc là phương pháp chế tạo sản phẩm kim loại bằng cách rót kim
loại lỏng vào khuôn đúc có hình dạng và kích thước xác định; sau khi kim loại kết
tinh, đông đặc và nguội, người ta tháo dỡ khuôn và thu được vật đúc có hình dạng,
kích thước theo yêu cầu. Như vậy đúc là phương pháp gia công không phoi. Vật đúc
dùng ngay không phải qua gia công cơ được gọi là chi tiết đúc. Vật đúc phải qua gia
công cơ để đạt được độ chính xác yêu cầu được gọi là phôi đúc.
- Ưu nhược điểm của phương pháp đúc: có thể chế tạo được vật phẩm có hình
dạng và kết cấu phức tạp, kích thước và khối lượng lớn; tốn kim loại, sản phẩm lỗi.
c) Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát
Đúc trong khuôn cát là phương pháp đúc truyền thống và cho đến nay vẫn còn
được sử dụng nhiều trong sản xuất cơ khí. Quá trình sản xuất vật phẩm bằng phương
pháp đục trong khuôn cát có thể được mô tả tóm tắt như sơ đồ sau:
Hỗn hợp làm
khuôn

Làm khuôn

Bộ mẫu

Hỗn hợp làm lõi

Nấu chảy kim
loại (hợp kim)

Sấy khuôn


Lắp khuôn, rót
kim loại lỏng
vào khuôn

Dỡ khuôn

Làm sạch vật
đúc
6

Làm lõi

Sấy lõi

Kiểm tra sản
phẩm


Sơ đồ quá trình đúc dùng khuôn cát
2. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực
Gia công kim loại bằng áp lực với bản chất là dùng ngoại lực tác dụng thông
qua các dụng cụ, thiết bị (búa tay, búa máy) làm cho kim loại biến dạng ở trạng thái
dẻo theo hướng đinh trước nhằm tạo ra vật phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu
cầu.
Có nhiều phương pháp gia công áp lực khác nhau :
- Rèn tự do : kim loại được làm biến dạng ở trạng thái nóng theo hướng định
trước (bằng búa, đe, kìm như hình 16.2 SGK) để thu được vật phẩm có hình dạng
theo yêu cầu.
- Dởp thể tích (rèn khuôn) : kim loại được làm biến dạng (bằng búa máy hoặc

máy ép) ở trạng thái nóng trong lòng khuôn (làm bằng thép, có độ bền cao).
Gia công kim loại bằng rèn, dập thường không làm thay đổi thành phần và
khối lượng vật liệu; do đó tiết kiệm, có khả năng làm tăng cơ tính vật liệu; dễ cơ khí
hóa và tự động hóa nên năng suất cao.
Tuy nhiên các phương pháp này không chế tạo được những sản phẩm có hình
dạng và kết cấu phức tạp, sản phẩm quá lớn hoặc từ những vật liệu có độ dẻo kém
(ví dụ gang, gốm, sứ...).
Rèn, dập thường dùng để sản xuất những đồ dùng như dao, cuốc, kéo, ca, cốc,
đinh…
3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn
Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng
chỗ nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
Bằng phương pháp hàn có thể tạo ra được các sản phẩm có kết cấu phức tạp
hoặc được tạo thành từ các loại vật liệu kim loại có tính chất khác nhau. Bảng 16.3
giới thiệu hai phương pháp hàn thông dụng (hàn hồ quang và hàn hơi).
Tuy nhiên phương pháp này có thể làm biến dạng vật hàn, mối hàn thường có
độ bền không cao. Phương pháp hàn thường được dùng trong ngành chế tạo xe đạp,
ôtô, xây dung, cầu đường hoặc trong gia công các tấm vật liệu kim loại mỏng, nhỏ
(gò, nối dây dẫn điện…).
Mỗi phương pháp nói trên có thể được ứng dụng để chế tạo các sản phẩm
khác nhau và ngược lại, mỗi sản phẩm cũng có thể được làm ra bằng nhiều công
nghệ khác nhau.
III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐẠO
1. Phương tiện dạy học
7


- Tranh vẽ (hình 16.1 đến 16.5 SGK)
- Một số phôi, chi tiết máy được chế tạo bằng các phương pháp đúc, rèn, dập,
hàn; chẳng hạn: kính đeo mắt, bấm móng tay, kéo, kẹp giấy, đồng hồ...

