Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

GIÁO ÁN THAO GIẢNG CHI TIẾT TIẾT 40 VĂN BẢN THẦY BÓI XEM VOI TÍCH HỢP HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.37 KB, 22 trang )

GIÁO ÁN THAO GIẢNG 20-11-2017

TIẾT 40 – THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
-Gv: Cho hs xem video kể chuyện Ếch ngồi đáy giếng
- Hỏi:
+ Câu chuyện các em vừa được nghe kể có tên là gì?
 Câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
+ Bài học ý nghĩa rút ra từ câu chuyện là gì?
 Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp
của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn
hẹp mà lại huyeenh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu
biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.
+ Em hiểu thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng nghĩa là như thế nào?
 Thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng cũng có ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn
hẹp mà lại huyênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo.
Gv: giới thiệu bài mới:
Có thể nói, kho tàng truyện dân gian Việt Nam vô cùng phong phú. Ẩn sau mỗi
câu chuyện có khi là những bài học đạo lí sâu sắc; là ước mơ của nhân dân về công lí
xã hội. Cũng có khi là những lời trào phúng, châm biếm, phê phán những thói hư tật
xấu trong cuộc sống quanh ta…
Thầy bói xem voi cũng là một truyện mang ý nghĩa ngụ ngôn sâu sắc.
Các em mở vở ghi bài : Tiết 40 – Thầy bói xem voi (Chiếu + Ghi bảng)
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
HĐ 1.1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung
văn bản:
Gv: Hướng dẫn đọc:
Chậm, rõ ràng, thể hiện rõ giọng kể,
giọng của từng thầy bói khác nhau


nhưng thầy nào cũng quả quyết , tự tin.
Nhấn mạnh ở các từ láy, từ phủ định.
HS: đọc theo vai:
- Nguyễn Thị Ngân đọc lời dẫn truyện

NỘI DUNG
I.
ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc – Kể

1


- Trần Như Việt: Thầy bói 1
- Lê Trường Giang; Thầy bói 2
- Vũ An Khang: Thầy bói 3
- Dung: Thầy bói 4
- Vũ Phương Anh: Thầy bói 5
GV: Nhận xét phần đọc bài của hs
Hs: Theo dõi chú thích / sgk
GV: Các em chú ý chú thích số 1: Thầy
bói
HS đọc chú thích 1
GV: Ngoài ra các em lưu ý thêm một số
từ:
- Phàn nàn: Thái độ không vui vì
không hài lòng, biểu thị bằng lời
nói.
- Hình thù: Hình dáng
- Quản voi (Quản tượng): Người

trông nom, điều khiển voi
Gv: Các em có còn băn khoăn về chú
thích, từ ngữ nào nữa không?
GV: Kể tóm tắt nội nội dung câu
chuyện?
HS: Truyện kể về năm ông thầy bói mù
rủ nhau xem voi trong một buổi ế hàng.
Mỗi thầy bói xem bằng cách sờ vào một
bộ phận của con voi và phán voi giống
như bộ phận ấy.
Năm thầy bói, ai cũng cho là mình nói
đúng, không ai chịu ai nên dẫn đến cãi
vã nhau toác đầu chảy máu.
HS: nhận xét phần tóm tắt của bạn.
Hỏi: Văn bản có thể chia thành mấy
phần?
HS: Chia bố cục 3 phần:
-Phần 1: Từ đầu đến “thầy thì sờ đuôi”:
-> Các thầy bói cùng xem voi
- Phần 2: Từ tiếp theo đến “chổi sể cùn”
2


-> Các thầy bói phán về voi.
- Phần 3: Còn lại:
-> Kết quả của cuộc xem voi
HS: Nhận xét cách chia bố cục của
bạn.
GV Chốt lại
-> Ghi bảng


2. Bố cục: 3 phần

GV: Cả lớp quan sát lại bố cục của văn
bản
 Chiếu lại bố cục
Hỏi: Nhân vật chính trong truyện là ai?
HS: Nhân vật chính là năm thầy bói
Gv: Chiếu tranh minh họa/sgk
Hỏi: Nội dung bức tranh minh họa chi
tiết nào trong truyện?
HS: Nội dung bức tranh minh họa chi
tiết năm ông thầy bói đang xem voi
Gv: Đây cũng chính là nội dung chủ yếu
của câu chuyện
->Chuyển sang phần II: Tìm hiểu chi tiết
văn bản.
-> Ghi bảng
HĐ 2.2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
Hỏi: Năm thầy bói xem voi trong hoàn
cảnh cụ thể nào?
HS: Nhân buổi ế hàng năm thầy bói ngồi
chuyện gẫu và phàn nàn với nhau
 Ghi bảng
Hỏi: Các thầy bói phàn nàn với nhau
về điều gì?
HS: Phàn nàn chưa biết hình thù con voi
thế nào.
-> Ghi bảng
GV: Chiếu + đọc chậm đoạn văn bản:

“ … Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy
bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào

II.
Tìm hiểu chi tiết
1. Cuộc xem voi của năm thầy bói
*Hoàn cảnh:

- Ế hàng

- Các thầy bói chưa biết gì về voi

3


cũng phàn nàn ………….. cùng xem”
GV: Các em kết hợp theo dõi bức
tranh và cho biết: Năm ông thầy bói
còn có đặc điểm chung là gì?
HS: Các thầy bói đều bị mù, đều muốn
xem voi.
 Ghi bảng
GV: Cách mở truyện thật ngắn gọn tự
nhiên,: Ế khách rỗi việc, các thầy bói
mới nghĩ ra cách tiêu thời giờ: rủ
nhau cùng xem voi. Cả năm thầy đều
bị mù, khong thể nhìn thấy được gì.
 Chiếu tranh minh họa

- Bị mù, muốn xem voi


GV: Mù mà lại thích xem, muốn xem,
trong khi mắt không còn khả năng nhìn.
Hỏi: Vậy năm ông thầy bói đã xem voi
bằng cách nào?
HS: Xem bàng cách dùng tay sờ vào
từng bộ phận của con voi: Thầy thì sờ
*Cách xem: Dùng tay sờ
vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì ….
 Ghi bảng
 Chiếu theo sơ đồ:
Xem voi:
- Sờ vòi
- Sờ ngà
- Sờ tai
- Sờ chân
- Sờ đuôi
GV: Bị mù không thể nhìn được nên các
thầy bói phải xem bằng cách dùng tay sờ
 Chiếu gạch chân từ sờ
HỎI: Em thấy từ ngữ trong các câu
văn kể có gì đặc biệt?
4


HS: Lặp lại từ ngữ, lặp lại sự việc
Hỏi: Việc lặp lại như vậy có tác dụng
gì?
HS: Lặp lại nhằm nhấn mạnh cách xem
voi của các thầy bói

GV: Tích hợp: Đây chính là dấu hiệu
của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, đến
lớp 7 các em sẽ được tìm hiểu
GV: Chiếu: - Điệp ngữ, lặp lại các sự
việc
- Nhấn mạnh cách xem voi của các
thầy bói.
Hỏi: Mỗi thầy có được xem cả hình
thù con voi không?
HS: Không, mỗi thầy chỉ xem bằng
cách sờ vào một bộ phận của con voi.
 Ghi bảng

- Mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của
voi: vòi, ngà, tai, chân, đuôi.

Gv: Cả năm thầy bói đều rất phấn khởi
vì đã thỏa mãn, đã được xem con voi –
Điều mà từ trước tới giờ các thầy chưa
từng được biết đến. Hơn nữa, từng
thầy, ai cũng đều được xem, được sờ
tận tay vào con voi: rất cụ thể và rõ
ràng.
Sau khi xem xong đoạn năm thầy bói
ngồi lại cùng bàn tán với nhau, đưa ra
lời nhận xét về hình thù con voi.
Chuyển ý: Vậy các thầy bói đã phán
về voi như thế nào, chúng ta chuyển
sang phần 2
 Ghi bảng

GV: Sau khi được xem, được sờ vào bộ
phận của con voi, các thầy bói đã hình
dung tưởng tượng về con voi qua cảm

2. Các thầy bói phán về voi

5


giác của bàn tay
THẢO LUẬN:
NHÓM 1: Lời phán của các thầy bói
đã phán về hình thù con voi như thế
nào?
NHÓM 2: Các thầy bói đã dùng cách
nói, từ ngữ nào khi phán về voi?
NHÓM 3: Trong nội dung lời phán
của các thầy bói về voi có điều gì giống
nhau?
NHÓM 4: Theo em, lời phán của năm
thầy bói về voi như vậy là đúng hay
sai? Ý kiến của em?
GV: giao nhiệm vụ:
HS: đọc câu hỏi thảo luận
Gv: Chia nhóm HS
GV hướng dẫn thảo luận: Các nhóm
trao đổi, thỏa luận trong 3 phút, cử
thư ký ghi nội dung thảo luận, cử
nhóm trưởng sẽ đại diện báo cáo kết
quả thảo luận

