Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo thực tập: Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.28 KB, 27 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị thực tập: Phòng Văn hóa và Thông tin
Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Đã từ lâu Văn hóa là một lĩnh vực hoạt động mang tính chất tích cực
của con người. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tìm hiểu những chân trời mới,
những nền văn hóa độc đáo, khác biệt càng cao. Ngày nay, cùng với sự phát triển
như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ đời sống được cải thiện, trình độ
dân trí càng nâng cao thì khát kaho khán phá cũng như giao thoa văn hóa ngày
càng mạnh mẽ, các cơ quan ban ngành về lĩnh vực văn hóa cũng có điều kiện để
phát triển vượt trội.
Hòa chung vào xu thế phát triển văn hóa của nhân loại , ngành văn hóa
Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ và đạt được thành tựu rất đáng khích lệ.
Những thành tựu ấy đã đem lại nhiều thành công và uy tín của đấ nước trong
trường quốc tế. Bên cạnh đó ngành văn hóa cũng gặp không ít khó khăn trong
quá trình hội nhập, sự mai một của các nền văn hóa xưa cũ, sựu du nhập của nền
văn hóa tới ngày càng nhanh chóng và rộng khắp. Song, những nỗ lực của người
làm văn hóa và quản lý văn hóa đã cống hiến hết sức để giữ vững sự ổn định cho
nền văn hóa Việt, Đó là sự cố gắng rất lớn của Ngành Văn hóa Việt Nam. Một xã
hội văn minh, một xã hội văn hóa là tiền đề cho sụ phát triển của tương lai đất
nước. Bên cạnh đó còn là bàn đạp tạo động lực để phát triển kinh tế xã hội, thu
hút đầu tư và nâng cao uy tín với các quan hệ ngoại quốc.
Văn hóa du lịch là một phần quan trọng trong toàn ngành văn hóa. Theo
Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX : “ Phat triển du lịch thực sự trơ
thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
trên cơ sơ khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa


lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế,
sớm đạt trình độ phát triển khu vực”. Văn hóa du lịch nói riêng và ngành Văn hóa
Việt Nam nói chung đang đứng trước vận hội và thách thức mới, phát triển văn
hóa là chiến lược quan trọng của đất nước ta. Nhà nước chú trọng lãnh đạo phát
triển văn hóa vì vậy các Phòng, ban, các bộ máy đơn vị văn hóa lấy việc phát huy
và bảo tồn việc then chốt để đem lại hiệu quả cho công tác quản lý văn hóa, xây
dựng đất nước vững mạnh.

2


Môt trong những cơ quan đang ngày càng nỗ lực là Phòng Văn hóa và
Thông tin Huyện Vũ Thư, Thái Bình .Đây là đơn vị đã nhiều năm phấn đấu đạt
thành tựu lớn trong quản lý các lĩnh vực văn hóa. Thật may mắn, trong đợt thực
tập này tôi đã có dịp được tiếp xúc với các công việc của một chuyên viên của
Phòng Văn hóa và Thông tin, dưới sự chỉ đạo của chú Nguyễn Quang Trung –
Trương phòng và sự hướng dẫn trực tiếp của anh Vũ Như Học - chuyên viên của
Phòng Văn hóa và Thông tin.

3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VI
1.1. Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Huyện Vũ Thư .
1.1.1. Vị trí địa lí , dân số và diện tích
- Vị trí địa lý
Huyện nằm giữa ranh giới phía tây của tỉnh với tỉnh Nam Định. Phía
bắc và đông bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đông Hưng của Thái Bình
(ranh giới là sông Trà Lý, Vũ Thư nằm kề ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý).
Phía tây và nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng, có cầu Tân Đệ bắc

qua). Phía đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương của Thái Bình.
Vũ Thư có quốc lộ số 10 chạy qua chia huyện làm đôi (đường số 10 chạy từ
thành phố Thái Bình kéo đến điểm kết thúc, thuộc địa bàn huyện là cầu Tân Đệ,
có tọa độ 20°26'30,90" vĩ bắc và 106°13'12,45" kinh đông).
- Dân số và diện tích
Huyện Vũ Thư có diện tích tự nhiên khoảng 195,1618 km² và dân số
khoảng 224.832 người (2007).
1.1.2. Vũ Thư ngày này được hội nhập từ hai huyện trước kia của tỉnh Thái
Bình là Vũ Tiên và Thư Trì.
Thời nhà Hậu Lê, toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương trấn Sơn
Nam. Thời nhà Nguyễn, năm 1832 (triều Minh Mạng) Vũ Thư (Vũ Tiên-Thư Trì)
thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (cũ) (Vũ Thư nằm ơ khoảng giữa tỉnh
Nam Định cũ), năm 1890 (triều Thành Thái) toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến
Xương tỉnh Thái Bình. Ngày 17/6/1969, Hội đồng chính phủ ra Quyết định số
93/CP về việc hợp nhất 28 xã của huyện Thư Trì và 14 xã của huyện Vũ Tiên
thành huyện Vũ Thư hiện nay. Trải qua 6 lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến
nay Vũ Thư có diện tích 195,2 km² phân bổ ơ 29 xã và 1 thị trấn.
Các đơn vị hành chính trực thuộc
thị trấn Vũ Thư (huyện lỵ)
Các xã:
Xã Trung An, Xã Song An, Xã Song Lãng, Xã Minh Lãng, Xã Vũ Vân,
Xã Vũ Vinh, Xã Vũ Hội, Xã Vũ Đoài, Xã Vũ Tiến, Xã Xuân Hòa, Xã Hiệp Hòa,
Xã Tân Hòa, Xã Tân Lập, Xã Tân Phong, Xã Hồng Phong, Xã Hồng Lý, Xã Hòa
4