2. Phương pháp dạy học chủ đạo
Vấn đáp, thuyết trình có minh họa và giải thích.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Đặt vấn đề
Trong chương trình Công nghệ lớp 8 (phần Cơ khí, bài 21, 22, 23) chúng ta đã
nghiên cứu về một số phương pháp gia công cơ khí như “đo và vạch dấu”, “cưa và
đục kim loại”, “dũa và khoan kim loại”. Đặc điểm chung của các phương pháp đó là
việc chế tạo sản phẩm chủ yếu được thực hiện bằng tay (thủ công) thông qua các
dụng cụ và thiết bị cơ khí với số lượng sản phẩm không lớn.
Trong công nghiệp, nhất là khi phải sản xuất số lượng sản phẩm lớn người ta
thường chế tạo phôi rồi từ đó gia công tiếp để được sản phẩm có hình dáng, kích
thước, tính chất theo yêu cầu. Có thể có nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo
phôi. Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu các phương pháp thông dụng: đúc, rèn,
dập, hàn.
2. Tổ chức hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy học

Nội dung

Hoạt động 1. Tìm hiểu công nghệ chế I. Công nghệ chế tạo phôi bằng
tạo phôi bằng phương pháp đúc; gồm phương pháp đúc
các công việc sau :
1. Bản chất, ưu nhược điểm của công
1. Tìm hiểu bản chất, ưu nhược điểm nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp
của công nghệ chế tạo phôi bằng đúc
phương pháp đúc
- Bản chất: Đúc là phương pháp chế tạo
- Yêu cầu HS đọc nội dung tương ứng sản phẩm kim loại bằng cách rót kim
loại lỏng vào khuôn đúc có hình dạng
trong SGK ; trả lời các vấn đề sau:

và kích thước xác định; sau khi kim loại
+ Bản chất của đúc là gi?
kết tinh, đông đặc và nguội, người ta
+ Chi tiết đúc và phôi đúc khác nhau tháo dỡ khuôn và thu được vật đúc có
như thế nào?
hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
- GV giải thích các thuật ngữ: khuôn Như vậy đúc là phương pháp gia công
không phoi. Vật đúc dùng ngay không
đúc, gia công không phoi;
phải qua gia công cơ được gọi là chi tiết
+ Vì sao đúc có thể chế tạo được vật
đúc. Vật đúc phải qua gia công cơ để
phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp,
đạt được độ chính xác yêu cầu được gọi
kích thước và khối lượng lớn?
là phôi đúc.
+ Vì sao đúc lại tốn kim loại, sản phẩm
8


dễ bị khuyết tật?

- Ưu nhược điểm của phương pháp đúc:
có thể chế tạo được vật phẩm có hình
dạng và kết cấu phức tạp, kích thước và
khối lượng lớn; tốn kim loại, sản phẩm
dễ bị khuyết tật
2. Công nghệ chế tạo phôi bằng
phương pháp đúc trong khuôn cát
(hình 16.1 SGK)


2. Giới thiệu công nghệ chế tạo phôi
bằng phương pháp đúc trong khuôn
cát
Dùng sơ đồ khối, GV mô tả, giải thích
rõ các bước và giải thích các thuật ngữ:
mẫu, thao (lõi), xương thao, hòm khuôn,
đậu rót, đậu ngót, lòng khuôn, vật liệu
nấu…

Hoạt động 2. Tìm hiểu công nghệ chế II. Công nghệ chế tạo phôi bằng
tạo phôi bằng phương pháp gia công phương pháp gia công áp lực
áp lực; gồm các công việc sau:
1. Giới thiệu bản chất của công nghệ 1. Công nghệ chế tạo phôi bằng
chế tạo phôi bằng phương pháp gia phương pháp gia công áp lực
công áp lực
Rèn, dập là các dạng cụ thể của nhóm
- Yêu cầu HS đọc nội dung SGK, trả lời các phương pháp gia công kim loại
các vấn đề sau :
bằng áp lực với bản chất là dùng ngoại
+ Bản chất của phương pháp chế tạo lực tác dụng thông qua các dụng cụ,
phôi bằng phương pháp gia công áp lực thiết bị làm cho kim loại biến dạng ở
là gì?
trạng thái dẻo theo hướng đinh trước
+ Thế nào là kim loại biến dạng ở trạng nhằm tạo ra vật phẩm có hình dạng,
kích thước theo yêu cầu.
thái dẻo?
Bảng 16. 2 trong SGK

+ Rèn tự do khác với dập ở chỗ nào?


- Ưu nhược điểm của các phương pháp
rèn, dập kim loại

Chú ý giải thích:
+ Tại sao gọi là rèn tự do? dập thể tích?.

