Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Hoạt động của trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.6 KB, 39 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU............................................................................................................................4
1.Lý do chọn đề tài:............................................................................................................4
2. Mục tiêu:.........................................................................................................................4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ.....................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................5
6. Cái mới của đề tài...........................................................................................................5
CHƯƠNG 1:.......................................................................................................................6
1.1: Tổng quan về quận Thanh Xuân.................................................................................6
1.1.1: Vị trí địa lí................................................................................................................6
1.1.2: Lịch sử hình thành....................................................................................................6
1.1.3: Tình hình kinh tế - xã hội........................................................................................8
1.2: Khát quát về trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân.....................................................9
1.2.1: Lịch sử hình thành trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân........................................9
1.2.2: Chức năng nhiệm vụ hoạt động của trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân...........10
1.2.3 Những thành tích nổi bật của trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân Thực hiện tốt
công tác trang trí, tuyên truyền trên địa bàn Quận...........................................................11
CHƯƠNG 2......................................................................................................................15
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN
HÓA CƠ SỞ CỦA NHÀ VĂN HÓA QUẬN THANH XUÂN.......................................15
2.1 Các hoạt động của Nhà văn hóa quận Thanh Xuân...................................................15
2.1.1 Các hoạt động văn hóa quần chúng, câu lạc bộ.......................................................15
2.1.2 Hoạt động tuyên truyền cổ động.............................................................................17
2.1.3 Hoạt động thư viện..................................................................................................19
2.1.4 Hoạt động đào tạo năng khiếu.................................................................................20
2.2 Kế hoạch xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho thiếu niên – nhi đồng quân Thanh
Xuân.................................................................................................................................20


2.2.1 Các hoạt động vui chơi giải trí................................................................................20
2.2.2 Các hoạt động văn hóa-nghệ thuật..........................................................................21
2.2.3 Các khóa học hoạt động xã hội chương trình nghệ thuật dành cho thiếu niên nhi
đồng..................................................................................................................................24
CHƯƠNG 3......................................................................................................................26
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HÓA QUẬN THANH XUÂN.....................26
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của
Nhà văn hóa Quận Thanh Xuân.......................................................................................26
3.1 Thuận lợi....................................................................................................................26
3.2 Khó khăn....................................................................................................................27
3.2 Đánh giá kết quả hoạt động của Nhà văn hoá quận Thanh Xuân..............................29
3.2.1 Ưu điểm...............................................................................................................29
3.2.2 Hạn chế....................................................................................................................29
3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà văn hóa quận Thanh Xuân
..........................................................................................................................................30


2

3.3.1 Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động của Nhà văn hóa
Quận Thanh Xuân............................................................................................................32
3.3.2 Củng cố, hoàn thiện mạng lưới quản lý ngành văn hóa từ quận tới cơ sở..............34
3.3.4 Đầu tư kinh phí và xây cơ sở vật chất kỹ thuật cho Nhà văn hóa ..........................38


3


4


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước
ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Việc Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu vào nền văn hóa thế giới là điều
kiện thuận lợi để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh thời cơ đó, cũng có nhiều khó
khăn, thách thức mới,đặc biệt là việc giao lưu, đối ngoại. Làm sao để nền văn
hóa được hòa nhập chứ không hòa tan.
Trong đó có sự gia tăng của các loại hình nghệ thuật. Do nhiều nguyên
nhân khác nhau, thì việc học tập còn chưa được mở rộng. Vì vậy làm thế nào
để triển khai đồng bộ, tạo điều kiện học tập năng khiếu. Thanh Xuân là một
quận ven đô, đất rộng người đông, cơ sở hạ tầng đang trong quá trình đô thị
hóa, phần lớn là dân nhập cư. Một trong những nguyên nhân chính đó là còn
thiếu hệ thống giải pháp đồng bộ trong việc mở và dạy các lớp năng khiếu.
Trong đó sơ khai nhất và cũng là đơn vị tiên phong cho việc mở và dạy là
trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân. Với những lý do trên, em chọn đề tài:
"Hoạt động của trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân" làm tiểu luận tốt
nghiệp, nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần giải quyết
2. Mục tiêu:
- Thông qua việc phân tích cơ sở lý luận về xây dựng chính quyền cơ sở.
- Nêu rõ được các hoạt động cụ thể của trung tâm văn hóa quận.
- Đưa ra các hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của việc tổ chức các hoạt
động đó .


5


- Nêu ra được các giải pháp và rút kinh nghiệm,
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
Nghiên cứu, khảo sát hoạt động của trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân để
đưa ra những giải pháp duy trì, phát triển hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu
thưởng thức, tham gia hoạt động văn hóa của nhân dân trên địa bàn quận và
địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động của trung tâm văn hóa quận
Thanh Xuân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp lịch sử và logic,
phương pháp lien ngành, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan
sát phỏng vẫn, phương pháp phân tích, tổng hợp, điền dã... để làm rõ vấn đề
cần trình bày
6. Cái mới của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn về hoạt động của các
thiết chế văn hóa. Đặc biệt là thiết chế nhà văn hóa cấp quận, huyện.
Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của trung tâm văn
hóa quận Thanh Xuân trong thời gian tới.
Đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên khi giảng dạy
và học tập môn thiết chế văn hóa.
7. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm
3 chương:


