Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu phương pháp tiếp cận đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ và đề xuất các phương án đánh giá phù hợp với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 143 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ










BÁO CÁO TỔNG KẾT
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ:

NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ
TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỀ XUẤT
PHƢƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ PHÙ HỢP VỚI VIỆT NAM




Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Xuân Thảo
(TS. Tạ Doãn Trịnh)













Hà Nội, 2012
1

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA CHÍNH
1. TS. Phạm Xuân Thảo
2. TS. Tạ Doãn Trịnh
3. TS. Michael Braun
4. ThS. Đỗ Thị Thùy Dương
5. CN. Nguyễn Tiến Dũng
6. CN. Nguyễn Ngọc Chiến
2

LỜI CẢM ƠN

Đề tài "Nghiên cứu phương pháp tiếp cận đánh giá tổ chức khoa học và
công nghệ và đề xuất các phương án đánh giá phù hợp với Việt Nam" đã được
hoàn thành với sự tài trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với sự trợ giúp,
hợp tác của nhiều đơn vị và cá nhân.
Nhóm thực hiện đề tài xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo, các nghiên cứu viên,
kế toán và nhân viên hành chính của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công
nghệ đã tham gia đóng góp ý kiến, hỗ trợ mọi hoạt động liên quan trong khi
chúng tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn một số tổ chức khoa học và công nghệ đã cung
cấp dữ liệu để cuộc khảo sát thực trạng hoạt động của các tổ chức khoa học và
công nghệ ở Việt Nam và đánh giá thử một số tổ chức thành công, đóng góp vào

việc đạt được các mục tiêu của đề tài.
Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến một số nhà khoa học (của các trường
thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
một số Viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và của
một số đơn vị nghiên cứu khác) đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động đánh
giá, tư vấn và đóng góp ý kiến bình luận quí báu và bổ ích để chúng tôi hoàn
thành tốt các nội dung của đề tài.

3

MỤC LỤC
TÓM TẮT CHÍNH 5
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 13
1. Lý do thực hiện đề tài 13
2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 15
3. Phạm vị và các khái niệm 16
4. Nội dung nghiên cứu 17
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
Chƣơng 1. Tổng quan về phƣơng pháp luận và cách tiếp cận đánh
giá tổ chức khoa học và công nghệ 20
1.1. Tính đa dạng về mục đích và đối tượng đánh giá 20
1.2. Quy trình, phương pháp và tiêu chí đánh giá tổ chức khoa
học và công nghệ 27
Chƣơng 2. Thực trạng phân loại các tổ chức khoa học và công nghệ
ở Việt Nam và đề xuất việc phân nhóm khi đánh giá 31
2.1. Nghiên cứu lựa chọn phương án phân nhóm các tổ chức khoa học
và công nghệ ở Việt Nam khi đánh giá 31
2.2. Đặc trưng cơ bản của các nhóm tổ chức khoa học và công nghệ 36
2.3. Các vấn đề cơ bản cần lưu ý khi đề xuất phương pháp luận đánh
giá các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam 39

Chƣơng 3. Xây dựng quy trình đánh giá hoạt động của các tổ chức
khoa học và công nghệ ở Việt Nam 47
3.1. Mục đích và đối tượng đánh giá 47
3.2. Quy trình đánh giá 48
3.3. Phương pháp đánh giá 52
3.3. Tiêu chí và các chỉ số đánh giá 53
3.3. Hồ sơ đánh giá 63
3.4. Cách thức chấm điểm và kết luận đánh giá 64
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
4

1. Kết luận 67
2. Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 77
Phụ lục 1. Mẫu Hồ sơ thông tin và Mẫu phiếu đánh giá hoạt động của các viện
nghiên cứu 78
Phụ lục 2. Mẫu Hồ sơ thông tin và Mẫu phiếu đánh giá hoạt động của các tổ
chức khoa học và công nghệ trong trường đại học 98
Phụ lục 3. Mẫu Hồ sơ thông tin và Mẫu phiếu đánh giá hoạt động của các tổ
chức dịch vụ khoa học và công nghệ 120
Phụ lục 4: Các biểu mẫu khác (Biên bản kiểm phiếu chấm điểm đánh giá; Biên
bản họp hội đồng đánh giá; Mẫu Báo cáo đánh giá) 137


5

TÓM TẮT CHÍNH

Nhiệm vụ “Nghiên cứu phương pháp tiếp cận đánh giá tổ chức khoa học và

công nghệ và đề xuất các phương án đánh giá phù hợp với Việt Nam” đã được
thiết kế và thực hiện như một nghiên cứu mang tính chất khai phá, mở đường
cho hoạt động đánh giá các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam với quy
trình tương hợp với quốc tế.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu: (1) tổng quan và phân tích
được các vấn đề cơ bản về phương pháp luận tiếp cận đánh giá các tổ chức
KH&CN; và (2) đề xuất được phương án đánh giá các tổ chức khoa học và công
nghệ ở Việt Nam (phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá phù hợp với các
nhóm đối tượng).
Nhóm nghiên cứu đã tiếp cận đối tượng theo phương thức: đi từ nghiên cứu
lý thuyết/ các vấn đề cơ bản của đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ phối
hợp với việc phân tích thực trạng các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt
Nam, sau đó, đề xuất phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá phù hợp và
cuối cùng là đánh giá thử một số tổ chức để điều chỉnh phương pháp luận đã đề
xuất cho phù hợp với thực tiễn.
Nghiên cứu đã được thực hiện với các nội dung theo logic như sau: (1)
Nghiên cứu cách tiếp cận đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ qua kinh
nghiệm thực hành đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ của một số nước; (2)
Nghiên cứu, phân tích các yêu cầu đối với việc đánh giá các tổ chức khoa học và
công nghệ ở Việt Nam hiện nay; (3) Nghiên cứu, đề xuất phương án đánh giá tổ
chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam; và (4) Kiểm nghiệm tính thực tiễn của
phương pháp luận đã đề xuất (bằng cách đánh giá thử một số tổ chức khoa học
và công nghệ) và điều chỉnh cho phù hợp. Các kết quả nghiên cứu lần lượt được
tóm tắt dưới đây:
6

Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm thực hành đánh giá tổ chức khoa học và công
nghệ của một số nước, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng không thể có một
mô hình hay một quy trình mẫu nào là “khuôn vàng thước ngọc” dùng để “đo ni
đóng cột” áp dụng đánh giá mọi tổ chức khoa học và công nghệ.