GV: Thời gian thảo luận bắt đầu
HS: Thực hiện nhiệm vụ:
- Thảo luận theo yêu cầu nhóm
- HS đại diện các nhóm báo cáo
kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét, gv
*Lời phán:
chốt ý kiến, đánh giá.
Dự kiến trả lời của các nhóm:
NHÓM 1:
Lời phán:
Con voi: - Sun sun như con đỉa
- Chần chẫn như cái đòn càn
- Bè bè như cái quạt thóc
- Sững sững như cái cột cột đình
- Tun tủn như các chổi sể cùn
GV: Chiếu hình ảnh kèm lời phán của
6


từng thầy bói – cả lớp quan sát
GV dẫn chuyển sang câu trả lời của
nhóm 2: Các em quan sát lời phán của
từng thầy bói
- Các thầy bói đã dùng cách nói, từ
ngữ nào khi phán về voi?
NHÓM 2 BÁO CÁO:
- Cách nói so sánh
- Dùng từ láy: sun sun, chần
chẫn, bè bè,…

- Cách nói so sánh, từ láy
- Tác dụng: Gợi hình ảnh cụ thể,
-> Gợi hình ảnh cụ thể, sinh động
sinh động.
-Nhóm 3 nhận xét, giáo viên chốt ý
-> Ghi bảng
Chiếu gạch chân các từ láy
GV giảng: Cách nói so sánh, ví von,
dùng từ ngữ hình ảnh cũng chính là
đặc điểm của lời ăn tiếng nói dân gian;
rất cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thuộc.
GV: Mời đại diện nhóm 3 tiếp tục báo
cáo kết quả thảo luận:
NHÓM 3 BÁO CÁO:
Trong lời phán của năm thầy bói có
điểm giống nhau là đều lấy hình dạng
của một bộ phận con voi để nói đó là
toàn thể hình thù con voi.
- Nhóm 1 nhận xét
Gv chốt ý
 Ghi bảng

- Lấy hình dạng của một bộ phận
để nói đó là hình thù của voi

GV: Mỗi thầy bói có một cảm nhận
riêng, một nhận xét riêng về con voi
nhưng cả năm thầy đều có chung một
7



cách xem và nhận xét về voi: Xem một
bộ phận mà nói đó là cả hình thù con
voi – Lấy bộ phận để nói cho cái toàn
thể
Như vậy lag đúng hay sai?
Mời nhóm 4 cho ý kiến
NHÓM 4 BÁO CÁO:
Lời phán của các thầy bói chỉ đúng với
hình dạng từng bộ phận của con voi,
không đúng với hình thù của cả con voi.
HS nhóm 2 nêu ý kiến:
Theo em thì hình thù con voi phải là
tổng hợp ý kiến nhận xét của cả năm
thầy bói thì mới đúng
Hỏi: Thế sai lầm của các thầy bói ở
chỗ nào?
HS: Các thầy bói đã nhầm tưởng một bộ
phận là cả con voi.
 Ghi Bảng:

->Sai lầm: Nhầm tưởng bộ phận là
toàn thể.

GV khái quát Chiếu bảng nhận xét
đúng – sai
* Năm thầy bói * Sai lầm của các
đều đúng:
thầy bói:
- Cả năm thầy đều

đúng, nhưng chỉ
đúng với từng bộ
phận của cơ thể
con voi.
- Những hình
ảnh được miêu tả
đầy ấn tượng với
những so sánh cụ
thể, sinh động:
« sun sun như con

- Sờ vào một bộ
phận của con voi
mà đã phán đó là
con voi.

8


đỉa, chần chẫn
như cái đòn
càn »....là chính
xác.
-> Hình dáng con voi phải là tổng hợp
những nhận xét của cả năm thầy.
 Cách nhìn phiến diện, sai lầm.
GV : Mỗi bộ phận không thể đại diện
*
cho cho toàn thể thân hình con voi.
Đây chính là cách nhìn phiến diện, sai

Thái độ:
lầm.
-> Ghi bảng

GV: Thế nhưng ta hãy xem, thái độ của
các thầy bói như thế nào khi nêu lên ý
kiến của mình – phán về voi.
Hỏi: Nhắc lại lời phán của từng thầy
bói?
GV: Chiếu lại lời phán của từng thầy
bói.
GV: Các em chú ý cử chỉ, điệu bộ ngôn
ngữ của từng thầy bói.
Hỏi: Các thầy bói đã dùng những từ
ngữ, câu văn nào để bảo vệ ý kiến của
mình?
HS: + Tưởng … thế nào ... hoá ra ...
+ Không phải, ...
+ Đâu có!...
+ Ai bảo !...
+ Các thầy nói không đúng cả! Chính
nó...
 Chiếu những câu nói trên
Hỏi: Các từ ngữ: Không phải, đâu có, ai
bảo, không đúng thể hiện điều gì?

