Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

giáo án điện tử Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.57 KB, 25 trang )

Viễn thông (trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa
và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quát tất cả
các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở
những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư). Các tín hiệu nhìn thấy được đã
được sử dụng trong thế kỷ 18 như hệ thống biểu hiện các chữ cái bằng cách đặt tay hay 2
lá cờ theo một vị trí nhất định (semaphore) hay máy quang báo (heliograph) là một dụng
cụ truyền tin bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời. Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn
thông được hiểu như là cách thức trao đổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các
công nghệ hiện đại khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và
điện thoại. Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của hệ thống hạ
tầng.
Rất khó phân loại, định hình các dịch vụ
CNTT!"11:20' 25/09/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - Trao đổi với VietNamNet về cơ chế, chính sách của Bộ Thông tin và Truyền
thông trong lĩnh vực dịch vụ CNTT, ông Nguyễn Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp
CNTT đã nhấn mạnh: Để phân loại, định hình rõ ràng các dịch vụ này, đây là công việc khó
khăn và nặng nề!
- Để hỗ trợ, định hướng phát triển các dịch vụ CNTT, Bộ Thông tin - Truyền thông đang xây dựng
cơ chế áp dụng trong lĩnh vực này?
- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Thực ra các DN của VN đã có các dịch vụ CNTT từ lâu, nhưng rất khó
để phân định đâu là DN chuyên sản xuất, hay làm thương mại, vì loại hình này có đặc thù riêng.
Các DN thường không có ranh giới rõ ràng, DN vừa làm về thương mại, vừa làm về dịch vụ, bởi vì
có dịch vụ phát triển thì mới hỗ trợ thương mại.
Ngay cả những DN chuyên về sản xuất như CMC với nhà máy máy tính CMS hay là FPT Elead
chuyên về sản xuất thì vẫn phải có dịch vụ hỗ trợ là dịch vụ bảo hành, bảo trì...
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Vụ trưởng
Vụ Công nghiệp CNTT - Bộ Thông
tin - Truyền thông.
Vì vậy, khái niệm dịch vụ CNTT rất rộng. Nếu nói dịch vụ trên nền CNTT thì còn rộng hơn, ví dụ
như các dịch vụ của chính phủ điện tử, hay là tài chính, ngân hàng ứng dụng CNTT...
Đầu tiên là phải thống nhất được những khái niệm, phải chỉ được ra nhận dạng được nó thì mới


có chính sách phát triển nó được. Hiện tại, thay vì có chương trình hỗ trợ trọn gói cho dịch vụ
CNTT thì điều đầu tiên là phải định hình, xây dựng danh mục về các dịch vụ CNTT và dịch
vụ liên quan.
- Thưa ông, vậy từ trước đến nay, VN đã áp dụng theo chuẩn nào đề phân loại dịch vụ CNTT?
- Theo danh mục do Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra, nhưng danh mục này từ năm
1991, nên đã bị lỗi thời, vì các dịch vụ này lại liên tục phát triển, có nhiều hoạt động mới được xếp
vào dịch vụ CNTT.
Danh mục này không còn phù hợp với tình hình hiện nay nhưng qua bảng danh mục của WTO, ta
có thể học tập được là họ đã chuẩn hóa theo mã quốc tế, mã này thuận lợi cho việc làm chính
sách cũng như nhận dạng nó. Vì vậy, chủ trương chính hiện nay là xây dựng danh mục về dịch vụ
CNTT, đến mức ta có thể xây dựng bộ mã chuẩn. Lúc bấy giờ, kể cả các cơ quan hải quan, cơ
quan thuế... sẽ vận dụng chính xác theo chuẩn này.
Đó là việc trước tiên sẽ làm trong thời gian tới. Ngoài ra, các
chính sách CN phần mềm và nội dung số cũng nằm trong bộ
chính sách hỗ trợ cho các dịch vụ CNTT. Thời gian tới, Bộ sẽ
xây dựng nghị định hướng dẫn triển khai những chính sách liên
quan đến dịch vụ CNTT.