Bình, Xã Minh Khai, Xã Dũng Nghĩa, Xã Bách Thuận, Xã Việt Thuận, Xã Việt
Hùng, Xã Nguyên Xá, Xã Đồng Thanh, Xã Phúc Thành, Xã Tự Tân, Xã Duy
Nhất, Xã Minh Quang, Xã Tam Quang.
1.2.Giới thiệu về phòng văn hóa và thông tin Huyện

1.2.1: Vị trí và chức năng.
- Tên : Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Vũ Thư.
- Trụ sơ : Ủy ban nhân dân Huyện – Thị trấn Vũ Thư – Huyện Vũ Thư –
Tỉnh Thái Bình.
- số điện thoại liện hệ : 0363 617 630.
- Phòng Văn hóa và Thông tin Huyện Vũ Thư trực thuộc Ủy ban nhân
dân Huyện chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn của Sơ Văn Hóa – Thể Thao
và Du Lịch , Sơ Thông Tin Truyền Thông.
Trước đây năm 1945 Phòng Văn hóa được thành lập với tên Ban Thông
tin Văn hóa trong thời kỳ kháng chiến Ban Thông tin Văn hóa phục vụ các nhiệm
vụ chính trị cho hai cuộc kháng chiến và xây dựng tổ quốc.Với nhiều tên gọi
khác nhau , cơ cấu bộ máy tổ chức khác nhau. Hiện nay Phòng Văn hóa & Thông
tin gồm 6 cán bộ công chức gồm : 1 trương phòng , 1 phó phòng và 4 chuyên
viên văn hóa và 1 con dấu, tài khoản riêng.
- Chức năng của Phòng Văn hóa & Thông tin tham mưu cho Ủy ban nhân
dân Huyện thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước như : Tuyên truyền,
quản lý di tích và lễ hội, xây dựng đời sống văn hóa cơ sơ, gia đình, đề án, kế
hoạch ngắn, trung và dài hạn. Về lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch .
Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các nhiệm vụ chính trị
của địa phương.
1.2.2.. Nhiệm vụ và quyền hạn chung
- Trình UBND thành phố quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng
năm và các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy
định của UBND tỉnh, Sơ Văn hóa - Thông tin về hoạt động văn hóa, gia đình, thể
dục, thể thao, du lịch, bưu chính, viễn thông và internet, công nghệ thông tin,
phát thanh, báo chí, xuất bản và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được
phê duyệt.
5



- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông
tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về công
tác văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính, viễn thông và internet,
công nghệ thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản trên địa bàn.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện công tác văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính, viễn
thông và Internet, công nghệ thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản trên địa bàn
theo quy định của UBND thành phố, Sơ Văn hóa - Thông tin.
- Kiểm tra thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết
khiếu nại tố cáo về công tác văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, bưu
chính, viễn thông và internet, công nghệ thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản
trên địa bàn theo quy định.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thương, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ công chức của cơ quan theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao.
Nhiệm vụ - quyền hạn cụ thể đối với từng lĩnh vực công tác:
* Về lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, phát thanh, báo chí, xuất
bản:
- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thực hiện đúng
pháp luật về công tác văn hóa - thông tin - thể thao, xây dựng và phát triển phong
trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, lễ hội truyền thống; xây dựng nếp sống
văn minh, gia đình văn hóa; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng
cảnh; quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin và thể thao trên
địa bàn.
- Tham mưu và chủ trì các hoạt động văn hóa của địa phương, đồng thời chỉ
đạo hướng dẫn các xã, phường làm tốt công tác bảo tồn, bảo tàng, phát huy bản
sắc dân tộc, khai thác các công trình văn hoá, di tích lịch sử, hàng năm xây dựng,
khôi phục và trùng tu các công trình văn hóa trên địa bàn.


6


- Giúp UBND thành phố quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, quy hoạch, phân bổ
tần số đối với đài truyền thanh truyền hình thành phố.
- Phát hiện những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và hoạt động văn
hóa, thông tin, thể dục, thể thao ơ địa phương, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của
UBND thành phố, Sơ Văn hóa - Thông tin và Sơ Thể dục - Thể thao.
- Phối kết hợp với các cơ quan chức năng, các xã, phường xây dựng phong
trào văn hóa - thông tin - thể thao lành mạnh; đề xuất kịp thời biện pháp, uốn nắn
những biểu hiện lệch lạc của phong trào; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
của nhà nước về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội
trên địa bàn.
- Chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức và nhân dân trên địa bàn thành phố thực
hiện phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng nếp sống văn
minh trong việc cưới, tang lễ, lế hội.
* Về lĩnh vực Bưu chính, viễn thông:
- Trình UBND thành phố và Sơ Bưu chính - Viễn thông các đề án, giải pháp
cụ thể để triển khai các hoạt động về bưu chính, viễn thông, internet và công
nghệ thông tin trên địa bàn; chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra thực hiện sau
khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp trên về công tác bảo vệ an toàn
mạng, an ninh thông tin và công nghệ thông tin trên địa bàn theo quy định của
pháp luật và theo phân cấp.
- Tổ chức thực hiện chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trên
địa bàn theo quy định của pháp luật và các dự án đầu tư về công nghệ thông tin
do UBND thành phố giao.
- Phối hợp với các cơ qaun liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định về áp
dụng các tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông trên địa

bàn.
* Về lĩnh vực gia đình:
- Trình UBND thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch hàng
năm, chương trình mục tiêu, chương trình hành động thực hiện chính sách chế độ
và pháp luật về quản lý gia đình; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