- Phủ nhận, bác bỏ ý kiến của
9



(Chiếu gạch chân các từ đó.)
HS: Thể hiện ý phủ nhận, bác bỏ ý kiến
của người khác và khẳng định mình
đúng.
 Ghi bảng
GV: ta cảm thấy , qua lời phán của
từng thầy bói, những gì từng thầy nói
ra rất quả quyết, chác chăn như đinh
đóng cột
HỎi: Vậy tại sao các thầy bói lại quả
quyết chắc chắn như vây?
HS: Vì các thầy bói cho rằng mình đã
được xem tận tay, sờ tận nơi
GV: Các thầy bói đã tự tin nghĩ rằng
mình nói có sách, mách có chứng. Bởi
vậy trong cuộc tranh luận, ai cũng hăm
hở nói lên nhận xét của mình và cực lực
phản bác ý kiến của người khác.
Kiểu câu phủ định bác bỏ được sử dụng
một cách liên tiếp và triệt để.
 Chiếu lại các kiểu câu
+ Tưởng … thế nào ... hoá ra ...
+ Không phải, ...
+ Đâu có!...
+ Ai bảo !...
+ Các thầy nói không đúng cả! Chính
nó...
GV: Kiểu câu này đến lớp 8 các em sẽ
được tìm hiểu kĩ hơn
HỎI: TÌNH HUỐNG

Nếu như là một trong năm ông thầy bói,
khi nghe người khác nhận xét về hình
thù con voi như vậy, em sẽ làm như thế
nào?
(Có lắng nghe ý kiến của người khác
hay cũng cứ cho là mình nói đúng)
10

người khác
- Khẳng đinh mình đúng


HS: Nêu ý kiến:
- Lắng nghe…
Tại sao?
 Vì không phải điều gì, lúc nào
mình cũng đúng mà phải biết lắng
nghe, xem xét kỹ lưỡng.
HỎI: Vậy em thấy thái độ trên của năm
ông thầy bói là chủ quan hay khách
quan?
HS: Đó là thái độ chủ quan và bảo thủ.
 Ghi bảng
GV bình: Đây cũng chính là sai lầm
của năm ông thầy bói, sai lầm mà vẫn
bảo thủ. Quả tực các thầy bói đã quá
hồ đồ khi phán về hình thù con voi.
Bởi vậy câu chuyện không nhằm nói
cái mù về thể chất (mất khả năng quan
sát bằng mắt) mà quan trọng hơn à

muốn nói đến cái mù về nhận thức, mù
cả về phương pháp nhận thức của các
ông thầy bói.
Đến một sự vật hiển hiện, to lớn như
con voi mà các thầy bói còn chưa biết
gì đến, nhận thức còn không đúng thì
làm sao có thể nói đúng, tiên đoán
những được những cái xa vời, chuyện
lành dữ, tương lai số phận con người –
những cái vô hình.
Quả thực đây là những ông thầy bói
mù theo đúng nghĩa: mù cả về thể chất
và nhận thức.
Bởi vậy thật hợp lí nay mở đầu câu
chuyện, dân gian đã khéo léo giới thiệu
đây là những ông thầy bói ế hàng,
không ai đến xem cả.
HỎI: Như vậy, qua câu chuyện này
11

 Chủ quan, bảo thủ


tác giả dân gian muốn chế giễu ai?
HS: Chế giễu những ông thầy bói và
nghề bói toán theo mê tín dị đoan
GV: Bói toán – công việc của những ông
thầy bói, tìm cách lừa bịp để kiếm tiền.
Đó là những hủ tục cần phải được bài
trừ, không chỉ trong xã hội xưa mà cả