Bởi vì, trong cấu trúc của luật CNTT mới được phê duyệt gồm có các phần: Phần ứng dụng CNTT,
phần CN CNTT, và phần thanh kiểm tra. Chúng ta đã có những nghị định liên quan đã được ban
hành, và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. nhưng phần dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực
CNTT thì chưa có nghị định nên trong thời gian tới, sẽ được bổ sung.
- Nghĩa là hiện tại, nhiều dịch vụ CNTT vẫn chưa được phân loại và gọi tên?
- Rất nhiều dịch vụ CNTT ở VN đã xuất hiện nhưng chưa có trong bảng phân loại cũ. Ví dụ, hiện
nay, trên thế giới, các hãng điện thoại di động đều cần có dịch vụ sửa chữa, bảo hành thiết bị di
động trên toàn thế giới.
Nhưng thực ra, tất cả các hãng đa quốc gia đều ký kết với một tập đoàn sửa chữa toàn cầu. DN
này có mạng lưới trên toàn thế giới, chuyên bảo hành, sửa chữa cho các công ty lớn, thậm chí
sửa chữa thiết bị cho Nokia còn tốt hơn Nokia sửa cho Nokia... Khi một trong những trung tâm,
hoặc công ty sửa chữa, bảo hành thiết bị toàn cầu "vào" VN và đăng ký kinh doanh thì bị "vướng"
đầu tiên, là không có hạng mục này trong danh mục dịch vụ CNTT.

Để sửa chữa kinh doanh, công ty này phải nhận các thiết bị hỏng ở khắp nơi trên thế giới và VN
để sửa chữa, bằng cách nhập khẩu. Khi đó, công ty này bị cấm nhập các thiết bị cũ đã qua sử
dụng, nên không thể nhập vào được, dẫn tới không hoạt động được.
Vì vậy, làm sao chúng ta phải tách bạch ra được là DN này nhập các thiết bị cũ về để sửa chữa.
Nếu loại hình dịch vụ này chưa có trong danh mục thì không thể vận dụng vào nội dung nào được!
Hình thức thứ hai minh họa cho một dịch vụ chưa được định nghĩa, là trường hợp của công ty
TMA chuyên về outsourcing nổi tiếng. Dịch vụ gia công của công ty này lại outsourcing ở mức độ
cao, gia công các hoạt động R&D - nghiên cứu và phát triển.
Tức là một hãng phần mềm có hệ thống thiết bị lớn, cần phát triển một thiết bị ngoại vi phục vụ
cho thiết bị này. Hãng này bắt buộc outsourcing việc kiểm thử ở VN (mặc dù đã thiết kế, sản xuất
thiết bị này ở nước họ).
Nhưng DN khi kiểm thử lô lớn trong một thời gian rất dài thì cần phải có thiết bị cũ để kiểm thử
quan hệ kết nối. Khi phát triển một thiết bị mới, thì thiết bị mới phải làm việc được với các thiết bị
cũ đã nằm trong mạng lưới. Muốn kiểm thử, vì vậy, DN cần nhập thiết bị cũ để kiểm thử quan hệ
tương tác giữa hai thiết bị với nhau.
DN bắt buộc phải nhập thiết bị cũ đã qua sử dụng vì phần lớn thiết bị cũ đã nằm trong mạng lưới
rồi. Để tối ưu, DN không thể nhập thiết bị mới tinh mà để kiểm tra, chỉ có cách nhập thiết bị cũ đã
qua sử dụng, thì cũng lại bị "vướng."
Vì vậy, loại hình này cần được gọi tên trong danh mục. Và các loại dịch vụ chưa được gọi tên đó
thì vô cùng biến hóa, và chưa được gọi tên. Nhiệm vụ của chúng tôi là xây dựng một Nghị định
hướng dẫn, giải thích cho luật CNTT về phần dịch vụ. Và giúp cho DN định hình và triển khai được
các loại hình dịch vụ liên quan, chưa nói đến các dịch vụ trên nền CNTT...
Mặc dù là công việc xây dựng danh mục nhưng đây là nhiệm vụ rất nặng nề!
- Đến khi nào thì danh mục các dịch vụ này sẽ được công bố, thưa ông?