Các phương pháp này không chế tạo
+ Tại sao gia công kim loại bằng rèn, được những sản phẩm có hình dạng và
dập thường không làm thay đổi thành kết cấu phức tạp, sản phẩm quá lớn
phần và khối lượng vật liệu?
hoặc từ những vật liệu có độ dẻo kém
+ Tại sao bằng cách rèn, dập kim loại (ví dụ gang, gốm, sứ…).
lại có khả năng làm tăng cơ tính vật
liệu?
9


+ Tại sao với phương pháp rèn, dập lại
dễ cơ khí hóa và tự động hóa?
+ Tại sao các phương pháp này không
chế tạo được những sản phẩm có hình
dạng và kết cấu phức tạp, sản phẩm quá
lớn hoặc từ những vật liệu có độ dẻo
kém?

2. Ứng dụng

2. Giới thiệu ứng dụng chất của công
Rèn, dập thường dùng để sản xuất

nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp
những đồ dùng như dao, cuốc, kéo, ca,
gia công áp lực
cốc, đinh…
+ Em biết những loại dụng cụ, đồ dùng
nào được chế tạo bằng phương pháp
III. Công nghệ chế tạo phôi bằng
rèn, dập?
phương pháp hàn
Hoạt động 3. Giới thiệu bản chất và
ứng dụng của công nghệ chế tạo phôi - Bản chất:
bằng phương pháp hàn
Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim
- Yêu cầu HS đọc nội dung SGK, trả lời loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ
nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi
các vấn đề sau :
kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
+ Bản chất của phương pháp hàn kim
- Một số phương pháp hàn:
loại là gì?
- GV dùng Bảng 16.1 giới thiệu hai Hàn hơi và hàn hồ quang
phương pháp hàn thông dụng (hàn hồ
Bảng 16.1 SGK
quang và hàn hơi). Chú ý giải thích các
- Ưu nhược điểm và ứng dụng của
vấn đề sau:
phương pháp hàn kim loại
+ Hàn hồ quang khác với hàn hơi ở
những điểm nào?
+ Vì sao phương pháp hàn có thể tạo ra

được các sản phẩm có kết cấu phức tạp
hoặc được tạo thành từ các loại vật liệu
kim loại có tính chất khác nhau?
+ Vì sao phương pháp này có thể làm
biến dạng vật hàn?
+ Trong thực tế em biết những sản
phẩm nào được gia công bằng phương
pháp hàn?
3. Hướng dẫn tự học
a) Củng cố
10


Ngoài các câu hỏi trong SGK, có thể hướng dẫn HS lập bảng tóm tắt bản chất,
ưu nhược điểm của một số phương pháp gia công đã học ; có thể tham khảo mẫu
bảng sau :
Tên phương pháp chế tạo
phôi

Bản chất

Ưu nhược điểm

Phạm vi ứng dụng

Công nghệ chế tạo phôi
bằng phương pháp đúc
Công nghệ chế tạo phôi
bằng rèn, dập
Công nghệ chế tạo phôi

bằng hàn
b) Bài tập về nhà
Tìm ví dụ trong thực tế để chứng tỏ ràng: Mỗi phương pháp gia công kim loại
đã học có thể được ứng dụng để chế tạo các sản phẩm khác nhau và ngược lại, mỗi
sản phẩm cũng có thể được làm ra bằng nhiều công nghệ khác nhau.

11


CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI
VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
Sau bài này, HS có thể:
- Trình bày được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt, nguyên lý cắt
và dao cắt;
- Mô tả được các chuyển động khi tiện và khả năng của gia công tiện.
- Có ý thức tìm hiểu các phương pháp gia công cắt gọt kim loại trong thực tế.
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Bài gồm hai nội dung, được sắp xếp theo trình tự:
1. Nguyên lý cắt gọt kim loại và dao cắt
Trong phần này cần giải thích rõ hai ý:
a) Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là lấy đi một phần kim loại của
phôi dưới dạng phoi nhừ các dụng cụ cắt (dao cắt) để thu được chi tiết có hình dạng
và kích thước theo yêu cầu.
Đây là phương pháp gia công phổ biến và quan trọng trong chế tạo cơ khí vì
nó tạo ra được sản phẩm có độ chính xác cao.
b) Nguyên lý cắt gọt kim loại
- Quá trình hình thành phoi

Bộ phận cắt của dao có dạng như một
cái chêm cắt. Dướ tác dụng của lực (do
máy tạo ra) dao tiến vào phôi làm cho
lớp kim loại phía trước dao bị dịch
chuyển theo các mặt trượt tạo thành
phoi.