6

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ QUẬN THANH XUÂN VÀ TRUNG TÂM VĂN HÓA
QUẬN THANH XUÂN
1.1: Tổng quan về quận Thanh Xuân
1.1.1: Vị trí địa lí
Thanh Xuân là một quận nằm tại tây nam nội thành Hà Nội, thủ đô của
Việt Nam.
Quận Thanh Xuân phía Đông tiếp giáp với quận Hai Bà Trưng; Phía
Tây giáp huyện Từ Liêm Và quận Hà Đông, phía Nam giáp Huyện Thanh Trì;
phía Bắc giáp huyện Đống Đa và quận Cầu Giấy.
Quận có diện tích là 9,11 km² gồm tất cả 11 phường với số dân là 259.355
người (2010). Chủ yếu là người Việt, mật độ dân số 18.990người/ km²
1.1.2: Lịch sử hình thành
Trước năm 1945, vùng đất Thanh Xuân là phần đất của đại lý Hoàn
Long thuộc ngoại thành Hà Nội.
Sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội ( 10-10-1954 ), vùng đất Thanh
Xuân là một phần đất của quận 5 và quận 6 thuộc ngoại thành Hà Nội, một
phần đất của huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội).
Từ năm 1961, vùng đất Thanh Xuân gồm một phần đất của quận Đống
Đa, một phần đất của huyện Thanh Trì và huyện Từ Liêm.
Ngày 22/11/1996 Chính phủ ra Nghị định số 74-CP thành lập quận
Thanh Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên của các phương Thượng
Đình, Thanh Xuân, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Kim Giang thuộc quận
Đống Đa và một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính
(huyện Từ Liêm) và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì).


7

Quận Thanh Xuân sau khi thành lập đã được sắp xếp, đổi tên, chia tách
thành 11 đơn vị hành chính là:

- Phường Thanh Xuân (được đổi tên thành phường Thanh Xuân Trung) được
thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường
Thanh Xuân (quận Đống Đa).
- Phường Thượng Đình được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên
và nhân khẩu của phường Thượng Đình (quận Đống Đa).
- Phường Kim Giang được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
nhân khẩu của phường Kim Giang (quận Đống Đa).
- Phường Phương Liệt được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
nhân khẩu của phường Phương Liệt (quận Đống Đa).
- Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự
nhiên và nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa).
- Phường Thanh Xuân Bắc được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và
nhân khẩu còn lại của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa).
- Phường Khương Mai được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên
và nhân khẩu của phường Khương Thượng (quận Đống Đa).
- Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự
nhiên và nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa).
- Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự
nhiên và nhân khẩu của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì).
- Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu
còn lại của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì).


8

- Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm).
Trụ sở Ủy ban Nhân dân quận: Số 9 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Bắc.
1.1.3: Tình hình kinh tế - xã hội
Quận Thanh Xuân xác định phát triển kinh tế với cơ cấu công nghiệp

dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ .Năm 1997 toàn quận chỉ có
97 doanh nghiệp. Đến tháng 12 – 2008, trên địa bàn quận có 2164 doanh
nghiệp, trong đó chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các doanh nghiệp tư nhân.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện
311 tỷ 792 triệu đồng bằng 98% so với cùng kì năm 2008; giá trị sản xuất
công nghiệp ngoài nhà nước đạt 400 tỷ 520 triệu đồng, tăng 9,2% so với cùng
kỳ năm 2008.
Nhiều công trình hạ tầng đô thị, phục vụ dân sinh như trường học, nhà
văn hóa, nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng … đã và đang được đầu
tư xây dựng, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.
Trên địa bàn có nhiều trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu như:
đại học Hà Nội, đại học An Ninh, đại học Kiến Trúc, đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn…
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe được chú trọng .Các hoạt động
giữ gìn vệ sinh mội trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực
phẩm… được thực hiện thường xuyên.
* Di tích lịch sử - lễ hội
Gò Đống Thây là chiến trường chôn xác giặc Thanh năm 1789. Quân
Tây Sơn đại phá 290.000 quân Thanh.


9

Khu quần thể di tích đình làng Quan Nhân gồm: Đình thờ thành Hoàng làng
là một người con của vua Hùng thứ 18.
Chùa, nhà văn chỉ, Ao sen.
Đình làng Khương Đình, Cự Chính được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.
Lễ hội lớn nhất tại đây là lễ hội 5 làng Mọc diễn ra từ ngày 9 - 11/2 âm
lịch. Dân làng Mọc xưa nay là năm làng Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc,
Quan Nhân và Phùng Khoang, cứ đến dịp lại cùng nhau tổ chức lễ hội và rước