Sự khác biệt của các mô hình/quy trình đánh giá tổ chức khoa học và công
nghệ được quyết định bởi các yếu tố sau:
Mục đích đánh giá: Việc đánh giá các tổ chức khoa học và công
nghệ thường được tiến hành nhằm phục vụ các mục đích khác nhau.
Do vậy, các tiêu chí và quy trình đánh giá cũng phải được lựa chọn
để đáp ứng các mục đích khác nhau đó;
Đặc thù hoạt động và chức năng của các loại tổ chức: Các tổ chức
khoa học và công nghệ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và lĩnh
vực nghiên cứu cũng khác nhau. Do vậy, tính chất và đặc trưng của
các kết quả nghiên cứu cũng khác nhau. Có tổ chức có nhiều sản
phẩm thuần túy là các tri thức mới/công bố để nhận biết thế giới. Có
tổ chức có sản phẩm chủ yếu là tạo ra các mẫu vật mới, sản phẩm
mới, quy trình công nghệ mới. Có tổ chức lại có sản phẩm chủ yếu là
các kiến nghị chính sách, các đề xuất tư vấn mang tính xã hội dựa
trên các luận cứ khoa học và thực tiễn. Yếu tố này ảnh hưởng đến
việc thiết kế và lựa chọn các tiêu chí, chỉ số đánh giá và ảnh hưởng
đến việc xác định thành phần của nhóm chuyên gia đánh giá.
Tuy nhiên, phần lớn hoạt động đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ
được thực hiện nhằm những mục tiêu chính sau:
Nâng cao năng suất trong hoạt động bằng cách sử dụng các nguồn
lực một cách hợp lý và hiệu quả hơn;
Nâng cao chất lượng quản lý tổ chức khoa học và công nghệ và quản
lý thực hiện các nhiệm vụ trong tổ chức đó;
Xác định rõ kết quả hoạt động, đo mức độ thành công của tổ chức
khoa học và công nghệ;
7

Cung cấp định hướng chỉ đạo những cố gắng trong tương lai của tổ
chức.
Việc đánh giá hoạt động hay kết quả hoạt động của tổ chức khoa học và

công nghệ là để hiểu giá trị đích thực và xem xét ý nghĩa ứng dụng của các kết
quả mà tổ chức tạo ra. Nếu như đánh giá hoạt động nghiên cứu của một nhà
khoa học là xem xét sự đóng góp đích thực của nhà khoa học đó cho việc phát
triển hướng nghiên cứu họ đang theo đuổi, thì nhìn xa hơn, việc đánh giá năng
lực và hoạt động của những tổ chức khoa học và công nghệ là một yêu cầu bức
thiết phục vụ việc xây dựng các quyết định về chiến lược phục vụ phát triển
khoa học và công nghệ cho những tổ chức đó. Bên cạnh đó, việc đánh giá hoạt
động của tổ chức khoa học và công nghệ cũng có ý nghĩa đối với sự tồn tại của
chính tổ chức đó. Chính vì vậy, kết quả đánh giá các tổ chức khoa học và công
nghệ thường được sử dụng cho các đối tượng sau:
Cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ để tham khảo
khi phân bổ các nguồn lực cho hợp lý và có cách tổ chức lại các cơ
quan yếu kém;
Chính bản thân tổ chức được đánh giá để họ nhận ra những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức mình trong cộng
đồng khoa học và công nghệ quốc gia và quốc tế, để họ có hướng
hoàn thiện tổ chức và điều chỉnh phương hướng hoạt động cho phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội;
Đối với công chúng thì việc đánh giá các tổ chức khoa học và công
nghệ là cơ hội để Nhà nước giải trình với công chúng về việc hiệu
quả sử dụng các nguồn lực của quốc gia cho sự nghiệp phát triển
khoa học và công nghệ của đất nước.
Thông thường, có hai loại hình đánh giá là tự đánh giá và đánh giá từ bên
ngoài. Việc tự đánh giá thường được thực hiện hàng năm hoặc 2 năm một lần
theo cách thức được Nhà nước quy định và báo cáo lên các cấp quản lý ở trên.
Còn đánh giá từ bên ngoài thường được tiến hành khi có đề xuất, hoặc theo chu
8

kỳ 4-5 năm một lần với một tổ chuyên gia do Nhà nước thành lập. Khi cần thiết,
đánh giá từ bên ngoài có thể sử dụng cả chuyên gia nước ngoài tham gia đánh