7


- Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện lồng ghép chương trình mục
tiêu, chương trình hành động về công tác gia đình với thực hiện chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn; xây dựng mô hình gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền
vững.
- Tổ chức các thông tin, tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật về lĩnh
vực gia đình.
* Về lĩnh vực du lịch:
- Khảo sát, nghiên cứu thị trường trong ngoài phạm vi thành phố, phục vụ
cho phát triển lĩnh vực du lịch ơ địa phương.
- Trình UBND thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch dài
hạn và hàng năm về hoạt động du lịch; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn trên đại bàn thông tin, tuyên truyền,
phổ biến hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về hoạt
động du lịch.
1.2.3: Tổ chức và biên chế.
- Trương phòng: chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.
- Phó phòng : là người giúp Trương phòng chịu trách nhiệm trước
trương phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công .Khi trương
phòng vắng mặt, thì phó phòng được ủy nhiệm để đứng ra điều hành các hoạt

động của Phòng.
- Việc bổ nhiệm đối với Trương phòng và Phó phòng do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh được Ủy ban nhân
dân Tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật ; việc miễn nhiệm, cách chức,
khen thương, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trương phòng,
Phó phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu nhân sự của phòng gồm 4 chuyên viên được phân công theo
dỗi thực hiện các nhiệm vụ sau:
Chuyên viên hoàn thiện hồ sơ sử lý vi phạm hành chính do Đoàn
kiểm tra liên ngành văn hóa Huyện thực hiện.

8


Chuyên viên tiếp nhận đề xuất sử lý các hồ sơ vi phạm hành chính
do Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội lập, các hồ sơ vi phạm hành chính
trong lĩnh vực văn hóa thông tin của các xã, thị trấn thuộc ngành của Huyện giao.
Chuyên viên tham mưu soạn thảo và theo dõi quyết định xử phạt
hành chính.
Chuyên viên nghiệp vụ hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông
tin.
Chuyên viên nghiệp vụ công tác xây dựng đơn vị văn hóa.
Chuyên viên nghiệp vụ bưu chính, viễn thông và mạng internet,
công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản, thông tin
quản lý.
Chuyên viên nghiệp vụ xây dựng nếp sống văn minh đô thị và tổng
hợp.
Chuyên viên nghiệp vụ xây dựng đời sống văn hóa cơ sơ.
Chuyên viên nghiệp vụ công tác xây dựng gia đình, thực hiện công
tác tuyên truyền và quản lý hoạt động thể dục – thể thao.

- Biên chế hành chính của Phòng Văn hoá và Thông tin huyện do
UBND huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được UBND
tỉnh giao.
- Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức của Phòng Văn hoá và
Thông tin huyện phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn cơ cấu
ngạch công chức, viên chức; đảm bảo tinh gọn, hợp lý, phát huy được năng lực,
sơ trường của cán bộ, công chức, viên chức.
- Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực
Phó trương phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình
Trương phóng những vấn đề chưa được thống nhất hoặc những vấn đề mới phát
sinh chưa có hướng giải quyết, kế hoạc và biệp pháp giải quyết.
- Trong trường hợp trương phòng yêu cầu các cán bộ chuyên viên giải
quyết các công việc thuộc phạm vi của phó phòng thì cán bộ, chuyên viên thực
hiện yêu cầu của trương phòng và phải thông báo cho phó phòng quản lý trực
tiếp biết.

9


1.2.4. Quan hệ công tác
1.2.4.1. Đối với UBND huyện.
Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp và
toàn diện từ UBND Huyện , liên hệ trực tiếp với Phó Chủ Tịch phụ trách khối,
thường xuyên có thông tin báo cáo, phản hồi với UBND Huyện trong quá trình
công tác.
1.2.4.2. Đối với sở, ngành thành phố.
Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ của Sơ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Sơ Thông tin và Truyền thông, có nhiệm
vụ thực hiện báo cáo chuyên ngành theo thời hạn quy định.
1.2.4.3. Đối với Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục - Thể thao.

Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện công tác quản lí nhà nước đối với
các hoạt động văn hóa, thể dục và có trách nhiệm tham mưu cho UBND Huyện
về định hướng và kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục, thể thao trên
địa bàn Huyện.
1.2.4.4.Đối với Phòng ban, đơn vị thuộc UBND Huyện.
Thực hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác bình đẳng trên cơ sơ chức
năng, nhiệm vụ được phân công.
Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện các lĩnh vực do mình phụ trách .
Khi phối hợp với các đơn vị thưc hiện nếu là thường trực phải có văn
bản tham mưu UBND Huyện ban hành các kế hoạch, công văn, thông báo về nội
dung công việc.
1.2.4.5.Đối với UBND các xã.
Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ UBND
các xã qua việc cung cấp các văn bản quy định, tổ chức các lớp tập hướng nghiệp
vụ về quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình.
Khi có sự triệu tập của UBND Huyện tham gia các đoàn kiểm tra đánh
giá kết quả hoạt động của từng xã thì phòng sẽ có ý kiến đóng góp trong những
lĩnh vực mình phụ trách trên lĩnh vực mình phụ trách trên tinh thần hướng dẫn
nghiệp vụ, góp ý những thiếu sót.