trong xh ngày nay.
HỎI: Đọc những câu ca dao tục ngữ
châm biếm, phê phán ông thầy bói và
nghề bói toán mà em biết?
HS1: Số cô chẳng giàu thì nghèo……
HS 2: Chập chập thôi lại cheng cheng
…………………………………..
HỎI: Học câu chuyện này rồi, em có còn
tin vào lời những ông thầy bói không?
HỎI: Theo em trong xã hội ngày nay còn
tồn tại hiện tượng mê tín dị đoan nữa
không?
GV: Mở rộng:
Thực tế trong xã hội ngày nay, vẫn còn
tồn tại những hủ tục mê tín dị đoan, bói
toán, lên đồng, cúng bái…
 Chiếu một số hình ảnh thầy bói
và hủ tục mê tín dị đoan.
Đặc biệt ở miền núi, một số nơi còn
nặng nề tư tưởng mê tín vd như ốm
không đi viện, không mời thầy thuốc về
chữa mà lại cho rằng đó là do tà ma nó
nhập nên rước thầy cúng, thầy mo về để
trừ tà bắt ma. Bản thân người bệnh
không khỏi mà còn bị thầy mo dùng
cách gọi là phù phép, hành hạ, thậm chí
dùng roi quất vào người người bệnh cho
can ma nó sợ nó ra… rất thương tâm.
Trở lại với câu chuyện về năm ông thầy
bói. Chính sự nhận thức chủ quan, phiến


3. Kết quả cuộc xem voi

12


diện như vậy đã dẫn đến hậu quả như thế
nào
 Chuyển phần 3: Kết quả của
cuộc xem voi
 Ghi bảng
HS: Theo dõi phần cuối của truyện
HỎI: Kết quả cuộc tranh luận của năm
ông thầy bói về voi như thế nào?
HS: Trả lời ….
->Ghi bảng
HỎI: Vậy cuối cùng các thầy bói có
đưa ra được nhận xét đúng về hình
thù con voi không?
HS: -> Vẫn là nhận thức sai lầm về voi,
không thống nhất được ý kiến đúng.
 Ghi bảng
GV: Câu chuyện đặt ra một cái cười nhẹ
nhàng, thú vị.
TÌNH HUỐNG: Vậy nếu như chưa
từng được nhìn thấy con voi bao giờ,
được chứng kiến cuộc tranh luận của
năm ông thầy bói. Để vẽ một bức tranh
về hình thù con voi, thì em sẽ làm như
thế nào? Em sẽ hình dung và vẽ theo ý

kiến của ai?
HS: Em sẽ tổng hợp cả 5 ý kiến của năm
thầy bói, mỗi ý kiến nhận xét của mỗi
thầy bói, em sẽ hình dung và vẽ một bộ
phận của con voi. Em sẽ có một bức
tranh hoàn chỉnh về con voi
GV: Như vậy, hình thù con voi phải là
nhận xét tổng hợp của cả năm thầy bói.
CHIẾU HÌNH ẢNH, HS MIÊU TẢ
LẠI HÌNH THÙ CON VOI THEO
13

- Đánh nhau, toác đầu chảy máu

 Nhận thức sai về sự vật
(mà nguyên nhân chính là sự chủ
quan, phiến diện, bảo thủ)


TRANH
Hỏi: Em hãy miêu tả con voi giúp năm
ông thầy bói để các ông biết rõ về voi.
LIÊN HỆ:
Cũng như trong cuộc sống của chúng ta,
ví dụ như trong một tập thể lớp, nếu chỉ
có một bạn lớp trưởng tốt thì có thể kết
luận tập thể đó tất chưa? -> Tất cả mọi
cá nhân trong tập thể ấy đều phải phấn
đấu tốt.
Hoặc một bạn có mái tóc hoặc mặc bộ

quần áo thời trang đẹp, mốt, thì ta có thể
kết luận bạn ấy đẹp không? -> Không.
Mà dựa vào nhiều yếu tố khác như
khuôn mặt, làn da, vóc dáng, tính cách/
bộ quần áo đó có phù hợp không…
THẢO LUẬN:
Chiếu câu hỏi
HS: Đọc câu hỏi thảo luận
Bài học ngụ ngôn rút ra từ câu chuyện
“Thầy bói xem voi” là gì?
GV: giao nhiệm vụ:
HS Hoạt động nhóm, ghi ra bảng phụ bài
học rút ra …
Nhóm 1: Sự vật, hiện tượng gồm nhiều
mặt, nếu chỉ biết một mặt mà đã cho đó
là toàn bộ sự vật thì dễ sai lầm.
Nhóm 2: Muốn hiểu biết về sự vật, sự
việc, phải xem xét chúng một cách toàn
diện.
NHóm 3: Phải có cách xem xét sự vật
cho phù hợp với sự vật, với mục đích.

4. Bài học:
- Không nên chủ quan, phiến diện
trong nhận thức, đánh giá sự vật
- Cần phải xem xét, tìm hiểu sự vật

Nhóm 4: Lắng nghe ý kiến của người
14



khác và xem lại ý kiến của mình, không
nên chủ quan, tự tin quá mức trở thành
bảo thủ

một cách toàn diện.