12


Tiện
- Chuyển động cắt
Việc “lấy đi một lớp vật liệu trên phôi” được thực hiện nhờ chuyển động
tương đối giữa phôi và dụng cụ cắt (hình 17.2 SGK). Để lấy đi từng phần nhỏ vật
liệu, tạo thành phoi thì dụng cụ cắt phải cứng hơn vật liệu gia công.
c) Dao cắt
Mỗi loại dao cắt (tiện, phay, bào, mài, khoan…) có thể có dạng hình học khác
nhau. Dao tiện là loại tương đối điển hình. Cấu tạo chung của dao tiện (hình …);
gồm:
+ Các mặt (mặt trước, mặt sau, mặt sau phụ)
+ Các lưỡi cắt (lưỡi cắt chính, lưỡi cắt phụ)
+ Mũi dao

Dao tiện
- Vật liệu làm dao
Thân dao được làm bằng thép tốt. Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ thép
gió, hợp kim cứng… có khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt tốt.
2. Gia công trên máy tiện
a) Máy tiện
Có nhều loại máy tiện khác nhau, có thể dùng hình 17.3 trong sách giáo khoa

hoặc hình sau để giới thiệu hình dạng bên ngoài và một số bộ phận chính của máy
tiện:

13


Hình 17.3 Máy tiện
1. Ụ trước

2. Mâm cặp

3. Ổ gá dao

4. Bàn dao dọc phụ

5. Bàn dao ngang

6. Ụ sau

7. Trục trơn

8. Trục vít

9. Bảng điều khiển điện

10. Thân máy

11. Bàn xe dao

12. Bệ máy


13. Hộp bước tiến

14. Puli

15. Bộ bánh răng trung gian

b) Các chuyển động khi tiện
+ Chuyển động cắt: phôi quay tròn tạo ra tốc độ cắt V
+ Chuyển động tiến dao (hình 17.4 SGK, gồm: chuyển động tiến dao ngang
Sng và chuyển động tiến dao dọc Sd và chuyển động tiến dao phối hợp).
Chuyển động chính là chuyển động làm việc và thường có tốc độ lớn
hơn các chuyển động phụ (tiến dao, lùi dao, lùi dao về vị trí ban đầu). Tốc độ của
chuyển động này được gọi là tốc độ cắt. Tốc độ cắt là đường dịch chuyển tương đối
giữa dụng cụ cắt đối với phôi trong một đơn vị thời gian. Tốc độ cắt khi tiện được
xác định theo số vòng quay và đường kính của phôi:
V = dn/1000 (m/phút)
Tốc độ cắt khi bào được tính theo số hành trình kép (chuyển động đi – về) của
dao hoặc phôi:
V = 2nL/1000 (m/phút)
c) Khả năng gia công của tiện
Dùng gia công các chi tiết có dạng mặt tròn xoay, mặt côn, ren.... (mặt ngoài
và mặt trong).

14


III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐẠO
1. Phương tiện dạy học
- Tranh vẽ (các hình 17.1 đến 17.4 SGK)

- Một số đồ dùng, chi tiết máy được chế tạo từ các phương pháp cắt gọt kim
loại khác nhau (tiện, phay, bào, mài); chẳng hạn: trục xe đạp, bánh răng bằng kim
loại, v.v..
2. Phương pháp dạy học chủ đạo
Vấn đáp, thuyết trình có minh họa và giải thích.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Đặt vấn đề
Trong bài 16, chúng ta đã nghiên cứu về “Công nghệ chế tạo phôi” bằng các
phương pháp đúc, rèn, dập, hàn. Đặc điểm chung của các phương pháp trên là chúng
gia công kim loại không tạo ra phoi, do đó chúng còn được gọi là các phương pháp
gia công không phoi. Sản phẩm gia công không phoi có thể sử dụng ngay hoặc được
gia công tiếp để đạt được chất lượng bề mặt cao hơn nhờ các phương pháp gia công
khác; trong đó chủ yếu là các phương pháp gia công cắt gọt. Vậy bản chất của gia
công cắt gọt kim loại là gì? Có những phương pháp gia công cắt gọt chủ yếu nào và
phạm vi ứng dụng của chúng ra sao? Bài hôm nay chúng ta sẽ giải quyết tiếp những
vấn đề đó.
2. Tổ chức hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy học