10


1.3. Khái quát đôi nét về khu di tích lịch sử Chùa Keo
1.3.1. Giới thiệu đôi nét về Chùa Keo
- Lịch sử hình thành của Chùa Keo.
Theo các nghiên cứu từ Ban Quản lý di tích tỉnh, chùa Keo hiện tồn
được xây dựng cách đây tròn 380 năm (1632). Song nguồn gốc xa xưa là từ một
ngôi chùa tên Nghiêm Quang tự, được xây dựng trên đất làng Keo vào năm Tân

Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông.
Tháng 3 năm Đinh Hợi niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh
Tông, chùa Nghiêm Quang được đổi là chùa Thần Quang”.
“Đến năm Tân Hợi (1611), gặp lúc tang thương, nước sông lũ lụt dâng
đầy, đến nỗi ngôi chùa trôi dạt”. Từ đấy dân ấp Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một
chuyển về Đông Nam hữu ngạn sông Hồng (thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng,
huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nay), một chuyển sang tả ngạn sông Hồng
về phía Đông Bắc (được gọi là Dũng Nhuệ sau đổi là Dũng Mỹ, Hùng Mỹ, Dũng
Nghĩa – bây giờ thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Sau sự kiện lũ lụt năm 1611 và sự kiện chuyển cư, làng Keo được chia
làm hai làng, và sau đó cả hai làng đều xây dựng lại chùa và đều gọi theo tên
Nôm là “Chùa Keo” - một là Chùa Keo Nam Định, một là Chùa Keo Thái Bình.
Ngoài tên gọi theo địa danh “Thái Bình”, “Nam Định”, dân gian còn gọi Chùa
Keo Thái Bình là Keo trên, Chùa Keo Nam Định là Keo dưới. Cách gọi này là
gọi theo dòng chảy thượng - hạ của sông Hồng, phía thượng nguồn là “Keo Thái
Bình”, phía hạ nguồn là “Keo Nam Định”.
Chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào năm 1632, có tên chữ là Thần
Quang Tự, và hiện tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Cụ thể, căn cứ vào văn
bia chùa Keo Thái Bình thì chùa Keo do một vị quan lớn thời Lê - Trịnh đứng ra
khơi công xây dựng lại, đó là quận công Hoàng Nhân Dũng ơ làng Tứ Quán, phủ
Hải Thanh. Vì lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn nên chúa Trịnh
chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim, còn tất cả vật liệu khác đều do nhân dân tự
đóng góp. Chính vì vậy, Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng đi vận động
quyên góp (1611-1630), đến tháng 7-1630 ông đã mời được 42 hiệp thợ và khơi

11


công công trình. Công trình xây dựng trong vòng 28 tháng thì hoàn thành, Chùa
Keo đã được khánh thành tháng 11-1632.

Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn
hóa quốc gia.
Ngày 28-4-1962, Chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá
Quốc gia. Đến tháng 9-2012, một vinh dự nữa lại đến với Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân tỉnh Thái Bình: Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định xếp hạng Chùa
Keo là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước.
- Tổng quan kiến trúc
Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện
còn tồn khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Với quy mô kiến trúc cổ rộng
lớn bậc nhất trong các kiến trúc chùa chiền ơ Việt Nam, chùa Keo cũng có nhiều
công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có. Theo văn bia và địa bạ chùa
Keo thì diện tích toàn khu kiến trúc rộng 28 mẫu (100.800m 2), bề ngang dài gần
500 mét, chiều sâu khoảng 200 mét. Theo bản đồ địa chính xã Duy Nhất, huyện
Vũ Thư thì khu di tích chùa Keo hiện nay có diện tích 40.907,9m 2, đường giao
thông nội tự (đường rước kiệu) có diện tích 654 m2. Tổng diện tích 41.561,9m2.
Chùa Keo quay mặt hướng chính nam. Mặt bằng các công trình Chùa
Keo được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “nội nhị công, ngoại nhất
quốc”. Nếu tính Tam quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác chuông phía sau
chùa là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng theo hướng Bắc Nam, gọi là đường thần đạo.
Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ (gỗ lim), chùa Keo
còn được xem là công trình nghệ thuật lớn nhất với hơn một trăm gian lớn nhỏ
khác nhau. Nói về số gian và số công trình, có nhiều nghiên cứu đưa ra những số
liệu khác nhau. Song theo ông Đoàn Ngọc Hân - Trương ban Quản lý di tích, Sơ
VHTT và DL: thực tế từ năm 1985 đến 1995 các công trình kiến trúc chính của
chùa Keo không có sự thay đổi, các tác giả đưa ra số toà, số gian khác nhau là do
cách kiểm đếm và xác định số toà, số gian của các công trình phụ trợ mà thôi.
Qua nghiên cứu văn bia, kế thừa các nghiên cứu trước và thực tế tại di tích, ông
Hân cho rằng hiện tại chùa Keo còn tồn nguyên vẹn 12 tòa,102 gian là công trình