sách tế thần để cầu cho quốc thái dân an.
Lễ hội làng Mọc được khôi phục từ năm 1992 (do làng Giáp Nhất đăng
cai) sau hơn nửa thế kỷ tưởng như mai một. Và theo lệ xưa, các làng sẽ luân
phiên nhau một làng trực đại hội, bốn làng còn lại rước kiệu đến tế lễ tại đình
làng có phiên trực hội. Lễ rước là một trong những nghi thức tín ngưỡng quan
trọng nhất. Điểm nhấn của lễ hội chính là màn kiệu bay độc đáo.
Đây là lễ hội còn lưu giữ được những phong tục và lễ nghi của cư dân
vùng ven đô, nơi từng ghi lại nhiều dấu tích lịch sử và chiến công hiển hách
chống giặc ngoại xâm trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Ngoài ra còn nhiều hội làng khác như hội làng Kim Giang, Khương Đình, Hạ
Trung... tổ chúc thường xuyên 1 năm 1 lần.
1.2: Khát quát về trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân
1.2.1: Lịch sử hình thành trung tâm văn hóa quận Thanh Xuân
Nhà văn hóa quận Thanh Xuân bao gồm trung tâm thể dục thể
thao,trung tâm văn hóa, hội trường văn hóa, sân khấu... đều hoạt động
chung.Đến năm 2014 đã tách ra ra làm hai khu vực riêng là Trung tâm văn
hóa Thanh xuân và Trung tâm thể dục thể thao Thanh Xuân.


10

Trung tâm văn hóa Thanh Xuân nằm tại: Ngã tư Lê Văn Lương- Khuất
Duy Tiến-Thanh Xuân-Hà Nội.
1.2.2: Chức năng nhiệm vụ hoạt động của trung tâm văn hóa quận
Thanh Xuân
* Chức năng
Trung tâm văn hóa Thanh Xuân trực thuộc UBND quận Thanh Xuân,
chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VHTT-DL Hà Nội.
Trung tâm Văn hóa là một đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần
chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có tư cách pháp nhân, có

con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định.
Cơ cấu hành chính gồm:
01 giám đốc : Nguyễn Văn Định
02 phó giám đốc: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết và Phạm Thị Lan Phương
cùng với trưởng phòng và các nhân viên chuyên môn.
* Nhiệm vụ hoạt động
Trung tâm văn hóa xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động
văn hóa nghệ thuật sau khi được UBND quận phê duyệt.
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức,
cán bộ công tác viên nhà văn hóa, thư viện phường, đội thông tin cổ động cơ
sở; các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và
hưởng thụ văn hóa của cán bộ, nhân dân quận Thanh Xuân; hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, thông tin nhằm tuyên truyền đường lối chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước cho quần chúng nhân dân.
Tổ chức các nhóm sinh hoạt theo sở thích, Câu lạc bộ và các hoạt động vui
chơi giải trí tại Trung tâm; tổ chức và quản lý hoạt động thư viện của Quận.


11

Các hoạt động đọc sách báo, nói chuyện thời sự và các hoạt động của đội
văn nghệ xung kích, đội thông tin cổ động; thực hiện chế độ thông tin báo cáo với
UBND quận và Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch theo qui định; quản lý cán bộ,
viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Trung tâm theo qui định của
pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND quận giao.
1.2.3 Những thành tích nổi bật của trung tâm văn hóa quận Thanh
Xuân Thực hiện tốt công tác trang trí, tuyên truyền trên địa bàn Quận
Tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng, hội diễn, hội thi, liên hoan,
biểu diễn nhân các ngày lễ lớn.
Từ 2005 đến nay nổi lên 04 hội diễn lớn với sợ tham gia của đông đảo

diễn viên không chuyên và hàng ngàn khán giả tham dự như: Cuộc thi “Giọng
hát hay quận Thanh Xuân”; liên hoan ca – múa- nhạc “Muôn năm Tổ quốc
Việt Nam”; “Bài ca dâng Đảng”, hội diễn “Uống nước Nhớ nguồn”; “Đất
nước trọn niềm vui”; “Những ngôi sao thế kỷ”…
Các liên hoan, hội diễn được tổ chức qua 3 cấp: phường, quận, thành
phố đạt 45 huy chương vàng, 25 bạc và nhiều giả tập thể, phong trào xuất sắc.
Phối hợp với các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và Trung tâm biểu
diễn Văn hóa nghệ thuật phục vụ công cộng tổ chức hơn 80 đêm văn nghệ và
30 đêm chiếu phim nhân dịp mừng Đảng – mừng Xuân và kỷ niệm các ngày
lễ lớn tạo không khí vui tươi, phấn khởi, trang trọng trên khắp địa bàn quận
Thanh Xuân. Tổ chức thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nôi.
- Hàng năm, tham gia chương trình liên hoan “Đảng – Mùa Xuân – Dân tộc”
đều đạt giải A1;
- Thành lập và đẩy mạnh hoạt động các câu lạc bộ: đã thành lập Câu lạc bộ
năng khiếu thiếu nhi “ Ước mơ Xanh”, Câu lạc bộ Khiêu vũ, Câu lạc bộ Thơ
(xuất bản tập Thơ Xuân và nhận Quyết định trực thuộc Hội Nhà văn Hà Nội).