Nội dung

Hoạt động1. Tìm hiểu về nguyên lý cắt 1. Nguyên lý cắt gọt kim loại và dao
gọt kim loại và dao cắt; gồm các công cắt
việc sau:
a) Bản chất của gia công kim loại bằng
1. Tìm hiểu bản chất của gia công kim cắt gọt
loại bằng cắt gọt
Yêu cầu HS tự đọc nội dung SGK, trả b) Nguyên lý cắt gọt kim loại
lời câu hỏi sau:
Gia công kim loại bằng cắt gọt là quá

Gia công kim loại bằng cắt gọt là gì?
trình lấy đi một lớp vật liệu trên phôi
GV bổ sung, giải thích và kết luận
(lượng dư gia công) để nhận được chi
2. Tìm hiểu về Nguyên lý cắt gọt kim tiết có hình dạng, kích thước và chất
lượng bề mặt theo yêu cầu (hình 17.1
loại
SGK).
- Yêu cầu HS tự đọc nội dung SGK, trả
Việc “lấy đi một lớp vật liệu trên
lời các vấn đề sau:
phôi” được thực hiện nhờ chuyển động
+ Việc “lấy đi một lớp vật liệu trên tương đối giữa phôi và dụng cụ cắt (dao
phôi” được thực hiện như thế nào?
15


+ Tốc độ cắt là gì?
+ Tốc độ cắt khi tiện phụ thuộc vào
những yếu tố nào?
- Chú ý giải thích:
+ Chuyển động chính là chuyển động
làm việc và thường có tốc độ lớn hơn
các chuyển động phụ (tiến dao, lùi dao,
lùi dao về vị trí ban đầu). Tốc độ của
chuyển động này được gọi là tốc độ cắt
(minh họa qua hình vẽ);

cắt). Để lấy đi từng phần nhỏ vật liệu,
tạo thành phoi thì dụng cụ cắt phải cứng

hơn vật liệu gia công. Tốc độ cắt là
đường dịch chuyển tương đối giữa dụng
cụ cắt đối với phôi trong một đơn vị
thời gian. Tốc độ cắt khi tiện được xác
định theo số vòng quay và đường kính
của phôi:
V = dn/1000 (m/phút)

3. Giới thiệu về dao cắt
Dùng hình vẽ “Dao tiện” để minh c) Dao cắt
họa sau đó cho HS quan sát một loại
Mỗi loại dao cắt (tiện, phay, bào,
dao tiện thật để nhận dạng các bộ phận mài, khoan...) có thể có dạng hình học
của dao như đã giới thiệu trên hình vẽ.
khác nhau. Dao tiện là loại tương đối
+ Tại sao dụng cụ cắt phải cứng hơn vật điển hình. Cấu tạo chung của dao tiện
(hình 17.2 SGK); gồm:
liệu gia công?
- Các mặt (mặt trước, mặt sau, mặt sau
phụ)
- Các lưỡi cắt (lưỡi cắt chính, lưỡi cắt
phụ)
- Mũi dao
Hoạt động 2. Giới thiệu về gia công 2. Gia công trên máy tiện
trên máy tiện; gồm các công việc sau:
a) Máy tiện
1. Giới thiệu về máy tiện
(hình 17.3 trong sách giáo khoa)
Có nhều loại máy tiện khác nhau, có thể
dùng hình 17.3 trong sách giáo khoa

hoặc hình đã giới thiệu ở trên để giới
thiệu hình dạng bên ngoài và một số bộ
phận chính của máy tiện;
2. Giới thiệu về các chuyển động khi
tiện
Dùng hình 17.4 SGK: mô tả các loại
chuyển động và nêu tác dụng của b) Các chuyển động khi tiện
chúng.
+ Chuyển động cắt
+ Chuyển động tiến dao (hình 17.4
SGK, gồm: chuyển động tiến dao ngang
16


Sng, chuyển động tiến dao dọc Sd và
chuyển động tiến dao phối hợp).
3. Giới thiệu về khả năng công nghệ
của tiện; có thể dùng một số sản phẩm
có dạng mặt tròn xoay, côn, ren... để
minh họa cho những công việc chính có
thể thực hiện được trên máy tiện.

c) Khả năng công nghệ của tiện
Dùng gia công các chi tiết có dạng mặt
tròn xoay, mặt côn, ren.... (ngoài và
trong).