GV: Chốt ý và chiếu lại bài học
 Ghi bảng

GV: Từ một vị trí, người ta có thể nhìn
thấy một mặt của vấn đề. Nếu chỉ nhìn
từ một khía cạnh mà đánh giá theo chủ
quan của mình thì sẽ dẫn đến sai lầm
chẳng khác gì ông thầy bói xem voi.
Vì vậy dân gian mới có câu thành ngữ:
Thầy bói xem voi.
HỎI: Vậy em hiểu thành ngữ Thầy bói
xem voi nghĩa là như thế nào?
HS: CHỉ cách nhìn nhận, đánh giá sự vật
sai lầm phiến diện theo kiểu thầy bói
xem voi
HỎI: Vậy sau khi học sxong câu chuyện
này, em có còn tin lời thầy bói nữa
không? Vì sao?
III. Tổng kết
 Không. Vì thầy bói chỉ nói mò,
Ghi nhớ/ sgk
không đúng…
Chuyển ý:

Câu chuyện thực sự là bài học ssau sắc
cho chúng ta về nhận thức, đánh giá sự
vật, con người.
Đây cũng chính là nội dung các em cần
ghi nhớ trong bài học ngày hom nay
 Ghi bảng phần Tổng kết

15


HS đọc phần ghi nhớ/sgk
HĐ3: Thực hành luyện tập
GV: Trong tiết học trước cô đã giao
nhiệm vụ cho các nhóm về nhà chuẩn bị
nội dung đóng tiểu phẩm kịch bản Thầy
bói xem voi mà trong tiết HĐTNST cô
đã hướng dẫn các em.
Trong phần luyện tập hôm nay, cô mời
một nhóm sẽ lên trình bày tiểu phẩm của
nhóm mà các em đã chuẩn bị.
HS: Biểu diễn tiểu phẩm Thầy bói
xem voi
(Kịch bản tiểu phẩm)
GV và hs đánh giá nhận xét – Trao
quà.
GV kết luận bài học: Qua bài học hôm
nay cùng tiểu phẩm mà các em vừa được
xem các bạn biểu diễn, cô mong rằng
trong bất cứ tình huống, sự việc nào, dù
lớn hay nhỏ, các em sẽ luôn là những

người biết lắng nghe để có được những
nhận thức và hành động đúng đắn, tránh
những hậu quả không đáng có như kiểu
năm thầy bói xem voi.
HĐ 4: Tìm tòi mở rộng
Gv giao nhiệm vụ về nhà
Chiếu nội dung về nhà:
-Em hãy chỉ ra những điểm giống nhau
và khác nhau giữa hai truyện “Ếch ngồi
đáy giếng” và “Thầy bói xem voi” ?
-Kể lại nội dung câu chuyện bằng lời văn
của em và học thuộc phần ghi nhớ sgk
-Soạn văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt,
Miệng
16


RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
---------------------------------------------------------------

TIỂU PHẨM: THẦY BÓI XEM VOI
NỘI DUNG- DIỄN BIẾN
Nhạc: 5 ông đi thành hàng dọc, làm các động tác….( nhạc khiêu vũ)
Sau đó đứng lại, giới thiệu đến ai người đó đi lên và đi vào bên cánh gà
sân khấu.
Lời Giới thiệu: sau đây xin mời quý vị cùng đến với tiểu phẩm
Thầy bói xem voi

Dàn dựng và chỉ đạo nghệ thuật: Cô giáo ………………….
Phụ trách âm thanh: ………………………………….
Phụ trách hóa trang và đạo cụ: Bạn Nguyễn Thùy Dung
Với các diễn viên
Bạn Trần Như Việt:

trong vai Thầy bói 1

Bạn Lê Trường Giang:

trong vai Thầy bói 2

Bạn Vũ An Khang:

trong vai Thầy bói 3

Bạn Nguyễn Thùy Dung :

trong vai Thầy bói 4

Bạn Vux Phương Anh:

trong vai Thầy bói 5

Bạn Vũ Quốc Kỳ:

trong vai người quản voi.