giá. Đánh giá từ bên ngoài có nhiều ưu điểm như là thể hiện tính chất khách
quan hơn, chính xác hơn, nhưng nó lại thường yêu cầu nhiều về kinh phí, thời
gian và tổ chức khá phức tạp. Trong nhiều trường hợp, “tự đánh giá” được bao
gồm trong quy trình đánh giá từ bên ngoài như là một sự cộng tác đắc lực từ
phía tổ chức được đánh giá.
Về phương pháp đánh giá, mọi hình thức đánh giá (tự đánh giá, đánh giá từ
bên ngoài) đều cần ít nhất một phương pháp quan trọng chung, đó là đánh giá
bằng chuyên gia cùng ngành (peer review). Đây là phương pháp đặc biệt hữu
hiệu trong đánh giá hệ thống khoa học và công nghệ nói chung và đánh giá các
tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng. Bên cạnh đó, tùy từng bước trong quy
trình thực hiện đánh giá mà có thể sử dụng kết hợp với một số các phương pháp
khác, như là: phương pháp điều tra, phân tích thư mục trắc lượng (survey ,
analysic and bibliometric), phương pháp miêu tả (descriptive research), phân
tích mạng lưới xã hội (social network analysic), so sánh đối chuẩn (bench-
mark), …
Đánh giá hoạt động của một tổ chức ở một thời điểm nào đó, người ta
thường xem xét tổng thể các khía cạnh: chức năng, nhiệm vụ; kế hoạch chiến
lược; cơ cấu tổ chức và sự lãnh đạo; cơ cấu nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng; khả
năng thu hút các nguồn tài trợ; quan hệ hợp tác; chất lượng khoa học, công
nghệ; chất lượng đào tạo nguồn nhân lưc; đóng góp cho kinh tế - xã hội … Tiêu
chí đánh giá tương ứng với các khía cạnh đó thường bao gồm:
- Sự phù hợp của cấu trúc của tổ chức khoa học và công nghệ: chức năng,
nhiệm vụ; kế hoạch chiến lược; cơ cấu tổ chức và sự lãnh đạo; cơ cấu
nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng
- Tính hiệu quả của việc tổ chức hoạt động: thu hút các nguồn tài trợ; quan
hệ hợp tác; …
9

- Tính hiệu suất và chất lượng của kết quả: về mặt khoa học, công nghệ;
đào tạo nguồn nhân lưc; đóng góp cho kinh tế - xã hội…

Với những đặc điểm nêu trên, việc nghiên cứu đề xuất phương pháp, quy
trình và tiêu chí đánh giá hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt
Nam trong nghiên cứu này được hiểu là việc tìm ra cách thức để xem xét một
cách hệ thống và khách quan về tính phù hợp của mục tiêu, tính hiệu quả, hiệu
suất và tính bền vững về hoạt động và chất lượng kết quả hoạt động của các tổ
chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy trình khung, áp dụng để đánh giá hoạt
động của các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam gồm các bước ứng với
các nội dung cơ bản sau: (B1) Thiết kế đánh giá – xác định mục tiêu, đối tượng,
phạm vi, tiêu chí và các chỉ số đánh giá; (B2) Lập hồ sơ đánh giá – thông tin đầy
đủ về hoạt động của tổ chức, báo cáo tự đánh giá từ tổ chức (cơ quan đánh giá
yêu cầu tổ chức thực hiện tự đánh giá bởi Hội đồng Khoa học của tổ chức); (B3)
Hội đồng chuyên gia đánh giá từ bên ngoài – đánh giá hiện trường và họp đánh
giá.
Căn cứ vào thực trạng về tổ chức hoạt động và các chính sách đối với hoạt
động của các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay, tìm kiếm sự
hợp tác của các tổ chức khoa học và công nghệ với công tác đánh giá là khó
khăn. Đặc biệt là việc tự đánh giá của bản thân các tổ chức rất khó được thực
hiện một cách hiệu quả. Do vậy, trong quy trình đánh giá, bước tự đánh giá có
thể được thay thế bằng việc cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về hoạt động của
bản thân tổ chức (theo yêu cầu của cơ quan đánh giá - Viện Đánh giá khoa học
và Định giá công nghệ) và đồng thời, tăng cường vai trò của công tác đánh giá
hiện trường (site-visit) và tìm kiếm sự công tác của (các/một số thành viên
trong) Hội đồng khoa học của tổ chức khi duyệt báo cáo kết quả đánh giá.
Qua phân tích hiện trạng của các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt
Nam trên quan điểm của người đánh giá, nhóm nghiên cứu nhận thấy: với mục
10

tiêu đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ phổ biến ở Việt
Nam, cách tối ưu là phân chia các tổ chức khoa học và công nghệ thành 3 nhóm

lớn sau: (1) Các viện nghiên cứu và phát triển; (2) Các tổ chức khoa học và công
nghệ trong các trường đại học; và (3) Các tổ chức dịch vụ khoa học và công
nghệ.
Việc đề xuất các tiêu chí, chỉ số đánh giá hoạt động của các tổ chức được
căn cứ vào đặc trưng của từng nhóm/loại tổ chức. Đặc trưng của các loại tổ chức
này được xác định dựa vào các Điều 9-13 Luật Khoa học và Công nghệ (năm
2000) và căn cứ kết quả khảo sát thực tế về hoạt động của các tổ chức. Các khía
cạnh đánh giá, câu hỏi đánh giá/các chỉ số đánh giá tương ứng với mỗi loại tổ
chức - ở mức độ nhất định - có những điểm chung và có những điểm khác nhau.
Nếu so sánh các viện nghiên cứu và phát triển với các tổ chức khoa học và công
nghệ trong trường đại học thì sẽ có nhiều điểm tương đồng, do đó, các tiêu chí
đánh giá/câu hỏi đánh giá có nhiều điểm chung. Về cơ bản, tiêu chí đánh giá các
tổ chức khoa học và công nghệ trong các trường đại học giống tiêu chí đánh giá
các viện nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, cân đối trọng số giữa một số tiêu
chí (nhỏ)/chỉ số đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ trong trường đại học sẽ
khác với viện nghiên cứu và phát triển. Đối với tổ chức dịch vụ khoa học và
công nghệ, do đặc điểm hoạt động rất khác biệt so với hai loại tổ chức trên mà
các tiêu chí đánh giá/câu hỏi đánh giá sẽ khác.
Tiêu chí và các chỉ số cơ bản để đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa
học và công nghệ được đề xuất như sau:
Tiêu chí 1 - Xem xét các khía cạnh về chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch
phát triển: Mức độ phù hợp và gắn kết của kế hoạch/chiến lược phát triển
với chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; Mức độ rõ ràng của kế
hoạch/định hướng phát triển của tổ chức; Mức độ khả thi của kế
hoạch/định hướng phát triển của tổ chức.
Tiêu chí 2 - Xem xét các khía cạnh về cơ cấu tổ chức và hoạt động: Sự
phù hợp của công tác tổ chức các hoạt động; Sự phù hợp và khả năng
11