3. Hướng dẫn tự học
a) Củng cố :
1. Ngoài các câu hỏi trong SGK, có thể tóm tắt lại một số nội dung chính của

bài theo dang sơ đồ sau:
Công nghệ cắt gọt kim
loại

Bản chất,
Nguyên lý cắt
và dao cắt

Bản
chất của
gia công
cắt gọt
kim loại

Nguyên
lý cắt

Gia công trên
máy tiện

Máy
tiện

Dao
cắt

2. Quan sát chiếc xe đạp và cho biết :

17


Các
chuyển
động
khi tiện

Khả
năng
công
nghệ
của tiện


Chiếc xe đạp gồm những bộ phận, chi tiết chính nào ? Chúng thường được
làm từ những loại vật liệu nào ? Các bộ phận, chi tiết đó có thể được chế tạo bằng
những phương pháp gia công nào ?
b) Hướng dẫn tự học
Để nâng cao năng suất lao động trong gia công tiện có thể dùng những biện
pháp nào?
Bài 18. Thực hành: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
MỘT CHI TIẾT ĐƠN GIẢN TRÊN MÁY TIỆN (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
Sau bài này, HS có thể:
- Lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên
máy tiện;
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Để hiểu được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên
máy tiện SGK đã thể hiện thông qua một ví dụ cụ thể: lập quy trình chế tạo chi tiết
chốt (hình 18.1 SGK). Do đó, bài gồm hai nội dung, được sắp xếp theo trình tự:
1. Tìm hiểu sản phẩm cần chế tạo
Chi tiết cần chế tạo là cái chốt, được làm bằng thép; chốt có dạng hình trụ tròn

(chiều dài 40), gồm hai phần với các đường kính khác nhau (phần đường kính 20 có
chiều dài 25 và phần đường kính 25 có chiều dài 15); được vát hai đầu với độ vát 1 x
450 (dài 1, góc vát 45 độ).
18


2. Lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết
Bước 1: Chọn phôi dạng trụ tròn có đường kính lớn hơn 25, dài hơn 45;
Trường hợp không có phôi đúng như trên, giáo viên cần chuẩn bị trước.
Bước 2: Lắp phôi lên mâm cặp của máy tiện;
Bước 3: Lắp dao lên đài gá dao của máy tiện;
Bước 4: Tiện khoả mặt đầu (hình 18.2 SGK);
Bước 5: Tiện phần trụ 25, dài 45 (hình 18.3 SGK);
Bước 6: Tiện phần trụ 20, dài 25 (hình 18.4 SGK);
Bước 7: Vát mép 1 x 450 (hình 18.5 SGK);
Bước 8 : Cắt đứt đủ chiều dài 40 (hình 18.6 SGK);
Bước 9: Đảo đầu, vát mép 1 x 450 (hình 18.7 SGK);
Có thể chọn một chi tiết nào đó để minh hoạ.
III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐẠO
1. Phương tiện dạy học
Nếu chọn chi tiết chốt như SGK thì cần chuẩn bị:
- Tranh vẽ (các hình 18.1, 18.7 SGK);
- Chi tiết mẫu, phôi vật liệu đã cắt theo kích thước chi tiết cần chế tạo, các
dụng cụ có liên quan... để học sinh quan sát lựa chọn cho các bước gia công.
- Bảng kê vật liệu, dụng cụ (Bảng 1).
TT

Bước

1


Chọn phôi

2

Lắp phôi

3

Lắp dao

4

Tiện khoả mặt đầu

5

Tiện phần trụ 25, dài 45

6

Tiện phần trụ 20, dài 25

7

Vát mép 1 x 450

8

Cắt đứt đủ chiều dài 40


9

Đảo đầu, vát mép 1 x 450

Vật liệu, dụng cụ

2. Phương pháp dạy học chủ đạo
Vấn đáp kèm theo giải thích và minh họa.
19


IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Đặt vấn đề
- GV nêu mục tiêu bài dạy: lập được quy trình công nghệ chế tạo chi tiết đơn
giản theo mẫu (chốt trụ); lập được bảng kê vật liệu, dụng cụ cần thiết cho việc gia
công chi tiết.
- Đặt bài toán: lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết cho ở hình 19.1 SGK từ
phôi thép trụ tròn, đường kính 28, dài 45 và lập bảng kê vật liệu, dụng cụ cần thiết
cho việc gia công chi tiết theo mẫu bảng 1 (có thể chọn một chi tiết mẫu nào đó phù
hợp với điều kiện dạy học cụ thể).
2. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học