12

- Xây dựng văn hoá đọc tại đơn vị, tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ
thống thư viện cơ sở. Hàng năm, tổ chức phân loại sách báo và luân chuyển
sách xuống cơ sở.
- Tiếp đón hơn 2.000 lượt người tham quan và học tập, sinh hoạt chính trị tại
phòng Truyền thống.
- Chiêu sinh các lớp năng khiếu hè đến nay thu hút hơn 2.000 em tham gia ở
các lứa tuổi từ 4-15. Bao gồm các môn: đàn oocgan, ghita, thanh nhạc, múa,
vẽ, MC…
* Các danh hiệu thi đua đạt được
- Bộ VH-TT tặng bằng khen “Đã tích cự tham gia các hoạt động nghệ thuật

chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tháng 4 năm 2006”;
- Sở VH&TT Hà Nội tặng giấy khen đạt HCV trong Chung khảo Hội diễn ca
– múa – nhạc “Uống nước nhớ nguồn”;
- Sở VH, TT&DL Hà Nội tặng giấy khen Đội nghệ thuật quần chúng vở diễn:
Một rừng cây, một đời người năm 2008;
- Sở VH, TT&DL Hà Nội tặng giấy khen đó cú thành tớch trong cụng tỏc
Văn hóa Thể thao và Du lịch năm 2009;
- Sở VH,TT&DL Hà Nội tặng giấy khen Đội Tuyên truyền Lưu động quận
Thanh Xuân đạt giải xuất sắc tại Liên hoan TTLĐ Thành phố Hà Nội lần thứ
VIII-2009 chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-HN (Quyết định số
889/QĐ-VHTT&DL ngày 15/10/2009);
- UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen đã có thành tích trong các hoạt
động chào mừng kỷ niệm 999 năm Thăng Long-Hà Nội, 55 năm ngày giải
phóng Thủ đô (Quyết định số 6057/QĐ-UBND ngày 19/11/2009);


13

- UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen “Đã có thành tích trong các hoạt
động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” (Quyết định số 5535/QĐUBND ngày 08/11/2010);
- Sở VH,TT&DL Hà Nội tặng giấy khen đã có thành tích trong công tác Văn
hóa, Thể thao và Du lịch năm 2010 (Quyết định số 1459/QĐ-VHTT&DL
ngày 22/12/2010);
- Năm 2011 được UBND quận Thanh Xuân tặng 04 giấy khen “Đã có thành
tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phục vụ dịp Tết Nguyên đán”; “Đã có
thành tích tốt trong công tác bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XIII và Đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016”;
- Năm 2011, 2012 được UBND quận Thanh Xuân tặng 04 giấy khen “Đã có
thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phục vụ dịp Tết Nguyên đán”;
“Đã có thành tích tốt trong công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và

Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016”, “Đã có thành
tích tốt trong phong trào thi đua 6 tháng đầu năm 2011, 2012” và đã có thành
tích xuất sắc trong phong trào ((Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc)) năm
2011.
* Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội tặng 8 Giấy khen
- Đạt giải A1 Liên hoan “Đảng – Mùa xuân – Dân tộc”, Chung khảo Hội thi
thiếu nhi Tuyên truyền giới thiệu sách – Hè 2011 chủ đề “Chúng em kể
chuyện Bác Hồ”, đạt giải phong trào xuất sắc, giải nhất chương trình;
- Liên hoan “Múa hát tập thể và ca khúc măng non” đạt giải A1;
- Liên hoan nghệ thuật quần chúng ngành Văn hoá, Thông tin và Du lịch đạt 2
giải A1;


14

- Liên hoan Thông tin tuyên truyền lưu động năm 2011 đạt giải Chương trình
xuất sắc, giải đạo diễn xuất sắc và giải Tuyên truyền viên xuất sắc;
- Được tặng Giấy khen “Có thành tích xuất sắc trong hoạt động năm 2011”;
“Đơn vị có phong trào xuất sắc” trong liên hoan “Vang mãi khúc quân hành”
kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 và 8 giả A1, 4 giải A2 cho tập
thể và cá nhân tại các cuộc thi, các chương trình Liên hoan văn hóa nghệ thuật
cấp thành phố trong năm 2012.
Trong năm 2013, tham gia chung khảo Liên hoan thiếu nhi tuyên
truyền giới thiệu sách hè cấp thành phố đạt 01 giải xuất sắc phong trào, 01
giải nhì chương trình, 01 giải minh họa hiệu quả nhất. Đạt giải A1 trong liên
hoan Múa hát tập thể và ca khúc măng non; tổ chức tham gia tuyên truyền lưu
động thành phố Hà Nội lần thứ X năm 2013 đạt Đội thông tin tuyên truyền
lưu động xuất sắc và giải tuyên tuyền viên xuất sắc; giải A2 chương trình liên
hoan sân khấu không chuyên thành phố Hà Nội;
Được Quận ủy, HĐND – UBND quận Thanh Xuân đánh giá cao trong

công tác phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Quận.
Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân tặng Giấy khen đã có thành tích
trong công tác tuyển quân 2014.