Tiểu phẩm xin phép được bắt đầu
Việt , Giang (đi từ hai bên ra sân khấu, vừa đi vừa rao)

Việt: Các bác ơi! Tôi hỏi khí không phải đây là đâu ấy nhỉ?
- Chắc là đông vui lắm nhỉ?
17


- Vậy thì mình kiếm đây?
- Xin tự giới thiệu em là thầy bói cao tay, bói phong thủy, bói tình
duyên, cô nào ế chồng vào tay em đắt hàng hết, cô nào muộn mằn
vào tay em sòn sòn 2 năm 3 đứa ấy chứ.
(Nhóm nữ nói vọng ra: ấy ấy con gái TM xinh lắm ko ai ế đâu, mà
máy khâu 30 năm vẫn chạy tốt thầy ạ)
Giang: Bói đây, bói khuôn mặt, bói bài, bói chỉ tay, thầy bói loay hoay cái
gì cũng bói, ai bói không? ( Va vào nhau té nhào ngã)
Việt: Đi đứng kiểu gì đấy, ko nhìn à, bẩn hết quần áo rồi( ngồi xuống)
Giang: Ờ ko nhìn đấy, thế ô có nhìn ko? Vẽ chuyện ( ngồi xuống)
Khang: ( đi từ trong ra): Bói đây, bói đây ..bói đúng 100%, bói không
đúng ko lấy tiền, bói đúng lấy gấp đôi. Ai bói đây. Kiếm chỗ cái nào( ngó
nghiêng)
Giang: Bác Tĩnh! Cư bình tĩnh, dừng lại tán gẫu đi, không ai bói đâu đừng
rao, mỏi miệng.
Khang: Ờ được… ( ngồi xuống)
Dung: (Nhạc tuyết 1): Thầy bói number one, number one, number one.
Thầy bói em không bao giờ bói nhầm ai, dối lừa ai, bói đúng em lấy tiền,
bói sai em cũng lấy tiền, bói đây ai thích vô đây em bói…..
VIỆT: number one cái gì, đang ế rề ra đây này. One mới cả tu…
DUNG: Các bác không biết đấy thôi, quan điểm của em là phải lạc quan
yêu đời. có nhiều người bói càng tốt, Không ai bói cũng ko sao, mình bói
cho nhau, nhể….( ngồi xuống)
PHƯƠNG ANH: ( vừa đi vừa nói) Này Bà con ơi!!! Hôm nay, xuống bói
ở Văn Hải ế quá. Thấy dân tình kéo nhau đi đâu hết, nghe loáng thoáng

18


thấy bảo lên Trường cấp 2 xem các cô tổ chức Hội diễn văn nghệ chào
mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 gì ấy. Mình thử lên trên ấy xem sao.
ới!!!( chạy…) Đằng kia có hội gì mà vui thế, hi hi, bói đây, bói đây, bói tử
vi, bói tương số bà con ơi! Già bói trẻ lại, gái bói đắt chồng bói đây….
4 thầy đồng thanh( VIỆT, KHANG, DUNG, GIANG): Tụi này toàn là
thầy bói, ai thèm bói.
PHƯƠNG ANH: Giời ơi là dời từ sáng đến giờ, rao khô cả miệng chẳng
được mối nào.( ngồi xuống)
(Sơ đồ chỗ ngồi: DUNG – VIỆT- GIANG- KHANG- P.ANH)
KHANG: Tôi đây này, người bói hay xưa này vẫn ế, nói gì đến bọn đàn
em như chú.
GIANG: Bác cứ nói vậy, trai gái, giàu nghèo, cưới hỏi cái gì em chả bói
được.
Tiếng voi kêu
DUNG: các bác ơi con gì ấy nhỉ?
VIỆT: Hơ……chẳng biết con gì?
KHANG: Chắc là….. con nghé.. mà không là con voi
P.ANH: Từ thuở bé đến giờ có biết con voi là con gì đâu..
DUNG: Cái gì các thầy cũng xem, thử hỏi các thầy đã xem voi chưa?
GIANG: Voi a, chửa….thấy bao giờ.
VIỆT: Vậy, hôm nay các bác cùng em đi xem voi đi!
KHANG: Đúng đấy, trăm nghe không bằng 1 thấy, trăm thấy ko bằng 1 sờ,
trăm sờ không bằng… 1 làm, các bác nhỉ…
( Người quản voi KỲ cùng voi ra sân khấu)
19



KỲ: Tránh ra, tranh ra cho voi qua.
5 Thầy ( đứng dậy) : có voi, có voi, đi xem thôi! (Nối đuôi nhau đi)
P.ANH: Này chú quản voi, cho chúng tôi xem voi tí.
KỲ: Không được, không được voi tôi còn phải đi diễn xiếc.
5 thầy: (moi tiền) đây đây biếu chú ít tiền( đưa cho KỲ)
KỲ: Thôi được! Được các bác cứ tự nhiên( vừa đi vừa đếm tiền đi vào)
5 thầy xếp hàng ngang theo sơ đồ sau: GIANG DUNG
Voi