phát triển nguồn nhân lực; Năng lực thu hút các ngồn tài chính; Khả

năng tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện làm việc vì nỗ lực đạt được
mục tiêu cuối cùng của tổ chức.
Tiêu chí 3 - Xem xét thành tựu và kết quả (trong 5 năm lại đây): Sự gắn
kết với mục tiêu; Đóng góp cho sự phát triển lĩnh vực KH&CN liên
quan; Đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu này đưa ra quy trình, phương pháp và các tiêu chí, chỉ số đánh
giá cơ bản. Đối với mỗi đối tượng cụ thể - khi đánh giá một tổ chức khoa học và
công nghệ cụ thể - cần căn cứ vào một số đặc trưng riêng của tổ chức đó mà có
sự điều chỉnh các tiêu chí nhỏ, các câu hỏi đánh giá tương ứng và các trọng số
đối với các tiêu chí tương ứng cho phù hợp. Các đặc trưng riêng có thể phải xét
đến bao gồm: loại hình nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và
phát triển công nghệ); lĩnh vực nghiên cứu (khoa học tự nhiên, khoa học kỹ
thuật – công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học Y- dược và khoa học
nông nghiệp); giai đoạn phát triển của tổ chức (đang hoạt động trong giai đoạn
sơ khai hay giai đoạn tìm kiếm hỗ trợ để làm chủ được lĩnh vực hoạt động của
mình, hay là giai đoạn hoàn toàn làm chủ kết quả hoạt động).
Nhóm nghiên cứu cho rằng kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích
trong việc phát triển công tác đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ, góp phần
hỗ trợ việc hiện thực hóa một số mục tiêu và nhiệm vụ đã được đề ra trong
Quyết định 1244/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/7/2011 về
việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ
yếu giai đoạn 2011-2015. Các mục tiêu và nhiệm vụ đó là: (1) Mục tiêu số 2:
“Hình thành 10 tổ chức nghiên cứu cơ bản trong các trường đại học trọng điểm
quốc gia có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hội nhập được với khu vực và thế giới”;
(2) Mục tiêu số 4: “Hình thành 30 tổ chức nghiên cứu và phát triển có cơ sở vật
chất, thiết bị hiện đại và năng lực nghiên cứu mạnh để giải quyết những vấn đề
lớn của quốc gia, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới”; (3) Nhiệm vụ 1
12

– đ: “Tổ chức đánh giá độc lập kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ”.
Báo cáo tổng kết đề tài được trình bày theo bố cục 3 phần như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU: lý do thực hiện đề tài; mục tiêu, đối tượng
và phương pháp nghiên cứu; phạm vi và khái niệm; nội dung
nghiên cứu.
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: tổng quan về phương pháp
tiếp cận đánh giá các tổ chức khoa học và công nghệ; thực
trạng hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt
Nam; đề xuất phương án đánh giá hoạt động của các tổ chức
khoa học và công nghệ ở Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: tổng kết những thành
công của đề tài và kiến nghị áp dụng kết quả của đề tài.
13

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Đầu tư cho khoa học và công nghệ nước ta cũng như rất nhiều nước trên
thế giới ngày càng lớn lên với mục đích phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và hướng tới hội nhâp quốc tế (cụ thể là năm 1996 : 0,96%
tổng chi ngân sách; 1998: 1,26%; 1999 : 1,28%; 2000-2008: 2%). Do đó, nhu
cầu phát triển KH&CN đi vào chiều sâu, một mặt đòi hỏi tiến hành các hoạt
động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đích thực, một mặt là để phục
vụ kinh tế - xã hội trước mắt.
Đề án Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ (Quyết định số
171/2004/QĐ-TTg), (2004), nhận định: “ , hoạt động KH&CN của nước ta
hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển
kinh tế tri thức trên thế giới sau khi nước ta gia nhập WTO". Đại hội Đảng lần
thứ IX đã chỉ ra những hạn chế cơ bản của hoạt động KH&CN vẫn có ý nghĩa
xác thực đến hiện nay là “KH&CN chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt

động của các ngành kinh tế, xã hội; chậm đưa vào ứng dụng những kết quả
nghiên cứu được; trình độ KH&CN của nước ta còn thấp nhiều so với các nước
xung quanh; năng lực tạo ra công nghệ mới còn rất hạn chế. Các cơ quan
nghiên cứu khoa học chậm được sắp xếp đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp,
do đó đạt hiệu quả thấp. Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các trường
đại học chưa gắn kết với nhau. Việc đầu tư cở sở vật chất - kỹ thuật thiếu tập
trung và dứt điểm cho từng mục tiêu. Cán bộ KH&CN có trình độ cao còn ít,
song chưa được sử dụng tốt”. Và một trong những giải pháp hàng đầu cho đổi
mới cơ chế quản lý KH&CN được đề ra là phải đổi mới cơ chế quản lý và hoạt
động của các tổ chức KH&CN để sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá định
kỳ các tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo
và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN.
14