12



kiến trúc chính. Ngoài ra có 4 toà, 24 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ,
tổng số là 16 toà, 126 gian.
Các công trình kiến trúc chính của chùa Keo gồm: Tam quan ngoại, Tam
quan nội, Chùa Phật, Toà chùa Ông Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền
Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phụ quốc, Toà Thượng Điện và cuối
cùng là Gác chuông. Các công trình kiến trúc phụ trợ khác tại Chùa Keo gồm có
khu tăng xá, trong đó có nhà tăng xá, hai nhà khách ơ phía đông và phía tây của
nhà tăng xá; nhà của ban quản lý Chùa Keo.
- Hội chùa
Hằng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo
xã Duy Nhất lại mơ hội xuân ngay ơ ngôi chùa. Hơn chín tháng sau, vào các
ngày 13, 14, 15 tháng chín âm lịch, chùa Keo lại mơ hội mùa thu. Đây là hội
chính, kỷ niệm ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa,
qua đời (Ngài qua đời ngày 3 tháng 6 âm lịch). Trong ngày hội, người ta tổ chức
lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà
Lĩnh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội đổ về xem cuộc thi bơi
trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa thì có
cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh
động.
- Hệ thống tượng Phật
Chùa Keo là nơi thờ Phật như bao ngôi chùa khác ơ khu vực đồng bằng
Bắc Bộ, nhưng do quá trình hình thành và phát triển lịch sử làng xã cũng như
việc xây dựng, chùa Keo Thái Bình có những đặc điểm riêng nên việc thờ tự của
chùa Keo ngoài thờ Phật còn có thờ Thánh (tiền Phật, hậu Thánh) và phối thờ
một số người có công trong việc xây dựng chùa Keo. Vị thánh được thờ là thánh
tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học. Ông
được thờ như một vị tổ sư, song Dương Không Lộ còn được thờ như một vị
Thành hoàng của làng Dũng Nhuệ xưa.

Thánh tổ Dương Không Lộ thường tu hành ờ chùa làng Keo và được
cho là người xây dựng lên ngôi chùa đầu tiên của làng có tên là Nghiêm Quang
Tự. Sau khi sư Không Lộ tịnh thì chùa được đổi tên là chùa Thần Quang. Do vậy

13


năm 1632 chùa Keo được xây dựng lại tại đất tả ngạn sông Hồng, chùa Keo Thái
Bình vẫn thờ vị tổ sư thời Lý là Dương Không Lộ.
1.3.2. Giới thiệu đôi nét về Ban quản lý Chùa Keo.
Căn cứ Quyết định tháng 7/2007 của UBND tỉnh Thái Bình. Quyết định
về việc Kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Quản lý Di tích Thái Bình , quyết định
như sau:
- Vị trí, chức năng :
Ban Quản lý Di tích Chùa Keo là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sơ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Ban Quản lý Di tích Thái Bình có chức năng bảo tồn,
tôn tạo, phát huy giá trị các khu di tích lịch sử Chùa Keo theo quy định hiện hành
phù hợp với truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Ban Quản lý Di tích Chùa Keo có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng
và được mơ tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạc, dự án, đề án, công tác
ngắn hạn, dài hạn về các mặt hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
Ban Quản lý di tích;
Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, cán
bộ quản lý về chuyên ngành bảo tồn và các ngành khoa học có liên quan sau khi
được phê duyệt;
Tổ chức phục vụ các đối tượng được khai thác, sử dụng các tài liệu có
liên quan đến di tích do Ban Quản lý Di tích hiện đang quản lý, lưu giữ; phục vụ
khách tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học;

Đăng ký, kiểm kê xây dựng hồ sơ khoa học và quản lý các di tích lịch sử.
Xây dựng các kế hoạch bảo vệ, bảo quản, sử dụng và phát huy giá trị của các khu
di tích trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Nghiên cứu, sưu tầm hiện vật bổ sung cho các khu di tích; công tác
chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, tôn tạo di tích thuộc phạm vi quản lý;
Tổ chức bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn khách tham quan du lịch,
quản lý tài sản, tư liệu hiện vật, các công trình kiến trúc sân vườn, cây cảnh,…
của di tích đã được Sơ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao theo phân cấp.

14


Quản lý và sử dụng viên chức, tài sản, tài chính của Ban Quản lý di tích
theo đúng chính sách, pháp luật hiện hành của nhà nước;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sơ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch giao theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH TÍCH
ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐƠN VI
2.1.Tình hình hoạt động của Phòng.
* Hoạt động Thông tin lưu động – Thông tin cơ sơ:
Đây là kênh thông tin để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền của
ngành và đơn vị. Những kịch bản Thông tin lưu động – Thông tin cơ sơ đã
chuyển tải được các nội dung cần tuyên truyền đến đông đảo quần chúng nhân
dân. Hoạt động này đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề mang
tính thời sự trên địa bàn Quận. Mỗi năm, Trung tâm văn hóa Huyện tổ chức từ 1 2 đợt liên hoan với sự tham gia của các Đội Thông tin cơ sơ 13 xã. Riêng Trung
tâm văn hóa Huyện cũng có 1 Đội Thông tin lưu động thường xuyên tập luyện và
tham gia đầy đủ các đợt liên hoan thông tin lưu động do Thành phố và Cục
Thông tin cơ sơ tổ chức hằng năm.
* Hoạt động Thông tin - Cổ động – Triển lãm:

- Hoạt động diễu hành xe loa - xe hoa; thực hiện các cụm pano, bandrol khẩu hiệu … để cổ động trực quan và thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền
đến quần chúng nhân dân trong các dịp kỷ niệm, các ngày lễ lớn của dân tộc luôn
được TTVH đảm bảo thực hiện tốt, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
của đơn vị.
- Hoạt động triển lãm lưu động: Trưng bày, triển lãm các hình ảnh hoạt
động của Huyện ủy – UBND - các ban ngành - đoàn thể Huyện và các phong trào
hành động cách mạng của quần chúng nhân dân trên địa bàn. Ngoài ra, Trung
15


tâm văn hóa còn liên hệ với Trung tâm Thông tin triển lãm Thành phố để thực
hiện việc triễn lãm một số bộ ảnh theo chủ đề nhân dịp chào mừng kỷ niệm các
ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước… để phục vụ đông đảo công
chúng. Hai nội dung đơn vị đã thực hiện hiệu quả trong thời gian qua là triễn lãm
hình ảnh về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và “Thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị” phục vụ các đối tượng
học sinh – sinh viên, công nhân lao động trong các công ty, xí nghiệp tại các khu
nhà trọ và quần chúng nhân dân các thành phần thuộc các phường trong quận …
Ngoài các đợt triển lãm tại Quận, Trung tâm văn hóa Huyện còn tham gia nhiều
đợt triển lãm do Thành phố tổ chức vào các dịp đón chào năm mới và các dịp lễ
lớn.
* Hoạt động văn hóa nghệ thuật:
- Hàng năm, Trung tâm văn hóa Huyện đều duy trì việc tổ chức các cuộc
liên hoan, hội diễn và giao lưu văn nghệ trong các Khu phố văn hóa, cán bộ công nhân viên, sinh viên – học sinh, Đoàn thanh niên, lực lượng vũ trang… Cụ
thể như: Trung tâm duy trì việc tổ chức các đợt hội diễn: Tiếng hát Mái trường
xanh, Hát mãi khúc quân hành, Tiếng hát từ Khu phố Văn hóa, Hội diễn Ca múa
nhạc công nhân viên chức –lao động, Liên hoan đàn ca tài tử tại Trung tâm văn
hóa và các cụm liên phường. Các hoạt động của đơn vị đã thu hút được sự hương
ứng nhiệt tình của nhiều đối tượng yêu thích sáng tác, biểu diễn nghệ thuật trong
và ngoài Huyện . Hiệu quả chính của các hoạt động này là sự định hướng về xây

dựng giá trị thẩm mỹ trong đời sống văn hóa tinh thần của đông đảo công chúng
theo tinh thần Nghị quyết TW 5 “Giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc”.
- Mỗi năm, Trung tâm văn hóa Huyện tiếp nhận từ 10 – 15 suất nghệ thuật
chuyên nghiệp của Sơ Văn hóa thông tin – Du lịch Thành phố phân bổ chủ yếu
về các xã . Ngoài ra, trong các dịp lễ tết, đơn vị còn chủ động liên hệ với các
đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp để hợp đồng thêm các suất diễn phục vụ nhân
dân.
- Trung tâm văn hóa Huyện đã thành lập và đang duy trì hiệu quả hoạt động
của nhiều Câu lạc bộ, đội, nhóm. Trong 5 năm qua, các Câu lạc bộ, đội, nhóm

16


của Trung tâm văn hóa đã thực hiện được trên 250 suất biểu diễn phục vụ nhân
dân các xã , lớp học tình thương, các công ty - xí nghiệp, các chương trình hội
nghị - họp mặt… do Huyện ủy, UBND và các ban ngành, đoàn thể quận tổ chức,
thu hút được trên 30.000 lượt người xem, góp phần đẩy mạnh phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng tình làng nghĩa xóm, phát
huy những nét đẹp trong đời sống cộng đồng.
- Hàng năm, ngoài các hoạt động được tổ chức định kỳ và thường xuyên tại
đơn vị, Trung tâm văn hóa Quận 9 còn phối hợp với Đài truyền hình TP. Hồ Chí
Minh thực hiện nhiều chương trình Văn nghệ thiếu nhi như: chương trình “Vườn
âm nhạc” “Điệu lý quê em”; phối hợp với Đài Phát thanh –Truyền hình Bình
Dương thực hiện các chương trình ca nhạc phát trên sóng của đài. Các Câu lạc
bộ: Thơ ca, Ca múa nhạc, kịch nói… thuộc Trung tâm đều tích cực tham gia các
chương trình giao lưu, hội thi, liên hoan văn nghệ cấp thành phố - toàn quốc đạt
nhiều giải thương cao.
2.2 Một số thành tích đạt được của Phòng
- Năm 1999 Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được giấy khen thương là

lao động tiên tiến của UBND Tỉnh
- Năm 2000 Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được bằng khen về thi đua
xuất sắc của UBND tỉnh
- Năm 2001 Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được bằng khen về thi đua
xuất sắc của UBND Tỉnh
- Năm 2002 Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được giấy khen Đơn vị thi
đua xuất sắc của UBND Tỉnh
- Năm 2003 Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được giấy khen cờ thi đua
xuất sắc của Bộ Văn Hóa Thông Tin
- Năm 2005 Phòng Văn hóa Và Thông tin nhận được bằng khen tiên tiến
xuất sắc của UBND Tỉnh
- Năm 2006 Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được giấy khen lao động
tiên tiến của UBND Tỉnh
- Năm 2007 Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được giấy khen lao động
tiên tiến của UBND Tỉnh

17


- Năm 2008 Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được huân chương lao động
hạng 3 của UBND Tỉnh
- Năm 2009 Phòng Văn hóa và Thông tin nhận được giấy khen lao động
tiên tiến của UBND Tỉnh