- Dự kiến chúng tôi sẽ công bố danh mục dịch vụ CNTT vào năm sau!
- Về vấn đề gia công phần mềm, lãnh đạo Sở Bưu chính Viễn thông TP.HCM đã nêu kiến nghị các
cơ quan Nhà nước phải là khách hàng lớn của các DN trong lĩnh vực này. Về phía cơ quan quản lý
Nhà nước, Bộ Thông tin - Truyền thông có chính sách gì hỗ trợ DN không?
- Chúng tôi thực hiện theo Quyết định 169, và sau đó là 223 (Ngày 17/7/2006, Chính phủ tiếp tục
ban hành Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg, và ngày 4/10/2006, Quyết định số 223/2006/QĐ-TTg

quy định cụ thể: “Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, các tổ chức chính trị,
chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước hoặc vốn có nguồn gốp từ ngân sách để đầu tư, mua sắm sản phẩm CNTT phục vụ cho các
hoạt động không nhằm mục đích thương mại... phải ưu tiên đầu tư, mua sắm sử dụng các sản
phẩm phần mềm mã nguồn mở, đặc biệt là sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước khai
thác, cung cấp mà có chức năng, tính năng, chất lượng tương đương phần mềm thương mại,
đáp ứng được yêu cầu sử dụng của các cơ quan, tổ chức nhà nước”. - PV)
Đây là chính sách để các cơ quan Nhà nước tích cực sử dụng ưu tiên sản phẩm CNTT trong nước
đã sản xuất được. Đấy chính là các sản phẩm do các DN của chúng ta cung cấp, ở dạng sản
phẩm hay là dịch vụ.
Mặt khác, trong kỷ nguyên hội nhập, Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng cơ chế chính sách, tổ chức
việc triển khai và thanh kiểm tra việc thực thi. Nhà nước không tác động cụ thể, trực tiếp vào DN...
Nhà nước tập trung vào đầu tư hạ tầng, tạo nên sân chơi để mọi người cùng hưởng. Nếu
không, chúng ta sẽ "va" ngay với những quy định của WTO.
- Cũng có ý kiến cho rằng vẫn tồn tại phân biệt giữa DN Nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực CN
CNTT, đặc biệt là CN phần mềm. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?
- Đúng là về tư tưởng, chúng tôi không hề có sự phân biệt giữa DN Nhà nước và DN tư nhân. Thể
hiện rõ nét nhất trong chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT vì các DN tư nhân chiếm đa số, ví
dụ các DN lớn như TMA, CMC... đều là DN tư nhân. Vì vậy, vấn đề này trong lĩnh vực CNTT
không trầm trọng!
- Ngành dịch vụ CNTT cần định hướng ra sao để cạnh tranh với những nước láng giềng như Trung
Quốc, Ấn Độ?
- Để cạnh tranh trên sân nhà thì thị trường VN chưa lớn, vì các DN TQ có thị trường nội địa quá
lớn, họ chỉ quan tâm chủ yếu vào thị trường nội địa và chưa phải là thị trường xuất khẩu. Trong khi
đó, Ấn Độ là cường quốc gia công outsourcing. Nếu có cạnh tranh, thì VN sẽ cạnh tranh với thị
trường Bắc Mỹ và châu Âu.
VN cũng đang triển khai định hướng về xuất khẩu phần mềm ở Nhật, ở Bắc Mỹ, mới ở giai đoạn
ban đầu, nên chưa thể là đối thủ của họ.
- Như vậy, chỉ tiêu 1 tỷ USD doanh thu cho ngành CN phần mềm từ nay đến 2010 là khó thực
hiện?

- Cần phải hiểu chính xác trong kế hoạch phát triển CN phần mềm từ 2006-2010, VN phấn đấu đạt
doanh thu từ 800 triệu - 1 tỷ USD là bao gồm cả CN phần mềm và dịch vụ; nghĩa là thêm cả
phần dịch vụ. Về dịch vụ thì rõ ràng, còn rất nhiều trùng lặp, và về giới hạn của các dịch vụ trong
ngành này, chúng ta vẫn đang định hình. Khi xây dựng chỉ tiêu này, chúng tôi cũng đã rất thận
trọng.