15

CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CÁC HOẠT
ĐỘNG VĂN HÓA CƠ SỞ CỦA NHÀ VĂN HÓA QUẬN THANH
XUÂN
2.1 Các hoạt động của Nhà văn hóa quận Thanh Xuân
2.1.1 Các hoạt động văn hóa quần chúng, câu lạc bộ
Trong những năm vừa qua phong trào văn hóa văn nghệ của quận đã có
sự khởi sắc, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
văn hóa, văn nghệ của quần chúng nhân dân, thúc đẩy việc khai thác và kế
thừa vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nhà văn hóa quận Thanh Xuân đã cùng với 13/14 Nhà văn hóa phường,
75 nhà sinh hoạt khu dân cư được khai thác sử dụng và đi vào hoạt động có
hiệu quả.
Trong những ngày lễ tết và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của quận,
Nhà văn hóa quận đã kết hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Nhà văn hóa
thannhf phố tổ chức biểu diễn các chương trình văn nghệ của các đoàn nghệ
thuật chuyên nghiệp về lưu diễn phục vụ quần chúng nhân dân; kết hợp với
các ban ngành, đoàn thể, UBND các phường tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn
ngoài trời phục vụ các buổi lễ lớn và nhiệm vụ chính trị; tổ chức chương trình
văn nghệ Mừng Đảng – Mừng Xuân; kỷ niệm ngày sinh nhật Bác; ngày Giải
phóng miền Nam thông nhất đất nước; kỷ niệm ngày thương binnh liệt sĩ
27/7; Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9; ngày Giải phóng thủ đô
10/10; ngày Thành lập Quân đội nhân dân 22/12... tạo được phong trào sâu

rộng từ quận đến cơ sở với chất lượng ngày càng được nâng cao, thu hút đông
đảo quần chúng nhân dân tham gia góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn
hóa ở cơ sở của nhân dân.


16

hàng năm phòng VH&TT, nhà văn hóa quận, Trung tâm TDTT đã phối hợp
với phòng LĐTBXH, quận đoàn tổ chức tập huấn thi chung khảo " Ca khúc
măng non", " múa hát tập thể", " thể dục nhịp điệu", "Sơ cấp cứu", "trò chơi
cộng đồng" cho các em học sinh trong dịp hè. Tổ chức hoạt động hè tại các
nhà sinh hoạt, điểm vui chơi thu hút các em vào các hoạt động lành mạnh, bổ
ích tại cộng đồng dân cư. Ngoài ra, ngành VHTT quận còn tham gia các
chương trình hội thi, hội diễn liên hoan cấp thành phố đạt nhiều giải xuất sắc
toàn đoàn, dành nhiều huy chương vàng, bạc các loại... Nhìn chung trong
những năm qua các hoạt động văn hóa văn nghệ của quận luôn được gắn liến
với việc tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trong
năm, được phát động sâu rộng từ quận đến cơ sở với chất lượng ngày càng
được nâng cao, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phần
nâng cao mức hưởng thụ văn hóa ở cơ sở, đước Sở VHTT&DL đánh giá là
một trong những quận dẫn đầu về phong trào trên địa bàn thành phố.
Công tác CLB đã được đưa vào có hệ thống, có tổ chức cùng với sự phát triển
của các CLB các phường, các CLB cấp quận đã được hình thành và trở thành
nòng cốt cho phong trào văn nghệ trên địa bàn quận. Hiên nay trên địa bàn
quận có 70 CLB hoạt động ( trong đó có 15 CLB cấp quận, 55 CLB cấp
phường). Thông qua các CLB như: thơ, sức khỏe ngoài trời, văn hóa văn
nghệ, ca trù, cờ tướng, bóng bàn, cầu lông, dưỡng sinh, thể hình, hội họa...
mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được
phổ biến rộng rãi và kịp thời qua những lần sinh hoạt, giúp người dân nâng
cao nhận thức, nâng cao sức khỏe và được tham gia thử sức sáng tạo và

hưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật.


17

2.1.2 Hoạt động tuyên truyền cổ động
Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động giữ vai trò vô cùng quan trọng
trong việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương đường lối chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương... tới
đông đảo quần chúng nhân dân. Đây là công tác trọng tâm ngành tập trung chỉ
đạo sát sao và phục vụ kịp thời góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu
kinh tế - xã hội của quận và cơ sở.
Trong những năm qua Nhà văn hóa đã phối kết hợp với các phòng ban,
ngành đoàn thể của quận và UBND các phường tổ chức tốt công tác thông tin
tuyên truyền, cổ động phục vụ tốt các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, văn
hóa, thể thao theo chỉ đạo của Thành phố và quận như: Kỷ niệm ngày thành
lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2, ngày thành lập Đoàn 26/3, chiến thắng
30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5, Điện Biên Phủ 7/5, ngày sinh nhật Bác
19/5, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày thương binh liệt sĩ 27/7, Cách mạng
tháng tám và Quốc Khánh 2/9, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9, giải
phóng Thủ đô 10/10, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, các
dịp tết dương lịch, tết nguyên đám, các Đại hội Đảng, bầu cử HĐND các
cấp...
Tuyên truyền phổ biến những chủ trương chính sách pháp luật của
Đảng và nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của công dân, quyền và nghĩa vụ của công chức như: Luật đất đai, Luật lao
động, luật BHYT-BHXH, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ Luật hình sự sửa đổi
bổ sung một số điều năm 2009, Luật thi hành án dân sự, Luật nhà ở, Luật tố
tụng hành chính, Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử Đại Biểu Quốc Hội và luật
bầu cử Đại Biểu HĐND các cấp... Tuyên truyền các chỉ thị, Nghị định của

Chính Phủ và các quyết diịnh của UBND Thành phố Hà Nội như: NĐ 36/CP,
NĐ 87/CP, NĐ 103/CP, chỉ thị 06/CT – UB...