2.3. Đánh giá của sinh viên về đơn vị thực tập.
* Tích cực:
Đây là một môi trường làm việc rất nghiêm túc, các cán bộ, công
nhân viên có tác phong nghề nghiệp đạt chuyên môn cao và có tính chuyên
nghiệp.
Được sự hỗ trợ của Nhà Nước và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo

nên Phòng luôn có sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thàn
tíc. Chú trọng đến xây dựng nền tảng văn hóa về mọi mặt: Văn hóa, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch trên địa bàn Huyện.
Các thành tích đã đạt được của Phòng ;à sự minh chứng cho sự nỗ lực
không ngừng nghỉ, cố gắng và phấn đấu của toàn bộ các thành viên trong Phòng
Văn hóa và Thông tin. Tạo được sự uy tín đối với cơ quan cấp trên và niềm tin
đối với nhân dân.
Luôn là một trong những phòng ban đi đầu về các hoạt động xã hội. Là
một trong những phòng có số lượng chuyên viên xuất sắc cao nhất. Luôn là lá cờ
đầu của UBND Huyện.
* Tiêu cực
Một số máy móc trang thiết bị của Phòng như: máy tính, máy in ....
của các cán bộ Văn hóa của phòng gần đây có nhiều trục trặc, việc thường xuyên
gặp sự cố như vậy sẽ gây ảnh hương đến tiến độ làm việc của Phòng, làm gián
đoạn công việc của các thành viên.
2.4. Những công việc chuyên môn mà sinh viên thực tập thực hiện:
Với trọn vẹn hai tháng thực tập tại phòng , tuy đó không phải là thời
gian dài nhưng tôi đã được tiếp xúc với một môi trường làm việc nghiêm túc,
hòa mình vào trong một không khí làm việc hòa đồng và hiệu quả. Được sự chỉ

18


bảo tận tình của Trương phòng – Nguyễn Quang Trung được chú phân công và
hướng dẫn công việc rất nhiệt tình . Tất cả các văn bản hướng dẫn, chỉ thị, tuyên
truyền chú đều hướng dẫn rất cẩn thận và chỉnh sửa giúp tôi mỗi lần tôi mắc lỗi
sai .Luôn lắng nghe mọi lời tâm sự và khó khăn của tôi trong suốt quá trình dài
thực tập .Đang là một sinh viên Khoa Du Lịch để trơ thành một nhân viên ngồi
văn phòng thật khó đối với bản thân tôi . Ngày nào cũng phải tiếp xúc với giấy
tờ văn bản, các quyết định, các văn bản hướng dẫn và dần dần dưới sự chỉ đạo

của chú và chị Phạm Thị Tuyết – chuyên viên của phòng tôi đã soạn thảo thành
thạo các văn bản chỉ thị của cấp trên giao cho phòng . Được làm việc như một
chuyên viên của phòng được tiếp xúc với hàng loạt giấy tờ phức tạp. Thời gian
làm việc ơ văn Phòng thường là từ 7h đến 11h30 và chiều từ 1h30 đến 5h .Đúng
là một chuyên viên văn phòng không dễ dàng gì ngoài việc phải làm việc với
giấy tờ văn bản mà tôi cũng thường xuyên cùng anh chuyên viên hướng dẫn đi
xuống cơ sơ tại các xã để làm việc đẻ giải quyết một số vấn đề liên quan.
Sau hơn hai tuần thực tập tại phòng tôi đã hiểu hơn về công việc của
một chuyên viên văn hóa cần làm là gì. Và sau đó tôi được Phó trương Phòng
văn hóa và thông tin chú Đỗ Ngọc Trung chuyển xuống làm việc dưới Khu di
tích lịch sử Chùa Keo. Xuống đây tôi đã được làm việc đúng với những gì mà
tôi đang theo học tại trường. Làm một hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn cho
khách tham quan.Ở dưới Chùa có thể là không khí làm việc cũng không hối hả
và bận mải mà lặng lẽ và trầm mặc hơn . Ở dưới ban quản lý nhờ sự giúp đỡ của
bác Trương thường trực Bùi Ngọc Khuê và chị hướng dẫn viên – Nguyễn Thị
Duyên tôi đã tìm hiểu và học được lịch sử hình thành, kiến trúc, lễ hội và hệ
thống tượng Phật của ngôi chùa gỗ có kiến trúc bậc nhất ơ Việt Nam này. Thật
đặc biệt mảnh đất tôi sinh ra và lớn lên đã hơn 20 năm vậy mà đến bây giờ khi
được về đây thực tập tôi mới được tìm hiểu và hiểu rõ hơn .Thời gian làm việc
tại chùa là từ 7h30 đến 11h30 và chiều từ 11h30 đến 5h .Thời gian làm việc
thường không cố định vì khách vãn lai thường không có thời gian cố định cụ thể
và nhất là những dịp hội hè, lễ tết.
Một số những công việc mà tôi được làm trong hai tháng thực tập như
sau:

19


-


Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan, về nội

quy, quy định và các điều lệ của đơn vị văn hóa UBND và Phòng Văn hóa
và Thông tin.
-

Tìm hiểu về mọi lĩnh vực mà Phòng đang quản lý và thực hiện:

Văn hóa, thể dục và thể thao, gia đình, du lịch.
-

Làm quen với các dạng văn bản : Quyết định, tờ trình, báo cáo,

thông báo, kế hoạch, chỉ thị tuyên truyền....
-

Tìm hiểu cách soạn thảo các văn bản hành chính.

-

Học cách lấy số cho các công văn và chuyển công văn đi các xã.

-

Nhận báo cáo từ cấp xã, phân chia thành các mảng Văn hóa, gia

đình, thể thao, và du lịch để chuyển đến từng thành viên trong phòng phụ
trách từng mảng.
-


Được đi xuống xã cùng với các chuyên viên khác giải quyết những

ý kiến thắc mắc của dân.
-

Cùng với các cán bộ của phòng đi tặng hoa cho doanh nghiệp trong

lễ kỉ niệm.
-

Được phân công xuống Ban Quản lý di tích Chùa Keo giúp đỡ tổ

công đức ghi công đức.
-

Làm hướng dẫn viên tại điểm Khu di tích Chùa Keo.