Ngay phân định giữa dịch vụ viễn thông và CNTT cũng đang phải phân loại. Ví dụ, dịch vụ viễn
thông như game, dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng, dịch vụ nội dung trên Internet... công ty viễn
thông xếp vào dịch vụ viễn thông. Bên DN CNTT xếp vào dịch vụ CNTT...
VNPT đẩy mạnh phát triển mạng lưới bưu chính-viễn
thông
Cập nhật lúc 11:13 - Thứ năm, 29/11/2007
Năm nay, Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) sẽ kỷ niệm 133 năm ngày thành lập
(9/10/1874-9/10/2007) với thông điệp “Dịch vụ bưu chính phổ cập và những lợi ích kinh tế
của dịch vụ này”.
Bưu chính Việt Nam là thành viên chính thức của UPU từ năm 1976, hiện đang là Uỷ viên Hội
đồng Quản trị của UPU (tái trúng cử) nhiệm kỳ 2004-2008. Từ đó đến nay, Bưu chính Việt Nam đã
có những bước phát triển không ngừng, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thông tin bưu
chính của xã hội.
Là đơn vị được giao nhiệm vụ phát triển mạng lưới, đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính (cả
công ích và thương mại), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã không ngừng hiện
đại hóa mạng lưới bưu chính ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện có
19.000 điểm phục vụ bưu điện trên cả nước, với mật độ bình quân 2,3 km/điểm; 92% số xã đã có
báo đến trong ngày; mô hình hoạt động của hơn 8.000 điểm bưu điện-văn hoá xã đã và đang ngày
càng phát huy hiệu quả, cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ
người dân ở vùng sâu, vùng xa, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, giữa nông
thôn và thành thị. Nhiều dịch vụ về tài chính, ngân hàng bưu điện cũng đã và đang được mở rộng
mạng lưới trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc kỷ niệm Ngày Bưu chính thế giới 9/10
và 133 năm ngày thành lập UPU, VNPT đã có văn bản hướng dẫn các bưu điện tỉnh, thành phố và
các đơn vị liên quan tăng cường các hoạt động kỷ niệm với nhiều hình thức đa dạng. Theo đó,

VNPT tổ chức “Tuần lễ viết thư” trong thời gian một tuần, từ ngày 3 đến hết ngày 9/10/2007. Các
bưu điện tỉnh, thành phố thực hiện giảm 50% cước thư thường (cước cơ bản) có khối lượng đến
20gram của cá nhân gửi đến các địa chỉ ở trong nước. Việc giảm cước trong “Tuần lễ viết thư”
không áp dụng đối với khách hàng là các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước và các doanh
nghiệp.
Thông tin về “Tuần lễ viết thư” đã được VNPT tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, quảng bá rộng rãi tại các bưu cục, điểm bưu điện-văn hoá xã và ở các vị trí thu hút sự chú
ý của mọi người, tạo điều kiện để khách hàng sử dụng dịch vụ một cách thuận tiện. Ngoài ra, để
tuyên truyền sâu rộng hơn đến đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên..., VNPT cũng yêu cầu
các đơn vị phối hợp với các trường THCS, THPT, cao đẳng, đại học tại địa phương tăng cường
khuếch trương nội dung và ý nghĩa của “Tuần lễ viết thư” đến các thầy cô giáo và học sinh, sinh
viên.
Cũng dịp này, theo thông lệ hàng năm, Ban tổ chức Cuộc thi viết thư UPU của ngành cũng sẽ tổ
chức phát động rộng rãi trong thiếu niên, học sinh tuổi từ 10-15. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh
vực bưu chính của VNPT đã phát động Tháng thi đua nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, từ
ngày 01-30/10/2007. Mục tiêu thi đua các đơn vị đặt ra là: thực hiện tốt các qui định pháp luật vè
bưu chính viễn thông, các qui định nghiệp vụ bưu chính và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính
và phát hành báo chí, góp phần hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2007 của Tập đoàn.