18

Tuyên truyền phòng chống ma túy – mại dâm HIV/ AIDS, phòng chống
tai nạn thương tích, chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại, phòng
chống dịch cúm gia cầm, các dịch bệnh mùa hè như chân tay miệng, phòng
chống lụt bão, vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền thực hiện an toàn giao
thông, văn hóa giao thông, văn minh đô thị, phường – xã văn hóa...
Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động được thực hiện dưới nhiều
phương thức hoạt động như: Thông qua hệ thống đài truyền thanh phường,
trạm tin, bảng tin, trang trí pano, khẩu hiệu, mít yinh, hội nghị tập huấn, các
buổi nói chuyện chuyên đề, kịch thông tin văn nghệ quần chúng, cổng thông
tin của quận...
Một hình thức tuyên truyền có hiệu quả cao là đài phát thanh phường.
Các tin bài do phòng VH&TT, Nhà văn hóa cung cấp kết hợp với tin bài của
cộng tác viên gửi đến từ các ban,ngành, đoàn thể của quận và phường với thời
lượng 60 phút một ngày mỗi ngày chia làm 02 buổi sáng – chiều, đã truyền tải
kịp thoiè các thông tin thời sự hàng ngày như: các sự kiện tiêu biểu, thông tin
về đương lối chủ trương của Đảng và nhà nước, những vấn đề kinh tế - xã hội
của địa phương, giáo dục truyền thống, nêu gương người tốt, việc tốt...
Tổ chức thực hiện tốt công tác trang trí, cổ động trực quan trên địa bàn
quận một cách đều khắp, lấy trọng tâm là các cum pano cố định, các tuyến
phố chính như: Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Nguyễn Tuân...
Vào các ngày lễ lớn ngoài việc trang trí tuyên truyền của ngành
VH&TT, các cơ quan, đơn vị, đóng trên địa bàn quận cũng tích cực hưởng
ứng bằng việc làm cụ thể như: treo cờ, khẩu hiệu, pano... các hộ dân trên các
tuyến phố đều treo cờ Tổ quốc. Cùng trong những dịp lễ lớn phòng VH&TT

đã kết hợp với ban Tuyên giáo Quận ủy, thường trực hội đồng thi đua khen
thưởng quận tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền,cổ


19

động trên địa bàn quận. Thông qua công tác kiểm tra đã nghi nhận những kết
quả của cơ sở và kịp thời hướng dẫn nhắc nhở những vấn đề còn tồn tại.
Nhìn chung trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về thông tin
tuyên truyền cổ động trên địa bàn quận thanh Xuân luôn được triển khai thực
hiện có hiệu quả, đã bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của Thành
phố và quận với những nội dung phong phú, thiết thực với nhiều hình thức
sáng tạo, đổi mới... được UBND Thành phố biểu dương khen thưởng, đánh
giá cao qua các đợt sơ kết, tổng kết.
2.1.3 Hoạt động thư viện
Thư viện nằm trong quần thể nhà văn hóa gồm 1 phòng( tầng 2 trong
tòa nhà của trung tâm) với diện tích 50 m2. Ngay từ đầu Thư viện quận Thanh
Xuân đã được đầu tư các giá sách được kê hợp lý trong phòng khiến cho giúp
người đọc cảm nhận được sự thoải mái. Các nội quy và quy chế phòng đọc
được niêm iết ở nơi người đọc dễ nhìn, nhân viên niềm nở. Cho đến nay thư
viện có hơn 2300 cuốn sách, nhiều loại báo có giá trị thông tin cập nhật để
phục vụ nhu cầu tìm kiếm kiến thức và giải trí ngày càng cao trên địa bàn.
Công tác bổ sung, biên mục sách mới , báo, tạp chí làm phong phú
nguồn thông tin phục vụ cho quần chúng nhân dân. Ngày nay do điều kiện
kinh tế, khoa học phát triển, các tin tức được câp nhật thường xuyên trên
mạng internet, vì vậy tỷ lệ bạn đọc giảm so voié trước... việc duy trì hoạt
động của một thư viện càng khó khăn hơn nhưng xác định được nhiệm vụ,
xác định được "Sách là tri thức của nhân loại", "Sách là tư liệu gốc của mọi
nguồn tài liệu", cán bộ thư viện quận Thanh Xuân và toàn thể cán bộ nhân
viên của Trung tâm văn hóa vẫn miệt mài, hăng say làm tốt các công việc của