Đối với Việt Nam, việc đánh giá các tổ chức KH&CN là một vấn đề mới,
chưa được đề cập một cách có hệ thống. Các tổ chức KH&CN được hình thành
trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ (tạm gọi là sứ mệnh) riêng, do đó, việc biết mức
độ thực hiện sứ mệnh của nó đến đâu, như thế nào là cần thiết. Tuy nhiên, đánh
giá tổ chức KH&CN ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tổng kết định
kỳ và báo cáo hành chính hoặc là đánh giá các ví dụ điển hình của cơ sở nghiên
cứu như những kết quả nổi bật. Sự vận hành, quản lý của các tổ chức KH&CN
nước ta cũng chưa được xem xét một cách hệ thống. Hơn nữa, việc gắn kết kết
quả nghiên cứu với kế hoạch đầu tư của nhà nước đối với các tổ chức KH&CN
vẫn chưa chặt chẽ. Do vậy, kết quả đánh giá rất khó sử dụng trong việc điều
hành, phân bổ nguồn lực (đầu tư, nhân lực, phối hợp các đơn vị) và hoạt động
đánh giá chưa có tác dụng như là một công cụ hữu hiệu phục vụ quản lý. Như
vậy, chúng ta cần phải khẩn trương xem xét một cách hệ thống và khách quan về
tính phù hợp của mục tiêu, tính hiệu quả, hiệu suất, tác động và tính bền vững về
hoạt động của các tổ chức KH&CN.
Hệ thống các tổ chức KH&CN rất đa dạng - các tổ chức KH&CN không

chỉ khác nhau ở các loại hình tổ chức mà còn có nhiều đặc trưng khác nhau theo
tính chất của nghiên cứu, theo lĩnh vực nghiên cứu và còn theo cả mức độ phát
triển. Vậy câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý là đánh giá các tổ chức đó như thế
nào, lựa chọn tiêu chí gì cho phù hợp, lựa chọn các chỉ số nào cho các tiêu chí
đó và trọng số của mỗi tiêu chí ra sao? Để trả lời được các câu hỏi này, chúng ta
cần nghiên cứu về cách tiếp cận đánh giá các tổ chức KH&CN và phân tích các
đặc trưng về hiện trạng các tổ chức KH&CN để đề xuất được phương án (và các
mô hình) đánh giá cho phù hợp.
Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ bắt đầu bằng một vài nghiên cứu sơ bộ tiếp
cận việc đánh giá các tổ chức KH&CN mang tính chất khai phá, nhưng chưa
thực sự đi sâu phân tích, nghiên cứu để đưa ra được các mô hình và phương án
(phương pháp, quy trình và tiêu chí) đánh giá cụ thể đối với các loại tổ chức
khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Năm 2009, trong một nội dung nhỏ thuộc
15

nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư "Nghiên cứu kinh nghiệm Trung
Quốc trong công tác xây dựng hệ thống đánh giá KH&CN và đề xuất áp dụng
cho Việt nam", Trung tâm Hỗ trợ đánh giá khoa học và công nghệ (nay là Viện
Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ) đã có điều kiện được tìm hiểu sơ bộ
phương pháp và tiêu chí chung để đánh giá hoạt động của tổ chức KH&CN. Ở
đó, chưa có sự phát triển chi tiết phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá đối
với các nhóm tổ chức có các trình độ phát triển khác nhau, các loại hình nghiên
cứu đặc trưng khác nhau và thực hiện nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau.
Thậm chí, cũng chưa có điều kiện để làm sáng tỏ rằng đối với các loại tổ chức
KH&CN khác nhau thì cách thức xây dựng tiêu chí đánh giá cũng rất khác nhau
đó còn phụ thuộc cả vào văn hoá đánh giá (thói quen và sự chấp nhận).
Như vậy, việc nghiên cứu cách tiếp cận đánh giá các tổ chức KH&CN, từ
đó đề xuất mô hình và bước đầu định hướng, đề xuất phương án thực hành đánh
giá các tổ chức KH&CN ở Việt Nam sao cho phù hợp là việc làm cần thiết và
cấp bách.


2. Mục tiêu, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là: Tổng quan, phân tích được các vấn đề cơ bản tiếp
cận đánh giá các tổ chức KH&CN. Sau đó, đề xuất được phương án đánh giá các
tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp tiếp cận
định tính và định lượng khi đề xuất các phương án đánh giá các tổ chức khoa học
và công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tương hợp với quốc tế. Sử
dụng phương pháp thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu, lấy ý kiến chuyên gia
trong quá trình đề xuất phương án đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ ở
Việt Nam. Tiếp cận các tài liệu, văn bản trong nước và quốc tế kết hợp với
nghiên cứu thực tế để phân loại các tổ chức KH&CN.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định việc tiếp cận đối tượng theo
phương thức: Đi từ nghiên cứu lý thuyết/ các vấn đề cơ bản của đánh giá tổ chức
16

khoa học và công nghệ phối hợp với việc phân tích thực trạng các tổ chức khoa
học và công nghệ ở Việt Nam. Sau đó, Đề xuất phương pháp, quy trình và tiêu
chí đánh giá phù hợp. Cuối cùng là tiến hành đánh giá thử một số tổ chức để điều
chỉnh phương pháp luận đã đề xuất cho phù hợp với thực tiễn.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xem xét, phân tích phương pháp luận
chung về đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ và làm rõ việc áp dụng
phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ ở
Việt Nam như thế nào cho phù hợp.