Là đơn vị được giao nhiệm vụ phát triển mạng lưới, đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính,
VNPT đã không ngừng tích cực đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh, nhằm xây dựng mạng lưới
Bưu chính ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những hoạt động này đã thu lại
được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng cao hình ảnh VNPT trong cộng đồng.
Phát triển viễn thông Việt Nam giai đoạn hội
nhập
Dạng tài liệu : Bài trích bản tin Tên nguồn trích : Tri thức và phát triển Dữ liệu nguồn
trích : 2004/Số 3/Hội nhập và phát triển Đề mục : 49 Liên lạc Từ khoá : viễn thông ; Việt
Nam Nội dung:
Ngành Viễn thông Việt Nam đang nỗ lực duy trì tốc độ tăng trẳng cao trong những năm tới
để góp pàn thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này
được thể hiện rất rõ qua một số mục tiêu trong Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông

và Internet đến năm 2010 và Định hướng phát triển đến năm 2020: mật độ điện thoại trung
bình đạt ít nhất 25 máy/100 dân 91% số hộ có máy điện thoại vào năm 2020. Mạng thông
tin quốc gia phải có diện phủ rộng trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng
cao, dịch vụ đa dạng, hiện đại và giá rẻ. Mục tiêu này đòi hỏi một khối lượng đầu tư rất lớn
không chỉ về vốn, mà còn cả về trình độ kỹ thuật và công nghệ quản lý tiên tiến. Hội nhập
quốc tế có thể tạo ra cơ hội giải quyết tốt nhu cầu này.
Để phát huy các yếu tố thuận lợi, giảm thiểu các nguy cơ trong hội nhập, Bộ Bưu chính -
Viễn thông đã tiến hàn một số công việc sau đây:
Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, công khai, minh bạch hoá chính sách
Trong năm 2001 và quý 1 năm 2002. Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính - Viễn
thông) đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính
phủ, Quốc hội Dự thảo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.
Song song với quá trình soạn thảo Pháp lệnh, Bộ Bưu chính - Viễn thông cũng đang tiến
hành nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và xây dựng mới những văn bản quy phạm pháp luật
(dưới Luật) phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, tăng cường tính minh bạch và công
khai của các quy định về quản lý Nhà nước, Bộ Bưu chính - Viễn thông cũng đang xây
dựng Luật về Công nghệ thông tin.
Ngoài ra, do có sự thay đổi về tổ chức và chức năng nhiệm vụ, ngoài lĩnh vực bưu chính
viễn thông thuộc trách nhiệm quản lý của Tổng cục Bưu điện trước đây, Bộ Bưu chính -
Viễn thông quản lý thêm lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin. Hiệp định thương mại
Việt Nam-Hoa Kỳ cũng có những cam kết về máy tính và các dịch vụ liên quan thuộc lĩnh
vực mà Bộ Bưu chính - Viễn thông quản lý.
Việc xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch phát triển viễn thông ở Việt Nam là
nhằm phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành,
chuyển mạnh thị trường từ độc quyền sang cạnh tranh, tích cực chuẩn bị cho hội nhập kinh
tế quốc tế.
Ngành Bưu chính - Viễn thông đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển Bưu chính-Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020, trong đó định hướng tổng quát là thúc đẩy một môi trường cạnh tranh, tạo điều kiện
cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông, Internet

trong mối quan hệ giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Các doanh nghiệp mới
(ngoài doanh nghiệp chủ đạo) có thị phần đạt khoảng 25-30% vào năm 2005, 40-50% voà
năm 2010.
Việt Nam đang tập trung chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, áp dụng mô hình tập đoàn đối với
Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, cấp phép cho 5 doanh nghiệp bưu chính -
viễn thông mới và nhiều doanh nghiệp Internet. Bộ Bưu chính - Viễn thông đang áp dụng
mọt số biện pháp nhằm đổi mới tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh để hạ giá thành và
nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, cước dịch vụ viễn
thông đã được giảm liên tục và từ ngày 1/4/2003, cước các dịch vụ viễn thông tại Việt
Nam đã bằng hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực. Điều này cũng
làm cho môi trường đầu tư tại Việt Nam được cải thiện hơn.