-

Tìm hiểu lịch sử hình thành, kiến trúc, tượng phật và đôi nét đặc

sắc của Chùa Keo.
-

Tiếp đón các cán bộ cấp Huyện, Tỉnh về thăm Chùa.

-

Cùng tham gia với các cô chú bác anh chị dưới Ban quản lý làm


công tác c chuẩn bị và tiếp đó khách trong ngày Giỗ Thánh.
Với thời gian thực tập và các công việc như trên, mặc dù được sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của các anh chị trong cơ quan đơn vị nhưng em vẫn gặp rất
nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong công tác văn phòng, nghiệp vụ tin học cũng là
một khó khăn. Do chỉ thực hành nhiều về công tác soạn thảo văn bản mà chưa
có thật nhiều kinh nghiệm về thiết kế, trình bày sản phẩm trên máy.Tuy nhiên
nhận được sự chỉ bảo tận tình . Với những khó khăn và hạn chế trên là những

20


bài học, những kinh nghiệm thực tế cho hành trang bước vào nghề sắp tới của
chúng em. Đó là:
-

Việc thực hiện nghiêm túc kỉ luật, nội quy nơi làm việc.

-

Phải luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các công việc được

-

Cách giao tiếp ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp

-

Trau dồi nhiều hơn các kĩ năng và nghiệp vụ tin học văn phòng

-


Thực hành các kĩ năng nghề nghiệp cơ bản trong nghề dẫn khách

giao.

Những kinh nghiệm trên, tuy chưa thể đủ nhưng cũng giúp chúng em có
những trải nghiệm thực tế để có thể hoàn thiện hơn khi không còn ơ môi trường
thực tập nữa mà là ơ môi trường mà mình sẽ làm việc thực sự.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHI VỚI ĐƠN VI THỰC TẬP
VÀ NHÀ TRƯỜNG.
3.1. Kiến nghị với đơn vị thực tập và nhà trường.
3.1.1. Đối với đơn vị
Phòng Văn hóa và Thông tin là một đơn vị hoạt động khá năng động và
nghiêm túc. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập ơ đơn vị được tiếp xúc với môi
trường hoạt động của phòng, em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến như
sau:
-

Các thiết bị đang bị trục trặc sẽ được nâng cấp để Phòng làm việc

hiệu quả, hoàn thành đúng thời hạn công việc.
-

Em mong muốn Phòng sẽ tạo điều kiện hơn nữa để những sinh viên

thực tập như chúng em có thể tiếp cận với công việc khó hơn, thực tế hơn và
nâng cao vốn kiến thức của mình.
-


Em mong các cấp ban ngành quan tâm tạo điều kiện hơn nữa đến

ban quản lí di tích, trùng tu và bảo tồn cho di tích lịch sử cấp quốc gia Chùa
Keo.
3.1.2. Đối với nhà trường
Nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên tự liên hệ thực tập và trường
cũng tạo điều kiện , giới thiệu cho sinh viên những cơ sơ thực tập đáng tin cậy.
21


Điều này đã giúp cho sinh viên Khoa văn hóa du lịch có cơ hội và tự tin hơn
trong kỳ thực tập của mình.
Trong quá trình dạy và học, giảng viên cùng sinh viên nên dành nhiều
thời gian hơn vào các tiết học ngoại khóa ngoài trời hay các điểm ngoài thực tế
để sinh viên có thể được đi rõ hơn và có thể giải quyết được các vấn đề gặp phải
trên thực tế để sinh viên không khỏi bỡ ngỡ khi ra trường.
Trên đây là một số ý kiến cá nhân của em để đóng góp về chương trình
đào tạo và kế hoạch thực tập của khoa .Em cũng mong nhận được những góp ý
của thầy cô và bạn bè về bài thu hoạch của em trong kỳ thực tập vừa qua .Trước
kỳ thực tập sinh viên đã được thông báo chi tiết cụ thể về thời gian và các quy
định cho kỳ thực tập .Các thầy cô hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo
cho sinh viên chúng em.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa, đặc biệt là giảng
viên – Thạc sỹ Phạm Thị Hải Yến đã giúp chúng em tận tình trong quá trình học
tập và hoàn thành tốt kỳ thực tập của mình .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

PHẦN KẾT LUẬN
Từ những hoạt động thực tập trong thời gian ngắn tại Phòng Văn hóa và
Thông tin, tôi đã rút ra nhiều điều bổ ích cả về kiến thức, nghiệp vụ, phong cách

ứng xử tại một môi trường làm việc nghiêm túc. Thực tập tại Phòng là hoạt động
rất thiết thực và quan trọng cho sinh viên nói chung và sinh viên khoa du lịch nói
riêng cho hành trang trước khi ra trường của mình .

22


Báo cáo này là những gì thu nhận được trong quá trình thực tập tại
Phòng Văn hóa và Thông tin , rất mong nhận được sự đóng góp của đơn vị, thầy
cô và các bạn !
Ý kiến nhận xét của đơn vị thực tập
..........................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.....................................................................

23


24


PHỤ LỤC

A.

NHẬT KÝ THỰC TẬP

LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………1
B.

NỘI

DUNG

BẢN

BÁO

CÁO…………………………………

25


×