3. Phạm vị và các khái niệm
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đề xuất phương
pháp, quy trình và các tiêu chí khung để đánh giá hoạt động của các tổ chức
khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Các khía cạnh liên quan đến hoạt động của
tổ chức khoa học và công nghệ sẽ được xem xét/đánh giá bao gồm: (1) chức

năng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển hoạt động của tổ chức; (2) cơ cấu và các
điều kiện hoạt động của tổ chức; và (3) kết quả hoạt động của tổ chức.
Một số ý kiến cho rằng, chúng tôi nên dùng cụm từ “đánh giá kết quả hoạt
động của tổ chức khoa học và công nghệ”. Tuy nhiên, căn cứ vào bản chất hoạt
động của các tổ chức khoa học và công nghệ, nghiên cứu này sẽ sử dụng cụm từ
“đánh giá hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ” với ý nghĩa là xem
xét sự phù hợp, tính hiệu suất và hiệu quả của quá trình hoạt động của tổ chức
khoa học và công nghệ.
Khi xây dựng khung phương pháp luận đánh giá các tổ chức khoa học và
công nghệ, chúng ta phải phân nhóm các tổ chức. Các tổ chức có chung những
tính chất, đặc điểm nhất định và có thể đánh giá bởi cùng một hệ thống tiêu chí
và có chung các chỉ số đánh giá sẽ xếp vào một nhóm. Việc phân tích, đề xuất
các nhóm tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam để đánh giá bởi các “mô
hình đánh giá” phù hợp được gọi là việc đưa ra “Phƣơng án đánh giá”. Nói
cách khác, khái niệm phương án đánh giá trong nghiên cứu này bao gồm việc
17

lựa chọn phương pháp, quy trình và tiêu chí phù hợp để đánh giá từng nhóm đối
tượng. Mỗi bộ tiêu chí, chỉ số, phương pháp và quy trình đánh giá tương ứng để
đánh giá mỗi nhóm tổ chức được gọi một là một “mô hình đánh giá”.
Trong nghiên cứu này, cụm từ “chỉ số đánh giá” được hiểu là đại lượng
phản ánh sự thay đổi (về mặt định tính hoặc định lượng) của một quá trình hay
một hiện tượng nào đó. Nó cũng được hiểu là một công cụ truyền tải một thông
tin cụ thể tới người đánh giá.

4. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu ban đầu đề ra là nghiên cứu phương pháp tiếp cận đánh giá
các tổ chức KH&CN, đề xuất được các mô hình và phương án đánh giá (phương
pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá) cho phù hợp với các tổ chức khoa học và
công nghệ ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với quy trình tổng thể

như sơ đồ hình 1 dưới đây:

18



Tìm hiểu phương pháp luận
đánh giá tổ chức khoa học và
công nghệ của một số nước

Xem xét thực trạng hoạt động của
các tổ chức khoa học và công
nghệ ở Việt Nam




Phân tích, so sánh điểm mạnh, điểm yếu
của các quy trình đánh giá và khả năng áp
dụng ở Việt Nam


Đề xuất phương án đánh giá (phương
pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá) hoạt
động của các tổ chức khoa học và công
nghệ ở Việt Nam







Đánh giá thử một số tổ chức khoa học và
công nghệ





Hình 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Trong đó, các bước thực hiện các nội dung nghiên cứu chính theo thứ tự
như sau:
o Nội dung 1: Nghiên cứu cách tiếp cận/quy trình đánh giá tổ chức
KH&CN và kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng và thực
hành đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ.
19

o Nội dung 2: Nghiên cứu, phân tích các yêu cầu đối với việc đánh giá
các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.
o Nội dung 3: Nghiên cứu, đề xuất các mô hình và phương án đánh giá
(phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá) tổ chức khoa học và công
nghệ ở Việt Nam
o Nội dung 4: Kiểm nghiệm tính thực tiễn của phương pháp luận đã đề
xuất (bằng cách đánh giá thử một số tổ chức khoa học và công nghệ) và
điều chỉnh cho phù hợp.


20


PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 1. Tổng quan về phƣơng pháp luận và cách tiếp cận đánh giá tổ
chức khoa học và công nghệ

1.1. Tính đa dạng về mục đích và đối tƣợng đánh giá
1.1.1. Tính đa dạng về mục đích đánh giá
Nghiên cứu thực tiễn công tác đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ ở
một số nước cho thấy: khi xác định các mục đích đánh giá khác nhau, thì hệ quả
tất yếu phải dẫn đến là các tiêu chí và quy trình đánh giá sẽ khác nhau. Thật vậy:
Tây Ban Nha là nước có truyền thống đã từng thực hiện việc đánh giá các
viện nghiên cứu rất bài bản từ rất lâu. Gần đây, năm 2007, Tây Ban Nha đã ban
hành quy định về đánh giá các viện nghiên cứu
4, 10
, nhiều nước có thể học tập.
Trong đó, mục đích chính của việc đánh giá một viện nghiên cứu là để: (1) đóng
góp vào việc cân nhắc và quyết định sứ mệnh của các viện; (2) cung cấp dữ liệu
cho việc thiết lập tầm nhìn và các ưu tiên cho chính sách chiến lược của nó;
(3)giúp xây dựng các nguồn lực của viện một cách hiệu quả; và (4) nâng cao
chất lượng và khai báo hiệu quả hoạt động và sự hoàn thành mục tiêu của viện
như đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược. Việc đánh giá các viện nghiên cứu ở
Tây Ban Nha khá bài bản, nó được phân loại theo các giai đoạn khác nhau (đánh
giá trước, đánh giá bám đuổi hay đánh giá sau), theo những người tham gia đánh
giá (bên trong và bên ngoài), và theo mục đích hướng tới (là đơn lẻ hay tổng
thể). Và dù có phân loại như thế nào thì việc đánh giá các viện nghiên cứu cũng
vẫn phải xét tới 3 tiêu chí cơ bản là: (1) Cơ cấu: tập trung vào việc xác định
năng lực tương lai hoặc triển vọng, cùng với việc xem xét bối cảnh và các cơ hội
sẵn sàng để viện có thể phát triển. Các khía cạnh được phân tích bao gồm: trình
độ nghiên cứu của các cán bộ (năng lực, kinh nghiệm và khả năng thích ứng,
…); năng lực công nghệ (đánh giá trang thiết bị, việc thử nghiệm, phần mềm,