Hiện nay, với việc hội tụ công nghệ đã hình thành các dịch vụ tích hợp viễn thông-tin học-
phát thanh-truyền hình. Bộ Bưu chính - Viễn thông đang tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh
các chính sách mới và chiến lược phát triển bưu chính - viễn thông và Công nghệ thông tin
nói chung cho phù hợp với sự hội tụ này.
Phát huy lợi thế so sánh, tranh thủ mở rộng quy mô mạng lưới, phổ cập dịch vụ và tạo bàn
đạp phát triển trên khắp các địa bàn.
Một lợi thế so sánh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là đã và đang khai thác một
mạng lưối rộng lớn, nhiều dịch vụ đã có mức xâm nhập thị trường khá, khách hàng đã
quen. Để phát huy lợi thế này, trong thời gian qua, Ngành Viễn thông đã đẩy mạnh việc
mở rộng quy mô mạng lưới, tạo thế đứng vững chắc trên khắp các địa bàn, chiếm lĩnh thị
trường trước khi tham gia WTO. Đặc biệt, ngành viễn thông đã chú trọng phát triển hệ
thống các điểm Bưu điện - Văn hoá xã, đưa dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ
thông tin đến các vùng nông thôn, đồng hành cùng công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn.
Các biện pháp cải thiện chất lượng dịch cụ, các hình thức phục vụ khách hàng nhanh
chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi, văn minh đã từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp hiện nay.
Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác hội nhập
Để chuẩn bị cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã thành lập

Ban chỉ đạo Ngành về hợp tác kinh tế quốc tế và nhóm các chuyên viên thịc nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác nhau chuyên trách phục vụ cho công tác này. đồng thời, Bộ Bưu chính -
Viễn thông cũng chú trọng công tác đào tạo chuyên viên về hội nhập kinh té quốc tế những
kiến thức cần thiết như kinh tế, luật thương mại quốc tế, kỹ năng đàm phán quốc tế‚
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về hội nhập trong toàn ngành
Công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về hội nhập trong toàn ngành tập
trung vào việc tuyên truyền, phổ biến Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, một hiệp
định khá quy mô, theo mô hình WTO và có những cam kết cụ thể về viễn thông và công
nghệ thông tin.
Bộ Bưu chính - Viễn thông đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, báo cáo diện hẹp và chuyên sâu
về những nội dung cơ bản của Hiệp định, những cơ hội và thách thức có liên quan đến lĩnh
vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Bộ Bưu chính - Viễn thông cử nhiều
lượt cán bộ tham gia các khoá đào tạo, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước có nội dung
tổng quát liên quan đến Hiệp định. Ngoài ra, những nội dung khái quát của Hiệp định cũng
được lồng ghép vào các buổi thảo luận, hội thảo chuyên đề về chuyên ngành cũng như về
các chủ đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
Tình hình ổn định chính trị ở Việt Nam tạo ra cơ hội hiếm có cho đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam. Vì vậy vấn đề hội nhập nói chung và tham gia WTO với phương châm "Biến cơ hội
thành tăng trưởng và biến thách thức thành động lực" nhằm đưa Viễn thông Việt Nam tiến
những bước xa hơn nữa, sánh vai với các nước trong khu vực.
Nguồn: Tạp chí Bưu chính Viễn thông, 2003, No 7
Mật độ điện thoại tại các vùng công ích: 8,3 máy/100 dânTin ngày: 4/2/2009
VNPT -
Năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo cơ chế đặt hàng cung ứng dịch vụ
Viễn thông công ích với các doanh nghiệp, do vậy Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích phải
triển khai nhiệm vụ kế hoạch hỗ trợ với khối lượng công việc rất lớn. Đến cuối năm 2008,
mật độ thuê bao điện thoại tại các vùng công ích đã tăng từ gần 2,5 máy/100 dân (cuối năm
2004) lên 8,3 máy/100 dân, mật độ thuê bao Internet
cũng được cải thiện đáng kể, đạt 0,19 máy/100 dân.