mình trong đó có công tác thư viện. Tuy vậy do thư viện mới biên chế có một


20

người nên đôi lúc cán bộ thư viện phải đi học, đi họp... cũng có thể làm lỡ
việc mượn và đọc sách của bạn đọc.
2.1.4 Hoạt động đào tạo năng khiếu
Hàng năm vào dịp hè Trung tâm văn hóa đã thường xuyên mở các lớp
năng khiếu giành cho lứa tuổi thiếu niên, Tính đến nay đã mở được hơn 20
lớp với gần 400 học sinh, chủ yếu là các lớp múa, hội họa với giáo viên tốt
nghiệp trường múa với mục tiêu rèn luyện khả năng vận động cũng như cảm
thụ âm nhạc nhằm nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Các lớp mỹ thuật các em được
dạy các môn mỹ thuật tạo hình như vẽ, nặm, xé, dán hàng tuần nhằm phát
triển khả năng cảm thụ hình ảnh cũng như phát triển sự sáng tạo trong tư duy
thẩm mỹ.
Các lớp năng khiếu này còn đào tạo các em sau khóa học có rhể tham
gia biểu diễn cho phường và quận đi thi thành phố.
2.2 Kế hoạch xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho thiếu niên – nhi đồng
quân Thanh Xuân
2.2.1 Các hoạt động vui chơi giải trí
Tận dụng cơ sở vật chất ở trung tâm để tổ chức các hoạt động cho thiếu
nhi; huy động sự đóng góp của các cấp, ngành, đoàn thể và nhân dân để xây dựng
điểm vui chơi, hỗ trợ trang thiết bị như: Sách, báo, nhạc cụ, dụng cụ thể thao.
Do nằm ở khu vực có địa thế rộng lớn nên sân chơi giải trí cho các em
thiếu nhi rất thuận lợi có nhiều trò chơi giải trí cho các em chọn lựa. Trung
tâm văn hóa có kế hoạch mở rộng thêm nhiều các trang thiết bị hỗ trợ vui chơi
cho các em trong quận Thanh xuân đến tham gia nhiều hơn.
Cơ sở vật chất đang được nâng cấp mở rộng đáp ứng nhu cầu vui chơi
đặc biệt trong dịp hè.



21

Tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian cho các em, giữ gìn những trò
chơi từ xa xưa được lưu lại như thổi cơm thi,nặn tò he,…
Các hoạt động thể dục thế thao được các em thiếu nhi rất hưởng
ứng.Các em rất thích được tham gia khóa học bơi lội,các em nam thì thích
tham gia các hoạt động ngoài sân như đá bóng,cầu lông ,bóng bàn…
Vào dịp hè chính là thời gian để các em nghỉ nghơi sau thời gian học
trên ghế nhà trường và tham gia vui chơi giải trí tại trung tâm giúp cho các em
thoải mái và thêm năng động hơn.
Vừa tham gia vui chơi các em còn có thể được các phần quà từ các
cuộc thi về thể dục thể thao.
2.2.2 Các hoạt động văn hóa-nghệ thuật
Trong những năm vừa qua phong trào văn hóa văn nghệ của quận Thanh
xuân đã có sự khởi sắc, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của quần chúng dặc biệt là các em thiếu nhi,thúc đẩy
việc khai thác và kế thừa phất triển văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng, hội diễn, hội thi, liên hoan,
biểu diễn nhân các ngày lễ lớn.
Từ 2005 đến nay nổi lên 04 hội diễn lớn với sợ tham gia của đông đảo
diễn viên không chuyên và hàng ngàn khán giả tham dự như: Cuộc thi “Giọng
hát hay quận Thanh Xuân”; liên hoan ca – múa- nhạc “Muôn năm Tổ quốc
Việt Nam”; “Bài ca dâng Đảng”, hội diễn “Uống nước Nhớ nguồn”; “Đất
nước trọn niềm vui”; “Những ngôi sao thế kỷ”…
Các liên hoan, hội diễn được tổ chức qua 3 cấp: phường, quận, thành
phố đạt 45 huy chương vàng, 25 bạc và nhiều giả tập thể, phong trào xuất sắc.



22

Phối hợp với các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và Trung tâm biểu diễn Văn
hóa nghệ thuật phục vụ công cộng tổ chức hơn 80 đêm văn nghệ và 30 đêm
chiếu phim nhân dịp mừng Đảng – mừng Xuân và kỷ niệm các ngày lễ lớn tạo
không khí vui tươi, phấn khởi, trang trọng trên khắp địa bàn quận Thanh
Xuân. Tổ chức thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nôi.
Hàng năm, tham gia chương trình liên hoan “Đảng – Mùa Xuân – Dân
tộc” đều đạt giải A1.
Thành lập và đẩy mạnh hoạt động các câu lạc bộ: đã thành lập Câu lạc bộ
năng khiếu thiếu nhi “ Ước mơ Xanh”, Câu lạc bộ Khiêu vũ, Câu lạc bộ Thơ (xuất
bản tập Thơ Xuân và nhận Quyết định trực thuộc Hội Nhà văn Hà Nội).
Xây dựng văn hoá đọc tại đơn vị, tổ chức và hướng dẫn nghiệp vụ cho
hệ thống thư viện cơ sở. Hàng năm, tổ chức phân loại sách báo và luân
chuyển sách xuống cơ sở.
Tiếp đón hơn 2.000 lượt người tham quan và học tập, sinh hoạt chính
trị tại phòng Truyền thống.
Chiêu sinh các lớp năng khiếu hè đến nay thu hút hơn 2.000 em tham
gia ở các lứa tuổi từ 4-15. Bao gồm các môn: đàn oocgan, ghita, thanh nhạc,
múa, vẽ, mc...
Trong tháng 7 vừa qua diễn ra hội thi “Thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu
sách hè 2015” với sự tham gia của 9 đội thuộc 9 phường của quận Thanh
Xuân. Hội thi đã thu hút được rất nhiều em thiếu nhi,thiếu niên đến tham dự.
Không chỉ thể hiện tài năng nghệ thuật mà các em còn thể hiện thêm tài năng
ca hát,múa…