Nội dung

Hoạt động 1. Tìm hiểu việc Phân tích chi I. Phân tích chi tiết
tiết
- Công dụng: dùng để định vị các chi
- Yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK tiết nối ghép với nhau;

(hình 19.1 và 19.2) và quan sát vật mẫu; - Yêu cầu:
trả lời các vấn đề sau:
- Vật liệu bằng thép trụ tròn, kích
+ Chốt được dùng để làm gì? Trong thực thước 28 x 45
tế em thấy chốt được dùng ở đâu?
+ Nêu các yêu cầu đối với chốt cho trên
hình vẽ?
- GV bổ sung và kết luận
Hoạt động 2. Tìm hiểu việc Lập quy II. Lập quy trình công nghệ chế tạo
trình công nghệ chế tạo chi tiết
chi tiết; có thể gồm các bước:
- Yêu cầu HS làm việc theo bàn (nhóm):
thảo luận về các bước gia công chi tiết;
sau đó mời đại diện các nhóm trình bày ý
kiến của nhóm mình.

Bước 1: Chọn phôi dạng trụ tròn có
đường kính lớn hơn 25, dài hơn 45;
Bước 2: Lắp phôi lên mâm cặp của
máy tiện;

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận: với Bước 3: Lắp dao lên đài gá dao của
một chi tiết có thể lập được các quy trình máy tiện;
công nghệ khác nhau (tuỳ theo điều kiện
Bước 4: Tiện khoả mặt đầu (hình 18.2
cụ thể).
SGK);
Bước 5: Tiện phần trụ 25, dài 45
(hình 18.3 SGK);
Bước 6: Tiện phần trụ 20, dài 25

(hình 18.4 SGK);
20


Bước 7: Vát mép 1 x 45 0 (hình 18.5
SGK);
Bước 8 : Cắt đứt đủ chiều dài 40
(hình 18.6 SGK);
Bước 9: Đảo đầu, vát mép 1 x 45 0
(hình 18.7 SGK);
Hoạt động 3. Hướng dẫn Lập bảng kê III. Lập bảng kê dụng cụ, vật liệu
dụng cụ, vật liệu cần thiết
cần thiết
- GV giao cho các nhóm HS mẫu bảng 1; - Tuỳ thuộc đầu vào vật liệu, phôi),
yêu cầu HS quan sát tranh vẽ về các vật đầu ra (sản phẩm)
liệu dụng cụ hoặc vật thật, điền các nội - Theo mẫu bảng kê.
dung cần thiết vào mẫu bảng; đại diện
nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung và đánh giá kết
quả.
3. Hướng dẫn tự học
a) Củng cố
Có thể tóm tắt lại một số nội dung chính của bài theo dang sơ đồ sau:
Phân tích chi tiết
- Công dụng;
- Cấu tạo và yêu
cầu KT;
- Vật liệu

Lập quy trình

công nghệ:
- Các bước;
- Trình tự

Lập bảng kê
dụng cụ, vật liệu
cho từng bước;

b) Bài tập về nhà
Lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết (sản phẩm) cơ khí đơn giản mà
em biết.
BÀI 19. TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
Sau bài này, HS có thể:
- Trình bày được các khái niệm về máy tự động; máy điều khiển số, người
máy công nghiệp; các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ
khí.
- Có ý thức tìm hiểu biểu hiện của khái niệm đã học trong thực tế và thực hiện
các biện pháp có liên quan để bảo vệ môi trường.
21


II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI DẠY
Bài gồm hai nội dung, được sắp xếp theo trình tự:
1. Máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động
Trong phần này cần giải thích rõ ba ý:
a) Máy tự động
- Khái niệm
Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo một chương
trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.