Năm 2009, Quỹ sẽ tập trung thực hiện tốt 18 nhiệm vụ

trọng tâm. Trong đó, Quỹ tiếp tục hoàn thiện đề xuất
và phối hợp cùng các đơn vị chức năng của Bộ
TT&TT để trong Quý 1/2009, Bộ ban hành được các
văn bản pháp quy về hoạt động của Quỹ, bao gồm:
Quy mô điểm truy nhập viễn thông công cộng, tiêu
chuẩn chất lượng dịch vụ VTCI, chế độ báo cáo thống
kê của Quỹ, quản lý và tổ chức thực hiện hỗ trợ cung
cấp dịch vụ VTCI trong trường hợp khẩn cấp, quy định về hỗ trợ dịch vụ trợ giúp tra cứu
số thuê bao nội hạt (đề án 116), quy định về quy chế đấu thầu cung cấp dịch vụ VTCI, điều
lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, Quy định về quản lý cán bộ, viên chức và nhân viên của
Quỹ.
Đặc biệt, trong Quý I/2009, Quỹ sẽ triển khai thực hiện Dự án "Thí điểm nâng cao khả
năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam", nhằm góp phần phổ
cập nhanh hơn Internet về các vùng nông thôn.
Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông tuyến biên
giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Cămpuchia
đến năm 2010
Sẽ có thêm nhiều bản vùng cao
có điện thoại và Internet
Ngày 7/11/2008, tại Hà Nội, Bộ Thông tin Truyền thông đã
tổ chức Hội nghị "Kế hoạch phát triển và hiện đại hoá dịch vụ bưu chính viễn thông tuyến
biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Cămpuchia đến năm 2010".
Dự Hội nghị có ông Trần Đức Lai - Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Trưởng Ban
chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Cămpuchia
của Bộ Thông tin Truyền thông, đại diện Lãnh đạo các Sở Thông tin Truyền thông của các
tỉnh nằm trên tuyến biên giới Việt - Lào và Việt - Cămpuchia, đại diện Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn
thông Điện lực (EVN Telecom).
Hội nghị đã lắng nghe đại diện Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông trình bày tổng
quan về tuyến biên giới Việt Lào và Việt - Cămpuchia, hiện trạng phát triển BCVT, kế

hoạch phát triển dịch vụ BCVT đến năm 2010 tại các xã biên giới và một số vấn đề cần trao
đổi, xin ý kiến của đại diện các Sở Thông tin Truyền thông liên quan. Tuyến biên giới Việt
Lào và Việt - Cămpuchia là 2 trong 3 tuyến biên giới đất liền của Việt Nam, có vị trí rất
quan trọng về địa chính trị, địa kinh tế trong quan hệ hợp tác nhiều mặt nhằm đảm bảo phát
triển ổn định và hữu nghị giữa Việt Nam với 2 nước láng giềng anh em Lào và Cămpuchia.
Tuyến biên giới Việt lào và Việt - Cămpuchia đi qua 252 xã của 66 huyện thuộc địa bàn 19
tỉnh trải dài từ Điện Biên đến Kiên Giang. Trong những năm qua, các doanh nghiệp BCVT
đã đẩy mạnh tốc độ phát triển hạ tầng mạng BCVT, góp phần phát triển kinh tế xã hội,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa, trong đó có
các vùng biên giới. Tuy nhiên, hiện trạng hạ tầng mạng lưới cũng như phát triển dịch vụ
BCVT tại các xã giáp biên còn một số hạn chế nhất định. Thiếu điện, thiếu cơ sở giao
thông, dân cư sống phân tán trên một địa bàn rộng, thu nhập thấp, đó chính là lý do các
doanh nghiệp BCVT chưa mặn mà với việc đầu tư phát triển mạng lưới, cung cấp dịch vụ
tại các địa bàn biên giới, mới chỉ thực hiện một số nghĩa vụ công ích nhằm giảm bớt sự khó
khăn về thông tin liên lạc của chính quyền và người dân ở đây.