23

Nội dung của hội thi “Thiếu nhi tuyền truyền giới thiệu sách hè 2015”

rất hấp dẫn “Việt nam quê hương em” được các em thể hiện một cách độc đáo
để giới thiệu các quyển sách hay, thú vị.
Trẻ em hiện nay có quá ít thời gian để đọc sách. Các em hầu như đều
phải tham gia lao động cùng với gia đình. Nếu không thì cũng bị "quản thúc"
ở trường hoặc các lớp học thêm. Có nhiều gia đình, vì mong muốn con cái
được "đổi đời" nên họ đã dồn lên chúng áp lực học hành quá lớn, vì thế hầu
như các em không còn thời gian để vui chơi giải trí và đọc sách.
Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những
thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có
chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con
người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu,
tìm tòi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những
tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người.
Hoạt động đọc sách là việc rất cần thiết nên được chú trọng. Việc tổ
chức hội thi giới thiệu sách giúp cho các em thiếu nhi, thiếu niên hiểu thên về
sách và biết thên những quển sách hay có giá trị, giúp các em được học hỏi
phương pháp đọc sao cho hiểu quả, là một sân chơi thú vị và bổ ích cho tất cả
các em.
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật được diễn ra sôi nổi vơí các lớp học
năng khiếu được tổ chức. Giúp các em trau dồi khả năng nghệ thuật như hát,
múa, đánh đàn, khiêu vũ...
Sau mỗi khóa học các em được tham gia các cuộc thu đẻ thể hiện tài
năng học tập và năng khiếu của mình.
Tổ chức các cuộc liên hoan văn nghệ quần chúng.


24

Xây dựng các chương trình nghệ thuật quần chúng.
Tổ chức một sổ hội thi mang tính chất tuyên truyền.

Xây dựng chương trình tham dự hội diễn nghệ thuật quần chúng LLVT
của tỉnh tổ chức.
Công tác xây dựng các câu lạc bộ đã được đưa vào hoạt động có hệ
thống, tổ chức cùng với sự phát triển của câu lạc bộ phường, CLB quận đã
được hình thành và trở thành nòng cốt cho phong trào văn nghệ trên địa bàn
quận. Các câu lạc bộ thơ,văn hóa văn nghệ ,cờ tướng ,cầu lông,bóng
bàn...được thành lập .mọi chủ trương đường lối của đảng,chính sách pháp luật
của nhà nước được phổ biến rộng rãi và kịp thời trong mỗi lần sinh hoạt,giúp
mọi người nâng cao nhận thức,sức khỏe và tự mình tham gia sáng tạo và
hưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật.
2.2.3 Các khóa học hoạt động xã hội chương trình nghệ thuật dành
cho thiếu niên nhi đồng.
Việc mở các lớp học năng khiếu được diễn ra hằng năm thu hút được
nhiều em thiếu nhi của các phường trong quận Thanh xuân tham gia .
Chiêu sinh các lớp năng khiếu hè đến nay thu hút hơn 2.000 em tham
gia ở các lứa tuổi từ 4-15. Bao gồm các môn: đàn oocgan, ghita, thanh nhạc,
múa, vẽ, MC,…
Các môn năng khiếu được các em rất thích, đặc biết là vẽ, múa, khiêu
vũ. Năm nay, trung tâm có mở thêm học kĩ năng sống giúp các em trau dồi
thêm kĩ năng sống cho bản thân và áp dụng được ngoài hiện thực đời sống.
Việc học năng khiếu rất là bổ ích cho các em, không chỉ tìm ra những năng
khiếu của bản thân mà còn giúp cho các em thêm thư giãn thoải mái sau
những ngày học mệt mỏi,các em còn dễ dang học các môn học tại nhà trường
hơn vì năng khiếu một phần nào đó giúp các em thể hiện được trên trường.


25

Các môn họa, âm nhạc ...trên trường đối với các em cung không còn
khó khăn nữa. Được học các môn mà em yêu thích sẽ giúp em phát triển tài

năng môn đó nên, việc học năng khiếu cũng vây các em yêu thích lớp năng
khiếu nào thì phát triển năng khiếu đấy .
Không chỉ tổ chức các lớp năng khiếu cho các em thiếu nhi tham gia
mà trung tâm cũng tổ chức các hoạt động xã hội cho các em tham gia như
quyên góp sách vở cũ,quần áo, đồ chơi cho các em vùng quê, vùng sâu vùng
xa, ngoài đảo xa xôi. Giúp các em thêm yêu con người ,đất nước ta ,cùng một
nguồn cội nên phải yêu thường đùm bọc lẫn nhau.
Tổ chức các buổi thăm gặp các bà mẹ Việt nam anh hùng tặng quà tỏ
lòng biết ơn đến những anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc cho các em bây giờ
được học tâp. Đến các tượng đài anh hùng liệt sĩ để thắp hương, tưởng nhớ
đến các anh hùng của đất nước.
Các chương trình nghệ thuật được tổ chức vào nhiều dịp trong năm để
các em có dịp tham gia và thể hiện tài năng của mình. Mỗi khi kết thúc mội
khóa học là các em sẽ được tham mà một chương trình do trung tâm tổ chức
đẻ thể hiện những gì mà mình mà được được học và tìm ra những em xuất xắc
nhất để trao quà


×