- Phân loại
Có nhiều cách phân loại máy tự động. Sách giáo khoa phân loại theo tính chất
của chương trình điều khiển; theo đó, máy tự động được chia làm hai loại chính:
+ Máy tự động cứng
Là máy tự động chỉ hoạt động theo một chương trình định trước (nghĩa là
không thay đổi chương trình ngay được).
Ví dụ, máy tự động cứng điều khiển bằng cơ khí nhờ các cơ cấu cam đĩa hoặc
cam thing. Cam được coi là một dạng lưu trữ chương trình điều khển quá trình làm
việc của máy. Khi thay đổi loại chi tiết cần gia công phải thay đổi cam điều khiển;
do đó tốn thời gian chuẩn bị sản xuất (bao gồm thời gian thiết kế, chế tạo lại cam
cho phù hợp với đối tượng cần gia công, thời gian điều chỉnh lại máy…).
Máy tự động cứng không lưu trữ và không sửa đổi được chương trình gia
công.
+ Máy tự động mềm
Là máy tự động có thể thay đổi được chương trình hoạt động một cách dễ
dàng để gia công được các loại chi tiết khác nhau.
Ví dụ máy tiện tự động mềm. Có hai loại máy tiện tự động mềm:
* Máy điều khiển số
Máy điều khiển số (Numerical Control, viết tắt là NC) là loại máy tự động
mềm mà chương trình điều khiển được số hoá.
Để gia công một chi tiết nào đó trên máy điều khiển số người ta phải viết
chương trình gia công bằng ngôn ngữ đã cài đặt sẵn trong máy, sau đó ghi chương
trình gia công lên vật mang tin rồi đưa chương trình vào máy. Máy sẽ tự động làm
việc theo chương trình đã lập để chế tạo ra sản phẩm theo yêu cầu mà không có sự
tham gia trực tiếp của người công nhân.
Vật mang tin có thể là băng đục lỗ, bìa đục lỗ hoặc băng từ.
22


Máy NC có hạn chế là không có chức năng lưu trữ chương trình, không sửa

đổi được chương trình đã lập và không chạy thử mô phỏng để kiểm tra được chương
trình đã lập.
* Máy công cụ điều khiển só sự trợ giúp bằng máy tính
Máy công cụ điều khiển só sự trợ giúp bằng máy tính (Computer Numerical
Control, viết tắt là CNC) là loại máy tự động mềm.

Máy tiện CNC
Muốn gia công một chi tiết nào đó trên máy CNC cũng phải viết chương trình
bằng ngôn ngữ đã cài đặt trong máy. Chương trình được ghi vào ổ cứng hoặc đĩa
mềm, máy lưu trữ được chương trình và khi cần thiết có thể sửa đổi được chương
trình một cách dễ dàng. Do đó máy CNC khắc phục được các hạn chế nêu trên của
máy NC. Ngoài ra, trước khi gia công còn có thể kiểm tra chương trình đã viết bằng
cách chạy thử mô phỏng quá trình gia công trên màn hình của máy tính. Nếu chương
trình có sai sót thì có thể nhận biết được và tiến hành chỉnh sửa được ngay.
b) Người máy công nghiệp
- Khái niệm:
Người máy công nghiệp (còn được gọi là rôbôt công nghiệp) là một thiết bị tự
động đa chức năng hoạt động theo chương trình định trước nhằm phục vụ việc tự
động hoá các quá trình sản xuất.
23


Rôbôt công nghiệp có khả năng thay đổi chuyển động, có khả năng xử lí các
thông tin …
- Phân loại
Theo sự phối hợp giữa 3 trục chuyển động cơ bản người ta chia rôbôt thành
các loại sau đây: Rôbôt tọa độ vuông góc (hình 3a) ; Rôbôt tọa độ trụ (hình 3 b);
Rôbôt tọa độ cầu (hình 3c); Rôbôt liên kết bản lề (hình 3d).
Các mũi tên trên hình chỉ hướng chuyển động của các bộ phận của rôbốt.


Hình 3a. Nguyên lý hoạt động, không gian làm việc
và sơ đồ động học của robôt tọa độ vuông góc

Hình 3b. Nguyên lý hoạt động, không gian làm việc
và sơ đồ động học của rôbôt toạ độ trụ

24


Hình 3c. Nguyên lý hoạt động, không gian làm việc
và sơ đồ động học của rôbốt tọa độ cầu

Hình 3d. Nguyên lý hoạt động, không gian làm việc
và sơ đồ động học của rôbôt liên kết bản lề
- Rôbôt được sử dụng vào các công việc sau đây:
+ Rôbôt được dùng để phục vụ việc cấp phôi rự động cho các máy trên dây
chuyền sản xuất, dùng trong quá trình hàn tự động hoặc dùng trong dây chuyền lắp
ráp…
+ Rôbôt thay thế cho con người làm việc ở những môi trường nguy hiểm và
độc hại như thám hiểm mặt trăng, thám hiểm đáy biển, làm việc ở các hầm lò thiếu
dưỡng khí và có nhiều khí độc...
c) Dây chuyền tự động
Dây chuyền tự động là tổ hợp của các máy và các thiết bị được sắp xếp theo
một trật tự xác định phù hợp với qui trình công nghệ để thực hiện các công việc khác
nhau nhằm chế tạo hoàn chỉnh một chi tiết hoặc một sản phẩm nào đó.
25


×