Dự thảo "Kế hoạch phát triển và hiện đại hoá dịch vụ BCVT tuyến biên giới Việt Lào và
Việt Cămpuchia đến năm 2010" đã đặt ra một số nhiệm vụ trọng điểm phải thực hiện: Đảm
bảo 100% Uỷ ban nhân dân xã có điện thoại; 100% số xã có điểm truy nhập dịch vụ điện
thoại công cộng, Tăng số xã có điểm truy nhập dịch vụ Internet công cộng; 100% số xã có
bảo Đảng đến trong ngày; Phủ sóng di động đến trung tâm các xã, bản đông dân tại 58 xã
chưa được phủ sóng điện thoại di động; Phủ sóng phát thanh tới 30 xã chưa có sóng phát
thanh; Phủ sóng truyền hình tới 59 xã chưa được phủ sóng truyền hình...
Các đại biểu đến từ các Sở Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp BCVT đã sôi nổi
đóng góp ý kiến, đề xuất, cùng trao đổi, làm rõ các vấn đề, mục tiêu được nêu trong bản Kế
hoạch. Các đại biểu đều nhất trí đánh giá cao những nỗ lực của Viện Chiến lược Thông tin
Truyền thông trong việc dự thảo bản Kế hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn
đề cần phải bổ sung, làm rõ. Kế hoạch còn nặng về số liệu phát triển dịch vụ BCVT, chưa
đánh giá sâu về chất lượng dịch vụ được cung cấp. Một số UBND xã mặc dù đã được lắp
đặt máy điện thoại cố định nhưng đến mùa mưa lũ, điện thoại chập chờn, chất lượng dịch
vụ còn thấp. Chất lượng phục vụ của nhiều điểm Bưu điện văn hoá xã chưa đảm bảo, hiệu

quả hoạt động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Mục tiêu 100%
số xã có báo Đảng đến trong ngày khó có thể thực hiện được vì nhiều xã đường xá đi lại rất
khó khăn, không thể phát báo trong ngày. Về việc phủ sóng phát thanh truyền hình và phổ
cập Internet, các đại biểu cũng chia sẻ không nên quá chú trọng đến vấn đề kỹ thuật, cần
phải tập trung nhiều hơn nữa để nâng cao nội dung, cung cấp những thông tin thiết thực về
nông nghiệp, y tế, giáo dục, góp phần giúp người dân xoá đói giảm nghèo, cải thiện chất
lượng cuộc sống.
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Trần Đức Lai đã hoan nghênh đơn vị chủ trì đề án đã nỗ lực
rất nhiều trong việc mang đến Hội nghị bản dự thảo Kế hoạch tương dối đầy đủ, phong
phú. Thứ trưởng đề nghị Viện Chiến lược Thông tin Truyền thông hoàn chỉnh lại đề án,
xem xét sửa đổi lại tên đề án cho phù hợp, bổ sung thêm ý kiến đóng góp của các Sở và
doanh nghiệp, cập nhật lại số liệu. Về phần hiện trạng BCVT ở các xã vùng biên, đề án cần
có thêm phần đánh giá về chất lượng. Cần điều chỉnh lại mục tiêu kế hoạch 100% số xã có
báo đến trong ngày vì không khả thi. Đối với phát thanh truyền hình, cần phải thay đổi tư
duy, thay đổi chỉ tiêu về vùng phủ sóng. Về việc triển khai tổ chức thực hiện, đề án mới chỉ
nói rõ nhiệm vụ của các Sở Thông tin Truyền thông, cần phải đưa thêm trách nhiệm của Uỷ
ban nhân dân tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Sở trong việc triển khai đề án. Về
phía Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan
xây dựng cơ sở hạ tầng (như điện lực) để ngành Thông tin Truyền thông thực hiện thắng lợi
Kế hoạch phát triển và hiện đại hoá dịch vụ BCVT tuyến biên giới Việt Lào và Việt -
Cămpuchia đến năm 2010. Về công nghệ, Bộ có quan điểm trung lập về công nghệ, chỉ chỉ
quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng, cước phí.
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VÀ CNTT VIỆT NAM ĐẠT TRÌNH ĐỘ NƯỚC
CÔNGNGHIỆP VÀO NĂM 2020
4:23, 23/05/2006
Lời toà soạn : Trong hai ngày 20 và 21/5/2006 tại Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông đã diễn ra Hội nghị Tổng kết Chương trình Khoa học Công nghệ Trọng điểm cấp

×