…); kinh tế và tổ chức hành chính (khả năng thích ứng, mức độ cồng kềnh của
21

bộ máy, …); và các yếu tố về cơ cấu có thể gây trở ngại hay thúc đẩy các hoạt
động của viện; (2) Hoạt động: thông thường tập trung vào việc kiểm tra sứ
mệnh và tầm nhìn của viện như là sự ràng buộc hoạt động của nó. Các khía cạnh
được phân tích bao gồm: mục đích các nghiên cứu được thực hiện; việc phổ biến
kết quả; và sự thích hợp với văn hóa hiện tại. Các yếu tố khác của hoạt động
khoa học được phân tích cùng với các khía cạnh này bao gồm việc đào tạo cán
bộ, việc công bố và quảng bá các phát hiện khoa học, chuyển giao công nghệ,
…; và (3) Kết quả: đánh giá phần này bao gồm việc xem xét mức độ đạt được
các mục tiêu tổng thể, xem xét/kiểm tra sản phẩm khoa học và ảnh hưởng/tác
động của các hoạt động đã thực hiện trong quá trình đạt được các mục tiêu riêng
lẻ. Ví dụ, số lượng các công bố, số lượng các luận án được bảo vệ, số lượng các
sáng chế thu được, danh tiếng và sự công nhận ở tầm quốc tế của viện về mặt
đào tạo, và sự ảnh hưởng của viện tới các viện khác, giữa các viện với nhau.
Hàn Quốc là một quốc gia có ngành công nghiệp phát triển rất nhanh nhờ
công nghệ, nhờ chính sách thúc đẩy sự gắn kết rất chặt chẽ giữa các tổ chức
khoa học và công nghệ với doanh nghiệp. Một số tài liệu hệ thống đánh giá tổ
chức KH&CN của Hàn Quốc
16, 20, 21
cho thấy việc khích lệ sự phát triển của các
tổ chức nghiên cứu (ở đây nói đến các tổ chức nghiên cứu của chính phủ) để
thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển giao kết quả nghiên cứu ra doanh nghiệp đã
được thực hiện thông qua việc đánh giá. Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau,
việc đánh giá các tổ chức nghiên cứu cũng được thực hiện với các mục đích,
phương pháp, quy trình và các tiêu chí/chỉ số khác nhau. Ví dụ: năm 1991, lần
đầu tiên thực hiện đánh giá các tổ chức nghiên cứu chỉ với mục đích là để liên
kết và phối hợp chức năng của các tổ chức dựa vào tiêu chí là kết quả hoạt động.
Giai đoạn 1992-1995, Hàn Quốc thực hiện đánh giá hàng năm để thiết lập thứ tự

và trao thưởng cho các viện xuất sắc. Giai đoạn 1996-1998, để thúc đẩy việc
nâng chất lượng quản lý của các tổ chức nghiên cứu, đồng thời nâng cao chất
lượng nghiên cứu, Hàn Quốc thực hiện đánh giá theo 2 bước (tự đánh giá và Bộ
KH&CN đánh giá hàng năm) rất chặt chẽ. Từ năm 1999-2004 và đến nay, Hàn
22

Quốc áp dụng hệ thống quản lý mới – Hội đồng nghiên cứu của các tổ chức thực
hiện việc tự đánh giá, sau đó Hội đồng nghiên cứu của Bộ KH&CN sẽ đánh giá
để thiết lập thứ tự các tổ chức và có sự khuyến khích, thưởng cho các tổ chức có
thành tích tốt qua các chính sách hỗ trợ tài chính đặc biệt. Qua các giai đoạn
phát triển khác nhau của các tổ chức nghiên cứu, Hàn Quốc đã áp dụng phương
pháp luận đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, một số đặc trưng chung như sau:
- Mục tiêu đánh giá là để đẩy mạnh, nâng cao tính cạnh tranh cũng như
thiết lập vai trò, định hướng chuyên môn của các viện theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cụ thể là: (1) nâng cao năng suất nghiên cứu thông qua việc phát triển thành tích
đề tài/dự án; (2) đào tạo một cách có chủ định; (3) tăng cường hiệu quả điều
hành thông qua việc liên tục cải cách quản lý.
- Tiêu chí được đặt lên hàng đầu là thành tích (kết quả) nghiên cứu của các
tổ chức.
- Các kết quả đánh giá được sử dụng để: (1) làm tài liệu điều chỉnh kế
hoạch ngân sách; (2) phản ánh và thanh tra thực chất và đưa ra yêu cầu cải tiến;
(3) thưởng cho thủ trưởng đơn vị; và (4) xây dựng chiến lược phát triển lâu dài
các tổ chức nghiên cứu – là kim chỉ nam cho công tác điều hành nhằm nâng cao
hiệu quả.
Đối với Mỹ
7, 12, 22
, việc ban hành và áp dụng bộ luật GPRA - Government
Performance and Results Act – 1993 để đánh giá các tổ chức nghiên cứu, đặc
biệt là các tổ chức nghiên cứu trực thuộc chính phủ đã đóng góp đáng kể cho
việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý và đánh giá các tổ chức