KHANG

P.ANH VIỆT
(Nhạc): GIANG: đi vào
GIANG: (sờ vòi) Tưởng con voi nó thế nào hóa ra ….nó sun sun như con
đỉa.( về chỗ)
(Nhạc VIỆT): VIỆT đi vào
VIỆT : Tránh ra,( đẩy Hải tiến vào chỗ voi) để tôi xem. ( sờ ngà)
Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn. ( về chỗ)
(Nhạc KHANG) KHANG đi vào
KHANG: nào để tôi xem ( sờ tai): Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc
DUNG: đến lượt tôi. ( Nhạc DUNG) : DUNG đi vào) (sờ chân):
Ai bảo! nó sừng sững như cái cột đình.
P.ANH: Các thầy không ai giống ai cả, để tôi coi. ( Nhạc P.ANH )
Các thầy phán sai hết. ( ra sờ đuôi)
Con voi nó tun tủn chư cái chổi sể cùn ấy.
5 thầy chúm lại cãi nhau ỏm tỏi: Tôi đã bảo là con voi giống cột đình.
Không phải giống cái quạt thóc. Ai bảo thế, nó chần chẫn như cái đòn càn.
20



Các thầy vừa cãi vừa đánh nhau: Dám cãi tôi, dám cãi này, tôi mà sai à,
mày cãi với ông à, ai bảo ông sai nào….
Người quản voi KỲ
đi vào: Thôi thôi dừng tay
Các thầy các thầy nghe này( đọc giống điệu hip hop, vừa đọc vừa làm động
tác)
Con voi, con voi

Con voi có cái ngà voi

Giống chổi sể cùn

con voi có cái vòi dài,

Rất là quý hiếm

Hàng ngày quýet sân

tai to như quạt,

Giống như đòn càn

Các thầy hỉu chưa?

chân như cột đình

Con voi - có 1 cái đuôi Hỉu chưa?

5 thầy: À hiểu rồi – vậy là mỗi người chúng ta mới chỉ sờ 1 bộ phận
của con voi

( Nhạc bài hát Năm ông mù xem voi tất cả nối đuôi nhau đi vào theo
thứ tự : KỲ- GIANG- VIỆT- KHANG- DUNG- P.ANH. )

DẪN CHƯƠNG TRÌNH
Kính thưa các thầy cô giáo!
Cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Sau khi được cô giáo giao nhiệm vụ, chúng em đã cùng nhau trao đổi, thảo
luận: phân công nhóm chuyển thể kịch bản từ truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi;
nhóm chuẩn bị đạo cụ, trang phục; nhóm tập diễn xuất, nhóm múa, dưới sự hướng dẫn
nhiệt tình của cô giáo. Qua thời gian luyện tập, hôm nay chúng em xin được gửi đến
các thầy cô giáo vở kịch ngắn, là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực, đó như một món quà
chúng em gửi tặng thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần.
21


( Dừng lại ..........Vỗ tay)
Em xin phép được giới thiệu:
Dàn dựng và chỉ đạo nghệ thuật: Cô giáo ……………..
Phụ trách âm thanh: ………………………………….
Phụ trách hóa trang và đạo cụ: Bạn Nguyễn Thùy Dung
Với các diễn viên
Bạn Trần Như Việt: trong vai Thầy bói 1
Bạn Lê Trường Giang….: trong vai Thầy bói 2
Bạn Vũ An Khang: trong vai Thầy bói 3
Bạn Nguyễn Thùy Dung : trong vai Thầy bói 4
Bạn Vux Phương Anh: trong vai Thầy bói 5
Bạn Vũ Quốc Kỳ: trong vai người quản voi.
Sau đây Tiểu phẩm xin phép được bắt đầu!
(Dẫn chương trình Ngân cùng các nhân vật lùi ra hai bên cánh gà …)
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Kết thúc:
NGÂN: Tiểu phẩm đến đây là kết thúc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn học sinh đã chú ý
đón xem.
NGÂN: Thầy cô và các bạn thấy phần biểu diễn của nhóm chúng em thế nào ạ!
Xin các thầy cô và các bạn hãy dành tặng cho nhóm chúng em một tràng pháo tay
ạ.
Sau đây chúng em xin ý kiến nhận xét của cô giáo và các bạn.
NGÂN: Về vị trí

22



×