nghiên cứu. Việc đánh giá các tổ chức nghiên cứu ở Mỹ tập trung vào kế hoạch
hành động và hiệu quả hoạt động nhằm tới việc ưu tiên phân bổ ngân sách. Các
cơ quan đầu tiên thực hiện việc đánh giá các tổ chức nghiên cứu cấp dưới của
mình là DOD (Department of Defence), DOE (Department of Energy) và NASA
vào năm 1993 và 1994. Kết quả đánh giá của họ được ứng dụng để: (1) tăng
cường quản lý và cắt bỏ dư thừa; (2) hiện đại hóa các phòng thí nghiệm phục vụ
23

chiến tranh lạnh ở thời điểm đó – thiết lập lại định hướng nghiên cứu và tổ chức
nghiên cứu; và (3) ưu tiên cao việc hỗ trợ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng.
CHLB Đức là nước đã thực thi chế độ đánh giá các tổ chức nghiên cứu và
phát triển một cách thường xuyên và bài bản
18, 22, 23
. Các Hiệp hội, viện nghiên
cứu lớn và các đại học nghiên cứu đã thành công trong việc đánh giá là MPG
(Hiệp hội Max - Planck), FhG (Hiệp hội Fraunhofer), các trung tâm nghiên cứu
Helmholtz và các viện nghiên cứu thuộc WGL (Hội đồng nghiên cứu liên bang),
hay Quỹ DFG (Quỹ Nghiên cứu Cơ bản CHLB Đức) đánh giá các đại học
nghiên cứu. Mục đích chính của việc đánh giá các tổ chức nghiên cứu và phát
triển ở đây là chẩn đoán sứ mệnh và vai trò của các tổ chức trong các giai đoạn
có sự thay đổi theo môi trường xung quanh (kinh tế, chính trị, xã hội). Ví dụ,
việc đánh giá sâu đã được thực hiện đối với trung tâm nghiên cứu Helmholtz và
các viện nghiên cứu thuộc WGL. Nhờ kết quả đánh giá mà đã từng có 7-8 viện
nghiên cứu thuộc WGL bị đóng cửa hoặc đã bị thay đổi định hướng nghiên cứu.
Trung Quốc, một quốc gia có thể chế chính trị gần giống Việt Nam, đã
thực hiện việc đánh giá tổ chức KH&CN để thúc đẩy các tổ chức này phát triển.
Đánh giá các tổ chức KH&CN, nhất là đánh giá từ bên ngoài, chưa trở thành
một chế độ bắt buộc và chưa được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, đã có
một số tổ chức thực hành đánh giá bắt buộc cho các đơn vị nghiên cứu trực

thuộc, nhờ đó mà tổ chức của họ vươn lên nhanh chóng, như trường hợp của
CAS - Viện Khoa học Trung Quốc chẳng hạn
19
. Về mặt chiến lược, đánh giá các
viện nghiên cứu ở CAS là xếp hạng các viện nghiên cứu để thiết lập cơ chế cạnh
tranh, thúc đẩy phát triển. Cụ thể là tạo môi trường cạnh tranh về KH&CN, cung
cấp bằng chứng cho việc điều chỉnh chính sách, phân bổ nguồn lực và trả lời các
câu hỏi về hiệu quả của đầu tư KH&CN khối công. Qua các báo cáo đánh giá
các viện nghiên cứu ở CAS với các mô hình đánh giá qua các thời kỳ phát triển:
"Blue Cover Report" năm 1998; "White Cover Report" năm 2001 và "Yellow
24

Cover Report" năm 2004, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm khác nhau
ở các khía cạnh: (1) cách xác định mục tiêu và nội dung cơ bản của mô hình
đánh giá phù hợp với giai đoạn phát triển của các viện nghiên cứu thuộc CAS;
(2) cách thiết lập các tiêu chí, các chỉ số và cách xác định các trọng số đối với
mỗi chỉ số sao cho phù hợp; và (3) cách thức đánh giá phù hợp với mỗi mô hình
đánh giá ở mỗi giai đoạn.
Đối với việc đánh giá các đại học nghiên cứu, Hà Lan là một nước điển
hình với hệ thống đánh giá đại học được bắt đầu vào năm 1988 và bắt đầu thực
hiện đánh giá nghiên cứu vào năm 1993
5
. Cứ 3 năm một lần, các đơn vị nghiên
cứu công ở Hà Lan phải trình ra một bản tự đánh giá. Mục đích của nó vừa là để
chuẩn bị cho một đánh giá bên ngoài vừa là để đánh giá bên trong giữa kỳ (ví dụ
mỗi trường đại học có một đánh giá bên ngoài 6 năm một lần). Đánh giá bên
ngoài được thực hiện bởi ủy ban xét duyệt quốc tế, và thường sử dụng phương
pháp thư viện trắc lượng.
Hệ thống đánh giá hướng tới 3 mục tiêu liên quan tới nghiên cứu và quản lý
nghiên cứu như sau:

- Cải thiện chất lượng nghiên cứu thông qua việc đánh giá hoạt động dựa trên
những chuẩn quốc tế về chất lượng và sự phù hợp;
- Cải thiện việc quản lý và chỉ đạo nghiên cứu;
- Trách nhiệm giải trình với các cấp quản lý của các tổ chức nghiên cứu và
các cơ quan tài trợ, chính phủ và xã hội nói chung.
Tác động của các đánh giá ở Hà Lan là:
- Tăng cường hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, vì các chương trình nghiên
cứu chứ không phải các nhà nghiên cứu được đem ra đánh giá;
- Tăng tỉ lệ các công bố, đặc biệt trên những tạp chí quốc tế có hệ số ảnh
hưởng cao;

×